[Funland] Tháng Cô Hồn! Nhàn đàm về hóa vàng mã!

Hastamanana

Xe buýt
Biển số
OF-366793
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
541
Động cơ
691,794 Mã lực
Nơi ở
Bông kia sên
Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, người ta đốt vàng mã để cho người thân đã chết có tiền tiêu, có đồ dùng. Đây là theo quan niệm của người Trung Quốc, không phải của Đạo Phật, vì rõ ràng ở Ấn Độ – xuất xứ Đạo Phật không hề có tục lệ đốt vàng.

Nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v… để chôn theo người chết. Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người ta còn đặt ra tục “Tuẫn táng”; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn sẽ phải đem chôn sống để tiếp tục hầu hạ các ngài đó dưới âm.

Đến thời nhà Hán, tục lệ ” Tuẫn Táng” chôn người sống theo với người chết, mới được bỏ. Năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ lấy giấy chế ra vàng bạc, quần áo v.v… để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.

Phần lớn dân chúng TQ hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp. Bị phá sản, Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, mới cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống.

Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ.

Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng. Đó là câu chuyện được chép từ sách cổ Trực Ngôn Cảnh Giáo.

-Con người khi chết sẽ đi về đâu

Theo quan niệm của nhà Phật thì có mười cảnh giới gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm. Trong đó 4 cảnh giới Thánh (Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn) rất ít vong linh được quán vào 4 cảnh giới này mà chủ yếu là 6 cảnh giới phàm ( hay còn gọi là lục đạo luân hồi): Cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.

Trong đó hai cảnh giới đầu là cõi trời, cõi người là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Tùy theo sự tu tâm, tích đức hay gây ác nghiệp khi sống mà sau khi chết, vong linh được quán vào một trong sáu cảnh giới luân hồi nói trên.

Khi vong linh được quán vào bốn cảnh giới ác đạo ( Atula, súc sinh, ngạ quả, địa ngục), nếu cố gắng tu tập phật pháp thì sẽ vượt dần từng cảnh giới thì sẽ được luân hồi về cõi người.

Ví dụ, một người trên cõi trần làm nhiều điều ác khi chết bị quán vào cõi địa ngục. Tại cõi địa ngục vong linh đó tu tập phật pháp thì vượt dần lên cõi ngạ quỷ, rồi cõi atula, rồi cõi súc sinh rồi trở về cõi người. Khi vong linh vượt về cõi người thì sẽ đầu thai về làm người. Vì vậy, người trần cần phải làm sao cho người âm có điều kiện tĩnh tâm để tu tập vượt cõi giới.

-Quan điểm của Phật giáo về đốt vàng mã

Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Theo quan niệm phật giáo, nếu chúng ta dâng vàng, nhà lầu, xe hơi, ti vi…. thì chỉ làm cho các vong linh luyến tiếc cõi trần mà không còn tĩnh tâm để tu tập vượt cảnh giới. Họ càng chìm sâu vào khổ đau trong cảnh giới ác đạo.

Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu”.

Các nhà tu hành đều cho rằng: Người dương biết làm phúc, thì người âm dễ siêu thoát. Chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta cố gắng nên hạn chế là tốt nhất.

-Ích lợi của việc đốt vàng mã

Một trong những lợi ích to lớn của việc đốt vàng mã đem lại là báo hiếu. Tâm người hóa vàng sẽ cảm thấy an lạc vì đã làm được điều gì đó để báo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên những người đã mất và hơn cả là dân tộc là chúng sanh. Do phong tục này đã ngấm và da thịt mỗi người con đất Việt nên tới những ngày giỗ, ngày lễ mà không làm sẽ có cảm giác day dứt như mình chưa làm tròn bổn phận của người con, cháu. Vậy việc hóa vàng mã để tâm mình an lạc, thoải mái, không muộn phiền là điều chúng ta vẫn nên làm.

Việc làm cúng gia tiên như làm cơm, khấn, cúng, hóa vàng mã tiền âm phủ không chỉ mang ý nghĩa báo hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ mà còn mang ý nghĩa với người đang sống. Như một cách thầm giáo dục con cháu sống hòa thuận, sống có tâm có hiếu, sống tích cực luôn hướng tới những thiện trong cuộc sống. Đây là điều xuyên suốt trong tư tưởng đạo Phật cũng như văn hóa dân tộc.

Thỏ cho rằng nên giữ việc đốt vàng mã như một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và ý nghĩa giáo dục với con cháu. Nhưng nếu chúng ta cho rằng đốt vàng mã cho tổ tiên càng nhiều thì càng tốt lại là một sai lầm. Cái gì cũng có chừng mực. Tín ngưỡng có nghĩa là tín nhưng phải có ngưỡng là vậy.

Hôm nay, Lào Cai có vụ hóa vàng cháy 2 xe ô tô, may không ai bị thiệt mạng rồi trong nhữn buổi cúng kiếng tại các đền, nhìn đống mã mà phát sợ.

Thôi thì nhàn đàm bốc phét, ý kiến của các bác về tục lệ này ra sao?
Báo cáo đồng chí Thỏ bí thư là nhà tôi quán triệt nghị quyết của chi bộ nên không đốt vàng mã 6 năm nay rồi ạ .
 

Hastamanana

Xe buýt
Biển số
OF-366793
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
541
Động cơ
691,794 Mã lực
Nơi ở
Bông kia sên
Đúng ý của em đấy, em cũng dặn vợ con đừng đốt nhà của xe pháo làm gì, cứ đốt cho mấy con Cave chân dài để nó cơm nước nhà cửa, lúc rỗi thì bầu bạn chuyện trò cho đỡ buồn, đốt ngựa thì lại phải đi chăn ngựa, đốt xe xuống thì lại lái xe, già yếu mắt kém vớ vẩn lại đi tù vì xe...
Thằng cu nhà em nhìn hàng xóm đốt cái nhà 3 tầng to bằng cái chuồng nó nuôi mèo , nó cười ngặt nghẽo nói chó ở còn không vừa thì người làm sao chui vào được :))
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,522
Động cơ
349,480 Mã lực
Tuổi
124
Ngày rằm tháng 7 ( AL ) với em , nó là đời sống tín ngưỡng dân gian từ ngàn đời nay hình thành nên quan niệm này với ý nghĩa rằm tháng 7 là rằm xá tội vong nhân , cúng cho các hồn ma không về quấy nhiễu . Tuy nhiên với đạo giáo lại là tiết trung nguyên và với Phật giáo lại là lễ vu lan . Gia đình em vẫn hiểu theo nghĩa ban đầu tức là ngày xá tội vong nhân và duy trì việc thắp hương và hoá vàng mã theo truyền thống dân gian , tất nhiên việc hoá vàng chỉ với số lượng ít với ý nghĩa tượng trưng chứ không xoá bỏ nó
Cụ nhầm rồi. Xá tội vong nhân là theo Đạo giáo. Tết Trung Nguyên là theo quan điểm dân gian của người Trung Hoa khi ở thời điểm này là bắt đầu mùa thu.
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,651
Động cơ
230,152 Mã lực
Website
lebiz.net
Hiện nay tất cả các trường phái PG và các tôn giáo khác + với giới khoa học vẫn đang tranh luận, mà có lẽ cuộc tranh luận này bắt nguồn từ khi xuất hiện tôn giáo vài nghìn năm trước. Luận điểm của ông nào đưa ra cũng có một vài điểm mà ông khác có thể bẻ gãy được, nên cuộc tranh luận này khi nào kết thúc là không trả lời được. Đến cả thuyết tiến hóa, đã được thừa nhận hàng trăm năm nay trên phạm vi toàn cầu, bây giờ cũng đang bị lung lay.
Khi đọc lời giảng này từ sách của ngài Tai kèn khi ngài dùng để thuyết về sự hóa sinh giữa các kiếp, đại ý có đặt ra câu hỏi rằng "trứng có phải là bím không? Bím có phải là nhộng không? Nhộng có phải là sâu không? Sâu có phải là trứng không?"
Ngài Tai Kèn cũng đưa ra câu trả lời có tính triết học là "Vừa phải lại vừa không". Câu trả lời này là phù hợp với nguyên lý "trung đạo" của Đức Phật.

Nhà chùa chọn trung đạo nên như em hiểu thì: Không có cái gì còn lại sau ̀khi đai, nhưng sau khi đai không phải là không còn cái gì còn lại. Bởi cái kết luận trung đạo này nên đại chúng cứ cãi nhau hoài không thôi. Cũng nhờ cái lý lưỡng dụng này mà các hàng thầy cúng thầy bái thầy mo thầy số không cần toa rập với nhau để khủng bố nhà chùa đến mức như ngài Mục Kiền Liên ngày trước phải chịu.
 

tuannghiagtvt

Xe buýt
Biển số
OF-147326
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
971
Động cơ
372,482 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Long Thành, Đồng Nai
Nhà em gần như không đốt vàng mã, trước đây có mua 1 chút gọi là, khoảng 4-5 năm trở lại đây vợ em không mua nữa, em thấy cũng chẳng sao?
 

CRAVEN.A

Xe tải
Biển số
OF-114702
Ngày cấp bằng
28/9/11
Số km
272
Động cơ
390,029 Mã lực
vừa phải thôi là đủ. nhiều nhà, nhiều dòng họ, người thân còn đang đói thối mồm nhưng cứ lễ lạt hoành tráng.
rồi cứ những ngày này là thi nhau post FB khoe làm vu lan báo hiếu
tổ sư chúng nó, cả năm 365 ngày thì 300 ngày chúng nó chỉ báo lô à, mà những ngày này phải khoe khoang thế
 

jackiehoang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-134707
Ngày cấp bằng
15/3/12
Số km
422
Động cơ
370,082 Mã lực
Chán lắm các cụ ạ, các cụ nhà em năm nào cũng mua đôi ba củ tiền vàng mã rồi bắt em ngồi hóa. Em nói hoài, nói mãi về cái sự vô bổ, ô nhiễm và mê tín trong cái việc này. Năm nay các cụ tiến bộ mua ít đi rất nhiều, bà khoe "năm nay tao mua có 720 nghìn thôi, có làm con lô thì làm". Em phấn khởi quá làm 100 điểm và toạch, năm nay nhà em vẫn đốt mất 3 củ tiền vàng mã các cụ ạ.
 

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,390
Động cơ
281,865 Mã lực
Tuổi
45
Chuyện tâm linh ko đùa được đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top