[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,099
Động cơ
145,999 Mã lực
Mỹ mua rocket thông minh của Anh đối phó với Nga
(Vũ khí) - Theo Air Recognition, Bộ Quốc phòng Mỹ và hãng BAE Systems của Anh đã hợp đồng mới gần 2,7 tỷ USD trang bị rocket thông minh APKWS cho quân đội Mỹ.

Ông Marc Casseres, Giám đốc mảng vũ khí chính xác của BAE Systems cho biết, hợp đồng sẽ được hoàn thành trong thời gian 1 năm kể từ khi hợp đồng chính thức được ký kết. Hiện không rõ với số tiền trên, Mỹ sẽ được sở hữu bao nhiêu đơn vị APKWS.

Điều đặc biệt theo nguồn tin quân sự Mỹ, cùng với việc mua thêm APKWS, bốn nhà sản xuất quốc phòng Mỹ cũng đang hợp sức biến rocket thông minh APKWS thành vũ khí tấn công mặt đất trong Dự án Fletcher.

Rocket thông minh APKWS.


Bốn nhà sản xuất quốc phòng Mỹ thực hiện Dự án Fletcher bao gồm công ty Arnold Defense, Nammo (sản xuất đầu đạn), Supacat (sản xuất các xe quân sự) và Military Systems Group (sản xuất hệ thống lắp đặt vũ khí).

Những nhà thầu quốc phòng này sẽ sản xuất một xe cơ giới quân sự đa dụng hoàn toàn mới và được tích hợp loại rocket thông minh APKWS - vũ khí hiện được Không quân Mỹ trang bị cho hầu hết chiến đấu cơ tấn công mặt đất và trực thăng tấn công.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty Arnold Defense, Jim Heyger cho biết: "Sử dụng rocket APKWS có độ chính xác cao trên các xe thiết giáp bánh hơi hoặc bánh xích, hoặc trong phiên bản hỏa khí đi cùng của bộ binh, sẽ khiến năng lực tác chiến của bộ binh mạnh hơn rất nhiều.

Để sẵn sàng cho việc ra mắt phiên bản xe tấn công đặc biệt này vào năm 2020, hiện các kỹ sư của nhóm đang tích cực làm việc với những biến thể khác nhau của Fletcher để có thể chế tạo một nguyên mẫu Fletcher đầu tiên".

Nếu Dự án Fletcher phát triển thành công như kế hoạch, Mỹ sẽ tạo ra một phương tiện tấn công mặt đất độc đáo khi kết hợp đạn rocket của Không quân với phương tiện quân sự cơ giới trên mặt đất. Vũ khí này sẽ có đủ sức mạnh và sự thông minh để đối phó với bất kỳ mục tiêu mặt đất nào, kể cả mục tiêu đó là xe tăng Nga.

Được biết, APKWS đang là vũ khí tiêu chuẩn mới được trang bị cho tiêm kích F-16, cường kích A-10 cùng loạt trực thăng tấn công của Mỹ. Rocket thông minh APKWS là biến thể nâng cấp mới nhất của dòng rocket Hydra.

Điểm đặc biệt của APKWS là được trang bị thêm hệ thống cảm biến tự dẫn chỉ thị bằng tia laser giúp tấn công chính xác đối phương. Để làm được điều này, APKWS được gắn thêm module tự dẫn mới và có chiều dài lớn hơn so với rocket Hydra phiên bản tiêu chuẩn.


Đạn rocket APKWS tấn công mục tiêu theo nguyên lý từ thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng tia laser gắn trên máy bay, thiết bị lái được tích hợp trên phần thân của rocket và bộ phận cảm biến gắn ở thân rocket.

Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu, đạn hỏa tiễn được phóng đi sẽ được hiệu chỉnh giữa pha phóng để tăng độ chính xác tấn công mục tiêu. Từ các hình ảnh được công khai có thể thấy APKWS là sự kết hợp giữa hệ thống phát hiện mục tiêu, hiệu chỉnh phần tử bắn với tổ hợp hỏa tiễn Hydra 70 mm.



Kết hợp này cho phép tấn công chính xác mục tiêu với chi phí tối ưu. Trong nhiều nhiệm vụ, đạn rocket APKWS có thể được sử dụng thay thế cho đạn tên lửa có điều khiển AGM-114 Hellfire trong khi giá thành lại dễ chịu hơn rất nhiều.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-mua-rocket-thong-minh-cua-anh-doi-pho-voi-nga-3393868/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,099
Động cơ
145,999 Mã lực
Nga nhận S-350 Vityaz, hợp với S-400 Triumph thành lá chắn thép
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Nga vừa nhận bộ thiết bị đầu tiên của hệ thống phòng không tiên tiến mới nhất S-350 Vityaz của Tập đoàn Almaz-Antey.
Nga bắt đầu tiếp nhận S-350 Vityaz

Tập đoàn tên lửa phòng không Almaz-Antey là một trong những tập đoàn tích hợp lớn nhất của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, với khoảng 130 nghìn người làm việc trong các xí nghiệp. Sản phẩm của tập đoàn hiện đang phục vụ trong các Lực lượng vũ trang tại hơn 50 quốc gia.

Hôm 23/12, Truyền thông Nga dẫn thông tin từ dịch vụ báo chí của Tập đoàn Almaz-Antey cho biết, Tập đoàn đã giao cho Bộ Quốc phòng Nga bộ thiết bị đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 Vityaz mới nhất.

Lễ chuyển giao thiết bị đã diễn ra vào ngày 22 tháng 12 tại thao trường Kapustin Yar ở vùng Astrakhan.

Tên lửa phòng không S-350 Vityaz (dưới thời nước Nga cổ đại, cái tên này có nghĩa là “Chiến binh chuyên nghiệp”) được phát triển để thay thế hệ thống S-300PS đã lỗi thời.



Kế hoạch phát triển S-350 Vityaz được hoàn thành trong nửa đầu năm nay, tới cuối tháng 6, hệ thống thiết bị hoàn chỉnh đã được giới thiệu tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2019, được tổ chức trong công viên “Người yêu nước” (Patriot) gần Moscow.

Hệ thống phòng không S-350 Vityaz là bệ phóng tự hành và có khả năng đánh trúng mọi phương tiện hiện có cũng như tiềm năng của kẻ thù, bao gồm các mục tiêu tàng hình và tên lửa hành trình, ở độ cao cực thấp và cực cao. Hơn nữa, tổ hợp phòng không tầm trung hiện đại này có giá thành thấp hơn nhiều so với người đàn anh S-400 Triumph.

Hệ thống phòng không có thể hoạt động độc lập, cũng như được tích hợp tở thành một phần của một lưới phòng không đa tầng, đa lớp. Tổ hợp chiến đấu bao gồm các tên lửa tầm ngắn và các tên lửa tầm trung được sử dụng trong hệ thống phòng không tầm xa S-400 Trimuph.

Với sự hiện diện của S-350 Vityaz, các thành phố và cơ sở công nghiệp đặc biệt quan trọng ở Nga sẽ được bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không bằng hệ thống phòng không tầm trung này. Các đầu não chỉ huy, công trình trọng điểm quốc gia và mục tiêu chiến lược của Nga sẽ được bảo vệ thêm bằng một cái ô hữu hiệu.


S-350 Vityaz sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho “người đàn anh” S-400 Triumph
S-350 Vityaz có ưu điểm gì so với S-400 Triumph?

S-350 được cấu thành bởi một bệ phóng tự hành, radar quét mọi phương vị và xe chỉ huy trên khung gầm xe quân sự chạy mọi địa hình BAZ-Voshchina. Tên lửa được sử dụng trong hệ thống Vityaz bao gồm cả loại tầm trung và tầm ngắn.

Theo chuyên gia Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí Tổ quốc”, Vityaz được trang bị hai loại đạn tên lửa sau:

Một là đạn 9M100, được thiết kế để bắn trúng bất kỳ mục tiêu khí động học và đạn đạo nào đang bay với tốc độ lên tới 17.280 km/h ở khoảng cách 120 km.

Hai là đạn 9M96, đánh chặn các mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 15 km, bao gồm các tên lửa hành trình, máy bay không người lái và đầu đạn hạt nhân với tốc độ lên tới 3600 km/h.

Hệ thống radar đa chức năng của Vityaz có thể đồng thời theo dõi tới 100 mục tiêu. Ngoài ra, S-350 có khả năng kháng nhiễu và hiệu suất hỏa lực rất cao. Trang bị của một tiểu đoàn S-350 là 144 quả tên lửa, trong khi mỗi bệ phóng Vityaz có thể bắn hạ 16 mục tiêu khí động học hoặc 12 mục tiêu đạn đạo.


Chuyên gia quân sự Mikhail Khodaryonok cho biết, các công trình đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia sẽ được bảo vệ bằng các tổ hợp hoạt động ở các dải tần số khác nhau, phạm vi bao phủ của radar khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về độ cao và tầm xa diệt mục tiêu.

S-350 Vityaz được thiết kế để chống lại các cuộc không tập tấn công mật độ cao và ở độ cao thấp. Nó không phải để thay thế cho Buk, không dành cho cho Lục quân, mà được biên chế cho lực lượng tên lửa phòng không của Quân chủng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS).



Theo ông Mikhail Khodaryonok, tính năng quan trọng nhất của tổ hợp này là khả năng phản ứng nhanh và hiệu suất đánh chặn tầm thấp cao hơn so với các hệ thống phòng không tầm xa, do đó, S-350 sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho S-400 Triumph về tính năng bắn hạ các mục tiêu bay thấp.

Ông Khodaryonok giải thích, các hệ thống tên lửa tầm xa như S-400 Triumph mặc dù rất mạnh về khả năng đánh chặn tầm cao, tầm xa, nhưng phạm vi phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp không quá 25-30 km, mà đây lại là điểm mạnh nhất của S-350 Vityaz.

Do đó, việc S-350 Vityaz được biên chế sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh của hệ thống phòng không thống nhất của quốc gia.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-nhan-s-350-vityaz-hop-voi-s-400-triumph-thanh-la-chan-thep-3393861/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,099
Động cơ
145,999 Mã lực
Mỹ xác nhận Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Julang-3” từ tàu ngầm


Thu Thủy

Thứ Tư, ngày 25/12/2019 - 20:55


Đám mây do luồng khói tạo ra trên bầu trời Bắc Kinh khi phóng Julang-3 từ tàu ngầm ở biển Bột Hải sáng 23/12.


Ảnh chụp quá trình phóng Julang-3 từ tàu ngầm dưới lòng biển.
Hai nhân sĩ thông thạo về vấn đề này cho biết, tên lửa “Julang-3” được phóng lần này được phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094. Trong cuộc thử nghiệm năm 2018, truyền thông Mỹ cho biết Trung Quốc đã phóng tên lửa “Julang-3” từ một tàu ngầm diezen Type 032 đã được cải tiến.

“Julang-3” là tên mã của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ thứ ba đang được phát triển ở Trung Quốc. Nó có tầm bắn hơn 10.000 km và có thể mang một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân.

Vào tháng 11/2018, truyền thông Mỹ đưa tin rằng Trung Quốc đã thực hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Julang-3” từ tàu ngầm đầu tiên của họ.

Sau đó, vào tháng 6 và tháng 10/2019, Trung Quốc đã tiến hành thêm hai cuộc phóng thử nghiệm “Julang-3”. Trong một bài phát biểu trước đó tại Diễn đàn an ninh Aspen, tướng Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, tiết lộ rằng, chỉ chưa đầy 24 giờ sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tại cuộc Đối thoại Shangri-La (Singapore) ngày 2/6/2019, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc thử nghiệm một “tên lửa đạn đạo loại mới phóng từ tàu ngầm mới”.


Tên lửa Julang-2 tiền thân của Julang-3 tại cuộc diễu binh hôm 1/10/2019.
Mục đích nghiên cứu phát triển “Julang-3” của Trung Quốc là để tăng cường uy lực của lực lượng răn đe hạt nhân “tam vị nhất thể” (tên lửa liên lục địa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược) của Trung Quốc ở trên đất liền, trên biển để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ. Ông Tập Cận Bình rất coi trọng vấn đề này và đã nói trước đó khi thị sát lực lượng tàu ngầm hạt nhân: cần được phát triển mạnh mẽ lực lượng hạt nhân phóng từ biển.

Ngoài ra, các nguồn tin của Lầu Năm Góc gần đây cũng đã xác nhận rằng Trung Quốc đã bắn thử tên lửa liên lục địa loại mới nhất Dongfeng-41 vào ngày 22/10. Trang web Washington Times của Mỹ nói, đây là vụ phóng thử Dongfeng-41 chính thức đầu tiên của Trung Quốc được quân đội Mỹ xác nhận kể từ tháng 5 năm 2018.

Dongfeng-41 là tên lửa đạn đạo di động ba tầng mới nhất sử dụng nhiên liệu rắn do Trung Quốc phát triển. Tên của nó được xác nhận xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2014. Tên lửa này được cho là có tầm bắn hơn 12.000 km và mang theo các đầu đạn hạt nhân tự dẫn, phạm vi tấn công của nó bao trùm toàn bộ nước Mỹ.


Tên lửa Julang-3 có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân có khả năng tự tìm đến mục tiêu.
“Julang-3” được cải tiến từ Dongfeng-41 trên đất liền; nó có thể mang theo 6 đến 10 đầu đạn tự dẫn sử dụng công nghệ dẫn đường phức hợp GPS/INS tiên tiến, có khả năng chống nhiễu mạnh hơn và độ chính xác cao hơn. Nó cũng tối ưu hóa quỹ đạo dưới nước và giảm nhiễu trong quá trình phóng dưới nước của tên lửa. Đồng thời, tên lửa cũng sử dụng kiểu thiết kế độc đáo do Tiền Học Sâm đề xuất. Nó sẽ lao về phía trước theo cách “trườn trên mặt nước” khi tấn công mục tiêu từ bên ngoài bầu khí quyển. Quỹ đạo bay của tên lửa có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Truyền thông Trung Quốc cho rằng “Julang-3” là “không thể đánh chặn” và có thể đã vượt qua loại “Trident” 2D-5 của Mỹ.

https://viettimes.vn/my-xac-nhan-trung-quoc-phong-thu-ten-lua-dan-dao-xuyen-luc-dia-julang3-tu-tau-ngam-376807.html
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
FACT: Hơn 40 năm nhưng Mỹ ko làm được tên lửa chống hạm siêu âm, kể từ năm 1977 Harpoon lần đầu được công bố

The Harpoon (RGM-84/UGM-84/AGM-84) is a U.S.-designed subsonic antiship cruise missile that has been in service since 1977

https://missilethreat.csis.org/missile/harpoon/

Trong khi Nga thậm chí TQ, Ấn độ tiến bộ ầm ầm, từ siêu âm cho tới siêu vượt âm Mach 2-10, tên lửa mới toanh của Mỹ cũng chỉ dừng lại ở tốc độ Mach 0.9 là cao nhất, tốc độ là vũ khí quan trọng nhất của vũ khí, càng nhanh thì càng khó nắm bắt ngăn chặn nói đơn giản và dễ hiểu, các hệ thống phòng không của Mỹ hiện nay đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa bởi tên lửa siêu âm của Nga Tàu Ấn, chẳng có 1 thử nghiệm nào cho thấy SM6 bắn hạ được tên lửa siêu âm vì Mỹ làm gì có tên lửa siêu âm thực thụ mà thử nghiệm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Điểm yếu khiến Mỹ chưa thể có vũ khí siêu thanh

(Vũ khí) - Thừa nhận được tướng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đưa ra khi nước này công bố kế hoạch thử nghiệm dòng tên lửa có thể bay với tốc độ Mach 5.

Để nhanh chóng bắt kịp các đối thủ và hiện địa hóa lực lượng Lục quân, Mỹ đã sẵn sàng thử nghiệm loại tên lửa bội siêu thanh bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5).

Bản kế hoạch được Lục quân Mỹ cho biết trong một thông báo sau khi Mỹ phóng thử thành công tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk phiên bản trên cạn sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ.

Mỹ thử tên lửa.


Chương trình vũ khí siêu thanh mới được Lục quân Mỹ ký với nhà thầu Lockheed Martin thiết kế và phát triển loại tên lửa siêu thanh. Các điều khoản trong hợp đồng gồm có, Lockheed Martin phải chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, lắp ráp, thử nghiệm và những kế hoạch hậu cần cũng như tích hợp các công cụ hỗ trợ để có thể phục vụ cho việc phóng tên lửa.

Hiện công việc phát triển nguyên mẫu đã hoàn tất và việc thử nghiệm sẽ được thực hiện trong những ngày tời đây. Sau bản kế hoạch thử nghiệm được công bố, tướng Ryan McCarthy cho rằng, muốn thực hiện được tham vọng, trước hết người Mỹ phải chế tạo được vỏ và động cơ đang tin cậy dành cho tên lửa siêu thanh. Nhưng hiện tại, nền tàng khoa học tại Mỹ chưa cho phép thực hiện được điều đó.

Hiện nay các cuộc thử nghiệm loại vũ khí siêu thanh đang được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng với loại động cơ phản lực dòng thẳng, loại động cơ này chưa đủ khả năng bảo đảm sự đốt cháy ổn định trong buồng đốt với tốc độ lớn.

Một vấn đề nữa phát sinh đối với loại vũ khí này đó là vỏ của chúng sẽ bị nung nóng khi bay ở tốc độ cao. Khi bay ở tốc độ siêu thanh các đầu đạn bị nung nóng đến hàng ngàn độ và tạo thành đám mây Plasma xung quanh chúng.

Điều này cũng xảy ra với tàu vũ trụ và các đầu đạn của tên lửa liên lục địa. Nhưng quỹ đạo của chúng vượt ra ngoài không gian vũ trụ, nơi không có những dòng không khí cản trở. Trong khi đó tên lửa siêu thanh phần lớn bay trong lớp không khí dày đặc.

Đối với các loại vũ khí thông thường vấn đề vỏ quá nóng được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi đó tên lửa siêu thanh vừa phải bảo đảm khả năng tàng hình và cơ động, vì vậy giải quyết vấn đề này rất khó khăn.

Mỹ từng thực hiện vài cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51A của mình, chúng có thể được phóng từ các máy bay ném bom B-52 và B-1 Lancer. Nhưng nhiều nguồn tin cho thấy, Mỹ đã thất bại với chương trình này.


Ngoài ra, Mỹ cũng đang nghiên cứu loại thiết bị bay không người lái (UAV) siêu thanh SR-72, nó sẽ thay thế cho máy bay trinh sát chiến lược SR-71, có thể tăng tốc đến 3.530 km/h. UAV này cũng được cho là sẽ sử dụng cho mục đích tấn công.



Nhưng đến thời điểm hiện tại, SR-72 chỉ đang tồn tại ở dạng mô hình. Trong khi đó, Nga đang tiến hành thử tên lửa siêu thanh Zircon, tên lửa Kh-47M2 Kinzhal. Thực tế này được ông Ryan McCarthy thừa nhận rằng, ở lĩnh vực vũ khí siêu thanh thế hệ mới, Nga đang đi trước Mỹ khoảng 15-20 năm và hiện Mỹ vẫn chưa có cách nào rút ngắn khoảng cách này.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/diem-yeu-khien-my-chua-the-co-vu-khi-sieu-thanh-3394084/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Động cơ của Tu-22M3 tốt hơn nhiều máy bay phương Tây

(Vũ khí) - Tạp chí Aviationist vừa đăng bài viết của chuyên gia hàng không David Cenciotti nói về sức mạnh và hiệu quả của động cơ trên Tu-22M3 so với máy bay phương Tây.

Nhận định của chuyên gia Cenciotti được đưa ra khi nghiên cứu về đoạn video ghi lại quá trình chiếc Tu-22M3 mang mã hiệu RF-34050 khởi động cặp động cơ NK-25 và thực hiện pha cất cánh cực ấn tượng.

Chiếc Tu-22M3 khởi động cặp động cơ NK-25.
Luồng khí xả màu xanh phun ra khi phi công tăng lực đẩy, nhưng hệ thống phanh được kích hoạt để ngăn phi cơ di chuyển trong lúc tổ lái kiểm tra thông số động cơ. Ngay sau đó, phi công sau đó bật chế độ tăng lực tối đa, tạo luồng lửa lớn phía sau đuôi máy bay.

Chuyên gia David Cenciotti nói: "Khác với luồng lửa màu vàng cam thường thấy của động cơ phản lực gắn trên máy bay quân sự Mỹ, các động cơ Nga thường tạo ra ánh sáng xanh. Điều này cho thấy chúng hiệu quả hơn khi toàn bộ nhiên liệu đã cháy hết trước khi rời cửa xả.

Việc đốt hết nhiên liệu tạo ra nhiều năng lượng tới mức kích thích các phân tử trong không khí, khiến chúng phát ra ánh sáng xanh. Động cơ phản lực phương Tây thường không đốt hết nhiên liệu và tạo ra nhiều muội carbon, chúng phát ra ánh cam do nhiệt lượng từ luồng lửa".

Oanh tạc cơ Tu-22M3 là biến thể nâng cấp của Tu-22 với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng X-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300km.

Mỗi chiếc Tu-22M3 được trang bị cặp động cơ NK-25 với tổng sức đẩy gần 50 tấn. Tu-22M3 có thể đạt tốc độ tối đa 2.000 km/h và tầm bay 6.800 km. Hiện Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp toàn bộ phi đội Tu-22M3 lên chuẩn mới M3M.

Gói nâng cấp cho phép chúng mang siêu tên lửa Kinzhal với tầm bắn 2.000 km và tốc độ gấp 12 lần âm thanh và phiên bản mới của X-22 là X-32.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/dong-co-cua-tu-22m3-tot-hon-nhieu-may-bay-phuong-tay-3394058/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Phòng thủ Mỹ bất lực trước đạn phản lực Iran

Dù được trang bị hệ thống đánh chặn mini cực tối tân nhưng căn cứ tại thành phố Kirkuk ở Iraq của Mỹ hải hứng chịu cuộc tấn công nặng nề.

Phía Mỹ cho rằng, cuộc tấn công do lực lượng Hezbollah được Iran hậu thuẫn phát động. Trong cuộc tấn công này có khoảng trên 30 quả đạn rocket từ một hệ thống pháo phản lực phóng loạt đã được bắn vào bên trong căn cứ quân sự.

Theo báo cáo đã có ít nhất 17 quả đạn rơi trúng vào mục tiêu và gây ra một số thiệt hại. Đến nay, thông tin về thương vong rất mâu thuẫn, khi phía Mỹ tuyên bố ít nhất 1 chuyên gia của họ và 1 binh sĩ Quân đội Iraq thiệt mạng, trong khi các nguồn tin của Iraq nói rằng có tới 7 người chết (trong đó có 3 người Mỹ) và gần 10 người bị thương.


Để thực hiện đợt tấn công, Hezbollah đã sử dụng hệ thống phóng loạt trang bị trên xe tải với những quả đạn của hệ thống Fadjr-1. Loại đạn này được sản xuất tại Iran. Dù không quá mới nhưng nó có thể mang được đạn nổ mảnh, đạn nổ xuyên phá và đạn nổ mạnh.



Cỡ nòng chính xác của khẩu pháo phản lực Fadjr-1 là 107mm và có cơ chế nạp đạn từ phía sau. Khẩu pháo này có khả năng hạ góc bắn xuống tối đa -3 độ và cao nhất là 57 độ.



Tuy nhiên do trọng lượng nhẹ và kích thước không quá cồng kềnh, có thể điều chỉnh góc bắn của Fadjr-1 dễ dàng bằng cách tận dụng gạch đá hoặc địa hình dốc. Trong cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ, Hezbollah đã điều chỉnh góc bắn bằng những khúc gỗ và gạch đá.

Sơ tốc đầu nòng của Fadjr-1 là 385 mét/giây - xạ thủ hoàn toàn có thể nhìn theo hướng bay của đạn để đoán được quỹ đạo bắn, căn chỉnh cho những loạt bắn tiếp theo.

Tầm bắn của Fadjr-1 cũng cực kỳ tốt, tối đa có thể lên tới trên 8 km tùy điều kiện khách quan như hướng bắn, hướng gió,... Như vậy, khi phát động tấn công vào căn cứ Mỹ, lực lượng Hezbollah đã tiến khá gần mục tiêu nhưng không bị phát hiện.

Điều bất ngờ hơn nữa là hiện tại những căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, Syria hay một số nước tại Trung Đông khác đều đang được trang bị hệ thống đánh chặn mini MHTK - vũ khí được thiết kế chuyên để đối phó với những mục tiêu kiểu đạn cối, đạn pháo phản lực. Tuy nhiên, trong vụ tấn công hôm 27/12, vũ khí này đã không có bất kỳ phản ứng nào.




https://baodatviet.vn/anh-nong/phong-thu-my-bat-luc-truoc-dan-phan-luc-iran-3394313/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Sự xuống cấp của quân đội Đức

Sự xuống cấp toàn diện của Không quân Đức đã dẫn đến thực tế là trong số 152 máy bay trực thăng quân sự, chỉ có 20 chiếc phù hợp để bay. Nhưng trong số đó, chỉ có vỏn vẹn 8 chiếc có thể được sử dụng để tham gia chiến sự ngay lập tức.

"Chỉ có 20 trong số 152 máy bay trực thăng quân sự của Lực lượng vũ trang Đức phù hợp cho các chuyến bay, điều này đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến kế hoạch đào tạo phi công mới".

"Thông tin trên được công bố vào thứ năm này 2/1 bởi tờ báo Bild của Đức, có liên quan đến báo cáo bí mật của không quân nước này. Theo công bố, chỉ có 8 trong số 53 trực thăng tấn công Tiger, cũng như 12 trong số 99 máy bay lên thẳng vận tải NH90 đang trong tình trạng sẵn sàng hoạt động", theo Nezavisimaya Gazeta , một ấn phẩm tin tức của Nga.



Dĩ nhiên, đã dẫn thông tin mật không có nguồn thì cũng có thể suy đoán đây là thông tin được tung ra chỉ để ép Đức phải chi thêm tiền cho quân sự và thực thi các quyết sách của NATO do Mỹ lãnh đạo.


Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger của Không quân Đức
Một tình huống tương tự được quan sát thấy trong Không quân Đức với máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự, mà theo các chuyên gia là không thể chấp nhận được đối với một trong những thành viên chính của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

"Là một trong những thành viên có giá trị nhất của NATO, Đức đang cho thấy sự xuống cấp hoàn toàn trong hàng ngũ của Không quân. Cả máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay trực thăng đều không thực sự sẵn sàng tham gia vào các trận chiến, mặc dù thực tế là hàng năm Đức dành số tiền khổng lồ để duy trì khả năng phòng thủ của mình".


Tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon của Không quân Đức

Tuy nhiên trước chính sách của tổng thống Donald Trump thì gần đây Đức cũng như nhiều quốc gia thành viên NATO đã có sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc phòng của mình.

Mặc dù vậy việc giải quyết hậu quả của thời gian dài trong phút chốc là bất khả thi mà phải kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh đó cần lưu ý rằng đây là thông tin từ báo chí, Bộ Quốc phòng Đức chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc này.
Sự xuống cấp toàn diện của Không quân Đức đã dẫn đến thực tế là trong số 152 máy bay trực thăng quân sự, chỉ có 20 chiếc phù hợp để bay. Nhưng trong số đó, chỉ có vỏn vẹn 8 chiếc có thể được sử dụng để tham gia chiến sự ngay lập tức.

"Chỉ có 20 trong số 152 máy bay trực thăng quân sự của Lực lượng vũ trang Đức phù hợp cho các chuyến bay, điều này đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến kế hoạch đào tạo phi công mới".

"Thông tin trên được công bố vào thứ năm này 2/1 bởi tờ báo Bild của Đức, có liên quan đến báo cáo bí mật của không quân nước này. Theo công bố, chỉ có 8 trong số 53 trực thăng tấn công Tiger, cũng như 12 trong số 99 máy bay lên thẳng vận tải NH90 đang trong tình trạng sẵn sàng hoạt động", theo Nezavisimaya Gazeta , một ấn phẩm tin tức của Nga.



Dĩ nhiên, đã dẫn thông tin mật không có nguồn thì cũng có thể suy đoán đây là thông tin được tung ra chỉ để ép Đức phải chi thêm tiền cho quân sự và thực thi các quyết sách của NATO do Mỹ lãnh đạo.


Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger của Không quân Đức
Một tình huống tương tự được quan sát thấy trong Không quân Đức với máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự, mà theo các chuyên gia là không thể chấp nhận được đối với một trong những thành viên chính của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

"Là một trong những thành viên có giá trị nhất của NATO, Đức đang cho thấy sự xuống cấp hoàn toàn trong hàng ngũ của Không quân. Cả máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay trực thăng đều không thực sự sẵn sàng tham gia vào các trận chiến, mặc dù thực tế là hàng năm Đức dành số tiền khổng lồ để duy trì khả năng phòng thủ của mình".


Tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon của Không quân Đức

Tuy nhiên trước chính sách của tổng thống Donald Trump thì gần đây Đức cũng như nhiều quốc gia thành viên NATO đã có sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc phòng của mình.

Mặc dù vậy việc giải quyết hậu quả của thời gian dài trong phút chốc là bất khả thi mà phải kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh đó cần lưu ý rằng đây là thông tin từ báo chí, Bộ Quốc phòng Đức chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc này.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/khong-quan-duc-chi-con-8-truc-thang-hoat-dong-duoc-3394495/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Lật lại vụ CIA trộm thành công trực thăng Mi-25

Theo Aviation Weekly, rạng sáng 12/6/1987, hai trực thăng Chinook CH-47 của Lục quân Mỹ đã đột nhập một căn cứ trên đất Chad giáp Libya, câu trộm một trực thăng chiến đấu Mi-25 (do Liên Xô chế tạo) của Libya đậu tại đây để phục vụ kế hoạch của CIA.

Thực hiện phi vụ liều mạng này là nhóm đặc nhiệm của Trung đoàn hàng không đặc nhiệm số 160, còn gọi là Night Stalkers (Những kẻ theo dõi đêm), theo trang tin Tactical Air Network (Mỹ).

Chiếc trực thăng bị đánh cắp.
Những năm 1980, Mỹ và phương Tây rất quan tâm loại trực thăng vũ trang Mi-25, phiên bản xuất khẩu của trực thăng chiến đấu và chở quân Mi-24 của Liên Xô. Một chiếc Mi-24 vừa chở được 8 lính đặc nhiệm vừa có thể khai hoả hỗ trợ từ trên không với dàn vũ khí hùng hậu.

Cơ hội đã đến khi tình báo Mỹ biết được có 1 chiếc Mi-25 của Libya đậu tại một căn cứ trên đất Chad sát biên giới Libya vào năm 1987. Lúc đó quân nổi dậy Chad được Libya hậu thuẫn đã chiến đấu một thời gian dài với quân chính phủ, và quân đội Libya còn can thiệp vào cuộc chiến này.

Khi quân đội Chad đẩy lùi quân Libya khỏi biên giới vào năm 1987, quân Libya còn kẹt lại một số vũ khí quý giá trên sa mạc Chad chưa đưa về nước như xe bọc thép, pháo, cùng 1 chiếc Mi-25 Hind-D trong tình trạng tốt tại một sân bay cũ ở Ouadi Doum.



CIA sau khi xác nhận có một chiếc trực thăng như vậy ở Ouadi Doum liền nhanh chóng lên kế hoạch đánh cắp nó. Sau khi thương lượng với chính quyền Chad, CIA nhờ Bộ Quốc phòng Mỹ giúp đỡ việc đánh cắp trực thăng này.

Một chiến dịch đặc biệt tên là Mount Hope III (Đỉnh hy vọng III) được tiến hành, cần các phi công dũng cảm và liều mạng, đó là Trung đoàn hàng không đặc nhiệm số 160 của Lục quân Mỹ.

Giai đoạn đầu mang tên Mount Hope II bắt đầu vào tháng 4/1987 tại sa mạc New Mexico, nơi có điều kiện khí hậu tương đối giống ở Chad, để đặc nhiệm Mỹ tập luyện. Các chiếc CH-47 Chinook của trung đoàn 160 được sửa đổi để chịu được trọng lượng của chiếc Mi-25 Hind-D, ước nặng từ 7,7 - 8 tấn và cồng kềnh.

Các móc chịu lực cần thiết được gia cố, động cơ và bộ phận truyền động được kiểm tra và điều chỉnh, và vị trí tương đối lý tưởng của thân chiếc Mi-25 bên dưới chiếc Chinook cũng được xác định kỹ.

Nhóm Night Stalkers dùng Chinook câu một khung máy bay tương tự chiếc Mi-25 và tập câu đi câu lại nhiều lần, kể cả hai lần tiếp dầu trên không. CIA và Lầu Năm Góc sau khi quan sát đã quyết định cho tiến hành chiến dịch thực sự.

Ngày 21/5/1987, Tổng thống Mỹ cho phép tiến hành chiến dịch Mount Hope III. Nhóm Night Stalkers mang 2 chiếc Chinook lên 1 chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy bay đến Đức, sau đó bay sang sân bay Ndjamena phía nam Cộng hoà Chad ngày 10/6/1987.

Lục quân Mỹ đã triển khai 2 nhóm trinh sát tại đây hơn 2 tuần trước để tránh con mắt của đối phương. Chính phủ Pháp hỗ trợ chiến dịch với 1 phi đội tiêm kích Mirage F-1 và lính bảo vệ. Máy bay vận tải C-130 Hercules được điều đến để làm nhiệm vụ tiếp dầu trên không cho 2 chiếc Chinook.

Ngày 11/6, nhóm Night Stalkers tiến hành ngay nhiệm vụ, theo đó hai chiếc CH-47 bay một quãng đường dài 900 km trong đêm tối, cẩu chiếc Mi-25 ở Ouadi Doum và quay về trước rạng đông 12/6. Lúc đó lính Libya vẫn còn ở tại khu vực này, dù đa phần đã bị quân chính phủ Chad đẩy lùi về bên kia biên giới.

Vụ việc này có nhiều khả năng gây ra một cuộc đọ súng và bùng nổ một sự kiện quốc tế tiếp theo nếu Libya phát hiện Mỹ đang lấy trộm vũ khí của Libya ở sa mạc, dù chiếc Mi-25 đã bị bỏ rơi trong lãnh thổ có chủ quyền của Chad.

Chiếc Chinook đầu (gọi là Chalk 1) sau khi bay đến Ouadi Doum, tiếp cận nơi chiếc Mi-25 đang đậu ngoài trời và thả toán xuống chuẩn bị dây móc. Chiếc Chinook thứ 2 (Chalk 2) bay lượn bên trên và sau đó sà xuống để toán đặc nhiệm gắn dây buộc chiếc Mi-25 vào bụng máy bay.

Sau đó Chalk 2 cẩu chiếc Mi-25 lên, bay về Ndjamena cùng Chalk 1. Quân Libya hoàn toàn không biết gì về những gì đã xảy ra cách nơi trú quân của họ chỉ vài km. Chiếc Chalk 2 dừng 2 lần trên đường về để tiếp nhiên liệu, một lần tại sân bay của quân đoàn lê dương Pháp, mỗi nơi đều có máy bay C-130 của Không lực Mỹ chờ sẵn để tiếp dầu.

Khi tiếp dầu lần 2, một trận bão cát cao hơn 1,5 km xuất hiện và chiếc CH-47 cẩu chiếc Mi-25 chỉ còn 45 phút đến căn cứ. Cuối cùng chiếc Chalk 2 hạ cánh xuống Ndjamena ngay trước khi cơn bão cát tiến đến với tầm nhìn gần như bằng không.


Chờ 20 phút cho trận bão cát chuyển qua nơi khác, nhóm Night Stalkers sau đó đưa 2 chiếc Chinook cùng chiến lợi phẩm Mi-25 vào trong khoang máy bay C-5 Galaxy, và 36 giờ sau chiếc C-5 đã hạ cánh xuống đất Mỹ. Chiến dịch Mount Hope III đã hoàn tất thành công sau 67 giờ triển khai.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/lat-lai-vu-cia-trom-thanh-cong-truc-thang-mi-25-3394494/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Đơn vị Nga gần NATO được mang 'quân phục Ratnik'
(Vũ khí) - Nga sẽ chính thức trang bị quân phục Ratnik ngay trong năm 2020 và những đơn vị đươc ưu tiên tiếp nhận thuộc Quân khu phía Tây.

Trang bị đỉnh cao

Thông tin này được lãnh đạo Quân khu, Trung tướng của Trung tướng Andrei Ivanayev cho biết hôm 31/12/2019, ba đơn vị quân đội được ưu tiên trang bị bộ quân phục Ratnik (chiến binh tương lai) vào năm 2020 đều thuộc Quân khu phía Tây của Nga.

"Năm 2020, Bộ Quốc phòng thành lập 3 đơn vị mới tại Quân khu phía Tây nhằm tăng cường khả năng huấn luyện và chiến đấu. Những đơn vị này sẽ được trang bị những vũ khí và thiết bị tối tân nhất của Nga, trong đó có bộ quân phục Ratnik", tướng Ivanayev nói.

Quân phục Ratnik.
Bộ quân phục Ratnik gồm 40 thiết bị khác nhau như áo ngụy trang, áo giáp, mũ bảo hiểm, bộ bảo vệ chân, vai, hông, thiết bị liên lạc, kính ngắm… với tổng khối lượng bộ giáp này vào khoảng 20 kg.



Bộ áo giáp được quảng cáo có khả năng bảo vệ tới 90% diện tích cơ thể người mặc, chống lại các mảnh lựu đạn, mảnh đạn pháo và chịu nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Mũ bảo hiểm nhiều lớp và áo khoác chống đạn Ratnik có khả năng chặn được đạn AK-74 và đạn súng bắn tỉa.

Ngoài bộ Ratnik đầy đủ, Quân khu phía Tây Nga còn được trang bị bộ Ratnik cơ bản với khối lượng 15 kg dành cho những binh lính không tham chiến như nhân viên y tế. Bộ trang phục này sẽ không có phần giáp bảo vệ bắp đùi, vai và một số thiết bị chiến đấu khác.

Ngoài việc chú trọng phát triển giáp bảo vệ, Nga cũng đầu tư nhiều cho các thiết bị đi kèm Ratnik như hệ thống liên lạc. Strelets sẽ giúp người mặc thực hiện các cuộc thoại tiếng và hình cũng như định vị qua hệ thống GLONASS.

Đặc biệt, người chỉ huy có thể xác định chính xác vị trí của các binh sĩ dưới quyền thông qua một máy tính bảng nhỏ như quyển sách. Chỉ huy cũng có thể sử dụng máy tính này gửi mệnh lệnh tới các thành viên trong đội, gửi dữ liệu hình ảnh hay âm thanh về sở chỉ huy.

Sức mạnh Nga tại sườn Tây

Cùng với việc trang bị bộ quân phục Ratnik, Tướng Andrei Ivanayev còn cho biết, quân khu này sẽ nhận thêm 10 tiêm kích đa năng Su-35 và Su-30SM ngay trong đầu năm 2020.

Các máy bay Su-35 và Su-30SM sẽ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới trên không khu vực phía Tây Bắc của nước Nga. Hiện các phi công đã hoàn tất quá trình tập bay với các tiêm kích mới trên.

Việc Nga công khai kế hoạch tăng chiến đấu cơ là bước đi tiếp theo sau khi Moskva cảnh báo phương Tây sẽ tăng cường tối đa sức mạnh quân sự để đáp trả trước kế hoạch triển khai vũ khí hạng nặng của Mỹ tại các nước Đông Âu.

Kế hoạch của Mỹ đã được Tướng Yuri Yakubov, quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga mô tả đó là "hành vi hiếu chiến nhất của Mỹ và NATO kể từ thời Chiến tranh lạnh.

Nga sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường quân sĩ và lực lượng ở cánh phía Tây", ông Yakubov nhấn mạnh. Tướng Nga đồng thời cho biết trước hết Moskva sẽ đưa thêm xe tăng, pháo cối và máy bay chiến đấu tới biên giới phía Tây.


Giới chuyên gia cho rằng, ngay cả khi Nga chưa điều thêm vũ khí đến phía Tây thì sức mạnh quân sự của Nga tại khu vực này đã rất đáng sợ bởi Nga đã triển khai số lượng lớn tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 làm nhiệm vụ tại khu vực này.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/don-vi-nga-gan-nato-duoc-mang-quan-phuc-ratnik-3394462/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mi-26T2V: Siêu trực thăng vận tải số 1 thế giới
(Bình luận quân sự) - Trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 Halo đã được Nga nâng cấp lên chuẩn Mi-26T2V.
Nga bắt đầu thử nghiệm Mi-26T2V

Công ty “Trực thăng Nga” (Russian Helicopter, thành viên Tập đoàn Nhà nước Rostec), cùng với đại diện Bộ Quốc phòng Nga, bắt đầu các thử nghiệm cấp nhà nước cho trực thăng vận tải quân sự hạng nặng Mi-26T2V phiên bản hiện đại hóa, sẽ diễn ra trong suốt năm 2020.

Công ty “Trực thăng Nga” là nhà sản xuất nhiều loại máy bay quân sự khác nhau như: Trực thăng tấn công “Cá sấu” Ka-52 Alligator (bao gồm cả phiên bản hạm tàu Ka-52K) và “Thợ săn đêm” Mi-28NM Night Hunter, trực thăng tấn công - vận tải Mi-35M, vận tải - đổ bộ Mi-38T, Mi -8/17, vận tải hạng nặng Mi-26, cũng như các phương tiện huấn luyện và chuyên dụng (chống ngầm, phát hiện radar, tìm kiếm cứu nạn). Nhiều máy bay trong số này có phiên bản dành cho xuất khẩu, ví dụ như Mi-17V-5, Mi-24P, Mi-35M, Mi-35P, Mi-28NE, Ka-28, Ka-31.

Theo phân loại của NATO, Mi-26 mang cái tên được tôn trọng Halo (được dịch từ tiếng Anh là “rạng rỡ, hào quang”). Sản phẩm tương tự Mi-26, nhưng kém hơn hẳn về khả năng mang vác là trực thăng của hãng Sikorsky CH-53E Super Stallion của Mỹ.

Các cuộc thử nghiệm máy bay Mi-26T2V sẽ được thực hiện bởi một nhóm hỗn hợp kỹ sư thử nghiệm của "Trực thăng Nga" và phi công không quân Nga.

Công ty “Trực thăng Nga” đang thực hiện chương trình nâng cấp Mi-26 cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2018, một nguyên mẫu Mi-26T2V nâng cấp đã được sản xuất tại nhà máy Rostvertol. Các thử nghiệm sơ bộ diễn ra vào mùa xuân năm 2019 tại Nhà máy Trực thăng Moskva mang tên Mil ở ngoại ô Moskva.

Đến nay, nguyên mẫu Mi-26T2V đã thành công trải qua các thử nghiệm sơ bộ cấp nhà máy, cho phép bắt đầu chương trình thử nghiệm nhà nước, kéo dài hết năm 2020. Phiên bản hiện đại hóa sẽ mở rộng đáng kể khả năng hoạt động của trực thăng.

Theo ông Andrei Boginsky, Tổng Giám đốc “Trực thăng Nga”, Russian Helicopter đã сố gắng tính đến tất cả mong muốn của khách hàng trong dự án Mi-26T2V để đảm bảo chắc chắn rằng, Mi-26T2V sẽ chiếm một vị trí xứng đáng trong Lực lượng Vũ trang Nga.


Trực thăng Mi-26 Halo có khả năng chuyển chở cả những máy bay dân dụng hạng nặng lẫn các loại trực thăng đồng hạng
Tính năng đáng mơ ước của Mi-26 Halo

Các máy bay dòng Mi-26 đã được sản xuất từ năm 1980 và ngày nay vẫn là trực thăng có tải trọng lớn nhất trên thế giới đã từng được sản xuất hàng loạt.

Trực thăng dòng Mi-26 có các phiên bản vận tải quân sự, dân sự, chữa cháy và biến thể vận tải xuất khẩu (Mi-26-T2).

Trực thăng có tổng khối lượng cất cánh 56 tấn, chiều dài 40 mét, khối lượng khoang hàng hóa 110 mét khối, Số lượng thành viên phi hành đoàn tối đa là 5 người.

Hai động cơ tua-bin khí có công suất ở mức 11 nghìn sức ngựa mỗi chiếc, cánh quạt chính đường kính 32 mét dễ dàng nâng chiếc máy bay nạp đầy đủ nguyên liệu và tăng tốc lên 240-270 km/h.

Phạm vi hoạt động với đầy bình nhiên liệu và đầy trọng tải là khoảng 750 km, khoảng cách bay tối đa (không có hàng hóa và mang thêm bình xăng phụ) - 2350 km. Trần bay thực tế (chiều cao danh nghĩa mà máy bay trực thăng có thể đạt được khi di chuyển theo hai mặt phẳng dọc và ngang) là 4600m.

Khả năng chuyên chở lên tới 20 tấn hàng hóa (trong khoang hoặc treo bên ngoài), sức chứa cabin là 85 lính bộ binh hoặc 70 lính dù cùng đầy đủ trang bị, hay 60 người bị thương nằm trên cáng. Bản dân sự có thể vận chuyển bất kỳ hàng hóa thương mại nào, kể cả máy bay bị hỏng hóc.

Mi-26T2V có thể được sử dụng mọi thời gian trong ngày, trong mọi điều kiện địa lý và khí hậu, dọc theo các tuyến đường hàng không và bên ngoài, bay qua khu vực không được điều nghiên trước, trong điều kiện áp chế chủ động của đối phương.

Hệ thống điện tử hàng không hiện đại cho phép bay tự động tiếp cận điểm đến được xác định trước, cơ động trước khi hạ cánh, hạ cánh và trở về sân bay chính hoặc sân bay thay thế. Tổ hợp phòng vệ đáng tin cậy bảo vệ máy bay trước các phương tiện phòng không khác nhau.https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/mi-26t2v-sieu-truc-thang-van-tai-so-1-the-gioi-3394549/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Lộ cảnh tên lửa Mỹ đánh trúng xe chở tướng Iran

(Vũ khí) - Truyền thông Nga vừa công bố đoạn video ghi lại khoảnh khắc tên lửa Mỹ đánh trúng chiếc xe chở tướng Iran Qassem Soleimani tại Iraq.


Đoạn video được hãng RT công bố dài hơn 10 giây ghi lại hình ảnh vụ nổ làm rung chuyển bãi đậu xe bên ngoài sân bay quốc tế Baghdad hôm 3/1.

Đây là thời khắc Mỹ không kích trúng xe chở tướng IQassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi thân Iran.

Soleimani và Al-Muhandis di chuyển trên hai phương tiện riêng biệt trong một đoàn xe khi trúng tên lửa được phóng từ máy bay tấn công không người lái (UCAV) Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Trump đã ra lệnh giết Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai".

Khoảnh khắc vũ khí Mỹ đánh trúng xe chở tướng Iran.
Ngoại trưởng Pompeo nói Mỹ tiêu diệt tướng Iran để bảo vệ mạng sống công dân nước này tại Trung Đông. Được biết, Thiếu tướng Qassem Soleimani được coi là quan chức quyền lực thứ hai sau lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.

Ông Soleimani đóng vai trò chủ chốt tại Iraq sau khi tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ năm 2003, mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ra khắp Trung Đông và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến từ năm 2011.

Phát biểu sau đòn không kích của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, cuộc tấn công khiến nước này càng quyết tâm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và bảo vệ các giá trị Hồi giáo", đồng thời khẳng định sẽ "báo thù" cho Soleimani.

Thủ tướng Iraq cũng chỉ trích vụ không kích của Mỹ, gọi đây là hành vi gây hấn và khẳng định nước này đang chuẩn bị có những hành động đáp trả tương xứng.

Truyền thông và giới quân sự Nga cho rằng, để thực hiện đòn tấn công bất ngờ vào chiếc xe của tướng Soleimani, Không quân Mỹ đã dùng UCAV MQ-9 mang theo tên lửa dẫn đường chính xác cao Brimstone.

Điều đặc biệt là trước khi cặp vũ khí được dùng tấn công tướng Iran, chúng đã nhiều lần được Mỹ sử dụng trong cuộc không kích tiêu diệt phiến quân tại cả Iraq và Syria.

Được coi là vũ khí chủ lực của trực thăng tấn công, chiến đấu cơ và UCAV khi làm nhiệm vụ tấn công mặt đất trong Không quân Anh và một số đơn vị chiến đấu đặc biệt Mỹ, tên lửa Brimstone có độ chính xác cực cao và sức phá hủy rất lớn.

Brimstone là loại tên lửa chống tăng hoạt động theo nguyên lý "bắn-quên", tên lửa được lập trình để tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi đã được chỉ định, và tự hủy nếu không tìm thấy mục tiêu. Các tham số về mục tiêu được sỹ quan điều khiển vũ khí nạp vào tên lửa thông qua sự hỗ trợ của thiết bị quan sát và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt FLIR.

Kết hợp với các thiết bị cảm biến khác trên máy bay, khả năng bay tốt tại độ cao thấp của MQ-9 mang lại hiệu quả tác chiến chống tăng tối ưu, xe quân sự. Và một khi bị phát hiện, lực lượng tăng thiết giáp của đối phương gần như không có cơ hội đối phó.

Brimstone lắp đầu đạn lõm liều đúp kết hợp với động năng của tốc độ bay siêu âm. Nên tên lửa có khả năng phá tan mọi loại giáp xe tăng hiện có, kể cả các xe tăng được trang bị giáp cảm ứng nổ. Tên lửa có khối lượng 48,5kg, chiều dài 1,8m, đường kính thân 17,8cm, tầm bắn khoảng 20km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Trung-Mỹ đấu tên lửa, châu Á-Thái Bình Dương thành điểm nóng

(Bình luận quân sự) - Mỹ rút khỏi INF với Nga, phát triển tên lửa tầm trung và tìm cách triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Quốc.

Mỹ lo ngại tiềm lực tên lửa Trung Quốc

Năm 2019 là bước ngoặt trên bình diện quan hệ giữa các cường quốc trong lĩnh vực hạt nhân. Điều này có hậu quả trực tiếp đối với tình hình chiến lược châu Á, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã lưu ý tới điều này trong bài bình luận dành cho hãng thông tấn Nga Sputnik.

Năm 2019, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) ký năm 1987 và ngay lập tức người Mỹ thử nghiệm những tên lửa đầu tiên vốn bị cấm theo hiệp ước này (cả tên lửa hành trình và đạn đạo).

Xét theo mọi điều, rút khỏi Hiệp ước đã là mục tiêu của Hoa Kỳ mong muốn thực hiện ngay từ đầu và tất cả các cáo buộc chống Nga chỉ là những lời lẽ dối trá có chủ ý, với mục đích đổ vấy trách nhiệm về việc này sang cho Moscow.

Mục tiêu thực sự của Hoa Kỳ là triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á, để giám sát khả năng tên lửa và hạt nhân ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đó là nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ tuyên bố là chỉ bàn bạc về INF mới nếu Trung Quốc cũng phải tham dự vào đó. Nhưng ước mong giành thế thượng phong vượt trội của họ đã chẳng mấy dễ dàng.

Trung Quốc đã vượt trước Hoa Kỳ một cách đáng kể trong công việc phát triển tên lửa tầm trung, một lần nữa thể hiện trong cuộc diễu binh ngày 1 tháng 10 năm 2019.

Khi đó, Trung Quốc đã phô trương mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên trên thế giới có đầu đạn cơ động siêu thanh DF-17 (Đông Phong 17). Trung Quốc cũng sở hữu khả năng đáng kể về sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa hành trình tầm trung.

Trong thời gian gần đây, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra những hoạt động đấu tranh ngoại giao.

Như lệ thường, theo những biện pháp “không chính thức”, Hoa Kỳ đang cố gắng gây áp lực lên các đối tác lớn trong khu vực như Nhật Bản hay Hàn Quốc để đảm bảo có được sự đồng ý của họ về triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ trong tương lai.

Bắc Kinh đã thực hiện bước đi ngoại giao mang tính ngăn ngừa để không cho xảy ra điều này. Điển hình là tuyên bố do Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra vào tháng 8 năm 2019, cảnh báo các nước châu Á - Thái Bình Dương không nên đồng ý cho bố trí tên lửa Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia như là những khu vực tiềm năng nhất để triển khai các tên lửa như vậy.


Mỹ đang rất lo ngại về tiềm lực tên lửa của Trung Quốc
Hậu quả nặng nề từ cuộc đấu Trung-Mỹ

Theo chuyên gia Nga Kashin, những nước nào cho bố trí tên lửa như vậy trên lãnh thổ rồi sẽ phải đối mặt với sức ép cực độ từ phía Trung Quốc. Đây là điều không thể nghi ngờ gì nữa.

Trong tình huống xảy ra trước đây với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc năm 2016-2017, Bắc Kinh đã áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh (mặc dù không công bố chính thức) chống lại Seoul, gây tác động đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Có thể nhận định rằng, nếu các loại vũ khí tấn công của Mỹ triển khai tại một nước nào đó trong khu vực vào thời điểm hiện nay thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với lần trước.

Cuộc đấu tranh về triển khai vũ khí chiến lược từng là một đặc điểm của Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Khủng hoảng nguy hiểm nhất vào thời gian đó gắn chính với động thái triển khai các tên lửa tầm trung ở những khu vực giáp với lãnh thổ đối phương.

Cuộc khủng hoảng Caribe là hệ quả từ việc Liên Xô cố gắng bố trí tên lửa tầm trung ở Cuba và kết thúc với việc trao đổi song phương: Liên Xô rút tên lửa khỏi quốc gia sát nách Mỹ là Cuba, còn Mỹ rút tên lửa khỏi nước gần Nga là Thổ Nhĩ Kỳ.

Khủng hoảng nguy hiểm đầu những năm 1980 liên quan đến việc triển khai các loại tên lửa tầm trung mới của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu. Từ đó dễ thấy rằng những cuộc khủng hoảng tên lửa tiềm ẩn trong tương lai ở châu Á sẽ mang tính chất nguy hiểm không kém.

Những thành viên chính tham gia khủng hoảng sẽ là Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng đồng thời sẽ lôi cuốn cả các nước thứ ba vào cuộc.

Nga-Trung đã có thoả thuận nguyên tắc về những vấn đề liên quan đến ổn định chiến lược, tầm nhìn chung của họ với nội dung này được ghi nhận trong các tuyên bố chung, do các nhà lãnh đạo hai nước thông qua trong năm 2016 và 2019.

Ngược lại, Hoa Kỳ chắc sẽ không ngừng nỗ lực tăng cường liên minh ở châu Á và lôi kéo cả người châu Âu vào cuộc đấu kiềm chế Trung Quốc.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/trung-my-dau-ten-lua-chau-a-thai-binh-duong-thanh-diem-nong-3394453/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ tốn nửa triệu USD để "lấy đầu" tướng Iran: Vũ khí tàn khốc nào đã được sử dụng?

Thông tin ban đầu về cuộc tập kích ở Baghdad là trực thăng vũ trang Mỹ đã khai hỏa rocket. Nhưng tới tối ngày 3/1/2020, thứ "vũ khí tàn khốc" hoàn toàn khác đã lộ diện.

Không phải 3 rocket "rẻ tiền", Mỹ tốn nửa triệu USD để "lấy đầu" tướng Iran:?

Ngày 3/1/2020, thông tin Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qassem Soleiman thiệt mạng trong vụ không kích bên ngoài sân bay Baghdad ở Iraq đã tác động mạnh tới Trung Đông và các quốc gia có liên quan.

Bên cạnh các thông tin liên quan tới căng thẳng leo thang giữa Iran, Mỹ và Israel cũng như mối lo ngại về một cuộc xung đột cấp khu vực có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, một chi tiết được quan tâm đó là cách thức tiến hành và vũ khí mà người Mỹ đã sử dụng để giết hại vị tướng Iran.

Theo nguồn tin ban đầu tại hiện trường, đã có 3 trái rocket được khai hỏa và các nhân chứng nghe thấy tiếng cánh quạt của trực thăng vũ trang trong khu vực.


Tướng Souleimani đang trên đường từ Damascus, Syria tới Baghdad, Iraq trước khi bị Mỹ tập kích (Nguồn: Dailymail).


Tuy nhiên vào tối ngày 3/1, tờ Dailymail của Anh đã xác nhận việc Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper khai hỏa 4 tên lửa vào 2 xe hơi chở Tướng Souleiman và phó chỉ huy lực lượng dân quân thân Iran Abu Mahdi al-Muhandis.

Mặc dù tờ Dailymail không xác nhận loại tên lửa được UAV khai hỏa nhưng theo các thông số kỹ thuật, một chiếc MQ-9 Reaper có thể mang theo 4 tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc 2 quả bom thông minh GBU-12 Paveway II trong các nhiệm vụ tương tự.

Nếu AGM-114 Hellfire được sử dụng, người Mỹ đã phải tốn tới nửa triệu USD (ước tính giá thành một tên lửa Hellfire là 117.000 USD thời giá 2017) để lấy được "cái đầu" của viên tướng người Iran.


Tướng Soleiman vừa đến sân bay Baghdad trên một chuyến bay từ Syria và khi đang ở trong một chiếc xe hơi rời sân bay thì tên lửa từ UAV của Mỹ bắn tới (Nguồn Dailymail).


Tại sao không phải là "Bom Ninja"?

Việc xác định được tên lửa AGM-114 là vũ khí trong cuộc tập kích dẫn tới câu hỏi là tại sao Mỹ không sử dụng "Bom Ninja" (biến thể AGM-114R9X có tới 6 lưỡi dao như đã từng sử dụng nhằm vào các lãnh đạo khủng bố ở Syria) và biến thể Hellfire nào đã được người Mỹ sử dụng.

Theo tờ New York Times, cuộc tập kích là một sự kết hợp của một loạt hoạt động tình báo cao cấp từ khai thác nguồn tin địa phương, tác chiến điện tử, máy bay trinh sát và các kỹ thuật giám sát khác.

Rõ ràng là người Mỹ đã có đầy đủ thông tin xác định các nhân vật có mặt trong hai chiếc xe hơi và việc lựa chọn địa điểm tập kích là đường ra khỏi sân bay Baghdad đã loại trừ thương vong không đáng có cho dân thường.

Nó khiến việc tiêu diệt toàn bộ mục tiêu trong hai chiếc xe được ưu tiên sử dụng các loại thiết bị nổ chứ không phải "vũ khí lạnh" như AGM-114R9X.


Các biến thể của tên lửa AGM-114 Hellfire.


Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, chỉ huy dân quân Abu Muntathar al-Hussaini nói: "Chiếc xe chở Tướng Soleimani và ông Abu Mahdi al-Muhandis trúng hai tên lửa dẫn đường phóng liên tiếp còn chiếc xe thứ hai chở các vệ sĩ bị trúng một tên lửa".



Vụ nổ của tên lửa AGM-114 Hellfire đã "xé nát" thân thể của vị tướng Iran (việc xác định nhân thân đã phải dựa vào một chiếc nhẫn trên thi thể), còn phó chỉ huy người Iraq đã bị cháy tới mức không thể nhận diện.

Một cảnh quay của camera an ninh vào thời điểm vụ tập kích diễn ra cho thấy vụ nổ được kết hợp bởi một đám cháy nhiên liệu và các mảnh kim loại bốc cháy, nó cho thấy nhiều khả năng biến thể nhiệt áp tăng cường kim loại AGM-114N đã được sử dụng.

AGM-114N được thiết kế phục vụ chiến tranh đô thị, nó có thể gây ra thiệt hại lớn trong cấu trúc kín như lô cốt, các phòng của một tòa nhà và mục tiêu ẩn nấp trong công sự.

Đầu đạn chứa một loại bột nhôm flo hóa được xếp lớp giữa kim loại cho mục đích phân mảnh và chất nổ PBXN-112.

Khi AGM-114N phát nổ, hỗn hợp bột nhôm bị phân tán và bốc cháy rất nhanh cùng với các phân mảnh gây mức sát thương lớn cho mục tiêu như những gì đã diễn ra ở Baghdad, Iraq.
https://soha.vn/my-ton-nua-trieu-usd-de-lay-dau-tuong-iran-vu-khi-tan-khoc-nao-da-duoc-su-dung-20200104010642502.htm

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Những dự án máy bay tối mật nhất ở Khu vực 51 của Mỹ

Thiết kế của những chiếc máy bay này quá khác biệt, tới mức các cuộc bay thử nghiệm trên sa mạc Nevada thường làm rộ lên lời đồn về UFO.
Pantsir S1 và Buk M2 tan xác trước đòn tấn công của Israel: Nga đang che giấu điều gì?

Năm 1955, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Không quân Mỹ và nhà thầu quân sự Lockheed Martin đã chọn một khu vực cực kỳ hẻo lánh ở sa mạc Mojave phía nam Nevada, cách Las Vegas 130km về phía Tây Bắc, để bắt đầu thử nghiệm và phát triển những chiếc máy bay mới nhất và tiên tiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ.


Thiết kế của những chiếc máy bay ở Khu vực 51 quá khác biệt, tới mức các cuộc bay thử nghiệm trên sa mạc Nevada thường làm rộ lên lời đồn về UFO. Ảnh: Lockheed Martin


Suốt hàng chục năm, thao trường huấn luyện và thử ngiệm Nevada, còn được biết đến với tên gọi Khu vực 51, không xuất hiện trên bất cứ bản đồ công khai nào và chính phủ Mỹ thậm chí còn không thừa nhận nó có tồn tại.

Với hàng rào an ninh bọc thép xung quanh khu vực và là nơi thử nghiệm “máy bay đen”, những lời đồn về vật thể bay không xác định (UFO), người ngoài hành tinh và nhiều hoạt động bí mật khác đã dấy lên xung quanh Khu vực 51 từ những năm 1950.

Cho dù không có UFO hay người ngoài hành tinh nào ở Hồ Groom (Khu vực 51 nằm bên cạnh Hồ Groom), thì những điều bí ẩn về Khu vực 51 mà giờ đây chúng ta biết được, nhờ phần lớn vào các hồ sơ được giải mật của CIA, rằng một số loại máy bay khác lạ và phức tạp đã được phát triển và thử nghiệm ở đó.

Dưới đây là 6 loại máy bay gây tò mò nhất của Khu vực 51.

U-2 Dragon Lady

Đầu những năm 1950, ở giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, CIA bắt đầu bí mật phát triển một máy bay trinh sát có thể đạt tới tầm 21km, đủ cao để tránh bị radar Liên Xô phát hiện.

Kết quả là, được phát triển dưới mật danh Dự an Aquatone, chiếc U-2, chiếc máy bay một động cơ với phần cánh kiểu dù lượn được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, nhà sáng lập bộ phận Dự án phát triển tiên tiến (Còn biết đến với tên Skunk Works) của Lockheed Martin.


Chiếc U-2 Dragon Lady năm 1957. Ảnh: Getty


Lockheed đã chế tạo chiếc máy bay ở trụ sở Skunk Work ở Burbank, California, chỉ trong 8 tháng, sau đó gửi nó đến thử nghiệm ở Khu vực 51, nơi mà Johnson đặt biệt danh là “Paradise Ranch”.

Trước khi U-2 sẵn sàng cất cánh, Lockheed Martin phải tìm nhiên liệu không thể bay hơi ở tầm cao mà chiếc máy bay được thiết kế hoạt động. Để giải quyết thách thức này, công ty Shell Oil đã sản xuất ra một loại nhiên liệu sử dụng phụ phẩm dầu mỏ thường gặp trong bình xịt côn trùng.

Ngoài ra, công nghệ đằng sau bộ đồ được chế tạo để bảo toàn mạng sống cho phi công ở tầm cao 21km cũng đóng vai trò quan trọng.

Theo hồ sơ giải mật của CIA, chiếc U-2 (một cách tình cờ) bắt đầu có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên qua Hồ Groom ngày 1/8/1955 và chưa đầy 1 năm sau nó bay qua bầu trời Liên Xô lần đầu tiên, trở thành nguồn thông tin tình báo quan trọng nhất và tức thì về Liên Xô.

Tất nhiên có được điều đó cũng phải trả giá: Năm 1956, một số phi công của CIA thiệt mạng trong các chuyến bay thử nghiệm, trong đó có 2 phi công ở Khu vực 51 và một phi công ở một căn cứ không quân ở Đức.

Tháng 5/1960, Liên Xô bắn hạ một chiếc U-2 trên bầu trời thành phố Sverdlovsk, bắt sống phi công Francis Gary Powers và buộc Mỹ phải thừa nhận các hoạt động do thám.

Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower đã buộc phải dừng tất cả các chuyến bay của U-2 trên bầu trời Liên Xô. Tuy nhiên Mỹ lại bắt đầu các kế hoạch khác với những chiếc máy bay nhỏ hơn, nhanh hơn và tàng hình hơn.

A-12 Oxcart và SR-71 Blackbird

Vận hành năm 1957, Dự án Oxcart cho ra đời 2 máy bay bay nhanh nhất và bay tầm cao nhất trong lịch sử nước Mỹ: chiếc Archangel-12 một chỗ ngồi và chiếc SR-71 Blackbird hai chỗ ngồi.


Những chiếc A-12 xếp thẳng hàng nhau năm 1963. Ảnh: CIA


Chiếc A-12 có 2 động cơ, thân dài và có diện mạo đặc trưng như rắn hổ mang. Chiếc A-12 hoàn thành chuyến bay đầu tiên ở Khu vực 51 vào tháng 2/1962, sau khi được tháo rời từ cơ sở chế tạo ở Burbank và chuyển tới Nevada trong một chiếc xe được thiết kế đặc biệt có chi phí gần 100.000 USD (tương đương hơn 830.000 USD ngày nay).

Để đảm bảo chương trình A-12 tồn tại trong bí mật, CIA đã báo cáo với người đứng đầu Cục quản lý hàng không liên bang (FAA), để chỉ đạo bộ phận kiểm soát không lưu không thông báo về chiếc bay bay tầm cao và tốc độ bất thường này qua radio.

Tuy nhiên, các thông tin về việc nhìn thấy UFO xung quanh Khu vực 51 vẫn lên đến cao trào vào giữa những năm 1960.

A-12 có chuyến bay chính thức đầu tiên ở Khu vực 51 vào tháng 4/1962. Sau khi vận hành toàn bộ công suất vào năm 1965, đạt tốc độ siêu thanh Mach 3,2 ở tầm cao 27km, chiếc A-12 bắt đầu các nhiệm vụ bay ở Việt Nam và Triều Tiên năm 1967. Năm sau đó nó được "nghỉ hưu" và “người kế nhiệm” là SR-71 Blackbird.


Chiếc SR-71A bay thử nghiệm ở Căn cứ không quân Beale, California. Ảnh: Getty


Dài hơn và nặng hơn A-12, chiếc SR-71 vẫn có tốc độ siêu thanh và ít bị radar phát hiện, do hình dáng thon và được sơn màu đen để hấp thụ radar. Ngày 28/7/1976, các phi công lái chiếc SR-71 với tốc độ kỷ lục Mach 3,3. Ở tốc độ này, nó thậm chí còn nhanh hơn cả một viên đạn súng trường.

"Nghỉ hưu" vào năm 1990 sau hơn 3 thập kỷ phục vụ, chiếc SR-71 vẫn là chiếc máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới.

MiG-21 của Liên Xô

Ngoài việc thử nghiệm những công nghệ máy bay mới, Khu vực 51 còn được sử dụng để nghiên cứu những chiếc máy bay nước ngoài mà Mỹ có được trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo các hồ sơ giải mật của CIA, cuối những năm 1960, Không quân Mỹ có được “Fishbed-E” - chiếc tiêm kích MiG-21 của Liên Xô. Israel cho Mỹ mượn chiếc MiG-21 trong một thời gian sau khi mua chuộc được một phi công Iraq bỏ trốn cùng chiếc máy bay của mình.


Chiếc MiG-21 đang cất cánh, tháng 10/1968. Ảnh: Getty


Theo một chương trình có mật danh Have Doughnut, các nhân viên Khu vực 51 kiểm tra và khôi phục động cơ chiếc tiêm kích có tốc độ Mach 2 này để nghiên cứu và so sánh, phục vụ cho chương trình tiêm kích của Mỹ.



Trong khoảng thời gian hơn 40 ngày năm 1968, các phi công Mỹ đã bay cùng MiG-21 trong 102 chuyến bay thử nghiệm, với tổng số giờ bay 77 giờ. Họ phát hiện dù chiếc máy bay của Liên Xô chậm hơn so với F-5 và F-105, nhưng nó lại có bán kính quay vòng nhỏ hơn bất cứ máy bay nào của Mỹ.

Phát hiện này khiến các chuyên gia phải cảnh báo phi công Mỹ tránh kéo dài các cuộc đối đầu hay trực chiến với những chiếc MiG-21.

F-117 Nighthawk

Những năm 1970, Khu vực 51 chứng kiến sự phát triển của chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên, F-117 Nighthawk, được thiết kế bởi Skunk Works của Lockheed Martin và phát triển dưới mật danh Have Blue.

Với diện mạo góc cạnh như kim cương, được thiết kế để bức xạ và gây nhiễu tia radar, F-117 có thể gần như bị nhầm tưởng là một chiếc UFO hình Boomerang vốn thường trực trong tưởng tượng của công chúng từ những năm 1940.




Chiếc F-117 bay trên dãy núi Sierra Nevada, gần căn cứ không quân Edward. Ảnh: Getty


Dù chiếc máy bay trông như “vật thể lạ ngoài hình tinh” này có chuyến bay đầu tiên ở Vùng 51 vào tháng 6/1981, nhưng cho tới năm 1988 nó mới được công bố, sau 7 năm nằm trong bí mật của Lầu Năm Góc.

Sau khi ném bom các mục tiêu có giá trị cao khắp Baghdad để mở đầu chiến dịch Bão Sa mạc đầu năm 1991, chiếc F-177 phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ ở Afghanistan và một lần nữa ở Iraq trước khi "nghỉ hưu" vào năm 2008. Tuy nhiên, một số chiếc vẫn thực hiện các chuyến bay.

Boeing YF-118G Bird of Prey

Vào những năm 1990, Boeing phát triển chiếc máy bay tối mật của riêng mình, Bird of Prey, trong một dự án do Không quân Mỹ điều hành ở Khu vực 51. Đó là chiếc máy bay phục vụ nghiên cứu, phát triển và chưa bao giờ có ý định sản xuất.

YF-118G có diện mạo như diều hâu và được đặt tên vì sự tương đồng với con tàu được Klingons sử dụng trong bộ phim Star Trek III: Cuộc tìm kiếm Spock năm 1984. Mục đích của nó là thử nghiệm những công nghệ máy bay và cách thức chế tạo máy bay ít bị radar phát hiện.


Hình ảnh chiếc Bird of Prey khi được Boeing và Không quân Mỹ công bố. Ảnh: Getty


Chuyến bay đầu tiên của Bird of Prey ở Vùng 51 là năm 1996. Nó đã thực hiện 38 chuyến bay trước khi chương trình kết thúc vào năm 1998. Bird of Prey được công bố vài năm sau đó. Boeing đã tặng lại Bird of Prey cho Bảo tàng Không quân Quốc gia, dù vẫn giữ nhiều bí mật liên quan tới chiếc máy bay này./.
https://soha.vn/nhung-du-an-may-bay-toi-mat-nhat-o-khu-vuc-51-cua-my-20191226161827857.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Pháo binh Houthi trả đòn Saudi, rất chính xác hoho, chả bù cho pháo binh Mỹ mà Saudi mua M777, M109 bắn đâu trật đó

Không có đạn dẫn đường, càng không biết dùng bản đồ số thế nhưng pháo binh Houthi vẫn khiến liên quân Ả rập “kinh hồn bạt vía” bởi những màn rót pháo chính xác đến không ngờ.



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Vén màn đơn vị giấu mặt khiến một loạt bí mật của chiến đấu cơ Liên Xô/Nga rơi vào tay Mỹ



Một chiếc MiG-23 tại khu thử nghiệm Tonopah năm 1988. Ảnh: Wiki

"Constant Peg được giao nhiệm vụ huấn luyện các phi công Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cách điều khiển và chiến đấu chống lại máy bay thực thụ của Liên Xô".


Bí danh "Constant Peg"

Từ năm 1978-1988, một đơn vị bí mật của Không quân Mỹ đã lái những chiếc MiG thu giữ được từ Nga. Đây là một phần trong nỗ lực liều lĩnh nhằm huấn luyện các phi công Mỹ cách đánh bại máy bay đối thủ khi chiến đấu.

Theo một bộ phim tài liệu mới của Không quân Mỹ, phi đoàn Kiểm tra và Đánh giá số 4477, còn được biết đến với bí danh "Constant Peg" đã thực hiện 15.000 phi vụ xuất kích và đào tạo 6.000 phi công Mỹ trong thời gian đó.

Ngày nay, các nỗ lực tương tự vẫn được tiến hành dưới nhiều sự bảo trợ khác nhau.


Các thành viên của đơn vị 4477 (Constant Peg) đứng trước một chiếc MiG-21F-13 Fishbed C/E. Ảnh: Wiki


"Constant Peg được giao nhiệm vụ huấn luyện các phi công Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cách điều khiển và chiến đấu chống lại máy bay thực thụ của Liên Xô" - Earl Henderson, trung tá về hưu, đồng thời là chỉ huy Constant Peg trong hai năm 1970 và 1980, cho biết trong thước phim tư liệu.

"Mọi việc bắt đầu từ thời Chiến tranh Việt Nam", ông Henderson nói, "Mỹ có được một số chiếc MiG thực thụ của Nga. Chúng tôi đã khai thác chúng, tìm ra cách chúng hoạt động và tất cả các chi tiết kỹ thuật. Sau đó, các phi công thử nghiệm đã điều khiển chúng, tìm ra xem chúng bay nhanh đến cỡ nào, bay cao đến đâu và có thể cua hẹp tới mức độ nào".

Hoyt Vandenberg, Jr., một vị tướng tại sở chỉ huy của Không quân Mỹ, đã nảy ra ý tưởng tổ chức những chiếc MiG này thành một phi đội, thay vì phân bổ chúng vào các chương trình thử nghiệm.

Gail Peck, đại tá về hưu, đồng thời chỉ huy Constant Peg từ năm 1978-1979, là người đã đặt bí danh này cho đơn vị 4477, trong đó "Peg" là tên của vợ ông.

Đại tá Peck đề xuất xây dựng một sân bay cho đơn vị mới. Ông đã vẽ bản phác thảo ban đầu - với đường băng, đường nhựa trong sân bay và 3 nhà chứa máy bay – lên một tờ khăn giấy hàng không.

"Ý tưởng xây dựng sân bay là một thách thức rất lớn" – ông Peck nói.

Ông đã lựa chọn khu thử nghiệm Tonopah tại Nevada bởi nó gần với căn cứ không quân Nellis – nơi cuộc tập trận Red Flag thường được tổ chức và cũng là nơi có Trường Fighter Weapons, tại đây Không quân Mỹ đã đào tạo các chiến thuật viên chiến đấu giỏi nhất của họ.

"Ngay khi các nhà chứa máy bay được xây dựng, chúng tôi bắt đầu lắp ráp các máy bay lại", Don Lyon – Thượng sĩ nhất đã về hưu, đồng thời là trợ lý trưởng đội bảo dưỡng máy bay của Constant Peg từ năm 1978-1981, cho hay, "Chúng tôi có các bộ phận, có khung thân, cánh máy bay… nhưng chúng chưa thể bay được".

"Họ đã lấy những chiếc máy bay được kéo lên từ đầm lầy và sa mạc, Chúa mới biết họ lấy chúng ở đâu. Chúng thôi thậm chí đã không kiểm tra trước chuyến bay", ông Peck nói, "Chúng tôi rất tin tưởng vào đội ngũ bảo dưỡng, và họ đã không để chúng tôi thất vọng. Họ rất xuất sắc".








Một chiếc MiG-21F-13 đang chạy "taxi" qua tháp chỉ huy năm 1986. Ảnh: Wiki


Nhiệm vụ bí mật

Constant Peg đã vận hành hàng chục chiếc máy bay MiG. "Trong năm 1985, chúng tôi có 26 chiếc MiG, gồm MiG-21 và MiG-23" – ông John Manclark, chỉ huy Constant Peg từ năm 1985-1987, phát biểu trong một sự kiện của Hội liên hiệp Không quân Mỹ năm 2012.

"Ban đầu chúng tôi có MiG-17 nhưng đã loại bỏ chúng sớm, và tới cuối chương trình thì MiG-21 chiếm số lượng nhiều nhất" – ông Manclark nói.



Theo phóng viên Bill Sweetman của tờ Aviation Week, Constant Peg còn có trong tay ít nhất một chiếc J-7 do Trung Quốc chế tạo, là bản sao của MiG-21.

Ông Manclark cho biết, trung bình cứ 1.000 giờ bay, Constang Peg mất 1 máy bay. Tỷ lệ tai nạn cao gấp 30 lần mức độ trung bình của Không quân Mỹ vào thời điểm đó. Các phi công Mỹ tỏ ra thích thú với MiG-21 về tốc độ nhưng lo sợ MiG-23 vì sự không ổn định của nó.

Constant Peg đã giúp Không quân Mỹ phát triển công nghệ mới. "CIA đã đưa cho chúng tôi thiết bị bắn pháo sáng thu được từ một chiếc cường kích Su-25 Frogfoot bị bắn hạ ở Afghanistan", ông Manclark kể lại, "chúng tôi đưa nó đi bảo dưỡng và 4 tiếng sau chúng tôi đã khiến nó hoạt động được trên một chiếc MiG-21".


Những chiếc MiG bí mật ngày ấy nay được trưng bày tại Phòng triển lãm Chiến tranh Lạnh, Bảo tàng Quốc gia của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ


Thiết bị bắn pháo sáng này đã cho phép Không quân Mỹ cải tiến vũ khí. Trước đó, Không quân Mỹ đã thiết kế tên lửa không-đối-không AIM-9P sao cho nó không bị tác động bởi mồi bẫy do Mỹ chế tạo.

Tuy nhiên, so với pháo sáng của Mỹ, pháo sáng của Liên Xô có thời gian cháy, cường độ cháy khác nhau. Tên lửa AIM-9P đã bị thu hút bởi loại pháo sáng này.

Dựa trên những phát hiện của Constant Peg, Không quân Mỹ đã điều chỉnh lại đầu dò của tên lửa AIM-9P.

Constant Peg là một đơn vị bí mật, được Không quân Mỹ giải mật vào năm 2006, sau khi đã bị giải thể được nhiều thập kỷ. Các tổ chức khác đã tiếp nối trách nhiệm của Constant Peg và vận hành các tiêm kích MiG-29, Su-27 của nga, cùng một số loại máy bay khác của nước ngoài.



https://soha.vn/ven-man-don-vi-giau-mat-khien-mot-loat-bi-mat-cua-chien-dau-co-lien-xo-nga-roi-vao-tay-my-20191230113914185.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,380
Động cơ
137,858 Mã lực
Lạnh nhạt với chiến đấu cơ Trung Quốc, Pakistan ve vãn Su-35: Tương lai J-10 sẽ ra sao?

Trịnh Ngọc Tiến | 24/12/2019 13:08

10


Mặc dù J-10C đã "thu hút" sự chú ý của Không quân Pakistan, nhưng khó có khả năng Islamabad sẽ "xuống tiền" mua máy bay chiến đấu này, bất chấp sức ép từ Trung Quốc.
CNN: Trung Quốc đưa tiêm kích J-10 ra Hoàng Sa

Chiến đấu cơ hiện đại, nhiều tính năng, giá rẻ giật mình

Triển lãm Hàng không Dubai 2019, chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc lần đầu tiên được giới thiệu công khai với truyền thông và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Pakistan.

Điều đáng chú ý là nhà sản xuất Thành Đô lần đầu tiết lộ công khai hệ thống điện tử hàng không và cấu hình vũ khí của phiên bản mới nhất trong dòng chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc tự chế tạo. Và theo quảng cáo của nhà sản xuất Trung Quốc, J-10C có khả năng chiến đấu "toàn diện", vượt xa các máy bay chiến đấu tương đương của thế giới.

Thành Đô cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để khách hàng so sánh, khi nhắc đến cuộc tập trận chung giữa không quân Trung Quốc và không quân Thái Lan mới đây. Trong cuộc tập trận này, không quân Trung Quốc sử dụng máy bay chiến đấu J-10A và không quân Thái Lan sử dụng Gripen C, và khả năng đối đầu của hai loại máy bay này được đánh giá là tương đương.

Tại Triển lãm, J-10C lần đầu cũng được công khai giá bán, với chi phí rẻ "giật mình" chỉ có 40 triệu USD. Mức giá này tương đối rẻ so với các máy bay chiến đấu tương tự trên thế giới.

Làm phép so sánh đơn giản, chúng ta có thể lấy một số loại máy bay chiến đấu một động cơ tương tự như: Chiến đấu cơ F-16V của Mỹ có giá 80 triệu USD, Gripen E của Thụy Điển, cũng sử dụng công nghệ điện tử hàng không tương tự, có mức giá lên đến 55 triệu USD mỗi chiếc. Các máy bay này đều đắt gấp đôi J-10C.

Nhà sản xuất Thành Đô cũng phàn nàn rằng, nhiều mẫu chiến đấu cơ của một số nước chất lượng chỉ tương đương, nhưng có giá cao gấp nhiều lần sản phẩm của Trung Quốc, khiến mọi người cảm thấy khó chấp nhận!

Lý do sâu xa là khách hàng nước ngoài không nhận ra chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc, đặc biệt là dòng chiến đấu cơ J-10.


Chiến đấu cơ J-10C của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Military Watch Magazine.

Theo nhà sản xuất Thành Đô, ưu điểm của J-10C - Chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 (Trung Quốc xếp vào thế hệ 3) đó chính là có khả năng cơ động cao, được trang bị radar mảng pha chủ động và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, ngoài ra còn được trang bị hàng loạt vũ khí hiện đại, máy bay dễ điều khiển và giá thành khai thác thấp.

Tại sao J-10 không nhận được cái "gật đầu" từ đồng minh Pakistan?

Mặc dù máy bay chiến đấu J-10C đã "thu hút" sự chú ý của Không quân Pakistan, nhưng khó có khả năng Islamabad sẽ "xuống tiền" mua máy bay chiến đấu J-10C.

Lý do Pakistan hiện không muốn mua máy bay chiến đấu J-10C, là vì Không quân Pakistan đã được trang bị hơn 70 máy bay chiến đấu F-16, 150 chiếc JF-17 và 139 chiếc Chengdu J-7 (biến thể của MiG-21). Ngoài ra, Không quân Pakistan có khoảng 180 chiếc Mirage 5 và Mirage III do Pháp sản xuất, hiện đang được sử dụng cho vai trò đánh chặn và tấn công mặt đất.

Tất cả các loại máy bay trên của Không quân Pakistan đều là máy bay hạng nhẹ, sử dụng một động cơ, nên bán kính chiến đấu nhỏ, chỉ có ưu thế trong bảo vệ không phận, vì nhiều lý do, không quân Pakistan chưa có điều kiện trang bị loại chiến đấu cơ hạng trung và hạng nặng 2 động cơ như F-15 hoặc Su-30.


Pakistan cần tới các dòng chiến đấu cơ hạng nặng như Su-30MKI của Ấn Độ hơn là J-10C của Trung Quốc. Ảnh: Military Watch Magazine.

Mặc dù, J-10 được giới quân sự Trung Quốc đánh giá cao, hiện đã trang bị tương đối rộng rãi trong Không quân Trung Quốc (khoảng 500 chiếc), nhưng chưa bao giờ được Pakistan "để mắt"; vấn đề này thường được Pakistan giải thích là "không có tiền".

Tuy nhiên, từ hiệu suất chiến đấu của các loại máy bay hạng nhẹ, lãnh đạo Không quân Pakistan dường như đang hướng đến trang bị các loại chiến đấu cơ hạng trung và hạng nặng như Su-30 của Nga hay F/A-18 Hornet của Mỹ hơn là những chiếc J-10 của Trung Quốc.

Cũng tại Triển lãm hàng không Dubai lần này, đại diện của Không quân và các phi công Pakistan đã đứng rất lâu trước mẫu máy bay chiến đấu Su-35 do Nga sản xuất và yêu cầu các nhà sản xuất Nga giới thiệu chi tiết về tính năng kỹ chiến thuật của loại máy bay này.

Ngược lại, J-10C là hàng "quốc bảo" của Trung Quốc, mặc dù lần đầu xuất hiện lần đầu tiên tại một triển lãm hàng không ở nước ngoài, nhưng đã không giành được sự ưu ái của lãnh đạo Không quân Pakistan.

Điều tương tự cũng xuất hiện trong cuộc tập trận chung mang tên Đại bàng VIII giữa lực lượng không quân hai nước diễn ra vào tháng 8 năm nay, lãnh đạo và phi công của Pakistan muốn thăm và trải nghiệm trên máy bay chiến đấu J-11B (bản sao của Su-27) và J-16 (bản sao của Su-33), hơn là những chiếc J-10C, phiên bản mới nhất của dòng máy bay này.

Phi công Pakistan cũng được trải nghiệm khả năng của chiến đấu cơ J-16 và J-11B ở ghế sau (phiên bản giành cho huấn luyện phi công).

Không khó để nhận thấy rằng, đối với Không quân Pakistan, mối quan tâm của họ đối với máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ lớn hơn nhiều so với loại chiến đấu cơ hạng trung và hạng nhẹ trang bị một động cơ.

Hiện nay, đứng trước mối đe dọa từ lực lượng không quân Ấn Độ được trang bị các loại máy bay chiến đấu hạng trung và hạng nặng thuộc thế hệ 4 như Su-30 MKI của Nga hoặc gần đây là Rafale của Pháp; những loại máy bay này đều có bán kính chiến đấu vượt trội so với lực lượng không quân của Pakistan và hoàn toàn có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Từ cuộc tập trận chung giữa không quân Trung Quốc và Pakistan cho thấy, các loại chiến đấu cơ hạng nặng hai động cơ của Trung Quốc như J-11 hay J-16 đều có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội so với chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10.

Lý do các loại chiến đấu cơ hai động cơ có lợi thế hơn máy bay chiến đấu một động cơ đó là duy trì hiệu suất bay, trong quá trình bay, càng kéo dài thời gian bay thì tỷ lệ trục trặc kỹ thuật với động cơ càng tăng lên.


Một phi đội F-16 của Không quân Pakistan. Ảnh: The National.

Cuộc chiến càng dài, thì việc suy giảm hiệu suất của động cơ của máy bay chiến đấu một động cơ càng rõ ràng. Đây cũng là lý do tại sao Liên Xô và nhiều quốc gia khác trước đây đã bỏ hoàn toàn thiết kế loại máy bay chiến đấu một động cơ.

Ở dưới góc độ chiến thuật, máy bay F-16 của không quân Pakistan thuộc loại chiến đấu cơ thế hệ 4, nhưng đây là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn không thể sánh được với máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30 MKI hoặc Rafale của đại kình địch Ấn Độ.

Hiện nay, lực lượng không quân của Pakistan được trang bị với số lượng lớn F-16 và FC-1, hai loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ này chỉ có tính chất phòng thủ, chiếm ưu thế trên không trong lãnh thổ Pakistan, chứ không thể thực hiện đột phá sâu vào lãnh thổ của đối phương như lực lượng Không quân Ấn Độ.

Vì vậy, từ các tướng lĩnh đến phi công của Pakistan, đều quan tâm và muốn sở hữu các loại chiến đấu cơ hạng nặng.

Từ quan điểm này, Pakistan có thể cố gắng thay đổi chiến lược phát triển không quân dài hạn và cố gắng thiết lập một lực lượng "không quân tấn công" tầm xa, tương tự như quân đội Mỹ, và điều đó cũng là dễ hiểu khi đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc lại thờ ơ với quốc bảo J-10.

Trên thực tế, tiêm kích J-10 cũng chỉ là bản sao của phiên bản tiêm kích Lavi của Israel, về tính năng kỹ chiến thuật kém xa loại F-16 của Mỹ; trong khi đó, F-16 là lực lượng nòng cốt của không quân Pakistan, các phi công của họ cũng đều được Mỹ đào tạo.

Tương lai nào cho J-10?

Mặc dù máy bay chiến đấu J-10C "rất tiên tiến", nhưng đối với Không quân Pakistan, số lượng máy bay chiến đấu một động cơ, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, Mỹ đã đồng ý nâng cấp máy bay chiến đấu F16 cho Không quân Pakistan; và như vậy cánh cửa mua J-10 đã đóng sập.

Và bây giờ khi mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan tương đối căng thẳng, và đích ngắm đến của Pakistan là loại máy bay hai động cơ hạng trung và hạng nặng; rất có thể, vì đồng minh thân thiết, Trung Quốc sẽ bán J-11B, bản sao Su-27 của Nga.

Hoặc trong xu thế "tàng hình" hóa, các nhà nghiên cứu chiến lược của Trung Quốc gợi ý, Trung Quốc nên phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình giá rẻ với tính tàng hình cao và tính cơ động cao.

Đây cũng là xu thế chính của thị trường máy bay chiến đấu thế giới trong 20 năm tới; và triển vọng xuất khẩu của J-10CE của Thành Đô là không lạc quan, kể cả với đồng minh thân cận như Pakistan.

https://soha.vn/lanh-nhat-voi-chien-dau-co-trung-quoc-pakistan-ve-van-su-35-tuong-lai-j-10-se-ra-sao-20191224074329888.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,099
Động cơ
145,999 Mã lực
National Interest: F-35 thành đồ chơi trước radar Nga
Thứ Ba, 07/01/2020 07:36

0
Vũ khí) - Theo tạp chí National Interest (NI), hệ thống radar Struna-1 của Nga không chỉ phát hiện được máy bay tàng hình, mà còn hầu như không bỏ sót mục tiêu nào.


Báo Mỹ mở đầu bài viết bằng nhận định, hệ thống radar Struna-1 của Nga sẽ trở thành "sát thủ" đối với những chiếc chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia đang sở hữu chiến đấu cơ lực ứng dụng công nghệ tàng hình, những máy bay này có thể biến mất trước hệ thống radar nhờ các vật liệu và sơn phủ có tính năng hấp thụ sóng radar.


Tiêm kích tàng hình F-35.
Nhưng hệ thống radar Struna-1 mới của Nga đã vượt xa những hệ thống radar thông thường khác. Struna-1 không chỉ phát hiện được máy bay tàng hình, mà còn hầu như không bỏ sót bất kỳ mục tiêu nào có diện tích phản xạ tín hiệu radar hẹp.

Struna-1 là hệ thống radar được thiết kế để phát hiện máy bay tàng hình. Phiên bản đầu tiên của hệ thống này được giới thiệu vào năm 1999, từ đó đến nay Struna đã được hiện đại hóa rất nhiều.

Ngoài ra, Struna-1 tiêu tốn và phát ra ít năng lượng, điều này cũng làm cho nó khó bị phát hiện bởi các loại vũ khí chống radar đối phương.

Mỹ từ lâu luôn tự hào về những máy bay tiêm kích của mình sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại nhất. Tuy nhiên, chỉ với hệ thống radar mới này của Nga đã vô hiệu hóa hoàn toàn ưu thế này của các máy bay tiêm kích Mỹ.

Nên nhớ rằng, trong lĩnh vực công nghệ tàng hình Trung Quốc và Nga cũng đã đạt được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, so với Mỹ khả năng này của họ ưu thế và vượt trội hơn hẳn Trung Quốc và Nga.

Nhưng giới chuyên gia cho rằng, hệ thống radar mới Struna-1 của Nga có khả năng biến những máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm của Mỹ thành thứ đồ chơi lỗi thời.

Nếu hệ thống này kết hợp với các hệ thống radar khác của Nga có thể đảm bảo cung cấp những thông tin quan trọng về vị trí, hướng chuyển động của tất cả các thiết bị bay, bao gồm cả thiết bị tàng hình trong bán kính hoạt động của nó.

Sự xuất hiện của hệ thống Struna-1 trở thành dấu chấm hết cho công nghệ tàng hình. Và có thể đây là lý do khiến Mỹ đang thúc đẩy chương trình phát triển máy bay thế hệ 6 với công nghệ tàng hình tối tân hơn F-35 rất nhiều.
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,099
Động cơ
145,999 Mã lực
Algeria- khách hàng đầu tiên chọn mua Su-57 Nga
Thứ Ba, 07/01/2020 07:51

0
Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov về việc Algeria quyết định mua Su-57 Nga. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 30/12/2019


Hãng tin Algeria “MenaDefense” vừa chính thức đưa tin là Algeria sẽ mua một lô lớn các phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) của Nga. Tổng giá trị hợp đồng sẽ là hơn 6 tỷ USD.

Theo hợp đồng, đến năm 2025, Không quân Algeria sẽ tiếp nhận 14 máy bay tiêm kích thế hệ 5 phiên bản xuất khẩu Su-57E, 14 máy bay tiêm kích Su-35 và 14 máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật-ND) Su-34. Tổng cộng là 42 máy bay.

Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ năm Su-57 (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)
Quyết định về việc mua một số lượng lớn các máy bay như vậy đã được phía Algeria thông qua vào mùa hè năm nay nhân chuyến thăm làm việc của phái đoàn Algeria tại Triển lãm hàng không MAKS-2019.

Và như vậy, Algeria đã trở thành quốc gia đầu tiên mua Su-57. Thêm nữa, không phải chỉ mua vài chiếc để “dùng thử”, mà với số lượng đủ lớn để biên chế cho một trung đoàn có đủ khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ được giao cho Không quân quốc gia nước này.

Còn có hai nước khác nữa cũng đã “bày tỏ mong muốn” sở hữu kiểu máy bay tiêm kích mới nhất này của Nga- đó là Việt Nam và Peru. Còn có Thổ Nhĩ Kỳ nữa , nhưng trong chuyện mua Su-57 nước này có cách hành xử hoàn toàn không thể đoán trước được,- Tổng thống Erdogan đang đi dây giữa Nga và Mỹ vì có ý định tìm cách ép Mỹ bán F-35 cho mình với giá rẻ.

Có thể dễ dàng hình dung là sau khi Algeria “dùng thử “ Su-57, các khách mua khác sẽ “tiếp bước” Algeria .

Và nước đi đầu trong số đó sẽ là Ấn Độ,- quốc gia này mới một năm rưỡi trước đây đã đóng sập cánh cửa, rút ra khỏi một dự án chung Nga-Ấn chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ 5 phát triển từ Su-57. (Ấn Độ) là nước đi đầu (mua Su-57) vì nước này không thể chạy đi đâu được.

Đối thủ nguy hiểm nhất của Ấn Độ- Pakistan- đang sắp mua máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Cũng có triển vọng không tồi bán Su-57E cho Ai Cập, Ai Cập đang dần thay thế các “món đồ cũ” (máy bay) mua trước đây của Mỹ bằng các máy bay Nga.

Và cuối cùng, Trung Quốc cũng có thể nằm trong danh sách khách mua Su-57E Nga. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ với một số lượng rất hạn chế.

Có nghĩa là người Trung Quốc mua vài chiếc để “nhìn xem bên trong những chiếc máy bay đó có cái gì không” và làm thế nào để “học tập và áp dụng kinh nghiệm” Nga vào ngành công nghiệp chế tạo máy bay nội đia Trung Quốc.

Cần phải nói ngay rằng Mỹ có cực kỳ ít cơ hội xâm nhập thị trường vũ khí ở phân khúc máy bay tiêm kích và máy bay ném bom chiến trường của Không quân Algeria. Lý do - Không quân Algeria từ trước tới nay chỉ khai thác sử dụng các máy bay (tiêm kích và ném bom chiến trường) của Liên Xô trước kia và giờ là Nga.

Những máy bay hiện đại nhất trong số đó- là 58 chiếc Su-30MKA. Có 15 máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-25 đã đến lúc phải thay thế bằng các máy bay khác hiện đại hơn. Còn có 23 chiếc MiG-29S và MiG-29UB khác đã qua sử dụng được Ucraine bán cho Algeria.

Máy bay ném bom chiến trường- 33 chiếc Su-24M.

Những chiếc Su-35 thuộc thế hệ 4 ++ có các khả năng tác chiến vượt trội so với Su-30MKA. Do vậy, chúng (Su-35) sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho thành tố máy bay tiêm kích đa năng của Không quân Algeria.

Cùng với việc đưa Su-57E vào trang bị, sức mạnh Không quân Algeria sẽ được cải thiện rõ rệt. Kết quả là, nước này có thể dừng khai thác các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25.

Bởi vì tuy những chiếc MiG-25 này có tốc độ “xuất sắc”, nhưng hệ thống trang thiết bị vô tuyến điện tử trên máy bay từ khi đưa vào sản xuất hàng loạt đến nay chưa được hiện đại hóa lần nào.

Sau khi nhận bàn giao tất cả 42 máy bay Nga theo hợp đồng, Algeria vẫn sẽ còn hai vấn đề liên quan đến trang bị cho Không quân cần phải giải quyết.

Trước hết, cần phải thay thế những chiếc MiG-29 đã lạc hậu và gần hết hạn sử dụng (giờ bay) bằng một kiểu máy bay hiện đại hơn nào đó. Phương án tối ưu trong trường hợp này sẽ là mua một máy bay tiêm kích hạng nhẹ, vì MiG-29 là kiểu máy bay "trọng lượng nhẹ".

Lựa chọn tốt nhất là MiG-35- một kiểu máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++. Tuy nhiên, hiện ngay cả trong nước Nga cũng mới có 6 máy bay MiG-35, kể cả các nguyên mẫu.

Thêm nữa, Ai Cập cũng đang để mắt đến Su-35.

Su-35
Vấn đề thứ hai mà Algeria sẽ buộc phải giải quyết sau khi thực hiện hợp đồng cung cấp 42 máy bay – đó là hiện đại hóa lực lượng không quân ném bom và “đưa nó lên một tầm cao mới”. 12 chiếc máy bay ném bom Su-34 được mua sẽ thay thế dần các máy bay Su-24M thế hệ trước đã đưa vào trực chiến từ giữa những năm 80.

Trong cuộc chiến tranh Afghanistan, kiểu máy bay này (Su-24M) là những máy bay ném bom hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết khi đó của không quân ném bom. Nhưng bây giờ thì chúng đã là các cựu chiến binh. Thậm chí cả phiên bản hiện đại nhất là Su-24M2 đưa vào trong bị cho Không quân Nga năm 2007, cũng sẽ sớm được thay thế bằng Su-34.

Trong khi đó, Algeria vẫn còn tới 25 chiếc Su-24M. Vì vậy trong tương lai, chúng cũng sẽ phải được thay thế bằng Su-34. Thêm nữa, điều này không chỉ liên quan đến tăng tải trọng hữu ích của máy bay, độ chính xác khi ném bom, tốc độ bay, mà còn cả phải có được những tính năng mới mà Su-24 không có.

Hợp đồng với Algeria- một hợp đồng rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu các phương tiện kỹ thuật hàng không quân sự,- nếu tính tới những số liệu thống kê hiện có, có thể được thực hiện xong trong vòng một năm rưỡi.

Hiện chưa có các số liệu đầy đủ về xuất khẩu máy bay trong năm nay (2019), nhưng có những thông tin đáng tin cậy là trong năm 2019 Nga đã bán được 29 máy bay chiến đấu cho nước ngoài.

Cụ thể: cho Ai Cập – 12 chiếc MiG-29M / M2, cho Kazakhstan - 4 chiếc Su-30SM, cho Trung Quốc – 10 chiếc Su-35. Ngoài ra, còn có 10 máy bay chiến đấu- huấn luyện Yak-130 đã được bàn giao cho Myanmar và Lào.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top