[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Để thuận tiện cho việc đánh giá mức độ phổ biến của các chữ được chiết (tránh tình trạng chiết những chữ tuy hay, nhưng thực tế bây giờ không còn dùng), cháu xin đưa thêm vào mức độ đánh giá bên cạnh mỗi chữ cháu chiết tự.

Rất Rất Cao - Sử dụng thường xuyên trong văn viết và nói.
Rất Cao - Sử dụng thường xuyên trong văn viết, sử dụng bình thường trong văn nói.
Cao - Sử dụng bình thường trong văn viết, sử dụng thường xuyên trong văn nói.
Trung bình - Sử dụng bình thường trong văn viết, sử dụng bình thường trong văn nói.
Thấp - Sử dụng bình thường trong văn viết, sử dụng ít trong văn nói.
Rất Thấp - Sử dụng ít trong văn viết, sử dụng ít trong văn nói.
Rất Rất Thấp - dưới tất cả các mức trên.

Ví dụ:

Tọa ( ) - Rất Rất Cao.
Tọa ( ) - Trung Bình.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chỉ cần trình độ thuộc lòng 1000 chữ Rất Rất Cao (Sử dụng thường xuyên trong văn viết và nói) là đọc báo tiếng Trung, xem TV tiếng Trung, chém gió tiếng Trung vù vù.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thế mới biết Nhật cũng thâm nhưng thâm khác Tàu, Tàu thâm kiểu tạo ra tác giả rởm, thi thư rởm để người ta tin vào chuẩn rởm.
Nay Nhật cứ mỗi ngày một tý nhồi những chữ sai, kiến thức sai vào những phần mềm đánh giá, công cụ tìm kiếm miễn phí trên mạng. Từ đó người ta sẽ dùng những thước đo méo mó đấy đi đo kiến thức thật, con người thật.
Cái thâm này chỉ tẩy được bằng cách suy luận duy vật và cũng phải kiên nhẫn.
Ha ha ha
Cháu đoán trước được sẽ có người đưa ra ý kiến như bác, nên đã cẩn thận chỉ dùng phần mềm của Việt Nam.
Bác có thể vào: http://thomay.vn/thomay/

Untitled.jpg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
So sánh hai chữ Tự trong tiếng Hán.

(zì) - Tự (chữ viết) - Rất Rất Cao.
(zì) - Tự (tự xảy ra) - Cao.

Cả hai đều có Hán Việt, Pinyin, giống hệt nhau, nhưng khi nói vẫn khác một chút. 自 (zì) phát âm thấp hơn 字 (zì) khoảng 2 quãng 8 (cháu không biết mô tả chuyên ngành ngôn ngữ, nên sử dụng tạm khái niệm trong âm nhạc).

Một ví dụ rất sinh động cho chữ Tự (字) chính là Chiết Tự (折字) là cái việc đang làm trong thớt này đấy ạ. Nhưng rất buồn cười khi ở Trung Quốc, tất cả các phương tiện chính thống đều ngầm loại bỏ khái niệm Chiết Tự (折字). Bởi vì một trong các mục đích của chữ giản thể được phổ biến ở Trung Quốc, để người dân không thể hiểu sai, Chiết (折) chữ nọ thành chữ kia. Các bác có thể kiểm tra khi copy & paste chữ Chiết Tự (折字) bỏ vào Baidu, kết quả trả về là không có: https://baike.baidu.com/search/none...

Ví dụ về chữ Tự (自) cứ cái gì tự xảy ra thì dùng chữ này.
不戰自然成 - Bất Chiến Tự Nhiên Thành (không đánh mà thắng).
顧影自憐 - Cố Ảnh Tự Liên (tủi thân).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Phân tích về hai chữ Tích (析) và Chiết (折).

- Tích (chẻ ra) thuộc bộ Mộc - Rất Rất Cao.
- Chiết (bẻ gãy) thuộc bộ Thủ - Rất Rất Cao.

Nhìn thoáng qua, tượng hình hai chữ khá giống nhau, đều có Chữ Cân (斤) - cái rừu, nhưng tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy khác nhau.

析 = 木 + 斤
折 = 扌+ 斤

Tích (析 = 木 + 斤) là lấy cái rìu chẻ cái cây, có thể là người làm, có thể là máy làm, nên có nghĩa khách quan.
Chiết (折 = 扌+ 斤) là cái tay người cầm cái rừu bẻ gãy cái gì đó, nên có nghĩa là chủ quan.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,100
Động cơ
162,172 Mã lực
hoan bi ly hợp, cụm này có tích gì không các cụ. nghe thấy trong bài hát TQ Khát vọng
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
hoan bi ly hợp, cụm này có tích gì không các cụ. nghe thấy trong bài hát TQ Khát vọng
Một câu nói của Tô Đông Pha.

Nhân hữu bi hoan li hợp, Nguyệt hữu âm tình viên khuyết, Thử sự cổ nan toàn” 人有悲歡離合, 月有陰晴圓缺, 此事古難全 (Người có buồn vui li hợp, Trăng có mờ tỏ đầy vơi, Xưa nay đâu có vạn toàn).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chém gió mãi một mình cũng buồn tẻ.
Đố các bác tại sao gọi là Thứ Nữ trong câu: Trưởng Nam Thứ Nữ.
Google thoải mái ạ.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,100
Động cơ
162,172 Mã lực
Một câu nói của Tô Đông Pha.

Nhân hữu bi hoan li hợp, Nguyệt hữu âm tình viên khuyết, Thử sự cổ nan toàn” 人有悲歡離合, 月有陰晴圓缺, 此事古難全 (Người có buồn vui li hợp, Trăng có mờ tỏ đầy vơi, Xưa nay đâu có vạn toàn).
hay thế, bọn TQ này phải nói là thâm sâu nhỉ, mỗi tội chữ khó viết quá
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
hay thế, bọn TQ này phải nói là thâm sâu nhỉ, mỗi tội chữ khó viết quá
Vì thế các cụ ngày xưa 20 năm đèn sách mới lều chõng đi thi đỗ Trạng Nguyên được.
10 năm đèn sách tạm gọi là biết đọc biết viết (chữ quốc ngữ nhanh gấp 10 lần, khoảng một năm là đọc thông viết thạo).
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,509
Động cơ
530,692 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thớt này để phổ cập tiếng Tàu à :)
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Chém gió mãi một mình cũng buồn tẻ.
Đố các bác tại sao gọi là Thứ Nữ trong câu: Trưởng Nam Thứ Nữ.
Google thoải mái ạ.
Nhân tiện nhờ cụ giải thích hộ em. Ở quê em Nghệ An, trong các bài cúng giỗ, họ, ma chay đều bắt đầu bằng chữ DUY. Chẳng hạn
DUY Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Em hỏi các cụ trong quê không ai hiểu sao lại có chữ DUY đó. Chỉ biết là phải dùng thôi
Cảm ơn cụ
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vì Hán Tự quá khó nên Trung Quốc phải có chương trình: Hán Tự Giản Hóa Phương Án (汉字简化方案) - Phương án đơn giản hóa Hán Tự. Cứ mỗi thập niên đơn giản thêm số lượng một ít Hán Tự. 60 năm mới đơn giản được 8000 chữ từ phồn thể sang giản thể.

Hán Tự có khoảng 400.000 chữ tức là mới giản hóa khoảng 2%, tuy nhiên may mắn là 350.000 chữ nó nằm trong các văn bia cổ thôi. Thực tế số chữ còn được sử dụng hiện nay khoảng 50.000 chữ, tỷ lệ giản hóa nếu tính trên con số 50k này ~ 16%.

Pháp luật Trung Quốc quy định các hoạt động liên quan đến việc công, đều không được dùng Hán Tự nằm ngoài danh mục đã được giản hóa. Ví dụ học sinh tiểu học thì danh mục là những Hán Tự nào, trung học là danh mục những Hán Tự nào. Đề thi mà có chữ nằm ngoài danh mục tương đương là người ra đề bị kỷ luật ngay ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhân tiện nhờ cụ giải thích hộ em. Ở quê em Nghệ An, trong các bài cúng giỗ, họ, ma chay đều bắt đầu bằng chữ DUY. Chẳng hạn
DUY Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Em hỏi các cụ trong quê không ai hiểu sao lại có chữ DUY đó. Chỉ biết là phải dùng thôi
Cảm ơn cụ
Chữ DUY (維) nghĩa là gìn giữ, duy trì trong Hán - Nôm. Cho nên nói DUY sự vật gi đó, nghĩa là gìn giữ, duy trì sự vật đó.
Ấy là cháu đoán bừa như vậy.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,100
Động cơ
162,172 Mã lực
Cháu đang cố gắng miêu tả một cách khách quan tiếng Tàu ạ.
Nói chung là hại nhiều hơn lợi.
mất gốc ngôn ngữ tai hại thay! haiz...ra đền chùa, về quê... ko hiểu gì! cháu đã từng phải hỏi bạn Nhật là ở tháp bút viết gì đấy !:D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
mất gốc ngôn ngữ tai hại thay! haiz...ra đền chùa, về quê... ko hiểu gì! cháu đã từng phải hỏi bạn Nihật là ở tháp bút viết gì đấy !:D
Hán Tự có 06 cách để tạo ra chữ:

(1) Chỉ sự: nhìn thấy cái gì thì nghĩ ra chữ cho tính chất cái đó.
(2) Hình tượng: nhìn thấy cái gì thì vẽ chữ mô phỏng cái đó.
(3) Hình thanh: lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành chữ.
(4) Hình hội: kết hợp vài chữ lại trong cùng một chữ.
(5) Chuyển chú: chuyển từ các chữ trong cùng bộ.
(6) Giả tá: tức là lấy từ (1) đến (5) và gán cho nghĩa mới.

Tiếng Việt có mỗi cách, rất đơn giản, ghép từ với nhau là thành từ mới.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hán Tự có 06 cách để tạo ra chữ:

(1) Chỉ sự: nhìn thấy cái gì thì nghĩ ra chữ cho tính chất cái đó.
(2) Hình tượng: nhìn thấy cái gì thì vẽ chữ mô phỏng cái đó.
(3) Hình thanh: lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành chữ.
(4) Hình hội: kết hợp vài chữ lại trong cùng một chữ.
(5) Chuyển chú: chuyển từ các chữ trong cùng bộ.
(6) Giả tá: tức là lấy từ (1) đến (5) và gán cho nghĩa mới.
Với 06 cách này, nhưng lại chẳng có quy tắc gì cả, cứ loạn cào cào cả lên. Chữ mới được tạo ra, chỉ cần không giống bất kỳ chữ cũ nào là được. Thời nhà Minh là đỉnh cao của "loạn chữ", đến mức trình độ tú tài trở xuống đọc chữ còn chật vật. Cuối cùng vua Minh Thần Tông phải hạ chỉ để Đại học sĩ Mai Ưng Tộ chỉnh lý lại Hán Tự (từ 600 bộ Thủ cắt xuống còn 214 bộ Thủ), sau lần chỉnh lý đó, Hán Tự mới tạm coi là yên ổn.
 

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,034
Động cơ
430,790 Mã lực
Phân tích về hai chữ Tích (析) và Chiết (折).

- Tích (chẻ ra) thuộc bộ Mộc - Rất Rất Cao.
- Chiết (bẻ gãy) thuộc bộ Thủ - Rất Rất Cao.

Nhìn thoáng qua, tượng hình hai chữ khá giống nhau, đều có Chữ Cân (斤) - cái rừu, nhưng tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy khác nhau.

析 = 木 + 斤
折 = 扌+ 斤

Tích (析 = 木 + 斤) là lấy cái rìu chẻ cái cây, có thể là người làm, có thể là máy làm, nên có nghĩa khách quan.
Chiết (折 = 扌+ 斤) là cái tay người cầm cái rừu bẻ gãy cái gì đó, nên có nghĩa là chủ quan.
Tích, chiết này có lẽ liên quan đến môn ghép(tháp) cây, chiết cành. Tích chính là tháp, khía rãnh trên hai cây mọc cạnh nhau rồi bó ghép thành một. Chiết có bộ thủ, ý tả chỉ lấy một nhánh (tay) đi cắm vào thân cây khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top