Dự là các bạn người Nhật nói tiếng Việt chuẩn bị vào ném đá
Doanh nghiệp Nhật Bản ra điều kiện ràng buộc không thể đáp ứng
Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Xây dựng quan tâm xem xét nghiên cứu đầu tư tại văn bản số 685/TTg-KTN ngày 28/4/2010, giao Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen) là đơn vị nghiên cứu thực hiện dự án.
Báo cáo về dự án đã được lập đề cập tới nhiều vấn đề như:
Quy mô, công suất, hình thức đầu tư, tiến độ thực hiện, phương án dây chuyền công nghệ xử lý, phạm vi vùng cấp nước, giá bán nước, tổng mức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế tài chính;
một số đề xuất với Chính phủ về những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư... và nguồn vốn thực hiện dự án đề xuất với cơ cấu:
30% vốn tự có của chủ đầu tư và 70% là vốn vay, trong đó dự kiến nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi từ một ngân hàng.
Tuy nhiên trong năm 2011 tình hình tài chính rất khó khăn, cùng với một số vấn đề sẽ phải đối diện (điều kiện ràng buộc vay vốn), do đó phải tiếp cận những nguồn tài chính khả thi khác cho dự án, trong đó có phương án thu xếp nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư khu vực tư nhân PSIF của Nhật Bản do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) làm đại diện.
Theo yêu cầu của việc sử dụng vốn PSIF phải có sự tham gia của một số nhà đầu tư tư nhân của Nhật Bản. Cụ thể là Công ty Metawater - một doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản tiến hành độc lập tổ chức nghiên cứu, đánh giá tính khả thi, các chỉ tiêu kinh tế tài chính và hiệu quả đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản có hai vấn đề lớn khác biệt với Việt Nam, đó là: Giá bán nước đề xuất giao động từ 14.000 - 18.000 đồng/m3 (tại thời điểm đó) và áp dụng hình thức chỉ định thầu EPC đối với các hạng mục cung cấp dây chuyền công nghệ, thiết bị của dự án.
Do có những khác biệt trên nên các bên tiếp tục trao đổi để tìm phương án thống nhất, tuy nhiên đến ngày 4/6/2012, JICA đã thông báo Công ty Metawater không tiếp tục tham gia đầu tư dự án.
Sau đó, JICA giới thiệu Tập đoàn Mitsubishi tham gia dự án.
Ngày 17/1/2013, Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống, công suất 300.000 m3/ngày đêm đã được Bộ Xây dựng phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 72/QĐ-BXD với quy mô và tổng mức đầu tư như sau: Tổng mức đầu tư dự án lên tới 7.306 tỷ đồng (làm tròn), trong đó giai đoạn I (đến năm 2015 - công suất 150.000 m3/ngày đêm) vốn đầu tư là 5.582 tỷ đồng (làm tròn); Giai đoạn II (đến năm 2020 - nâng tổng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm) cần thêm vốn đầu tư là 1.453 tỷ đồng (làm tròn).
Nguồn vốn đầu tư: 20% vốn tự có của chủ đầu tư và 80% vốn vay của JICA, được thực hiện theo phương án vay hai bước, trong đó bước 2 thông quá tổ chức tài chính của Việt Nam – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Lãi suất vay: 10%/năm cố định trong vòng 25 năm.
Dự án chỉ đảm bảo tính khả thi và được triển khai khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận:
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ký hợp đồng BOT và phát triển mạng lưới đường ống nhằm tiếp nhận khối lượng nước của Nhà máy nước sông Đuống.
- Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) tiếp nhận nguồn vốn vay từ JICA và cho doanh nghiệp vay lại với lãi suất cố định 10%/năm trong thời gian 25 năm và được Chính phủ bảo lãnh hợp đồng vay.
- Dự án được hưởng một số ưu đãi đặc thù:
+ Hỗ trợ toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, miễn thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị và áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với hoạt động mua sắm thiết bị.
+ Giá bán nước được đề xuất khởi điểm từ năm 2015 là 9.500 đồng/m3 (chưa bao gồm VAT).