Đọc thớt này lại nhớ một thời em chuyển hệ màu TV và đầu VCR.
Em đính chính chút về mặt kỹ thuật:
Trong truyền hình màu, với tín hiệu hình người ta quan tâm đến các loại tín hiệu sau: R, G, B, Y (nôm na: Đỏ, xanh lá, xanh lơ, tín hiệu chói). Khi truyền tín hiệu đi xa thì người ta thường truyền tổ hợp (R-Y) và (B-Y) là có đủ thông tin của hình ảnh (cái này dài em ngại gõ lắm)
- Trong hệ màu Secam tín hiệu ma trận màu (R-Y) và (B-Y) được điều chế theo phương pháp điều tần FM, sử dụng 02 sóng mang màu 4,22MHz và 4,xxMHz (em không nhớ lắm vì lâu rồi). Vì tính chất của sóng điều tần nên hệ Secam cho màu sắc đẹp, các mạch thu và tách tín hiệu màu có yêu cầu kỹ thuật không cần cao lắm. Như bọn em làm tay bo vấn lên được màu của Secam, tất nhiên không đẹp bằng mạch xịn rồi.
- Hệ màu NTSC, tín hiệu (R-Y), (B-Y) sử dụng phương pháp điều biên nén (SAM). Hai tín hiệu sử dụng cùng tần số sóng mang 3,58MHz (với hệ NTSC 3.58) hoặc 4,43MHz (với hệ NTSC 4.43). Hai sóng mang lệch pha nhau 90 độ. Mạch giải mã sử dụng phương pháp tách sóng đồng bộ. Mạch giải mã NTSC hay bị lỗi về đồng bộ pha nên màu hiển thị nhiều lúc không chính xác, do đó hệ màu NTSC thường có chỉnh tông màu (TINT) để cho màu gần với thực nhất.
- Hệ màu PAL, về bản chất giống hệ NTSC. Tuy nhiên hai sóng mang màu lệch pha nhau lần lượt là - 180 độ và +180 độ theo từng dòng quét (đổi pha lần lượt). Do tính chất này nên bộ giải mã PAL có thể tự sửa lỗi đường truyền trong quá trình giải mã. Các cụ cứ hình dung trong quá trình truyền dẫn (phát sóng, cáp...) kiểu gì cũng phát sinh lỗi (thêm hoặc bớt tín hiệu thừa....do nhiễu). Do đó cần phải có cơ chế tự sửa lỗi, đây chính là ưu điểm của hệ PAL.
* Ngày nay sử dụng truyền hình số (đĩa, internet, vệ tinh,....) thì thông tin hình ảnh (R,G,B,Y) đã được mã hóa Digital luôn nên các cụ không nghe thấy nói về hệ màu nữa. Nếu có nghe đến là người ta làm thêm để tương thích với các hệ analog cũ thôi,......