[Funland] Tản mạn về Tết ông Công ông Táo

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,188
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
(Sắp đến Tết rồi, em xin được chia sẻ bài viết mong đưa đến cho chúng ta thêm góc nhìn rỗ nét hơn về nguồn gốc của phong tục rất nhân văn người Việt Nam chúng ta.

Ngày 23 tháng Chạp là một ngày quan trọng trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở mọi người luôn ghi nhớ và trân trọng về tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng.

Trong sự giao thoa văn hóa, có rất nhiều người hiểu sai về hình tượng Táo Quân và cho rằng, Ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ông Táo hay Thần Bếp của dân gian Trung Quốc là Ông Thần Lửa tên là Chúc Dung, trong khi hình tượng Táo Quân của Việt Nam là "Hai Ông Một Bà": Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Đây là hình tượng của Ông Đầu Rau trong Bếp Việt cổ và trong bát quái thì đây chính là Quái Ly - Hỏa.

Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG TÁO QUÂN

Tết của nền văn minh lúa nước có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt phía Nam sông Dương Tử, trải gần 5.000 năm lịch sử (phía Bắc S. Dương Tử là người Hoa Hạ - tộc Hoa, phía Nam sông là người Việt - tộc Bách Việt). Cho dù hình thức giống nhau, nhưng sâu tận gốc rễ là một nền tảng tri thức của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua ba bộ mũ áo cùng ba con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra khoảng thời gian từ sáng ngày 21 đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, nghĩa là sau khi Ông Táo nhận lễ vật, lời thỉnh cầu thì sáng ngày 23 tháng Chạp bắt đầu lên đường về Trời. Sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Càng tiến dần vào Nam, thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là cá chép mang tính nguyên thủy hơn cả.

Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

Quái Ly có một hào Âm ở giữa và hai Hào Dương, chủ quái là Âm nên quái này thuộc Âm. Trong Âm Dương Ngũ Hành, Bếp thuộc Âm, thuộc về người phụ nữ.

Rõ ràng, chúng ta thấy được ý nghĩa của hình tượng Táo Quân -Thần Bếp từ nền văn hóa Việt Nam khác hẳn với Thần Lửa là đàn ông của văn hóa Trung Quốc.

Sở dĩ chọn Quái Ly làm hình tượng của Táo Quân là vì Quái Ly tượng trưng cho sự vui vẻ, tinh thần đoàn tụ.

Trang phục của Táo Quân gồm 3 màu đỏ, vàng, trắng thể hiện sự tương sinh của hành Hỏa, Hỏa (đỏ) sinh Thổ (vàng); Thổ sinh Kim (trắng), thể hiện sự hòa thuận của hai ông một bà.

Nếu để ý ta thấy trang phục Táo Quân chỉ có áo mà không có quần đó là vì hình tượng của Quái Ly là rỗng bên trong. Đó là minh triết trong văn minh Lạc Việt thể hiện qua Táo Quân.

Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại.

Con cá chép thuộc hành thủy và trong những di sản văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt. Chúng ta thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con. Đây chính là mô tả "Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi", cũng giống như bức tranh một Lợn mẹ cùng 5 lợn con.

Hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Việt Dịch.

Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

VÌ SAO ÔNG TÁO VỀ TRỜI NGÀY 23 ?

Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày 23 tháng Chạp là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời liệu có sái không?

Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt Kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt cho rằng: "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường". Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung.

"Vạn vật quy ư thổ", hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch.

Hành thổ thuộc trung cung, thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành, Theo Lý học Đông phương, thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về Trời.

SỰ TÍCH

Câu chuyện kể về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao, ăn ở với nhau mặn nồng tha thiết,nhưng mãi không có một mụn con. Dần dà, Trọng Cao thường kiếm cớ dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.

Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Cuối cùng, Trọng Cao quyết tâm đi tìm vợ về.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Vào đúng ngày 23 tháng Chạp, Thị Nhi đang đốt vàng mã ngoài sân, một hành khất vào ăn xin.

Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử.

Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm Lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:

Phạm Lang là Thổ Công (hiệu là: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân) trông lo việc bếp;

Trọng Cao là Thổ Địa (hiệu là: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần) trông nom việc nhà;

Thị Nhi là Thổ Kỳ (hiệu là: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần) trong nom việc chợ búa.

VỀ PHONG TỤC THẢ CÁ CHÉP

Đây là phong tục rất nhân văn, "thả cá phóng sinh". Tuy nhiên nhiều người lại thực hiện rất cẩu thả: thả cá từ trên cầu cao xuống, cá chưa xuống tơi nơi có thể đã chết rồi, hoặc thả cá ở những nơi áo tù nước đọng cũng không tốt. Có những bến sông nơi nhiều người ra thả cá, có hiện tượng cá vừa thả ra đã có người trực sắt đến vợt lên hoặc dùng kích điện để bắt cá, thể hiện hành động phản nhân văn và tàn nhẫn.

Đi thả cá ảnh hưởng đến môi trường không ít vì khi mang cá đi thường cá được để trong túi ni-lon, thả cá xong túi vứt luôn xuống nước hoặc vất bừa bãi mà không mang bỏ vào nơi gom rác theo quy định.

VỀ BỘ HÀNG MÃ

Theo thuyết xưa thì chỉ mũ Táo Ông mới có cánh chuồn, còn mũ Táo Bà không có cánh chuồn. Tôi đã đi tìm ở rất nhiều cửa hàng đều không có bán loại này, thôi thì thời của nam nữ bình đẳng nên mũ của Táo Ông và Táo Bà đều có cánh chuồn như nhau, chỉ khác là mũ áo của Táo Bà có màu xanh.

Khi mua bộ ba áo mũ Táo Công người ta thường mua luôn bộ áo mũ quan thần linh (bộ đơn lẻ, to hơn bộ ba kia) mà nhiều khi người bán (kể cả người sản xuất), người mua cũng không hiểu rõ bộ đó dành vị quan thần linh nào, và cúng vào thời điểm nào nên mua sai và cúng sai.

Thực ra bộ áo mũ to này dùng cúng vị quan hành khiển vào đêm Giao Thừa ở ngoài trời. Mỗi năm có một vị quan khác nhau, và màu sắc bài vị, áo mũ năm đó cũng thay đổi theo phép Ngũ hành năm đó: năm hành Kim (Canh, Tân) mầu vàng; năm hành Mộc (Giáp, Ất) mầu trắng; năm hành Thủy (Nhâm, Quý) mầu xanh; năm hành Hỏa (Bính, Đinh) mầu đỏ, năm hành Thổ (Mậu, Kỷ) mầu đen. Năm nay là năm Canh Tí (năm hành Kim) thì bài vị và áo mũ phải là màu vàng.

QUAN HÀNH KHIỂN

Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã tin rằng có 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi.

Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần. Bên cạnh mười hai vị hành khiển là mười hai hành binh (quan võ) và mười hai phán quan (quan văn). Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng, hành binh giúp hành khiển lo việc trừng phạt, còn phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã. Trong các vị hành khiển, có vị nhân từ, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, cương trực, đức độ thì nhân dân no đủ, khang thái, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ách, loạn lạc triền miên người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.

Vương hiệu của 12 vị hành binh, hành khiển và phán quan là:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

P/S: Bài viết có tham khảo và trích trong cuốn "Minh triết Việt trong sự tích ông Táo" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Nguyên cứu Lý Học Đông Phương và rất nhiều bài viết khác trên mạng Internét cùng việc tìm hiểu và rút kinh nghiệm em trải qua.
 

travelus

Xe hơi
Biển số
OF-704263
Ngày cấp bằng
16/10/19
Số km
158
Động cơ
94,860 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà NỘI
Website
travelus.vn
cảm ơn bác bài viết ạ , nhờ bác em có cơ hội được học hỏi và hiểu hơn đó ạ :D
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
3,105
Động cơ
1,191,208 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Bài viết vận dụng Kinh Dịch khá khiên cưỡng... Tập tục văn hóa truyền thống/cổ truyền ở VN chịu ảnh hưởng lớn từ TQ nên có nhiều điểm đặc thù (múi giờ âm lịch, Tử Bình/Tử vi, phù thủy/dâng sao giải hạn, tam giáo đồng nguyên....). Nói chung có nhiều vấn đề (....) nhưng vì liên quan tới tín ngưỡng, tâm linh...nên khá nhạy cảm và khó phẩm bình/báng bổ...?!:-?
P/S: Năm nay VTV cũng đã bỏ chương trình Táo quân "giả cầy"/hài nhảm "mãn tính" đêm cuối năm ÂL ---> cũng là phù hợp với dân trí thời hiện đại...?!;)
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,694
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dài quá em nhường cụ dưới.
 

butchikim

Xe trâu
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
30,242
Động cơ
593,568 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Mong bỏ dần các tết vô nghĩa, các tập tục/hủ tục lãng phí nguồn lực, thời gian...
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,856
Động cơ
443,781 Mã lực
Đốt vàng mã nên hạn chế
 

buicongchuc

Tháo bánh
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
29,410
Động cơ
946,568 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Bài viết vận dụng Kinh Dịch khá khiên cưỡng... Tập tục văn hóa truyền thống/cổ truyền ở VN chịu ảnh hưởng lớn từ TQ nên có nhiều điểm đặc thù (múi giờ âm lịch, Tử Bình/Tử vi, phù thủy/dâng sao giải hạn, tam giáo đồng nguyên....). Nói chung có nhiều vấn đề (....) nhưng vì liên quan tới tín ngưỡng, tâm linh...nên khá nhạy cảm và khó phẩm bình/báng bổ...?!:-?
P/S: Năm nay VTV cũng đã bỏ chương trình Táo quân "giả cầy"/hài nhảm "mãn tính" đêm cuối năm ÂL ---> cũng là phù hợp với dân trí thời hiện đại...?!;)
Từ phía Nam sông Dương Tử đến mạn Hà Tĩnh là tộc người Việt mà cụ (xưa là các dân tộc Bách Việt). Người Hoa đồng hóa bao nhiêu năm nay mà vùng lưỡng Quảng em thấy nhiều tập tục và tiếng nõi vẫn giống người Việt Nam hiện nay.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top