Em lấy cái ví dụ thế này cho cụ thủng. Toàn những cụ không học kinh tế, cứ thích đi chỉ đạo kinh tế.
Giả sử có 5 gói thầu giống nhau, đều có dự toán đầu tư là 12k (nghìn) tỷ (lấy số to cho Hawai). Năm 2025 bắt đầu chỉ định thầu, 5 nhà thầu được chỉ định lần lượt là 10k, 11k, 11k, 11k, 12k. Giá trung bình là 11k, tiết kiệm trung bình là (12k-11k)/12k = 8,33%
Sang năm 2026, 5 gói thầu trên vẫn y nguyên nội dung, chả có căn cứ nào để tăng dự toán. Tiếp tục chỉ định. Đến lúc này, không ai được phép chỉ định trên 11k nữa cả, vì "chào thấp hơn mức bình quân tiết kiệm của năm trước". Bắt buộc phải chỉ định từ 11k trở xuống, thậm chí phải thấp hơn. Thành ra 5 nhà thầu trúng là 10k, 10.5k, 10.5k, 11k, 11k. Giá trung bình là 10,6k, tiết kiệm (12k-10,6k)/12k = 11,67%
Sang năm 2027, lặp lại 5 gói trên. Lúc này bắt buộc phải chỉ định dưới 10,6k. Nhưng năm 2027 lạm phát. Không nhà thầu nào còn thực hiện được với giá 10,6k nữa.
Chỉ định thầu đi vào bế tắc.
Thứ nhất, là dự toán đầu tư 12k tỷ vô dụng, vì cái mức tham chiếu là cái giá trị trung bình đang không ngừng giảm dần kia (11k vào năm 2026, 10,6k vào năm 2027). Giả sử cụ có lấy 12k là mức dự toán đầu tư ban đầu, cộng thêm lạm phát vào để ra mức mới, vẫn vô dụng.
Chỉ định thầu 11k vào năm 2027 ư? Căn cứ nào thế? Vi phạm "chào thấp hơn mức bình quân tiết kiệm của năm trước" rồi đấy, vì bây giờ mức tiết kiệm chỉ là 8,33% < 11,67%. Làm sai quy định, gây thiệt hại của nhà nước 11,67% - 8,33% = 3,34%, quy ra tiền thì là 400,8 tỷ, thừa sức đi tù toàn bộ chủ đầu tư.