- Biển số
- OF-731175
- Ngày cấp bằng
- 1/6/20
- Số km
- 27
- Động cơ
- 70,570 Mã lực
- Tuổi
- 29
Chuyện cô Bảy Nhơn
Cô Bảy Nhơn người thấp đậm, không nhớ đã bán món cháo vịt và vịt quay bao nhiêu năm ở Bến Tre. Tiệm cháo của cô gắn liền với 1 câu chuyện vào năm 1996, năm mà có 1 chàng trai khoai ngô tứng tú ở Ba Tri ra đời.
Năm đó, cô Bảy Nhơn nhận nhiệm vụ tiếp quản quán cháo vịt để cha mẹ cô nghỉ ngơi, cô thì từ vị trí "thớt" tức chuyên chặt, trở thành mama tổng quản, quản lý tất cả từ trong ra ngoài, nên có nhiều chệch choạc vì còn mới. Bữa đó, có 2 ông khách đi xe Dream tới ăn, giao cho anh nhân viên giữ xe. Không rõ sao đó mà xe bị mất, khách ra trưng được cái tờ giữ xe của quán trong khi xe đã không còn. Kiểm lại thì thấy kẻ gian đã làm thẻ giả và nhân viên giữ xe mới vô làm bất cẩn. Cô Bảy Nhơn nói thôi, hai anh vô trong nhà, em đền. Cô lấy 7 cây vàng ra trả lại để hai anh mua xe mới. Cổ giữ lại giấy tờ xe cũ và ký giấy sang tay, để nếu công an có bắt được kẻ gian thì trả xe lại cho cô, cô cũng không trách móc anh nhân viên giữ xe nửa lời. Cha mẹ cô chửi mắng cô quá trời, vì tiền lãi bao nhiêu năm tự dưng 1 phát đi đền hết, cô Bảy Nhơn nói "cha mẹ đã giao cho tiệm này thì để con quyết, tiếc tiền làm chi trong khi mình sai rành rành ra đó".
Chuyện đồn thổi nhau, người ta tới tiệm cháo vịt của cô ăn chủ yếu là để coi mặt cái cô Bảy Nhơn hào sảng trượng nghĩa chơi đẹp. Cô kiếm được tiền thì mở rộng hết diện tích đất, rồi mua luôn nhà 2 bên để mở thành quán cháo lớn. Người ta bày cô thêm cái này cái kia, bán bia bọt này nọ nhưng cô vẫn trung thành với việc chuyên môn hoá là bán cháo vịt, uống trà đá và chỉ có vậy. Chỉ sau 1 năm, số tiền cô thu về gấp trăm gấp ngàn lần 7 cây vàng kia. Cháo Vịt cô Bảy là 1 thương hiệu lớn nổi danh khắp vùng.
Năm 2000, đầu bếp làm cho cô qua gặp ông hàng xóm bàn chuyện làm riêng vì thấy "bà Bảy Nhơn có tài cán mẹ gì đâu mà bán kiếm tiền ác liệt, mình cũng nhảy vô làm để kiếm lãi". Ông hàng xóm có tiền Việt Kiều gửi về nên đầu tư hoành tráng, trên bảng hiệu có dòng chữ to "Đầu bếp từ quán cô Bảy đã sang đây làm". Quán ghi là "Quán Cô Bảy", chữ to hơn, đèn hiệu lấp lánh, treo vịt thật nhiều phía trước để khuếch trương thanh thế. Ông quen biết nhiều nên mời người ta tới ăn đông vui, lại bán bia nhậu nên đông nghẹt. Chỉ trong 1 tháng, cô Bảy Nhơn ế khách, vịt xưa làm cả trăm con mỗi ngày giờ chỉ còn chục con, buộc phải đổi bảng hiệu "Quán cháo vịt cô Bảy gốc" và bán thêm bia, làm thêm vài món nhậu nữa để cạnh tranh. Nhưng sức bán vẫn yếu, khách tới dồn hết qua quán Cô Bảy mới vì mặt tiền to hơn, người đông hơn...
Và chỉ 2 năm sau, con đường đó ra đời thêm 3 quán cô Bảy nữa, gồm quán "cô Bảy chính chủ", quán "Cô Bảy xưa", quán "Cô Bảy cũ", tổng cộng là 5 quán cô Bảy, cứ mỗi tháng lại thay đổi bảng hiệu to hơn, đèn sao nhấp nháy, nhạc sống xập xình, nhân viên tiếp thị bia và thuốc lá lượn lờ. Cô Bảy Nhơn thấy vậy không ổn, nên tìm cách lật ngược thế cờ, và cô đã thành công...
sưu tầm
Cô Bảy Nhơn người thấp đậm, không nhớ đã bán món cháo vịt và vịt quay bao nhiêu năm ở Bến Tre. Tiệm cháo của cô gắn liền với 1 câu chuyện vào năm 1996, năm mà có 1 chàng trai khoai ngô tứng tú ở Ba Tri ra đời.
Năm đó, cô Bảy Nhơn nhận nhiệm vụ tiếp quản quán cháo vịt để cha mẹ cô nghỉ ngơi, cô thì từ vị trí "thớt" tức chuyên chặt, trở thành mama tổng quản, quản lý tất cả từ trong ra ngoài, nên có nhiều chệch choạc vì còn mới. Bữa đó, có 2 ông khách đi xe Dream tới ăn, giao cho anh nhân viên giữ xe. Không rõ sao đó mà xe bị mất, khách ra trưng được cái tờ giữ xe của quán trong khi xe đã không còn. Kiểm lại thì thấy kẻ gian đã làm thẻ giả và nhân viên giữ xe mới vô làm bất cẩn. Cô Bảy Nhơn nói thôi, hai anh vô trong nhà, em đền. Cô lấy 7 cây vàng ra trả lại để hai anh mua xe mới. Cổ giữ lại giấy tờ xe cũ và ký giấy sang tay, để nếu công an có bắt được kẻ gian thì trả xe lại cho cô, cô cũng không trách móc anh nhân viên giữ xe nửa lời. Cha mẹ cô chửi mắng cô quá trời, vì tiền lãi bao nhiêu năm tự dưng 1 phát đi đền hết, cô Bảy Nhơn nói "cha mẹ đã giao cho tiệm này thì để con quyết, tiếc tiền làm chi trong khi mình sai rành rành ra đó".
Chuyện đồn thổi nhau, người ta tới tiệm cháo vịt của cô ăn chủ yếu là để coi mặt cái cô Bảy Nhơn hào sảng trượng nghĩa chơi đẹp. Cô kiếm được tiền thì mở rộng hết diện tích đất, rồi mua luôn nhà 2 bên để mở thành quán cháo lớn. Người ta bày cô thêm cái này cái kia, bán bia bọt này nọ nhưng cô vẫn trung thành với việc chuyên môn hoá là bán cháo vịt, uống trà đá và chỉ có vậy. Chỉ sau 1 năm, số tiền cô thu về gấp trăm gấp ngàn lần 7 cây vàng kia. Cháo Vịt cô Bảy là 1 thương hiệu lớn nổi danh khắp vùng.
Năm 2000, đầu bếp làm cho cô qua gặp ông hàng xóm bàn chuyện làm riêng vì thấy "bà Bảy Nhơn có tài cán mẹ gì đâu mà bán kiếm tiền ác liệt, mình cũng nhảy vô làm để kiếm lãi". Ông hàng xóm có tiền Việt Kiều gửi về nên đầu tư hoành tráng, trên bảng hiệu có dòng chữ to "Đầu bếp từ quán cô Bảy đã sang đây làm". Quán ghi là "Quán Cô Bảy", chữ to hơn, đèn hiệu lấp lánh, treo vịt thật nhiều phía trước để khuếch trương thanh thế. Ông quen biết nhiều nên mời người ta tới ăn đông vui, lại bán bia nhậu nên đông nghẹt. Chỉ trong 1 tháng, cô Bảy Nhơn ế khách, vịt xưa làm cả trăm con mỗi ngày giờ chỉ còn chục con, buộc phải đổi bảng hiệu "Quán cháo vịt cô Bảy gốc" và bán thêm bia, làm thêm vài món nhậu nữa để cạnh tranh. Nhưng sức bán vẫn yếu, khách tới dồn hết qua quán Cô Bảy mới vì mặt tiền to hơn, người đông hơn...
Và chỉ 2 năm sau, con đường đó ra đời thêm 3 quán cô Bảy nữa, gồm quán "cô Bảy chính chủ", quán "Cô Bảy xưa", quán "Cô Bảy cũ", tổng cộng là 5 quán cô Bảy, cứ mỗi tháng lại thay đổi bảng hiệu to hơn, đèn sao nhấp nháy, nhạc sống xập xình, nhân viên tiếp thị bia và thuốc lá lượn lờ. Cô Bảy Nhơn thấy vậy không ổn, nên tìm cách lật ngược thế cờ, và cô đã thành công...
sưu tầm
