THÂT - GIẢ hiểu biết để đỡ đóng học phí

Dreamer71

Xe hơi
Biển số
OF-37003
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
163
Động cơ
473,710 Mã lực
Nơi ở
Cursed world
không biết gi chụp hay mắt em vớ vẩn nhưng như trên mà hình em nhìn thì bản chất cái Sirocco Gold nó không vàng thế đâu ợ. nếu đúng như mầu em nhìn thấy trên nàm hình em thì ngày vỏ nó là hàng Hồ cẩm đào cao cấp
Chẹp thank bác...e cũng nghĩ là máy này thay vỏ rồi. Hi vọng nó chỉ thay cái vỏ còn máy móc vẫn zin
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em đọc đựoc cái này cũng xin post lên hầu các cụ:

Cách phân biệt rượu ngoại thật và giả

Theo anh Trần Tuấn Huy, đại diện cho Công ty AIP (Asia Intellectual Property) - một công ty về sở hữu trí tuệ tại khu vực châu Á, trong đó có VN - để phân biệt rượu ngoại “xịn” với rượu giả, nên kiểm tra 4 yếu tố: mức rượu trong chai, màu sắc trong chai, kiểm tra nhãn rượu và nắp nút chai.
Mức rượu trong chai: Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

Màu sắc trong chai: Khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu trong cửa hàng ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.

Kiểm tra nhãn rượu: Hầu hết những chai rượu giả trên thị trường đều sử dụng lại chai thật, nhãn thật, nhưng có thể trong quá trình tẩy rửa chai, nhãn thật bị trầy xước hoặc bị bong ra, do đó các đối tượng làm hàng giả đã in nhãn giả thay thế. Sự khác biệt lớn giữa nhãn thật và nhãn giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.

Kiểm tra nắp nút: Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…

Theo các giám định viên hóa sinh của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, thời gian gần đây, khi giám định các vụ án làm và tiêu thụ rượu ngoại giả, tất cả đều không đảm bảo chất lượng rượu của hãng trên nhãn mác. Nghĩa là người tiêu dùng bỏ tiền trăm, tiền triệu để mua một thứ rượu tạp nham, vô bổ đối với sức khỏe của con người.

Các giám định viên cho biết, trong rượu tồn tại 3 loại chất, đó là Aldehyd, Metanol, các Ancol bậc cao có hàm lượng thấp, ở mức độ cho phép. Nếu trong quá trình chưng cất rượu như để lên men, khống chế nhiệt độ… (loại rượu trắng này cũng hay được sử dụng để pha chế rượu ngoại giả) mà không xử lý đúng kỹ thuật sẽ tồn tại 3 loại chất trên với nồng độ cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Nghiêm trọng nhất khi nồng độ Metanol trong rượu cao quá mức cho phép, chẳng hạn như uống 15ml Metanol sẽ gây mù mắt, nếu uống 40ml sẽ gây chết người. Còn các chất Aldehyd, các Ancol bậc cao nếu vượt mức cho phép trong thành phần của rượu sẽ gây đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Theo Công an nhân dân

P/S: Các cụ vốt cho em cái lấy tinh thần viết tiếp bài sau đi!!!!!
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em cũng xin tham gia thêm một chút về thứ các bác rất hay giao dịch đó là USD và Euro

Cách phân biệt USD và EURO thật, giả

USD và EURO là hai đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy mà việc xuất hiện những tờ 100 USD siêu giả gần đây không chỉ gây khó khăn cho nghiệp vụ ngân hàng, mà còn khiến người dân lo lắng, e ngại khi giao dịch bằng USD. Vậy làm thế nào người dân có thể phân biệt được đâu là USD giả và đâu là USD thật?
Hiện nay có bao nhiêu loại USD?
Dollar Mỹ có rất nhiều loại, bao gồm Federal Neserve Note, United States Note, National Bank Note, Gold Certificate, Silver Certificate với các đặc điểm chung là có cùng kích thước (156x66mm), có cùng màu sắc (2 màu: Màu đen ở mặt trước và màu xanh lá cây ở mặt sau); có cùng một dạng trang trí với các đặc điểm cần biết sau:
Tên loại dollar (nếu là dollar của Federal Reserve Note thì có chữ màu trắng trên nền khung màu đen in bằng phương pháp intaglio ở vị trí mép trên tờ bạc; màu sắc của 2 dãy serie số hiệu tờ bạc và mẫu dấu kho bạc có màu riêng theo quy định). Federal Reserve Note có dấu kho bạc và series số hiệu màu xanh lá cây, United States Note: Màu đỏ, National Bank Note: Màu nâu, Gold Certificate: Màu vàng, Silver Certificate: Xanh nước biển...
Hiện nay, đồng USD có mệnh giá từ 1USD đến 100.000USD, với các hình Tổng thống tương ứng, trong đó 50USD mang hình tổng thống Grant, 100USD mang hình tổng thống Franklin, 500USD mang hình tổng thống Mc Kinley, 1.000USD: tổng thống Cleveland, 5.000USD: tổng thống Madison, 10.000USD: Tổng thống Chase và 100.000USD: tổng thống Wilson.
Cách phân biệt USD thật, giả
Các loại giấy bạc Federal Reserve Note do 12 ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ chịu trách nhiệm phát hành và lưu thông, mỗi ngân hàng mang một chữ cái và con số đặc trưng.Theo khuyến cáo của Cục dự trữ liên bang và Văn phòng mật vụ Mỹ, trên các đồng tiền dollar giấy có 9 đặc điểm nhận dạng. Nhưng để phân biệt với tiền giả, các cơ quan chức năng Mỹ khuyên người tiêu dùng chú ý một số chi tiết sau:

  • Bóng chìm: Các loại USD phát hành trước năm 1990 không có ký hiệu bóng chìm, nhưng từ năm 1990 đến nay có thêm ký hiệu bóng chìm là ảnh chân dung tổng thống theo từng loại mệnh giá. Vì vậy muốn nhận biết USD giả thì cần đưa tờ tiền ra trước nguồn sáng có thể thấy hình chìm ở chỗ trống bên phải của bức chân dung trên tờ tiền. Hình chìm này nằm trong lòng giấy chứ không phải được in trên giấy nên cũng có thể nhìn thấy được từ mặt sau.
  • Mực đổi màu: USD được in từ 3 loại mực: Mực từ tính, mực phát quang và mực phản ứng dung môi (mực tự huỷ, là loại mực được trộn thêm một số hoá chất tạo ra khả năng phản ứng khi tiếp xúc với các dung môi, sẽ tự huỷ các hoạ tiết để bảo vệ tờ giấy bạc trước việc tẩy, sửa các hoạ tiết trên tờ giấy bạc của bọn tội phạm).Khi nghiêng mặt trước của tờ tiền giấy về phía sau rồi về phía trước, bạn có thể thấy màu của con số ở góc thấp bên phải chuyển từ xanh lá cây đặc trưng sang màu đen rồi trở lại màu cũ. (Riêng tờ 5USD không có mực đổi màu).
  • Dây bảo hiểm: Mỗi đồng USD đều có thêm dây bảo hiểm dạng chữ và số trên bề mặt. Bạn hãy kiểm tra xem có hay không một sợi dây mảnh chạy từ mép giấy trên xuống dưới. Đây là sợi dây được làm bằng chất dẻo gắn chìm thật sự trong lòng giấy, không phải được in trên mặt giấy, và được nhìn thấy khi đưa tờ tiền trước nguồn sáng. Dây này sẽ có ánh màu nhất định dưới đèn cực tím tùy theo mệnh giá của tờ tiền như 100USD phát màu đỏ, 50USD màu vàng, 20USD màu xanh lá cây...
  • Các mẫu in dưới dạng đường vân rất mảnh: Hãy nhìn kỹ các đường vân rất mảnh đằng sau bức chân dung. Sau đó, lật sang mặt sau tờ tiền kiểm tra các đường vân rất mảnh sau hình tòa nhà. Các đường vân đó ở cả 2 mặt đều rõ ràng, không nhòe, chứ không phải là các đường không đều hoặc được tạo từ các chấm.
Ngoài ra, tờ USD thật còn có các đặc điểm bảo hiểm khác như có dải băng quang học, khi tờ bạc được quan sát dưới luồng sáng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một dải băng rực rỡ lấp lánh với các hình hoa văn, con số mệnh giá và ký hiệu tiền tệ; các dòng chữ hay số siêu nhỏ in theo phương pháp intaglio có khả năng chống giả rất cao; phoi quang học chống giả hologram (là những tem nhiều lớp màu sắc và hình ảnh khác nhau trên cùng một diện tích được chế tạo một cách tinh vi từ bột kim loại và bột gốm, được gắn trên bề mặt tờ bạc để điểm định vị bằng phương pháp ép nóng nhằm tăng khả năng bảo vệ tờ giấy bạc. Các họa tiết này sẽ thay đổi nếu chuyển góc nhìn từ thẳng sang nghiêng và ngược lại)...
Tiền giả không được in bằng phương pháp intaglio nên các hoạ tiết không được khắc lõm, mà trơn nhẵn. Để chắn chắn, ta lấy tay vuốt nhẹ phía trên tờ tiền sẽ thấy dòng chữ nổi hơi hơi gợn ở đầu ngón tay.
Tiền giấy Euro: Tiền giấy Euro có các loại mệnh giá 500, 200, 100, 50, 20, 10 và 5 euro. Để phát hiện tiền giả, bạn nên chú ý vào những đặc điểm dưới đây:

  • Nhờ phương pháp in đặc biệt nên khi sờ vào tờ tiền giấy người tiêu dùng sẽ cảm thấy “hình in nổi” rất khác biệt.
  • Nhìn vào tờ tiền và đưa trước nguồn sáng, các đặc điểm như hình mờ, dây chỉ bảo hiểm và hình ảnh nhìn xuyên qua đều hiển thị. Cả 3 đặc điểm này đều được nhìn thấy từ mặt trước và mặt sau của tờ tiền thật.
  • Nghiêng tờ tiền trên mặt trước của nó, bạn có thể thấy hình ảnh thay đổi trên vạch nền ba chiều ở tiền mệnh giá nhỏ, hoặc mảng nền 3 chiều ở tờ tiền mệnh giá lớn. Nếu nghiêng tờ tiền ở mặt sau, bạn có thể nhìn thấy ánh lấp lánh của vạch ngũ sắc ở những tờ tiền mệnh giá thấp, hoặc mực đổi màu ở tờ mệnh giá cao.
  • Đồng tiền có mệnh giá lớn hơn: 50 euro, 100 euro, 20 euro và 50 euro ngoài vạch hình ba chiều còn nét đặc trưng là mực đổi màu. Con số này có màu tím khi nhìn thẳng và chuyển sang xanh ôliu hoặc thậm chí là nâu khi nhìn nghiêng. Phương pháp cuối cùng là kiểm tra lại bằng kính lúp bạn có thể nhìn thấy các chữ cái rất nhỏ được in trên mặt trước và mặt sau của đồng tiền. Dưới ánh sáng cực tím, bạn có thể quan sát thấy các sợi chỉ nhỏ được gắn vào tiền giấy (đỏ, xanh lam và xanh lục) và màu xanh lục chuyển thành xanh lá cây, màu vàng chuyển thành da cam.
Có thể tham khảo thêm thông tin trên các trang web www.secretservice.gov, www.moneyfactory.com, hoặc www.euro.ecb.int.

Nguồn: saga

P/S: Em xin các bác ly votka để post tiếp nào!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dailo

Xe tăng
Biển số
OF-34735
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
1,195
Động cơ
462,920 Mã lực
Cụ đầu ruồi cho em hỏi cái điện thoại Vertu Constallation của em sao khi vặn nút để lấy sim lại không tự động tắt máy nhỉ. Pin của em đã thay loại khác rồi, hiện em đang dùng Pin cua Nokia:^):^):^)

Với lại em rất thích cái đồng hồ trên màn hình của em nó mà cụ đã show ra, nhưng em tim mãi không thấy templa của nó. Cụ có cách nào chỉ giao cho em để show được ra khong ạ?
 

Dailo

Xe tăng
Biển số
OF-34735
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
1,195
Động cơ
462,920 Mã lực
Cụ nên kiểm tra lại máy đi vì riêng dòng VERTU em đã dùng qua 6 con rồi trong đó có hai con Vertu Constallation nhưng cứ mở đít máy là tắt ngồn luôn. Bản thân cái khóa mở khi mở nắp ra sẽ làm ngàm hai bên mở ra và động tác đó làm cho máy tắt ngay. Đến giwof VERTU cũng vẫn giữu nguyên cái đó là bản quyền.
Đồng hồ thì cụ vào seting phần chỉnh giờ nó có đấy. Vợ em đang dùng cái đấy tối nó về em sẽ chỉ cụ đường dẫn cụ thể ợ.
Em thử đi thử lại rồi cụ ah, vẫn không tự động tắt nguồn khi mở khóa đằng sau, hay là tai em đã dùng Pin khác rồi nhỉ????

Về phần hiện đồng hồ thì em show được lên rồi cụ ah. Em cảm ơn cụ lắm lắm... Muốn vodka cụ bằng cafe mà chẳng biết lúc nào gặp được cụ. Em ở ngay số 1, Phương mai ợ. Nếu có khi nào cụ vào thì cụ alo em cái nhé vì em cũng thích cái topic của cụ lắm. Số của em: 0904 73 76 79:6::6::6:
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Em hóng hớt tý, áo "sơmi cổ mở" theo khai niệm của bác dauroi người ta thường gọi là "col Ý" = "italian collar" (tiếng Anh nhợn là thế) = "col italien" (Pháp nhợn). Do kiểu dáng cổ chemise này có xuất xứ từ Italồ. Tương tự cổ áo chemise có khuy hai bên; để mặc casual hàng ngày người ta gọi là "cổ Mỹ" = "american collar" hay "col americain".
Collection chemises và cravattes của bác dauroi em :102: ... em e chưa thực sự xứng tầm với bộ kính và đồng hồ đỉnh cao của bác rồi. Một phần chưa đặc sắc lắm; phần khác vì Valentino Rudy, Giovani (3 hiệu này chỉ tầm tầm khu vực; nên rúm là phải), Crocodile (xuất phát là hàng nhái Lacoste; sau cũng ngoi lên thành thương hiệu riêng với con cá sấu gầy hơn và không có lưỡi hi hi ... chỉ mua được ở Sing) ... thực ra chưa bao giờ được mon men trên các đại lộ hàng hiệu ở EU, Bắc Mỹ (em lên Vincom được mấy em trên ấy giới thiệu đấy là "hàng hiệu hịn" mà buồn cười quá cơ ...).
Bác em hôm nào đi công tác tiện thể up grade một serie lên đi cho xứng ... Theo em bác có điều kiện cứ nên chơi một vệt cho đồng bộ từ phụ kiện đến quần áo, nước hoa ... như Boucheron hay Mont Blanc (bác vốn đã chơi rồi); kiểu thế ... hay khó chọn thì quần áo cứ Hugo Boss, Ermenegildo Zegna với Armani mà chơi. Thế là đạt International level đấy ạ.
Em thêm tý: Kể cả đồ "hịn" mà bác không xem chú ý giặt và bảo quản vẫn bị hỏng như thường nhé ... đồ càng tốt thì việc giặt giũ bảo quản càng công phu đấy bác em ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

CXP

Xe buýt
Biển số
OF-53276
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
749
Động cơ
459,049 Mã lực
Đú với cụ Đầu Rơi về chuyện sơ mi tí:

Tất cả những cái cụ nói đúng cả, và rất chi tiết, nhưng em còn có vài kinh nghiệm bổ sung nữa về chuyện nhãn mác của áo sơ mi: các sơ mi của hãng xịn bao giờ cũng phải có đủ các loại nhãn mác này (các cụ nhìn luôn hình của cụ Đầu Rơi để kiểm chứng nhé)

1. Tên và logo của hãng: cái này luôn luôn là một cái tag may vào vị trí phía dưới điểm giữa của cổ áo, phía bên trong áo. Tên và/hoặc logo của hãng cũng có thể được thêu trực tiếp lên áo - ở vị trí góc trên bên trái của túi ngực (VD: Pierre Cardin) hoặc ở cuối hàng khuy giữa (VD: Nordstrom).
2. Cỡ áo: thông thường là một cái tag nhỏ, hình vuông, cũng nằm ở khu vực sau gáy, thường là ở vị trí đường may giữa cổ và thân áo. Áo dài tay thì thường cỡ là các con số (VD: 38)(áo dài tay một số nước có 2 số cách nhau bởi dấu gạch chéo - VD: 16/33 - đó là số vòng cổ và số chiều dài tay tính bằng inch), áo cộc tay thì có thể có cỡ bằng chữ S, M, L, XL, ..
3. Chất liệu vải: VD: 100% cotton, Egypt Yarn, Đôi khi có cả thông tin về kiểu dệt: VD: Oxford Pinpoint.. Thông tin này ở vị trí không thống nhất. Có thể kèm luôn trên tag logo, có thể là một tag mảnh ngay trên hoặc dưới tag logo, nhưng thông thường nhất là ở tag đính vào đường may dọc thân áo, phía dưới thắt lưng một chút, bên phải.
4. Hướng dẫn sử dụng: đây là các thông tin kiểu như giặt nhiệt độ bao nhiêu, với đồ như thế nào, là nhiệt độ bao nhiêu, có được dùng chất tẩy không, v.v. và được ghi vắn tắt bằng các ký hiệu. Thường ở vị trí của tag 3 nói trên.
5. Phụ kiện kèm theo: phổ biến nhất là một cái cúc áo, ít phổ biến hơn là 2 cái (1 cái nhỏ hơn cho tay áo) đính ở tag 3 hoặc ở cuối hàng khuy giữa. Nếu phía sau mép cổ áo có tấm nhựa giữ form (em cũng chẳng biết tiếng Anh nó gọi là cái gì) thì trên tấm nhựa đó cũng phải in tên hãng.
6. Xuất xứ hàng hóa, tức là Made in cái xứ nào đấy, Vietnam chẳng hạn. Hàng cao cấp hơn thì nội dung này thường cũng ở vị trí sau gáy; hàng thấp cấp hơn chút thì ở vị trí của tag nói trong mục 3.

Nếu trên áo không có đủ ngần ấy thông tin thì các cụ cứ tin em là đã/sẽ mua phải hàng fake. (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Hôm nay xem lại post về cravattes của bác dauroi em mới tá hỏa; "đồ hịn" mà bác em cứ thắt sẵn để trong tủ thế kia thì "gì gì" quá ạ ... làm thế này hàng hiệu "hịn" nó cũng hỏng chứ đừng nói là hàng thường. Cái thú của người hay dùng cravattes đấy là mỗi sáng ra tự thắt đấy bác em ạ ... Thắt xong lại tháo ra để phẳng phiu vào một cái móc treo cravattes đặc chủng riêng (cái này bác e đi công tác nước ngoài cứ để ý trong siêu thị đồ gia dụng là có;bác thử xem trong Marc & Spencer có không - phổ biến ở Sing).
Có đồ đẹp đã là khó rồi nhưng giữ gìn, trân trọng để dùng lâu dùng bền và dùng đúng cách cũng khó. Chắc thế nên em không có "đồ hịn" ... :69:
 

thichchoi

Xe buýt
Biển số
OF-35507
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
650
Động cơ
479,971 Mã lực
Vot cụ chủ thớt. Cụ nào có kinh nghiệm cao hổ cốt thật/giả phọt cho ACE học hỏi đê
p/s cho tôi hỏi ngu tý: Tôi không thấy "biểu tượng đồng hồ cát trên mặt đồng hồ" trong ảnh của cụ?
Cái vụ cao hổ, sừng tê hoặc hồng sâm thì em có ít thông tin (không phải kinh nghiệm): cái thật luôn có 1 số protein, nguyên tố vi lượng đặc trưng chỉ có của loài đó, ví dụ sừng tê châu Phi khác hẳn sừng tê châu Á, vì vậy chỉ có những nơi nào có đủ máy móc và có mẫu chuẩn (được nhập khẩu hay mua từ những nguồn xác định) thì có thể so sánh được. Nếu bác nào muốn phân biệt chỉ có cách đó là yên tâm nhất thôi, vì nó là những nguyên tố vi lượng thì chắc khó mà giả được. Ở HN thì các bác có thể tìm đến Viện Kiểm nghiệm TW hoặc TT kiểm nghiệm của sở Y tế HN, họ có nhận làm đấy, nhưng chi phí thì em không biết.

Còn cái pín hổ thì có bài phân biệt thật giả trên vnexpress đấy các bác ạ, chủ yếu là cái ở các hàng bán thuốc bắc hay bán thì có gai nhìn khủng lắm, nhưng thực chất là gân bò, còn pín hổ thật thì bé tí và chả có gai gì cả.:21:
 
Chỉnh sửa cuối:

thichchoi

Xe buýt
Biển số
OF-35507
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
650
Động cơ
479,971 Mã lực
Iphone thì phân biệt dễ nhất là hàng xịn thì khay sim fai? đút tăm vào mới lấy khay sim ra dc...còn hàng fake thì lấy móng tay cậy lắp rồi ắn vào thì rút ra dc mỗi sim chứ ko rút ra dc khay, còn phần mềm thì hàng nhái cao cấp h cũng cảm ứng đa điểm như đúng rồi phóng to thu nhỏ ảnh cũng để 2 ngón tay vào kéo ra, nhưng hàng xịn thì xoay máy là ảnh tự động xoay theo, còn nữa là vào phần chụp ảnh là rõ nhất chụp ảnh rất kém nhất là buổi tối.
Không hẳn thế bác à, hàng fake mới cũng có khay sim y sì, cũng chạm đa điểm, phân biệt đơn giản là xem nó chạy hệ điều hành hay không? em chưa thấy cái fake nào có thẻ chạy được Iphone OS cả. Em nghĩ đơn giản nhất là cắm nó vào cái pc hay laptop nào cài sẵn itunes là ok ngay.
 

luxus

Xe tăng
Biển số
OF-14480
Ngày cấp bằng
2/4/08
Số km
1,154
Động cơ
526,013 Mã lực
@dauroi: em thấy đồ sơ mi của bác không ổn lắm đâu (ít nhất so với sở thích đồ hiệu của bác về: kính, bút và đồng hồ chẳng hạn).

Phần lớn các áo sơ mi của bác chắc mua ở Thái, Sing hoặc Malaysia. Các thương hiệu đấy thì gần như là hàng bản địa của mấy anh ĐNA - mấy ông đấy là khoái đề label kiểu: egypt yarn, cotton rich, selected cotton, imported cotton, v...v...

theo ngu ý của em thì khuyên bác nên mua đồ sơ mi của mấy hãng sau đây: Hugo Boss, Valentino, Lacoste, VanLaack, Davidoff, Armani. Đảm bảo bác thấy nó đúng với sở thích của bác.

Bản thân em thì cũng chỉ mặc đồ của mấy hãng trung bình khá thôi: Lacoste, Arrows, Valentino Rudy, Pierre Cardin.
 

luxus

Xe tăng
Biển số
OF-14480
Ngày cấp bằng
2/4/08
Số km
1,154
Động cơ
526,013 Mã lực
Hugo Boss là đẳng cấp hi-end trong thời trang rồi.:6:
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Hugo Boss là đẳng cấp hi-end trong thời trang rồi.:6:
Vầng bác em, em thấy 2 end nhất là giá he he ... Đùa chứ, cũng có những thằng khác đắt không kém mà nhã hơn; lại ít bị nhái, đụng hàng ... như Zegna chả hạn. Mua tại cửa hàng của nó thì không lo phân biệt thật - giả gì nữa.
Quần áo em kết đồ của bọn Nam Âu (Ý, TBN, BĐN); bọn này dáng cắt rất vừa vặn với dân châu Á; giá cả cũng vừa phải hơn ... Đồ Boss ngoài hàng dệt kim (kiểu Polo) thì chemises, vest, quần ... em đều không mặc được (hoặc phải sửa nhiều). Với lỵ, chữ "Boss" em thấy nó cứ gì gì :))
 

sungak

Xe tăng
Biển số
OF-2978
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
1,574
Động cơ
575,600 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà ông bes
Website
www.myhyec.com
nước hoa thì lại là sở trường của em. Em phải có đến gần 20 chai các loại :)), em khoe tý ạ :D

Ngày xưa em hầu hết mua hàng ở sân bay, trong khu vực miễn thuế khi đi Sing hoặc Mã.

Nói chung là nước hoa để tránh mua đồ fake thì nên mua hàng ở các plaza hoành tráng hoặc khu vực miễn thuế.

Không tham mua đồ rẻ, tất nhiên phải biết giá qua web trước thì mới biết thế nào là đắt, rẻ.

Khuyến mãi thì không nói nhé.

Như vậy 99% sẽ ko mua phải hàng fake. Còn nếu muốn mua hàng xịn mà lại ra siêu thị Thái Hà mua thì rất mất công soi mói.

Chi bằng cứ Parkson, Vincom mà táng thôi ạ.

Ở Hà nội có Paris and France và DeFluer là hai địa chỉ bán nước hoa uy tín.

Chai nào kết quá mà ko có đk đi nc ngoài thì em vẫn mua ở hai địa điểm này.

Nhờ bạn bè đi nc ngoài xách tay cũng hay, nhưng nếu bạn bè ko phải người biết mua thì vẫn có thể tạt vào 1 shop lởm khởm nào đó ở bên nc ngoài và xách về chai fake cho mình ạ :^)
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Thớt này được đưa vào Thông tin hữu ích là rất xác đáng; :41: ... nhưng em có ngu ý thế này: Level 1: Có tiền (có điều kiện) để tìm mua hàng hiệu dùng đã là oách --> Level 2: Làm sao để mua "hàng hiệu hịn" cho đúng giá trị tiền bỏ ra; mình ưng ý; có thẩm mỹ và không bị "nhếch mép" là ... rất oách --> Level 3: Có "hàng hịn" rồi thì biết dùng sao cho đúng (kết hợp phụ kiện hợp lý, dùng đúng hoàn cảnh, đúng kiểu) thì mới là ... kực oách (thế nên mới nói để trở thành một "quý ông" theo đúng nghĩa khó lắm ạ; danh gia thế tộc bao đời châu Âu nó vẫn bị rèn lè lưỡi ... kiểu như mấy cậu Hoàng tử Anh đấy thôi).
Ở level 3 này tức là mình phân biệt "người hiệu thật""người hiệu giả" đấy ạ (thế mới đỡ phí công mua đồ tốt để dùng; phỏng các bác?).
Em đi đâu làm việc chỉ cần liếc xuống chân đối tác thôi, giầy bẩn không bóng là vote trừ (chấp nó là hiệu gì); đi tất trắng với giầy de Ville (giầy da kiểu lịch sự) cũng vote trừ (gần đây em còn thấy Thủ đô có mode đi tất ngắn dưới mắt cá - loại tất thể thao, mặc quần vải đi giầy Tây ... :77:); phụ kiện da trên người không đồng mầu = vote trừ (kiểu đi giầy da nâu + thắt lưng đen etc ... ); một bộ quần áo đi làm việc có quá 4 tông mầu = vote trừ (trừ phi đối tác là Xuân Bắc :))); đàn ông mang quá nhiều trang sức như vòng, nhẫn, lắc và các phụ kiện mạ vàng cao tuổi = vote trừ.
Đại loại nó còn nhiều tiêu chí nữa nhưng cũng khó để giãi bày 1 lúc các bác ợ ...

@ bác sungak: Hàng Parkson và Vincom (nhất là Vincom) đầy hàng đểu bác ạ; cũng chưa gọi là yên tâm được đâu. Mà bác em sưu tập nước hoa hay chỉ để dùng thôi? Đàn ông có tận hơn 20 lọ em e hì hì ... hơi nhiều quá (b)
 

master_guy

Xe buýt
Biển số
OF-28040
Ngày cấp bằng
31/1/09
Số km
522
Động cơ
489,480 Mã lực
Nơi ở
سفارت ویتنام
thực ra lúc đầu tôi cũng có ý đò đưa giá và nới mua nhưng trên diễn đàn là một XH thu nhỏ với nhiều thành phần đa dạng khác nhau. Việc đưa giá lên rất dễ làm thay đổi mục đích chính của thớt từ Thật - Giả thành giầu nghèo và phân chia giai cấp vì vậy tôi không đưa giá.
Chỉ biết nói với các cụ là hàng hiệu để giảm giá là rất ít khi và nên thận trọng tôi đa khi mua hàng hiệu ở VN bởi một thi trường chưa lành manh nếu không cẩn thận đã mất tiền còn bị gọi trưởng giả học làm sang kiểu phú ông lên tỉnh.
Giá trị món đồ luôn được khẳng định bằng chính giá trị của nó vì vậy không bao giwof có chuyện NGON BỔ RẺ hết. Mong các cụ luôn thận trọng vì không bao giờ thừa hết

Ở châu âu, cứ mỗi lần Xmas là sale cụ ạ. Kể cả hàng hiệu cũng sale. Con vest Versace giá bình thường là hơn ngàn Euro, sale còn 100E.
Còn thận trọng khi mua hàng hiệu ở VN là đúng. Ở nước ngoài còn bị lừa nữa là ở VN (tất nhiên ít).
Nhiều yk cho rằng hàng TQ tràn lan ở khắp nơi, tội j mua hàng TQ ở CÂ, về VN mua rẻ hơn. Yk này theo em là chưa chuẩn lắm, bởi hàng TQ ở CÂ nó đạt tiêu chuẩn CÂ, còn ở VN thì chỉ đạt tiêu chuẩn VN thôi. Các cụ xem, tiêu chuẩn CÂ nó khắt khe như thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Đúng là ở châu Âu và Bắc Mỹ thì hiểu biết (và kiên nhẫn một chút) vẫn mua được đồ hiệu rẻ để dùng (là rẻ so với mức giá thường của nó thôi chứ vẫn không rẻ so với các nhãn hiệu khác). Và một khi đã mua đúng cửa hàng cửa hiệu thì không phải lo về chuyện phân biệt thật - giả. Em rất tâm đắc với quả slogan mà bọn Hải quan Pháp nó dán ngay ở cửa nhập cảnh (ngay cửa 2C ở CDG): "Faux crocodiles; vrais risques" (hiểu đại loại là: Cá sấu giả nhưng nguy cơ là thật) để cảnh cáo bác nào mặc Lacoste giả nói riêng và các bác dùng đồ fake nói chung đi vào Pháp (EU). Nếu nó phát hiện và làm tới nơi tới chốn thì những đối tượng này sẽ bị thu hủy hàng giả (nhái) + phạt tiền = 80% đơn giá của hàng hóa chính hãng (tất nhiên với lưu lượng khách lớn như vậy thì nó làm không xuể rồi nên cứ răn đe là chính).

Lại nói về chuyện cravattes; các bác hay dùng nên có móc treo riêng thế này



Móc lên nó dư lài





Lần này thì đúng em có show hàng tý :) Đúng là trị giá 1 cái cravattes thì không phải là quá lớn để trăn trở (đôi khi cũng có đấy he he ... nhưng cái tốt thì tầm 150 - 200 usd) nhưng không vì thế em không giữ gìn vì chọn được một cái ưng ý (màu, họa tiết, chất liệu, giá cả) là khó ... thậm chí, sau này quay lại cũng không mua chính xác được như thế nữa. Nhất là khi mua mình lại đã tư duy là sẽ dùng nó với chemise nào, vest nào, giầy gì etc ... Vậy nên nhất định em không thể dễ dãi (chưa nói đến chuyện điều kiện vật chất mình cũng hạn chế :^) )
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
797
Động cơ
500,670 Mã lực
Cái này cụ có thể tìm thấy đồ tương tự ở các siêu thị như Ikea, Marc & Spencer, Takashimaya hay Robinson (Đấy là em dự cụ hay đi Sing nên tư vấn đúng địa bàn luôn cho dễ ợ, khu bán đồ gia dụng, móc treo quần áo, giá phơi, ...). Em mua bên EU nhưng dự cũng chỉ là Made in China thôi ạ. Nó có cả cái móng 3/4 hình tròn để móc thắt lưng nữa, cũng hay phết ...
Cravattes thì em đặc biệt thích dùng mấy chiếc này; hàng Ý là chủ yếu, hand made, lụa 100%, họa tiết thêu nổi, lót cotton, canh ở trên trong dầy dặn nhưng thắt lại vô cùng dễ vì mềm mại

Cái này em rút trộm dây phơi nhà hàng xóm he he ...



Cái này thì tự sắm thôi











Cravattes 1 màu cũng rất hay các bác ạ

 
Chỉnh sửa cuối:

cantona

Xe container
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,652
Động cơ
668,257 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Cái mục đeo đá của cụ dauroi hay quá, e hiện nay mới chỉ đeo bạc thôi, cũng thấy ít ốm (l)
 

nam_ttc

Xe máy
Biển số
OF-48101
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
72
Động cơ
460,100 Mã lực
Vụ số 4 có ở đồng hồ essence không hở cụ. Em được tặng 1 chiếc mà cứ thắc mắc mãi, Lo là hàng lởm xấu hổ chẳng dám đeo, vừa kiểm tra, hơn 2 năm nay rồi nó vẫn chạy cụ ạ. (May là quà tặng nên cũng chưa vứt đi.)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top