[Funland] Tất cả các vấn đề về bệnh tiểu đường - cùng chia sẻ cách chữa trị và sống khỏe

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
Em là lính mới, trước đây có theo dõi OF nhiều nhưng chỉ đọc. Hôm nay em được cấp phép lái xe nên vào chơi cùng mọi người :).
Lẽ ra em đăng bài này bên Top Bệnh xá OF, nhưng đây là vấn đề nóng của xã hội hiện nay và anh em trên OF mình em dự là nhiều người bị nên em xin phép được lập ở đây để có những thông tin bổ ích tới những ai chưa bị và đặc biệt những ai đang bị. Vì bệnh này âm thầm nhưng tàn khốc, không biến chứng ngay nên rất nhiều người (phải đến 80% số người bị) chủ quan, coi thường.:-s[-(:-??
Về bệnh tiểu đường hay Đ tháo đường thì ai cũng biết. Nhưng phòng tránh ra sao, bị rồi thì thuốc thang thế nào, có những loại thuốc nào tốt, thực phẩm chức năng, kiêng khem thế nào, loại đồ nào nên dùng, dùng nhiều, dùng ít, tuyệt đối không dùng......:-bd
Nào mọi người cùng vào chia sẻ để các ofers sống vui, sống khỏe, lái xe OF suốt ngày :)

1) Thứ nhất:

Đ tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

* Lưu ý: Trên là khái niệm về bênh tiểu đường, nhưng triệu chứng thì thực ra không hề rõ đâu. Có khát nước thì đổi cho thời tiết hay vận động, ví dụ thế. Nên tốt nhất là đi khám chữa định kỳ. Nhất là xét nghiệm các chỉ tiêu máu em khuyên nên 6 tháng/ lần đối với người bình thường.

2) Các loại nhóm bệnh tiểu đường:

* Loại 1 (Typ 1)

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.


* Loại 2 (Typ 2)

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
* Bệnh tiểu đường do thai nghén

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
 

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
* Triệu chứng

TYPE 1: Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của *** tháo đường ở trẻ nhỏ.




Type 2: Với bệnh nhân *** tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,531
Động cơ
541,410 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Cụ không nêu cách điều trị có hiệu quả nhất, E hóng ạ?
 

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
Từ từ đã cụ ơi. Em đưa cũng chỉ là 1 phần. Điều trị tiểu đường liên quan tới rất nhiều thứ, bệnh tình, cơ địa, loại (type), giai đoạn.... nên mới cùng các cụ trao đổi và đưa ra các phương hướng
Cụ không nêu cách điều trị có hiệu quả nhất, E hóng ạ?
 

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
* Chẩn đoán

Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:
ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói". Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là "bình thường" vì theo thời gian, rất nhiều người người "rối loạn dung nạp đường khi đói" sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói" bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l.
Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là "test dung nạp glucose bằng đường uống".
Test này được thực hiện như sau:
Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng - không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1 mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.
Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,959 Mã lực
Mà các cụ tiểu đường vẫn phải dùng một lượng đường nhất định chứ không được tuyệt đối cai đường đâu ạ!
 

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
Tuyệt đối không dùng đường. Chỉ dùng các loại đường giả đường (tức là chất tạo vị ngọt), cái này em sẽ nói sau
Mà các cụ tiểu đường vẫn phải dùng một lượng đường nhất định chứ không được tuyệt đối cai đường đâu ạ!
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,959 Mã lực
Thế cụ là bác sỹ? Ở đơn vị nào vậy?
 

batran

Xe đạp
Biển số
OF-125593
Ngày cấp bằng
27/12/11
Số km
47
Động cơ
378,770 Mã lực
Theo kinh nghiệm dân gian , bác sỹ kiến bò là bị nặng, còn gầy và khát là nhẹ hơn. Bệnh này dành cho đối tượng lười chạy, chỉ thích trên chiếu( Kinh nghiệm của Tớ). Đừng quá bi quan, vẫn nạp năng lượng , nhưng thanh đạm , giảm bia, nước ngọt. Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn , đừng nghe các bài thuốc dân gian nếu chưa thấy mình là chuột bạch. Định kỳ kiểm tra sức khỏe, sống yêu đời vào, luôn coi vợi cả vợi hai cả hai đều là vợ, thế là ổn:)
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,531
Động cơ
541,410 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Theo kinh nghiệm dân gian , bác sỹ kiến bò là bị nặng, còn gầy và khát là nhẹ hơn. Bệnh này dành cho đối tượng lười chạy, chỉ thích trên chiếu( Kinh nghiệm của Tớ). Đừng quá bi quan, vẫn nạp năng lượng , nhưng thanh đạm , giảm bia, nước ngọt. Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn , đừng nghe các bài thuốc dân gian nếu chưa thấy mình là chuột bạch. Định kỳ kiểm tra sức khỏe, sống yêu đời vào, luôn coi vợi cả vợi hai cả hai đều là vợ, thế là ổn:)
Cụ nói chỉ có một phần đúng thôi. Nhiều cụ tiểu đường nhưng xét nghiệm nước tiểu lại âm tính thì bác sỹ kiến làm sao chẩn đoán được? Còn bệnh tiểu đường tuýp 2 là do ít vận động, ngồi gõ bàn phím nhiều (E đi đường thấy nhiều xe gắn logo Of cứ dừng xe dọc đường và thi nhau phóng) là cụ nói chuẩn ạ.
 

Tropics

Xe đạp
Biển số
OF-325290
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
26
Động cơ
286,960 Mã lực
mai em xin update tiếp sau ạ
 

Cù Vân

Xe máy
Biển số
OF-168842
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
91
Động cơ
345,480 Mã lực
Cụ nói chỉ có một phần đúng thôi. Nhiều cụ tiểu đường nhưng xét nghiệm nước tiểu lại âm tính thì bác sỹ kiến làm sao chẩn đoán được? Còn bệnh tiểu đường tuýp 2 là do ít vận động, ngồi gõ bàn phím nhiều (E đi đường thấy nhiều xe gắn logo Of cứ dừng xe dọc đường và thi nhau phóng) là cụ nói chuẩn ạ.

cụ này nói đúng, lười vận đông là một trong những nguyên nhân.
cụ chủ cho hỏi ngoài ăn kiêng, mỗi chiều đi làm về kéo xà đơn khoảng 5-6 cái, tối ăn cơm xong nghỉ khoảng 10 phút đi bộ 30 phút liệu có đủ được gọi là luyện tập sức khỏe để giảm đường máu không?
 

Just.kidding

Xe hơi
Biển số
OF-184461
Ngày cấp bằng
10/3/13
Số km
151
Động cơ
336,084 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Tuyệt đối không dùng đường. Chỉ dùng các loại đường giả đường (tức là chất tạo vị ngọt), cái này em sẽ nói sau
Hình như người tiểu đường thừa đường trong máu nhưng thiếu đường trong tế bào nên vẫn cần bổ sung đường, nhưng là đường đơn chứ cụ.
 

bono68

Xe đạp
Biển số
OF-331669
Ngày cấp bằng
18/8/14
Số km
41
Động cơ
282,210 Mã lực
cụ này nói đúng, lười vận đông là một trong những nguyên nhân.
cụ chủ cho hỏi ngoài ăn kiêng, mỗi chiều đi làm về kéo xà đơn khoảng 5-6 cái, tối ăn cơm xong nghỉ khoảng 10 phút đi bộ 30 phút liệu có đủ được gọi là luyện tập sức khỏe để giảm đường máu không?
Em thì thấy giờ ở quê nhiều nông dân lao động chân tay thường xuyên mà cũng bị tiểu đường đấy
 

sangtam

Xe máy
Biển số
OF-329932
Ngày cấp bằng
5/8/14
Số km
60
Động cơ
283,700 Mã lực
Mời các cụ tham khảo: Em sẵn sàng tư vấn thêm ạ, khó quá bên e có bác sỹ tư vấn miễn phí.
Khái niệm - triệu chứng

*** tháo đường (tiểu đường) là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insuslin.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của Viện *** tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Trường Đại học Y Hà Nội:
- Số lượng người mắc bệnh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 5,7%.
- Tỷ lệ người bệnh *** tháo đường trong cộng đồng chưa được phát hiện ở Việt Nam cao gấp 2 lần số bệnh nhân đã biết.
Bệnh *** tháo đường thường có các triệu chứng sau:
- Khát nước nhiều: bệnh nhân bị *** tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
- Đi tiểu nhiều: một cách giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.
- Ăn nhiều: cơ thể người bị *** tháo đường sẽ tiết ra nhiều insulin, một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân bị *** tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
- Bệnh nhân *** tháo đường type-2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 1-2 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh *** tháo đường nếu phát hiện quá muộn là tổn thương thần kinh ngoại vi (có dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng), tổn thương thận (suy thận, liệt chức năng lọc và bài tiết), biến chứng mắt (các bệnh võng mạc), tổn thương mạch máu và tim (cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong), nhiễm trùng hoặc phải tháo khớp (tay, chân)...
Nguyên nhân

- *** tháo đường type-1 - insulin thiếu hoàn toàn: nguyên nhân do di truyền, do viêm hay tổn thương tuyến tụy nên không tạo ra insulin. Người mắc bệnh *** tháo đường type-1 chiếm khoảng 3-5% và thường gặp ở người trẻ tuổi.
- *** tháo đường type-2 – tụy có sản sinh ra insulin nhưng không đủ hoặc không phát huy tác dụng. Phần lớn các nguyên nhân là sử dụng thực phẩm dư thừa chất béo bão hòa, thừa cân và stress. Khoảng 95% người mắc bệnh *** tháo đường type-2.
- *** tháo đường thứ cấp (tỉ lệ rất nhỏ) do phẫu thuật tuyến tụy, dùng hóa chất.
Phòng và trị bệnh

Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, cho biết: "Để phòng ngừa bệnh *** tháo đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý...".
- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.
- Khẩu phần ăn nên nhiều chất xơ: 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo nạp vào cơ thể. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
- Cắt giảm chất béo và calo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Duy trì chế độ ăn ít cacbon hydrat và giàu protein để có sức bền với mọi hoạt động.
- Tăng cường rèn luyện thân thể thể như đi bộ ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.
- Giảm trọng lượng cơ thể thừa: chỉ cần giảm ở mức vừa phải (7%) là có thể tránh nguy cơ *** tháo đường.
- Sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh *** tháo đường hiện chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn. Các loại thuốc Đông, Tây y, thảo dược giúp hỗ trợ điều trị nhằm ổn định lượng đường huyết của máu.
Phòng và trị bệnh bằng NASULIN

Với bệnh nhân *** tháo đường type-1, NASULIN giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%.
Sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan (một chất mới được sử dụng trong việc ăn kiêng và giảm cân) trong NASULIN giúp làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu.
Các acid amin (4-hydroxyisoleucin) trong NASULIN có tác động tích cực đến việc sản xuất insulin nội sinh một cách tự nhiên, nhờ đó có tác dụng ổn định đường trong máu.
NASULIN cũng làm giảm bốn triệu chứng của bệnh *** tháo đường như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top