[Funland] Thái Lan cấm túi nhựa dùng một lần rồi, khi nào Việt Nam theo trend?

HPTA

Xe tải
Biển số
OF-477099
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
471
Động cơ
200,363 Mã lực
Tuổi
54
Gần đây đọc nhiều thông tin không tốt về đồ nhựa như đồ nhựa đựng chất lỏng trong tủ lạnh, đồ nhựa đựng thức ăn nóng đều sinh ra chất có hại nên em bỏ dần đồ nhựa, kể cả không phải đồ dùng 1 lần. Khi mua 1 món gì đấy bằng nhựa em luôn tìm xem có đồ gì công dụng tương tự mà không phải bằng nhựa không.
 
Chỉnh sửa cuối:

2O2O

Xe tải
Biển số
OF-712038
Ngày cấp bằng
1/1/20
Số km
433
Động cơ
90,070 Mã lực
Em ủng hộ không túi ni lông, chai nhựa dùng một lần vì môi trường
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,273
Động cơ
237,408 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Nhiều bà đi mua 2k hành cũng đòi túi nylon . Trong khi có thể cho vào giỏ xe hay cầm tay vì nhà gần
 

poiuy

Xì hơi lốp
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
25,460
Động cơ
717,969 Mã lực
Thuế má làm gì cho phức tạp hả cụ, ở bên Hàn hay Trung thì nếu lấy túi sẽ bị tính thêm phí.
Ra chợ cóc, chợ quê tính tiền túi nó sang hàng bên cạnh ngay và luôn. Siêu thị ở mình đã là kênh bán hàng chủ yếu đâu?
 

poiuy

Xì hơi lốp
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
25,460
Động cơ
717,969 Mã lực
Bây giờ chỉ có cách liệt các cơ sở sản xuất túi nylong vào dạng kinh doanh có điều kiện, phải kiểm soát đặc biệt, tính thuế trên từng chiếc túi xuất xưởng. Giá túi đắt thì tức khắc mọi người sẽ tiết kiệm túi, dùng đi dùng lại nhiều lần mới bỏ, từ đó giảm lượng túi thải bỏ. Tiền thu được từ thuế túi có thể tổ chức thu mua túi thải bỏ để xử lý tập trung, từ đó sẽ khuyến khích thải bỏ túi có trách nhiệm.
 

dapmocuoctinh

Xe buýt
Biển số
OF-599810
Ngày cấp bằng
19/11/18
Số km
600
Động cơ
132,331 Mã lực
Tuổi
39
Website
ennho.net
Ra chợ cóc, chợ quê tính tiền túi nó sang hàng bên cạnh ngay và luôn. Siêu thị ở mình đã là kênh bán hàng chủ yếu đâu?
Thì cái văn hóa làng xã nó vậy rồi nên giờ làm gì cũng khó, trừ khi thay đổi toàn diện. Hôm qua em đi làm về, có cái xe ô tô hồn nhiên dừng ở giữa đường để mua hàng từ chợ cóc, nhìn mà chán.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,335
Động cơ
559,328 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nếu tìm hiểu về đồ đựng dùng một lần thì còn nhiều thứ tưởng chừng bình thường lại rất kinh khủng. Đó là hộp sữa. Theo bài báo trên The Guardian thì Tetra Paks đóng bao bì 8 tỉ hộp sữa (loại chúng ta rít hàng ngày ấy) cho các công ty sản xuất sữa ở Việt Nam mỗi năm (số liệu 2018) nhưng trong đó do sự yếu kém của quản lý chất thải trong nước và sự đầu tư ít ỏi của Tetra Paks lẫn các công ty sản xuất sữa nên tỷ lệ tái chế hộp sữa ở mức cực thấp. Hậu quả là chôn, lấp, thải ra sông, biển vô cùng nhiều. Cccm tự đọc nhé

https://www.theguardian.com/environment/2018/dec/09/billions-discarded-tetra-pak-cover-vietnams-beaches-towns
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,335
Động cơ
559,328 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Năm 2021, 100% siêu thị ở Hà Nội không dùng túi nilông

Đó là cam kết của CT UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi ông đại diện cho các địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa.

Ông Chung cho biết ngay sau lễ ra quân, Hà Nội sẽ tổ chức các lễ ký cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phân phối tiêu dùng của thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố đến 100% các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối. "Mục tiêu đến ngày 31-12-2020, 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilông" - ông Chung cam kết.


Ngày 10-6, hơn 700 siêu thị của Saigon Co.op cả nước sẽ ngừng cung cấp túi nilông cho khách, thay bằng túi giấy thân thiện môi trường - Ảnh: QUAN G ĐỊNH

Theo ông Chung, sắp tới Hà Nội sẽ chủ động nắm bắt tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng để có các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi nilông sử dụng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

"Hà Nội sẽ gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp kinh doanh để chung tay vào cuộc trong công tác bảo vệ môi trường, từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường" - ông Chung chia sẻ.

Ông Chung cũng cho biết Hà Nội sẽ nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilông khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.

* Nghệ sĩ Chiều Xuân: Mang túi xách, từ chối túi nilông tại chợ


Tại lễ ra quân quốc gia chống rác thải nhựa sáng 9-6, nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân đã kêu gọi mọi người hãy thay đổi thói quen lệ thuộc vào túi nilông.

Chị nói: "Là đại sứ của phong trào chống rác thải nhựa, tôi mong muốn mọi người cùng thay đổi tư duy, từ bỏ dần thói quen lệ thuộc vào túi nilông. Tôi mong muốn các bà nội trợ mang túi xách sử dụng nhiều lần đi chợ, hãy giống như các cụ ngày xưa đi chợ chỉ có cái túi xách, cái làn, cái giỏ tre.

Bản thân tôi và những thành viên trong gia đình đã rất lâu rồi bỏ thói quen vứt rác ra đường, dù chỉ là vỏ chai nước lọc. Tôi cũng từ chối hết những bác bán hàng đưa túi nilông cho tôi. Mỗi chúng ta, trước chưa ý thức được thì giờ thay đổi, cùng nhau nói không với túi nilông".

https://tuoitre.vn/thu-tuong-keu-goi-nha-nha-han-che-rac-thai-nhua-20190610075840746.htm
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,335
Động cơ
559,328 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Việt Nam xả rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới

Với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

Mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới - đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố thông tin này tại hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương sáng 10/12. Các nước đầu bảng lần lượt là Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

Ông Trần Hồng Hà - BT Tài nguyên Môi trường thừa nhận vấn đề rác thải, trong đó có rác thải nhựa đại dương đang trở nên cấp bách.

"Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực", ông Hà nói.


BT Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Gia Chính

Theo ông Nguyễn Lê Tuấn - Viện trưởng nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương và rất nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ nên bị chết, dẫn đến sinh cảnh bị phá huỷ.

Bà Jacinthe Seguin, chuyên gia Canada nói nhựa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng việc sử dụng nhựa đã bộc lộ nhiều nhược điểm. "Việc hạn chế rác thải biển không chỉ một quốc gia muốn là có thể thực hiện được. Tính liên thông giữa các đại dương buộc chúng ta phải phối hợp để đưa ra những phương án đồng bộ", bà nói.

Nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hạn chế rác thải, ông Kim In Hwan, nguyên TT Bộ Môi trường Hàn Quốc cho hay: "Ở Hàn Quốc, Chính phủ sản xuất một loại túi đựng rác cho các hộ gia đình và buộc họ phải sử dụng. Nhà nào thải ra nhiều rác sẽ phải mua nhiều túi qua đó đóng góp kinh phí vào việc xử lý rác sau này".


Ông Kim In Hwan, nguyên TT Bộ Môi trường Hàn Quốc. Ảnh: Gia Chính

Ngoài ra, việc xả thải rác sai phép ở Hàn Quốc sẽ bị chế tài rất nặng. "Đối với các nhà sản xuất, chúng tôi áp đặt trách nhiệm tái chế rác thải trực tiếp. Các đơn vị này vừa sản xuất vừa phải tái chế một lượng rác nhất định, nếu không thực hiện có thể bị phạt lên tới 30% giá trị", ông Kim In Hwan nói.

Bà Katelijn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam cần xem xét, chỉ ra lĩnh vực nào phát thải rác lớn nhất để có chính sách cụ thể. "Việt Nam cần cải thiện công tác thu gom rác ở các thành thị, việc quản lý các bãi rác phải chặt chẽ hơn; đặc biệt chú ý việc xử lý rác ngay từ ban đầu chứ không để rác trôi ra biển vì kinh phí xử lý rác trên biển rất đắt đỏ", chuyên gia WB nói.

Về công nghệ xử lý rác, ông Đặng Huy Đông - nguyên TT Kế hoạch đầu tư cho biết: "Hơn 90% lượng rác ở Việt Nam được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Phương pháp này vô cùng độc hại và nguy hiểm. Rác chôn lấp khiến ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Rác đốt thì sinh ra chất dioxin (chất da cam) gây biến đổi gen".


Rác thải ở ven biển Việt Nam. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp.

Trong khi đó, theo ông Đông, các nhà máy rác ở Việt Nam gần như không có phương án nào khác để xử lý rác. "Việc phân loại rác ban đầu gần như không có nên các công nghệ xử lý rác hiện nay không thể đáp ứng được. Nhà máy rác rất hiện đại ở Sóc Sơn (Hà Nội) hoạt động được một tháng phải tạm ngừng vì lý do này", ông Đông nêu.

Theo ông, nhiều đơn vị xây dựng nhà máy rác với công nghệ tiên tiến nhưng thực chất là "công nghệ ảo", không áp dụng được vào thực tế. Vậy nên, Nhà nước cần phải thị trường hóa việc đấu thầu xây dựng bãi rác. Các công ty sẽ tham gia đấu thầu công khai bằng giá và công nghệ. "Bộ Tài nguyên chọn ra phương án nào thích hợp nhất thì đưa vào áp dụng trên diện rộng. Khi có nhà thầu chứng minh được công nghệ của mình hiện đại hơn thì phải tạo điều kiện cho họ áp dụng", ông Đông nói.

Cuối hội thảo, đại diện Bộ Tài nguyên cho hay, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu được tác hại của việc sử dụng rác thải nhựa, Việt Nam đang sửa đổi Luật biển đảo để tạo khung pháp lý tốt hơn trong vấn đề này

https://vnexpress.net/thoi-su/viet-nam-xa-rac-thai-nhua-ra-bien-nhieu-thu-4-the-gioi-3851924.html
 

poiuy

Xì hơi lốp
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
25,460
Động cơ
717,969 Mã lực
Nếu tìm hiểu về đồ đựng dùng một lần thì còn nhiều thứ tưởng chừng bình thường lại rất kinh khủng. Đó là hộp sữa. Theo bài báo trên The Guardian thì Tetra Paks đóng bao bì 8 tỉ hộp sữa (loại chúng ta rít hàng ngày ấy) cho các công ty sản xuất sữa ở Việt Nam mỗi năm (số liệu 2018) nhưng trong đó do sự yếu kém của quản lý chất thải trong nước và sự đầu tư ít ỏi của Tetra Paks lẫn các công ty sản xuất sữa nên tỷ lệ tái chế hộp sữa ở mức cực thấp. Hậu quả là chôn, lấp, thải ra sông, biển vô cùng nhiều. Cccm tự đọc nhé

https://www.theguardian.com/environment/2018/dec/09/billions-discarded-tetra-pak-cover-vietnams-beaches-towns
Cái này cũng nên cấm hoặc hạn chế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top