- Biển số
- OF-323492
- Ngày cấp bằng
- 13/6/14
- Số km
- 26
- Động cơ
- 288,480 Mã lực
Lại nhớ ngày phải cõng em đi mấy dãy nhà lên đầu khu tạp thể để xem nhờ cái tivi.
Mấy năm nữa sóng truyền hình quốc gia ngừng phát sóng analog,Cụ có thể giải thích sâu chỗ này 1 chút dc ko ạ. Ví dụ nếu ko có thì nó mất tính năng gì. Và cái từ DVB-T2 nghĩa của nó là như nào ạ
Đời đầu là đời O, sau đến đời P, hình thức na ná Dream II.Cụ nhớ hơi nhầm chút. Vì đến cuối 91, đầu 92 mới có Dream loại 4 số khung 4 số máy nhé.
Hồi đó em có con Dream chạy đến trường Thương Nghiệp thì oai nhất trường vì các thầy cô giáo vẫn đang đạp xe đạp![]()
Nôm na như QL 4 làn và QL 12 làn đúng ko cụ. Thanks cụ, e hiểu rồiCái này giải thích nó dài dòng lắm cụ ạ. Mục đích chính là nó truyền âm thanh (có thể cả âm thanh đa kênh 5.1), hình ảnh (SD, HD..) từ nhà đài đến TV của cụ dùng công nghệ Digital để tiết kiệm băng tần của sóng VHF/UHF, mục đích phụ là nó truyền thêm được nhiều thông tin hơn đến TV nhà cụ: tin nhắn, thư điện tử.....và có tính tương tác 2 chiều (không biết nhà mình có chưa, vì em chưa dùng). Em bị phải đọc cái này từ năm 1999 nên giờ cũng quên rồi. Tóm lại nó là xu hướng tất yêu của công nghệ thôi chỉ là sớm hay muộn phải ứng dụng thôi.
Cụ cứ hiểu nôm na là công nghệ analog và công nghệ digital thế này:
Công nghệ Analog nó như mỗi người có 1 xe máy ấy. 10 người ra đường thì cần 10 xe máy, mang theo đồ thì phải chằng buộc linh tinh, còn công nghệ Digital thì như xe khách, 10 người nhét lên 1 xe khách khi ra đường và đồ đem theo quăng lên xe là xong...he he.
Bẩm cụ, em đã hiểu thuốc phu ga ca diệt trừ giun như thế nàoMấy năm nữa sóng truyền hình quốc gia ngừng phát sóng analog,
người dùng free mà không có cái DVB-T2 sẽ không bắt được gì
DVB-T2 là bộ thu sóng truyền hình mặt đất, chuẩn đời thứ 2, hỗ trợ HD
Đời thứ nhất là cái đầu VTC hoặc là cái đầu Tàu bán ở chợ Giời 500k 1 cái
Hóa ra cụ cũng đồng môn à??? Em học 28.Dream 3 cục, kụ học 27 hay 28 kụ ơi
Có thể đời đầu là đời ko có đề. Còn con xe của em là lô DreamII đầu tiên mà Thái sx, số khung trùng với số máy là 2047 và đăng ký lần đầu 6/1996. Vì nó là con xe đầu tiên của em nên em nhớ lắmĐời đầu là đời O, sau đến đời P, hình thức na ná Dream II.
Thấy cụ tl vậy e nhớ ngày xưa hồi em nằm ngửa chụp ảnh khoe chim đã chụp ảnh mầu r . Còn ban em đi Nga ngố về khoe album thấy cu cậu học lớp 1 rồi mà vẫn ảnh đel trắngTiên sư anh LX, thích làm chuẩn riêng nhưng cũng không bắt hết đàn em dùng theo được., vậy nên S chả thông dụng được.
Ngày xưa đi học cứ nghe ca ngợi trình công nghệ điện tử của LX hàng đầu thế giới, nhưng thực ra lúc ấy nó đã tụt hậu 30~50 năm so với Mỹ-Nhật cmnr
Ngày xưa máy ảnh thường xài Zenit của LX, nếu xịn hơn thì xài Pratica của Đông đức. Ống kính thì thường có mỗi cái ống 50mm thôi. Bác nào giỏi thì có thể tự rọi ở nhà hoặc ra hiệu ảnh họ rọi thủ công cho. Đã có phim và ảnh màu rồi nhưng mà nó đắt tiền, muốn rẻ thì thường mua phim đen trắng chụp thôi. Đen trắng thì rọi ảnh cũng dễ hơn. Phim và giấy ảnh đen trắng hình như là của Liên xô. Ở Hà Nội ngày xưa hình như cũng có một nhà máy sản xuất giấy ảnh.Thấy cụ tl vậy e nhớ ngày xưa hồi em nằm ngửa chụp ảnh khoe chim đã chụp ảnh mầu r . Còn ban em đi Nga ngố về khoe album thấy cu cậu học lớp 1 rồi mà vẫn ảnh đel trắng![]()
Không hẳn thế cụ ạ. Dùng đèn điện tử thì phải mất thời gian nung tim nóng lên thì đèn điện tử mới làm việc được, tất nhiên điện yêu thì nó phải nung lâu hơn một chút thôi. Bây giờ mấy cụ chơi âm thanh dùng apmly đèn điện tử thì cũng phải chờ khoảng 1-2 phút mới nghe được, nhưng để nghe hay thì phải 5-10 phút thì hệ thống mới đạt tham số ổn định như thiết kế.Thời đó còn cả tivi bóng đèn điện tử nữa, điện yếu phải bật mất mấy phút mới lên hình![]()
Vẽ truyền thần chưa tuyệt diệt đâu cụ! vẫn còn đấy, nhà em năm ngoái vẽ lại ảnh của cậu em là liệt sĩ (chưa tìm thấy mộ), còn mỗi cái ảnh bé tí ti mà lại bị nhòe nhoẹt nữa, và ảnh ông ngoại (ông ngoại em thấy bảo cực ghét chụp ảnh nên không có cái ảnh nào)phải đi vẽ truyền thần đấy. Ngoài ảnh, bác em phải ngồi cạnh rồi mô tả từng tí một. Khi đem ảnh về ai cũng bảo giống thật, nhất là ảnh ông ngoại em!Ngày xưa máy ảnh thường xài Zenit của LX, nếu xịn hơn thì xài Pratica của Đông đức. Ống kính thì thường có mỗi cái ống 50mm thôi. Bác nào giỏi thì có thể tự rọi ở nhà hoặc ra hiệu ảnh họ rọi thủ công cho. Đã có phim và ảnh màu rồi nhưng mà nó đắt tiền, muốn rẻ thì thường mua phim đen trắng chụp thôi. Đen trắng thì rọi ảnh cũng dễ hơn. Phim và giấy ảnh đen trắng hình như là của Liên xô. Ở Hà Nội ngày xưa hình như cũng có một nhà máy sản xuất giấy ảnh.
Phim màu thì hay mua loại ORWO của đông Đức, nhưng mà hiếm. Ngày xưa còn có dịch vụ vẽ màu lên ảnh đen trắng, ở các hiệu chụp ảnh hay có. Bây giờ thì dịch vụ này với cả vẽ truyền thần tuyệt diệt rồi.
Giờ chỗ e vẫn phải xoay an ten cụ àNgày bé toàn phải đi xoay anten với xoay cái nút bé bé đằng sau cái TV đen trắng, như kiểu ...Fine Tune... ấy![]()
- Vì sóng truyênh hình là sóng cực ngắn mà cụ, với bước sóng ngắn này thì nó chỉ đi thẳng (gần như ánh sáng) và phản xạ lung tung khi gặp vật cản. Nếu ở chỗ cụ đặt anten mà không nhìn thẳng cột phát sóng thì cụ phải thu sóng phản xạ, do đó khi cụ xoay anten là cụ đang tìm hướng có sóng khỏe nhất đấy thôi. Khổ nỗi sự phản xạ này nó thay đổi theo thời tiết lắm (theo nghĩa đen luôn...he he!) nên có lúc tốt lúc xấu không đều nhau, nhất là xung quang chỗ đặt anten có nhiều vật cản.Giờ chỗ e vẫn phải xoay an ten cụ à![]()