[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Đòn đánh kinh ngạc của tên lửa MANPAFS xa nhất thế giới
(Vũ khí) - Là một trong những vũ khí thuộc Hệ thống phòng không đa tầng (IAD) của Singapore, RBS-70 được đánh giá là tên lửa MANPADS nguy hiểm hàng đầu thế giới.

Tổ hợp RBS-70 là sản phẩm của Công ty Saab (Thụy Điển). Hệ thống được trang bị tổ hợp ngắm ảnh nhiệt tự động hóa mới, cho phép tiêu diệt chính xác mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong mọi thời tiết.
Ngoài ra, còn có khả năng tiêu diệt chắc chắn nhiều loại mục tiêu như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, tàu bè, xe thiết giáp, bộ binh và công sự. Đặc điểm chính của RBS-70 là nó có hệ thống dẫn laser có khả năng kháng nhiễu.
Tên lửa RBS-70.
Khác với các hệ thống tên lửa phòng không mang vác thông thường, RBS-70 được dẫn đến đến mục tiêu không phải bằng đầu tự dẫn hồng ngoại mà theo tia laser có công suất tương đối nhỏ, nó khóa mục tiêu với tổ hợp ngắm, hơn nữa laser chỉ bật lên sau khi phóng tên lửa, nên hầu như không để mục tiêu có thời gian để cơ động phòng tránh.
Khí tài ảnh nhiệt cho phép phát hiện và nhận dạng mục tiêu ở cự ly xa. Đây là ưu thế của RBS-70 so với các hệ thống tên lửa phòng không mang vác phổ biến, song đòi hỏi phải phát hiện được mục tiêu bằng mắt xạ thủ.

Đồng thời, hệ thống ngắm của RBS-70 còn cho phép tự động phát hiện và bám mục tiêu, nên giảm bớt được thời gian phản ứng và nâng cao xác suất bắn trực tiếp trúng mục tiêu trên toàn tầm bắn của tên lửa.
Theo thống kê do công ty Bofors (Thụy Điển), hơn 90% trong số 1.468 tên lửa của RBS-70 được phóng đi đã tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống ngắm mới còn nâng cao hơn nữa độ chính xác bắn, giúp RBS-70 trở thành nhà vô địch về độ chính xác trong số các hệ thống tên lửa phòng không mang vác.
Tầm bắn của RBS-70 cũng là một kỷ lục đối với dòng MANPADS khi nó có thể tâấn công chính xác mục tiêu cách 8km, độ cao tác chiến 5 km.

Trong khi đó, hệ thống Verba thế hệ mới của Nga cũng chỉ có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 6km, hệ thống Stinger của Mỹ còn khiêm tốn hơn với khoảng cách trên 4km.
Ngoài ra, RBS-70 có thể hoạt động hiệu quả ở địa hình đô thị và sử dụng để quan sát và chi viện hỏa lực trực tiếp. Phần chiến đấu của tên lửa nặng 1,1 kg, chứa 3.000 phần tử sát thương và khi va chạm trực tiếp có thể tiêu diệt chắc chắn mục tiêu bay và xe thiết giáp.

Chính vì những tính năng đặc biệt của RBS-70 đã khiến Singapore quyết định mua nó mà không phải bất kỳ hệ thống MANPADS nào khác trên thế giới.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Robot Nga biết tự phân công tấn công mục tiêu riêng rẽ
(Vũ khí) - Robot chiến đấu Marker của Nga vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm mang tính cách mạng khi tự hoàn thành nhiệm vụ mà không có con người can thiệp.

Theo nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga, cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi 5 chiếc Marker và hoạt động hoạt toàn tự động.
"Trong 5 chiếc tham gia thử nghiệm có 3 chiếc Marker tích hợp trên khung gầm bánh hơi và 2 chiếc còn lại trên khung gầm bánh xích", nguồn tin này cho biết.
Dù hoàn toàn không có sự can thiệp của con người nhưng nhóm robot biết phối hợp với nhau để cơ động đến vị trí thuận lợi nhất khi tấn công và tiêu diệt từng mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất.
Robot Nga trong tập trận.
Sau khi kết thúc cuộc thử nghiệm với kết quả đáng kinh ngạc này, Marker sẽ tiếp tục thực hiện bài phối hợp khác với máy bay trinh sát không người lái. Tất cả đều sẽ được thực hiện với chế độ tự động hoàn toàn.
"Khi chúng ta có một nhóm robot khác nhau, chúng chỉ là tập hợp các cỗ máy dù mỗi cỗ máy trong số đó đều có khả năng có thể định lượng được. Ngay khi ta kết hợp chúng thành một nhóm, hiệu quả chiến đấu của chúng sẽ cao hơn rất nhiều", nguồn tin này cho biết thêm.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn tự động, từ cơ động trên chiến trường, phát hiện và phân biệt độ nguy hiểm của mục tiêu cho đến phát động tấn công, những cỗ máy Marker được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa robot chiến đấu của Nga với hầu hết các robot cùng phân khúc trên thế giới. Ngay cả với robot hạng nặng và tối tân hàng đầu của Mỹ là RCV-H, cỗ máy này vẫn phải phụ thuộc vào sự điều khiển của con người ở khoảng cách tối đa lên tới 2km.
Được biết, Marker là thành viên trong đội quân robot Nga vừa lần đầu công bố trong cuộc tập trận Zapad-2021. Trong đó, Marker và Platform-M được sử dụng tại các thao trường ở ngoại ô Kaliningrad, một phần trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2021.

Cũng tại thao trường này còn có sự tham gia của máy bay không người lái Orlan và Forpost.
Đánh giá về sự có mặt của đội quân robot Nga tại Zapad-2021, chuyên gia quân sự Mỹ Samuel Bendett cho rằng, Quân đội Nga đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong tác chiến hiện đại không cần sự có mặt trực tiếp của binh sĩ trên chiến trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến đấu.
Nga có các UAV Orion, Forpost với khả năng bay xa và có thể mang vũ khí. Khả năng của những cỗ máy nay không chỉ thể hiện trong các cuộc thử nghiệm mà nó đã chứng minh trong tập trận với môi trường tác chiến tương tự thực chiến.
Trên mặt đất ưu thế của các công nghệ Nga trước Mỹ rất rõ ràng. Theo chuyên gia Samuel Bendett, giới lãnh đạo Mỹ đang rất bất an khi bị Nga vượt mặt trong việc chế tạo những cỗ máy trinh sát và tấn công không cần đến sự can thiệp của con người.

Trước khi loạt robot chính thức được sử dụng tại Zapad-2021, những cỗ máy chiến đấu tự động đã được Nga thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Syria. Trong đó có robot rà phá mìn Uran-6, robot chiến đấu Uran-9 với tên lửa Vikhr trang bị súng máy, robot Nerekhta tầm trung...
Điều đặc biệt nguy hiểm Nga tạo ra từ đội quân tự động này không phải là khả năng riêng biệt của từng loại mà là kết hợp chúng thành một mạng lưới chiến đấu thống nhất.
"Đến năm 2025, Nga tuyên bố phải hoàn thành nhiệm vụ tích hợp ở mức thiết kế thử nghiệm, sau đó chuyển sang tích hợp các nhóm robot này vào hệ thống chỉ huy tự động hiện có của Lực lượng Vũ trang Nga.
Những nền tảng không người lái này cho phép tạo ra nhiều thứ, nhưng không giống như xe không người lái trước đó, phải cần tới cả năm người phục vụ.
Ngược lại, đây sẽ là một đội quân gồm nhiều robot và người điều hành duy nhất sau khi tiếp nhiên liệu chỉ cần bật robot lên, sau đó chúng sẽ tự đi làm các công việc của mình", chuyên gia Mỹ cho biết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Nga có đòn đánh đất nhanh gấp 3 hơn lần Tomahawk
(Vũ khí) - Chưa cần đến Zircon, Hải quân Nga cũng có trong tay vũ khí có thể đánh đất, diệt hạm rất mạnh với tốc độ nhanh gấp hơn 3 lần Tomahawk của Mỹ.

Theo ông Alexander Leonov, tổng giám đốc kiêm nhà thiết kế của tổ hợp công nghiệp - quân sự NPO Mashinostroyenia Nga cho biết, hải quân nước này vừa thử thành công tính năng đánh đất cực mạnh của tên lửa P-800 Oniks.
Ban đầu, P-800 Oniks được phát triển để phóng từ bờ và chuyên thực hiện mục tiêu diệt hạm. Vì vậy, đạn tên lửa này được trang bị cho những tổ hợp phòng thủ bờ Bastion.
Nga phóng tên lửa Oniks.
"Giờ đây, Oniks có thể phóng được từ tàu nổi, chiến hạm, bệ phóng mặt đất. Nghĩa là chúng ta có thể nói rằng Oniks có thể diệt mọi mục tiêu mặt biển (bao gồm cả tàu sân bay) và đánh đất rất mạnh với những tính năng không có trên những tên lửa hành trình khác", ông Leonov nói.
Nếu như Bastion phiên bản xuất khẩu với tên lửa 3M55 P-800 Yakhont chỉ tầm phóng tối đa là 300km và có mỗi khả năng chống hạm thì hệ thống Bastion của Nga với tên lửa 3M55 P-800 Oniks lại có tầm phóng tối đa 600km và còn có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.

Từ đầu năm 2013, NPO Mashinostroenia đã bắt đầu công việc biến P-800 Oniks từ một hệ thống tên lửa chống hạm trở thành hệ thống tên lửa mặt đất chính xác cao và đến cuối năm đó, một đại đội gồm 4 bệ phóng đã hoàn tất các vụ phóng thử nghiệm và được đưa vào biên chế đầu năm 2014.
Các hệ thống Bastion mới sẽ được tích hợp thêm các block trong hệ thống điều khiển để tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên đất liền, có khả năng dẫn đường cho tên lửa tấn công với độ chính xác cực cao, sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ có vài mét.

Tiến sĩ khoa học Konstantin Sivkov - Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Nga cho biết, tên lửa P-800 Oniks sau khi cải tiến được tích hợp thêm tính năng tấn công mặt đất có độ chính xác rất cao, đặc biệt là đối với các mục tiêu đài radar, trạm thông tin hay trận địa hỏa lực hoặc điểm tập kết nhiều xe thiết giáp.
Ngoài dữ liệu của hệ thống định vị, đầu tự dẫn của tên lửa có thể phân biệt được bức xạ phát ra từ kim loại trên nền sa mạc, hoặc tia phản xạ của trạm radar và đài vô tuyến để bay tới tấn công. Trong trường hợp này, hiệu quả của Oniks sẽ rất cao với độ chính xác xê dịch chỉ khoảng 1 mét.
Tên lửa bay với tốc độ trung bình 3.000 km/h, được trang bị đầu tự dẫn radar có khả năng nhận dạng các mục tiêu rất nhỏ cỡ vài mét. Tên lửa có thể bay theo quỹ đạo cao nhưng cũng có khả năng hạ xuống độ cao 5-10m để đột phá phòng không địch.

Tên lửa hoạt động theo cơ chế: Ở giai đoạn tăng tốc, tên lửa bay theo quỹ đạo đường đạn với trần bay cao, ở giai đoạn cuối, tên lửa nhận dạng mục tiêu bằng radar, hạ đột ngột độ cao xuống sát mặt đất và tự dẫn bằng hệ thống quán tính để không lọt vào tầm hỏa lực địch.
Giới chuyên gia cho rằng, với những tính năng đặc biệt của Oniks, Nga đã tạo ra dòng tên lửa lưỡng tính rất mạnh, những tính năng Mỹ cũng đã tích hợp lên "sứ giả chiến tranh" Tomahawk nhưng tên lửa Mỹ chỉ có tốc độ cận âm, trong khi đó Oniks bay nhanh hơn 3.000km/h.
Đây chính là lý do tổ hợp Bastion được đánh giá là loại sát thủ nguy hiểm nhất của Nga đang được triển khai ở Syria, bởi nó có khả năng cơ động rất cao, tốc độ siêu âm, hệ dẫn đường tiên tiến và đa dạng hơn so với Kalibr, cùng với khả năng điều chỉnh mục tiêu ngay tại chiến trường.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Tướng Iran: Kho tên lửa Tehran khiến nhiều nước phải nể
(Lực lượng vũ trang) - Theo Tướng Amir Ali Hajizadeh, hiện nay lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sở hữu kho tên lửa và UAV lớn hàng đầu khu vực và thế giới.

Hãng thông tấn Tasnim dẫn tuyên bố của ông Amir Ali Hajizadeh, người đứng đầu lực lượng Không quân thuộc IRGC đưa ra hôm 18/10:
"Iran có một trong những kho vũ khí tên lửa và máy bay không người lái quân sự lớn nhất trong khu vực và trên thế giới bất chấp các lệnh trừng phạt kéo dài nhiều năm.
Nhiều quốc gia sẽ gọi những khả năng quân sự như vậy là đáng nể và ấn tượng khi xét đến một quốc gia bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt".
1634965245766.png
Kho tên lửa đạn đạo ngầm của Iran.
Mỹ và các đồng minh đã áp đặt các vòng trừng phạt kinh tế nhằm làm Iran tê liệt trong 40 năm qua. Tehran cũng phải chịu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc trong hơn một thập kỷ trước khi hết hạn vào năm ngoái.
Mỹ đơn phương rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2018 trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, với lý do Iran vi phạm các thỏa thuận, và Mỹ đã khôi phục các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với Iran.

Tehran cũng từng bước giảm các cam kết đối với JCPOA, tăng sản lượng uranium tinh chế làm giàu lên mức cao hơn nhiều so với thỏa thuận vào năm 2015.
Theo tình báo phương Tây, kho tên lửa của Iran rất đa dạng, có từ tên lửa đạn đạo đến tên lửa hành trình với tầm bắn có thể vươn tới hầu hết căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Đông.
Trong đó có khoảng gần 10 loại tên lửa tấn công. Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ cho biết, Iran hiện đang sở hữu ít nhất 8 loại tên lửa tấn công, với tầm bắn từ 300 đến 2.500km.
Trong đó đáng gờm nhất là tên lửa hành trình đất đối đất Soumar với tầm bắn hơn 2.500km. Hầu hết chuyên gia quân sự đều đồng ý Soumar là một phiên bản của tên lửa Kh-55 do Nga sản xuất.

Điểm khác biệt duy nhất là Soumar sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, nên chỉ có thể phóng đi từ mặt đất thay vì trên không như Kh-55.
Thực tế, Soumar dường như chỉ là một vũ khí răn đe chiến lược hơn là một vũ khí tấn công thực thụ. Tehran thường sử dụng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn như Fateh-110 và Qiam-1 cho các chiến dịch quân sự tại khu vực.
Thông tin sơ bộ cho thấy đây cũng chính là những tên lửa đã được sử dụng để tập kích hai căn cứ có lính Mỹ tại Iraq hồi đầu năm 2020.

Mặc dù có số lượng đông đảo nhưng giới chuyên gia cho rằng 'át chủ bài' vẫn là 2 loại tên lửa Fateh-110 và Qiam-1. Fateh-110 được xem là nền tảng để Iran phát triển một loạt tên lửa khác.
Quân đội Iran liên tục cải tiến và nâng cấp Fateh-110, giúp đạt tầm bắn gần 300km với đầu đạn nặng gần nửa tấn. Năm 2006, khoảng 2 năm sau khi loại tên lửa này được đưa vào biên chế, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Great Wall Industry, một tập đoàn Trung Quốc, hỗ trợ Iran phát triển tên lửa Fateh-110.
Tháng 6/2017, Iran phóng 6 tên lửa Zolfaghar, bản nâng cấp tầm bắn của Fateh-110, để trả đũa việc khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tấn công liều chết ở Tehran. Đên tháng 8/2019, Iran thử nghiệm biến thể diệt hạm mang tên Fateh-110 Mod 3. Vụ bắn thử được xem là thành công, khi đánh trúng mục tiêu mô phỏng tàu chiến cách đó 250km.
Cùng với Fateh-110 bị nghi ngờ được nước ngoài hỗ trợ phát triển thì Qiam-1 cũng được xem là một phiên bản cải tiến của dòng tên lửa đạn đạo Scud-C do Liên Xô chế tạo và Hwasong-6 của Triều Tiên. Điểm khác biệt duy nhất là Qiam-1 không có cánh định hướng ở đuôi.
Mỗi quả đạn Qiam-1 dài 11,5m, nặng hơn 6 tấn. Tên lửa Qiam-1 có tầm bắn 800km, có thể hủy diệt mục tiêu trong bán kính 10m. Chúng có thể mang đầu nổ mảnh, hoặc đạn chùm nặng 750kg, thậm chí cả đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cần thiết.
Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran từ lâu đã là cái gai trong mắt người Mỹ, vì đặt các binh sĩ Mỹ tại Trung Đông vào thế nguy hiểm. Washington cũng lo ngại Tehran có thể trang bị những tên lửa đạn đạo này cho một số lực lượng chống Mỹ tại Trung Đông.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Chuyên gia Trung Quốc đang cố sao chép tên lửa siêu thanh Nga
(Vũ khí) - Tên lửa siêu thanh mới nhất của Trung Quốc được thử nghiệm không thành công vào hồi tháng 8, có thể là bản sao từ những sản phẩm mới nhất của Nga.

Một vụ phóng thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đã được Trung Quốc thực hiện vào cuối tháng 8. Giới chức quân sự Bắc Kinh tuyên bố rằng vũ khí này có khả năng vươn tới bờ biển nước Mỹ trong thời gian ngắn nhất.
Theo các nhà phân tích nước ngoài, tình báo Lầu Năm Góc rất ngạc nhiên trước sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc thiết kế và thử nghiệm những vũ khí hứa hẹn nhất của thế kỷ 21, đặc biệt khi ngay cả Mỹ vẫn chưa làm chủ được 100% công nghệ siêu thanh.
Có thể Bắc Kinh còn lâu mới chế tạo được tên lửa siêu thanh, Cựu chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không thuộc Bộ tư lệnh Đặc nhiệm Không quân Nga - Đại tá Sergei Khatylev nhận xét.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí PolitExpert, ông Khatylev nói rằng quốc gia châu Á mới bắt đầu những bước đi đầu tiên của mình trên con đường đầy khó khăn trong lĩnh vực thiết kế vũ khí như vậy.
“Thử nghiệm không phải là sản xuất, cụ thể vũ khí trên vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Do vậy còn quá sớm để kết luận rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ hay Nga".
"Cho đến khi thu được kết quả thử nghiệm ổn định cho loạt tên lửa (không phải nguyên mẫu thử nghiệm), thì mới có thể nói rằng mức độ sẵn sàng hoàn toàn của một tên lửa hạt nhân siêu thanh như vậy đã đạt được".

"Ngày nay, người Mỹ đang cố gắng thực hiện công việc nói trên và họ có tất cả các phương pháp hay nhất. Ngày mai hoặc ngày kia, họ có thể thực hiện những bài kiểm tra của mình”, vị chuyên gia nhận định.
Chuyen gia:Trung Quoc dang co sao chep ten lua sieu thanh Nga
Trung Quốc được cho là đang cố sao chép công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga

Được biết tên lửa siêu thanh của Trung Quốc đã thực hiện một chuyến bay thành công, tăng tốc lên gấp vài lần tốc độ âm thanh. Tuy nhiên vũ khí đã chệch quá xa, khi đầu đạn thử nghiệm rơi cách mục tiêu dự kiến 20 dặm.

Một sai lầm ấn tượng nói lên toàn bộ sai sót trong quá trình phát triển tổ hợp dẫn đường của tên lửa. Theo Đại tá Sergei Khatylev, để khắc phục thiếu sót, Bắc Kinh có thể nỗ lực đánh cắp công nghệ Nga "theo đúng tinh thần của Trung Quốc".
“Lịch sử sản xuất các loại vũ khí mới của Trung Quốc khác biệt ở chỗ họ thường khai thác công nghệ từ người khác và không tiếp cận chúng với cái tâm của một nhà khoa học".
"Hoạt động gián điệp vẫn được thực hiện như một điều bình thường, vì vậy kết quả thử nghiệm thấp của những vũ khí như vậy đã tự nói lên điều đó. Đây là lý do tại sao Trung Quốc không thể vượt qua Nga trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân, hàng không chiến lược... chất lượng sản phẩm của họ sẽ không thể đáp ứng yêu cầu đối với vũ khí hiện đại”, chuyên gia Khatylev nêu rõ.

Có thể nói ko quá, dòng tên lửa siêu thanh ramjet Kh-31, P-270 thành công nhất thế giới

Cha đẻ tên lửa hành trình siêu âm TQ là Liên Xô/ Nga, kh-31/P-270 - YJ-91/12/100, CM302, Đài Loan cũng sao chép dòng tên lửa siêu thanh thành công Kh-31/ P-270 LX/ Nga = HF 3, Tàu Tưởng hay Tàu Mao mà ko có Nga Xô cũng chịu chết


1634965583589.png



1634965589057.png



1634965700353.png



1634965852880.png



1634965894191.png


1634965654638.png


Chỉnh sửa cuối: 1 phút trước
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
S-500 khiến những hệ thống đánh chặn khác thành đồ thừa
(Vũ khí) - Với hệ thống đánh chặn S-500, Nga khiến thành tựu trước đó của các cường quốc đạt được về hệ thống đánh chặn tích hợp đầu đạn hạt nhân thành vô nghĩa.

Theo Topcor.ru, từ những năm 1950, vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được quân đội xem như một phương tiện 'ma thuật' để đạt được chiến thắng trước kẻ thù vượt trội về số lượng trên chiến trường. Và ngay sau khi đầu nổ hạt nhân trở nên đủ nhỏ gọn, các dự án sử dụng chúng trên tên lửa phòng không đã xuất hiện.
Đầu tiên phải kể đến hệ thống CIM-10 Bomarc của Mỹ được đưa vào trang bị từ những năm 1960. Đây là hệ thống phòng không có những tính năng vô song cho đến nay với tốc độ gần Mach 4 và tầm bắn hơn 700 km. Đạn tên lửa đánh chặn của hệ thống này đều được tích hợp đầu đạn hạt nhân có coogn suất 10 kiloton, khi nổ đảm bảo tiêu diệt mọi máy bay trong bán kính gần 1km.
1634966323333.png
Hệ thống đánh chặn S-500.
Tiếp theo là hệ thống MIM-14 Nike-Hercules cũng của Mỹ - hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên trên thế giới. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao 45 km và ở khoảng cách 140 km.
Ngoài ra, Mỹ còn có hệ thống RIM-2 Terrier. Cùng với đó là những hệ thống đánh chặn do Liên Xô và sau này là Nga phát triển. Trong đó có tổ hợp S-200, hệ thống S-25, hệ thống S-75, hệ thống S-300PT và cả S-400 cũng được xếp vào danh sách những hệ thống đánh chặn được tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Theo thông tin của Topcor.ru, một đầu đạn hạt nhân năng lượng thấp được phát triển cho tên lửa 48N6 (tầm bắn khoảng 200 km) nhưng không có dữ liệu mở về việc sản xuất.
Trong thời gian tới, bản chất chung của chiến tranh trên không sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng sử dụng vũ khí tấn công vũ trụ có độ chính xác cao, tốc độ cao. Do đó, không có lý do để tin rằng tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân có thể hữu ích cho bất kỳ quốc gia nào.
Và chỉ với sự ra đời của S-500 tại Nga, hệ thống đánh chặn này có thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ của những vũ khí đánh chặn khác được tích hợp đầu đạn hạt nhân nhưng ở cấp độ xuất sắc hơn.

Bởi S-500 của Nga kết hợp các chức năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng không vũ trụ. Đối với các loại mục tiêu khác nhau, tên lửa khác nhau sẽ được sử dụng, trong khi chỉ tên lửa dùng cho mục tiêu tầm cao siêu thanh (như đầu đạn tên lửa đạn đạo và vệ tinh) mới mang đầu đạn hạt nhân.
Giới chuyên gia cho rằng, hệ thống phòng thủ S-500 của Nga vượt trội hơn nhiều so với hệ thống phòng không S-400, mặc dù các hệ thống S-400 được coi là hiện đại nhất trên thế giới và đang có nhu cầu lớn trên thị trường vũ khí quốc tế.
Hệ thống S-500 có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lớn hơn nhiều so với S-400, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong không gian gần. Ngoài ra, tốc độ đánh chặn đã được tăng lên đến 7km/s. Theo thông tin mới nhất, các hệ thống S-500 sẽ đi vào biên chế trong quân đội Nga trong năm nay.

Điều đáng chú ý là Nga chưa có kế hoạch xuất khẩu hệ thống phòng không S-500 dù điều này trước đó đã được một số phương tiện truyền thông nhắc đến. Vì vậy, dù có nhiều tiền, sẽ không có quốc gia nào trên thế giới có thể mua được loại vũ khí hiện đại này.
Hệ thống này sẽ mang lại cho Nga một lợi thế chiến lược quan trọng. Nếu quân đội Nga triển khai hệ thống phòng không S-500, thì Nga sẽ có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ. Moscow sẽ không còn phải lo lắng về bất kỳ cuộc tấn công đường không nào từ đối thủ.
Hiện tại, Mỹ cũng đang nỗ lực tạo ra một hệ thống tấn công toàn cầu, cho phép quân đội Mỹ gây sức ép lên các cường quốc, đặc biệt là Nga. Nhưng Mỹ đang tụt hậu so với Nga trong việc tạo ra các hệ thống vũ khí tiên tiến.
Moscow có thể sử dụng khả năng của hệ thống S-500 để chống lại những tên lửa khủng khiếp nhất của Mỹ và đối thủ. Do đó, có thể nói S-500 làm thay đổi cục diện chiến trường trong tương lai khi đủ mạnh để khiến hệ thống tấn công của đối thủ trở thành vô nghĩa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Nga dùng cách gì phá 'đổ bộ ngoài đường chân trời' Mỹ?
(Bình luận quân sự) - Nga đưa ra chiến thuật mới để đập tan cuộc tấn công đổ bộ của Mỹ, đó là sử dụng UAV tấn công để làm chậm quá trình đổ bộ.

Các nhà khoa học quân sự Nga đề xuất sử dụng không quân và UAV cỡ nhỏ tấn công kiểu bầy đàn để chống lại cuộc đổ bộ đường biển của kẻ thù tiềm tàng (ví dụ như Hoa Kỳ). Điều này được nêu trong một bài báo đăng trên Tạp chí Lực lượng Phòng không và Vũ trụ Nga.
1634966491373.png
Các tác giả của bài báo lưu ý rằng, Nga có các đường biên giới trên biển rất dài, và một số quốc gia có tham vọng về chủ quyền lãnh thổ của Nga ở Viễn Đông và các khu vực khác, ngoài ra còn có sự cạnh tranh ở Bắc Cực. Do đó, việc phát triển các phương pháp hiệu quả để đối phó với các lực lượng tấn công đổ bộ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Và dĩ nhiên, không chỉ riêng Nga, đây cũng là một nhiệm vụ cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào có đường biên giới biển dài.
Khái lược về tác chiến đổ bộ “ngoài đường chân trời”
Hoa Kỳ đang dựa vào các hoạt động “đổ bộ ngoài đường chân trời” cách bờ biển từ 30 đến 50 hải lý (55-92 km) và ngoài phạm vi trinh sát trực tiếp.
Họ cho rằng, các tàu tấn công đa năng có thể thực hiện độc lập các hoạt động viễn chinh, có thể đảm bảo cho các đơn vị lính thủy đánh bộ hoàn thành hoạt động đổ bộ và các biên đội hàng không trên tàu có thể tiến hành hỗ trợ trên không cho hoạt động đổ bộ.
Hơn nữa, các tàu mới và các phương tiện đổ bộ đệm khí giúp quân đội Mỹ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân đánh bộ Hoa Kỳ.
Bình luận về chiến thuật tác chiến chống đổ bộ từ hướng biển, Đại tá Makar Aksyonenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự, lưu ý rằng, không phải ngẫu nhiên mà Mỹ gọi các hoạt động đổ bộ là tấn công “ngoài đường chân trời”.

1634966531933.png
Lực lượng đổ bộ viễn chinh của Mỹ rất mạnh vì có cả trực thăng lẫn tiêm kích tàng hình F-35B
Ngay cả trước khi triển khai đội tàu đổ bộ, các máy bay trên tàu sân bay và các tàu tấn công đổ bộ đa năng bắt đầu không kích bằng tên lửa hành trình để tạo ra “khu vực hỗ trợ cho cuộc đổ bộ”. Do đó, trong khu vực được cho là nơi sẽ tiến hành chiến dịch đổ bộ, mọi thứ đều bị đốt cháy và bị phá hủy!
Sau đó các đơn vị đổ bộ đến khu vực đã được “xử lý” trước đó. Các tàu tấn công đổ bộ đa năng và các tàu sân bay trực thăng được bố trí cách bờ biển 100-150 km để không bị trúng đạn pháo cỡ nòng lớn.
Chuyên gia Makar Aksyonenko mô tả, đầu tiên, nhóm tác chiến sẽ đổ bộ từ tàu sân bay trực thăng! Theo khái niệm hiện đại “Đổ bộ ngoài đường chân trời”, nhóm này chiếm 2/3 toàn bộ lực lượng tấn công.
Chỉ sau khi lực lượng đổ bộ đường không chiếm được các đầu cầu và sau khi xuất hiện các khoảng trống trong hệ thống phòng thủ của đối phương, các tàu đổ bộ đệm khí mới đến gần bờ biển ở cự ly 40 km.
Các tàu này sẽ lao vào bờ biển với tốc độ 70 km/giờ, vượt qua vùng ngập nước nông, lòng sông, chướng ngại vật cao đến 1,5 mét và sẽ đổ bộ các đơn vị xung kích.
Các đơn vị xung kích sẽ chiếm giữ các khu vực trên bờ biển, sau đó đến thê đội 2, bao gồm xe tăng và các vũ khí hạng nặng khác, lực lượng hậu cần…

1634966543257.png
Mỹ có rất nhiều phương tiện tác chiến điện tử để chế áp các hệ thống chỉ huy-kiểm soát và điều khiển hỏa lực của đối phương
Đòn đánh UAV làm trì hoãn cuộc đổ bộ
Trong điều kiện như vậy, các tác giả của nghiên cứu đề xuất tiến hành các cuộc không kích vào vị trí tàu đổ bộ của địch hay trong quá trình vượt biển của địch bằng một số lượng lớn UAV cỡ nhỏ (UAV cỡ nhỏ giá rẻ, có thể chế tạo rất nhiều máy bay không người lái tấn công kiểu bầy đàn).
“UAV cỡ nhỏ khó có thể bị phát hiện bởi lích thước nhỏ của chúng. Ngoài ra, chúng có thể bay ra ngoài phạm vi giám sát của radar [ví dụ như bay cực thấp trên đường hành trình]. Thứ hai, các hệ thống phòng không khác nhau khó có thể tiêu diệt các mục tiêu kích thước nhỏ” - các tác giả nghiên cứu giải thích.
Theo các nhà khoa học quân sự, các máy bay không người lái phải tấn công đối phương bằng mìn và các loại đạn cỡ nhỏ khác khi máy bay vận tải đổ bộ của đối phương đang ở trên boong và chưa cất cánh, phải phá hủy thiết bị hàng không trên boong tàu đổ bộ và phá hủy ăng ten radar của hệ thống phòng không để gây trở ngại cho hoạt động của các nhóm tác chiến tàu đổ bộ.
Ngoài ra, các UAV cỡ nhỏ sẽ thả đèn hiệu vô tuyến để “đánh dấu” các mục tiêu cho máy bay có người lái, để chúng thực hiện đợt tấn công tiếp theo.
Theo các nhà khoa học, các hành động phản công tích cực như vậy sẽ tạo cơ hội cho Lực lượng Mặt đất, Lực lượng Không quân và Hải quân kịp thời triển khai các loại vũ khí trên bờ biển và cuối cùng ngăn cản kế hoạch của kẻ thù.
Tuy nhiên, trong cơ quan chỉ huy quân đội của “kẻ thù tiềm tàng” có những người chuyên nghiệp chứ không phải người nghiệp dư! Ví dụ, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành các chiến dịch đổ bộ.

1634966557219.png
Đòn đánh bằng UAV sẽ làm chậm quá trình đổ bộ của địch nhưng đòn đánh quyết định là của các lực lượng không quân và hải quân
Nếu cuộc đổ bộ đã bắt đầu, thì nó không thể dừng lại. Theo chuyên gia Makar Aksyonenko, lịch sử các hoạt động quân sự chứng minh rằng, tất cả các hoạt động đổ bộ đều thành công. Chính kẻ tấn công là người chủ động lựa chọn địa điểm và thời gian thực hiện chiến dịch; hơn nữa, cuộc đổ bộ được thực hiện ở nhiều nơi cùng một lúc nên đối phương không thể kịp chuẩn bị phòng thủ.
Nhưng, ở thời đại ngày nay, nếu có một cuộc đụng độ giả định với một đối phương ngang ngửa về sức chiến đấu (Nga, Trung Quốc) hoặc một đối phương được trang bị, huấn luyện tốt và có động cơ mạnh - bảo vệ Tổ quốc, thì các cuộc đổ bộ sẽ trở nên khó khăn hơn, các sĩ quan tham mưu sẽ phải tính toán mọi thứ rất nhiều lần.
Đòn quyết định đập tan cuộc đổ bộ
Vị chuyên gia Nga khẳng định, máy bay không người lái có thể đóng một vai trò nhất định trong việc này, nhưng không phải là vai trò chủ đạo. Máy bay không người lái chỉ có nhiệm vụ làm chậm tiến trình đổ bộ của địch, tạo điều kiện cho các lực lượng khác phòng thủ và tổ chức tấn công.
Một vấn đề đối với bên phòng thủ là làm thế nào để bố trí tại nơi địa ngục thiêu đốt này các bầy đàn UAV để chúng cất cánh, làm thế nào có thể hình thành đội hình chiến đấu và bay tới các mục tiêu, trong khi các hệ thống chỉ huy-kiểm soát của quân phòng thủ bị các thiết bị tác chiến điện tử áp chế, với uy thế hoàn toàn của không quân Hoa Kỳ trên không? (đây là phương pháp tác chiến của lực lượng đổ bộ viễn chinh Mỹ).
Theo ông Aksyonenko, hoạt động đổ bộ có thể và phải được ngăn chặn, phủ đầu nếu bên phòng thủ chủ động lập kế hoạch và tổ chức thao luyện nhiều phương án chống đổ bộ; đồng thời phải tính toán, dự đoán được các khu vực sẽ được đối phương chọn làm bàn đạp đổ bộ trong tương lai để tập trung binh lực gần các khu vực đó.


1634966577454.png
Vấn đề then chốt là dự đoán được các khu vực sẽ được đối phương chọn làm bãi đổ bộ trong tương lai
Sau khi sử dụng UAV để ngăn chặn bước tiến ban đầu của của đối phương, đòn đánh quyết định diễn ra khi bên phòng thủ phải sử dụng cả lực lượng tàu nổi và tàu ngầm của hạm đội cũng như lực lượng hải quân và tên lửa để gây thiệt hại trên quy mô lớn cho đối phương.
“Trong tiến công hỏa lực vào lực lượng đổ bộ của đối phương, vai trò quan trọng nhất thuộc về hạm đội hải quân và không quân (trong khu vực trách nhiệm của họ).
Tàu ngầm, máy bay mang tên lửa tầm xa và tàu tên lửa mặt nước tấn công vào lực lượng của đối phương đang hành quân. Ví dụ, tấn công bằng tên lửa hành trình (đây cũng là loại máy bay không người lái, nhưng đắt tiền hơn, với đầu đạn hiệu quả hơn, “thông minh”, có thể lọt qua các hệ thống phòng không và các hệ thống đối phó điện tử).
Các mục tiêu được ưu tiên là các tàu đổ bộ, gồm: Tàu tấn công đổ bộ đa năng và tàu sân bay trực thăng đổ bộ và một hoặc thậm chí hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm đi cùng chúng. Trong trường hợp với Hải quân Hoa Kỳ, đây là hai đến bốn tàu sân bay hạt nhân.
Sau đó, các máy bay ném bom chiến lược của bên phòng thủ bắt đầu hoạt động. Điều chính yếu trong chiến thuật này là gây thiệt hại lớn cho kẻ thù để ép buộc đối phương phải từ bỏ cuộc đổ bộ - chuyên gia Makar Aksyonenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự, kết luận.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
SAM vs Steath

S-125 từng bắn hạ F-117 mặc dù hệ thống này ko được thiết kế chống máy bay tàng hình (theo Nam Tư công bố họ bắn hạ hoặc bắn trúng được 3 chiếc, Mỹ thừa nhận 1)

Điều này đặt ra dấu ? về tính hiệu quả thực tế của máy bay tàng hình Mỹ

Thực tế Mỹ sử dụng các máy bay gây nhiễu trong chiến đấu kèm máy bay tiêm kích các loại, nên bị truyền thông bơm thổi máy bay tàng hình Mỹ vô hình, thực ra các trận địa PK, KQ địch thủ yếu trước đây đều bị Mỹ làm mềm rồi mới cho máy bay tàng hình vào, nếu ko có EA6B và EA18G ngày nay thì còn lâu KQ Mỹ mới dám chiến đấu Nếu máy bay tàng hình hiệu quả, vậy tại sao Mỹ ko loại hết máy bay gây nhiễu, chỉ để mỗi máy bay tàng hình thôi, chẳng phải Mỹ quảng cáo radar AESA F22/35 cũng có khả năng jam ecm được đó thôi, hay vẫn chỉ dừng lại ở quảng cáo ?

1635665957491.png
1635665965214.png
1635665978621.png
1635665985965.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ quyết ngăn Iran ‘phổ biến UAV’ khắp Trung Đông
(Bình luận quân sự) - Mỹ quyết trừng phạt để ngăn Iran phát triển máy bay không người lái...

Mỹ quyết chặn Iran xuất khẩu UAV
Mỹ dự định sử dụng tất cả các phương pháp có thể gây ảnh hưởng đến Iran để ngăn chặn Tehran phát triển chương trình chế tạo các phương tiện bay không người lái (UAV) và phổ biến chúng trên thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố.
“Mỹ sẽ sử dụng tất cả các công cụ thích hợp nhằm chống ảnh hưởng có hại và hoạt động của Iran, kể cả phổ biến các phương tiện bay không người lái" - nhà ngoại giao cho biết trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoài ra, tuyên bố cho biết rằng, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) "sử dụng và phân phối UAV cho các nhóm do Iran hậu thuẫn, kể cả dùng để tấn công quân đội Mỹ và các tuyến vận tải quốc tế".

1635737275215.png
3 loại UAV mới của Iran đều có ngoại hình giống hệt UAV Mỹ (ở giữa là phiên bản nhái RQ-170 Sentinel của Mỹ)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng, trên cơ sở các chỉ thị hành pháp nhằm chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được áp dụng chống "sáu mục tiêu - hai tổ chức và bốn cá nhân ở Iran".
Theo Ngoại trưởng Mỹ, các đối tượng áp dụng lệnh trừng phạt "liên quan tới hoạt động của máy bay không người lái ở Iran, bao gồm các hoạt động đe dọa lợi ích của Mỹ".
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng, các lệnh trừng phạt cũng sẽ nhằm "loại bỏ các mạng lưới mua sắm cung cấp cho Iran vật liệu và công nghệ liên quan đến UAV, cũng như các tổ chức Iran có liên quan đến việc phân phối chúng".

Trước đó, Israel tuyên bố Iran đã trở thành nước ‘xuất khẩu khủng bố trên không’ khi nỗ lực chế tạo, huấn luyện và phổ biến hàng loạt UAV sát thủ gây nghuy hiểm cho an ninh quốc gia của Mỹ và các nước đồng minh ở Trung Đông.
My quyet ngan Iran ‘pho bien UAV’ khap Trung Dong
Drone mới của Iran mang tên Gaza, được cho là cung cấp cho Hamas ở Palestine
Israel cáo buộc Iran “phổ biến UAV” ở Trung Đông
Theo cáo buộc của Israel, Iran lập căn cứ huấn luyện UAV, để huấn luyện các lực lượng dân quân được Tehran hậu thuẫn ở khắp Trung Đông, sử dụng máy bay không người lái tiên tiến, thực hiện các hành vi tấn công khủng bố vào các nhà máy lọc dầu, cơ sở quân sự và các mục tiêu khác.
Theo tình báo Israel, các phần tử khủng bố từ Yemen, Iraq, Syria và Lebanon đang được đào tạo về cách vận hành các máy bay không người lái do Iran sản xuất ở Căn cứ Kashan phía bắc Isfahan, biến Kashan thành địa điểm xuất khẩu khủng bố trên không của Iran trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz gọi các hoạt động huấn luyện này là "Sứ giả khủng bố", cho thấy rằng Tehran đang sử dụng lực lượng ủy nhiệm là "các đội quân khủng bố có tổ chức" trong khu vực để "giúp nước này đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự".
1635737298508.png
Drone Kaman-22 của Iran bị cáo buộc là bản nhái của MQ-9 Reaper Mỹ
Ông Gantz cũng đưa ra các bức ảnh vệ tinh căn cứ Kashan, cho thấy một đường băng chứa nhiều UAV, bao gồm một bản sao của chiếc RQ-170 Sentinel của Iran - một máy bay không người lái dạng cánh bay của Hoa Kỳ đã bị tấn công và bắt giữ bởi Iran trong cuối năm 2011, khi nó bay trái phép trên không phận Iran ở phía đông bắc của đất nước.
Ông Gantz chỉ rõ rằng, dân quân Houthi của Yemen, cũng như dân quân Shiite ở Iraq, đã thu được “hàng chục” UAV tiên tiến từ Iran để sử dụng chống lại lực lượng Saudi Arabia và Mỹ, trong tương lai, Syria sẽ có hàng trăm máy bay không người lái, cùng với đó là lực lượng Hezbollah Lebanon.
Tuy nhiên, Iran đã phủ nhận việc họ hỗ trợ máy bay không người lái cho lực lượng dân quân Houthi của Yemen, Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Palestine. Tehran cũng đã chính thức phủ nhận cung cấp hỗ trợ cho các lực lượng dân quân ở Iraq tấn công lực lượng Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt
(Vũ khí) - Công ty UAV Latam cho biết, máy bay không người lái (UAV) ZALA Aero của Nga sản xuất đã được đưa vào hoạt động tại một số nước Mỹ Latinh.

Tuyên bố được người đại diện của Công ty UAV Latam (một phần của Tập đoàn Kalashnikov thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec) đưa ra bên lề Triển lãm vũ khí quốc tế SITDEF 2021 tại Peru hôm 30/10, hiện nay một số tổ hợp UAV Zala Aero đã được đưa vào hoạt động tại Mỹ Latinh.
Triển lãm SITDEF 2021 diễn ra đến hết tháng 10 trong khuôn viên trụ sở Quân đội Peru ở Lima. Triển lãm quốc phòng đã được tổ chức hai năm một lần kể từ năm 2007. Rosoboronexport của Nga là một bên tham gia thường xuyên trong triển lãm quốc phòng Peru.
1635737589797.png
Dòng UAV cỡ nhỏ của Nga đang được nhiều khách hàng quan tâm.
ZALA là một máy bay không người lái hạng nhẹ có thể phóng bằng tay. Nó có thời gian bay hơn một giờ rưỡi, phạm vi liên lạc từ 15 đến 30 km và trọng tải tối đa 2,5 kg. Với tải trọng này, UAV có thể mang theo một máy ảnh nhiệt với một máy quay video.
Máy bay được thiết kế cố định, trọng lượng nhẹ và hệ thống điều khiển thông minh của máy bay không người lái cho phép nhân viên có trình độ đào tạo tối thiểu cũng có thể dễ dàng vận hành chiếc UAV này.

Việc Nga công bố dòng UAV hạng nhẹ của mình xuất hiện tại thị trường Mỹ Latinh xuất hiện ngay sau khi các nghị sĩ Mỹ đề nghị các nhà lập pháp nước này thảo luận về khả năng làm giảm sức hấp dẫn của vũ khí do Nga cung cấp cho các khách hàng nước ngoài.
Đó là tạo ra thêm các biện pháp cứng rắn nhằm nâng cao hiệu quả các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đây. "Những chiến lược nào có thể giúp Mỹ làm cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người có khả năng quan tâm đến chúng?
Chúng ta nên tăng cường xuất khẩu vũ khí của mình ở mức độ nào cho các nước muốn mua vũ khí từ người Nga?", một phần nội dung tài liệu của các nghị sĩ Mỹ được RT đăng tải.

Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, những vũ khí mới cho phép Moscow thúc đẩy các lợi ích chính sách đối ngoại của riêng mình, đồng thời làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, các nghị sĩ chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga không đủ hiệu quả, điều này chỉ khiến các nước quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga có tâm lý chống lại Mỹ.
Bấp chấp Mỹ dùng trừng phạt để ngăn cản khách hàng tiếp cận vũ khí Nga nhưng tổng giá trị các hợp đồng đặt mua vũ khí của Nga trong năm 2020 vẫn duy trì ở mức 50 - 55 tỷ USD. Xét trong bối cảnh đại dịch hoành hành, đây là một năm đầy thành công với hoạt động xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.
Trong hai năm liền kề trước đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng khí tài quân sự của Nga lần lượt là 51,1 tỷ USD và 55 tỷ USD. Đây rõ ràng là bước tăng trưởng Nga có được đang khiến những đối thủ rất khó chịu.

Tại Triển lãm MAKS-2021, máy bay chiến thuật đa năng thế hệ thứ 5 mang tên Checkmate và các sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng, thu hút sự quan tâm quốc tế.
Theo kết quả được công bố, tổng trị giá các hợp đồng ký kết tại MAKS-2021 lên tới 265 tỷ Ruble (khoảng 3,6 tỷ USD). Riêng Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký 13 hợp đồng xuất khẩu có giá trị lên đến hơn 1 tỷ Euro.
Các nhà sản xuất Nga cho rằng, các quốc gia châu Á đang tích cực khai thác và vận hành máy bay, trực thăng Nga, các hệ thống phòng không, các trang thiết bị quân sự cho hải quân và lực lượng tác chiến mặt đất.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và một trong những trọng tâm trong chiến lược quảng bá các sản phẩm hàng không quân sự và dân sự của Nga. Ngoài ra còn có thị trường Mỹ Latinh, châu Phi...
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
'Xe tăng Abrams không phải thứ Ba Lan cần để chống Nga'
(Vũ khí) - Theo Tướng Mieczyslaw Gocul, việc Ba Lan mua tới 250 chiếc tăng Abrams từ Mỹ là do quyết định chính trị chứ không phải mục đích hoạt động chiến đấu thực tế.

Tuyên bố được Tướng Mieczyslaw Gocul, cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan đưa ra hôm 29/10 khi nói về thương vụ xe tăng Abrams lớn nhất từ trước đến nay Mỹ đã ký với đồng minh Ba Lan.
Theo kế hoạch, Ba lan sẽ nhận được những chiếc M1A2 Abrams SEPV3 đầu tiên vào năm 2022. Tại thời điểm hợp đồng được ký kết hồi tháng 9/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak nói rằng, khi được tiếp nhận, chúng sẽ được triển khai ở biên giới phía Đông đất nước.
1635737687527.png
Xe tăng M1A2 Abrams SEPV3.
"Tại sao chúng tôi mua 250 xe tăng mà không phải là 500 chiếc? Chúng tôi muốn ngang bằng tiềm lực quân sự với Liên bang Nga, nhưng theo tôi biết Nga đang có 20.000 xe tăng. Và chúng tôi sẽ không bao giờ có được sự ngang hàng này", Tướng Mieczyslaw Gocul nói.
Ông này thừa nhận, việc mua xe tăng Abrams là vô nghĩa trong việc đối phó với nguy cơ từ Nga nếu không có hệ thống phòng không đủ mạnh và tên lửa. Điều này đã đặt ra câu hỏi về sự lựa chọn mua vũ khí của các nhà lãnh đạo Ba Lan.

"Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có đang mua vũ khí phù hợp không? Trong tình hình hiện nay, trước hết chúng ta phải tăng cường khả năng phòng thủ. Chúng ta không có điều đó", Tướng ba Lan nói và cho biết thêm rằng, hai khẩu đội Patriot Ba Lan sẽ nhận được trong cuối năm nay không có khả năng bảo vệ ngay cả Warsaw.
Tướng Gocul nói thêm rằng, việc mua hàng trăm chiếc xe tăng không phục vụ cho nhu cầu chiến đấu khẩn cấp trong thực tế, mà là nhu cầu chính trị. Dù Ba Lan liên tiếp kêu gọi NATO tiến hành nhiều biện pháp hơn nữa để kiềm chế Nga - quốc gia mà Ba Lan coi là mối đe dọa an ninh chính.
Được biết, khi thực hiện thương vụ Abrams SEPV3, Ba Lan không hề giấu giếm kế hoạch dùng xe tăng này đối phó với T-14 Armata của Nga. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, phiên bản SEPv3 của xe tăng Mỹ bị đánh giá thua kém so với T-14 Armata, thậm chí tăng T-72B3M cải tiến mới nhất của Nga.

Dù Ba Lan có mua nhiều xe tăng của Mỹ hơn nữa cũng không thể nào đương đầu được với sức mạnh của quân đội Nga. Xe tăng M1A2 quá nặng, phần lớn cầu đường ở khu vực này đơn giản là không thể chịu nổi, do đó xe tăng của Ba Lan khó có thể vượt qua cầu, qua sông một cách dễ dàng để tiến vào đất Nga.
Các chuyên gia nghi ngờ việc xe tăng Abrams sẽ hoạt động hiệu quả trong quân đội Ba Lan, vì thực tế hiệu quả của chúng phụ thuộc rất nhiều yếu tố - tính năng kỹ thuật, khả năng tích hợp vào hệ thống vũ khí và có được bảo vệ bởi hệ thống phòng không đa tầng không…
Không giống như dòng tăng T-72 của Ba Lan, lớp giáp, hỏa lực và cảm biến vượt trội của Abrams cho phép nó đối đầu riêng lẻ với các xe tăng T-72B3 và T-90A nhẹ hơn (45 đến 50 tấn) của Nga trong một cuộc đụng độ đối đầu, đặc biệt là ở tầm xa hơn nhưng điều đó chưa đủ đảm bảo chiến thắng do còn nhiều yếu tố khác chi phối.
Ở Đông Âu, bùn lầy và những con sông nhỏ ở khắp nơi có thể là một nỗi đau đầu cho các chỉ huy quân sự. Mua Abrams có nghĩa là Quân đội Ba Lan sẽ sớm vận hành xe tăng từ 4 quốc gia khác nhau, thêm vào đó, động cơ turbine khí của Abrams hoạt động rất thất thường.

Có những lo ngại về nhiên liệu – các xe tăng Mỹ sẽ phải yêu cầu một chuỗi cung ứng hoàn toàn mới được kết hợp vào chuỗi hiện có, chưa kể đến vấn đề sửa chữa và hậu cần-kỹ thuật...
Ngoài ra, những cỗ máy chiến tranh này hoàn toàn xa lạ đối với binh sĩ Ba Lan, vì vậy trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu, đối với Ba Lan, sự hiện diện của các xe tăng M1A2 SEPV3 là một điểm trừ hơn là điểm cộng.
Tướng Lục quân Ba Lan Roman Polko cũng than rằng: "Vẫn chưa rõ mục đích của việc Ba Lan mua quá nhiều xe tăng là gì.
Có xe tăng mới thì tốt, nhưng vấn đề là không nhất thiết phải mua 250 xe tăng M1A2 SEPV3 Abrams, ngay cả khi dư thừa ngân sách. Việc bảo dưỡng loại xe tăng này cũng là một thách thức rất lớn đối với Quân đội Ba Lan".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
F-15 sẽ thay thế tiêm kích F-35?
(Vũ khí) - Trong tương lai gần không quân Mỹ sẽ sử dụng phiên bản máy bay chiến đấu F-15EX Eagle II nhằm thay thế cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35.

F-15EX Eagle II là phiên bản hiện đại hóa sâu của tiêm kích F-15. Phiên bản EX mới nhất sẽ được bàn giao cho không quân Hoa Kỳ có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm hệ thống tác chiến điện tử Eagle Passive/Active Warning and Survivability System (EPAWS), buồng lái kỹ thuật số, hệ thống máy tính ADCP-II (Advanced Display Core Processor) do công ty Honeywell sản xuất và hệ thống điều khiển bay hiện đại.
1635737979330.png
Phiên bản máy bay chiến đấu F-15EX Eagle II của Mỹ.
Theo các nhà phát triển, hệ thống máy tính mới trang bị trên máy bay này có khả năng xử lý rất nhiều nguồn dữ liệu từ các hệ thống khác nhau trên máy bay và hiển thị thông tin trên màn hình đa chức năng.
Ngoài ra, F-15EX còn được trang bị radar quét mảng pha chủ động (AFAR) Raytheon AN/APG-82 tối tân. Cổng thông tin Defense News của Mỹ cho rằng, radar này có thể được sử dụng như một phương tiện trinh sát điện tử và gây nhiễu các hệ thống điều khiển tên lửa, các trạm phát hiện radar trên đất liền, trên không và trên biển.

Hệ thống EPAWS đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước. Đây là một hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới được cải tiến hoàn toàn và cũng là một phương tiện bảo vệ. Nó có tác dụng làm cho máy bay gần như vô hình.
Ngoài các hệ thống trên, F-15EX còn có khả năng mang theo tên lửa siêu thanh. Nó có khả năng mang tới 22 tên lửa không đối không hoặc vũ khí siêu thanh dài tới 6,71 m và nặng tới 3175 kg.

Trước đó, không quân Hoa Kỳ đã ký một hợp đồng với Boeing trị giá 1,2 tỷ USD để sản xuất và bàn giao 8 máy bay chiến đấu mới đầu tiên thuộc dòng cải tiến F-15EX mới.
Tổng cộng không quân Mỹ có kế hoạch mua ít nhất 144 máy bay phiên bản mới F-15EX. Chúng sẽ thay thế dần phi đội tiêm kích F-15C/D. Theo một số nguồn tin tiết lộ, chi phí cho một chiếc máy bay F-15EX và phụ tùng thay thế vào khoảng 90 triệu USD.

Các chuyên gia cho rằng, việc không quân Mỹ trở lại sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ là hoàn toàn hợp lý, vì thực tế loại máy bay chiến đấu mới nhất F-35 của Mỹ không đáp ứng được nhu cầu của không quân nước này. Nên nhớ rằng, trong tất cả các máy bay chiến đấu của không quân Mỹ, F-15 có thể mang trọng tải lớn nhất, trong khi tiêm kích thế hệ mới F-35 quá thất thường, phải sửa chữa liên tục.
Thiếu tướng không quân, cựu Cục trưởng Cục Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng không Vũ trụ Nga Vladimir Popov cũng cho rằng, quyết định sử dụng tiêm kích F-15 của Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu. Các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hoặc 4++ về khả năng chiến đấu không thua kém máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hơn nữa với tiêm kích F-35 của Mỹ khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng chỉ 30 đến 35%, vì vậy không thể đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Ba Lan bi quan trong cuộc chiến với Nga
(Bình luận quân sự) - Giới truyền thông và các cựu tướng lĩnh Ba Lan chỉ trích dự luật mới về "Bảo vệ Tổ quốc" và cho rằng, nước này không có cơ hội đánh bại Nga.

Báo Onet của Ba Lan đã chỉ trích dự luật mới "Bảo vệ Tổ quốc" do chính quyền nước này đưa ra, trong đó Nga bị coi là kẻ địch tiềm tàng. Văn bản tài liệu do người đứng đầu đảng cầm quyền Pháp Luật và Công Lý (PiS) Jaroslaw Kaczynski và Bộ trưởng Nội vụ Mariusz Błaszczak đưa ra ngày 26/10.
Trong dự luật có nhiều điều khoản quy định quan trọng, đặc biệt là "cơ chế tài trợ cho Lực lượng Vũ trang, cơ chế phát triển quân đội và vũ khí cho quân đội". Mặc dù như thế, tờ báo Ba Lan nhận định rằng, nước này không có bất cứ hy vọng nào nếu xảy ra chiến tranh với Nga.
Tác giả bài báo lưu ý rằng, các yếu tố then chốt để quân đội Nga gia tăng tiềm lực cụ thể là: Gia tăng đáng kể chi tiêu phát triển vũ khí, các cuộc huấn luyện và cải cách thường xuyên mà bản chất là nhằm loại bỏ các đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, nhà báo còn đề cập đến các cuộc diễn tập đột xuất định kỳ.

1635738162106.png
Ít người tin rằng Quân đội Ba Lan có đủ lực để đấu với Nga
Thế nhưng, tất cả những khía cạnh này không được tính đến trong tài liệu mới của Ba Lan. Báo Onet lưu ý, chính quyền Warsaw không tiến hành các hoạt động kiểm tra quân sự đột xuất, mất đồng minh và không tìm cách duy trì quân đội môt cách hợp lý; trong khi đó Nga đã tiến xa về những mặt này.
"Bất cứ ai có hiểu biết tối thiểu về lĩnh vực quân sự đều thấy rõ là Ba Lan sẽ không có bất kỳ cơ hội nào trong trường hợp đụng độ với Moscow. Bất kỳ ai nói ngược lại điều này cũng có thể coi chí ít là đang vờ vĩnh" - tác giả bình luận khi nhận xét rằng lời lẽ khoa trương của ông Kaczynski là đáng lo ngại.
Ngoài giới truyền thông, các tướng lĩnh Ba Lan về hưu đã lâu, thậm chí là nhiều nhà quân sự vừa mới gần đây còn giữ chức vụ cao cho rằng, giờ đây quân đội Ba Lan khó có đủ sức mạnh và sự gắn kết để đẩy lùi cuộc tấn công giả định từ phía đông.

Cựu Tổng Tham mưu trưởng Ba Lan là Tướng Mieczyslaw Gotsul hồi tháng 8 vừa qua đã thừa nhận rằng, với sự trợ giúp của các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật “Iskander”, Nga có thể chiếm gọn một sân bay với các tiêm kích F-16 chỉ trong vòng 2 ngày, còn các tổ hợp “Patriot” mà Ba Lan đã sắm thậm chí sẽ không đủ để bảo vệ Warsaw.
Việc cách đây chưa lâu Ba Lan mua 250 chiếc xe tăng M1 Abrams của Mỹ cho lực lượng lục quân cũng sẽ không làm thay đổi tình hình, bởi đó chỉ đơn giản là động thái cần thiết để tăng cường các thành tố khác của lực lượng vũ trang.

Về phần các hệ thống hoả lực M142 HIMARS thì quân đội Ba Lan hiện không đủ lượng đạn cần thiết cho nó, vì thế, trong trường hợp xảy ra xung đột, kho dự trữ sẽ chỉ dùng được trong 1 ngày - cựu Tổng Tham mưu trưởng nêu ý kiến.
Theo lời tướng Gotsul, Ba Lan đã cạn tiền để bảo dưỡng các thiết bị đã mua, còn sau khi sắm lô chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II của Mỹ, nguồn kinh phí sẽ càng ít hơn.
Tướng Gotsul cũng nói rằng, gần đây quan hệ của Ba Lan với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng hơn, do lối hành xử “phản dân chủ” của chính quyền Warsaw, vì vậy nhiều khả năng là đồng nghiệp ở bên kia đại dương sẽ từ chối giúp đỡ một đất nước đang biến thành toàn trị độc đoán.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vũ khí NATO trong quân đội Ukraine vô ích

(Vũ khí) - Lầu Năm Góc kêu gọi các đồng minh dỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho Ukraine; trong khi trước đó, Vương quốc Anh đã ủng hộ lời kêu gọi này.

Hôm 28/10, bà Laura Cooper, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Nga, Ukraine và Âu-Á đã kêu gọi tất cả các đồng minh của Washington dỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí sát thương “mang tính phòng thủ” cho Ukraine.
"Trước hết, tôi muốn tất cả các nước đồng minh dỡ bỏ hạn chế đối với việc cung cấp viện trợ dưới dạng vũ khí phòng thủ sát thương. Hiện tại, Mỹ đã cung cấp các hệ thống tên lửa Javelin và Gruzia và Ukraine đã có được chúng" - bà Cooper cho biết trong một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Center for Strategic and International Studies, viết tắt: CSIS).
Bà bày tỏ quan điểm rằng, do những mối đe dọa từ quốc gia láng giềng khổng lồ nên Ukraine cần phải có được các phương tiện cần thiết để tự bảo vệ mình. “Do đó, tôi mong muốn những hạn chế này phải được dỡ bỏ”- nữ phó trợ lý cho nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc kết luận.
1635738603666.png
Mỗi quả tên lửa Brimstone của Anh có giá lên tới gần 140.000USD

Vào giữa tháng 10 ông Alexei Arestovich, cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng, nước này đã nhận được các lô hàng vũ khí sát thương mới được cung cấp từ Hoa Kỳ. Theo ông, máy bay Mỹ đã mang theo "nhiều vũ khí tấn công có độ chính xác cao".

Trước đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin công bố rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua gói viện trợ quân sự mới trị giá 60 triệu USD cho Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp tên lửa Javelin.
Năm 2017, chính quyền của ông Donald Trump đã phê duyệt việc cung cấp vũ khí cho Kiev, trong đó có hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin, trong khi chính quyền tiền nhiệm thời ông Barack Obama đã từ chối thực hiện điều này, bất chấp phía Ukraine nhiều lần đề nghị.
Moskva đã cảnh báo không chỉ một lần về kế hoạch cung cấp vũ khí cho Kiev, vì bước đi này sẽ chỉ dẫn đến leo thang xung đột ở Donbass.

Như ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga đã nhiều lần tuyên bố, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine từ bên ngoài sẽ không thúc đẩy được việc giải quyết khủng hoảng Donbass và thực hiện các thỏa thuận Minsk.
Đa số các chính trị gia châu Âu đã lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ví dụ, cựu chủ tịch OSCE, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, việc coi những bước đi như vậy là một biện pháp nhằm thoát khỏi khủng hoảng, là rất rủi ro và phản tác dụng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều đồng minh của Mỹ ủng hộ lời kêu gọi này, mà Anh là quốc gia hăng hái nhất. Điển hình như Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh vừa qua đã xác nhận thông tin về ý định bán tên lửa chống tăng Brimstone có giá cao ngất ngưởng 138 nghìn USD/quả cho Ukraine.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Anh vừa qua đã thảo luận về việc bán tên lửa Brimstone do tập đoàn MBDA chế tạo cho Kiev để lắp đặt trên các tàu Hải quân Ukraine. Ngoài ra, hai bên đang xem xét khả năng cung cấp tên lửa Brimstone phóng từ máy bay giá gần 138 nghìn USD.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhà lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky đã ký một hợp đồng với Cơ quan tín dụng - xuất khẩu của Vương quốc Anh, trong đó thỏa thuận việc cung cấp thiết bị quân sự hiện đại và vũ khí tối tân có độ chính xác cao cho Kiev, tổ chức sản xuất một số sản phẩm quân sự ở Ukraine, cũng như xây dựng các công trình làm căn cứ cho Hải quân Ukraine.
Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rõ, việc Vương quốc Anh chi 1,4 tỷ USD sẽ giúp tái trang bị cho Hải quân Ukraine các tàu chiến mang tên lửa hiện đại tương thích với tiêu chuẩn NATO.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, những máy bay và tàu chiến cổ lỗ sĩ của Ukraine không có khả năng mang hoặc sử dụng những tên lửa hiện đại đang được phát triển ở các nước NATO, bởi chúng được thiết kế và sử dụng các hệ thống trinh sát, giám sát và chỉ huy-kiểm soát hoàn toàn khác.
Hơn nữa, chỉ phóng 10 tên lửa dạng này đã ngốn của Ukraine gần 1,4 triệu USD, điều đó sẽ là gánh nặng lớn đối với nước này. Do đó, đối với Kiev, việc chi tiền mua tên lửa chỉ có một ý nghĩa duy nhất là duy trì liên lạc với các đồng minh phương Tây, vốn đang suy yếu từng ngày.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Su-35 Nga bất ngờ xuất hiện gần căn cứ Mỹ, Mỹ không biết

(Lực lượng vũ trang) - Một chiếc tiêm kích Su-35 Flanker của Không quân Nga vừa lần đầu tiên xuất hiện tại sân bay căn cứ Qamishli, ở đông bắc Syria.

Sự xuất hiện của chiếc Su-35 mang số hiệu 07 Red nằm trong đợt triển khai vũ khí mới của Nga đến căn cứ Qamishli. Hình ảnh được công bố cho thấy, Chiếc Su-35 trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-77 và tầm ngắn R-73.
Theo kế hoạch, sẽ có ít nhất 4 chiếc Su-35 được Nga triển khai đến Qamishli. Su-35S hiện diện thường xuyên ở Syria kể từ khi Moscow tiến hành cuộc can thiệp vào tháng 9/2015, sau khi chính phủ Syria yêu cầu chính thức.
1635738658323.png
Su-35 Nga lần đầu xuất hiện tại Qamishli.

Trước khi Su-35 chính thức xuất hiện tại Qamishli, Không quân Nga đã triển khai hàng loạt trực thăng, máy bay vận tải, vũ khí tới căn cứ này.

Hình ảnh vệ tinh cũng đã ghi nhận có ít nhất 4 trực thăng chiến đấu và 1 máy bay vận tải quân sự Il-76 xuất hiện trên đường băng của căn cứ Qamishli.
Ngoài ra, một số nguồn tin cho hay, ít nhất 6 máy bay lên thẳng đang có mặt ở căn cứ Qamishli để thực hiện sứ mệnh tuần tra tại các khu vực phía bắc, đông bắc và miền trung Syria. Trong khi đó, trước đây, các máy bay lên thẳng của Nga chỉ xuất hiện ở căn cứ không quân Hmeymim.

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Thomas Newdick, đợt triển khai chiến đấu cơ lần này cho thấy, nhiều khả năng Nga đang chủ động biến sân bay Qamishli thành căn cứ không quân lớn thứ hai ở Syria sau Hmeymim.
Su-35 Nga bat ngo xuat hien gan can cu My
Máy bay vận tải và trực thăng Nga xuất hiện tại Qamishli.

Quân đội Nga sử dụng căn cứ không quân Qamishli kể từ năm 2019. Điều đặc biệt Qamishli, một địa điểm chiến lược quan trọng rất gần với các lực lượng Mỹ ở Syria và nằm ngay trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với việc Nga tăng cường không quân đến sân bay Qamishli ở tỉnh Al-Hasakah, quân đội Mỹ cũng cho tăng cường mở rộng địa bàn hoạt động ở tỉnh này, làm dấy lên mối quan ngại về khả năng xung đột với quân đội Nga.

Gần nhất hôm 25/8, quân đội Mỹ đã cố tình ngăn cản đường di chuyển của các xe quân sự Nga khi đi qua quận Al-Malikiyah thuộc tỉnh Al-Hasakah. Các binh sĩ quân cảnh Nga đã chạm mặt với quân đội Mỹ trên một trong những tuyến đường chính dẫn tới biên giới Iraq.
Cuối cùng, quân đội Nga đã chắn ngang đường di chuyển của quân đội Mỹ. Đoạn video được công bố cũng cho thấy, các xe quân sự của Nga được hai trực thăng yểm trợ phía trên bao gồm 1 chiếc Mi-8 đã có pha di chuyển cực gần với xe bọc thép Mỹ. Sau vụ va chạm, đã có 2 binh sĩ Mỹ bị thương.

Su-35 mặc dù ko tàng hình, nhưng luôn bất ngờ xuất hiện tại những nơi mà NATO trinh sát hoạt động rất mạnh, rõ ràng hệ thống ECM của Su-35 rất tốt trong việc gây nhiễu tín hiệu NATO
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top