[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Tăng Mỹ bắn nhầm xe đồng đội

1595471081539.jpeg


Đạn huấn luyện mà xuyên thủng được giáp thì là do đạn quá xịn hay em M1A2 quá lởm.

Hệ thống nhận diện địch ta ko làm việc ?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Siêu chiến hạm 3 thân Mỹ gây thất vọng vì yếu đuối
(Vũ khí) - Dù đã thử một số loại vũ khí khác nhau và tiến hành nhiều cuộc tập trận nhưng chương trình chiến hạm LCS Mỹ vẫn bị coi là thất bại lớn.

Theo USNI News, trong bản báo cáo trước quốc hội về chiến hạm FFG (X), Hải quân Mỹ thừa nhận việc thực chương trình này do tàu LCS không đáp ứng được nhiệm vụ, đặc biệt lớp chiến hạm này yếu hơn nhiều tàu cùng phân khúc của Nga.
Bản đệ trình ngân sách năm 2020 - 2021 của Hải quân Mỹ cho biết, mỗi chiếc FFG (X) ước tính trị giá gần 900 triệu USD. Nguồn tin này cho biết thêm, việc thực hiện chương trình chiến hạm thế hệ mới này do chương trình tàu LCS đã không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ và trang bị không đủ mạnh.
Sieu chien ham 3 than My gay that vong vi yeu duoi
Chiến hạm LCS Mỹ.
Chương trình FFG (X) sẽ rất khác so với tàu LCS, vốn được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ bằng cách thay đổi các module nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm hay tuần tra ven biển. Nếu không có module nhiệm vụ, các tàu LCS có hỏa lực rất yếu, chỉ được trang bị một pháo 57 mm ở mũi và hai pháo 30 mm phía sau.

Trong nhiều năm liền, Hải quân Mỹ đã cam kết tăng cường hỏa lực cho tàu bằng các tên lửa diệt hạm nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Yêu cầu cắt giảm nhân lực khiến thủy thủ đoàn phải gồng mình thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng, chiến hạm mới sẽ đóng vai trò tai mắt cho hạm đội Hải quân, sát cánh với lực lượng tác chiến mặt nước và cụm chiến đấu tàu sân bay. FFG (X) sẽ sử dụng radar, hệ thống thủy âm sonar và các biện pháp hỗ trợ điện tử để thu thập thông tin về đối phương.

Tàu còn được trang bị các tên lửa diệt hạm uy lực, trong khi có thể tự phòng thủ và bảo vệ nhóm tác chiến nhờ trang bị tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM và tầm xa SM-2. Hải quân Mỹ cũng muốn trang bị một trực thăng để đảm nhận nhiệm vụ săn ngầm cho khinh hạm này.
FFG (X) còn có khả năng thực hiện nhiệm vụ thời bình như cứu trợ nhân đạo, phô diễn sức mạnh và chống cướp biển. Nhờ vậy, thế hệ chiến hạm này có thể giải phóng công việc cho các tàu chiến lớn, giúp chúng tập trung đối phó các mối đe dọa lớn hơn.
Với sức mạnh hỏa lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lớp tàu này không khó hiểu vì sao FFG (X) Hải quân Mỹ quyết định dùng để thay thế chiến hạm LCS hiện nay dù lớp tàu này đi vào trang bị không lâu.
Theo USNI News, một nguyên nhân khác khiến lớp tàu LCS gây thất vọng lớn cho Hải quân Mỹ khả năng tự bảo vệ rất yếu dễ dàng bị tiêu diệt bởi vũ khí từ Nga. Nguồn tin này cho biết, giành chiến thắng trong cuộc đua tổng thống, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng, sẽ tăng ngân sách phục hồi sức mạnh trước đây của Hải quân Mỹ.
Nhưng Mỹ lại tạo ra loại tàu chiến chỉ đủ khả năng chiên đấu với các loại tàu mặt nước nhỏ và hoạt đông chống lại các nước nhỏ với loại tên lửa điều khiển với tầm xa tối đa khoảng 9 km. Nếu tàu này tới bờ biển Đen của Nga, chúng dễ dàng bị tổ hợp pháo binh gần bờ tiêu diệt chứ không cần phải dùng đến tên lửa chống hạm.

Vỏ của LCS dễ dàng bị phá hủy bởi các hệ thống phòng thủ bờ biển của Nga. Nên nhớ rằng, tổ hợp pháo phòng thủ Bereg với vận tốc lên tới 180 km/h có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 30 km và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 23 km, phạm vi hiệu quả 23 km.

Tuy nhiên các chuyên gia giả thiết rằng, nếu LCS được trang bị loại tên lửa siêu thanh tầm trung và triển khai ở các vị trí đủ xa, ví dụ vịnh Na Uy chúng hoàn toàn đủ khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga.
Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Mỹ theo đuổi học thuyết phát triển các tàu chiến cỡ lớn nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu. Vô tình Mỹ bỏ quên việc phát triển các tàu chiến gần bờ, và trước sự phát triển của Nga trong lĩnh vực này khiến họ thức tỉnh.

Từ những năm 1990, Hải quân Mỹ đã đề xuất chương trình phát triển đội tàu chiến nhỏ, linh hoạt cho các nhiệm vụ tuần tra và chiến đấu ven bờ, còn gọi là Tàu chiến ven biển (LCS).
Hải quân Mỹ đã bỏ ra nhiều tỷ USD nhưng dự án này mắc lỗi thiết kế, quản lý kém và trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục dự án và cho đến thời điểm này họ buộc phải từ chối nhận thêm tàu mới từ dự án này.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
NATO điều MiG-21 chặn Tu-22M3 tại Biển Đen
(Lực lượng vũ trang) - Không phải Typhoon, F-35 hay bất kỳ tiêm kích tối tân nào khác, NATO gây bất ngờ khi dùng MiG-21 áp sát máy bay Tu-22M3 Nga trên Biển Đen hôm 23/7.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực

1595833377556.png


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Topol-M: 35 năm bảo vệ nước Nga hậu Xô viết
(Bình luận quân sự) - “Topol” xứng đáng là cây gậy răn đe của Moscow suốt 35 năm qua, giúp kiềm chế Hoa Kỳ dưới thời nước Nga yếu đuối vừa thoát thai từ Liên Xô.
Hai chiến thuật “răn đe chiến lược” khác nhau

Đúng 35 năm trước, vào ngày 23/7/1985, hệ thống tên lửa chiến lược (tên lửa đạn đạo liên lục địa – ICBM) kiểu di động trên mặt đất mang mã hiệu RS-12M Topol (tên mã NATO là SS-25 Sickle) của Liên Xô đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Các giải pháp kỹ thuật do các nhà khoa học Liên bang Xô viết phát triển và được sử dụng trong quá trình chế tạo hệ thống tên lửa này đã cho phép nước Nga tạo ra cả một dòng tổ hợp di động, mà tổ hợp hiện đại nhất trong số đó là RS-24 Yars.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Sputnik, chuyên gia quân sự, tiến sỹ Vladimir Evseev đã đánh giá rất cao vai trò của các tên lửa Topol trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “răn đe chiến lược”, cũng như về các hệ thống tên lửa mặt đất di động chiến lược thế hệ mới được phát triển ở Nga.

Trước hết, chuyên gia lưu ý rằng, cấu trúc của các lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF) của Liên Xô và Hoa Kỳ có sự khác nhau cơ bản.

Mỹ luôn dựa vào cuộc “tấn công vô hiệu hóa” có sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và sau đó các loại vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao. Còn Liên Xô và sau đó là Nga, không thể có số lượng tàu ngầm tên lửa chiến lược lớn (SSBN) như vậy.


Ngày nay, nếu tính số lượng tên lửa đạn đạo trên tàu thì tiềm năng chiến đấu của một chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio” của Mỹ cũng lớn hơn so với tàu ngầm lớp “Borey” của Nga (24 tên lửa Trident-2 so với 16 tên lửa Bulava). Do đó, Liên Xô đã áp dụng khái niệm đòn “tấn công trả đũa” và Nga ngày nay là đòn “trả đũa sâu sắc”.

Nga chắc chắn sẽ giáng đòn trả đũa ngay cả trong trường hợp đối phương phá hủy số lượng lớn bệ phóng silo, sân bay của không quân chiến lược và căn cứ chứa những tàu ngầm hạt nhân. Phương tiện chính để thực hiện cuộc tấn công trả đũa là các hệ thống tên lửa di động trên mặt đất.

Sự ra đời của tên lửa chiến lược trên khung gầm ô tô tự hành

Ông Vladimir Evseev nói rằng, nhà thiết kế Liên Xô Alexander Nadiradze là người đề xuất ý tưởng về hệ thống tên lửa di động chiến lược. Trong năm 1957, dự án của ông về việc chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa di động đã giành chiến thắng trong cuộc thi của Bộ Quốc phòng.

Topol-M: 35 nam bao ve nuoc Nga hau Xo viet
ICBM RS-12M Topol (SS-25 Sickle) đã kết thúc sứ mệnh lịch sử​

Nhờ vào nhóm các nhà khoa học dưới sự lãnh đạo của ông Nadiradze, Liên Xô đã có thể phát triển các tên lửa nhiên liệu rắn đáp trả tương xứng với tiềm năng của Hoa Kỳ. Sau đó, các công việc nghiên cứu đã tiếp tục trong Viện Nhiệt lực học Moscow (MIT), hiện nay là cơ sở hàng đầu phát triển các tên lửa đạn đạo.

Tiền nhiệm của Topol là tổ hợp di động RS-14 Temp (tên mã NATO là SS-16 Sinner) đã được trang bị cho quân đội vào giữa những năm 1970. Nhược điểm lớn của nó là độ chính xác thấp, độ sai lệch mục tiêu vào khoảng 1 km.

Tuy nhiên, trong cuộc tấn công trả đũa vào các thành phố hoặc căn cứ quân sự lớn của “đối phương tiềm năng” (vào thời điểm đó, không chỉ Hoa Kỳ đã được coi là đối phương tiềm năng), điều đó không phải là quan trọng nhất. Nhưng, các tổ hợp như vậy không thể tiêu diệt sở chỉ huy trong căn cứ ngầm kiên cố.

Tên lửa của tổ hợp Topol hoàn hảo hơn, độ sai lệch mục tiêu thấp hơn nhiều: chỉ từ 250 – 30m, nhờ đó, có thể giảm sức mạnh của đầu đạn và tăng tải trọng hữu ích đã thêm 250 kg. Điều này cho phép trang bị cho đầu đạn các phương tiện để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa, đó là: Bộ phản gây nhiễu lưỡng cực và một số mục tiêu giả.

Rất khó để đánh chặn một tên lửa như vậy và điều này bù đắp cho thực tế rằng, tên lửa Topol là đơn khối, khác với tên lửa đạn đạo liên lục địa mang nhiều đầu đạn Minuteman III của Mỹ.

Ngoài ra, độ sai lệch mục tiêu của phiên bản nâng cấp RS-12M2 “Topol-M” được NATO định danh là SS-27 “Sickle B” chỉ là 150 mét.

“Topol” đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử

Hiện nay, các tên lửa Topol đang được thay thế bởi các tổ hợp RS-24 Yars mang nhiều đầu đạn mà NATO gọi là SS-27 Mod 2. Theo ý kiến của chuyên gia quân sự, Nga không có nhu cầu kéo dài tuổi thọ của các tên lửa Topol đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.


Ông Vladimir Evseev cho biết, hiện nay Nga chỉ còn lại khoảng 30 tổ hợp Topol vẫn có tiềm năng chiến đấu, nhưng có lẽ các tên lửa Topol sắp hết hạn trực chiến. Sau 35 năm phục vụ, các tên lửa này trở nên lỗi thời về mặt kỹ thuật, điều này là không thể tránh khỏi, nhưng “Topol” đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


Trong những năm 1990 khi nền kinh tế Nga bị suy giảm và có sự phụ thuộc chính trị khá lớn vào Washington, các tổ hợp Topol đã đóng vai trò trụ cột răn đe hạt nhân chiến lược và đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phòng chống hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và là cơ sở để tạo ra các loại tên lửa chiến lược thuộc lớp này.

Theo chuyên gia quân sự, việc Nga sở hữu các hệ thống tên lửa di động khiến người Mỹ vô cùng lo lắng. Các địa điểm triển khai tên lửa lớp này rất khó bị phát hiện, bởi chúng cơ động liên tục.

Ngoài ra, Hoa Kỳ hiểu rõ rằng, tiêu chí “thiệt hại không thể chấp nhận được” (sự phá hủy 60% tiềm năng kinh tế và một nửa dân số của đất nước) được thảo ra vào những năm 1960 hiện đã lỗi thời. Ngày nay, việc phá hủy chỉ riêng một đô thị cũng là cú sốc lớn.

Theo ông, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không phải là vạn năng và tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bị phóng đại quá mức. Theo đánh giá khách quan của các chuyên gia Mỹ, hệ thống phòng thủ tên lửa của họ có khả năng đánh chặn một quả tên lửa đạn đạo, trong tương lai nó sẽ có thể đánh chặn vài quả tên lửa, nhưng không thể chống lại vụ phóng hàng loạt tên lửa.


Hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cũng có thể gia tăng nếu triển khai nhiều vệ tinh trên không gian. Nhưng Washington cũng không đủ khả năng để duy trì nhóm vệ tinh lớn như vậy.

Có ích cho đến giây phút cuối cùng

Các tên lửa đạn đạo liên lục địa đang bị loại khỏi nhiệm vụ chiến đấu thực tế là rất đắt tiền. Các kỹ sư và công nhân đã đem hết tài năng, trí lực, sáng tạo của mình để tạo ra các tên lửa này, nên việc vứt bỏ chúng (đốt cháy nhiên liệu và cắt tên lửa thành kim loại) là không khôn ngoan.

Vị chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh, việc xử lý các tên lửa nhiên liệu rắn là một quá trình phức tạp và lại tốn kém thêm nhiều kinh phí, vì vậy nên loại bỏ chúng bằng cách buộc chúng phải trở thành “ngựa thồ trong không gian”. Từ ý tưởng đó, các chuyên gia đã tạo ra tên lửa đẩy vũ trụ Start trên cơ sở ICBM Topol.

Theo ông, các tên lửa như “Topol” hoặc “Yars” có thể được sử dụng để phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp (độ cao tới 1.000 km). Đây là một ý tưởng tốt. Những vụ phóng có thể được thực hiện từ hai sân bay vũ trụ của Nga - Plesetsk (phía bắc phần châu Âu của Liên bang Nga) và Vostochny (vùng Viễn Đông).

Minuteman 3: Hồi kết nửa thế kỷ răn đe Nga
(Bình luận quân sự) - Mỹ đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới thay thế cho ICBM Minuteman III, đã hiện diện trong biên chế nửa thế kỷ qua.
Trong quý tới, tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ sẽ nhận khoản tiền đầu tiên từ gói ngân sách quốc phòng trị giá 85 tỷ USD được phân bổ để tạo ra một thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới, với tiêu chí là “Tầm phóng xa, độ chính xác cao, uy lực tấn công mạnh mẽ”.

Theo kế hoạch, vào giữa những năm 2030, vũ khí này sẽ thay thế hoàn toàn tất cả 450 quả tên lửa LGM-30 Minuteman III trong các hầm phóng. Còn trong khoảng một thập kỷ tới, Minuteman III vẫn là xương sống của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.

LGM-30G Minuteman III: nửa thế kỷ răn đe...

Hiện nay, loại tên lửa ICBM silo duy nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là tên lửa LGM-30G Minuteman III đã được trang bị cho quân đội vào năm 1970. Mặc dù chúng đã được nâng cấp mấy lần, nhưng đây là loại vũ khí của quá khứ, do đó, việc bảo trì và cải tiến thêm các tên lửa này là không hợp lý về mặt kinh tế.

“Hiện đại hóa để kéo dài thời hạn sử dụng Minuteman III ít hiệu quả hơn so với tên lửa mới” - Trung tướng Richard Clark của Không quân Mỹ cho biết vào mùa xuân năm ngoái.


Theo ông, các thành phần của tên lửa này như động cơ, hệ thống dẫn đường và loại nhiên liệu trong các tầng đẩy đã dần dần lỗi thời. Nếu các hệ thống này bị lỗi thời thì số phận tương tự đang chờ đợi tên lửa, bởi việc hiện đại hóa chúng đòi hỏi ngày càng nhiều tiền hơn.

Tất cả 450 tên lửa Minuteman hiện đang còn trong biên chế quân đội Mỹ đều được trang bị đầu đạn đơn khối với sức công phá 300 kiloton, có tầm bắn khoảng 13 nghìn km.

Kể từ những năm 70 của thế kỷ trước, các hệ thống giúp tên lửa vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương đã không trải qua những thay đổi đáng kể và chỉ hạn chế bởi một bộ phản gây nhiễu lưỡng cực và một số mục tiêu giả.

Minuteman 3: Hoi ket nua the ky ran de Nga
Mỹ bắt đầu phát triển ICBM mới thay thế cho Minuteman III
Trong một thời gian dài, Lầu Năm Góc đã không chú ý đầy đủ đến vấn đề thay thế các tên lửa phóng từ các silo cố định bởi vì họ cho rằng, trong chiến tranh thế giới thứ ba giả định, Hoa Kỳ sẽ dựa vào các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa hành trình của không quân chiến lược.

Do đó, các đầu đạn lắp đặt trên SLBM Trident II D5 - vũ khí được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio - chiếm hơn một nửa toàn bộ kho vũ khí của lực lượng răn đe hạt nhân Mỹ.

Trong khi đó, Nga đã phát triển toàn diện các loại ICBM thế hệ mới với cả loại phóng từ silo (RS-28 Sarmat), loại cơ động trên mặt đất (Topol-M, RS-24 Yars) và các SLBM (Bulava). Ngoài ra, Nga còn nhăm nhe khôi phục các ICBM trên các đoàn tàu hỏa (Barguzin), tạo nên lực lượng răn đe chiến lược hết sức mạnh mẽ.

Do đó, Mỹ buộc phải phát triển một loại ICBM mới phóng từ silo để tạo ra lực lượng cân bằng cần thiết đối với hạt nhân Nga. Đó là tiền đề cho sự ra đời của “Kẻ thay thế Minuteman”.

Khái lược về ‘Kẻ thay thế Minuteman’

Vào năm 2016, Mỹ đã công bố dự án đấu thầu phát triển ICBM mới được phóng từ silo. Hai gã khổng lồ của ngành công nghiệp quân sự Mỹ là Northrop Grumman và Boeing đã đăng ký tham gia phát triển ICBM mới. Trong năm 2017, Northrop Grumman đã nhận được 349 triệu USD và Boeing nhận được 329 triệu USD từ ngân sách cho thiết kế sơ bộ.


Nhưng vào năm 2019, Northrop Grumman đã đi một nước cờ cao tay, khi mua lại công ty Orbital OMS, chuyên cung cấp động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cho Boeing. Kết quả là tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu của Mỹ mất cơ hội thành công và rút khỏi cuộc đua. Và vào tháng 12, Northrop Grumman trở thành ứng viên duy nhất, chẳng có đối thủ cạnh tranh nào.


Minuteman 3: Hoi ket nua the ky ran de Nga
Hiện Mỹ còn một loại SLBM thế hệ cũ là Trident II D5
Dự án ICBM mới có tên gọi “Hệ thống Răn đe Chiến lược Mặt đất” (Ground Based Strategic Deterrent - GBSD). Tuổi thọ của tên lửa tương lai này được ước tính là 50 năm, nó được trang bị cho quân đội Mỹ vào cuối thập kỷ này và sẽ phục vụ cho đến năm 2080.

Hiện nay, vẫn còn rất ít thông tin được công bố về loại vũ khí này, chỉ chắc chắn một điều là kích thước tổng thể của ICBM mới xấp xỉ tương ứng với Minuteman III, bởi vì các chuyên gia Hoa Kỳ không lên kế hoạch điều chỉnh đáng kể các bệ phóng trong các hầm phóng silo. Do đó, nơi bố trí các tên lửa ICBM mới cũng không thay đổi.

Minuteman III hiện được triển khai tại ba căn cứ của Không quân Hoa Kỳ - Warren (Wyoming), Malmstrom (Montana) và Minot (Bắc Dakota). Ở mỗi căn cứ có 150 quả tên lửa. Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, vào năm 2027 các ICBM đầu tiên thuộc dự án GBSD sẽ đảm nhiệm trực sẵn sàng chiến đấu, và đến năm 2036 sẽ thay thế hoàn toàn các tên lửa thế hệ cũ.


Tên lửa GBSD sẽ có hệ thống động cơ ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nhiên liệu hỗn hợp mới bảo đảm tầm bắn xa hơn, khoảng trên 15 nghìn km. Đương nhiên, tên lửa mới sẽ sử dụng các thành phần và thiết bị hiện đại nhất, độ chính xác sẽ tăng đáng kể nhờ các vệ tinh định vị GPS, giúp nó có thể đánh trúng bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Nga.

GBSD là loại ICBM đa đầu đạn phân hướng, dẫn đường độc lập (MIRV). Tên lửa GBSD sẽ có đầu đạn nhiệt hạch W87 mod 1. Dù chưa có thông tin về số lượng đầu đạn, nhưng mỗi đầu đạn ước tính có sức công phá 475 kiloton.

Các đầu đạn nhiệt hạch W87 thế hệ đầu tiên với sức công phá 300 kiloton đã được gắn trên tên lửa ICBM LGM-118A Peacekeeper. Chúng đã được trang bị cho quân đội vào năm 1986 và đã phục vụ cho đến năm 2005, khi các quả tên lửa cuối cùng được xử lý theo hiệp ước START II.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Hải quân Nga trang bị ‘vũ khí thần kỳ’ cho Su-24
(Bình luận quân sự) - Hải quân Nga bắt đầu trang bị hệ thống ngắm mục tiêu siêu chính xác SVP-24 Gefest, được mệnh danh là ‘vũ khí thần kỳ’ cho lực lượng không quân.
Không quân hải quân Nga nhận SVP-24 Gefest

Nguồn tin của báo Izvestia từ Bộ Quốc phòng ngày 20/7 cho biết, lực lượng không quân thuộc Hải quân Nga bắt đầu trang bị cho phi đội máy bay Su-24M Fencer của mình hệ thống ngắm mục tiêu siêu chính xác SVP-24 Gefest.

Cần lưu ý rằng hệ thống mới sẽ cho phép máy bay không chỉ tấn công được các mục tiêu trên bộ, mà cả các mục tiêu trên biển. Ngoài ra, hệ thống ngắm mục tiêu còn giúp tăng độ chính xác gấp nhiều lần khi máy bay tấn công bằng bom thông minh tự tìm mục tiêu so với dùng bom thông thường.

Các đội bay của Hạm đội Biển Đen là những đơn vị đầu tiên được trang bị đồng loạt các hệ thống mới. Họ đã bắt đầu thử nghiệm nó từ đầu năm 2020. Những phi công của Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Baltic sắp tới cũng sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống này.

Bình luận về việc này, cựu chỉ huy Tập đoàn quân số 4 của Lực lượng Phòng không - Không quân, Anh hùng Liên bang Nga Valery Gorbenko nói với Izvestia rằng, Su-24 là loại máy bay khá cũ, thiết kế từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng đã được hiện đại hóa nhiều lần.


Theo ông, phiên bản hiện đại hóa của Su-24M ngay từ đầu đã có hệ thống ngắm mục tiêu tốt hơn nhiều so với phiên bản đời đầu. Ngoài ra, thiết bị dẫn đường hoàn thiện hơn sẽ giúp máy bay tiếp cận mục tiêu nhanh hơn.


Ông Gorbenko lưu ý rằng, hệ thống SVP-24 Gefest còn có một ưu thế khác nữa, đó là bộ định vị có thể tự động truyền dữ liệu về mục tiêu đến tổ hợp xử lý, máy tính sẽ thực hiện công việc tiếp theo mà phi công không cần can thiệp.

Hai quan Nga trang bi ‘vu khi than ky’ cho Su-24
Su-24 của Không quân-Hải quân Nga được trang bị SVP-24 Gefest​
Được biết, hệ thống SVP-24 Gefest đã được thử nghiệm và trang bị trước tiên trên các máy bay của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS), đặc biệt là nó đã được thử nghiệm thực chiến trong các phi vụ không kích khủng bố ở chiến trường Syria và cho thấy hiệu quả rất cao.

Được biết, SVP-24 Gefest chính là hệ thống đã góp công lớn vào việc thực hiện nguyên tắc "một mục tiêu - một quả bom" của lực lượng VKS Nga ở Syria. SVP-24 đã biến các loại bom ngu của Nga trở thành vũ khí tấn công chính xác, trong khi bản thân chúng vẫn không phải là bom thông minh như của Mỹ.

Trong cuộc chiến ở Syria, Nga đã thử nghiệm hệ thống hỗ trợ tấn công SVP-24, biến các loại bom không điều khiển thành vũ khí thông minh, có khả năng tấn công chính xác, giải quyết được bài toán xử lý khối lượng các bom, đạn “ngu” có từ thời Liên Xô.

Sự thần kỳ của SVP-24 Gefest

Công nghệ chế tạo bom trước đây của Liên Xô là bom trọng lực, máy bay cắt bom bằng hệ thống ngắm mục tiêu cơ bản, khiến bom có thể đi lệch mục tiêu rất xa. Loại bom này có thể dùng cho chiến thuật ném bom rải thảm, nhưng không phù hợp với đòn tấn công chính xác.

Khác với Mỹ gắn thiết bị điều khiển trực tiếp lên quả bom (bom JDAM), các chuyên gia Nga đã có biện pháp giải quyết khối lượng lớn các loại “bom ngu” từ thời Liên Xô bằng cách lắp đặt hệ thống máy tính đặc biệt mang tên SVP-24 ở trong khoang các máy bay chiến đấu.

Hệ thống này hoạt động trên nguyên lý liên tục so sánh vị trí giữa máy bay với mục tiêu (thông qua hệ thống GLONASS), tính toán điều kiện môi trường ảnh hưởng tới quỹ đạo của bom như: Áp suất không khí, độ ẩm, sức gió, tốc độ bay, góc tấn công….


Hai quan Nga trang bi ‘vu khi than ky’ cho Su-24
Hệ thống SVP-24 biến bom không điều khiển thành bom tấn công chính xác​

Sau đó hệ thống này đưa ra một bảng thông số cần thiết cho quả bom như tốc độ rơi, độ cao, quỹ đạo… và những tham số cần thiết cho máy bay để thả bom đúng thời điểm, độ cao và khoảng cách cần thiết, giúp bom tấn công đúng mục tiêu, với sai số chỉ từ 3-5 m.

Ngoài ra, để hỗ trợ tấn công chính xác hơn, máy bay được cài đặt SPV-24 cũng có thể tiếp nhận thông tin bổ trợ về mục tiêu từ các phương tiện trinh sát như máy bay cảnh báo sớm, trung tâm chỉ huy mặt đất và các máy bay khác trong phi đội.

Nhờ SPV-24 mà những máy bay “đồ cổ” của Nga như Su-24, Su-25 hay Su-33 vẫn có khả năng tấn công trúng mục tiêu ở độ cao trên 5000m, chỉ bằng các loại bom cũng già lão chẳng kém, với độ chính xác ngang với bom dẫn đường tiên tiến nhất trên các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ-NATO.


Nhờ SPV-24, Nga đã giải đươc bài toán đau đầu về khối lượng lớn bom đạn không điều khiển dưới thời Liên Xô bằng một biện pháp cực kỳ kinh tế.

Rõ ràng là việc lắp đặt SPV-24 trên các máy bay rẻ hơn rất nhiều so với cách gắn các thiết bị trực tiếp lên bom như của Mỹ (mỗi bộ điều khiển cho một quả bom JDAM có giá 25.000 USD).

Ngoài ra, SPV-24 được lắp trên máy bay nên sử dụng được lâu dài, với tất cả các loại bom, không như phương pháp sử dụng một lần trên một quả bom riêng biệt của Mỹ.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Thiết giáp lội nước Mỹ chìm trong lúc tập trận, 8 binh sĩ mất tích
Quân đội Mỹ thông báo 1 binh sĩ thiệt mạng và 8 binh sĩ vẫn còn mất tích trong vụ xe lội nước đổ bộ (AAV) bị chìm trong cuộc tập trận ngoài khơi California.
Một chiếc xe lội nước của thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận đổ bộ năm 2017 /// Thủy quân lục chiến Mỹ
Một chiếc xe lội nước của thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận đổ bộ năm 2017
THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ

Tai nạn xảy ra vào chiều ngày 30.7 (giờ địa phương) trong cuộc tập trận của Đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến 15 của Mỹ tại khu vực đảo San Clemente, cách thành phố San Diego (bang California) khoảng 105 km về phía tây.
Hòn đảo này được sử dụng riêng cho hoạt động tập trận của quân đội. Chiếc xe lội nước chở theo 16 binh lính di chuyển từ đảo ra tàu thì bị chìm. Hai chiếc AAV khác và một thuyền cứu hộ đến hỗ trợ và cứu được 8 người.
Tuy nhiên, một người trong số này đã tử vong tại bệnh viện và 2 người khác đang được điều trị trong khoa chăm sóc tích cực.
Thiết giáp lội nước Mỹ chìm trong lúc tập trận, 8 binh sĩ mất tích - ảnh 1

Các xe lội nước thuộc Đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến 15 tham gia cuộc tập trận ngày 27.7
THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ

Hiện chưa rõ số phận của 8 binh sĩ còn lại. AFP dẫn lời trung tướng thủy quân lục chiến Joseph Osterman cho biết toàn bộ những binh sĩ này đều mang theo vũ khí và có mặc áo phao có thể bơm phồng. Tuy nhiên, chiếc AAV nặng 26 tấn bị chìm xuống quá sâu và đội thợ lặn không thể tiếp cận.
Quân đội đã triển khai một tàu khu trục và tàu tuần duyên để tiếp tục tìm kiếm những người mất tích.
Thủy quân lục chiến Mỹ đã cho ngừng hoạt động toàn bộ các xe lội nước trong quá trình điều tra nguyên nhân tai nạn. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về tai nạn và cho biết đang theo dõi sát sao vụ việc.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Sprut SDM1 Nga giúp Ấn Độ đánh bại tăng Type-15 Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Báo Ba Lan đánh giá sức mạnh pháo Sprut SDM1 của Nga sẽ giúp Ấn Độ khắc chế vũ khí tương ứng MBT Type 15 của Trung Quốc trên biên giới.

Ấn Độ mua vũ khí đối phó với Trung Quốc
Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã tồn tại tranh chấp lãnh thổ về chủ quyền đối với khu vực miền núi phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở bang Arunachal Pradesh vùng đông bắc. Trong đó, đường kiểm soát thực tế chạy qua khu vực Ladakh.
Vào mùa thu năm 1962 tranh chấp này leo thang thành chiến tranh biên giới giữa hai nước. Năm 1993 và 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận gìn giữ hòa bình ở những khu vực tranh chấp.
Tình hình ở khu vực này trở nên căng thẳng hơn từ đầu tháng 5, khi một loạt các cuộc xung đột xảy ra giữa quân đội hai nước ở khu vực hồ núi cao Pangong Tso. Sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Ladakh dọc theo đường kiểm soát thực tế.
Một vòng xoáy căng thẳng mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã nổ ra sau cuộc đụng độ giữa binh sĩ hai nước tại thung lũng Galwan ở Ladakh vào tối ngày 15 tháng 6.
Theo bài viết đăng trên cổng thông tin Defense24 của Ba Lan, pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1, mà Ấn Độ có thể mua từ Nga, sẽ đối phó hiệu quả với các thiết bị quân sự của kẻ thù tiềm năng, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh ở các khu vực rừng núi.
Trước đó, tờ Economic Time của Ấn Độ trích dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, chính phủ nước này đã cho phép mua xe tăng hạng nhẹ ở nước ngoài trong bối cảnh đối đầu quân sự với Trung Quốc ở vùng Đông Ladakh.
Trong số các phương án lựa chọn, Economic Time đề cập đến Sprut SDM-1, có các tính năng kỹ thuật tương tự xe tăng T-72 và T-90 mà quân đội Ấn Độ đang sử dụng. Đây là phương án được đánh giá rất cao, có thể giúp lục quân Ấn Độ chiếm được ưu thế trên mặt đất.
Sprut SDM1 Nga giup An Do danh bai tang Type-15 Trung Quoc
Sprut SDM-1 có hỏa lực mạnh ngang với xe tăng T-90 và T-72​
Tính năng cơ bản của Sprut SD
Sprut-SD là loại pháo chống tăng và phòng không tự hành của Nga. Nó được thiết kế để chiến đấu với xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, cũng như bộ binh địch trong đội hình các đơn vị không quân đổ bộ, thủy quân lục chiến và lực lượng đặc nhiệm.
"Sprut-SD" có trọng lượng 18 tấn, được thiết kế như xe tăng (bộ phận điều khiển ở phía trước, khoang chiến đấu ở giữa, bộ phận truyền động cơ ở phía đuôi). Biên chế kíp chiến đấu là 3 người.
Trong tháp pháo quay 360 độ lắp đặt pháo nòng trơn 125mm 2A75 với máy nạp đạn tự động, nhờ đó hỏa lực của pháo tự hành sánh được với xe tăng T-72, T-80, và T-90. Sprut-SD cũng có thể sử dụng đạn pháo 125mm cho xe tăng, gồm: Đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, đạn phân mảnh và nổ cao, cũng như tên lửa điều khiển chống tăng (ATGM) được phóng qua nòng súng. Trên tháp lắp đặt súng phóng lựu gọn nhẹ.
Nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực, Sprut-SD có thể phóng đạn và tên lửa bất kỳ lúc nào suốt ngày đêm.
Thân và tháp của Sprut-SD có vỏ bọc hợp kim nhôm có thể bảo vệ xe tự hành khỏi cỡ đạn dao động từ 12,7mm tới 23 mm.
Với động cơ diesel đa nhiên liệu có công suất 510 mã lực và hộp số tự động, Sprut-SD có thể tăng tốc lên tới 70 km/h trên đường cao tốc và tới 50 km/h trên đường đất. Sprut được trang bị 2 động cơ water jet (động cơ phản lực nước) cho tốc độ bơi trên mặt nước 7-9 km/h. Người lái xe có thể điều chỉnh độ hở và sức căng của dây xích.
Sprut-SDM1 là phiên bản hiện đại hóa sâu của loại pháo Sprut-SD, với nhiều tính năng được cải tiến, nâng cấp mạnh mẽ hơn rất nhiều so với người anh em của nó.
Sprut SDM1 Nga giup An Do danh bai tang Type-15 Trung Quoc
Sprut SDM-1 giúp Ấn Độ có lợi thế trước tăng Type 15 của Trung Quốc​
Sprut-SDM1 mang lại lợi thế gì?
Phiên bản mới được trang bị các loại vũ khí tốt hơn, trong modul chiến đấu đã xuất hiện khẩu súng máy 7.62 mm được điều khiển từ xa, giống như xe tăng T-90M. Xe có hệ thống điều khiển hỏa lực mới (giống như xe tăng T-90M), được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, máy theo dõi mục tiêu, máy tính và hệ thống dẫn đạn vào mục tiêu chỉ thị bằng laser.
Ngoài ra, xe tự hành Sprut-SDM1 tích hợp hoàn toàn vào "Hệ thống Quản lý Thống nhất Đơn vị Chiến thuật". Nhờ đó kíp lái có thể truyền dữ liệu dẫn hướng để tiêu diệt mục tiêu cho các xe khác cũng như hoạt động như xe chỉ huy. Mặt khác, kíp lái có thể nhận dữ liệu dẫn đường từ trạm chỉ huy, các phương tiện trinh sát đường không và radar, để tiêu diệt mục tiêu.
Với trọng lượng không lớn lắm, kích thước nhỏ gọn và hỏa lực hùng hậu, Sprut có thể phát huy hiệu quả cao trong vai trò vũ khí thay thế loại xe tăng chính của quân đội khi hoạt động trên địa hình đồi núi gập ghềnh, tác giả bài báo trên Defense24 cho biết.
Sprut SDM1 còn được coi là một xe chiến đấu bộ binh lưỡng thê (xe tăng lội nước hạng nhẹ). Với khả năng lội nước rất tốt của mình, nó có khả năng đổ bộ từ tàu vào bờ hoặc dễ dàng vượt qua các hồ nước, ngầm nước trong địa hình rừng núi và di chuyển tốt trên địa hình gồ gề, đầm lầy.
Sprut-SDM1 với kíp lái ngồi bên trong còn có thể được thả dù ở độ cao 400 m đến 1.500 m từ máy bay vận tải hạng nặng Il-76 mà Ấn Độ cũng đang sở hữu, khi tiếp đất ngay lập tức có thể đi vào hoạt động tác chiến, phù hợp với yêu cầu tác chiến nhanh, bất ngờ đánh chiếm các cao điểm kiên cố mà kẻ địch đang chiếm đóng.
Bình luận viên quân sự lưu ý rằng, Sprut-SDM1 là phương án tuyệt vời để vô hiệu hóa xe tăng Type-15 của Trung Quốc, vũ khí chủ lực mà Lục quân Trung Quốc sử dụng để tác chiến ở vùng rừng núi. Do đó, nó có thể là sự lựa chọn tối ưu giúp Ấn Độ chiếm được ưu thế trong tác chiến ở vùng biên giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Sức mạnh khủng khiếp tăng Đức khi mang trọng pháo 130mm
(Vũ khí) - Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall (Đức) vừa thử nghiệm thành công phiên bản tăng Leopard 2 hiện đại hóa với trọng pháo 130mm mới.

Gói nâng cấp là một phần của dự án phát triển Hệ thống Chiến đấu Chủ lực Mặt đất (MGCS 2030+) của Rheinmetall. Theo nguồn tin này, pháo 130 mm là một điều kiện tiên quyết cho Hệ thống Chiến đấu Chủ lực Mặt đất - MGCS.
MGCS đang được cả Đức và Pháp cùng phát triển để thay thế cho các xe tăng Leopard 2 và Leclerc. Theo những thông tin mới nhất, MGCS hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm bắn đa thật. Rheinmetall đề xuất hiện đại hóa xe tăng mới trong ba giai đoạn đến năm 2030.
Suc manh khung khiep tang Duc khi mang trong phao 130mm
Đức thử nghiệm tăng nâng cấp với pháo 130mm.
Trong giai đoạn đầu, với việc hiện đại hóa các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện tại bằng pháo áp lực cao 130 mm và đạn mới để tăng thêm hiệu suất, hệ thống lõi tháp pháo số hóa, hệ thống nhận thức tình huống chiến trường và hệ thống phòng thủ chủ động (APS).
Giai đoạn 2 là sẽ tích hợp cho xe tăng tương lai một pháo 130 mm mới để tăng cường khả năng xuyên giáp và hiệu quả chiến đấu tăng thêm 50%. Giai đoạn 3 là việc đại hóa trung và dài hạn với một khái niệm mới về xe tăng chiến đấu chủ lực của dự án MGCS.
Theo giới thiệu của Rheinmetall, khẩu pháo 130mm tính luôn phần nạp đạn nặng tổng cộng 3 tấn, riêng nòng pháo nặng 1,4 tấn. Loại pháo mới này sẽ dùng loại đạn xuyên giáp mới, có đầu đâm xuyên bằng tungsten, và loại đạn nổ mảnh.
Rheinmetall khẳng định rằng, pháo 130mm này có khả năng bắn xuyên giáp tốt hơn 50% so với loại pháo 120 mm đang gắn trên các xe tăng Leopard của Đức. Khả năng này đã được kiểm chứng trong cuộc thử nghiệm vừa được thực hiện khi quả đạn dễ dàng xuyên thủng cả chục tấm thép dày.
"Với trọng pháo 130mm, những chiếc tăng Leopard hoàn toàn có thể chiến đấu sòng phẳng với T-14 Armata và thậm chí, hạ gục dòng tăng thế hệ mới này của Nga", một đại diện của Rheinmetall khẳng định.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Đức tự phát triển vũ khí đánh chặn mạnh hơn Patriot
(Vũ khí) - Để thay thế những hệ thống Patriot cũ kỹ và tăng khả năng đối phó với tên lửa Iskander-M Nga, Đức quyết định phát triển hệ thống đánh chặn cực mạnh.

Ngay từ năm 2015, Đức đã chọn hệ thống phòng không mở rộng tầm trung (MEADS), do Lockheed Martin và tập đoàn MBDA tại Đức và Italy hợp tác phát triển với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD, để trang bị cho lực lượng không quân nước này.
Về cơ bản, MEADS là hệ thống tên lửa đất đối không di động, được thiết kế để ngăn chặn các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến lược hoặc từ máy bay.
Không hiểu vì nguyên nhân gì Đức đã quyết định phát triển Hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung (TLVS) dựa trên cơ sở MEADS.
Duc tu phat trien vu khi danh chan manh hon Patriot
Hệ thống Patriot PAC 3.
Việc Đức chọn MEADS và sau đó bắt tay phát triển TLVS bởi hiện nay các hệ thống tên lửa phòng không Patriot đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo lập lá chắn phòng chống đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các quốc gia châu Âu nhưng hiệu suất của Patriot không thực sự tin cậy.
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, hệ thống TLVS tích hợp tên lửa đánh chặn MIM-104F sử dụng của tổ hợp PAC-3. Tên lửa này có khả năng cơ động cao và phá hủy mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng.
Tuy nhiên nó vẫn mang đầu đạn nổ phá mảnh kích cỡ nhỏ để tăng khả năng tiêu diệt. Ngoài ra tổ hợp TLVS dự kiến sẽ bổ sung tên lửa tầm ngắn IRIS-T SLS, đây là biến thể sửa đổi từ tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, làm tăng khả năng tiêu diệt đa dạng các loại mục tiêu cũng như cung cấp thời gian phản ứng rất nhanh.
Vẫn là loại đạn đánh chặn của PAC 3 nhưng điều cốt yếu khiến độ chính xác của TLVS tăng vọt nằm ở các loại radar trang bị cho nó.
Đầu tiên là radar điều khiển hỏa lực đa năng của TLVS có góc phương vị 360 độ, trong khi radar Patriot bị giới hạn ở mức 120 độ. Nó là loại quét mảng pha điện tử chủ động băng sóng X, cung cấp khả năng theo dõi, phân biệt, phân loại chính xác mục tiêu để điều khiển tên lửa đến tiêu diệt.
Tiếp theo, radar giám sát là loại quét mảng pha điện tử chủ động hoạt động trên băng sóng UHF, cho phép phát hiện từ xa các vật thể có tiết diện phản xạ hiệu dụng thấp, độ cơ động cao. Radar này làm việc dưới tần số phát hiện của tên lửa chống bức xạ hiện đại.
Hệ thống quản lý chiến đấu là bộ não của TLVS, nó tính toán tất cả thông số và gửi lệnh bắn vào bệ phóng. Ít nhất 2 tên lửa có thể khai hỏa cùng lúc để bảo đảm chống lại nhiều mối đe dọa hoặc các cuộc tấn công cường độ cao.
Mỗi xe mang phóng tự hành của TLVS mang tới 8 đạn tên lửa đánh chặn sẵn sàng phóng, bệ phóng có kết cấu module giúp thời gian thay đạn cực nhanh. Hệ thống phòng không TLVS có kiến trúc mở, cho phép kết hợp radar cũng các bệ phóng bất kỳ thành một mạng lưới không gian và phòng thủ tên lửa duy nhất.
Theo thiết kế, TLVS còn có thể tương tác được với nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa và không gian khác của NATO, thậm chí có thể được điều phối bởi cơ cấu chỉ huy và điều khiển của NATO.
Điều này cho phép kết hợp các khí tài phòng không và chống tên lửa đạn đạo của nhiều quốc gia khác nhau vào một mạng lưới duy nhất. Một khi phát triển thành công và chính thức được trang bị, TLVS được đánh giá là hệ thống đánh chặn tối tân hàng đầu trong khối NATO.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh của Liên Xô Dome of Light
(Hồ sơ) - Dome of Light (DoL) Liên Xô phát triển nhằm cân bằng năng lực hạt nhân với Mỹ. Nó được ví là ‘vũ khí ngày tận thế’, trang Sandboxx.us Mỹ vừa cập nhật.

Bắt đầu từ Hiệp ước INF
Trở lại năm 1988, Chiến tranh Lạnh không còn gây lo ngại như những năm trước. Mikhail Gorbachev đưa ra sáng kiến nhằm dọn đường mở rộng giao bang cả bên trong lẫn bên ngoài.
Theo đánh giá của nhiều nhà sử học, đây là “bánh răng” đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, quốc gia hùng mạnh nhất thời bấy giờ.
Vu khi thoi Chien Tranh Lanh  cua Lien Xo Dome of Light
Gorbachev và Reagan ký Hiệp ước INF ngày 8/12/1987
Một năm trước, Gorbachev và TT Mỹ Reagan đã ký hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), với mục đích loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn khỏi kho vũ khí của cả hai quốc gia.
Lý do, những tên lửa này được coi là vũ khí tấn công đầu tiên nguy hiểm, khiến các bên không có hoặc có quá ít thời gian để phản ứng chiến thuật.
Là một phần của thỏa thuận, Liên Xô lên kế hoạch phá hủy 72 trong số 650 tên lửa hiện bị cấm bằng cách phóng chúng từ một cơ sở đã biết và có thể quan sát được khi chúng đến đích hủy.
Đối với phía Mỹ, đây là dịp hiếm có để thu thập thông tin tình báo có giá trị liên quan đến công nghệ tên lửa của Liên Xô, vì vậy Không quân Mỹ (USAF) đã triển khai máy bay tình báo quang- điện tử RC-135S Cobra Ball tới khu vực để quan sát.
Năm 1988, phi công Robert Hopkins của USAF cùng với Phi đội Trinh sát Chiến lược 24, thuộc Đội Trinh sát Chiến lược thứ 6 ở Căn cứ Không quân Eielson, Alaska được phân công thực hiện công việc tối mật và quan trọng này.
Theo lời của Hopkins, phi công này đã cùng phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ tối mật, địa điểm là một khu vực nhạy cảm ở phía đông bán đảo Kamchatka gần Liên Xô.
Công việc chuẩn bị trước khi Liên Xô phóng một trong những chiếc tên lửa tầm trung SS-20 Saber. Hopkins và các cộng sự đã chuẩn bị thiết bị để ghi lại dữ liệu phóng và chuyển máy bay sang hệ thống Lipton LN-20 stellar-inertial-Doppler để điều hướng máy bay ở góc tốt nhất khi thu thập dữ liệu.
Trong quá trình tác nghiệp Hopkins và phi hành đoàn đã phát hiện ra một trong những bí mật được bảo vệ khá chặt chẽ của Liên Xô, đó là vũ khí dành cho hạt nhân có tên Armageddon (Thuật ngữ được sử dụng trong một ý nghĩa chung để chỉ bất kỳ kịch bản tận thế nào).
Mỹ phát hiện thấy gì về vũ khí bí mật của Liên Xô ?
Liên quan đến vũ khí bí mật được tận mắt chứng kiến, đầu năm 2020, Hopkins đã tiết lộ với tờ The Warzone như sau:
“Khi chúng tôi tìm đường đi, thì tình cờ phát hiện thấy cái gì đó giống như là một bức tường màu trắng đục, di chuyển từ trái sang phải trên bầu trời lãnh thổ Liên Xô, hướng về phía Bắc Thái Bình Dương.
Nó bao trùm toàn bộ bầu trời từ mặt đất cho đến khi phi công có thể nhìn thấy qua cửa sổ máy bay. Nó di chuyển rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với cả tốc độ máy bay và nhanh chóng tiếp cận tới vị trí nơi chúng tôi đang di chuyển.
Bức tường ánh sáng xuyên qua đường bay, sau đó tiếp tục di chuyển về phía đông, để lại bầu trời đêm trống rỗng và tối đen. Do thời gian rẽ được lập trình nên chúng tôi phải rẽ sang ngã trái để thu thập trên RV.
Khi tiến về phía nam, bức tường ánh sáng dần dần mờ trước khi mất hẳn về hướng đông”, Hopkins thuật lại.
Hopkins giải thích, vòm sáng (Dome of Light hay DoL) bắt nguồn từ vị trí phóng tên lửa SS-20 Sabre, tỏa sáng và tiếp tục di chuyển.
Cả Hopkins lẫn phi công phụ đều tận mắt nhìn thấy DoL, nhưng do chưa nhìn thấy bao giờ nên cả phi hành đoàn đều lưu trong tâm trí như là một hiện tượng cực quang kỳ dị (giống như Ngọn hải đăng phương Bắc).
Sau này, một số người còn phát hiện thấy điều tương tự khi theo dõi tên lửa SS-20 Sabre.
Hiện tượng trên đã dấy lên nhiều tranh cãi trong giới khoa học quân sự. Một số người lập luận, màn trình diễn ánh sáng bất thường nói trên là kết quả của một loại nhiên liệu cụ thể được sử dụng trong giai đoạn đầu của tên lửa.
Những người khác lại đưa ra luận luận phức tạp hơn. Ví dụ tờ LA Times số ra tháng Giêng, các nhà khoa học lập luận, đây là một công nghệ được phát triển dành riêng cho các vệ tinh cảnh báo sớm hạt nhân hồng ngoại của Mỹ.
“ Những chiếc tên lửa SS-20 ẩn mình có thể được sử dụng cho một ‘bữa tiệc bất ngờ’- nói như lời của thượng nghị sĩ Bắc Carolina Jesse Helms, tiết lộ bất ngờ về lực lượng hạt nhân nhằm gây sức ép lên các đồng minh NATO;
mang các tác nhân chiến tranh hóa học hoặc sinh học, hoặc tạo ra một 'vòm sáng' che giấu cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Vì các tên lửa tầm trung này có thời gian bay ngắn so với ICBM, nên rất khó chống lại.
Đặc biệt DoL có tác dụng cản trở việc theo dõi tên lửa, khiến cho việc đánh chặn gặp khó khăn. Ngay cả các giả thiết trên là đúng, thì vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc Liên Xô làm thế nào để có được màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục như vậy.
Một số chuyên gia vũ khí Mỹ đưa ra giải thiết, nó được nhà phát minh lừng danh Nikola Tesla hỗ trợ.
Đây là bằng chứng của Liên Xô trong việc vũ khí hóa công nghệ Tesla, như cuộn dây mê cung ánh sáng Tesla dạng cỗ máy được xây dựng cách Moscow 60 km vào thập niên 70 thế kỷ trước”, tờ LA Times viết.
Ngày nay, việc lắp đặt các kiến trúc khổng lồ như dàn radar Duga-3 ở Chernobyl là một phần của mảng radar phòng thủ tên lửa, nhưng trong thời Chiến tranh Lạnh, mục tiêu này đã được ngụy trang bằng nhiều hình thức, như nghiên cứu y học hay phục vụ cho mục đích dự báo thời tiết.
Theo tờ The Sun của Anh, có nhiều đồn đại về Duga-3, chẳng hạn như đây là hệ thống kiểm soát tâm trí của Liên Xô nhắm vào người Mỹ và những tín hiệu phát ra có thể thay đổi hành vi của con người hoặc thậm chí phá hủy tế bào não.
Một số giả thuyết khác thì cho rằng mục tiêu của Duga-3 là nhằm gây nhiễu sóng của phương Tây hoặc gây trở ngại cho việc liên lạc với tàu ngầm.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, Nga bắt đầu cho giải mật một phần tài liệu liên quan đến Duga-3 cộng thêm nguồn tin tình báo phương Tây đã phần nào mang đến câu trả lời về hoạt động thật sự của dàn radar khổng lồ này.
Thực tế, Duga-3 được xem là một trong những trạm radar mạnh nhất của Liên Xô, có khả năng phát hiện sớm tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ bằng cách phát tín hiệu vào tầng điện ly.
Ngoài Chernobyl, Liên Xô còn xây dựng một dàn radar tương tự tại vùng Viễn Đông, hướng về phía Mỹ.
Mặc dù có rất nhiều thông tin được Mỹ phát hiện sau khi Liên Xô tan rã, nhưng vẫn còn không ít bí mật về kho khí tài mật của Liên Xô mà Mỹ chưa giải mật được. Riêng vòm sáng DoL chỉ là một trong số rất ít sản phẩm dạng này, ‘vô tình’ được Mỹ phát hiện ra.
Theo đánh giá của giới quân sự Mỹ, rất có thể đây là vũ khí được thiết kế để hỗ trợ cho một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên chống lại Mỹ và đồng minh NATO. Tuy nhiên, nước Nga hiện đại vẫn xem nó có giá trị chiến thuật và chiến lược nên tiếp tục được giữ kín.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Vì sao Nga tái trang bị hàng loạt "xe tăng phản lực"?
(Vũ khí) - Sau T-72B3 thì Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành hiện đại hóa số lượng lớn T-80BV lên chuẩn T-80BVM, tại sao họ lại cần chiếc "xe tăng phản lực" này.

Liên Xô là một cường quốc xe tăng, ngay trước khi sụp đổ, lực lượng chiến xa có quy mô tổng cộng gần 64 nghìn, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là T-72 khi đó được sản xuất khoảng 30 nghìn chiếc.
T-80 là một chiếc xe tăng rất đặc biệt với khoảng 10 nghìn chiếc được chế tạo. Tính đến năm 2017, Quân đội Nga có gần 500 xe trong số họ đang phục vụ, phần còn lại được niêm cất trong kho.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã ký hợp đồng hiện đại hóa 60 chiếc T-80B /BV lên chuẩn T-80BVM. Sự kiện này thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự, cả trong và ngoài nước, lý do tại sao?
Trong Chiến tranh Lạnh, những chiếc xe tăng này đã phục vụ ở cực Tây biên giới. Nhờ có động cơ turbine khí, chúng có thể nhanh chóng khởi động ngay cả trong sương giá và thực hiện những cuộc hành quân nhanh chóng ở tốc độ đáng nể cho một chiếc xe hạng nặng.
Đây là một phương tiện tấn công lợi hại nhưng cũng tồn tại nhược điểm vì động cơ GTE quá tiêu tốn nhiên liệu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sau năm 1991, khi Nga trở thành "bạn bè" với phương Tây, T-80 đã trở nên thừa thãi và thay vào đó là những cỗ chiến xa thực tế và kinh tế hơn lắp động cơ diesel như T-72 và T-90, chúng đã trở thành xe tăng chiến đấu chính.
Vi sao Nga tai trang bi hang loat
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM của Nga

Hiện tại nhiều thứ đã thay đổi, T-80BVM được trang bị động cơ turbine khí GTD-1250TF nâng cấp có công suất 1250 mã lực. Điều này làm cho nó thậm chí còn "phản ứng" hơn, nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu đã giảm.
Tháp pháo được trang bị pháo 2A46M-4 cỡ 125 mm, súng máy NSVT và PKT, cũng như hệ thống kính ngắm Sosna-U, cho phép chiến đấu bất cứ lúc nào trong ngày, trong mọi thời tiết.
Hệ thống vũ khí tên lửa dẫn đường Reflex sẽ giúp tiêu diệt xe bọc thép của đối phương ở khoảng cách lên tới 5 km. Mức độ bảo vệ cũng được tăng lên nhờ giáp phản ứng nổ Relikt và các yếu tố bản lề.
Sự xuất hiện của T-80BVM đã gây ra một phản ứng trái chiều trong cộng đồng chuyên gia. Có ý kiến cho rằng ngoài tốc độ khác thường cho một chiếc xe tăng, T-80BVM không có lợi thế đặc biệt nào so với T-72B3 đời 2016 hoặc T-90M. Ngoài ra việc duy trì các dòng xe tăng khác nhau như vậy làm cho quá trình bảo trì tốn kém hơn.
Nhưng có một ý kiến khác, như đã đề cập, ưu điểm chính của T-80BVM là khả năng khởi động gần như ngay lập tức ở nhiệt độ thấp, cũng như tốc độ di chuyển phi thường của nó.
Phần lớn nói rằng người nhận đầu tiên là Hạm đội phương Bắc, nơi bảo vệ biên giới tại Bắc Cực của đất nước. Rõ ràng Bộ Quốc phòng Nga đang nghiêm túc chuẩn bị cho một cuộc đối đầu ở khu vực quan trọng chiến lược này.
Tốc độ cao và khả năng cơ động cũng có thể hữu ích cho các xe tăng triển khai ở hướng tây, nơi hoạt động quân sự của NATO đang gia tăng, và đáng chú ý, theo hướng Đông, T-80BVM sẽ đi đến biên giới Thái Bình Dương của Nga, khu vực Viễn Đông rộng lớn cũng rất cần chiếc chiến xa có sức cơ động tốt, và đó là lý do tại sao những "xe tăng phản lực" này đang quay trở lại ngày càng nhiều.


Báo Nga: Pháo tự hành 85mm Việt Nam diệt mọi mục tiêu
(Quốc phòng Việt Nam) - Sau khi báo QĐND đăng tải hình ảnh hệ thống pháo tự hành PTH85-VN18, chuyên gia của Sputnik đã có bài viết về vũ khí của Việt Nam.

Gần đây, nhiều quốc gia rất chú trọng việc phát triển những hệ thống pháo tự hành bánh lốp. Ví dụ, Nga phát triển pháo tự hành Koalitsiya-SV-KSH trên khung gầm tám bánh KamAZ 8x8, pháo tự hành 2S40 Floks trên khung gầm sáu bánh Ural 6x6, hoặc pháo tự hành PLC-181 của Trung Quốc (còn được gọi là SH-15) trên khung gầm xe tải Shaanxi 6x6 chủ yếu dành cho các hoạt động ở vùng núi.
Bao Nga: Phao tu hanh 85mm Viet Nam diet moi muc tieu
Pháo tự hành Việt Nam.
Việt Nam cũng bắt kịp xu hướng thế giới này. Nhưng đã lựa chọn phương pháp rẻ hơn, sử dụng các mẫu thiết bị và vũ khí đã có sẵn. Ví dụ, các kỹ sư Việt Nam đã chế tạo hệ thống pháo cơ động dã chiến, đặt pháo lựu M101 105mm của Mỹ (vẫn còn khá ghê gớm) trên xe tải hạng nặng bánh lốp 6x6 Ural-375 của Liên Xô.
Và nhà máy Z751 đã thiết kế chế tạo thành công hệ thống vũ khí PTH85-VN18. Pháo chống tăng 85mm D-44 của Liên Xô được đặt trên xe tải ba trục Ural-43206.
Hiện nay hầu hết các pháo tự hành hiện đại của nước ngoài đều có cỡ nòng 120,152, 155 mm. Phải chăng điều đó có nghĩa là 85mm không còn phù hợp nữa? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nga về các hệ thống pháo binh Alexei Leonkov lưu ý rằng, còn quá sớm để cỡ nòng này bắt đầu "nghỉ hưu".
Cỡ nòng 85mm chiếm vị trí vàng giữa các khẩu pháo tự động 30- 57mm và pháo 100 mm trên một số phương tiện chiến đấu (như BMP-3 của Nga). Câu hỏi đặt ra là Pháo binh Việt Nam sẽ chủ yếu sử dụng loại đạn nào cho pháo tự hành PTH85-VN18, liệu pháo tự hành mới có thể được trang bị hệ thống ngắm và điều khiển hỏa lực hiện đại nhất?
Pháo D-44 có tốc độ bắn khá tốt (15 phát/ phút). Các chuyên gia đã phát triển nhiều loại đạn cho nó: đạn phá mảnh, đạn xuyên giáp, đạn dưới cỡ nòng, đạn tự hành...
Chuyên gia Leonkov cho rằng, hiệu quả sử dụng pháo tự hành Việt Nam chống lại các thiết bị quân sự hiện đại phụ thuộc phần lớn vào loại đạn và trình độ của bộ đội pháo binh.
Để chống lại các loại xe tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ, khẩu pháo này phải bắn thẳng vào sườn xe. Bằng cách này mới có thể tiêu diệt chiếc xe tăng, Alexey Leonkov lưu ý.
Mặt khác, pháo tự hành của Việt Nam có thể hoạt động rất hiệu quả chống lại các phương tiện bọc thép hạng nhẹ - xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, súng cối, nhiều hệ thống pháo bắn loạt, tên lửa dẫn đường chống tăng, hệ thống phòng không.
Đối với Việt Nam, là một quốc gia biển, nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo phòng thủ bờ biển và các vùng biển lân cận. Chuyên gia Nga cho rằng, cơ cấu pháo tự hành bao gồm một khẩu pháo D-44 đặt trên khung gầm xe tải Ural sẽ hữu ích để giải quyết nhiệm vụ này.
"Hiện có rất nhiều hệ thống pháo binh phòng thủ bờ biển trên khung gầm xe. Ví dụ, tổ hợp pháo bờ biển di động 130mm Bereg của Nga. Nhưng, nếu có kính ngắm hiện đại, thì ngay cả khẩu pháo 85mm cũng có thể chống lại các tàu bọc thép (tàu đổ bộ) của đối phương, hơn nữa, chống lại con tàu ở cách xa bờ biển: tầm bắn tối đa của D-44 lên tới 15 km.
Ngoài ra, pháo tự hành có thể được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc thép đang lên bờ (xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh) và chống lại lính đổ bộ của đối phương", chuyên gia Alexei Leonkov nói.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Lần thứ 2 MIM-23 Hawk Thổ Nhĩ Kỳ bị MiG-29 phá hủy
(Vũ khí) - Lần thứ 2 kể từ tháng 7/2020, hệ thống phòng không tầm trung MIM-23 Hawk Thổ Nhĩ Kỳ điều đến Libya đã bị MiG-29 tấn công phá hủy.

Theo nguồn tin quân sự tại Libya, lực lượng Không quân của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã dùng tiêm kích MiG-29 thực hiện chiến dịch không kích vào căn cứ Al-Watiya do Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) kiểm soát, gây thiệt hại nặng cho cả Thổ và GNA.
Thông tin từ căn cứ này cho biết, có ít nhất một hệ thống 5 hệ thống phòng không MIM-23 Hawk bị phá hủy hoặc bị hỏng nặng, một số xe tăng, xe chiến đấu bị phá hủy. Cùng với đó một số tòa nhà kiên cố tại căn cứ này cũng bị hỏng nặng.
1596937179997.png

1596936567996.png

Lan thu 2 MIM-23 Hawk Tho Nhi Ky bi MiG-29 pha huy
Hệ thống MIM-23 Hawk.
Điều bất ngờ là tất cả những hệ thống phòng không bị phá hủy tại căn cứ này đều đang được triển khai trong trạng thái trực chiến nhưng vẫn không thể phát hiện được sự xâm nhập và không kích của MiG-29.


Lý giải điều này, giới chuyên gia cho rằng rất có thể chiến đấu cơ MiG-29 đã dùng hệ thống tác chiến điện tử (EW) tấn công áp chế để bịt bắt radar của MIM-23 Hawk và toàn bộ hệ thống trinh sát được Thổ triển khai quanh khu vực này.
Theo Southfront, đây là lần thứ 2 kể từ tháng 7/2020, vũ khí chuyên săn mục tiêu mục tiêu đường không của Thổ trở thành nạn nhân tại căn cứ chiến lược Al-Watiya.
Trong trận không kích đầu tháng 7, máy bay MiG-29 đã tấn công và phá hủy tới 9 hệ thống MIM-23 Hawk và khiến gần như toàn bộ hệ thống phòng không Ankara triển khai tại Al-Watiya tê liệt trong một thời gian.

Theo nguồn tin này, có ít nhất 4 máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Libya đã được huy động tham gia cuộc tấn công tên lửa trực tiếp để đánh bại các tổ hợp phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một video xuất hiện trước đó được cho là ghi lại cuộc tấn công của máy bay chiến đấu MiG-29, tuy nhiên thực chất chúng ta đang nói về một video được thực hiện vài năm trước, mặc dù thực tế vụ tấn công của lực lượng không quân Libya được xác nhận bằng hình ảnh vệ tinh.
Cần lưu ý rằng dữ liệu đáng tin cậy về nơi các máy bay chiến đấu MiG-29 đến từ Không quân LNA vẫn chưa được công bố, nhưng các nguồn tin Syria đã báo cáo trước đó rằng chúng là máy bay chiến đấu Nga được chuyển đến Libya qua đường Syria.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù đã được hiện đại hóa nhưng MIM-23 HAWK do Mỹ sản xuất vẫn là một tổ hợp phòng không cũ, không còn đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, có thể đây là lý do khiến Thổ đã điều HISAR-A đến Libya ngay sau khi MIM-23 HAWK bị phá hủy.

Mig29 không phải tàng hình, không cần núp không phận thằng nào hết, thẳng tay vả vỡ mõm đối thủ ... Đâu như F35 của Do thái nào là tàng hình mà vẫn phải núp váy không phận Lebanon đâu nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Tác dụng kinh ngạc lớp phủ bằng vàng và thiếc trên Su-57
(Vũ khí) - Kính buồng lái của Su-57 bảo vệ phi công khỏi bức xạ điện từ, tia cực tím, hồng ngoại, cũng như khỏi tác động bức xạ ánh sáng vụ nổ hạt nhân.

Những tính năng ưu việt được Nga trang bị cho tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 vẫn chưa được cung cấp đầy đủ cho báo giới, nhiều thứ hiện vẫn còn trong vòng bí mật và chỉ thỉnh thoảng mới được hé lộ thêm.
Mới đây hãng thông tấn Nga RIA Novosti trong cuộc phỏng vấn tổng giám đốc của nhà phát triển ONPP Technology - ông Andrey Silkin đã được cung cấp một thông tin rất đáng chú ý.
Đó là phi công điều khiển Su-57 được bảo vệ khỏi tác động của bức xạ điện từ, tia cực tím và hồng ngoại, cũng như tác động của bức xạ ánh sáng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân, ông Silkin nói trong Ngày chấp nhận các sản phẩm quân sự.
Do vật liệu mới, khả năng tàng hình trước radar của buồng lái cũng đạt được. Đồng thời theo ông Silkin: "Những tính năng ưu việt của kính buồng lái đã tăng gấp đôi với trọng lượng giảm xuống một nửa", RIA Novosti trích dẫn phát biểu.
Ông A. Silkin làm rõ rằng các chỉ số như vậy đã đạt được thông qua việc sử dụng công nghệ tạo hình kính máy bay từ polycarbonate nguyên khối, cũng như thông qua sự lắng đọng từ tính của lớp phủ đa chức năng đặc biệt, dựa trên hợp kim vàng và thiếc.
Tac dung kinh ngac lop phu bang vang va thiec tren Su-57
Những chi tiết như kính buồng lái của tiêm kích tàng hình Su-57 cũng là sản phẩm công nghệ cao với chi phí lớn
Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga, nó thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào năm 2010. Hợp đồng cung cấp 76 chiếc tiêm kích tàng hình loại này cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã được ký kết tại Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2019.
Hiện tại, các thử nghiệm của Su-57 này đang diễn ra, trong đó chức năng của các hệ thống, cũng như các chế độ hoạt động của động cơ giai đoạn hai đang được kiểm tra. Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Su-57 đã được thử nghiệm thành công ở chiến trường Syria, RIA Novosti lưu ý.
Dự kiến việc giao hàng lô Su-57 sản xuất hàng loạt cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ bắt đầu vào năm 2020, hiện chưa rõ đơn giá cụ thể của từng máy bay, nhưng với tính năng và vật liệu chế tạo như trên thì chắc chắn con số này sẽ không thể rẻ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Dùng trọng pháo, tăng châu Âu có hạ được T-14?
(Vũ khí) - Để tăng sức mạnh và khả năng đối phó với xe tăng Armata Nga, Đức và Pháp đã nâng cấp và trang bị trọng pháo 130mm cho xe tăng của mình.

Vừa qua Tập đoàn Nexter (Pháp) giới thiệu pháo chính cỡ 140mm để trang bị cho tăng Leclerc của nước này và giúp các xe tăng của châu Âu có vũ khí đủ uy lực để giáp chiến với xe tăng T-14 Armata của Nga.
Cùng với đó, Đức cũng lao vào cuộc chạy đua chế tạo một loại siêu pháo tăng thế hệ mới để chống lại xe tăng Armata của Nga. Trước đó, Mỹ, Anh, Ba Lan… đã tuyên bố các kế hoạch phát triển xe tăng mới để đối phó với loại xe tăng chưa được biên chế của Nga.
Dung trong phao, tang chau Au co ha duoc T-14?
Xe tăng Leclerc của Pháp.
Ngay từ triển lãm vũ khí Eurosatory-2016, Tập đoàn quân sự Đức Rheinmetall Defence đã công bố mẫu thử nghiệm khẩu pháo mới, được giới thiệu là một phương tiện chiến đấu khắc tinh của T-14 Armata và T-90 Nga.
Loại pháo xe tăng mới của Rheinmetall là một khẩu pháo nòng trơn, cỡ nòng 130 mm (lớn hơn cỡ nòng hiện tại của Armata là 125mm), có trọng lượng khoảng ba tấn, trọng lượng thân pháo là 1400kg.
Dự kiến sản phẩm mới sẽ hoàn tất về công nghệ vào khoảng năm 2025, sau đó tạm thời Đức sẽ tích hợp loại pháo này trên nền tảng của Leopard để sử dụng trong khi chờ một loại xe tăng thế hệ mới ra đời.
Giới phân cho rằng, việc chế tạo pháo mới cũng không giúp một loại xe tăng nào chiếm được ưu thế trước Armata bởi trong tương lai, loại MBT mới này của Nga có thể được tích hợp pháo chính hoàn toàn tự động loại 152mm và có thể sử dụng đạn Uranium nghèo.
Hơn nữa, điều làm nên sức mạnh của Armata không chỉ là hỏa lực siêu mạnh mà còn nằm ở các công nghệ tiên tiến và các hệ thống phòng vệ, giúp nó trở nên bất khả chiến bại trước các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Leclerc của Pháp, Challenger 2 của Anh hay Merkava của Israel.
Dù được trang bị trọng pháo nhưng theo giới chuyên gia, sẽ rất khó để hạ gục T-14 Armata của Nga.
Theo Phó Tổng giám đốc của Nhà máy Uralvagonzavod là ông Vyacheslav Khalitov, Armata là xe tăng thế hệ khác, vượt hơn các mẫu tương tự đến 25%, đặc biệt là về độ an toàn. Các mẫu xe chiến đấu dựa trên nền tảng Armata cũng có tính năng tương tự.
Ông lưu ý rằng hiện Armata đang được bảo vệ bằng hệ thống phòng thủ bị động mạnh nhất trên thế giới với vỏ giáp đồng nhất chế tạo bằng vật liệu mới và công nghệ mới diêu bền, cùng với các loại giáp phản ứng nổ siêu hạng, có khả năng chống cả các đầu nổ chống tăng kép (Tandem)
Ngoài ra, mẫu thiết giáp bánh xích trên nền tảng Armata mà Nga chế tạo với hệ thống an ninh 4 cấp hiện nay là độc nhất vô nhị trên thế giới, và cho phép công nghệ xe tăng của Nga vượt hơn các nước dẫn đầu như Mỹ, Israel, Đức và Pháp khoảng 10-20 năm.
Cấp độ đầu tiên của hệ thống bảo vệ chú trọng tới việc giảm thiểu các nguồn bức xạ nhiệt, điện từ và hồng ngoại của Armata, khiến đối phương khó phát hiện xe bọc thép trên chiến trường trong phạm vi dải tần radar, tia hồng ngoại và kính quang học.
Cấp độ bảo vệ thứ hai là hệ thống phòng thủ chủ động (APS - Active Protection Systems), sử dụng thiết bị gây nhiễu hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường, khiến đạn pháo và tên lửa chống tăng bay chệch hướng, không thể bắn trúng mục tiêu.
Cấp độ thứ ba là hệ thống bảo vệ chủ động, gồm có hệ thống radar mảng pha chủ động trên xe, cho phép phát hiện và tiêu diệt đạn pháo ngay trên đường bay của chúng đến Armata, nếu đạn pháo, tên lửa vượt qua cả hai cấp độ trên.
Với những cấp độ bảo vệ của tăng Armata cho thấy, việc những cỗ tăng của phương Tây chỉ được nâng cấp sức mạnh của từng phát bắn là chưa đủ để hạ gục được xe tăng thế hệ mới của Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Phòng thủ Mỹ tại Iraq lập công nhưng không phải Patriot
(Vũ khí) - Hệ thống phòng thủ tại Vùng Xanh Iraq của Mỹ vừa lập công khi đánh chặn tên lửa tấn công vào khu vực này.

Vụ tấn công diễn ra sáng sớm 5/8 (giờ địa phương) khi một quả tên lửa tấn công vào khu vực có sự hiện diện của Đại sứ quán Mỹ. Nguồn tin địa phương cho biết, quả tên lửa tấn công đã rơi vào khu vực đất trống tại Vùng Xanh, trong khi đó đài truyền hình al-Arabiya có trụ sở tại UAE khẳng định quả đạn đã bị đánh chặn.
Vũ khí lập công không phải là Patriot hay hệ thống đánh chặn mini từng được Mỹ giới thiệt mà là C-RAM - vũ khí nguyên bản là hệ thống đánh chặn trên hạm nhưng đã được hoán cải để tác chiến trên cạn.
Phong thu My tai Iraq lap cong nhung khong phai Patriot
Hệ thống C-RAM.
Sau vụ tấn công vài giờ, lực lượng an ninh Iraq còn tìm thấy thêm 7 quả đạn 107mm ở quận Dora ở Baghdad. Các tên lửa đã được chuẩn bị để phóng nhằm vào Vùng Xanh. Một camera Wi-Fi cũng được tìm thấy ở vị trí này.
Quả tên lửa bị đánh chặn được xác định cũng phóng từ vị trí tìm thấy 7 quả đạn chưa kịp phóng.
Kể từ hôm 5/7, khu vực gần sân bay quốc tế Baghdad (nơi có lính Mỹ đồn trú) và Vùng Xanh - nơi đặt Đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã liên tiếp bị tấn công bằng tên lửa và pháo phản lực Katyusha và tên lửa tầm ngắn.
Cuộc tấn công đầu tiên xảy ra hôm 5/7 khi một số tên lửa đồng thời tấn công vào gần sân bay và Vùng Xanh. Trong cuộc tấn công này, hệ thống Patriot được ghi nhận đã chặn thành công ít nhất 1 quả đạn, trong khi một số quả còn lại rơi xuống khu vực này như không gây thương vong.
Sau đó đúng 2 ngày, một vụ tấn công tiếp theo cũng nhằm vào khu vực Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Có ít nhất 2 quả đạn rơi xuống đất trong khi một số quả đã bị đánh chặn. Phía Mỹ cho rằng, những cuộc tấn công đều do lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn thực hiện.
Đây chính là lý do khiến Mỹ tăng cường triển khai C-RAM cùng Patriot bảo vệ khu vực trọng điểm này. Được biết, C-RAM là phiên bản cơ động trên bộ của hệ thống chống tên lửa Phalanx trên tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Hệ thống này bắt đầu được Mỹ triển khai để bảo vệ những mục tiêu trọng điểm của mình ở Trung Đông từ đầu năm 2019 và mới được tăng cường thêm một số hệ thống.

Hệ thống C-RAM đầu tiên được triển khai ở Iraq vào năm 2006 để bảo vệ Vùng Xanh nhưng nó đã được rút để phục vụ việc nâng cấp. Trước khi tái triển khai đến khu vực này, C-RAM hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ qua các cuộc thử nghiệm khi đánh chặn thành công tới 80% số đạn tấn công.
Trong 2 năm qua, vũ khí này đã đánh chặn thành công hàng trăm mục tiêu. Tầm bảo vệ C-RAM nó là 4km, giá một hệ thống là 15 triệu USD. Hiện nay, tại mỗi căn cứ Mỹ và Vùng Xanh tại Iraq được triển khai khoảng 10 hệ thống C-RAM tạo thành chiếc ô phòng thủ chắc chắn.
Các binh sĩ Mỹ tự hào rằng kể từ khi được tăng cường trang bị hệ thống C-RAM, không một binh sĩ nào ở đây phải chết hay bị thương do các cuộc tấn công bằng pháo phản lực của lực lượng phiến quân nữa.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Các tướng Lầu Năm Góc có thêm lý do để đau đầu
(Bình luận quân sự) - Với việc đưa S-500 trang bị, đã không chỉ còn một mình Matxcova mới được bảo vệ trước một cuộc tấn công tên lửa

Xin được giới thiệu cùng bạn đọc bài viết tiếp về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia, nguyên kỹ sư chính của TSNIIMASH (Từ viết tắt tiếng Nga của Viện Khoa học- Nghiên cứu chế tạo máy Trung ương- một trung tâm khoa học- nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa-ND)Vladimir Tuchkov đăng trên báo “Svobodnaia Pressa” ngày 5/8/2020 .
Bài báo cung cấp một số thông tin khá thú vị của “người trong cuộc”, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc. Xin lỗi vì đôi chỗ chúng tôi có mở ngoặc để làm rõ hơn ý của tác giả.

Cac tuong Lau Nam Goc co them ly do de dau dau
Tổ hợp S-500 (Ảnh: militaryarms.ru)
Ngày chủ nhật vừa qua (2/8), Tờ báo Trung Quốc "Nhân dân Nhật báo" (Cơ quan ngôn luận của BCH TW *** Trung Quốc) đã cho đăng tải bài báo bàn về việc hệ thống tên lửa phòng không S-500 "Prometheus" khi được đưa vào trang bị sẽ có những đóng góp gì cho hệ thống (nói chung) phòng không và phòng thủ chống tên lửa (đánh chặn) của (quân chủng) Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga.
Các tác giả của bài báo đăng trên “Nhân dân Nhật báo” nói trên đã không phải là không có cơ sở khi cho rằng sự kiện trên (thời điểm đưa S-500 vào trang bị”) sẽ không còn xa nữa.
Để chứng minh cho khẳng định này, các tác giả đã nhắc lại rằng S-500 đã được thành công ở Syria vào mùa thu năm ngoái,- nó đã thể hiện được chất lượng tác chiến xuất sắc và khẳng định được những tính năng kỹ- chiến thuật ưu việt của mình.
Vâng đúng là khi đó (mùa thu năm 2019), hầu như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới đều đã đưa tin về việc S-500 được thử nghiệm tại Syria. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã ngay lập tức có phản ứng trước luồng thông tin gây bão này với tuyên bố khẳng định rằng không nhất thiết cứ phải thử nghiệm S-500 tại Syria.
Nhưng đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng S-500 sẽ được đưa vào trang bị cho Quân đội Nga ngay trong những năm tới, đúng như Phó Thủ tướng phụ trách mảng tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga Yuri Borisov đã cam kết một năm trước đây. Còn Xergei Chemezov, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhà nước Rostec cũng đã khẳng định là tổ hợp S-500 đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Tờ “Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc cho rằng điểm mạnh của hệ thống phòng không và phòng chống tên lửa Nga là tính phân tuyến (nhiều tầng nhiều lớp) của nó.
Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu rằng những gì chúng ta đang nói tới ở đây là các phương tiện phòng thủ những vùng lãnh thổ nhất định phân công cho Bộ đội phòng không chịu trách nhiệm.
Khác với các tổ hợp của Lục quân được thiết kế để bảo vệ các đơn vị và binh đoàn binh chủng hợp thành trước các cuộc tấn công từ trên không khi (những đơn vị và binh đoàn này) đang hành tiến hoặc đang trú quân tại những địa điểm nhất định.
Những tổ hợp tầm ngắn "đàn em" chịu trách nhiệm ở các tuyến của mình. Trong đó có tổ hợp tên lửa- pháo phòng không "Pantsir". Vào thời kỳ đầu, “Pantsir” có bán kính phòng thủ chỉ trong phạm vi 15 km.
Tuy nhiên, những biến thể sau này của tổ hợp đã "vượt qua" đáng kể giới hạn đó và "lấn sân" vào cự ly hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần. Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Pechora" là một tổ hợp thuộc các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần với tầm bắn vào khoảng 50 km.
Nhưng S-125 hiện đã được thay thế bằng tổ hợp tên lửa phòng không S-300 hiện đại hơn với cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa của những biến thể “trẻ nhất”- lên tới 75 km.
Cac tuong Lau Nam Goc co them ly do de dau dau
Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Nga “Pantsir”
Những biến thể “đàn anh” của S-300 đã có cự ly bắn tầm trung và có thể tiêu diệt những mục tiêu khí động học ở khoảng cách tới 200 km.
Bộ đội Phòng không Nga cũng đã tiếp nhận một số tổ hợp tên lửa phòng không lục quân S-300VM “Antey-2500” được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Trong năm nay, Quân đội Nga cũng đã đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-350 “Vityaz “.
Các tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất của Nga S-400 "Triumph" “làm việc” ở cả dải cự ly tầm trung và tầm xa – tầm bắn của chúng lên tới 400 km.
Với việc đưa S-500 vào trang bị, diện tích khu vực phòng thủ mà hệ thống chịu trách nhiệm sẽ được mở rộng đáng kể.
Với S-400, bán kính hoạt động của radar phát hiện các mục tiêu trên không của nó đạt tới 600 km, với S-500 – tới 550km -600 km. Cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu lần lượt là 400 km (S-400) và 600 km (S-500).
Điều đó, tất nhiên, là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, những ưu điểm chủ yếu của việc đưa S-500 vào trang bị cho Bộ đội Phòng không lại không phải là ở chỗ đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào tham số này (tầm bắn), thì hệ số hiệu quả của tổ hợp mới cũng chỉ tăng có 1,5 lần.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng hệ số này (hệ số hiệu quả) phải là 2. Sở dĩ khi vậy là vì khi thực hiện dự án S-500, các công trình sư và kỹ sư Nga đã đi theo một hướng thiết kế hoàn toàn mới.
Về bản chất, S-500 – đó là hai hệ thống. Một hệ thống có chức năng tiêu diệt các mục tiêu khí động học - máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa hành trình (có cánh), hệ thống còn lại – đánh chặn các tên lửa đạn đạo.
Cả hai bộ phận cấu thành của tổ hợp này (S-500) có các tên lửa riêng, các radar riêng, các hệ thống điều khiển riêng.
Có nghĩa là, nhờ có sự phân công “tách bạch” chức năng phòng không và chức năng chống tên lửa, nên S-500 có được sự linh hoạt mà không có một tổ hợp tên lửa phòng không nào khác có thể có được: cả S-400, cả các tổ hợp “Patriot”, THAAD lẫn “Aegis” của Mỹ.
Tổ hợp S-500 có thể đánh chặn cả máy bay và cả tên lửa đạn đạo với một hiệu quả tương đương nhau. Và gần đây vừa mới có thông tin cho rằng: kể cả các tên lửa siêu thanh (M>5) cơ động cũng không thể “trốn” được các tên lửa đánh chặn của “Prometheus”.
Tuy nhiên, tuyên bố này, như người ta thường nói, mới ở dạng treo lơ lửng trên không, chưa được khẳng định bằng bất kỳ một bằng chứng thực tế nào.
Cac tuong Lau Nam Goc co them ly do de dau dau
Tổ hợp THAAD của Mỹ
Thành phần quan trọng bậc nhất của hệ thống có chức năng phát hiện, nhận dạng mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn đến mục tiêu- đó là các radar ăng ten mạng pha chủ động .
Có hai "bộ" radar tất cả- bộ (radar) "khí động học" và bộ (radar) "đạn đạo". Mỗi "bộ" lại có hai radar – một radar phát hiện và một radar dẫn đường. Các mục tiêu khí động học, như đã nói ở trên, được phát hiện ở cự ly lên tới 800 km.
Những mục tiêu đạn đạo có đường bay ở độ cao lớn có thể được “nhìn thấy rất rõ" trong vòng bán kính 2.000 km và những khối tác chiến tách ra từ tên lửa đạn đạo có diện tích phản xạ radar hiệu dụng 0,1 m2- ở cự ly 1.300 km.
Cùng với đó, theo chính những chuyên gia của “Almaz-Antey” tham gia thiết kế S-500 đã khẳng định thì so với S-400, khả năng phát hiện các mục tiêu được chế tạo theo công nghệ tàng hình của S-500 đã tăng lên đáng kể.
Tuy vậy, tổ hợp mới này cũng “thừa kế” một số “nhân tố” từ S-400. Trong số mười tên lửa đánh chặn, có bảy quả là "cũ" – chúng được sử dụng cho "Triumph" (S-400). Chúng khác nhau về cự ly bắn, chiều cao đánh chặn, tốc độ - cả của “mình” và của cả mục tiêu cần đánh chặn, các tính năng khí- động học, nguyên tắc làm việc của đầu tự dẫn.
Mỗi một tên lửa đánh chặn trong số đó đều đối phó hiệu quả nhất với lớp mục tiêu “được giao”- cả các mục tiêu tốc độ cao, mục tiêu bay thấp, mục tiêu bay cao, mục tiêu cơ động, mục tiêu tàng hình, mục tiêu bay treo như máy bay lên thẳng, và v.v.
Có ba tên lửa mới được thiết kế riêng cho “Prometheus”. Tên lửa 40N6M (40Н6М ) là tên lửa đánh chặn khí động học có tầm bắn xa nhất- cự ly tiêu diệt mục tiêu của nó đạt tới 600 km.
Các tên lửa 77N6-N và 77N6-N1 (77Н6-Н và 77Н6-Н1) có nhiệm vụ đánh chặn những tên lửa đạn đạo bay với tốc độ tới 7 km / s. Chúng có khả năng chắc chắn (với xác suất 0,75-0,9 khi đánh chặn bằng một quả tên lửa) tiêu diệt tên lửa đạn đạo- từ tên lửa đạn đạo chiến dịch- chiến thuật đến tên lửa đạn đạo tầm trung.
Có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở pha cuối của quỹ đạo bay. Theo Tập đoàn “Almaz-Antey”, trong một số điều kiện nhất định, nó có thể chặn các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở pha giữa của quỹ đạo.
Các tính năng bay của các tên lửa 77N6 và 77N6-N1 (hai tên lửa còn lại) không được tiết lộ. Chỉ biết rằng chúng không mang khối tác chiến nổ phá mảnh, mà là khối tác chiến động lực. Có nghĩa là, phá hủy tên lửa bị đánh chặn bằng cú va chạm cơ học cực mạnh.
Hiện đang có một số tuyên bố từ những nguồn có thẩm quyền và am hiểu liên quan đến việc một trong hai tên lửa này được quy chuẩn với tên lửa đánh chặn53Т6М của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-235 “Nudol” sắp được triển khai để bảo vệ Matxcova và khu vực Trung tâm.
Với tầm bắn 100 km, nó được thiết kế để đánh chặn ở tầm gần. Có những tính năng động lực học độc đáo và tính năng tốc độ tuyệt vời. Khả năng chịu được lực quá tải theo chiều dọc cho phép của nó là 210 g, theo chiều ngang - 90 g, - và đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối.
Bên cạnh đó, có một sự khác biệt cực kỳ quan trọng giữa thành tố chống tên lửa của tổ hợp“Prometheus” với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Matxcova và khu vực Trung tâm “Nudol”- đó là: “Prometheus” là một tổ hợp cơ động.
Đúng, các bệ phóng tên lửa đánh chặn 53T6M (của “Nudol”) cũng cơ động. Nhưng chúng sẽ, như người ta thường nói, chỉ quanh quẩn trong một khu vực có bán kính hạn chế, có nghĩa là, nó luôn phải “gắn với” trạm radar “Don-2” cố định.
Và từ đây, một nước đột phá chiến lược lớn. Tổ hợp S-500 có thể được triển khai ở bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ Nga. Và, thành thử , chúng sẽ có thể bảo vệ những khu vực này trước các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với độ tin cậy tương tự như “Nudol” (khi bảo vệ Matxcova và khu vực Trung tâm).

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực

Nga chứng minh Iskander-M không thể bị đánh chặn
(Vũ khí) - Nga vừa chứng minh bằng hình ảnh về khả năng đặc biệt của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M khi phải đương đầu với phòng thủ đối phương.

Tuyên bố về khả năng đặc biệt của Iskander-M được Bộ Quốc phòng Nga công bố qua những hình ảnh về vụ phóng gần đây để chứng minh.
Sau khi quả đạn được phóng đi có quỹ đạo bay rất ổn định, nhưng khi bay vào vùng nguy hiểm có thể phải đối mặt với hệ thống đánh chặn của đối phương, tên lửa đã liên tiếp chuyển hướng cực linh hoạt để thực hiện những quỹ đạo bay không thể đoán trước.
Nga chung minh Iskander-M khong the bi danh chan
Nga công hình ảnh về khả năng chuyển hướng linh hoạt của Iskander-M.
"Chúng ta đang nói về tình trạng quá tải khổng lồ, tốc độ bay và khả năng thay đổi quỹ đạo... Tất cả những yếu tố này khiến khả năng tên lửa này bị đánh chặn bởi phòng thủ đối phương là gần như bằng không", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Trong cuộc diễn tập mới đây được Nga thực hiện với dòng tên lửa chiến thuật này, tốc độ quả đạn lao vào mục tiêu trên mặt đất đo được là trên Mach 6. Iskander-M còn được trang bị loạt đầu đạn khủng khiếp có thể dùng cho từng loại mục tiêu cụ thể.
Iskander có đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh; đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ, đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).
Bản Iskander-M quân đội Nga sử dụng còn có thể trang bị cả đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cần phá hủy triệt để mục tiêu của đối phương.
Sự đáng sợ của Iskander-M không chỉ dừng lại ở đó mà trong giai đoạn cuối của hành trình bay, Iskander-M có khả năng đồng thời tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu thanh trên Mach 6.
"Với những khả năng đặc biệt của Iskander-M, việc tên lửa chiến thuật này bị đối phương đánh chặn là gần như không có dù đó là phòng thủ Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác", nguồn tin quân sự Nga cho biết.
Được biết, hiện nay lực lượng tên lửa Nga đã triển khai Iskander-M ở Kaliningrad, gần bán đảo Crimea - những khu vực Mỹ và phương Tây đang tăng cường các hoạt động quân sự nhằm đối phó với Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
"Varshavyanka" trên biển Địa Trung Hải: không hổ danh “hố đen”
(Vũ khí) - Ba máy bay chống ngầm Mỹ tìm kiếm một tàu ngầm Nga trong vô vọng

Xin giới thiệu tiếp một bài vẫn về chủ đề vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia quân sự, kỹ sư tên lửa Nga Vladimir Tuchkov. Lần này thì về tàu ngầm điện- diesel Dự án 636.3 Nga “Varshavianka” (hay Kilo) và máy bay chống ngầm Mỹ “Poseidon”.
Trên ảnh: Tàu ngầm diesel Dự án 636 “Varshavyanka” của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga (Ảnh: Yuri Smityuk / TASS)
Báo “Bình luận quân sự” (Nga) vừa mới truyền đạt lại một câu chuyện vô cùng gây cảm hứng mới diễn ra vào ngày 3/8 mới đây trên vùng biển phía Đông Địa Trung Hải.
Đó là câu chuyện về việc chiếc tàu ngầm điện- diesel "Varshavyanka" Nga đã khẳng định được danh xưng bất thành văn "hố đen" của mình, buộc Không quân chống ngầm của Mỹ phải “miệt mài” tìm kiếm trên nhiều vùng biển- nhưng vẫn không thể phát hiện được nó.
Tất cả bắt đầu từ việc là theo một “quy trình” đã có từ lâu, một máy bay chống ngầm P-8A “Poseidon” Mỹ được trang bị những thiết bị trinh sát vô tuyến và quang học rất hiện đại đã cất cánh từ căn cứ không quân Sigonella của Ý tới bờ biển Syria.
Để tiếp tục truyền thống tiến hành các hoạt động trinh sát gần hai căn cứ quân sự của Nga- căn cứ của Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga Khmeimim và căn cứ Hải quân NgaTartus.
Đến Tartus, “Poseidon” Mỹ phát hiện ra rằng tàu ngầm “Varshavyanka” Dự án 636.3 Nga đã không còn có mặt ở đó nữa. Người Mỹ cực kỳ quan tâm đến việc- vậy nó đã đi đâu và làm gì.
Không ai biết cái logic nào đã buộc người Mỹ phải cất công tìm mọi cách để xác định kịch bản hoạt động nhiều khả năng nhất của các thủy thủ tàu ngầm Nga.
Chỉ biết chắc chắn rằng ngay sau đó đã có thêm hai chiếc “Poseidon” nữa cất cánh và cả ba chiếc máy bay chống ngầm này bắt đầu bay vòng tuần tiễu trên một khu vực cách bờ biển Síp không xa.
Các máy bay này bật bộ phát đáp khi bay nên đường bay của chúng được theo dõi sát trên cổng giám sát không lưu khu vực và toàn cầu trực tuyến PlaneRadar.
Đường bay của các “Poseidon” này giống hệt như những đường bay thường thấy khi chúng thực hiện nhiệm vụ sục sạo- tìm kiếm tàu ngầm.
Máy bay chống ngầm P-8A “Poseidon”
Hơn nữa, khi nghiên cứu bản đồ di chuyển của “Poseidon” được ghi lại trên cổng PlaneRadar, thấy rõ ràng một điều là các “Poseidon” Mỹ nói trên đã tìm kiếm tàu ngầm Nga trong khu vực biển quanh căn cứ Akrotiri của Không quân Anh trên đảo Síp.
Nhiều khả năng là tàu ngầm "Varshavyanka" Nga đã kiểm tra “độ nhanh nhạy” và khả năng phản ứng của hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của căn cứ Anh nói trên.
Có thể cho rằng tàu ngầm Nga đã hoàn thành nhiệm vụ, bởi vì, như tác giả của bài báo đăng trên “Bình luận quân sự” khẳng định thì ngay cả ba máy bay chống tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ nói trên trên thực tế cũng không có cơ hội nào để phát hiện ra được “hố đen”.
Mặc dù trong trang bị của “Poseidon” có những phao thủy âm vô tuyến được Hải quân Mỹ vinh danh là “hoàn thiện nhất” trên thế giới. Đó là các ANSSQ-125 MAC, AN / SSQ-62D / E DICASS và AN / SSQ-101B ADAR định hướng và không định hướng, được trang bị những đầu thu có độ nhạy cực cao và có khả năng hoạt động ở cả hai chế độ- chủ động và thụ động.
Tuy nhiên, "Varshavyanka" là kiểu tàu ngầm tốt nhất thế giới, với độ ồn thấp kỷ lục. Chính vì thế nên nó mới được gọi là "hố đen". Ở chế độ "bò lén", có nghĩa là khi di chuyển ở tốc độ thấp, các sóng âm từ "Varshavyanka" không vượt quá mức 30-35 dB.
Các thiết bị thủy âm hiện đại nhất được gắn trên các phao hoặc được sử dụng trong hệ thống sonar của tàu ngầm đối phương cũng chỉ có thể "nghe thấy được" tàu ngầm Nga ở khoảng cách 6-7 km, không thể xa hơn.
Tuy nhiên, chỉ có thể phát hiện được “Varshavyanka” ở cự ly như vậy (6-7km) trong các điều kiện lý tưởng. Có nghĩa là khi mà ở khoảng cách hàng chục, thậm chí hàng trăm km quanh nó không có bất kỳ một tàu nào “làm khuấy đục nước” và tạo ra một trường âm mạnh. Nhưng, trên biển Địa Trung Hải, như đã biết, tàu thuyền đi lại rất “nhộn nhịp”.
Còn có những tình huống khác “làm khó” thêm cho việc tìm kiếm "Varshavyanka" khi sử dụng các phương tiện chống ngầm hiện đại. Lấy ví dụ, việc định vị chủ động vị trí của tàu ngầm bằng các nguồn phát sóng âm định hướng không phải lúc nào cũng có hiệu quả.
Nó có nguyên tắc hoạt động giống như một trạm radar, chỉ khác ở chỗ là các phao thủy âm không sử dụng sóng điện từ mà là sử dụng sóng âm. Đơn giản là vì- địa hình phức tạp có thể “che chắn” tàu ngầm trước các sóng âm định vị nói trên.
Báo "Bình luận quân sự” trong phần kết của bài báo có đưa ra các lời khuyên giúp Không quân chống ngầm Mỹ có thể phát hiện được"hố đen" Nga. Nhìn chung, những lời khuyên này tương đối dễ hiểu, chỉ có điều là khó thực hiện:
“Do những tinh chất đặc thù trong việc tìm kiếm- phát hiện dù chỉ một chiếc tàu ngầm điện- diesel có độ ồn cực thấp thuộc lớp “Varshavyanka” Nga bằng Không quân chống ngầm của Lực lượng Hải quân thống nhất NATO, cần phải tiến hành các hoạt động giám sát hết sức chi tiết và thường xuyên từng mỗi km vuông trên khu vực biển được cho là có mục tiêu bằng cách sử dụng một số lượng đáng kể phao thủy âm vô tuyến và các cảm biến ghi nhận sự bất thường của trường từ,- và vì thế- cần nhiều hơn là chỉ một máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A để có thể “mang” hết một số lượng lớn các trang thiết bị như vậy".
Mỹ hiện đã có một trăm chiếc “Poseidon” và sẽ có thêm 22 chiếc nữa. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ để giám sát liên tục từng km vuông tại các khu vực nghi là có mục tiêu, - Mỹ có một số lượng kha khá những khu vực mục tiêu cần phải giám sát như vậy. Và cũng không có đủ phao để bố trí với giãn cách 5-6 km.
Chiếc máy bay chống ngầm được phát triển từ máy bay Boeing-787-800 này của Mỹ, tất nhiên, rất tốt. Tốt cả về các tính năng bay- bán kính tác chiến đạt tới 3.700 km, ở chế độ bay tuần tiễu nó có thể hạ độ cao bay xuống 60 mét.
Và tốt cả về các trang thiết bị đặc biệt vừa có khả năng tiến hành trinh sát trên không và vừa có khả năng phát hiện các tàu ngầm. Thêm nữa, máy bay “Poseidon” còn có các phương tiện tiêu diệt tàu ngầm hiệu quả– ngư lôi và bom sâu, tên lửa hành trình (có cánh) chống hạm "Harpoon".
Tuy nhiên, các “Varshavyanka” Nga lại cũng rất ổn. Hệ thống sonar của nó cho phép phát hiện các tàu ngầm NATO ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần so với khoảng cách mà nó có thể bị các tàu ngầm NATO phát hiện.
Phiên bản mới nhất của tàu ngầm này được trang bị các thiết bị tiên tiến nhất: cả hệ thống phao thủy âm, hệ thống định vị quán tính, hệ thống quản lý thông tin tự động và hệ thống điều khiển vũ khí.
Con tàu này được trang bị một trong những tên lửa có cánh “Kalibr” hiện đại nhất- "Kalibr” này có thể được sử dụng để tiêu diệt cả các mục tiêu ngầm dưới nước, trên mặt nước và cả ven bờ.
Tàu ngầm này hoàn toàn mới, chính vì thế nên nó cũng được trang bị các máy đo đạc hiện đại nhất. Nó bắt đầu được đưa vào trang bị cho Hạm đội Biển Đen năm 2010. Cách đây không lâu, "Nhà máy đóng tàu Admiralty" đã triển khai đóng "Varshavyanka" cho Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga.
"Varshavyanka" đã không ít lần thể hiện được các khả năng tác chiến của mình. Tháng 12/2015, tàu ngầm lớp “Varshavyanka” B-237 “Rostov-na-Donu” đã tấn công quân khủng bố Syria bằng tên lửa “Kalibr” từ phía Đông biển Địa Trung Hải.
Đây là trường hợp tấn công đối phương thực sự bằng tên lửa đầu tiên trong lịch sử Hạm đội tàu ngầm Hải quân Nga.
Có lẽ ai cũng đã biết đến trường hợp "Varshavyanka" đánh chìm tàu ngầm hạt nhân "Los Angeles" của Mỹ. Tất nhiên rồi, mô phỏng thôi.
Đó là khi chiếc tàu ngầm "Varshavyanka" của Nga được Ấn Độ mua lại và đặt tên là Sindhudhvaj tham gia cuộc tập trận Malabar năm 2015 cùng với các tàu nổi và tàu ngầm của Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản.
Tàu ngầm Sindhudhvaj Ấn Độ và tàu ngầm hạt nhân “Los Angeles” Mỹ được giao nhiệm vụ phát hiện nhau trên Vịnh Bengal. "Người Mỹ" đã không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Còn chiếc tàu ngầm Ấn Độ gốc Nga Sindhudhvaj này sau khi phát hiện ra Los Angeles đã bí mật tiếp cận vị trí tấn công,”tiêu diệt” “người Mỹ” bằng các quả ngư lôi 533 ly.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top