[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Những thành tựu, triển vọng của máy bay không người lái Nga
(Vũ khí) - Chúng tôi mới giới thiệu bài: “Máy bay không người lái Israel: tại sao luôn đi đầu” (DVO, 6/1/2021) của chuyên gia quân sự Nga Ryabov Kirill.

Để tiếp tục chủ đề này, xin được thiệu tiếp bài viết với tiêu đề trên cũng của ông đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 10/12/2020
1611284707653.png
"Orlan-10" là một trong những máy bay không người lái (UAV) chủ lực của Quân đội Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Trong 10-15 năm trở lại đây, Quân đội Nga đặc biệt quan tâm đến UAV. Các UAV nhiều chức năng và với nhiều tính năng kỹ- chiến thuật khác nhau đã được nghiên cứu- thiết kế- chế tạo, mua sắm và đưa vào trang bị, cho phép đáp ứng tất cả các nhu cầu của Các Lực lượng Vũ trang Nga.
Nhờ vậy, hiện nay Nga đã xây dựng được một trong những "hạm đội đường không” UAV lớn nhất thế giới và trong tương lai, “hạm đội này” nó sẽ còn lớn hơn và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.
Những thành tích đến thời điểm hiện tại
Các tiến trình hình thành và phát triển hướng nghiên cứu chế tạo UAV đã được triển khai vào những năm 2000 - mặc dù khi đó trong trang bị vẫn còn các mẫu cũ hơn được chế tạo từ thời Liên Xô.
Việc khai thác làm chủ các UAV hiện đại bắt đầu từ việc tự thiết kế các mẫu riêng và mua những sản phẩm nước ngoài cần thiết để tích lũy kinh nghiệm.
Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
Tổ điều khiển đang chuẩn bị cho việc phóng UAV "Eleron-3". Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Theo thời gian, số lượng các UAV được chế tạo trong nước ngày càng tăng, và một phần những mẫu này đã được đưa vào trang bị cho các quân binh chủng.
Đến thời điểm hiện tại, UAV một số lớp khác nhau đang có trong biên chế của Lục quân, Không quân, Hải quân, Bộ đội Đổ bộ Đường không (VDV) và một số cơ cấu vũ trang khác.
Nhưng tuy vậy, các UAV chủ yếu đang được khai thác trong Các Lực lượng Vũ trang Nga mới chỉ là các tổ hợp hạng nhẹ và hạng trung. UAV hạng nặng, trong đó có các UAV tấn công vẫn chưa có trang bị, nhưng sẽ được đưa vào trực chiến trong tương lai gần.
Theo những dữ liệu được biết, trong cơ cấu biên chế tổ chức của Quân đội Nga hiện có khoảng 70 đại đội chịu trách nhiệm khai thác sử dụng UAV. Những đại đội này có hàng trăm tổ hợp UAV hai chục kiểu khác nhau, trong đó có ít nhất là 2.000 thiết bị bay.
Nhờ vậy, Nga hiện đang là một trong những "cường quốc không người lái" trên thế giới. Nếu tính về số lượng UAV đang có, Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Israel.
Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
“Eleron” trên thiết bị phóng. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Các tiến trình thiết kế và hiện đại hóa của các phương tiện kỹ thuật không người lái vẫn đang được triển khai. Ngoài ra, tiếp tục sản xuất các thiết bị theo những hợp đồng hiện có và mới có.
Đang làm chủ các hướng đi mới. Tất cả những công việc trên cho phép tin rằng lực lượng UAV của chúng ta (Nga) ít nhất cũng sẽ không giảm về số lượng, còn về chất lượng- sẽ có những bước đột phá thực sự.
Thực trạng lực lượng UAV Nga
Vào thời điểm hiện tại, đại đa số UAV trang bị cho Lục quân là các UAV hạng nhẹ; những thiết bị này chủ yếu thực hiện chức năng giám sát và trinh sát.
Cụ thể, phổ biến nhất là tổ hợp “Orlan-10”- UAV này chỉ nặng 14 kg và có khả năng mang tải trọng hữu ích 5 kg. Có nhiều phương án sử dụng tải trọng hữu ích khác nhau, trong đó có phương án trang bị thiết bị liên lạc và các phương tiện tác chiến điện tử.
Các UAV dòng “Eleron” cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với Lục quân Nga. “Eleron” được thiết kế theo sơ đồ "cánh bay" và có trọng lượng từ 3,4 đến 15 kg.

Chúng có thể hoạt động trên không trong một khoảng thời gian dài và tiến hành trinh sát một cách bí mật, khó bị phát hiện. Các mẫu lớn hơn và nặng hơn của dòng ‘Eleron” có thể mang nhiều kiểu tải trọng hữu ích khác nhau.

Các UAV mới hơn dòng “Takhion” có các tính năng và khả năng tương tự. Còn có một số mẫu khác thuộc lớp hạng nhẹ do Nga tự thiết kế sản xuất hoặc sản xuất hàng loạt theo giấy phép.

Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
Phóng UAV “Takhion”. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
UAV hạng trung chủ yếu Nga sản xuất hiện tại là "Forpost" - UAV sản xuất theo cấp phép của Israel- bản sao của UAV IAI “Searcher II”.

Kiểu UAV này có trọng lượng cất cánh hơn 430 kg và mang theo các thiết bị trinh sát. Sau một thời gian sản xuất theo giấy phép, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên và sự phụ thuộc vào các linh kiện chi tiết nhập khẩu giảm xuống.

Ngoài ra, đang hoàn thành dự án chế tạo UAV “Forpost-R”. UAV “Forpost-R” lớn hơn và nặng hơn so với người “tiền nhiệm” (Forpost’), đồng thời thời gian bay tăng lên. Thêm nữa, dự kiến UAV “Forpost-R” chỉ sử dụng các linh kiện và phần mềm của Nga.

Các đặc điểm khai thác sử dụng

Lực lượng UAV hiện có tại các đơn vị Quân đội Nga chỉ thích hợp để quan sát và trinh sát - và Quân đội tích cực sử dụng ưu thế này.

Đã thành lập các đại đội trinh sát được trang bị máy bay không người lái trong tất cả các binh đoàn (cấp sư đoàn, quân đoàn-ND) của Lục quân, Không quân và các quân binh chủng khác.

Nhiệm vụ của chúng là thu thập dữ liệu về đối phương và tình huống nói chung, chỉ mục tiêu cho các loại phương tiện hỏa lực khác nhau, v.v.

Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
UAV hạng trung “Forpost”. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Trong khuôn khổ chiến dịch quân sự tại Syria, các tổ hợp hàng không không người lái đã thể hiện được các khả năng của chúng trong hoạt động trinh sát và chỉ mục tiêu.

Nhờ các UAV, đã đảm bảo được hoạt động của Không quân chiến đấu, trong đó có cả Không quân chiến lược và các phân đội bộ binh Quân đội Chính phủ Syria. Các phương án phối hợp hành động khác nhau giữa UAV với các phương tiện kỹ thuật quân sự khác thường xuyên được luyện tập trong các cuộc tập trận khác nhau.

Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần thông báo về việc đã sử dụng UAV trong các lĩnh vực khác.

Cụ thể, các thiết bị không người lái từ nay có thể được phục vụ cho các hệ thống pháo binh các kiểu khác nhau, kể cả hệ thống cực mạnh 2S7M. Dữ liệu từ máy bay không người lái trinh sát được sử dụng cho cả việc chuẩn bị các phần tử bắn và cả hiệu chỉnh hỏa lực sau những phát bắn đầu tiên.

Nga cũng đã bắt đầu đưa UAV trang bị cho Bộ đội Công binh và Bộ đội Đường Sắt. Lính công binh và bộ đội đường sắt sử dụng UAV để đánh giá tình huống và xác định kế hoạch hành động tiếp theo - khi xây dựng hoặc phá hủy các công trình, khi làm đường hoặc sửa chữa đường sắt, v.v.

Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
Tổ hợp “Orion” cùng các ới máy bay không người lái hạng nặng. Ảnh: Công ty "Kronstadt"
Triển vọng “ hạng nặng ”

Trong trang bị của Quân đội Nga hiện chưa có các UAV hạng nặng với các các tính năng bay cao hơn. Do thiếu các UAV như vậy, câu hỏi về máy bay không người lái tấn công vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Tuy nhiên, những công việc theo hướng này đã được triển khai từ vài năm trước và hy vọng sẽ sớm cho kết quả như mong muốn.

Thành công hơn cả trong phân khúc này là tổ hợp không người lái “Orion”. Nó đã hoàn thành thành công tất cả các thử nghiêm và thậm chí đã qua được cả “bài kiểm tra” ở Syria. Vào mùa xuân năm nay (2020), Bộ Quốc phòng Nga đã tiếp nhận tổ hợp đầu tiên với 3 chiếc UAV. Sẽ triển khai sản xuất hàng loạt “Orion”.

Một dự án có chức năng tương tự là "Altius-U" hiện đang gặp phải một số vấn đề. UAV này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng có khả năng là sẽ được đưa vào trang bị trong tương lai gần.

Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
"Altius-U" hạng nặng đang bay. Ảnh Bộ Quốc phòng LB Nga
Đặc biệt đáng quan tâm là dự án S-70 “Okhotnik” (“Thợ săn”), đã được thử nghiệm nguyên mẫu. Đó là một UAV sơ đồ "cánh bay" với các khả năng trinh sát- tấn công ưu việt phát triển và khả năng hoặc hoạt động độc lập ở chế độ tự động hóa tối đa, hoặc cùng đội hình với máy bay tiêm kích có người lái thế hệ 5.

Hướng nghiên cứu về máy bay không người lái có khả năng tương tác với máy bay có người lái đang được phát triển. Tại diễn đàn "Army-2020", lần đầu tiên Nga cho trưng bày mô hình một UAV triển vọng kiểu này mang tên "Grom".

Dự kiến, một thiết bị như vậy sẽ có thể mang vũ khí để tấn công các mục tiêu trên không và trên mặt đất, đồng thời sẽ đảm nhận những hoạt động tác chiến nguy hiểm nhất.

Máy bay không người lái sử dụng một lần

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nước Nga đã quan tâm đến một hướng phát triển UAV mới- đó là hướng chế tạo các UAV được gọi là đạn bay chờ - tức là các UAV hạng nhẹ mang đầu tác chiến và có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất (UAV cảm tử).

Một số thiết kế lớp này đã được trưng bày và hiện chúng đang trong thời gian thử nghiệm - nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được đưa vào trang bị. Rất có thể, một quyết định về vấn đề này sẽ được đưa ra trong tương lai gần.

Nhung thanh tuu, trien vong cua may bay khong nguoi lai Nga
Đạn bay chờ "Lantset ". Ảnh: Tập đoàn "Kalashnikov"
Cách đây không lâu, thông tin về UAV “tự sát” Kub-UAV" đã được công bố. Đó là một UAV cỡ nhỏ (sải cánh chỉ 1,2 m) với đầu tác chiến nặng 3 kg. UAV này có khả năng bay trong thời gian lên đến nửa giờ.

Trong khoảng thời gian đó, người điều khiển có thể theo dõi tình huống và tìm kiếm mục tiêu để tấn công. Sau đó nữa, Nga cho giới thiệu tiếp UAV “tự sát” “Lantset”.

Điểm khác biệt của “Lantset”. so với “Kub-UAV” là ở chỗ có cấu hình khí động học, được trang bị hệ thống quang-điện tử tiên tiến hơn và tải trọng chiến đấu tăng lên.

Hiện tại và tương lai

UAV một số lớp đã trở thành một thành tố không thể thiếu của Quân đội Nga. Việc sản xuất UAV những kiểu hiện có vẫn đang được tiếp tục, cho phép tiếp tục tái trang bị và thành lập các phân đội trinh sát mới.

Song song với đó, các mẫu khác cũng đang được nghiên cứu thiết kế, kể cả UAV các lớp hoàn toàn mới với những tính năng kỹ- chiến thuật và khả năng tác chiến khác biệt nhau.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, “hạm đội" UAV Nga đã trở thành một lực lượng lớn và hoàn chỉnh, đủ sức giải quyết các nhiệm vụ được giao.

Và ngay tại thời điểm hiện tại, “hạm đội” này đang ở ngưỡng của một giai đoạn phát triển mới. Đã chế tạo các thiết bị các lớp mới với các khả năng nâng cao hơn và trong tương lai gần chúng sẽ được đưa vào khai thác.

Các UAV tấn công hạng nặng sẽ bổ sung cho các UAV trinh sát hạng nhẹ - và nước Nga sẽ đứng trong nhóm những nước dẫn đầu thế giới không chỉ về số lượng UAV mà còn cả về chất lượng và khả năng của chúng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Iran dùng đạn Krasnopol-M2 tấn công lực lượng thân Mỹ
(Vũ khí) - Lực lượng Iran tại Syria vừa công bố hình ảnh dùng đạn pháo siêu chính xác Krasnopol-M2 tấn công lính đánh thuê Mỹ tại Đông Bắc Syria.

Theo hình ảnh được công bố, đơn vị pháo binh thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tại Syria sử dụng lựu pháo 152mm D-20 để bắn đạn dẫn đường bằng laser Krasnopol-M2 152mm do Nga sản xuất vào mục tiêu do lực lượng thân Mỹ kiểm soát.
Lực lượng Iran sử dụng đạn Krasnopol-M2.

Cuộc tấn công diễn ra rạng sáng 12/1 khi các đơn vị Quân đội Iran và các nhóm vũ trang thân hữu đã đồng loạt phát động một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại lính đánh thuê Mỹ ở Đông Bắc Syria.
Ngoài lựu pháo hạng nặng, cuộc tấn công còn được thực hiện bằng vũ khí cá nhân, súng máy hạng nặng và thậm chí cả hệ thống tên lửa chống tăng.
Địa điểm lĩnh trọn đợt tấn công là các vị trí của lính đánh thuê Mỹ ở khu vực Konoko, mặc dù không nhìn rõ tình huống giao tranh nhưng có thể thấy lính đánh thuê Mỹ bắn pháo sáng để nhận diện đối phương.


Cùng với đó, một số công sự, tòa nhà kiên cố được sử dụng làm căn cứ cũng đã bị đạn Krasnopol-M2 đánh trúng và phá hủy gần như hoàn toàn.

Theo Southfront, lực lượng lính đánh thuê Mỹ trên chiến trường Syria thuộc doanh nghiệp quân sự tư nhân Black Water có vai trò là hỗ trợ Mỹ và lực lượng hậu thuẫn.

Nguồn tin này cho biết thêm, cuộc tấn công của Iran vào các vị trí của lính đánh thuê Mỹ có thể liên quan đến vụ không kích gần đây vào căn cứ quân sự của Quân đội Iran và lực lượng vũ trang thân Iran trong cùng khu vực.


Và để tăng cường độ chính xác cho từng phát bắn, lực lượng Iran đã sử dụng đạn pháo Krasnopol-M2. Loại đạn này là biến thể của đạn pháo thông minh Krasnopol.

Tổ hợp đạn tự dẫn 2K25 Krasnopol ban đầu được thiết kế để bắn từ các loại pháo kéo, pháo tự hành cỡ 152mm được biên chế trong Quân đội Liên Xô (hay Nga sau này) như D-20, 2S3 Akatsiya, 2A65 Msta-B, 2S19 Msta-S.

Tổ hợp đạn thông minh Krasnopol-M2 được thiết kế để tấn công tiêu diệt các mục tiêu xe tăng, thiết giáp, giá trị cao. Đạn pháo dài 1,2m, nặng 54kg với phần thuốc nổ 11kg, tầm bắn đạt 25km. Trên thân đạn có các cánh lái ở đuôi và đầu mũi đạn để đưa quả đạn tới mục tiêu thông qua hệ thống dẫn đường laser.

Khi bắn, liều phóng sẽ đưa đạn bay theo quỹ đạo đường đạn thông thường tới gần mục tiêu. Sau đó, lính trinh sát sẽ sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Malakhit chiếu chùm tia laser vào mục tiêu.


Khi đó, đầu dò của Krasnopol-M2 sẽ khóa mục tiêu và hệ thống định vị hiệu chỉnh quỹ đạo bay của đạn tấn công vào điểm đã chọn với xác suất trúng mục tiêu trên 90%. Đạn có thể bay theo quỹ đạo đánh từ trên xuống để tối ưu khả năng diệt mục tiêu bọc thép.

Bốn vấn đề đối với máy bay ném bom Mỹ
(Vũ khí) - Lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đang ngày càng suy yếu và việc tái thiết lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn.

Lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đang dần suy yếu và việc tái thiết lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn, cổng thông tin Forbes cho biết.
1611284821048.png
Máy bay ném bom B-52 Stratofortress của không quân Mỹ.
Cổng thông tin này nhận định rằng, hiện tại phi đội máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đã lỗi thời. Tuy nhiên, chúng phải tiếp tục đóng vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh của Mỹ, chủ yếu đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân trước các đối thủ tiềm năng, đặc biệt là Nga.
Hiện nay những máy bay đang phục vụ rất dễ bị tổn thương và sau khoảng 10 năm nữa chúng sẽ không thể thực hiện sứ mệnh của mình. Mặc dù Hoa Kỳ đã bắt đầu nâng cấp và chế tạo các máy bay ném bom mới nhưng họ cần thời gian. Vì vậy, khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ trong khoảng thời gian này sẽ giảm đáng kể.



X
Theo kế hoạch, năm 2032 Mỹ sẽ cho máy bay B-2 nghỉ hưu và năm 2036 sẽ đến lượt các máy bay B-2. Chúng sẽ được thay thế bằng phiên bản hiện đại hóa sâu máy bay ném bom B-52 Stratofortress và B-21 Raider. Tuy nhiên, việc thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng này có thể gặp trở ngại nghiêm trọng. Chuyên gia quân sự Lauren Thompson cho rằng, trở ngại lớn nhất liên quan đến máy bay ném bom bí mật B-21.
Đầu tiên là về hợp đồng chế tạo máy bay ném bom mà công ty Northrop đã đánh bại công ty Boeing giành được. Các chuyên gia đã xác định được mười điểm yếu trong hợp đồng của công ty Northrop. Một số trong số này liên quan đến chi phí và tiến độ thực hiện dự án này.

Sự chậm trễ trong việc đưa vào biên chế loại máy bay ném bom mới sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong khi đó nhiệm vụ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của đối phương hiện tại đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Vấn đề thứ hai đối với không quân Mỹ là trang bị tên lửa tầm xa cho máy bay ném bom. Tên lửa hành trình mà B-52 sử dụng để xâm nhập không phận được bảo vệ, được phóng lần đầu tiên vào năm 1982. Theo chỉ huy của Mỹ, hiện tại loại tên lửa này đã lỗi thời. Không quân Mỹ đã quyết định sản xuất 1.000 tên lửa hành trình tầm xa (LRSOs), có khả năng đạt 1.500 dặm (khoảng 2.400 km).
Công ty Raytheon đã được nhận được hợp đồng sản xuất LRSO vào năm ngoái và nếu không quân Mỹ không nhận được tên lửa trong tương lai gần, thì B-52 sẽ trở nên vô dụng.

Vấn đề thứ ba là việc hiện đại hóa máy bay ném bom B-52 Stratofortress. Để hiện đại hóa các máy bay này Mỹ phải tiêu tốn một số tiền không hề rẻ. Các máy bay này sẽ được thay thế động cơ vốn tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu bằng những động cơ mới. Các công ty thương mại sẽ tham gia vào việc sản xuất các động cơ cho phiên bản máy bay ném bom mới và điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vấn đề cuối cùng đó là cần phải hiện đại hóa các máy bay chở nhiên liệu. Lực lượng không quân phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa phi đội máy bay tiếp nhiên liệu để cung cấp cho các máy bay ném bom chiến lược sự hỗ trợ đầy đủ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hạt nhân.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Chuyên gia Mỹ: Nga có nhiều đầu đạn chiến thuật nhất
(Vũ khí) - Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ là Mark Episkopos vừa có bài viết nói về sức mạnh kho hạt nhân chiến thuật Nga so với Mỹ và các đối thủ.

Theo ông Mark Episkopos, hầu hết các nguồn tin từ trước đến nay đều cho rằng, Nga đang sở hữu từ 3.000 đến 6.000 đầu đạn hạt nhân - ít hơn thời Liên xô. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, bởi hiện tại Moscow đang có nhiều đầu đạn hạt nhân chiến thuật nhất thế giới.
Đầu đạn chiến thuật có thể được sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng, căn cứ chiến lược hay trung tâm chỉ huy của đối phương. Hiện nay hầu hết các cường quốc quân sự trên thế giới đều sở hữu loại đầu đạn này nhưng số lượng không rõ ràng.
1611284886560.png
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Nga.
Episkopos cho rằng, tại Nga, loại đầu đạn này được trang bị nhiều nhất cho lực lượng Hải quân khi chúng có thể được tích hợp lên tên lửa hành trình tầm xa Kalibr - loại tên lửa này được trang bị cho hầu hết các chiến hạm và tàu ngầm Nga.
Trong Không quân, đầu đạn chiến thuật có thể được tích hợp vào tên lửa siêu thanh Dagger - vũ khí được trang bị trên tiêm kích MiG-31, máy bay Tu-22M3M, Tu-160M2. Ngoài ra, tên lửa hành trình Kh-101 của đội bay tầm xa Nga cũng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Trong khi đó, lực lượng hạt nhân chiến thuật mặt đất của nga chủ yếu là tên lửa Iskander-M - dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật khó đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay bởi nó có thể vượt qua hầu hết các hệ thống phòng thủ.

"Nga có số lượng lớn nhất đạn hạt nhân chiến thuật với nhiều thể loại khác nhau. Chúng được phóng từ trên không, trên biển, trên đất liền. Hầu hết những hệ thống vũ khí này đều có khả năng kép. Chúng vừa là vũ khí hạt nhân những cũng là những vũ khí không thường. Nga có các ngư lôi phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước, có tên lửa đất đối không và họ đều có các đầu đạn hạt nhân cho chúng", ông Mark Episkopos nói.

Theo Giáo sư Vadim Kozyulin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga: "Sự khác biệt chính giữa các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược nằm ở chỗ, vũ khí hạt nhân chiến thuật không bị chi phối bởi bất cứ hiệp ước quốc tế nào".


Các cường quốc trên thế giới vẫn chưa thể đạt được 1 thỏa thuận về vấn đề này, Điểm mấu chốt nằm ở việc quyết định mức độ đe dọa cao đến mức nào mới có thể triển khai vũ khí hạt nhân công suất thấp trong một cuộc xung đột.

Vị chuyên gia này cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ đang hiện đại hóa tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk – loại tên lửa có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Mối đe dọa đối với Nga nằm ở chỗ các đầu đạn hạt nhân này được đặt tại căn cứ mới của Mỹ ở thị trấn Redzikowo, miền bắc Ba Lan, nơi Mỹ thiết lập tổ hợp phòng thủ tên lửa.

Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét các lựa chọn trong trường hợp mối đe dọa gia tăng từ các cuộc tấn công, bằng cách sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật Iskander-M.


"Quân đội Nga cũng có thể cải tiến tên lửa hành trình trên biển Kalibr và tên lửa phòng không Kinzhal để sử dụng các đầu đạn hạt nhân tương tự. Chúng tôi đang quan sát tình hình để thực hiện động thái tiếp theo. Chúng tôi đủ khả năng làm điều đó", ông Kozyulin nói.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, kịch bản quân đội Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong một cuộc xung đột tại châu Âu sẽ buộc Mỹ phải lựa chọn hoặc đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chiến lược có sức hủy diệt lớn hơn hoặc đáp trả bằng các hành động quân sự phi hạt nhân.

Quân đội Mỹ mới đây đã phát triển đầu đạn hạt nhân công suất thấp W76-2, sử dụng cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. W76-2 là một đầu đạn nhiệt hạch được cải biến từ đầu đạn W-76, có đương lượng nổ thấp chỉ hơn 5 kiloton (5.000 tấn TNT), được sử dụng để trang bị cho tên lửa Trident II.

Trước đó, Mỹ đã sở hữu bom hạt nhân chiến thuật B61-12 nhưng vũ khí này được cho là yếu hơn so với vũ khí phóng từ tàu ngầm.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Nga bình luận cách Việt Nam dùng BM-14 phòng thủ...
(Quốc phòng Việt Nam) - Quân đội Việt Nam đã thực hành sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) BM-14 của Liên Xô để tấn công mục tiêu ven biển.

Khoa mục diễn tập của Việt Nam đã được trang RG của Nga lưu ý, họ bình luận rằng mặc dù BM-14 không có đủ tầm và độ chính xác cần thiết để đánh tàu đối phương, nhưng chúng vẫn đối phó thành công với các xe bọc thép lưỡng cư hạng nhẹ đang tiến gần bờ.
RG bình luận rằng tổ hợp MLRS này có 16 ống phóng để bắn đạn phân mảnh phản lực cỡ 140 mm. Mỗi quả đạn nặng 39 kg, chiều dài 1.086 mm, tốc độ bay trên 400 m/s. Phạm vi bắn tối thiểu của đạn là 1.000 m và trong khi cự ly tác chiến tối đa lên đến 9.800 m.

Đầu đạn nặng 4,20 kg của đạn BM-14 được giới phân tích tin rằng là đủ sức mạnh để vô hiệu hóa một xe bọc thép nổi hoặc một số loại thiết giáp lưỡng cư.


Để thiết lập màn khói ngụy trang giúp che giấu lực lượng khỏi tầm mắt kẻ thù, đạn khói sẽ được sử dụng. Thời gian của một loạt phóng vào khoảng 10 giây.


Việc lắp đặt giàn phóng được thực hiện trên khung gầm của xe tải việt dã ba trục ZIL-131. Cabin của phương tiện được che bằng màn bọc thép có thể ngả ra phía sau.

1611284937970.png
Pháo phản lực phóng loạt BM-14 của Việt Nam được sử dụng để phòng thủ bờ biển
Ngoài hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-14, RG cho biết nhiều loại vũ khí cao tuổi khác như xe tăng T-34-85, pháo tự hành SU-100, nhiều loại pháo khác nhau, bao gồm cả ZiS-3 cũng vẫn được sử dụng để phòng thủ bờ biển .


RG nói thêm, ngoài ra Quân đội Việt Nam còn có một loạt các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân. Có thông tin về việc chế tạo bệ phóng dựa trên khung gầm xe tải KamAZ, được thiết kế để sử dụng các phiên bản tên lửa Kh-35 của Nga sản xuất tại Việt Nam.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Phó thủ tướng Nga:Su-34 nâng cấp là máy bay thế hệ 5
(Vũ khí) - Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 nâng cấp của Nga với tên định danh Su-34M được khẳng định có thể sánh ngang chiến đấu cơ thế hệ năm.

Su-34 (NATO định danh Fullback) là một trong những máy bay tiêm kích - ném bom tấn công mạnh nhất của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga, kết hợp giữa thiết kế khung thân đã được kiểm nghiệm qua thời gian với nhiều hệ thống tác chiến hiện đại, phương tiện tác chiến này đã có sức mạnh mới.
Su-34 được đưa vào biên chế trong Không quân Nga từ năm 2014 với tư cách là máy bay ném bom tiền tuyến siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết thuộc thế hệ 4+.
Hiện nay máy bay đang trong quá trình phát triển, hai phiên bản cải tiến của Su-34 sắp ra đời, đầu tiên là máy bay tác chiến điện tử (EW) có khả năng chế áp phòng không đối phương, thứ hai là phiên bản trinh sát.


Cấu hình cơ bản của Su-34 bao gồm hệ thống đối phó điện tử Khibiny. Các mẫu khí tài chuyên dụng trong tương lai của Su-34 nâng cấp sẽ gồm có radar nhìn bên Pika-M mới với phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 300 km.

Su-34 có nhiều loại vũ khí, 12 điểm cứng của nó tương thích với nhiều loại tên lửa và bom để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất và trên mặt đất.


"Su-34 đã thể hiện mặt tốt nhất của mình trong cuộc xung đột Syria và đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng, sau khi hoàn thành, nó thực tế là máy bay thế hệ thứ năm", Phó thủ tướng Nga Yuri Borisov lưu ý.

Hiện có khoảng 120 chiếc Su-34 đang hoạt động. Trong tương lai, nó có thể trở thành thành phần chính của lực lượng máy bay ném bom chiến thuật của Nga trong nhiều thập kỷ tới.

1611284989452.png
Phiên bản nâng cấp của Su-34 được Phó Thủ tướng Nga khẳng định là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm
Trước đó, Tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay thông nhất, ông Yuri Slyusar mới đây đã chia sẻ chi tiết về máy bay ném bom tiền tuyến Su-34M - phiên bản nâng cấp của "thú mỏ vịt" Su-34 Fullback trên cổng thông tin Tsargrad.


Đánh giá sơ bộ cho thấy oanh tạc cơ Su-34M sẽ chắc chắn vượt trội người tiền nhiệm. Sau khi hiện đại hóa, hiệu quả của nó sẽ tăng thêm ít nhất hai lần, ông Slyusar khẳng định.

Hiện tại chưa rõ chi tiết chiếc Su-34M sẽ được nâng cấp những gì, nhưng giới chuyên môn kỳ vọng nó sẽ khắc phục triệt để mọi nhược điểm từng được ghi nhận trên phiên bản cũ.

Israel kiếm lời từ căng thẳng Hy Lạp gặp phải
(Vũ khí) - Theo Times of Israel, Hy Lạp và Israel sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 1,68 tỷ USD giúp Athens tăng khả năng chiến đấu khi căng thẳng với Thổ.

Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Elbit Systems của Israel sẽ thành lập và vận hành một học viện bay để đào tạo phi công và cung cấp các máy bay huấn luyện phản lực cho Lực lượng Không quân Hellenic (HAF) của Hy Lạp.
Theo kế hoạch, học viện huấn luyện bay HAF sẽ được đặt tại Kalamata trên bán đảo Peloponnese ở miền nam Hy Lạp. Trường đào tạo bay này sẽ do Elbit Systems xây dựng và bảo trì. Chương trình giảng dạy của học viện mới dự kiến sẽ dựa trên chương trình của Không quân Israel (IAF).
1611285053199.png
Tiêm kích F-16 của Không quân Hy Lạp.
"Sự lựa chọn này chứng minh vị trí hàng đầu mà chúng tôi nắm giữ trong lĩnh vực đào tạo, cung cấp bí quyết đã được thử nghiệm và các công nghệ đã được chứng minh giúp cải thiện khả năng chiến đấu, đồng thời giảm chi phí", Giám đốc điều hành của công ty, Bezhalel Machlis nói.
Thỏa thuận quốc phòng trị giá 1,68 tỷ USD cũng bao gồm việc bảo dưỡng và nâng cấp máy bay huấn luyện động cơ phản lực cánh quạt T-6 Texan II của Hy Lạp, cung cấp các thiết bị mô phỏng, hỗ trợ huấn luyện và hỗ trợ hậu cần, trong thời gian 20 năm, nhằm mục đích đại tu khả năng huấn luyện bay của Không quân Hy Lạp.
Chính phủ Israel cho biết, trong tương lai có thể tổ chức hợp tác giữa các học viện bay của Israel và Hy Lạp. Israel từng huấn luyện cùng các phi công Hy Lạp trong cuộc tập trận Cờ Xanh (Blue Flag drills) năm 2020.

Cả M-346 và T-6 (Efroni) hiện đại hóa sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không Elbit. Theo kế hoạch, Hy Lạp cũng sẽ mua 10 máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến M-346 mới do công ty Leonardo của Ý sản xuất, được gọi là Lavi.

Trong thời gian qua, việc thiếu một liên minh quân sự chính thức giữa hai nước (và Síp) đã thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Đông Địa Trung Hải và bộc lộ những hạn chế trong kế hoạch hợp tác đầy hứa hẹn của các bên.

Các nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp từ cả Liên minh cánh tả cấp tiến (SYRIZA) và Đảng Dân chủ mới đang cầm quyền đã định hình chính sách đối ngoại của họ đối với Israel với hy vọng Tel Aviv sẽ hỗ trợ Athens hoặc coi quan hệ đối tác Hy Lạp-Israel như là lá chắn chống lại tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.


Theo tờ Jerusalem Post, dù có dựa vào Israel thì Hy Lạp vẫn sẽ bất lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn tin này cho biết, một trong những ứng viên cho chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Biden là Michèle Flournoy đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì "đã từ bỏ Syria cho chế độ của Bashar al-Assad và Iran".

Cùng quan điểm đó, cựu Cố vấn An ninh quốc gia của cựu Tổng thống Barak Obama, bà Susan Rice coi quyết định của Tổng thống Trump về việc rút quân Mỹ khỏi Syria là "điên rồ".

Việc xem xét lại chiến lược của Washington ở Syria với sự phối hợp của Tel Aviv, Moscow và Ankara sẽ có những biến động lớn đối với toàn khu vực, ảnh hưởng đến cục diện đối đầu giữa Hy Lạp-Síp với Thổ Nhĩ Kỳ.


Ngoài ra, ứng viên tiềm năng cho vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chính quyền Joe Biden là ông Tony Blinken, người tán thành việc chính quyền Trump thúc đẩy UAE, Bahrain và Sudan mở quan hệ ngoại giao chính thức với Israel, đã không bỏ qua vấn đề Israel-Palestine; hơn thế ông ta tin vào "Giải pháp hai nhà nước" cho cả hai quốc gia này.

Về phần mình, nữ Phó Tổng thống đắc cử là bà Kamala Harris đã hứa sẽ khôi phục viện trợ cho người Palestine và nối lại quan hệ với Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA).

Với chính sách mới của chính quyền Biden, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan có thể tìm thấy cơ hội để nâng cao vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực với chiêu bài "bảo vệ người Palestine". Trong khi đó, chính ông Blinken đã nói rằng, chính quyền Biden sẽ làm việc để tìm ra cách có một mối quan hệ tích cực hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính sách mới của tân chính quyền Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối liên kết Israel-Hy Lạp-Síp trong cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù Hy Lạp không có tác động nào đủ ảnh hưởng tới tư duy chiến lược của Israel, nhưng nước này có thể tham khảo ý kiến của Tel Aviv về việc liệu việc can dự hay loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phục vụ tốt hơn lợi ích chung của họ dưới thời Tổng thống Biden. Sau đó, họ có thể phối hợp hành động của mình không chỉ ở khu vực lân cận mà còn ở Mỹ.

Cần phải nói thẳng rằng, bất kể việc Hy Lạp và Israel (cùng với Síp) có thể thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược giữa họ, nhưng nếu Washington quyết định hàn gắn mối quan hệ với Ankara thì Anthens khó có thể hy vọng vào những hành động quyết liệt của Israel trong việc đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ ra tay khi chương trình F-35 gặp khó
(Vũ khí) - Thổ Nhĩ Kỳ vừa có quyết định quan trọng với cả chương trình máy bay tàng hình F-35 của Mỹ và những đồng minh đặt mua loại tiêm kích này.

Theo kênh 24TV, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir thông báo, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục làm việc trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35.
1611285098691.png
Tiêm kích F-35.
Tuyên bố trên được vị trưởng đoàn này đưa ra khi nói về kế hoạch vận hành hệ thống S-400 mua từ Nga.
"Hệ thống S-400 đã sẵn sàng được sử dụng, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định thời điểm vận hành mà không chịu sự chi phối từ bên nào.
Cùng với đó, các doanh nghiệp của Thổ tham gia chuỗi cung ứng cho quá trình sản xuất tiêm kích F-35. Đây là quyết định có ý nghĩa sống còn với cả chương trình F-35 vào lúc này", vị bộ trưởng này nói.

Quyết định của phía Ankara được cho là khá bất ngờ bởi trước đó, Mỹ từng nhiều lần tuyên bố loại Thổ khỏi chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất F-35. Mọi chuyện đã rõ ràng hơn khi ông Demir nói rằng, hy vọng quyết định của Thổ sẽ có tác động tích cực trong việc nối lại chuyển giao F-35 từ Mỹ.

Được biết, ngay trước khi Ankara tuyên bố tiếp tục tham gia sản xuất F-35, Mỹ đã 2 lần công bố ngừng sản xuất dòng chiến đấu cơ này do có liên quan đến các yếu tố kỹ thuật chưa thể hoàn thiện và thiếu nghiêm trọng những linh kiện vốn được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bản báo cáo vừa được công bố bởi Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) đã thừa nhận, thiếu linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề nghiêm trọng với cả chương trình F-35.


Việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đề không thực sự tốt của cả chương trình máy bay F-35. Số lượng linh kiện giao muộn tăng lên đến 60% so với trước đây.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ hoàn thành và chuyển giao máy bay. Cùng với đó, nó cũng tác động không nhỏ đến quá trình bảo dưỡng và thay thế linh kiện với những chiếc F-35 đang vận hành.

Cơ quan này thừa nhận thêm rằng, dù các nhà thầu khác được lựa chọn để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực nhưng sẽ còn lâu mới đạt được khả năng giao hàng ổn định như nguồn cung từ Thổ như trước đây.

Hồi đầu năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố trước tháng 3/2020, Washington sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay F-35, nhà thầu Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.


Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.

Thông báo của Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc vào cuối năm 2020.

Để hất cẳng Thổ Nhĩ Kỳ, Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay thế hệ 5 nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Khi đòn trả đũa này chưa làm tổn hại nhiều tới Ankara thì Lầu Năm góc đã gặp rắc rối khi các phi đội máy bay F-35 đang hoạt động không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu vì thiếu các linh kiện và phụ tùng quan trọng của các nhà thầu Thổ. Cùng với đó việc sản xuất mới cũng không thể thực hiện.

Nhưng với việc Ankara sẽ tiếp tục tham gia chuỗi cung ứng được coi là vị cứu tinh cho cả chương trình F-35 vào lúc này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Kho vũ khí hạt nhân Nga đáng sợ nhất ở điểm nào?
(Vũ khí) - Truyền thông Mỹ cho rằng, kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân chiến lược.

Giới truyền thông Mỹ từ trước đến nay đánh giá rất cao sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân Nga. Mới đây, nhà báo Mark Episkopos trong một bài báo viết cho Tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest), đã đánh giá sự nguy hiểm của kho dự trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.
Theo ông, nhiều người tin rằng Nga có từ 3 đến 6 nghìn đầu đạn hạt nhân - tức là ít hơn Liên Xô. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, Nga là nước có số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật nhiều nhất trên thế giới.
Theo một báo cáo trước đây mang tên “Báo cáo công khai của các nhà khoa học nguyên tử” (Bulletin of the Atomic Scientists) của Mỹ đánh giá, toàn thế giới hiện nay sở hữu 17.3000 đầu đạn hạt nhân, trong đó, Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn.
Theo báo cáo, vũ khí hạt nhân chiến thuật của quân đội Nga bao gồm gần 2000 đầu đạn do không quân, hải quân và các lực lượng phòng vệ khác quản lý; trong đó, chủ yếu được lắp đặt trên các tên lửa tấn công mặt đất, thậm chí cả tên lửa chống hạm cũng có khả năng này.

Như tác giả của ấn phẩm chỉ ra, khó khăn nằm ở việc đánh giá định lượng các kho vũ khí, bởi không có sự phân chia kỹ thuật phổ thông thành đầu đạn "chiến thuật" và đầu đạn "chiến lược".
1611285155534.png
Máy bay ném bom Tu-22M3 mang tên lửa siêu thanh Kh-32 với vận tốc Mach5, tầm phóng hơn 1000km



X
Theo ông, những thuật ngữ này là những định nghĩa thô thiển và chung chung về nhiệm vụ của một loại vũ khí nào đó.

Đầu đạn chiến lược được sử dụng để chống lại cơ sở hạ tầng của đối phương như thành phố hoặc trung tâm chỉ huy. Đầu đạn chiến thuật được sử dụng trên chiến trường như một phần trong quá trình diễn ra chiến sự.


Tóm lại, không có ranh giới rõ ràng giữa các lớp này. Ngoài ra, các quốc gia khác nhau lại có các tiêu chuẩn của riêng mình.

Ông Episkopos lưu ý, lực lượng sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất ở Nga là Hải quân, với tên lửa hành trình Kalibr, Oniks…

Ở vị trí thứ hai, tác giả bài báo xếp Không quân với máy bay ném bom Tu-22M3 và Tu-22M3M. Theo ông, tên lửa siêu thanh Kinzhal gây ra một mối đe dọa đặc biệt với mọi đối phương.

Thế hệ tên lửa hạt nhân tiếp theo sẽ được máy bay ném bom tương lai PAK-DA chuyên chở.


1611285169535.png
Tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới Iskander của Nga
Ngoài ra, chuyên gia cũng nhắc nhớ về việc hiện đại hóa lực lượng mặt đất của Nga bằng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, có khả năng tấn công hạt nhân.

Theo ông, vũ khí hạt nhân chiến lược không thể nguy hiểm bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, bởi ICBM là vũ khí hủy diệt toàn cầu, các nước hiện nay đều sử dụng để răn đe chứ không ai dám sử dụng; còn quy mô nhỏ của vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ khiến các nước nới lỏng các quy tắc sử dụng.

Tuy nhiên, mặc dù có sức phá hủy thấp hơn, nhưng cũng chỉ cần một số lượng đầu đạn chiến thuật là đủ hủy diệt một quốc gia. Do đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật mới là nỗi lo chung của thế giới.

Chuyên gia kết luận rằng, kho vũ khí chiến thuật của Liên bang Nga là một rào cản đối với các lực lượng vũ trang NATO, các đầu đạn hạt nhân chiến thuật sẽ là phương tiện hữu hiệu nhất của Liên bang Nga để bảo vệ biên giới và lợi ích an ninh quốc gia của mình.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Vua chiến trường PZH 2000 Đức khai hỏa bằng dây
(Vũ khí) - Quân đội Đức vừa đăng tải hình ảnh huấn luyện cùng binh sĩ Hungary với PzH 2000 - hệ thống pháo tự hành được đánh giá là vua chiến trường.

Hình ảnh được ghi lại hôm 6/1 cho thấy, Sư đoàn Tăng thiết giáp số 10 (Tiểu đoàn Pháo binh) 131 của Quân đội Đức đang cùng với tốp binh sĩ Hungary vận hành hệ thống pháo tự hành PZH 2000.
Khóa huấn luyện được thực hiện sau khi Hungary ký hợp đồng mua hệ thống pháo tự hành do Đức sản xuất. Theo kế hoạch, đến tháng 2/2022, Hungary sẽ tiếp nhận những hệ thống PZH 2000 đầu tiên.
1611285244306.png
Phải cần đến 6 binh sĩ mới có thể khai hỏa PZH 2000.
Nhưng điều bất ngờ từ hình ảnh được Đức công bố là dù được đánh giá là "sấm sét chiến trường" nhưng hệ thống pháo tự hành tối tân hàng đầu thế giới do Đức sản xuất vẫn sử dụng kiểu khai hỏa cổ điển với 6 binh sĩ kéo dây khiến PZH 2000 bị cho rằng không thể sánh với Koalitsiya-SV của Nga.

Cùng với đó, ông Alexander Romanovsky - một trong những quan chức cao cấp của Uralvagonzavod khẳng định pháo tự hành Koalitsiya-SV thế hệ mới của Nga đã vượt qua PZH 2000 trở thành mẫu pháo tự hành tốt nhất thế giới. Vậy hệ thống Koalitsiya-SV có thực sự mạnh hơn PZH 2000 của người Đức?

Để minh chứng cho tuyên bố của mình, ông Alexander Romanovsky đã dẫn ra một loạt thông tin cực ấn tượng. Tầm bắn của pháo Koalition-SV lên đến 70 km, tốc độ bắn 23 phát/phút, bắn đạn pháo thông thường lẫn tên lửa chống tăng. Ở phân khúc này, Koalition-SV đã khẳng định được thế mạnh của mình khi PZH 2000 chỉ đạt tầm bắn tối đa 40km và 13 phát/phút.

Để tăng cường phòng vệ, trên tháp pháo của Koalition-SV được lắp giá điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy 12,7mm. Hệ thống pháo được lắp đặt trên khung gầm tăng Armata giúp xe có thể chạy trên đường bộ đạt tốc độ 90 km/h, tầm hoạt động 500 km.


Trong khi đó, theo tuyên bố của người Đức, hệ thống PZH 2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard 2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.

PZH 2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH 2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa đạt 13 phát/phút.


Không chỉ vậy, PZH 2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động. Pháo tự hành PZH 2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/h, tầm hoạt động 420km.

Đây rõ ràng là những thông số cực ấn tượng của PZH 2000 nhưng qua những phân tích cho thấy, Koalition-SV có ưu thế hơn PZH 2000 ở tốc độ di chuyển, tầm bắn, tốc độ bắn… và đặc biệt là khả năng tự động hóa (nạp đạn và khai hỏa).

Sức mạnh của PZH 2000 còn bị nghi ngờ sau chiến dịch đối đầu với Taliban, phía Hà Lan đã kêu ca với Đức về việc nòng pháo L52 trên PZH 2000 dường như không đáp ứng nổi môi trường bụi bặm đầy cát ở Trung Đông dẫn đến việc đạn đi chệch mục tiêu và nòng pháo bị mòn đi rất nhanh do cát.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Houthi khoe chiến tích tấn công liên minh Ả Rập năm 2020
(Vũ khí) - Lực lượng Houthi tại Yemen vừa công bố đoạn video tổng kết thành tích năm 2020 trong các cuộc đối đầu với liên minh Ả Rập do Saudi Arabia dẫn đầu.

Đoạn video được công bố dài 14 phút bắt đầu bằng cảnh quay hoạt động của lực lượng phòng không với thành tích lớn nhất lập được là bắn hạ chiến đấu cơ Tornado và 3 chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) CH-4 của Saudi Arabia.
Thành tích tiếp theo là vũ khí chống tăng của lực lượng này đã tấn công và phá hủy hơn 10 cỗ tăng, xe chiến đấu bọc thép của liên minh Ả Rập. Houthi cũng đã giành được quyền kiểm soát 2.500km2 đất từ tay liên minh.
Một chiếc CH-4 của Saudi bị Houthi bắn hạ.
Cùng với đó đã có hàng chục tay súng chiến binh do Saudi Arabia hậu thuẫn bị thương vong. Hiện liên minh Ả Rập vẫn chưa có bình luận nào về chiến tích Houthi tự công bố nhưng theo nhận định của giới quan sát, nếu tính toán chi tiết, thiệt hại của Saudi và liên minh do nước này đứng đầu có thể còn nhiều hơn.
Theo AMN, chỉ tính trong một cuộc tấn công hồi giữa năm 2020, lực lượng Houthi dùng tên lửa đạn đạo mới nhất Badr-F tấn công vào thẳng doanh trại của quân Saudi Arabia gây thiệt hại nghiêm trọng.

Doanh trại của quân Saudi bị tấn công nằm khá gần với biên giới Yemen. Quả đạn đã bắn trúng Trại Al-Istiqbal ở khu vực Tawal. Cuộc tấn công đã không vấp phải bất kỳ sự kháng cự nào từ lực lượng phòng thủ Saudi.

Tuyên bố sau vụ tấn công, lực lượng Houthi khẳng định có ít nhất trên 40 binh sĩ Saudi thiệt mạng cùng với đó, doanh trại cũng bị phá hủy khá nghiêm trọng.

Tờ AMN cho biết, tên lửa Badr-F lực lượng Houthi tấn công vào liên quân là dòng vũ khí mới nhất do lực lượng này tự phát triển. Tên lửa này có tầm bắn 160km, tăng gần 30 km so với phiên bản cũ Badr-1P.

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự thì dòng tên lửa Badr có nguyên mẫu từ Tochka-U ra đời từ thời Liên Xô. Mặc dù dựa trên nền tảng cũ nhưng do được ứng dụng những công nghệ mới nhất mà tính năng kỹ thuật của Badr-F rất đáng gờm.


Khi tiếp cận mục tiêu sẽ nổ trên không ở độ cao 20 m, tạo ra 14.000 mảnh đạn với bán kính sát thương 350 m, vòng tròn sai số (CEP) chỉ là 3m. Lần đầu tiên tên lửa này được công bố là hồi giữa tháng 4/2019.

Houthi tiết lộ, sự kiện Badr-F ra mắt nhằm kỷ niệm lần đầu tiên ngày lãnh tụ Saleh Ali Al-Sammad - cựu chủ tịch của Phong trào Ansarallah qua đờ

Cùng với giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí mới, truyền thông của Houthi còn công bố cả những mục tiêu là căn cứ của Quân đội Saudi Arabia bị tấn công bằng loại tên lửa này.


Điều đặc biệt là sau khi chính thức ra mắt chưa lâu, Houthi đã dùng tên lửa này tấn công vào thẳng doanh trại của Saudi và khiến quân đội nước này không kịp trở tay.

Thiệt hại của liên minh Ả Rập là điều khá bất ngờ bởi Saudi và lực lượng hậu thuẫn được đánh giá là đội quân nhà giàu với những vũ khí và trang bị tối tân hàng đầu trong khu vực. Trong khi đó, Houthi có trang bị yếu hơn rất nhiều.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
USS Gerald R.Ford chưa thể hoạt động sau 3 năm trang bị
(Vũ khí) - Được đóng với số tiền 13 tỷ USD nhưng sau hơn 3 năm được chuyển giao cho Hải quân Mỹ, tàu sân bay USS Gerald R. Ford vẫn chưa thể hoạt động.

Hãng Bloomberg News dẫn một bản báo cáo cho biết, một loạt hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới nhưng thực tế lại có độ tin cậy kém hoặc không ổn định, bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG).
Những nhược điểm nay có thể ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích và hạ cánh một cách an toàn. Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng 1/2021, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của tàu sân bay Gerald Ford "không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc".
1611285387832.png
Tiêm kích thử nghiệm hạ cánh trên tàu USS Gerald R. Ford.
Đây là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Hải quân Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.


Báo cáo của Behler cho biết thêm, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019 đến cuối năm 2020, tiêm kích trên tàu sân bay Gerald Ford cất hạ cánh 3.975 lần. Hệ thống EMALS đã thường xuyên phát sinh sự cố hoặc không cung cấp đủ lực để phóng những máy bay cỡ lớn.
Trong khi đó, hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây "lo ngại về độ tin cậy", khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, tỷ lệ cao hơn nhiều hơn so khả năng chấp nhận được trong thiết kế.

Theo kế hoạch ban đầu, con tàu sẽ chính thức nhận nhiệm vụ từ năm 2018, nhưng kể từ đó đến nay, Hải quân Mỹ đã vài lần ấn định thời điểm hoạt động nhưng tất cả đều bị lỡ hẹn. Mới đây Hải quân Mỹ đã tuyên bố, nhiều khả năng tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ có đủ khả năng hoạt động vào năm 2024.
Thế nhưng chính giới quân sự Mỹ cũng thừa chưa lấy gì đảm bảo con tàu có thể vận hành với toàn bộ khả năng như thiết kế vào năm 2024. Nguyên nhân là ngoài những sự số liên quan đến EMALS và AAG thì đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 2 trong tổng số 11 Thang máy Vũ khí Tiên tiến (AWE) của tàu có thể hoạt động.

Ngoài ra, các quan chức Hải quân Mỹ còn thừa nhận, kế hoạch lắp đặt AWE trước đó liên tục bị trì hoãn sau 4 sự cố trong giai đoạn 2015-2017, khi các thang nâng "tự chuyển động một cách mất an toàn".
USS Gerald R.Ford chua the hoat dong sau 3 nam trang bi
Thang máy nâng vũ khí của USS Gerald R. Ford.
Điều này khiến USS Gerald R. Ford được chuyển giao cho Hải quân Mỹ trong điều kiện thiếu thang nâng vũ khí, thiết bị quan trọng để chuyển bom và tên lửa từ kho chứa lên các tiêm kích trên boong. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của tàu.
Những tồn tại này đã khiến cho USS Gerald R. Ford dù đã được trang bị cho Hải quân Mỹ từ vài năm trước nhưng đến nay nó vẫn chưa thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu như những tàu lớp Nimitz cũ hơn. Sự chậm trễ này đã khiến kế hoạch tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu sân bay Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Ống ngắm Israel giúp súng Mỹ bắn đâu trúng đó
(Vũ khí) - Hãng Smart Shooter của Israel tuyên bố đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm hệ thống ống ngắm thông minh SMASH giúp súng có tỷ lệ trúng mục tiêu gần đạt 100%.

Theo Times of Israel, Smart Shooter là công ty con của Tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems. Ống ngắm thông minh còn được biết đến với tên gọi là hệ thống hỗ trợ hỏa lực thông minh SMASH 2000.
Nhà sản xuất giới thiệu, khi tác chiến, hệ thống này có thể tự xác định các mục tiêu và kẻ địch cầm vũ khí sẽ được đánh dấu bằng một vòng tròn màu đỏ.
Thao tác bắn của xạ thủ sẽ hơi khác một chút so với truyền thống: bóp cò và giữ không thả ra, đồng thời hướng dấu chữ thập của ống ngắm vào mục tiêu. Đến thời điểm đó, cò súng chạy điện mới bắt đầu hoạt động.
Israel thử nghiệm hệ thống ngắm bắn thông minh.
Với hệ thống SMASH, ngay cả những xạ thủ không chuyên nghiệp cùng với những khẩu súng thế hệ cũ vẫn có thể tung ra những phát bắn chính xác gần như tuyệt đối.
Ý tưởng về một thiết bị thông minh hỗ trợ ngắm bắn chính xác không phải là mới và Mỹ đã rất thành công với hệ thống ngắm kiểu này.

Nhưng điều đặc biệt theo tiết lộ của nhà sản xuất Israel, Mỹ đã chính thức hỏi mua hệ thống SMASH trước khi chính thức hoàn thành các cuộc thử nghiệm cuối cùng.

Hệ thống ngắm của Israel gồm bốn mẫu – hai trong số đó không phóng đại (bản 2000 và 2000 Plus), một mẫu giúp ngắm xa 4X (2000M) và một mẫu là ống ngắm kỹ thuật số có chế độ ngắm ban đêm (2000N).

Ngoài ra ống ngắm thông minh còn có chức năng ghi lại các phát bắn để đếm số lượt trúng đích. Trước đây, công ty TrackingPoint của Mỹ đã sản xuất ra hệ thống thông minh tương tự trang bị cho súng trường bắn tỉa.

Hệ thống ống ngắm thông minh của TrackingPoint chạy hệ điều hành Linux và được trang bị các module Wifi. Lục quân Mỹ từng thử nghiệm các máy ngắm TrackingPoint cùng các súng trường bắn tỉa XM2010 cỡ 300 Winchester Magnum.


Giá một bộ máy ngắm và cơ cấu cò là 10.000-27.000 USD tùy thuộc vào loại súng mà nó được lắp. Nhà sản xuất TrackingPoint tiết lộ, máy ngắm mới này cho phép tăng 5 lần độ chính xác của phát đạn đầu ở tầm bắn đến 1.100 m so với các kính ngắm quang thông thường.

Máy ngắm TrackingPoint có khả năng tự động bám mục tiêu di chuyển. Để làm việc đó, xạ thủ cần hướng súng vào mục tiêu mà bấm nút đánh dấu nằm cạnh vòng cò.

Sau đó, có thể bóp cò súng, nhưng phát bắn sẽ không được thực hiện ngay lập tức mà máy tính sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và chỉ thực hiện phát bắn khi điểm ngắm chữ thập trùng với mục tiêu được đánh dấu.

Tại thời điểm hệ thống này đang được thử nghiệm, Lục quân Mỹ cho biết, trên thế giới hiện không có loại súng nào có tính năng tương tự. Mặc dù vậy, theo phân tích của 2 chuyên gia người Mỹ là Michael Auger và Runa Sandvik, chính sự thông minh lại là lỗ hổng chết người của hệ thống súng TrackingPoint.


Hai vị chuyên gia này cho rằng, tin tặc có thể đột nhập vào hệ thống điều khiển của hệ thống TrackingPoint thông qua kết nối wifi và chiếm quyền điều khiển hệ thống vũ khí chết người này.

Tin tặc có thể khiến tay súng bắn tỉa bắn trượt mục tiêu. Đơn giản hơn, tin tặc có thể ra lệnh khóa toàn bộ hệ thống điều khiển của khẩu súng, biến vũ khí hiện đại này thành một cục sắt vụn không hơn không kém.

Để khẳng định cho phân tích trên, hai chuyên gia này đã tự mình tiến hành thử nghiệm và cho kết quả không nằm ngoài dự đoán. Trong 2 lần thử nghiệm, ban đầu họ hướng kính ngắm vào một mục tiêu cách đó 45 mét, và viên đạn trúng ngay hồng tâm.

Sau đó, Sandvik can thiệp vào hệ thống điều khiển của khẩu súng bằng một chiếc máy tính bảng đặt gần đó, khiến khẩu súng nghĩ rằng viên đạn của nó nặng hơn 2.857 lần, và nó sẽ tự động điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với trọng lượng mới của viên đạn.

Kết quả là mặc dù xạ thủ vẫn ngắm vào hồng tâm, nhưng lần này viên đạn trúng vào vị trí cách mục tiêu khoảng 76 cm về phía bên trái. Họ cũng đạt được kết quả tương tự khi cố tình can thiệp và thay đổi các thông số về hướng gió, nhiệt độ trong hệ thống điều khiển của khẩu súng.

"Khi một xạ thủ quá tập trung lấy đường ngắm vào mục tiêu, anh ta sẽ không để ý rằng những thông số đó đã bị thay đổi. Khi anh ta ngắm vào tên bắt cóc, khẩu súng đã lặng lẽ tự điều chỉnh theo những thông số mới, khiến viên đạn có thể trúng vào con tin", chuyên gia Sandvik cho biết.

Giới chuyên gia cho rằng, với điểm yếu nói trên TrackingPoint và việc Mỹ hỏi mua hệ thống ngắm bắn của Israel cho thấy, Mỹ không thực sự thành công với hệ thống TrackingPoint của mình.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
IBCS Mỹ không chặn được tên lửa siêu thanh?
(Vũ khí) - Theo Breaking Defense, Mỹ đã đạt được bước tiến lớn với hệ thống phòng không tích hợp thế hệ mới (IBCS) - chương trình giúp ngăn chặn mọi mục tiêu đường không.

Tuyên bố được báo Mỹ dẫn nguồn tin quân sự nước này đưa ra sau khi đã thực hiện một số cuộc thử nghiệm thành công kể từ giữa năm 2020 đến nay. Giới quân sự Mỹ kỳ vọng khi chính thức được vận hành, IBCS sẽ đóng vai trò như hệ thống kết nối toàn bộ các tổ hợp vũ khí phòng thủ của Mỹ trong một nền tảng hợp nhất.
Đến khi đó, các thành phần trong hệ thống phòng không có thể hoạt động nhờ thông tin được thu thập từ các thành phần khác để nâng cao hiệu quả chiến đấu tổng thể. Những tổ hợp Patriot sẽ tăng hiệu quả đánh chặn lên rất nhiều khi sử dụng những dữ liệu về mục tiêu do hệ thống THAAD, Aegis thu thập được.
1611285526479.png
Hệ thống THAAD.
Hiện Northrop Grumman là nhà thầu chính thực hiện chương trình IBCS. Qua các thực nghiệm hãng chế tạo Mỹ tin rằng, mạng lưới hệ thống phòng không hợp nhất như IBCS sẽ giúp đối phó tốt với các mối nguy cơ bất đối xứng trong tương lai, đặc biệt là các mục tiêu cỡ nhỏ và hoạt động ở độ cao thấp như tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái.
Việc tích hợp các thành phần radar cảnh giới và đánh chặn trong một hệ thống hợp nhất sẽ giúp mở rộng phạm vi phòng thủ vượt xa phạm vi ngoài đường chân trời. Trong những lần đã thử nghiệm của IBCS, hệ thống Patriot đã phóng 2 đạn đánh chặn và diệt thành công cả 2 mục tiêu tấn công từ 2 hướng khác nhau.


Lãnh đạo chương trình Quân đội tương lai của Mỹ, tướng John M. Murray cho biết, quân đội nước này đang thử nghiệm tích hợp các tổ hợp vũ khí phòng không tầm thấp SHORAD, Patriot và THAAD, cũng như tổ hợp phòng thủ tên lửa Iron Dome nhập khẩu từ Israel trong một hệ thống chỉ huy hợp nhất.

Trong trường hợp IBCS ứng dụng thành công, hệ thống radar của một hệ thống phòng thủ nào đó bị áp chế hoặc gặp sự cố, các hệ thống phóng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác.

Nếu IBCS hoạt động đúng như thiết kế, đây được coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đánh chặn của quân đội Mỹ. Nhưng theo Trung tá Michael Waltz thuộc Không quân Mỹ, hệ thống phòng thủ tích hợp mới của Mỹ chỉ có thể hiệu quả khi đối phó với tên lửa hành trình, UAV... chứ nó không giúp phòng thủ Mỹ tăng khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh và ICBM.


"IBCS chỉ có thể giúp phát hiện được mục tiêu siêu thanh nhưng không thể tính toán được quỹ đạo bay thay đổi liên tiếp của chúng. Chính vì vậy, ngay cả khi Mỹ có đạn đủ nhanh thì vẫn không có cách nào đối phó với những mục tiêu từ Mach 8 trở lên", ông Waltz nói.

Trung tá Michael Waltz tiết lộ thêm rằng, trong các vụ thử bắn hạ tên lửa ICBM trên không trung, hiệu quả của phòng thủ Mỹ chỉ ở mức 50%


"Vấn đề mà tôi nhấn mạnh bao nhiêu cũng không đủ là hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất của Mỹ, các hệ thống ở California và Alaska, để bắn hạ những thứ bay từ không trung, chỉ hiệu quả khoảng 50%. Trong các vụ thử bắn hạ tên lửa đạn ICBM trên không trung, hiệu quả chỉ ở mức 50%", Trung tá Michael Waltz cho biết.

Để mang lại an toàn cho nước Mỹ, tỷ lệ thành công nói trên là không đủ. Mỹ không hề có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy và phù hợp chống các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Kể từ năm 1983 phòng thủ tên lửa Mỹ là câu chuyện của "những niềm hy vọng tan chảy". Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) do Tổng thống Ronald Reagan đề xuất năm 1983 từng ước tính Mỹ cần đối phó với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân.

Sáng kiến Phòng thủ toàn cầu chống các cuộc tấn công hạn chế (GPALS) của George W. Bush đã đưa con số nguy cơ tấn công xuống dưới 200 đầu đạn. Và đến thời Bill Clinton, chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) được ông khởi xướng thực hiện chỉ còn khả năng đối phó với vài chục đầu đạn hạt nhân, ông Pifer dẫn ra thực tế đáng lo ngại với Mỹ.

Để bù đắp vào sự hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống phòng thủ, Mỹ đã quyết định bật lại hệ thống cảnh báo tên lửa tại Hawaii có từ thời Chiến tranh lạnh. Cùng với đó là việc Lầu Năm Góc bắt tay vào thực hiện chương trình IBCS. Nhưng chính giới quân sự nước này cũng không tin rằng, IBCS có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công từ vũ khí siêu thanh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ trang bị robot hạng nặng cho chiến trường Trung Đông
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ vừa công bố kế hoạch trang bị robot chiến đấu hạng nặng RCV-H, trong đó sẽ ưu tiên cho chiến trường Trung Đông và châu Âu.

Việc Mỹ nhanh chóng lên kế hoạch trang bị RCV-H sau khi loại robot chiến đấu này hoàn thành một số cuộc thử nghiệm với sức mạnh và tính ổn định được đánh giá rất cao.
"Những đơn vị đầu tiên của quân đội Mỹ tại Trung Đông và châu Âu sẽ được ưu tiên trang bị RCV-H để đối phó với những nguy cơ mới có thể xảy ra khi lực lượng Mỹ hoạt động tại đây", một đại diện của Lục quân Mỹ nói.
Mỹ thử nghiệm robot chiến đấu.

Hiện nay những kỹ sư đã giải quyết xong loạt khó khăn về vật lý, khoảng cách giữa robot và bộ điều khiển cũng là một vấn đề. Quân đội đã tìm được nhà thầu phát triển loại sóng mới để đạt được số megabyte/giây cần thiết để mở rộng phạm vi hoạt động trong những môi trường phức tạp như rừng rậm.
Trong quá trình thử nghiệm, quân đội đã sử dụng chiến tranh điện tử để tác động vào kết nối giữa robot và bộ điều khiển. Robot đã cho thấy khả năng tự chuyển đổi băng tần để duy trì liên lạc. Khi chính thức được trang bị, robot chiến đấu này có thể hoạt động tốt khi ở cách kíp điều khiển khoảng 2km.


"Khi bạn đã mở rộng khoảng cách trên chiến trường đến 2 km, điều đó có nghĩa bạn có thể đưa ra quyết định trước kẻ thù và nó cho bạn không gian trao đổi quyết định nhanh và hiệu quả hơn", vị đại diện này cho biết thêm.

Đây rõ ràng là bước tiến lớn của Quân đội Mỹ bởi trước đây, phần lớn robot hoạt động trong quân đội đều là loại vận tải hoặc thông tin liên lạc.


Mặc dù vậy, kể cả khi Mỹ thành công với khoảng cách 2km thì thành tích vẫn khá khiêm tốt với những gì người Nga làm được với robot chiến đấu hạng nặng của mình là Marker.

Điểm làm nên sự đặc biệt của robot Nga là người chỉ huy sẽ ra lệnh bằng giọng nói tương tự như với cấp dưới, robot sẽ lập tức nhận nhiệm vụ. Hiện tại, binh sĩ vận hành có thể đứng cách robot 5km vẫn có thể dễ dàng điều khiển Marker bằng giọng nói.

Với chương trình Marker, Nga đã chứng minh đi trước mọi đối thủ về phát triển robot chiến đấu công nghệ cao bởi tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ quốc gia nào thành công với chương trình điều khiển robot bằng giọng nói.


Được biết, Marker được chế tạo theo phương pháp module hóa. Hiện tại cấu hình thử nghiệm được trang bị súng máy Kalashnikov và các ống phóng đạn chống tăng.

Hình ảnh được công bố trong những cuộc thử nghiệm đã mô tả cảnh robot và binh lính phối hợp với nhau trên chiến trường. Marker nhận lệnh từ xa để độc lập tác chiến hoặc phối hợp với binh sĩ trên chiến trường.

Đây là bước phát triển mới trong việc sử dụng robot trên chiến trường. Các cảm biến được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tự động tìm kiếm và nhắm bắn, trước khi nhận lệnh khai hỏa từ con người.

Người lính trong trường hợp này là trinh sát, hoa tiêu cho robot hoặc phối hợp cùng nhau. Trong trường hợp không có sự phối hợp với con người, robot này có thể tự phối với UAV trinh sát khi hoạt động trên chiến trường.

AUV tàng hình dưới nước của Mỹ có khiến Nga "giật mình"?
(Vũ khí) - Tại Mỹ, họ bắt đầu lắp ráp một phương tiện tác chiến tự động dưới nước (AUV - Autonomous underwater vehicle) có mức độ tàng hình hóa rất cao.

Trung tâm Hampton thuộc công ty Huntington Ingall của Mỹ đã bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng quốc phòng mới theo yêu cầu từ Hải quân Hoa Kỳ, đó là lắp ráp phương tiện tác chiến không người lái tàng hình dưới nước Orca.
Chiếc AUV này có thể hoạt động trong chế độ hoàn toàn tự động, nó không chỉ được dùng để khám phá vùng nước của đại dương mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự khác nhau ở khoảng cách trên 10.000. km.

Tàu ngầm không người lái tàng hình đặc biệt này đã được gọi là đối thủ mới của Nga, vì phương tiện nói trên được trang bị một động cơ điện cực kỳ yên tĩnh, cho phép nó xâm nhập lãnh hải của Nga, ít nhất là theo lời các đại diện truyền thông Mỹ.


Phương tiện tác chiến không người lái dưới nước Orca của Mỹ được đánh giá là mối đe dọa lớn đối với tàu ngầm Nga
“Các công nhân tại nhà máy sản xuất phương tiện không người lái tiên tiến ở Hampton trực thuộc Tập đoàn Huntington Ingalls Industries (HII) đang tiến hành lắp ráp các cấu trúc thân tàu cho tàu ngầm không người lái mang tên Orca của Hải quân".


"Công ty cho biết, các nhân viên của HII đã bắt đầu làm việc với cấu trúc đầu tiên của hệ thống không người lái vào ngày 28 tháng 12. Chính thức thì nó được gọi là 'phương tiện dưới nước siêu lớn không người lái, Orca sẽ là một con tàu dài khoảng 16 mét, có thể tự mình hành trình 6.500 hải lý, không phụ thuộc vào bất kỳ tàu mẹ nào", Daily Press đưa tin.

Giới truyền thông cho rằng vào năm 2022, phương tiện không người lái dưới nước Orca của HII sẽ được biên chế chính thức cho Hải quân Mỹ và sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm của Nga.


Tuy nhiên các chuyên gia tại Moskva lại chú ý đến thực tế rằng với chiều dài 16 mét, những chiếc AUV dưới nước như vậy khó có thể đi tới gần biên giới Nga, chưa kể đến việc Hải quân Nga đang tích cực tăng cường sự hiện diện của hạm đội ở những khu vực quan trọng nhất trên hành tinh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Nga bình luận xe tăng T-34 được Việt Nam hoán cải
(Quốc phòng Việt Nam) - Trang RG của Nga đã tỏ ra đặc biệt chú ý đến phiên bản "xe cứu thương hạng nặng" được Việt Nam hoán cải từ xe tăng hạng trung T-34-85.

RG cho biết, xe tăng hạng trung T-34-85 do Liên Xô cung cấp trong thập niên 60 - 70 từng là một trong những loại chiến xa chủ lực của lực lượng vũ trang Việt Nam.
Sau hai cuộc chiến, những cỗ chiến xa này được rút về các căn cứ để cất giữ, bảo quản, tuy nhiên vẫn còn một số lượng nhỏ tiếp tục phục vụ trong các đơn vị phòng thủ ven biển.

Một số xe tăng đã được tháo tháp pháo, sau đó bộ phận này được lắp đặt làm điểm bắn cố định như lô cốt. Bản thân các xe tăng nói trên đã được biến thành xe cứu kéo bọc thép và xe chuyên dụng để kéo pháo.


1611285736289.png
Chiếc xe cứu thương bọc thép đặc biệt được Quân đội nhân dân Việt Nam hoán cải từ xe tăng T-34-85
Ngoài ra những chiếc xe tăng T-34-85 tháo tháp pháo này cũng bắt đầu được sử dụng để vận chuyển những người bị thương từ chiến trường. Đối với chức năng trên, các cấu trúc thượng tầng đặc biệt được lắp đặt trên nóc của thân xe, và có các thùng chứa thiết bị dọc hai bên.


Tất nhiên, những chiếc "xe cứu thương" bất thường như vậy hầu như không được thoải mái, nhưng chúng có thể đến bất cứ nơi nào có yêu cầu sơ tán y tế. Thêm vào đó, vỏ giáp hiện có vẫn đủ để bảo vệ tốt trước đạn, kể cả súng máy cỡ lớn, cũng như mìn và mảnh đạn pháo.

RG còn cho biết, trước đó có thông tin nói rằng một phương tiện có tuổi đời ngang T-34-85 đó là xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 cũng đã được Quân đội Việt Nam hiện đại hóa cho vai trò xe cứu thương để hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.


Chiếc xe thiết giáp trên đã được hoàn thiện, thay động cơ mới, một hệ thống giám sát video và máy điều hòa không khí đã được lắp đặt. Xe bọc thép cứu thương này hiện đang thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt ở Nam Sudan.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
F-35 mắc tới 900 lỗi, đồng minh chỉ mua ô bảo vệ?
(Bình luận quân sự) - Tính đến nay, máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ vẫn còn tới gần 900 khiếm khuyết chưa khắc phục được.

Hãng Bloomberg trích dẫn thông tin của cơ quan phụ trách thử nghiệm của Lầu Năm Góc cho biết một thông tin “kinh hoàng” rằng: Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ có gần 900 khiếm khuyết có thể làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó.
Loại vũ khí đắt giá nhất của Hoa Kỳ bị phát hiện thấy có quá nhiều nhược điểm đến mức người ta không thể tưởng tượng được.
Nhiều khiếm khuyết trong số đó được phát hiện ngay từ trước giai đoạn phát triển và trình diễn kết thúc vào tháng 4 năm 2018, khi đó, máy bay có tới 941 chi tiết lỗi, Giám đốc bộ phận đánh giá và thử nghiệm chương trình là ông Robert Behler cho biết.
Hiện nay, số lượng khiếm khuyết của loại máy bay chiến đấu này đã “giảm nhẹ” xuống còn 871 - chỉ ít hơn so với năm ngoái… hai lỗi.

Bài báo nói rõ rằng, các lỗi nói trên có liên quan đến phần mềm và máy móc thiết bị của máy bay, trong đó, có mười lỗi tiềm ẩn các vấn đề nghiêm trọng cấp một, đó là những khiếm khuyết hết sức nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của phi công và giảm hiệu quả tác chiến.

1611285778164.png
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ
Đồng thời, máy bay còn phải trải qua các bài tập mô phỏng, đây là điều cần thiết để khẳng định khả năng sẵn sàng chiến đấu của phương tiện vũ khí khi đối mặt với "những mối đe dọa gay gắt nhất từ Nga và Trung Quốc". Chỉ khi đó mới có thể bắt đầu sản xuất F-35 trên quy mô lớn.

Tính đến giai đoạn hiện nay, tổng chi phí của chương trình phát triển F-35 đã tiêu tốn của Hoa Kỳ và đồng minh 398 tỷ USD.


Hơn 3.200 máy bay chiến đấu loại này được lên kế hoạch sản xuất để dành cho Mỹ và các quốc gia đồng minh khác. Hơn 600 trong số 3,2 nghìn máy bay tiềm năng của chương trình này đã được sử dụng trong Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Bất chấp những khiếm khuyết nói trên, hãng Lockheed đã nhận được đơn đặt hàng 970 máy bay, một số trong đó đã được bàn giao cho khách hàng.


Thế nhưng, các chuyên gia nhận định rằng, phần lớn các nước mua F-35 là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Họ mua máy bay loại này không chỉ đơn thuần xuất phát từ tính năng được quảng cáo là hàng đầu thế giới, mà phần lớn là muốn mua một “chiếc ô bảo vệ” của Mỹ.

Hơn nữa, hiện trên thế giới ngoài Mỹ ra cũng chỉ có Trung Quốc (đã biên chế chính thức Chengdu J-20) và Nga (sắp biên chế Sukhoi Su-57) là đã sản xuất được máy bay thế hệ 5, nhưng chắc chắn là ít nước dám đặt mua máy bay của các nước này do sợ vấp phải lệnh trừng phạt của Mỹ. Do đó, họ cũng chỉ có cách lựa chọn F-35 của Mỹ mà thôi.

Mới đây, hãng tin Mỹ Bloomberg cũng tiết lộ rằng, Hoa Kỳ đã quyết định đình chỉ việc sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 do Lockheed Martin phát triển.

Nguyên nhân là do các cuộc thử nghiệm, được cho là sẽ phải diễn ra vào tháng 12 (là cuộc thử nghiệm liên quan đến F-35 trong một cuộc chiến mô phỏng, đã bị hoãn lại kể từ năm 2017) đã bị hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân là vì lý do kỹ thuật, cũng như do ảnh hưởng của đại dịch.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Ông Shoigu đã chuẩn bị vài "món quà" cho Lầu Năm Góc
(Bình luận quân sự) - Năm mới này sẽ có những gì mới cho Quân đội Nga

Xin giới thiệu tiếp cùng bạn đọc bài giới thiệu với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa quen thuộc chuyên viết cho ‘Svobodnaia Pressa” Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên báo này ngày 15/01/2021.
1611285986212.png
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (phải) (Ảnh: Vadim Savitsky / TASS)
Hãng Thông tấn Nga RIA Novosti vừa đưa tin: trong năm mới 2021 này, các xí nghiệp của Tổ hợp công nghiệp- quốc phòng Nga sẽ bàn giao cho Quân đội Nga 3.500 đơn vị (tính) vũ khí- trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.
Bổ sung thêm thông tin là có tới 2/3 ngân sách quốc phòng sẽ được chi cho việc mua các mẫu vũ khí- khí tài mới nhất cũng như các mẫu vũ khí – trang bị đã có được hiện đại hóa . Trong số rất nhiều những mẫu vũ khi- khí tài rất đa dạng này, có thể chỉ ra một số tổ hợp và hệ thống nổi bật sau đây.
Bộ đội Tên lửa Chiến lược (RVSN)
S
ự quan tâm đặc biệt, vẫn như trước đây, vẫn được giành cho nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện và tăng cường sức mạnh cho lá chắn tên lửa- hạt nhân Nga. Bộ đội Tên lửa Chiến lược sẽ được bổ sung 13 tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “Yars”, cũng như các khối tác chiến siêu thanh (M>5) “Avangard” .
Đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng đặc biệt dành riêng cho các tổ hợp này tại các thành phố- thị trấn đóng quân Kozelsk, Yasny, Uzhur, Novosibirsk và Yoshkar-Ola.
Điều này có nghĩa là sẽ sớm hoàn thành tiến trình thay thế các ICBM “Topol-M” bằng các tổ hợp tên lửa cơ động mới nhất “Yars” có tính năng tác chiến tốt nhất.
Sư đoàn tên lửa số 13 “Orenburg” (đóng quân tại thành phố Yasny) sẽ tiếp tục lắp cho các ICBM phóng từ hầm phóng UR-100N UTTKh các khối tác chiến siêu thanh “Avangard”- khối này cơ động trên đường bay với tốc độ 17-22 M.
Vào thời điểm hiện tại, không chỉ những tổ hợp tên lửa đánh chặn hiện có, mà ngay cả các tổ hợp tên lửa sẽ có trong tương lai cũng không thể đánh chặn được các khối tác chiến siêu thanh này.
Các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa của NATO cũng sẽ bất lực khi phải đối phó với các ICBM hạng nặng “Sarmat” sẽ được đưa vào trực tác chiến trong năm 2022 tới.
Còn ngay trong năm nay (2021), sẽ tiến hành các thử nghiệm bay kiểu ICBM mới này tại một trường bắn đang xây dựng gần làng Severo-Yeniseisky. Trường bắn này sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Hải quân

Trong năm mới này, sẽ có 32 tàu mới thuộc hạng khác nhau được bàn giao cho Hải quân Nga, nhưng rất tiếc, trừ các tàu hạng một (hiểu nôm na - các tàu có lượng giãn nước từ 5.000 tấn trở lên –ND .
Và ở đây, với Hải quân, hướng ưu tiên vẫn là các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo “Bulava”. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được tăng cường 2 tàu ngầm tuần dương- "Hoàng tử Oleg" và "Đại Nguyên soái Suvorov".
Đây là những tàu thuộc dự án hiện đại hóa 955A “Borey-A”, và chúng khác với tàu ngầm lớp “Borey” gốc ở chỗ có khả năng tàng hình tốt hơn và các hệ thống sonar hoàn thiện hơn.
Những tàu nổi "có sức nặng nhất” đang được chuẩn bị để có mặt trong lễ bàn giao trang trọng cho Hải quân Nga là 2 tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 "Rezkyi" và "Retivyi”.
Chúng sẽ trở thành chiếc tàu hộ vệ thứ tám và thứ chín liên tiếp trong số các tàu lớp này được biên chế cho Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga. Những tàu hộ tống này được trang bị 8 quả tên lửa chống hạm tốc độ cận âm Kh-35 "Uran".

Dự kiến sẽ còn có thêm một tàu hộ tống nữa được đóng xong – tàu "Provornyi”. Nó được đóng theo dự án hiện đại hóa 20385.

Tàu này có lượng giãn nước lớn hơn và đặc biệt có khả năng tác chiến tăng lên rất đáng kể (so với các tàu cùng dự án nhưng chưa được hiện đại hóa) do được trang bị tổ hợp phóng đa năng UKSK 3S14.

Tổ hợp phóng đa năng này có thể phóng cả (1) các tên lửa chống hạm siêu âm “Oniks”, cả (2) tên lửa tốc độ cận âm “Kalibr” - để tiêu diệt cả các tàu nổi, cả tấn công các mục tiêu ven biển, và (3) các tên lửa siêu thanh “Zircon”.

Các phương tiện tấn công và phòng thủ của các tàu hộ tống trên được phân bổ theo nguyên tắc cân bằng, có nghĩa là vừa có thể chiến đấu không chỉ chống lại các mục tiêu trên mặt nước, mà còn đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên không, cũng như phóng ngư lôi.

Còn về những tàu tên lửa cỡ nhỏ, thì sau “khúc khải hoàn” mang tên Syria, tức khi những tàu này tấn công tiêu diệt các trận địa của quân khủng bố trên lãnh thổ của một quốc gia “xa xôi” bằng tên lửa “Kalibr” phóng từ Biển Caspi, “uy tín” của chúng đã tăng lên rất nhiều.


Tổng cộng, sẽ có 5 tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc hai dự án - 21631 “Buyan-M” và 22800 “Karakurt” được trang bị cho các hạm đội. Dù với lượng giãn nước chỉ 800-900 tấn, nhưng chúng sẽ làm tăng mạnh khả năng chiến đấu của Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái Bình Dương.

Hiện tại, Hải quân Nga đang khai thác 11 tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc hai dự án mới này. Tổng cộng sẽ có tất cả 24 tàu.

Không quân

Trong năm nay, Nhà máy Hàng không Novosibirsk sẽ bắt đầu cung cấp cho Không quân các máy bay tiêm kích- ném bom Su-34M hiện đại hóa trong khuôn khổ dự án thiết kế- thử nghiệm “Sych”.

Theo một hợp đồng ký kết năm ngoái, tổng cộng sẽ có 24 máy bay kiểu trên được chế tạo. Một số cải tiến đã được áp dụng sau khi nghiên cứu kết quả sử dụng chúng trong tác chiến tại chiến trường Syria.

Ong Shoigu da chuan bi vai
Su-34M
Trên máy bay sẽ có một tổ hợp tự bảo vệ mới. Các thiết bị vô tuyến điện tử còn lại trên máy bay cũng đã được cải tiến. (đó là) tổ hợp điều khiển vũ khí, kính ngắm, radar, thiết bị thông tin liên lạc.

Độ chính xác khi cắt bom của máy bay được hiện đại hóa đã tăng rất đáng kể. Trong cơ số đạn của máy bay đã có thêm các loại đạn mới- "không đối đất" và "không đối không".

Chiếc máy bay được phát triển từ Su-27 này cũng có khả năng chống lại các mục tiêu trên không một cách rất hiệu quả. Chính vì vậy, khi xuất kích thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, giờ nó không cần các máy bay tiêm kích bay yểm hộ nữa.

Một dự án rất đồ sộ nhằm hiện đại hóa máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 đang được tiến hành. Trong năm nay, Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS) sẽ được nhận được ít nhất một máy bay Tu-160 đã hiện đại hóa.

Chất lượng của nó đã được cải thiện rất nhiều nhờ hệ thống điện tử hàng không cải tiến.

Tổ hợp tự bảo vệ mới, theo các chuyên gia của Tập đoàn “Radioelectronic Technologies” khẳng định, sẽ làm cho Tu-160M trở thành bất khả xâm phạm trước mọi cuộc tấn công bằng tên lửa kể cả từ mặt đất và từ trên không nhờ khả năng chế áp các hệ thống điều khiển tất cả các kiểu tên lửa và tất cả các kiểu đầu tự dẫn.


Có nghĩa là, chiếc máy bay mang tên lửa chiến lược này sẽ đảm bảo chắn chắn đưa các tên lửa chiến lược Kh-102 đến "đúng chân hàng” một cách chính xác . Mà nói cho đúng ra thì Tu-160 cũng không cần phải bay vào vùng phòng không của đối phương làm gì, vì những tên lửa này (Kh-102) có tầm bắn tới 5.500 km.

Sau khi được hiện đại hóa căn cứ vào kết quả “khai thác” tại Syria, các khả năng tấn công của máy bay lên thẳng tấn công Mi-28NM “Thợ săn đêm” cũng được tăng lên. Trong năm 2021, sẽ 18 chiếc trong số hơn 100 chiếc Mi-28NM đã đặt hàng sẽ được bàn giao cho Không quân Nga.

Đã có rất nhiều hệ thống trên Mi- 28NM được cải tiến. Máy bay lên thẳng “Thợ săn đêm” được trang bị mới một tên lửa có tầm bắn vượt quá 15 km. Để sử dụng tên lửa này, cự ly phát hiện mục tiêu đã được tăng lên nhiều nhờ lắp một radar hiện đại hóa.

Vị trí lắp đặt radar cũng rất độc đáo đối với các máy bay lên thẳng Nga- nó được lắp đặt ở phần cao nhất của máy lên thẩng. Và điều này giúp làm tăng khả năng giữ bí mật khi quan sát chiến trường.

Khả năng của tổ hợp tự vệ cũng được cải thiện. Đã hiệu chỉnh thiết bị nhìn đêm. Và cuối cùng, hoa tiêu cũng có các điều khiển máy bay song song cùng phi công.

10 chiếc máy bay lên thẳng vận tải- chiến đấu Mi-8AMTSh-VN sẽ được bàn giao cho Bộ đội Đổ bộ Đường không (VDV). Những chiếc máy bay lên thẳng này còn được gọi là các "BMD bay" (BMD- xe chiến đấu đổ bộ-ND).

Nhờ tăng thêm lớp giáp bảo vệ và trang bị loại đạn "không đối đất" rất hiệu quả, - các khả năng tấn công của Mi-8AMTSh-VN đã được nâng cao. Nó cũng có khả năng chuyển lính đổ bộ và hỗ trợ hỏa lực rất hiệu quả, trong đó có cả việc tấn công tiêu diệt các xe tăng của đối phương.

Bộ đội phòng không/ phòng chống tên lửa

Cuối cùng thì Bộ đội Phòng không Nga cũng sẽ được nhận các hệ thống tên lửa phòng không S-500 "Prometheus". Nhưng hiện giờ thì mới chỉ dừng ở mức khai thác thử nghiệm và tiến hành các công đoạn thử nghiệm cần thiết. S-500 sẽ được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2025.



Tổ hợp S-500 có những khác biệt đáng kể so với S-400, mặc dù nó cũng “thừa kế” rất nhiều từ S-400, trong đó một số tên lửa đánh chặn. Tổ hợp mới có hai tổ hợp con, mỗi tổ hợp con giải quyết một loạt các nhiệm vụ riêng.

Và mỗi tổ hợp con này đều có phương tiện phát hiện riêng – đó là các radar phát hiện, dẫn đường và chỉ mục tiêu, có xe chỉ huy riêng và các tên lửa riêng.

Một trong hai tổ hợp con chuyên “làm việc” với các mục tiêu khí động học - máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa hành trình (có cánh), còn tổ hợp con còn lại- chuyên xử lý các tên lửa đạn đạo.

Nhờ có sự phân công nhiệm vụ như vậy, hiệu quả đánh chặn cả hai nhóm mục tiêu trên không như vậy được cải thiện rất đáng nể. Các mục tiêu khí động học bị đánh chặn ở cự ly lên tới 600 km.

S-500 đã thiết lập một hàng rào không thể vượt qua đối với các ICBM có tốc độ 7 km / s hoặc 21 M. Đồng thời, độ cao đánh chặn vượt quá 200 km.

Do có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo đạt hiệu quả quá cao như vậy nên có thể sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không “Prometey” làm phương tiện phòng thủ tên lửa chiến lược, cụ thể- bố trí trong thành phần hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Matxcova và Vùng công nghiệp trung tâm mang tên A-135 “Amur”.

Một “sản phẩm mới” khác nữa của Tập đoàn “Almaz-Antey” – đó là tổ hợp tên lửa phòng không S-350 “Vityaz” mới được đưa vào trang bị trong năm ngoái. Sẽ có 4 (cơ số) trung đoàn tên lửa này được bàn giao cho Quân đội trong các năm 2021-23.

Tổ hợp này được trang bị hai kiểu tên lửa. Kiểu tên lửa thứ nhất- tiêu diệt các mục tiêu khí động học ở cự ly lên tới 120 km và độ cao lên tới 30 km. Kiểu tên lửa thứ hai- tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo ở khoảng cách đến 30 km và độ cao tới 25 km.

Lục quân

Lục quân sẽ được tăng cường nhiều các phương tiện kỹ thuật bọc thép. Trước hết, cần kể đến xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M với khả năng sống sót đã được cải thiện nhiều. Nó cũng được trang các loại đạn có khả năng kích nổ từ xa.

Với các vũ khí- khí tài khác sẽ được cung cấp theo hợp đồng “cứng” đã ký, sẽ có các xe tăng T-72B3M, T-80BVM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe BMP-2 hiện đại hóa với khoang chiến đấu “Berezhok” và các xe chở quân bọc thép BTR-82A.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Nga chốt thời điểm siêu ngư lôi hạt nhân hoạt động
(Vũ khí) - Kế hoạch được Hải quân Nga công bố khi nói về việc xây dựng căn cứ dành cho siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Đến năm 2022, Nga sẽ hoàn thành xây dựng căn cứ ven biển dành cho Poseidon. Đến khi đó vũ khí này chính thức đi vào trang bị cho thành phần tác chiến của Hải quân Nga.
Căn cứ này bao gồm trrung tâm điều khiển, các dịch vụ cũng như lưu trữ, kho vũ khí, trung tâm sửa chữa... Cũng theo nguồn tin này, tàu ngầm hạt nhân Khabarovsk trang bị Poseidon dự kiến được hạ thủy ngay trong quý I năm 2021.
Siêu ngư lôi Poseidon Nga.
Theo kế hoạch trang bị, Hải quân Nga sẽ ưu tiên trang bị tổng công 32 ngư lôi hạt nhân cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.
Những vũ khí này sẽ được khai hỏa từ tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk. Chúng được thiết kế ở trạng thái có người lái và không người lái nhằm nghiên cứu biển sâu.

Tàu ngầm Khabarovsk có khả năng phát hiện mục tiêu trên biển và trên không ở khoảng cách hàng trăm cây số, về khả năng này chúng sẽ hơn những con tàu lớp Yasen và Borei hiện nay.

Theo chuyên gia hải quân Mỹ, H.I. Sutton, dù Poseidon của Nga có thể lặn sâu tới 1000m và có tốc độ bơi trên 200km/h nhưng Mỹ đã tìm ra cách có thể khắc chế vũ khí này.

Vị chuyên gia Mỹ cho rằng, việc đối phó với siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga không hề khó như Moscow và cả phương Tây vẫn nói.


Các ngư lôi của Nga phần lớn đơn giản, chúng sẽ phụ thuộc vào tốc độ và độ sâu để đảm bảo sự tồn tại.

Vì vậy có thể kiểm tra sức mạnh hoặc tiêu diệt chúng bằng cách bố trí dưới đáy biển một mạng lưới mìn cảm biến, chúng có thể phát hiện và phá hủy siêu ngư lôi của Nga.

"Các lưới mìn cảm biến có khả năng nhận biết và phân loại mục tiêu khác nhau, ví dụ như Poseidon là mục tiêu di động nhanh hơn nhiều so với tàu ngầm truyền thống. Với mỗi loại mục tiêu sẽ xác định phương pháp đánh chặn khác nhau", ông Sutton giải thích.


Vị chuyên gia này cũng tin rằng, Poseidon của Nga có thể bị phá hủy bởi các đầu đạn siêu thanh được phóng từ các tàu ngầm Mỹ. Loại vũ khí này của Mỹ là ngư lôi hạng nhẹ thế hệ mới.

"Thời gian bay ngắn và bán kính hoạt động rộng cho phép chúng tiêu diệt mục tiêu khi mục tiêu nằm ngoài phạm vi của lưới mìn cảm biến.

Vì vậy cho dù các tàu ngầm hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể phản ứng kịp thời chống lại Poseidon và tiêu diệt chúng trong khi chúng vẫn còn cách xa so với các lưới mìn cảm biến phát hiện chúng", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Khi nói về sức mạnh của vũ khí này trong cuộc trò chuyện với tạp chí Business Insider, nhà vật lý Rex Richardson cho biết, một vụ nổ hạt nhân dưới nước với đương lượng nổ cực lớn của Poseidon sẽ tạo ra một cơn sóng thần tương đương với cơn sóng phá hủy bờ biển Nhật Bản năm 2011.

Lượng phóng xạ đi cùng sẽ biến vùng đất mà nước tràn qua trở thành vùng tử địa với bất kỳ đối thủ nào.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Ấn Độ hành động nóng lấp lỗ hổng trong ngắn hạn
(Bình luận quân sự) - Khi ngân sách quốc phòng có xu hướng cắt giảm mạnh, Quân đội Ấn Độ đang đẩy mạnh chương trình thuê vũ khí, trang bị nước ngoài.

Ấn Độ đẩy mạnh thuê vũ khí-trang bị
Ấn Độ đang xem xét các phương án thuê vũ khí, trang bị nước ngoài để nâng cấp quân đội khi Ngân sách Quốc phòng sẽ tiếp tục bị cắt giảm vào năm 2021. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thay đổi chính sách mua sắm bắt đầu từ năm ngoái, mở đường cho việc đi thuê thiết bị quân sự.
Trong vài tháng gần đây, New Delhi đã thuê máy bay không người lái và súng, pháo cho lực lượng hải quân từ Washington.
Theo đó, Ấn Độ sẽ trang bị cho các tàu chiến của mình 3 khẩu đại bác tầm trung 127 mm của hải quân Mỹ.
Tháng trước, New Delhi cũng đã giới thiệu hai máy bay không người lái tầm cao, tầm xa của Mỹ là MQ-9S Sea Guardian (phiên bản hải quân của máy bay tấn công không người lái khét tiếng MQ-9 Reaper) cho hải quân của mình, theo hợp đồng thuê.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã xác nhận rằng, 6 máy bay phản lực chở khách Airbus A320 - trước đây do hãng hàng không quốc gia Air India vận hành - sẽ được nâng cấp thành máy bay chỉ huy, kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW & C), chuyên làm nhiệm vụ phát hiện máy bay, tàu chiến và phương tiện bay ở tầm xa.
Trước đây, Ấn Độ cũng đã thuê một tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng INS Chakra của Nga (thuộc project 971, lớp Nerpa; định danh NATO là Akula) thay vì mua một chiếc, vì vậy họ có thể đủ khả năng chi tiền cho các hoạt động nâng cấp quân sự khác.
1611286138966.png
Tàu ngầm hạt nhân tấn công INS Chakra, Ấn Độ thuê của Nga
Các quan chức Hải quân Ấn Độ đã xác nhận những nỗ lực không ngừng để có được một chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân khác từ Moscow sau khi Ấn Độ ký một thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD vào năm 2019. Chiếc tàu ngầm mới này dự kiến sẽ đến vào năm 2025.

Kế hoạch mua sắm để lấp lỗ hổng trong ngắn hạn
Những nâng cấp quân sự này nằm trong “Kế hoạch Mua sắm Quốc phòng” của Quân đội nước này, có hiệu lực từ tháng 10/2020.
Các chuyên gia coi sự thay đổi chính sách này là một biện pháp ngắn hạn để lấp lỗ hổng trong hệ thống vũ khí-trang bị của các lực lượng vũ trang
Laxman Kumar Behera, phó giáo sư tại Trung tâm Đặc biệt về An ninh Quốc gia của Đại học Jawaharlal Nehru cho biết: “Tôi nghĩ rằng quyết định thuê một số vũ khí của Mỹ gần đây được thúc đẩy nhiều hơn bởi cuộc khủng hoảng ở phía đông Ladakh và nhu cầu lấp đầy những lỗ hổng trong việc chuẩn bị sẵn sàng hoạt động”.

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ cắt giảm ngân sách hơn 30% vào tháng 3 năm 2021. Một quan chức tài chính của chính phủ Ấn Độ tiết lộ, ưu tiên của chính phủ có một sự thay đổi lớn, không chỉ giới hạn trong năm nay. Theo đó, y tế sẽ được ưu tiên, quốc phòng sẽ bị cắt giảm mạnh.

Chương trình mua sắm quốc phòng mới của Ấn Độ mô tả việc đi thuê là một biện pháp để “sở hữu và vận hành một tài sản quân sự mà không cần sở hữu tài sản đó”. Chương trình này cung cấp một biện pháp hữu ích “để thay thế các khoản vốn đầu tư phát triển ban đầu khổng lồ, bằng các khoản thanh toán tiền thuê định kỳ”.

An Do hanh dong nong lap lo hong trong ngan han
Án Độ thuê 02 máy bay không người lái MQ-9S Sea Guardian của Mỹ
“Việc đi thuê cung cấp một sự thay thế để có được những khả năng nhất định mà không cần phải sở hữu chúng trong suốt vòng đời” - chuyên gia Behera tiếp tục nhận định, ám chỉ đến việc ngân sách quốc phòng bị hạn chế do suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.


Không quân Ấn Độ cũng cần máy bay

Hiện tại, Không quân Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 200 máy bay chiến đấu do số phi đội bay hiện tại của họ giảm xuống còn 30 phi đội - thấp hơn rất nhiều so với sức mạnh yêu cầu là 42 phi đội (tiêu chuẩn 18 máy bay chiến đấu trong mỗi phi đội).

Một ủy ban quốc hội đã ước tính rằng, Ấn Độ sẽ cần tất cả 42 phi đội nếu chiến tranh nổ ra trên hai mặt trận, đó là với Trung Quốc và Pakistan.

Bất chấp những nỗ lực để giải quyết tình trạng thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ chỉ hoàn thành một cuộc đấu thầu trong thập kỷ qua, đó là gói thầu mua 36 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp vào năm 2016.

Vào tháng 10 năm 2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Mark Esper cho biết trong cuộc đối thoại cấp bộ trưởng 2+2 ở New Delhi rằng, Mỹ có kế hoạch bán thêm máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cho Ấn Độ, trong khi Ấn Độ tỏ ra quan tâm đến máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ của Boeing là F-15EX advanced Eagle, trái ngược với đề xuất của Mỹ về F-16 Fighting Falcon và F-18 E/F Super Hornet.

An Do hanh dong nong lap lo hong trong ngan han
Ấn Độ muốn thuê máy bay tiếp liệu trên không
Trong bối cảnh đó, Phó chủ tịch Tập đoàn Boeing là ông Pratyush Kumar cũng tuyên bố vào tháng 2 năm 2020 rằng, công ty đang tìm kiếm giấy phép xuất khẩu F-15EX sang Ấn Độ.

Lực lượng Không quân Ấn Độ cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay tiếp nhiên liệu trên không và dự kiến sẽ thuê thêm trong thời gian sớm nhất. New Delhi cũng dự kiến cũng sẽ thuê trực thăng đa năng hạng nhẹ và máy bay huấn luyện.


Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Thống chế Sandeep Singh xác nhận vào tháng 11 năm 2020 rằng, máy bay phản lực huấn luyện có thể được thuê trong vòng 4 đến 5 năm, cho đến khi công ty Hindustan Aeronautics Limited do nhà nước điều hành hoàn thành các cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với máy bay phản lực huấn luyện HTT-40.

Chuyên gia Amit Cowshish, cựu cố vấn tài chính của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, đồng ý rằng, việc cho thuê có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu máy bay chiến đấu ngày càng gia tăng trong Không quân Ấn Độ (IAF), nhưng nó phụ thuộc vào ít nhất ba yếu tố.

Những vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch thuê vũ khí

Yếu tố đầu tiên
là sự sẵn có của số lượng máy bay cần thiết để “thuê khô” (chỉ thuê riêng máy bay) với người cho thuê.

Cowshish giải thích, trong trường hợp đó, máy bay được cho thuê khô để bù đắp sự thiếu hụt sẽ phải là loại đã được các phi công của IAF đã bay, hoặc loại máy bay quen thuộc để họ có thể vận hành thẳng mà không cần phải qua bất kỳ khóa đào tạo nào. Điều này cũng rất quan trọng từ quan điểm duy trì đội máy bay thuê.

An Do hanh dong nong lap lo hong trong ngan han
Ấn Độ sẽ hoán cải máy bay dân dụng Airbus A320 thành máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không
Yếu tố thứ hai rất khó xảy ra, nếu không muốn nói là không thể, đó là Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ thuê ướt (yêu cầu người cho thuê cung cấp cho cả máy bay và phi hành đoàn) để IAF duy trì quyền kiểm soát hoạt động.



Theo chuyên gia này, đây là điều hầu như không thể xảy ra, bởi Ấn Độ không cho phép sự hiện diện của quân nhân nước ngoài trong cơ cấu quân sự thường trực của mình.

Yếu tố thứ ba là trong khi việc cho thuê không đòi hỏi đầu tư vốn lớn, giống như mua lại hoàn toàn, nhưng số tiền cho thuê và các chi phí liên quan khác để bảo trì có thể lên đến một khoản đáng kể, tùy thuộc vào số lượng máy bay được thuê.

Do đó, khả năng chi trả của việc thực hiện tùy chọn này cũng sẽ phải được đánh giá, cựu cố vấn tài chính kết luận.

Các chuyên gia khác cũng đưa ra những nhận xét về chương trình này. Ông Rahul K Bhonsle, nhà phân tích quốc phòng và Chuẩn tướng quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhắc nhở:

“Liên quan đến việc cho thuê, tùy chọn này chỉ nên được sử dụng để đánh giá một nền tảng nhất định trước khi mua lại hoặc để nâng cấp khẩn cấp sức mạnh, nhưng tránh sở hữu các hệ thống chưa được kiểm tra”.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng, việc đi thuê không phải lúc nào cũng có lợi về mặt tài chính trong dài hạn. Do đó, quân đội của các cường quốc như Ấn Độ, quốc gia đang đầu tư vào các khả năng chiến lược, nên định hướng hoạt động thuê vũ khí như một biện pháp lấp chỗ trống - Bhonsle nhấn mạnh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
PAKDA là tương lai, nhưng Tu-160 và Tu-95 không là đồ bỏ
(Bình luận quân sự) - Trong tương lai, ngay cả khi PAK DA được biên chế, Tu-160 và Tu-95 vẫn là lực lượng quan trọng trong lực lượng không quân chiến lược Nga.

Thành phần không quân chính của “bộ ba hạt nhân” Nga hiện nay vẫn là các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 Blackjack (“Thiên nga trắng”) và Tu-95 Bear-H (“Gấu bay”) – hai mẫu máy bay đã được phát triển dưới thời Liên Xô.
Mặc dù các máy bay này được hiện đại hóa thường xuyên nhưng tiềm năng của chúng không phải là vô hạn. Những cỗ máy này sẽ được thay thế bằng tổ hợp hàng không tầm xa tương lai (PAK DA) – máy bay này có nhiều đặc điểm mới về cơ bản.
PAKDA la tuong lai, nhung Tu-160 va Tu-95 khong la do bo
Mô hình máy bay ném bom tương lai PAK DA của Nga

Dự án PAK DA đầy tiềm năng
Bộ Quốc phòng Nga đã phê duyệt thiết kế sơ bộ của máy bay mới, đồng ý về các đặc điểm của nó và ký các tài liệu cần thiết để sản xuất. Đương nhiên, các chi tiết của dự án được giữ bí mật, đến nay chỉ có rất ít thông tin được tiết lộ.
Ví dụ, máy bay mang tên lửa đầy hứa hẹn sử dụng công nghệ tàng hình, các hợp kim và vật liệu tổng hợp mới nhất. Động cơ mạnh hơn nhưng cũng tiết kiệm hơn sẽ cho phép tăng khả năng bay liên tục đến 30 giờ đồng hồ (so với 25 giờ của Tu-160 hiện tại).

Vào tháng 5 năm 2020 đã có tin về việc khởi động dự án chế tạo nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược mới, vào tháng 12 đã có tin về việc lắp ráp động cơ đầu tiên cho nó và sắp bắt đầu các bài kiểm tra trên băng ghế dự bị. Song song với điều đó, một số động cơ khác đang được lắp ráp để thử nghiệm trên băng ghế dự bị cũng như trong điều kiện thực tế trên “phòng thí nghiệm bay”.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Nga Sputnik, Thiếu tướng, Phi công quân sự danh dự Liên bang Nga Vladimir Popov cho biết, PAK DA được thiết kế theo sơ đồ “cánh bay”. Việc sử dụng sơ đồ này giúp mở rộng khả năng chiến đấu, cải thiện khả năng cơ động và khả năng tàng hình.

Trên thân cánh liền khối, tải trọng được phân bổ đều trên cánh. Không có phụ kiện đi kèm, cửa hút gió của động cơ được ẩn sâu bên trong, và thân cánh rộng bảo vệ khỏi khí thải nóng. Ngoài ra, cách thiết kế như vậy cho phép mang thêm nhiều nhiên liệu, đạn dược và thiết bị điện tử trên máy bay.

Đồng thời, các chuyên gia chắc chắn rằng, máy bay ném bom chiến lược tương lai của Nga vẫn sẽ là loại cận âm, với tốc độ bay khoảng 1.000 km/h.


PAKDA la tuong lai, nhung Tu-160 va Tu-95 khong la do bo
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack

Chuyên gia Vladimir Popov giải thích thêm rằng, khi không có cánh đuôi giữ cho thân máy bay ổn định thì khó có thể bù đắp cho những khoảnh khắc khi có xu hướng chiếc máy bay nghiêng mũi lên hoặc bổ nhào. Và các nhà thiết kế đã tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp.

Mặt khác, diện tích lớn của “cánh bay” cho phép vừa duy trì khả năng cơ động ở độ cao thấp vừa tạo đủ lực nâng ở độ cao 20.000m, nơi không khí vốn đã rất loãng. Tức là, tổ hợp PAK DA có thể tấn công cả từ độ cao cực thấp và cả từ tầng bình lưu.

Còn quá sớm để các “cựu chiến binh Chiến tranh Lạnh” xuất ngũ

Ông Vladimir Popov nhấn mạnh, PAK DA sẽ được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại nhất và sẽ có tiềm năng to lớn để hiện đại hóa trong nhiều thập kỷ tới. Các chuyên gia cũng đã làm như vậy với những máy bay thế hệ trước.

Ông Vladimir Popov nhắc nhở, các máy bay mang tên lửa Tu-95 có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, nhưng chúng vẫn giải quyết được tất cả các nhiệm vụ mà chúng đang đối mặt. Thiết bị điện tử và các hệ thống tự động sẽ tăng đáng kể khả năng cơ động và giúp dễ dàng điều khiển máy bay mới.


Có một thời, Vương quốc Anh đã có đội máy bay ném bom chiến lược Avro Vulcan với cánh tam giác theo sơ đồ gần như “cánh bay”, nhưng một trong những lý do khiến Không quân Anh từ bỏ loại máy bay này là những khó khăn khi điều khiển máy bay bằng tay và không thể tự động hóa nó. Nhưng máy bay PAK DA sẽ được tự động hóa ở mức cao.

1611286175762.png
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear-H

Song song với dự án PAK DA, các chuyên gia Nga đang tiếp tục cải tiến các máy bay chiến lược cũ. Ví dụ, trong năm nay, quân đội Nga sẽ nhận các máy bay mang tên lửa Tu-160M được hiện đại hóa sâu. Nga đã nối lại sản xuất loại máy bay này và trong bảy năm tới, đội máy bay Tu-160M sẽ tăng gấp 1,5 lần.

Những chiếc máy bay này sẽ được trang bị động cơ mới và hệ thống điều khiển và dẫn đường hiện đại, các hệ thống tác chiến điện tử và điều khiển vũ khí.



Một “chiến sĩ lão thành” khác của Lực lượng Không quân Tầm xa đã được đưa vào biên chế vào giữa thế kỷ trước, đó là Tu-95MS - loại máy bay với động cơ phản lực cánh quạt nhanh nhất thế giới.

Tốc độ tối đa của nó là 830 km/h, tầm bay lên tới 10.000 km, tải trọng chiến đấu là hơn 20 tấn.

Vào mùa hè năm 2020, một phiên bản hiện đại hóa khác là Tu-95MSM, với hệ thống vũ khí mới và thiết bị tiên tiến đã cất cánh bay lên trời. Máy bay mang tên lửa kỳ cựu cũng sẽ được cập nhật động cơ mới, nhờ đó các đặc tính chiến đấu của “gấu bay” sẽ được nhân đôi.

Vì sao Đức ca ngợi Terminator là 'Xe tăng steroid'?
(Vũ khí) - Nhà báo Đức ca ngợi xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 Terminator-2 của Nga là “Xe tăng steroid”.

Terminator là phương tiện chiến đấu hỗ trợ xe tăng của Nga được thiết kế để hoạt động trong đội hình xe tăng, có nhiệm vụ đối phó với vũ khí chống tăng của đối phương: để trấn áp hiệu quả sức mạnh của đối phương được trang bị súng phóng lựu, hệ thống chống tăng và pháo loại nhỏ.
Ngoài ra, xe còn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, cứ điểm hỏa lực kiên cố và tạm thời, các mục tiêu được bảo vệ kiên cố khác, khi đang di chuyển hoặc đứng yên.
Có thể nói rằng, nó là “người cận vệ” hết sức đắc lực cho xe tăng trong những điều kiện chiến trường không thuận lợi cho tác chiến xe tăng, bảo vệ chúng trên đường hành tiến dẫn bộ binh đánh thọc sâu vào tung thâm của địch.
Hiện nay, Nga đang sử dụng loại BMPT-72 Terminator-2 được phát triển trên khung gầm xe tăng T-72 của Liên Xô. Các công trình sư Nga cũng đang làm việc để phát triển phương tiện chiến đấu thế hệ kế tiếp là Terminator-3 trên khung gầm thế hệ mới Armata.

BMPT-72 Terminator-2 được phát triển trên khung gầm xe tăng T-72 Liên Xô

Bình luận về điều này, tờ báo Stern của Đức trong một bài viết gần đây đã cho rằng, xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng Terminator (“Kẻ hủy diệt”) của Nga không có đối thủ tương tự ở phương Tây và đặt biệt danh cho BMPT Nga là “Xe tăng chiến đấu dùng steroid”.
Tác giả bài báo lưu ý rằng, chiếc xe này được trang bị tổ hợp vũ khí độc đáo và được thiết kế để hoạt động trong điều kiện tác chiến trên đường phố, ở những khu vực mật độ xây dựng cao mà xe tăng thông thường không thích hợp và rất dễ bị bắn hạ bởi các ổ hỏa lực chống tăng cơ động.
“Trên thực tế có thể gọi đây là loại ‘Xe tăng chiến đấu dùng steroid’ [một loại thuốc tăng cơ bắp và sức mạnh] cũng không có gì là cường điệu. Tuy nhiên, tên xe rất hợp với nó - trông chúng hết sức giống những con robot viễn tưởng trong bộ phim ‘Kẻ hủy diệt’ - nhà báo viết.

Tác giả cho rằng sự phát triển dòng xe Terminator in đậm dấu ấn kinh nghiệm chiến đấu của Nga trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là dòng xa này đã được đưa sang thử nghiệm thực tế chiến đấu ở chiến trường Syria và đã có những sự điều chỉnh để nâng cao tính năng của nó.
Do đó, có thể dự đoán rằng, Terminator sẽ trở thành mặt hàng bán chạy khi xuất khẩu, nhà báo tổng kết.

Trước đây, trong bài viết bình luận về “Kẻ hủy diệt” của Nga, tạp chí Mỹ The National Interest có nhận định rằng, dòng xe chiến đấu này còn đáng sợ hơn cả tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và đủ sức đánh bại mọi cỗ xe tăng tối tân nhất của phương Tây.
Dẫn nguồn tin quân sự Nga, tạp chí Mỹ cho biết, để có được sức mạnh của "Kẻ hủy diệt", những cỗ xe Terminator-2 được trang bị những công nghệ và vũ khí tối tân bậc nhất của Nga hiện nay.
Tháp pháo BMPT Teminator-2 trang bị 2 pháo tự động 2A42 cỡ 30mm có thể bắn nhiều loại đạn như đạn nổ phá, đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh (cơ số 850 viên) dùng cho tác chiến chống phương tiện bọc thép, trực thăng bay thấp và bộ binh đối phương.
Cùng với những loại pháo cỡ lớn kể trên là vũ khí chính với trang bị tới 4 quả tên lửa chống tăng hạng nặng Ataka-V. Được biết, tên lửa chống tăng Ataka-V được Nga sản xuất đủ sức mạnh để tiêu diệt những xe tăng trang bị giáp Chobham như M1 Abrams của Mỹ và Challenger 2 của Anh từ khoảng cách tới 6km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ hồi sinh thêm 2 oanh tạc cơ B-52 từ "nghĩa địa"
(Vũ khí) - Không quân chiến lược Mỹ đang đối diện nguy cơ thiếu phương tiện tác chiến, giải pháp nhanh chóng nhất chính là huy động từ kho dự trữ tại căn cứ Davis-Monthan.

Trên cơ sở tổ hợp hậu cần hàng không tại Thành phố Oklahoma, các kỹ thuật viên đã bắt đầu bảo dưỡng 2 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress theo lịch trình, trước đó chúng đã được bảo quản trên sa mạc Arizona trong 7 và 10 năm. Điều này đã được báo cáo trên trang web của căn cứ không quân Tinker thuộc Không quân Hoa Kỳ.
Chiếc máy bay ném bom B-52 đầu tiên - Ghost Rider quay trở lại hoạt động vào năm 2015, trong khi chiếc thứ hai - Wise Guy - chỉ được "hồi sinh" vào cuối năm ngoái. Hiện tại số lượng B-52 còn có thể "gọi tái ngũ" từ căn cứ Davis-Monthan theo nhận định lên tới hàng chục chiếc.
Quá trình phục hồi phương tiện sau 10 vứt bỏ tại "bãi rác" kéo dài hơn 2 năm và chính thức hoàn thành vào ngày 30 tháng 12 năm ngoái. Theo ghi nhận, khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ kỹ thuật viên đó là làm lại hệ thống dây điện theo sơ đồ ban đầu.

Khi chiếc Wise Guy trở lại phục vụ, nó sẽ cùng với chiếc Ghost Rider gia nhập phi đội máy bay ném bom số 5 đóng tại Căn cứ Không quân Minot, Bắc Dakota. Như vậy, số lượng cựu binh B-52 trong Không quân Mỹ sẽ tăng lên 76 chiếc.

1611286248559.png
Không lực Hoa Kỳ sẽ nâng quy mô phi đội oanh tạc cơ B-52 của mình lên con số 76 chiếc

Cần nhắc lại rằng những chiếc máy bay ném bom này được chế tạo vào giai đoạn 1950 - 1960, tổng cộng 744 chiếc đã xuất xưởng. Tải trọng chiến đấu trong khoang vũ khí của B-52 là 31,5 tấn, tầm hoạt động trên 7.000 km, tốc độ tối đa 957 km/h.


Những chiếc B-52 nói trên càng trở nên đặc biệt cần thiết khi tạp chí National Interest cho biết, trong năm 2021, dự kiến có tới 17 máy bay ném bom chiến lược siêu thanh siêu B-1B Lancer sẽ được Không quân Mỹ chính thức cho ngừng hoạt động, tạo ra sự thiếu hụt lớn.


Theo thông báo thì đây là những phương tiện tác chiến có tuổi đời lớn nhất, không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chúng yêu cầu phải được hiện đại hóa và sửa chữa lớn với chi phí rất cao nếu muốn tiếp tục khai thác sử dụng.

Trong khi đó oanh tạc cơ tàng hình tương lai B-21 Raider dự kiến trong năm 2021 mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và phải cần thêm khá nhiều thời gian để bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Mỹ chế bản sao Iskander-M từ nguyên mẫu thu được tại Syria?
(Vũ khí) - Các nhà thiết kế Mỹ có thể chế tạo ra một phiên bản sao chép tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander-M từ "món quà" của Nga?

Trang Avia-pro cho biết, các nhà thiết kế Mỹ mới đây đã gây sốc khi ra tuyên bố về việc phát triển một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật có tính năng tương tự tổ hợp Iskander-M nối tiếng của Nga.
Trong khi Quân đội Mỹ dự kiến sẽ sớm đưa loại tên lửa siêu thanh này vào thành phần chiến đấu, báo chí Nga đã chú ý đến thực tế rằng người Mỹ chỉ có thể nghiên cứu loại tên lửa nói trên thông qua con đường là chiến trường Syria.



X
Trên lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập, Quân đội Nga đã nhiều lần sử dụng các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M (và cả Iskander-K) để tấn công phiến quân đối lập. Trong hầu hết mọi trường hợp, các cuộc oanh kích được thực hiện ở khu vực Tây Bắc Syria.


Bên cạnh đó, cũng có một số bằng chứng cho thấy vũ khí tương tự đã xuất hiện ở phía Đông Syria, cụ thể chúng ta đang nói về cuộc tấn công vào khu vực mà những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS hoạt động, không loại trừ khả năng một trong số những tên lửa hoặc các bộ phận của chúng bị rơi vào tay Quân đội Mỹ.


1611286326522.png
Mỹ được cho là đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự Iskander-M của Nga
Đối với vấn đề trên, giới phân tích cho rằng bản thân tên lửa do Mỹ phát triển sở hữu nhiều đặc điểm thiết kế rất giống với tên lửa Nga, tuy vậy các chuyên gia dự đoán bản sao của Mỹ không thể có tính năng tương tự, bởi vì Washington đơn giản là không có kinh nghiệm trong việc phát triển loại vũ khí đó.

Ngoài ra khả năng một tên lửa Nga hoặc các bộ phận của nó có thể bị thu giữ ở Syria là rất nhỏ, khi chưa có báo cáo nào về việc Iskander-M "bị xịt", còn khi đã phát nổ thì linh kiện của quả đạn sẽ bị phá hủy đến mức không nghiên cứu sao chép nổi.


Không loại trừ khả năng Mỹ đang tạo ra tên lửa "bản sao Iskander-M" dựa trên nguyên mẫu Grom-2 của Ukraine, khi vũ khí của Kiev giống từ ngoại hình cho đến các tính năng kỹ chiến thuật cơ bản, không chỉ có vậy, giữa Mỹ và Ukraine hiện đang có hợp tác quân sự rất chặt chẽ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top