Tin tức Tại sao bán tải Nhật thất thế trong tháng 5?

Biển số
OF-66
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,811
Động cơ
593,321 Mã lực
Nơi ở
OTOFUN
Website
www.ofnews.vn
Tại sao bán tải Nhật thất thế trong tháng 5?

Khoảng chênh quá lớn giữa Ford Ranger và phần còn lại trong phân khúc khiến nhiều người đặt ra nghi vấn: tại sao bán tải Nhật lại thất thế trong tháng 5?

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán phân khúc xe bán tải là 1.782 xe trong tháng 5. So với tháng 4, tổng lượng bán nhóm Pick-up tăng tăng thêm 140 xe và tăng 164 xe so với cùng kỳ năm ngoái (bán 1.618 xe).

Đáng chú ý, dù bảng xếp hạng xe bán tải tháng 5 không thay đổi so với tháng 4 nhưng số liệu tiêu thụ của từng thương hiệu đã có sự khác biệt. Bảng xếp hạng chia hai nửa rõ rệt, Ford Ranger đạt doanh số khủng với gần 1.700 xe bán ra, trong khi đó phần còn lại không xe nào bán quá 100 chiếc.




Cụ thể, kết thúc tháng 5, Ford Ranger bán được 1.675 xe, tăng 242 xe so với tháng 4 (bán 1.433 xe). Cộng dồn doanh số từ đầu năm, Ranger bán 5.023 xe, giảm 1.135 xe so với cùng kỳ năm ngoái (bán 6.158 xe).

Ngược lại với Ford Ranger, 4 mẫu bán tải xuất xứ Nhật hiện tại là Mitsubishi Triton, Mazda BT-50, Isuzu D-Max đều bán ít hơn so với tháng trước. Riêng Toyota Hilux không bán ra xe nào, Nissan Navara không công bố doanh số bán. Thực chất, sự đối nghịch này có thể giải thích được.


Ranger mới sắp ra mắt khách hàng Việt


Tháng 5 là tháng cuối cùng ưu đãi trước bạ dành cho xe lắp ráp trong nước còn hiệu lực. Ford Ranger đã được chuyển về lắp ráp tại Việt Nam từ tháng 6/2021 gồm các phiên bản: XL, XLS, LTD và Wildtrak giá 616-925 triệu đồng (Riêng bản XLS,cả MT và AT vẫn duy trì nhập khẩu từ Thái Lan). Tâm lý mua xe ồ ạt "chạy thuế trước bạ" khiến Ford Ranger thu hút sự chú ý hơn cả so với những đối thủ nhập khẩu khác. Bên cạnh đó, việc Ranger hé lộ sắp ra mắt phiên bản mới khiến các đại lý ồ ạt khuyến mại nhằm đẩy hàng cũ đi sớm. Đây chính là lý do khiến Ranger có sự vượt trội về doanh số bán trong tháng 5.

Ngược lại Ranger, các đối thủ còn lại trong bảng gồm Triton, D-Max, Hilux đều nhập khẩu không được hưởng ưu đãi trước bạ. Hilux đã nhiều tháng liền doanh số bằng 0, không phải vì xe kén khách, mà vì không có hàng để bán. Từ tháng ba nhiều nhân viên bán hàng đã cho biết khách mua Hilux phải đợi chờ đến tháng 7 năm nay. Trước tin đồn "khai tử" Hilux gần đây, hãng đã lên tiếng đính chính đó không phải sự thật.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu, Toyota Việt Nam đã ngừng nhập khẩu mẫu Hilux từ tháng 1/2022. Nguyên nhân được đại diện hãng giải thích do mẫu xe này được trang bị động cơ Euro 4, trong khi quy định mới bắt buộc các mẫu xe nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5.


BT-50 có ngoại hình khác biệt so với phân khúc


Isuzu D-Max vốn dĩ không phải mẫu xe ăn khách, xe còn thường xuyên đứng cuối bảng xếp hạng vào thời điểm Hilux chưa khan hàng. So với thế hệ cũ, Isuzu D-Max bị chê bởi giá bán đắt, tăng cả trăm triệu so với trước đây nên sẽ khó cạnh tranh so với các đối thủ mạnh khác. Khi sự chú ý đổ dồn về Ford Ranger, doanh số D-Max đi xuống là điều dễ hiểu.

BT-50 có thể coi là mẫu xe kén khách. Trong phân khúc, thay vì đi theo xu hướng cơ bắp, mạnh mẽ như các đối thủ, BT-50 lại mang thiết kế có phần lịch lãm, được nhiều người nhận xét là giống SUV hơn bán tải. Bên canh đó, tháng 5 vừa qua xe cũng không được hưởng ưu đãi trước bạ, vì thế khách hàng không có nhiều động lực để xuống tiền mua xe nhanh chóng như Ranger. Điều này cũng được giải thích cho sự thụt lùi của Triton. Nhìn chung, Triton vẫn duy trì vị trí bám đuổi Ranger nhưng đang chịu cách biệt lớn về lượng bán, càng vào thời điểm cuối ưu đãi trước bạ, cách biệt này sẽ càng lớn theo nhu cầu và tâm lý "chạy thuế" của khách hàng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top