[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,519
Động cơ
480,222 Mã lực
Về lý thuyết là như vậy ạ (vào thời gian thấp điểm trong năm), còn thời gian cao điểm (mùa thi), bác phải trải qua thì thực sự mới hiểu, một thư viện đại học lớn, mạnh hơn đại học nhỏ ạ.
He he, cái vụ mượn sách phải chơi chiêu. Đầu kỳ, bao giờ ông giáo cũng cho list sách phải đọc, có list là đi mượn luôn. Mấy thằng trong nhóm phải xa luận chiến, ông này trả, ông kia mượn.
 

phunv74

Xe tải
Biển số
OF-133761
Ngày cấp bằng
8/3/12
Số km
495
Động cơ
377,557 Mã lực
Thằng bạn em qua học trường top 37 thế giới bên Úc về kể chả khác gì Việt Nam cũng làm luận chấm bài hàng tuần nên các cụ đừng thần thánh hóa du học lên.
Em may mắn đi học đh ở Úc cách đây 25 năm nên cũng mạo muội trả lời cụ.

Nếu học các môn tự nhiên thì cũng khá giống nên mình, ví dụ học toán cũng phải làm bài tập hàng tuần và thi cuối kỳ.

Nhưng học các môn kinh tế, IT hay kỹ sư xây dựng thì khác nhiều đấy ạ. Yếu tố tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn khi phải làm các bài luận, bài tập lớn, thực hành,...

Nói chung em thấy nó học thực tế hơn mình, học cái gì cần chứ ko nhiều các môn linh tinh, đề cáo tính chủ động, tự học, nghiên cứu.

Và học hành nó cũng nghiêm chỉnh hơn, ko xin xỏ chạy chọt, thi cử nghiêm túc. Nhưng có tiền vẫn thuê đc người biết luận hộ (là món mệt nhất)

Còn học Đh đâu cũng thế, tự sv là chính. Ai chịu học thì sẽ học, ai chơi thì sẽ chẳng biết gì. Tây nó ít quản lý nên càng dễ chơi hơn ở nhà.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,799
Động cơ
245,794 Mã lực
Tuổi
50
Em xin chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân ạ.
Em đi làm MNC cũng gần 15 năm, nhìn lại những công ty mình đã làm qua và những công ty mình quen biết, có thể thấy ngay một điều.
Những bạn đi du học bằng học bổng thì khỏi nói, mấy ngày đầu còn ngơ ngơ ngáo ngáo, vài năm sau là tiến như vũ bão.
Những bạn du học nhờ gia đình có tiền thì 15 năm nay em chỉ mới gặp có 1 người duy nhất trong các MNC. Số còn lại mà em quen biết thì về làm cho công ty gia đình hoặc là làm một công việc gì đó làng nhàng ko liên quan gì tới ngành nghề đã học. Đó là chưa tính một bạn con nhà đại gia thú thật với em là cả băng 6 đứa của bạn ( đều là con nhà giàu ) qua Mỹ học 4 năm chỉ có bạn mang được tấm bằng trở về.
Cái này là kinh nghiệm cá nhân thôi ạ, em ko nói toàn cảnh là như thế. Dựa vào đó thì học trong nước chưa chắc đã là quá tệ đâu ạ, mặc dù em chửi bộ dục nhà ta suốt ngày.
 

húp sùm sụp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-609954
Ngày cấp bằng
16/1/19
Số km
1,943
Động cơ
140,110 Mã lực
Nói chung đi học tự túc kiểu trượt dh trong nước rồi đi thì 98% là phí tiền
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,567
Động cơ
445,827 Mã lực
Nếu học ở đâu cũng như nhau thì người ta xếp hạng các trường đại học làm gì.
Chú ý là chưa trường nào của VN được xếp hạng hết.
 

kirby 173

Xe buýt
Biển số
OF-8318
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
919
Động cơ
549,249 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tốt nhất là học đại học xong ở VN đi đã, rồi sang nước ngoài học cao học vẫn chưa muộn, thậm chí là học lại đại học ở nước ngoài luôn.
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,099
Động cơ
281,128 Mã lực
Đứa nào hư hỏng học dốt lêu lổng, thì tống đi du học là để cách ly môi trường. Đứa nào chăm chỉ học hành, thì không cần lo cho nó, tự vẫy vùng được hết.

Chốt lại là cứ tống đi được là tốt, gia đình chỉ cần cố mà gồng đừng tuột xích hết tiền đứt gánh. Bao giờ chính con các bác đi du học thì mới thấm được, còn lại cứ nghe nói, thấy bảo v.v... đều vớ vẩn hết.

Tâm sự của một người bố có con đi du học.
Cụ nói đúng, F1 nhà em năm đầu sang cũng gà mờ lắm, nhưng vốn nó ham học ngoại ngữ, sang năm 2 thì cu cậu trưởng thành hơn, hè thì các bạn đi chơi còn cu cậu vục mặt vào tiếng DE, rồi cũng có học bổng nhỏ thôi. Quyết tâm theo Vật lý là ước mơ của nó. Tết này về nhà đúng 8 ngày rồi lại lên đường. . . Nghĩ mà cũng thương con - nhưng nó cũng mạnh mẽ và độc lập rồi ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,289
Động cơ
578,205 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chú ý là chưa trường nào của VN được xếp hạng hết.
2019

Đại học Quốc gia TP HCM, xếp hạng 701-750 của QS World University Rankings.
https://www.topuniversities.com/universities/viet-nam-national-university-ho-chi-minh-city-vnu-hcm#wurs

Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 801 -1000 của QS World University Rankings.
https://www.topuniversities.com/universities/vietnam-national-university-hanoi#wurs

Riêng chuyên ngành Vật lý thì Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top500 thế giới trên bảng xếp hạng của Usnews.
https://www.usnews.com/education/best-global-universities/vietnam-national-university-hanoi-529331
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,194
Động cơ
510,687 Mã lực
Em thấy nhiều người bàn về hiệu quả của đầu tư (du học) mà hầu như không thấy nói mục đích đầu tư là gì?
Em nghĩ nên xác định mục đích đã, sau đấy xem các phương án đầu tư (mà du học chỉ là một phương án), rồi mới đầu tư và đánh giá, dự đoán hiệu quả.
Hình như ta hay bỏ qua 2 bước đầu, cho nên cãi nhau loạn xạ về bước 3, hiệu quả đầu tư.

Cụ mợ nào đang băn khoăn thì nên xác định xem mục đích của CCCM là gì:
1- Cho con định cư nước ngoài
2- Cho con trải nghiệm để học cách sống, cách làm việc của người nước ngoài rồi áp dụng vào cuộc sống của mình
3- Cho học kiến thức vì ĐH trong nước không đáp ứng được
4- Nhắm đến 2 hoặc cả 3 mục tiêu nói trên
 
Chỉnh sửa cuối:

Dâu đất

Xe tải
Biển số
OF-527293
Ngày cấp bằng
17/8/17
Số km
303
Động cơ
175,340 Mã lực
1. Tư duy độc lập: tự tìm thông tin để viết bài luận dài rồi tự làm slide trình bày liên tục qua từng môn học, em nghĩ cũng được rèn luyện
2. Với 3-4 tỷ du học thì có thể chia ra 1 tỷ tiền học và sinh hoạt phí, 2 tỷ mua căn hộ Officetel ở khu D'. Capitale Trần Duy Hưng rồi quẳng nó vào đó cho tự quyết tự đối đầu
Nếu thèm học thạc sỹ trời tây thì hỗ trợ tiếp là tương đương tiền học đại học ở bển
Em nghĩ với 10% có ý chí từ nhỏ thì như nào cũng được còn phần lớn cứ sau 20 tuổi mới nên thả hẳn ra đường cho đỡ non nớt, tránh được va vấp khó sửa về sau
Cụ nói cũng đúng.
Du học nước ngoài em bổ sung thêm là nếu bố mẹ mà chuẩn bị tốt cho con giai đoạn trước khi đi du học thì con cái sẽ tự lập và học hành thuận lợi. Mấy yếu tố cần chuẩn bị là: Tâm lý tốt để có thể tự lập và tránh stress, tài chính tốt để không bị căng thẳng hay áp lực, ngoại ngữ tốt để theo học được không bị chán nản, và chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa để dễ hòa nhập với bạn bè và xã hội bản địa, tránh bị cảm thấy lạc lõng, dẫn tới buồn chán..
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,194
Động cơ
510,687 Mã lực
Em toàn thấy CCCM bàn về hiệu quả của đầu tư (du học) mà hầu như không thấy nói mục đích đầu tư là gì?
Phải xác định mục đích đã chứ, sau đấy xem các phương án đầu tư (mà du học chỉ là một phương án), rồi mới đầu tư và đánh giá, dự đoán hiệu quả.
Hình như CCCM bỏ qua 2 bước đầu, cho nên cãi nhau loạn xạ về bước 3, hiệu quả đầu tư.

Thử xét về mục đích đầu tư nhé. CCCM xác định xem mục đích của CCCM là gì:
1- Cho con định cư nước ngoài
2- Cho con trải nghiệm để học cách sống, cách làm việc của người nước ngoài rồi áp dụng vào cuộc sống của mình
3- Cho học kiến thức vì ĐH trong nước không đáp ứng được
4- Nhắm đến 2 hoặc cả 3 mục tiêu nói trên
(tiếp)

Giờ em mời CCCM thử xét qua các mục đích và phương án du học đáp ứng thế nào cho từng loại mục đích nhé. Đây là chỉ xét trong hoàn cảnh một gia đình không dư dả lắm về tài chính.

(1) Nếu mục đích là định cư: thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là tìm vợ / chồng rồi nhập quốc tịch. Đi du học là một con đường vòng, dài dòng, tốn kém, vất vả và rủi ro cao, rất khó để đạt đến đích là định cư ở nước ngoài.

(2) Cho nó trải nghiệm để học cách sống và làm việc của người nước ngoài rồi sau đó áp dụng trong cuộc sống: nếu thế thì phương án đầu tư du học cũng không tốt, vì làm du học sinh nước ngoài thì nó chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc sống của người nước ngoài, ví dụ giao thông tốt, con người giao tiếp lịch sự, thủ tục hành chính rõ ràng, v.v... Trong thời gian đi học chúng nó sẽ rất ít va chạm cuộc sống thực, chúng nó (hầu như) không làm việc, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày, không cạnh tranh trên thị trường lao động, không có thời gian tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nước sở tại, v.v... Trong lúc đi học chúng nó sẽ rất bận rộn, không có thời gian và năng lượng để nạp các thông tin khác để "trải nghiệm" và "học hỏi cách sống" của người nước ngoài đâu.
Chính ra đọc sách, xem phim, đi du lịch vừa phải (với mục đích là tìm hiểu, học hỏi, quan sát, suy ngẫm, áp dụng lối sống của Tây chứ không phải là để giải trí) là cách hiệu quả hơn nhiều để đạt được mục đích này. Em thấy nhiều bạn du học sinh học và làm việc nhiều năm ở đây nhưng kiến thức và cách tư duy về cuộc sống vẫn còn sách vở lắm, không hiểu bản chất vấn đề.

(3) Nếu mục đích là học kiến thức: cái này thì tùy ngành. Với các ngành khác em không biết, nhưng trong ngành của em thì chỉ cần bằng ĐH trong nước, ngoài ra hầu như không cần nhấc đ*t ra khỏi phòng là em vẫn có thể học hỏi được phần lớn các kiến thức mới nhất, cập nhật nhất, các phương pháp truyền thụ kiến thức dễ hiểu nhất. Chỉ cần bỏ một ít tiền nhỏ mua sách, tham gia các khóa học online, hỏi trên các forum chuyên ngành. Cái chi phí lớn nhất là chi phí thời gian, mình phải bỏ ra để học và áp dụng thì mới khá lên được. Du học giải quyết rất ít vấn đề mà chi phí rất cao.

(4) Kết hợp 2 hoặc cả 3 mục đích trên: em nghĩ chỉ trong trường hợp này thì bỏ tiền đi du học may ra mới có thể là một phương án tạm coi là khả thi, mặc dù chi phí và rủi ro vẫn cao.
Nếu mục tiêu là cả 3: nhập cư, học hỏi cách sống và thu nạp kiến thức, thì phương án đầu tư khả thi hơn vẫn là nhập tịch trước (qua con đường hôn nhân), đi làm vài năm để tích lũy tài chính, rồi đi học ĐH hoặc tự học.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,194
Động cơ
510,687 Mã lực
Em làm phần mềm, phỏng vấn rất nhiều, nhưng chưa tuyển em nào đi du học đại học về cả. Các em đấy đã kém lại hay đòi lương cao.Đúng là ngành phần mềm thì chỉ cần làm được là có việc và không về, còn bọn về là bọn vô vọng.
Đồng ý với cụ.
Học Computer Science ở Tây mà không kiếm được việc ở đó thì kém rồi (trừ một vài trường hợp hoàn cảnh cá biệt)
 

ConCaoVaChumNho

Xe tải
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
495
Động cơ
171,977 Mã lực
Các bạn du học sinh em gặp, một số bạn thì mải chơi quên học và câu hỏi "khi nào tốt nghiệp" là một câu hỏi tạm chưa có lời giải, một vài bạn học được thì bị ảo tưởng sức mạnh với người VN mình nhưng lại tự ti khi đứng trước bọn tây. Được cái em lúc nào cũng tự tin em dốt nhất quả đất rồi, các bạn ngồi nói chuyện với em, em bảo luôn như thế để định hình câu chuyện cho dễ và cũng để các bạn tự tin thể hiện bản thân như thế nào. Với đánh giá của em, các bạn mà em đã gặp về VN sẽ sốc đấy ạ, vì các bạn học trong nước không hề dốt và kém kỹ năng như các cháu ý tưởng tượng hơn nữa cái thời mà các công ty chuộng du học sinh cũng qua rồi.

Được cái là cái loại dốt như em, đứng trước các bạn mắt xanh mũi lõ lại thấy bình thường như cân đường hộp sữa vì chắc chắn chúng nó không thể dốt hơn em được :)

Một vấn đề tiếp là các em/cháu sắp tốt nghiệp thì thiếu định hướng nghề nghiệp, không biết mình cần gì, tìm gì, muốn làm gì, thiếu và rất yếu về kiến thức xã hội (nghe có vẻ ngược đời nhưng thực sự là thế ) và ám ảnh bởi việc mọi thứ ở tây đều tốt hơn ở ta. Đa phần là muốn ở lại làm việc vì nghĩ giờ ở VN vẫn lương 3tr một tháng và nghĩ là ở VN muốn kiếm thêm là phải làm cái gì "sai trái" kiểu lậu đi theo lương. Chưa kể thực sự chi phí sinh hoạt ở nước ngoài là khá đắt và khi đã đi làm thì không thể sống tạm bợ kiểu sinh viên được. Em cũng biết có bạn đi làm ở châu âu mấy năm rồi mà gần như không dành dụm được đồng nào.

Về phương pháp giáo dục thì cũng tùy nước, châu Âu nhiều nước học vẫn theo phương pháp "học thuộc lòng", Anh Mỹ Úc Canada Sing thì là ngành công nghiệp giáo dục rồi nên đã chém là phát nào ngọt lịm phát đấy.

Những đứa bạn em mà em cho là "quái vật" thì lại phần lớn học trong nước, có đứa làm sếp tầm trung cho công ty nc ngoài và ngân hàng ở VN khi còn rất trẻ, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội này thì miễn bàn rồi. Và cá nhân em nghĩ, thành phần như đội bạn em ở VN giờ không hề ít và lương chắc chỡ 2k US/ tháng

Với em thì ở VN hiện tại lại có khá nhiều cơ hội, lương không hề thấp, nên học đại học ở VN rồi thạc sỹ ở nước ngoài là ổn nhất, lúc đấy các cháu cũng 22 rồi, cũng có chút bản lĩnh rồi đi tây sẽ thuận lợi hơn, tốt cho cả các cháu và bố mẹ các cháu. Dù gì du học cũng là một trải nghiệm thú vị trong đời mà các cụ nhỉ.

Em góp mấy dòng với mục đích vui là chính để các cụ tham khảo và cũng để em sớm lên đời xe.
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,260
Động cơ
244,639 Mã lực
(tiếp)

Giờ em mời CCCM thử xét qua các mục
đích và phương án du học đáp ứng thế nào cho từng loại mục đích nhé. Đây là chỉ xét trong hoàn cảnh một gia đình không dư dả lắm về tài chính.

(1) Nếu mục đích là định cư: thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là tìm vợ / chồng rồi nhập quốc tịch. Đi du học là một con đường vòng, dài dòng, tốn kém, vất vả và rủi ro cao, rất khó để đạt đến đích là định cư ở nước ngoài.

(2) Cho nó trải nghiệm để học cách sống và làm việc của người nước ngoài rồi sau đó áp dụng trong cuộc sống: nếu thế thì phương án đầu tư du học cũng không tốt, vì làm du học sinh nước ngoài thì nó chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc sống của người nước ngoài, ví dụ giao thông tốt, con người giao tiếp lịch sự, thủ tục hành chính rõ ràng, v.v... Trong thời gian đi học chúng nó sẽ rất ít va chạm cuộc sống thực, chúng nó (hầu như) không làm việc, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày, không cạnh tranh trên thị trường lao động, không có thời gian tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nước sở tại, v.v... Trong lúc đi học chúng nó sẽ rất bận rộn, không có thời gian và năng lượng để nạp các thông tin khác để "trải nghiệm" và "học hỏi cách sống" của người nước ngoài đâu.
Chính ra đọc sách, xem phim, đi du lịch vừa phải (với mục đích là tìm hiểu, học hỏi, quan sát, suy ngẫm, áp dụng lối sống của Tây chứ không phải là để giải trí) là cách hiệu quả hơn nhiều để đạt được mục đích này. Em thấy nhiều bạn du học sinh học và làm việc nhiều năm ở đây nhưng kiến thức và cách tư duy về cuộc sống vẫn còn sách vở lắm, không hiểu bản chất vấn đề.

(3) Nếu mục đích là học kiến thức: cái này thì tùy ngành. Với các ngành khác em không biết, nhưng trong ngành của em thì chỉ cần bằng ĐH trong nước, ngoài ra hầu như không cần nhấc đ*t ra khỏi phòng là em vẫn có thể học hỏi được phần lớn các kiến thức mới nhất, cập nhật nhất, các phương pháp truyền thụ kiến thức dễ hiểu nhất. Chỉ cần bỏ một ít tiền nhỏ mua sách, tham gia các khóa học online, hỏi trên các forum chuyên ngành. Cái chi phí lớn nhất là chi phí thời gian, mình phải bỏ ra để học và áp dụng thì mới khá lên được. Du học giải quyết rất ít vấn đề mà chi phí rất cao.

(4) Kết hợp 2 hoặc cả 3 mục đích trên: em nghĩ chỉ trong trường hợp này thì bỏ tiền đi du học may ra mới có thể là một phương án tạm coi là khả thi, mặc dù chi phí và rủi ro vẫn cao.
Nếu mục tiêu là cả 3: nhập cư, học hỏi cách sống và thu nạp kiến thức, thì phương án đầu tư khả thi hơn vẫn là nhập tịch trước (qua con đường hôn nhân), đi làm vài năm để tích lũy tài chính, rồi đi học ĐH hoặc tự học.
Em thấy cụ tư duy và phân tích khá mạch lạc.

Tóm lại nếu không thừa tiền thì không nên đầu tư quá nhiều cho con đi du học.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,939
Động cơ
236,360 Mã lực
He he, cái vụ mượn sách phải chơi chiêu. Đầu kỳ, bao giờ ông giáo cũng cho list sách phải đọc, có list là đi mượn luôn. Mấy thằng trong nhóm phải xa luận chiến, ông này trả, ông kia mượn.
Chơi chiêu là phải ngó nghiêng nghiên cứu xem cái gì hay và xem trong ngành mà mình định làm đâu là những điểm mà trong nước mình hoặc tương lai công việc mình định xin đang còn là mới mẻ hoặc là xương sống mà chọn môn. Như thế lên plan sẵn, biết trước môn mình sẽ học từ trước khi bắt đầu kỳ mới. Chọn xong môn thì kiếm sv suất sắc khoá trước mà hỏi môn này nên học sách nào, nên chú ý những gì, rồi qua mượn sách luôn lúc đang nghỉ học, mượn từ lúc đang nghỉ chưa vào năm ý ạ. Sách lúc ấy sẽ không còn giới hạn ngắn, và rất dễ mượn :D

Muốn so sánh học giữa VN và nước ngoài thì phải là so của 1 cá nhân, hoặc là so cảm nhận của 1 cá nhân sau khi học trong nước và tiếp tục học ở nước ngoài.
Chứ ở đây 1 số cụ đi so kiểu "em gặp vài đứa du học sinh về kém" hoặc 1 em chưa từng học ĐH ở VN, chưa từng biết thư viện ở VN thảm hại ra sao, chưa từng biết cách tiếp cận dạy và học ở từng nhóm ngành ở VN và nước ngoài thế nào thì so thế nào được đây?

Ví dụ như riêng chuyện làm thế nào biết đâu là sinh viên suất sắc năm cũ, sao mà làm thân hỏi chuyện? Ở Vn khó đấy, nhất là sv năm đầu vừa vào chả biết gì!
Ở nc ngoài thì đầu năm có orientation, những buổi giới thiệu trường, dạy các kỹ năng chung cần dùng.. sinh viên tự xem list và chọn đăng ký học. Trong buổi giới thiệu ấy, các sinh viên khoá trước được mời tới phát biểu, truyền kinh nghiệm, rồi dẫn sv mới đi vòng quanh vài nơi mà họ cho là sv mới nên biết! Thôi thì từ đâu là văn phòng khoa, đâu là chỗ tập gym, môn thể thao nào là môn mà gắn kết mọi người nhất tới cả... đâu là chỗ có cái máy pha cafe ngon nhất. SV mới muốn hỏi gì có thể hỏi, thậm chí xin contact để tiếp tục hỏi tiếp về sau. VN ngày đầu tiên khai giảng chả có cái gì như thế, các bạn được nghe phát biểu :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Đồng ý với cụ.
Học Computer Science ở Tây mà không kiếm được việc ở đó thì kém rồi (trừ một vài trường hợp hoàn cảnh cá biệt)
Đồng ý với cụ.
Học Computer Science ở Tây mà không kiếm được việc ở đó thì kém rồi (trừ một vài trường hợp hoàn cảnh cá biệt)
(tiếp)

Giờ em mời CCCM thử xét qua các mục đích và phương án du học đáp ứng thế nào cho từng loại mục đích nhé. Đây là chỉ xét trong hoàn cảnh một gia đình không dư dả lắm về tài chính.

(1) Nếu mục đích là định cư: thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là tìm vợ / chồng rồi nhập quốc tịch. Đi du học là một con đường vòng, dài dòng, tốn kém, vất vả và rủi ro cao, rất khó để đạt đến đích là định cư ở nước ngoài.

(2) Cho nó trải nghiệm để học cách sống và làm việc của người nước ngoài rồi sau đó áp dụng trong cuộc sống: nếu thế thì phương án đầu tư du học cũng không tốt, vì làm du học sinh nước ngoài thì nó chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc sống của người nước ngoài, ví dụ giao thông tốt, con người giao tiếp lịch sự, thủ tục hành chính rõ ràng, v.v... Trong thời gian đi học chúng nó sẽ rất ít va chạm cuộc sống thực, chúng nó (hầu như) không làm việc, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày, không cạnh tranh trên thị trường lao động, không có thời gian tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nước sở tại, v.v... Trong lúc đi học chúng nó sẽ rất bận rộn, không có thời gian và năng lượng để nạp các thông tin khác để "trải nghiệm" và "học hỏi cách sống" của người nước ngoài đâu.
Chính ra đọc sách, xem phim, đi du lịch vừa phải (với mục đích là tìm hiểu, học hỏi, quan sát, suy ngẫm, áp dụng lối sống của Tây chứ không phải là để giải trí) là cách hiệu quả hơn nhiều để đạt được mục đích này. Em thấy nhiều bạn du học sinh học và làm việc nhiều năm ở đây nhưng kiến thức và cách tư duy về cuộc sống vẫn còn sách vở lắm, không hiểu bản chất vấn đề.

(3) Nếu mục đích là học kiến thức: cái này thì tùy ngành. Với các ngành khác em không biết, nhưng trong ngành của em thì chỉ cần bằng ĐH trong nước, ngoài ra hầu như không cần nhấc đ*t ra khỏi phòng là em vẫn có thể học hỏi được phần lớn các kiến thức mới nhất, cập nhật nhất, các phương pháp truyền thụ kiến thức dễ hiểu nhất. Chỉ cần bỏ một ít tiền nhỏ mua sách, tham gia các khóa học online, hỏi trên các forum chuyên ngành. Cái chi phí lớn nhất là chi phí thời gian, mình phải bỏ ra để học và áp dụng thì mới khá lên được. Du học giải quyết rất ít vấn đề mà chi phí rất cao.

(4) Kết hợp 2 hoặc cả 3 mục đích trên: em nghĩ chỉ trong trường hợp này thì bỏ tiền đi du học may ra mới có thể là một phương án tạm coi là khả thi, mặc dù chi phí và rủi ro vẫn cao.
Nếu mục tiêu là cả 3: nhập cư, học hỏi cách sống và thu nạp kiến thức, thì phương án đầu tư khả thi hơn vẫn là nhập tịch trước (qua con đường hôn nhân), đi làm vài năm để tích lũy tài chính, rồi đi học ĐH hoặc tự học.
Em nhớ ngày làm hồ sơ cấp thẻ xanh để sang diêu hành kinh doanh bên Đức thì luật sư e có nói nếu bằng của e mà la tin học thì khỏi càn nghiên cứu , Ok ngay . Nhưng tiếc thay bằng e lai về chuyên ngành kinh tế nên khá vất vả.
 

Mợ Yến

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,485
Động cơ
327,058 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Càng đọc bài này càng thấm cccm ạ!


Cái kết đau lòng khi cha mẹ đẩy con đi du học để cải tạo

Đón con về sau hơn một năm du học Anh, vợ chồng chị Minh đau đớn đưa con tới bệnh viện tâm thần để cai nghiện game.
Chị Minh ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, con trai lớn của chị rất thông minh. Hết lớp 9, cháu thi đỗ vào một trường cấp 3 hàng đầu ở Hà Nội. Tuy nhiên, từ kỳ 2 của lớp 10, cậu nhóc sa đà chơi game, mải mê tới nỗi giáo viên phải gọi phụ huynh tới trao đổi bởi trong giờ học con không chép bài vì hai tay nhoay nhoáy bấm máy trò chơi. Nhắc không được, cấm chơi ở nhà thì con ra quán, cắt hết mọi khoản tiền thì con mượn bạn, cắm chịu... để chơi, vợ chồng chị Minh bàn nhau cho con đi du học.

"Lúc ấy, nhà mình chỉ nghĩ, thằng bé vốn học giỏi, tiếng Anh cũng siêu, đầu óc nhanh nhạy nên chỉ cần cho đi nước ngoài học, cách ly khỏi môi trường hiện tại thì sẽ ổn", chị Minh kể về lý do cho con đi du học tự túc ở Anh khi cháu đang học lớp 11.

Thế nhưng, mọi sự không như vợ chồng chị dự tính. Cậu con trai sang bên đó vẫn mê mải với game, bỏ bê học hành. Sau nhiều lần không hoàn thành được bài vở, em phải học lại và cuối cùng bị đuổi.

"Trong hơn một năm con ở đó, chúng tôi cũng đã liên tục gọi điện, chat động viên, nhắc nhở, thậm chí một lần ba cháu phải bay sang ở cùng hai tuần... nhưng cuối cùng vẫn không ăn thua", chị Minh bày tỏ. Ngày đón con về, vợ chồng chị xót xa nhìn cậu con trai 18 tuổi mặt mũi xác xơ, vô hồn, chẳng tha thiết gì ngoài màn hình điện tử.

Thạc sĩ tâm lý Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em NT (Hà Nội) cho biết, thực tế, rất nhiều trẻ đi du học gặp các vấn đề và phải trở về nhưng những trường hợp này thường ít được chia sẻ. Người ta hay nói tới những cái được, những thay đổi tích cực khi ra nước ngoài du học mà cố lảng tránh, giấu giếm các mặt trái của nó, nhất là khi việc đi học này không xuất phát từ nguyện vọng của trẻ. Nhiều bố mẹ cũng sai lầm khi kỳ vọng rằng du học là phương thuốc thần giúp "cải tạo" con. Một trường hợp ông mới tư vấn cách đây không lâu là ví dụ.

Kinh tế khá giả, vợ chồng anh Hữu (Ba Đình, Hà Nội) đầu tư không tiếc gì cho cậu con trai tên Hiển. Thế nhưng, không như kỳ vọng của bố mẹ, cậu nhóc thường xuyên bỏ học, chỉ thích ăn diện, theo bạn lêu lổng đi chơi. Nghĩ đưa con sang môi trường tiên tiến, phát triển để học tập mới có tương lai, anh Hữu thuê gia sư riêng dạy tiếng Anh cho Hiển rồi nhờ một công ty tư vấn du học làm thủ tục đưa cậu con trai 17 tuổi sang Mỹ học. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, vợ chồng anh tá hỏa khi phát hiện Hiển đang ăn chơi trác táng ở chính Hà Nội.

Hóa ra, sau khi sang Mỹ, vì ngoại ngữ yếu, không bắt kịp chương trình học và chẳng có bạn bè, Hiển buồn chán, thường xuyên vào các trang web đen để giải khuây. Sau đó, em nhận được thông báo từ phòng nội trú nhắc nhở không truy cập các trang này. Không hiểu rõ nội dung thông báo, nghĩ đó là việc không quan trọng nên lần thứ 2 nhận thông báo, Hiển vẫn mặc kệ, cho tới khi thấy mình bị khóa máy, phạt cách ly do không tuân thủ nội quy. Chán nản, em bỏ học rồi dùng tiền bố mẹ gửi sang mua vé bay về Việt Nam, gọi cho đám bạn tụ tập thả phanh.

Mãi tới khi một người bạn của cậu báo tin, bố mẹ mới tức tốc gọi hỏi bên trường tại Mỹ thì biết con đã bỏ học vài tuần. Lúc này, họ mới đi tìm và lôi cậu con trai về, xin cho Hiển vào học ở một trường tư cách xa trường cũ.

Theo ông Phạm Đức Chuẩn, nếu đưa con đi du học để phó thác việc giáo dục con cho một môi trường hoàn toàn mới lạ, không dựa vào năng lực thực tế, ý chí và tính tự giác của con thì rõ ràng là lợi bất cập hại. Trẻ bình thường đã như cây non, dễ bị ảnh hưởng trước gió bão cuộc đời, những em vốn đã có sẵn "vấn đề" lại càng khó kiểm soát khi bị bố mẹ "đẩy" ra xa.

Tiến sĩ xã hội học, đồng thời là thạc sĩ trị liệu tâm lý Phạm Thị Thúy, TP HCM, cho biết, chị và các đồng nghiệp từng gặp nhiều trẻ ra nước ngoài du học theo kiểu bị bố mẹ "tống" đi bằng tiền và có các kết cục đau lòng.

Quảng cáo
Theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy, nhiều phụ huynh nuôi hy vọng môi trường học tập nước ngoài sẽ cải tạo con hoặc che mắt thiên hạ về đứa con hư của mình. Trường hợp của một gia đình ở Bình Dương là một điển hình. Biết cậu con trai út bị nghiện ma túy khi đang học năm cuối cấp 3, ông Chung đã lo cho con ra nước ngoài theo diện du học. Ông nghĩ làm vậy vừa cách ly con khỏi môi trường xấu, vừa đỡ bị thiên hạ dị nghị vì cả hai vợ chồng ông đều là người có địa vị cao. Thế nhưng, sau khi con sang trời Tây gần năm, ông lại nhận tin sốc từ người quen bên đó, là con trai không ở nhà họ nữa, mà theo một băng nhóm chuyên hút chích, trộm cắp.

Theo bà Thúy, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ bị bố mẹ đẩy đi du học dễ cầm chắc sự thất bại, hư hỏng.

- Thứ nhất, do các em không đủ lực (về ngoại ngữ, khả năng học) nên dễ đuối, không theo kịp chương trình ở trường mới.

- Thứ hai, khi bản thân trẻ không có động cơ học thì ít khi chịu cố gắng, nhất là lại ở môi trường với các phương pháp học tập, tư duy khác biệt trước đây.

- Thứ ba, các em vốn đã thiếu tính tự giác (nên mải chơi, đua đòi, nghiện ngập...) khi xa vòng tay bố mẹ, không ai quản lý sẽ càng dễ sa ngã.

- Cuối cùng, các em dễ bị sốc văn hóa khi ra nước ngoài nên trầm cảm, hoang mang, càng dễ sa chân vào các thói xấu cũ.

Tiến sĩ Thúy cho rằng, việc bố mẹ đẩy con đi như vậy là quá liều lĩnh. Khi ở gần, bố mẹ đã không thể giúp con cải thiện, khắc phục các vấn đề thì đừng hy vọng khi ở xa, con sẽ tốt lên. Như vậy chẳng khác nào phó thác cho sự may rủi.

Thực tế, theo nhà tâm lý, cũng có những trẻ thay đổi theo hướng tích cực khi đi du học, chẳng hạn, ở nhà đang chểnh mảng nhưng sang bên kia lại phấn chấn, tập trung lo bài vở, tiến bộ hơn cả về cách suy nghĩ, lối sống. Nhưng những trẻ đó thường đã có khả năng học tập, tinh thần tự giác tốt, chẳng qua do không hợp với phương pháp, môi trường giáo dục trong nước nên chán học. Còn những trẻ đã có các vấn đề nghiêm trọng như nghiện game, ma túy, bỏ học chơi bời... thì bố mẹ đẩy con ra nước ngoài giống như một sự liều mạng.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,617
Động cơ
379,343 Mã lực
Vấn đề là nhiều nhà ảo tưởng về du học, cứ nghĩ con sau khi du học thì trinh do, tâm tính, văn hoá sẽ khác. Sẽ thành một ông tây tóc đen.

Không có câu chuyện đó đâu. Đừa nào giỏi thì vẫn giỏi, đứa nào kém thì vẫn kém. Đứa nào có đạo đức thì vẫn có đạo đức, đứa nào thiếu bản lĩnh thì vẫn thiếu bản lĩnh. 4-5 năm ở nước ngoài không thay đổi được bản chất con người. Và cái bằng du học về, nhất là từ các nước hoặc các trường không tên tuổi, gần như không có giá trị gì trên thị trường tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay.

Nếu dư thừa tiền thì đầu tư cho con đi du học không phải nghĩ. Nhưng nếu không dư dả lắm, bán nhà bán cửa, hoặc cả nợ nần, để đầu tư cho con du học, thì em thấy hầu hết đều thất bại.
Cụ nói chuẩn rồi. Đa số đi du học là muốn có thêm ngoại ngữ để có mức lương khác, học hỏi gì đó từ nền văn hoá khác. Rồi con các sếp nhiều tiền thì con cũng phải đi Tây mới xứng. Nói chung là mục đích đi rất đa dạng, khác nhau.
 
Biển số
OF-588640
Ngày cấp bằng
6/9/18
Số km
104
Động cơ
134,771 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Berlin
Nản quá các cụ ợ ! Giờ chả biết phải khuyêb con e mình ra sao nữa khi thực chất về chúng mình chưa hiểu hết
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top