[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Chuyên gia Mỹ: Tên lửa AGM-158B đe dọa S-400 tại Syria
(Vũ khí) - Theo chuyên gia Joseph Trevithick, việc F-15E Strike Eagle tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar mang theo AGM-158B có thể đe dọa được cả S-400 tại Syria.

Tuyên bố được chuyên gia Mỹ đưa ra sau khi tiêm kích F-15E (được triển khai tại Al Udeid) có cuộc thử nghiệm thành công với tên lửa hành trình tầm xa AGM-158B, hay còn gọi là JASSM-ER. Vụ phóng được được thực hiện tại bãi thử ở New Mexico từ hôm 7/1/2021.
Tiêm kích F-15E Strike Eagles là một trong những dòng máy bay chiến đấu được không quân Mỹ đặt hàng nhiều nhất và cũng là tiêm kích đi đầu trong việc tích hợp loạt tên lửa tàng hình tàng hình AGM-158B.
1612660028718.png
Tiêm kích F-15E thử sức với tên lửa AGM-158B.
Cuộc thử nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả của việc nâng cấp phần cứng và phần mềm, giúp cải thiện khả năng sát thương của F-15E và loại vũ khí mà nó mang theo.

ADVERTISING
1612660004638.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%




Play


Advertisement: 2:01






X
Trước khi chính thức công bố khai về cuộc thử nghiệm, truyền thông Mỹ cho rằng, F-15E từng dùng AGM-158B san bằng khu nhà của Abu Bakr Al Baghdadi - thủ lĩnh IS tại Syria năm 2019 và tiêu diệt đối tượng này.

Đánh giá về AGM-158B khi được tích hợp lên chiến đấu cơ F-15E, chuyên gia Joseph Trevithick cho rằng, nếu cất cánh từ căn cứ Al Udeid, những chiếc tiêm kích này của Mỹ có thể khiến hệ thống S-400 tại Syria thành nạn nhân.


Vị chuyên gia này cho biết, AGM-158B hiện là tên lửa hành trình được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình, cho phép xâm nhập các khu vực có mạng lưới phòng không dày đặc.

Với tầm bắn tiêu chuẩn 370 km, tên lửa vượt xa khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không S-300 và hoàn toàn đủ sức khiến S-400 do Nga sản xuất bị bất ngờ. Ở phiên bản mới, tầm bắn của tên lửa mở rộng tới gần 1.000km, vượt phạm vi đánh chặn của tổ hợp S-400 (400km).

Điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không Nga sẽ rơi vào tình trạng thụ động, không thể đánh chặn các oanh tạc cơ trước khi chúng phóng tên lửa.


Oanh tạc cơ chiến lược có thể phóng tên lửa mồi để dụ S-400 kích hoạt, sau đó mới tung ra AGM-158B, khiến thứ vũ khí này trở thành một trong những tên lửa diệt hệ thống phòng không Nga hiệu quả nhất.

Với cách đánh đặc biệt của mình, chuyên gia Mỹ tin rằng, việc cả S-300 và S-400 đối phó với AGM-158B là điều không thể và nếu không cảnh giác, hệ thống S-400 có thể còn trở thành nạn nhân của tên lửa Mỹ.

Nhưng vị chuyên gia này thừa nhận, dù S-400 gặp khó trong việc đối phó với những mục tiêu bay thấp như AGM-158B nhưng đi kèm S-400 luôn có những hệ thống đánh chặn phản ứng nhanh Pantsir-S1 - vũ khí được coi là sát thủ với mọi mục tiêu đường không nằm trong tầm bắn.

Thừa nhận của Mỹ khi Nga dùng Oniks tập trận
(Vũ khí) - Sau Kh-31A và Bal-E, Nga tiếp tục dùng tên lửa bờ mạnh nhất của mình tập trận tại Biển Đen khi tàu USS Donald Cook Mỹ đang có mặt tại đây.

Tuyên bố của Hạm đội Biển Đen, Nga cho biết, lực lượng tên lửa bờ Nga đã cơ động triển khai những hệ thống tên lửa bờ đối hải Bastion thực hiện cuộc tập trận diệt chiến hạm địch giả định ở tầm xa ngoài khơi bán đảo Crimea.
"Cuộc tập trận được thực hiện theo kịch bản, phát hiện tàu địch xâm nhập vùng biển và đe dọa an ninh Nga. Lập tức các kíp chiến đấu với thành phần là những hệ thống Bastion đã được cơ động triển khai chiến đấu ngăn chặn", tuyên bố của Hạm đội Biển Nga cho biết.
1612660080823.png
Hệ thống Bastion của Nga.
Dù Nga tuyên bố cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng phản ứng nhanh của các kíp chiến đấu trước những tình huống bất ngờ nhưng giới chuyên gia cho rằng, đây là thông điệp cứng rắn Moscow gửi đến Mỹ và những đồng minh phương Tây tại Biển Đen khi tàu Donald Cooke vào vùng biển này để khẳng định quyền tự do hàng hải và ủng hộ Ukraine và đồng minh trước những "đe dọa từ Nga".
Tuy nhiên, tờ National Interest của Mỹ thừa nhận, chiến hạm Mỹ-NATO chỉ tồn tại được vài phút trước Hạm đội Biển Đen nếu xảy ra xung đột. Tạp chí Mỹ khẳng định rằng, nếu xảy ra xung đột, vài ba chiếc tàu chiến mà Hải quân Ukraine đang có trong tay sẽ bị đánh chìm rất nhanh, còn căn cứ hải quân Berdyansk sẽ lập tức bị phá hủy.

ADVERTISING
1612660054605.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%






Advertisement: 1:35






X
Bên cạnh đó, tạp chí Mỹ cũng đặt câu hỏi, liệu việc gửi tàu chiến của Hải quân Mỹ sang trợ giúp cho Ukraine có phải là điều đúng đắn không, vì Biển Đen "vốn thuộc về Nga".
Báo Mỹ cũng nhắc nhở rằng, năm 2008, Gruzia - quốc gia mà Mỹ đã từng có ý định biến thành đối trọng với Nga trong khu vực - đã bị đánh bại tại Nam Ossetia chỉ trong vòng 48 giờ đồng hồ và điều này hoàn toàn có thể lặp lại với Ukraine.

Nhận định của tờ báo Mỹ hoàn toàn có cơ sở khi Hải quân Nga thuộc Hạm đội Biển Đen đóng ở Sevastopol và Lực lượng Không quân Nga đồn trú ở Crimea có thực lực quân sự quá mạnh so với cả hạm đội Mỹ-NATO chứ đừng nói là đối với Ukraine.
Chiến hạm Ukraine sẽ không thể tồn tại quá vài phút trước sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đen hay biển Azov, chiến hạm Mỹ-NATO sẽ bị các các tổ hợp tên lửa mà Hạm đội Biển Đen được trang bị như tên lửa hạm đối hạm, không đối hạm và bờ đối hạm tiêu diệt, chỉ trong vài phút mà chưa kịp thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Biển Đen đang hiện diện những hệ thống tên lửa chống hạm vô cùng mạnh, ví dụ như hệ thống tên lửa Kalibr trang bị trên các tàu nổi và tàu ngầm diessels-điện lớp Varshavyanka của Nga (tức tàu ngầm Kilo-theo định đanh của NATO), sử dụng tên lửa chống hạm 3M54 có tầm phóng xa tới 660km.

Hoặc các hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion-P, sử dụng tên lửa P-800 Oniks, có tầm phóng 600km (mỗi hệ thống bao quát dải bờ biển tới hơn 1000km), hay tên lửa bờ đối hạm Bal-E, sử dụng tên lửa Kh-35UE, có tầm phóng 300km, bảo vệ 600km bờ biển, trên khai suốt dải bờ biển Nga hoặc trên bán đảo Crimea.
Ngoài ra, các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga trên các sân bay đất liền, có thể bay trên không phận Nga mà vẫn tấn công tiêu diệt được các tàu chiến Mỹ-NATO, với tên lửa hành trình chống hạm Raduga Kh-22 Burya, tầm phóng 600km, đầu đạn nặng tới 1000kg; hoặc các tên lửa chống hạm thế hệ mới Kh-32 Raduga.
Các máy bay chiến đấu của Nga như MiG-29, Su-30, Su-34, Su-35 đều được trang bị các tên lửa chống hạm mạnh mẽ như Kh-31A hay Kh-35U, với tầm phóng vài trăm km, sẵn sàng biến các chiến hạm Mỹ-NATO thành bia tập bắn khổng lồ trên biển.
Nếu các chiến hạm Mỹ-NATO chỉ có thể sống sót được vẻn vẹn vài phút thì với thực lực nhỏ bén hơn nhiều, Hạm đội Biển Đen Nga chỉ cần “một cái chớp mắt” cũng có thể hủy diệt lực lượng của Ukraine trên Biển Đen và biển Azov.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Xe trinh sát hạt nhân RKhM-9 sẵn sàng trực chiến
(Vũ khí) - Theo TASS, Tập đoàn Rostec đã hoàn tất phát triển xe trinh sát phóng xạ hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học (NBC) thế hệ mới RKhM-9.

Thông tin được Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết hôm 29/1, nhà máy Tula thuộc Roskhimzaschita, một công ty con của Rostec - đã hoàn thành việc phát triển dòng xe trinh sát NBC mang tên RkhM-9.
1612660122444.png
Xe RkhM-9 của Nga.
Nhà sản xuất này cũng chính là nơi đã phát triển và sản xuất dòng xe trinh sát NBC RKhM-4 dùng trong xử lý phóng xạ tại sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (ở khu vực nay thuộc Ukraine) năm 1986.
Theo giới thiệu của Rostec, RKhM-9 là dòng xe trinh sát NBC có "bộ trang thiết bị hoàn toàn mới", được phát triển trên khung gầm xe vận tải quân sự bánh hơi Taifun (định danh tiếng Anh là Typhoon) của Nga, phục vụ công tác rà soát, phát hiện các vũ khí hủy diệt hàng loạt trong chiến trường.

ADVERTISING
1612660099590.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:37






X
Xe được trang bị hệ thống lấy mẫu đất, nước, không khí tự động, giúp các quân nhân không phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường có nguy cơ độc hại cao.

Giới chức Nga mô tả RKhM-9 có thể hoạt động hiệu quả gấp hai lần các dòng xe trinh sát NBC mà nước này từng phát triển trước đây.


Nguồn tin quân sự tại Syria từng tiết lộ, trong một số chiến dịch đặc biệt tại Syria hồi năm 2016, xe RKhM-9 được cho là cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên thông tin này không được Nga xác nhận.


Trước đó, tờ Gazeta đưa tin rằng trong năm 2021, lực lượng phòng chống phóng xạ hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học của quân đội Nga sẽ được trang bị hai dòng xe trinh sát NBC mới là RKhM-9 và RKhM-8 (được phát triển trên khung gầm xe bánh hơi Tigr - định danh tiếng Anh là Tiger).

Những xe RKhM-9 có khả năng phân tích tại chỗ thành phần mẫu khí thu được, cũng như được trang bị thêm thiết bị bay không người lái để tiếp cận các khu vực xa xôi, cực kỳ nguy hiểm cho hoạt động của con người, theo Gazeta.

Lần đầu dòng xe RKhM-9 (cùng với dòng xe RKhM-8) được công bố là tại diễn đàn công nghệ quân sự quốc tế ARMY năm 2018 ở Nga. Sau đó, hai dòng xe này đã tham gia lễ diễu binh hồi tháng 5/2020 tại TP Tula

Nga giễu F-35: Mất tiền mua ‘Lợn béo dị tật bẩm sinh’
(Bình luận quân sự) - Lầu Năm Góc mới đây đã phải thừa nhận rằng, các máy bay chiến đấu mới nhất F-35 Lightning II của Mỹ vẫn chưa phù hợp cho cuộc chiến thực sự.

Máy bay siêu đắt những không thể hoạt động
Mới đây, Lầu Năm Góc thừa nhận chỉ có một phần ba phi đội máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II là sẵn sàng cho các hoạt động thực chiến.
Theo đánh giá, tất cả những chiếc máy bay loại này đều mắc phải những "lỗi cơ bản" và ngày càng xuất hiện nhiều chiếc như vậy. Các chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định, rõ ràng là có nhiều điểm không ổn với "tổ hợp hàng không quân sự tối tân" thế hệ mới này.
Chi phí của chương trình máy bay chiến đấu F-35 lên tới một con số kỷ lục là hơn 1 nghìn tỷ USD. Hơn nữa, một phần đáng kể của quỹ đầu tư được chi cho tính năng "tàng hình". Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã hứa trả cho Lockheed Martin thêm 1,9 tỷ USD để hỗ trợ kỹ thuật.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ellen Lord cho biết, chỉ có 36% số F-35 có thể bay và có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu. Phần còn lại "chỉ hoạt động một phần".
Chỉ số sẵn sàng chiến đấu thấp như vậy có liên quan đến các sai sót trong thiết kế và rõ ràng là các kỹ sư Mỹ không có khả năng khắc phục triệt để. Bản thân các chuyên gia Mỹ cũng lưu ý vấn đề về các khiếm khuyết cấu trúc của máy bay trong những năm gần đây đã trở thành thảm họa.
Vào đầu tháng 1, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo việc sản xuất F-35 Lightning II đã bị hoãn chưa rõ thời hạn, do máy bay không sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm chính thức, đã nhiều lần bị hoãn lại. Vì vậy, số phận của nó sẽ còn ở tình trạng lấp lửng trong một thời gian dài.

Chi phí bỏ ra không tương xứng với số lỗi lên tới gần 900 của F-35, cùng với ngoại hình béo tròn của nó đã tạo ra những biệt danh hết sức buồn cười như: “Lợn béo”, “Máy bay đốt tiền”, “Máy bay nghìn lỗi”, “Máy bay đắt nhất mọi thời đại”…
Nga: Lợn béo nhiều ‘Dị tật bẩm sinh’
Bàn về vấn đề này trong bài viết trên trang web của hãng tin Nga Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, F-35 đã gấp rút được đưa vào sử dụng để thay thế F-22 Raptor và giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc chỉ đơn giản là làm ngơ trước những sai sót của dự án.
ADVERTISING
1612660148025.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 3:26






X
Chuyên gia quân sự Nga lưu ý, báo cáo mới nhất của nhóm nghiên cứu Lầu Năm Góc đã tiết lộ về 871 khiếm khuyết.

Rất nhiều trục trặc đã bị phát hiện như: Các vấn đề liên quan đến lớp phủ, cung cấp oxy, hệ thống điều khiển gắn trên mũ bảo hiểm, thiết bị phần mềm và nhiều thứ khác…, chúng được phân loại thành những thứ có thể đe dọa tính mạng phi công và những thứ không quá nguy cấp.

1612660166376.png
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ: F-22 Raptor và F-35 Lightning II
Ví dụ như sau một số chuyến bay ở tốc độ siêu âm, lớp phủ của một số bộ phận thân máy bay đã bị hư hại, nhưng các kỹ sư Mỹ không thể loại bỏ khiếm khuyết này, vì vậy các máy bay chiến đấu mới nhất chỉ được phép bay "cận âm".


Một lỗ hổng khác là áp suất tăng mạnh và bất ngờ trong cabin, không chỉ gây đau đớn mà còn dẫn đến chấn thương sọ não cho phi công.

Một trường hợp khác là sau khi thực hiện một số thao tác trên không, máy bay đột nhiên bắt đầu “sống cuộc sống riêng”, không chịu nghe lệnh điều khiển của phi công (phần mềm).

Phiên bản trên hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ tấn công (F-35B/C) có vấn đề riêng là động cơ trong thời tiết nóng không cung cấp đủ lực đẩy cần thiết cho quá trình cất cánh và hạ cánh.

Chuyên gia Alexey Leonkov nhắc lại, F-35 không phải là sự phát triển đầy lỗi duy nhất của quân đội Mỹ. Có một thời, Lầu Năm Góc đã phải đau đầu với súng trường M-16, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, xe tăng Abrams; thế nhưng chúng vẫn được đưa vào sử dụng.

Chuyên gia Nga giải thích rằng, các cơ cấu vận động hành lang của giới công nghiệp quốc phòng Mỹ muốn kiếm tiền bằng mọi cách, họ hoàn toàn không tính đến việc trong quá trình phát triển các thiết bị quân sự phức tạp, nhiều loại trục trặc khác nhau có thể phát sinh và phải được loại bỏ trong quá trình vận hành thử nghiệm.

Khách hàng trung thành bỏ tiền để mua tật!


Do đó, mặc dù vẫn còn đầy lỗi như vậy nhưng F-35 đã được triển khai thành công trên khắp thế giới. Không quân Mỹ và các quân đội đồng minh đã bổ sung khoảng 600 máy bay loại này (chủ yếu là F-35A).

Những chiếc F-35A đã bay ở Anh, Na Uy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Singapore. Israel thông báo ý định mở rộng đội máy bay chiến đấu này lên 3 phi đội. Một trong những khách hàng mới nhất là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi sẽ mua khoảng 50 chiếc F-35.

Và bất kể tất cả những thiếu sót của nó, F-35 được bán ra với giá cắt cổ (một chiếc tiêu tốn của người mua khoảng 90 triệu USD với bản F-35A; bản F-35B và C thậm chí còn đắt hơn và các đối tác của Mỹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn nữa cho gần 900 lỗi.

Chuyên gia quân sự tại câu lạc bộ phân tích Valdai là ông Artem Kureev, cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chính sách ‘xuất khẩu an ninh’.

Khái niệm mới này là sự cố gắng tạo ra một hệ thống trong đó các đối tác liên minh cấp dưới của Hoa Kỳ chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, chính họ cung cấp cơ sở hạ tầng cho Quân đội Mỹ ở nước họ và mua vũ khí của Mỹ. Thực tế, đây là một kiểu vận động hành lang cấp nhà nước.



Ông Artem Kureev nhận định, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ không từ bỏ một chính sách rất có lợi cho Hoa Kỳ trong lĩnh vực phòng thủ của đồng minh như vậy.

Do đó, F-35 sẽ vừa được Mỹ tinh chỉnh, sửa đổi, song song với việc giao hàng cho các đối tác Hoa Kỳ. Ngoài ra, có một số nước đã nhận thức được yêu cầu và yêu cầu có những cải biến riêng, ví dụ như Israel đồng ý mua hàng, nhưng yêu cầu thay thế một phần vũ khí và thiết bị điện tử (F-35I Adir).

Ngoài giá mua máy bay cơ sở, khách hàng phải trả thêm tiền cho riêng phần vũ khí trang bị, ví dụ như Ba Lan đặt mua 32 máy bay chiến đấu từ Mỹ với giá 4,6 tỷ USD. Ngoài chi phí bổ sung cho đạn dược đắt tiền, người Ba Lan cũng sẽ cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho F-35 trị giá hàng tỷ USD nữa.

Thực tế, F-35 chưa có nhiều сơ hội để thể hiện mình trong những trận chiến thực sự, chứ chưa nói đến những cuộc đấu với các đối thủ đồng hạng.

Năm 2018, F-35I Adir của Không quân Israel được tuyên bố là đã tấn công các mục tiêu ở Syria, sau đó ít lâu, các chiến đấu cơ F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ được báo cáo là đã tấn công vào các vị trí ở Afghanistan. Nhưng nhiều chuyên gia gọi những chiến dịch này chỉ là hành động PR mang tính phô trương của Lầu Năm Góc.

Hệ thống phòng không Tor-M2 sẽ nhận phiên bản hạm tàu
(Vũ khí) - Việc đưa module hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2 lên tàu hải quân sẽ tạo ra lá chắn tin cậy trước đòn tập kích đường không từ đối phương.

Hệ thống phòng không "Tor-M2" của Nga trong tương lai sẽ được sửa đổi trên tàu. Điều này đã được RIA Novosti báo cáo ngày hôm qua 28/1 với sự tham khảo từ ông Fanil Ziyatdinov, Tổng giám đốc IEMZ Kupol.
Theo thông báo, tổ hợp Tor-M2 được phát triển vào cuối những năm 2000. Phương tiện chiến đấu có khả năng chống lại hiệu quả các mục tiêu trên không di chuyển với tốc độ lên tới 700 m/s ở độ cao tới 10 km. Trong trường hợp này, phạm vi tiêu diệt của tổ hợp phòng không đạt tới 15 km.
ADVERTISING
1612660180745.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:07






X
SAM "Tor-M2" được chế tạo trên cơ sở khung gầm bánh xích và có tầm bay hoạt động khoảng 500 km. Tổ hợp được trang bị 8 tên lửa 9М330. Tên lửa được phóng thẳng đứng, giống như đối với S-300, để bảo vệ khỏi các mục tiêu mặt đất khỏi chiến đấu cơ, tên lửa, cũng như chống lại tác động của các mảnh bom.


Theo ông Zayatdinov, công việc chế tạo phiên bản hệ thống phòng không dành cho hải quân đang được tiến hành song song với việc sản xuất biến thể trên khung gầm xe thiết giáp lội nước bánh hơi. Ngoài ra sau khi nâng cấp, phạm vi tiêu diệt của tổ hợp sẽ tăng lên, và các hệ thống dẫn đường của nó sẽ được bảo vệ thêm khỏi sự chế áp điện tử của đối phương.


1612660208695.png
Module tác chiến tổ hợp phòng không hạm tàu Tor-M2 sẽ được tích hợp trên các tàu chiến hạng trung
Nhớ lại rằng vào năm 2015, phiên bản nâng cấp của Tor-M2U do Tập đoàn Almaz-Antey phát triển có khả năng phát hiện và bắn trúng mục tiêu có điều kiện khi đang di chuyển. Đổi lại, các chuyên gia từ IEMZ Kupol đang xem xét khả năng robot hóa tổ hợp trong nước.

Việc đưa module tác chiến của Tor-M2 lên tàu hải quân theo đánh giá sẽ mang lại thời gian phản ứng rất nhanh dựa vào radar điều khiển hỏa lực tích hợp sẵn, phương án này ưu thế hơn so với Kinzhal (bản hải quân của Tor-M1) phải sử dụng radar kiểm soát rời.


Bên cạnh Tor-M2, Nga đang triển khai diện rộng các module hệ thống phòng không hạm tàu Pantsir-M trên các tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ, mục đích nhằm thay thế pháo bắn nhanh AK-630 cũng như các tổ hợp Palma và Kashtan thế hệ cũ có tầm bắn ngắn hơn nhiều.

Điều bất ngờ cho hạm đội tàu ngầm Mỹ
(Vũ khí) - Cục thiết kế “Rubin” Nga - tầm nhìn về phía trước 40 năm

Dieu bat ngo cho ham doi tau ngam My
Trong ảnh: phác thảo thiết kế buồng chỉ huy chính của tàu ngầm diesel thế hệ mới thuộc dự án “Lada”, được phát triển tại Cục Thiết kế Trung tâm Kỹ thuật Hàng hải “Rubin” (Ảnh: Sergey Smolsky / TASS)
Cục Thiết kế Trung tâm về Kỹ thuật Hàng hải “Rubin” của Nga đang chuẩn bị một bước đột phá trong lĩnh vực tàu ngầm chiến lược và phi hạt nhân thế hệ mới.
Đây sẽ là loại tàu ngầm hiệu quả hơn đáng kể so với tàu ngầm thế hệ thứ tư "Ashen" và "Borey". Hơn nữa, “Rubin” còn có ý định nhảy cóc, bỏ qua thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân, vì trong lớp này Nga không có tàu ngầm thế hệ thứ tư.
Công việc thiết kế đã bắt đầu bằng việc tạo ra những con tàu thế hệ mới, trong nhiều năm tới chúng sẽ trở thành một phần của hạm đội của Nga. Đây không phải là “Borey” hay “Borey-A”, và cũng không phải là “Lada” - mà là những con tàu tiếp theo mà “Rubin” đang dự định xây dựng.
Tầm nhìn của dự án này đi trước 30-40 năm. Cách đây 6 năm, vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, người ta đã nói về điều tương tự. “Rubin” đã bắt đầu thiết kế sơ bộ tàu ngầm thế hệ thứ năm, cả hạt nhân và phi hạt nhân.
Tàu ngầm phi hạt nhân, được đặt tên là "Kalina", trong các báo cáo của “Rubin” và Liên hiệp đóng tàu đã bắt đầu nhanh chóng tiến tới sản xuất hàng loạt.
Vào mùa xuân năm 2016, thiết kế của "Kalina" đã được hoàn thành và vào mùa hè cùng năm, có tin con tàu sẽ được hạ thủy vào năm 2018. Sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ được khởi động vào năm 2025.

Và loại động cơ điện đã được lên kế hoạch. Đây là loại động cơ hoạt động mà không tiêu thụ không khí và không thải ra khí độc khi tàu lặn dưới nước.
Việc sử dụng động cơ này làm tăng đáng kể khả năng tàng hình của tàu ngầm, vì nó có thể lặn liên tục ở dưới nước tới ba tuần hoặc hơn. Với cơ chế hoạt động của tàu ngầm diesel điện truyền thống, chúng phải nổi lên sau 2-3 ngày để nạp diesel và sạc pin từ máy phát điện.
Thế hệ thứ tư bao gồm các tàu ngầm có động cơ điện không phụ thuộc vào không khí (VNEU), đây là điều kiện tiên quyết. Và trên thế giới đã có nhiều tàu như vậy. Chúng đang được xây dựng ở Thụy Điển, Đức, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý.
1612660274139.png

Và người ta sản xuất không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước, mà còn để bán cho Hải quân các nước khác. Còn Nhật Bản thì đã đi trước, từ bỏ động cơ VNEU và thay thế bằng loại pin tiết kiệm năng lượng hơn dựa trên cơ chế pin lithium-ion.

“Rubin” đã phát triển VNEU cho tàu ngầm “Lada” được gần 20 năm. Sơ đồ được chọn là máy phát điện hóa, trong đó điện được tạo ra do phản ứng giữa hydro và oxy.


Vậy tàu ngầm “Kalina” hoặc những con tàu mới của “Rubin” được lắp đặt VNEU sẽ khác với các tàu ngầm thế hệ thứ tư như thế nào. Những gì đổi mới trong các con tàu thế hệ thứ năm bí ẩn?

Có thể đó là giảm thiểu tiếng ồn? Điều này có nghĩa là hoàn toàn không gây ra tiếng ồn. Bởi vì tàu ngầm “Lada” đã có mức độ tiếng ồn thấp hơn đáng kể so với tàu ngầm "Varshavyanka", được gọi là "Hố đen".

Hay là chúng sẽ có hệ thống sonar nhạy hơn? Nhưng trong hạm đội tàu ngầm, cuộc chiến giành thông số quan trọng nhất này liên tục xảy ra. Và nó sẽ không thay đổi đột ngột, mà sẽ là quá trình dần dần.

Hay đó là việc đưa trí tuệ nhân tạo vào hệ thống điều khiển? Nhưng vào giữa thế kỷ này, trí tuệ nhân tạo khó có thể đạt đến sự hoàn hảo để có thể giao phó cho việc điều khiển con tàu.

Vậy thì chỉ có thể là tăng mức độ tự động hóa của các quy trình trên tàu. Và như vậy, ngay cả trên tàu “Lada”, thủy thủ đoàn chỉ giảm xuống còn 35 người. Và trên tàu "Kalina" sẽ còn ít hơn nữa.

Mức độ sống sót của thủy thủ đoàn trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng không tương thích với cuộc sống của con tàu? Tính chất này đã được đưa vào các tàu ngầm thế hệ thứ tư, khi toàn bộ thủy thủ đoàn được bố trí phương tiện cứu hộ.


Có thể giả định rằng “Rubin” sẽ quyết định sử dụng các phương tiện lặn không người lái mới hiện nay cho mục đích trinh sát. Nhưng đây chắc chắn không phải là thế hệ tiếp theo, vì một dự án như vậy đã được phát triển ở Hoa Kỳ.

Ước nguyện của Bộ chỉ huy Hải quân về việc có được một con tàu có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh lấy nền tảng mạng làm trung tâm, thì hiện thời họ vẫn chưa học cách thay đổi các quy luật vật lý cơ bản theo ý thích. Về mặt lý thuyết, thông tin dải rộng tần số cao với con tàu ở độ sâu là không thể.

Có thể có một bước nhảy vọt về chất trong tính hiệu quả của vũ khí. Không còn nghi ngờ gì nữa, “Rubin” sẽ chế tạo loại tàu ngầm phi hạt nhân tốt trong 20-30 năm nữa. Và sẽ có một động cơ điện hiện đại trên đó, cung cấp thời gian ở dưới nước lâu dài và tốc độ cao.

Tuy nhiên, hoàn toàn không rõ tàu ngầm thế hệ thứ năm hứa hẹn sẽ khác với tàu thế hệ thứ tư như thế nào. Mà Nga thì không có tàu ngầm thế hệ thứ tư. Và nó sẽ khác nhau như thế nào - xét cho cùng, các tiêu chí vẫn chưa được xây dựng.

Đối với tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới mà “Rubin” đã bắt đầu thiết kế, người ta không thể nói rõ điều gì ở đây. Bởi vì không ai có thể nhìn thấy "30-40 năm sau" sẽ như thế nào.



Liệu chiếc tàu ngầm đầy hứa hẹn có khác biệt nhiều so với bản sửa đổi “Borey-B” do “Rubin” phát triển, dự án đã bị Bộ Quốc phòng Nga từ chối vào năm 2018 do ngân sách quân sự cắt giảm?

Mặc dù, tất nhiên, có một số nhược điểm của "Borey" nên được loại bỏ trong tàu ngầm tương lai. Trước hết, là về số lượng vũ khí, nó có thể mang 16 tên lửa đạn đạo “Bulava” trên khoang.

Điều này là còn ít so với các tàu mang tên lửa chiến lược của Mỹ. Mỗi tàu ngầm chiến lược của Mỹ "Ohio" mang theo 24 tên lửa “Trident-2”. Vào những năm 30, Hải quân Hoa Kỳ đã có những chiếc tàu ngầm “Columbia” mang 16 tên lửa “Trident” trên boong.

Cũng có những điều đáng phàn nàn cho chính “Bulava”. Tên lửa có khả năng xuyên thủng các khu vực phòng thủ tên lửa rất tốt. Tuy nhiên, nó có tầm bắn không mấy ấn tượng và trọng lượng quăng nhỏ - 1150 kg so với 2800 kg của tên lửa Mỹ.

Nhưng ở đây, tất nhiên, các vấn đề này không phải dành cho “Rubin”, mà là cho các nhân viên kỹ thuật của Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow.

Nga công bố các tính năng tên lửa Yars-S mới
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài tổng hợp những thông tin công khai mới nhất về tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất Nga “Yars-S” của báo “Bình luận quân sự”

Bài đăng trên báo này chiều 30/01/2021:
Nga cong bo cac tinh nang ten lua Yars-S moi
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên cho công bố một số thông tin cơ bản về tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất “Yars-S” vừa mới được đưa vào trang bị Bộ đội Tên lửa Chiến lược Nga.
Những thông tin chính qua một slide giới thiệu các dữ liệu của tổ hợp đã được công bố trong Ngày nghiệm thu chung các sản phẩm quốc phòng do Bộ Quốc phòng tổ chức vào ngày hôm qua, thứ Sáu (29/1/2021).

ADVERTISING
1612660294590.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:13






X
Theo slide này, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “Yars-S” có đường kính 1,86 m, chiều dài- 17,8 m. Trọng lượng phóng- 46.000 kg, trong đó có 1.250 kg là tải trọng hữu ích. Đây là ICBM nhiên liệu rắn, tầm bắn được công bố- tới 10.000 km.

Các thông tin chi tiết về đầu tác chiến của ICBM “Yars-S” không được tiết lộ.


Cần lưu ý: những dữ liệu về tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất này trước đây chưa từng được công bố chính thức ở bất kỳ đâu.

1612660306476.png
Còn trước đó, đã có thông tin rằng Binh đoàn (Sư đoàn) tên lửa Yoshkar-Ola đã được tái trang bị xong- giờ trong trang bị của Sư đoàn hoàn toàn là các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất lửa “Yars-S” mới, Sư đoàn tên lửa Barnaul (Sư đoàn tên lửa số35) cũng đang trong giai đoạn hoàn tất quá trình tái trang bị ...

Đến cuối năm nay, các tổ hợp cơ động “Yars-S” sẽ được trang bị cho một trung đoàn tên lửa nữa của Sư đoàn Barnaul nói trên.


Các tổ hợp “Yars-S” đang thay thế các ICBM “Topol” đã hết tuổi thọ. Tổ hợp cơ động Yars" (PS-24) có thể phóng tên lửa từ những trận địa mà "Topol" chỉ có thể trực chiến sau khi xây dựng xong một số công trình kỹ thuật đặc biệt.

Các phương tiện thông tin liên lạc và khung gầm xe phóng của tổ hợp mới đã được cải thiện rất đáng kể, bản thân tên lửa đã mạnh hơn, trong khi trên thực tế nó vẫn là kiểu tên lửa bất khả bắn hạ trước mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có của đối phương tiềm năng.

Các ảnh đã sử dụng: của Bộ Quốc phòng LB Nga, ảnh chụp màn hình kênh truyền hình “Zvezda”

Mỹ chuẩn bị cho sự trở lại của F-117
(Vũ khí) - Bộ Tư lệnh Cơ động trên không (AMC) Mỹ đang chuẩn bị cho sự trở lại của chiến đấu cơ tàng hình F-117A Night Hawk sau thời gian bị loại biên.

AMC vừa chính thức yêu cầu tất cả các máy bay tiếp dầu trên không của lực lượng này phải tiến hành một số hoán cái cần thiết để có thể tiếp nhiên liệu cho chiếc F-117. Đây là bước đi cần thiết để phi đội F-117 trở lại bầu trời đảm nhận những nhiệm vụ tầm xa.
1612660341045.png
Máy bay F-117A Night Hawk.
Theo Drive, trước khi yêu cầu đội bay tiếp dầu phải thay đổi để phù hợp với F-117, các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Night Hawk đã được cấp số hiệu mới, dấu cho thấy chúng có thể đã quay trở lại phục vụ.
Mặc dù thực tế là Không lực Hoa Kỳ đã ngừng hoạt động hoàn toàn các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Night Hawk từ nhiều năm trước, giới truyền thông vẫn biết về việc những chiếc oanh tạc cơ này đã quay trở lại làm nhiệm vụ.

ADVERTISING
1612660325697.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:17






X
Cụ thể theo ghi nhận, nhiều phi cơ đã được cấp lại mã số và số đăng ký, trong khi rõ ràng chúng ta đang nói về các phương tiện chiến đấu thuộc một lớp hoàn toàn khác so với bản thân chúng trước khi "nhận sổ hưu".

Trong bức ảnh được giới thiệu - chụp tại căn cứ không quân quân sự Mỹ Miramar, có thể dễ dàng nhận thấy máy bay tiêm kích - ném bom F-117A với số hiệu và mã hiệu được ấn định, và hơn nữa các chuyến bay của chiếc phi cơ này trong khu vực căn cứ không quân Miramar được thực hiện với tần suất rất cao.


Theo giới phân tích, đây chính là bằng chứng cho thấy sự trở lại hoàn toàn trong hoạt động chính thức của những chiến đấu cơ tàng hình này, hơn nữa có thể chúng ta đang nói về các phiên bản hiện đại hóa với tính năng kỹ chiến thuật nâng cao đáng kể.

Đáng chú ý là còn có thông tin về việc sử dụng oanh tạc cơ tàng hình F-117A trong một tình huống chiến đấu, cụ thể là trước đó có báo cáo cho rằng hai chiếc Night Hawk đã được đưa đến một trong những căn cứ không quân của Không quân Mỹ ở Trung Đông.

Tại căn cứ trên, chiếc F-117A đã bay tới Syria và thực hiện một loạt các cuộc không kích, nó thậm chí không được các hệ thống phòng không chú ý. Theo thông tin trên báo chí, vụ việc diễn ra cách đây vài năm.


Hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác cho việc tái trang bị máy bay F-117A của Không quân Mỹ, có thể họ nhận thấy nó vẫn còn tiềm năng khai thác đặc biệt khi bổ sung chức năng sử dụng tên lửa không đối đất thay vì chỉ ném bom dẫn đường như trước đó.

Đặc biệt, chỉ với lần xuất hiện tại Syria mà không bị phát hiện cũng đủ cho thấy, khả năng tàng hình của F-117 vẫn rất mạnh và có thể qua mặt được nhiều hệ thống phòng không tối tân.

Vì vậy khi trở lại, rất có thể tiêm kích này sẽ nhận nhiệm vụ xâm nhập phòng không đối phương và tấn công thay vì vai trò của tiêm kích đánh chặn dù chúng có thể mang tên lửa đối không.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
F-22 biết sử dụng AIM-9X sau nâng cấp
(Vũ khí) - Mỹ quyết định chi tới 6,9 tỉ USD cho gói nâng cấp lên chuẩn Increment 3.2B để F-22 mang được tên lửa đối không AIM-9X và AIM-120D.

Tướng Không quân Mỹ, ông James Holmes cho biết trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng thượng viện Mỹ:
"Bộ Quốc phòng và quốc hội Mỹ đã quyết định đánh giá lại những mối nguy hiểm trên không. Chúng tôi đang nhìn thấy Nga và Trung Quốc phát triển máy bay với tốc độ nhanh hơn tưởng tượng".
1612660380191.png
Tiêm kích F-22.
Đánh giá trên được đưa ra khi Mỹ có tổng cộng 187 chiếc F-22 Raptor. Lầu Năm Góc hiện không có ý định sản xuất thêm, tuy nhiên, đã quyết định nâng cấp các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.

Quyết định nâng cấp được công bố cho biết, Không quân Mỹ sẽ chi 6,9 tỷ USD để hiện đại hóa các máy bay F-22 Raptor. Hợp đồng được trao cho công ty Lockheed Martin.
ADVERTISING
1612660362667.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%






Advertisement: 0:07






X
Trước khi hợp đồng lần được ký kết, Lockheed Martin đã bắt đầu nâng cấp các máy bay F-22 Raptor lên phiên bản Increment 3.1 (bắt đầu từ tháng 3/2012), sau đó là Increment 3.2A và Increment 3.2B. Thời hạn hoàn tất hợp đồng sẽ kéo dài tới ngày 20/3/2023.
Trong khuôn khổ hiện đại hóa F-22, các máy bay sẽ được trang bị radar cải tiến có khẩu độ tổng hợp có khả năng thiết lập bản đồ địa hình, độc lập phát hiện các mục tiêu mặt đất và dẫn bắn. Ngoài ra, phiên bản mới còn được trang bị thêm 8 bom SDB 113 kg.

Trên phiên bản nâng cấp, F-22 đã được được lắp đặt các hệ thống tác chiến điện tử và nhận biết mục tiêu mới.
F-22 phiên bản Increment 3.2A cũng có thể đối chiếu thông tin nhận được qua máy thu chuẩn Link 16 (trên F-22 máy này chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin) với các thông tin có trong cơ sở dữ liệu cũng như kết hợp với các thông tin nhận được từ các cảm biến riêng.

Thực tế, gói nâng cấp F-22 lên phiên bản Increment 3.2B đã bắt đầu từ năm 2017 nhưng Mỹ quyết định đẩy nhanh tiến độ. Chương trình này kéo dài 6 năm, tới năm 2023. Dự kiến, các máy bay F-22 sau nâng cấp sẽ được trang bị các hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử hiện đại.
Nhờ đó, F-22 có thể sẽ được trang bị các tên lửa AIM-120D AMRAAM và AIM-9X Sidewinder lớp không đối không (những vũ khí hầu hết máy bay thế hệ 4 của Mỹ đều có thể mang được).
Ngoài gói hợp đồng nâng cấp trên, Không quân Mỹ dự kiến sẽ chi thêm tiền nhằm cải tiến F-22 lên phiên bản Increment 3.3. Điều đặc biệt là trong tất cả các gói nâng cấp dành cho F-22 đều chỉ tập trung vào khả năng không chiến mà không hề cải thiện khả năng đánh biển và đánh đất.
Đây chính là lý do khiến rất hiếm khi F-22 tham gia thực chiến dù nó đã có mặt ở rất nhiều điểm nóng xung đột trên thế giới có Mỹ tham gia.

Nga nhận thêm tàu mang Kalibr trong thời điểm nóng
(Vũ khí) - Kho tên lửa Kalibr của Hải quân Nga tại Biển Đen vừa được tăng thêm khi lực lượng này tiếp nhận thêm chiến hạm lớp Buyan-M.

Thông báo của Hạm đội Biển Đen Nga cho biết, lễ thượng cờ chiến hạm mang tên Grayvoron đã được tổ chức long trọng hôm 30/1 tại Sevastopol. Buổi lễ có sự tham dự của Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga, Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Vitko cùng nhiều quan chức, sĩ quan khác.
Việc Nga tăng cường số lượng tàu chiến mang theo tên lửa hành trình tầm xa tại Biển Đen khiến tỏ ra Mỹ quan ngại, Ukraine lo lắng ra mặt khi Tư lệnh Hải quân Ukraine Đô đốc Igor Voronchenko, phàn nàn rằng Nga đang tăng khả năng chiến đấu của Hạm đội Biển Đen bằng tên lửa Kalibr khiến những quốc gia trong khu vực gặp nguy hiểm.
Nga nhan them tau mang Kalibr trong thoi diem nong
Chiến hạm mang tên lửa Kalibr của Nga.
Tư lệnh Ukraine cho rằng, kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ liên bang, Nga đã tăng cường mạnh tiềm lực của Hạm đội Biển Đen.
"Thực tế là trong hơn 6 năm nay Nga đã tái vũ trang toàn bộ đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen. Thay vì 29 tàu thì bây giờ đã có hơn 40 tàu, trong đó gần 20 tàu mang vũ khí tên lửa. Tổng hỏa lực tên lửa hành trình, đáng kể nhất là Kalibr của Nga tăng lên rất đáng sợ, bao gồm các tổ hợp Bastion và Bal", ông Voronchenko nói.

Nga đã triển khai 7 tàu ngầm trong khu vực, trong đó có 6 tàu hiện đại và hoạt động rất hiệu quả. Đồng thời, tại Crimea sau khi sáp nhập vào Nga xuất hiện các hệ thống chống hạm Bal và Bastion.
ADVERTISING
1612660396483.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%






Advertisement: 0:15






X
Nga đã tạo ra một hệ thống phòng thủ hàng đầu khu vực với những hệ thống phòng không S-400 liên tiếp được tăng cường. Cùng với đó, sức mạnh của biên đội tàu chiến và Không quân cũng không ngừng được tăng lên.
Việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự toàn diện tại Crimea đang khiến Ukraine gặp nguy hiểm. "Ukraine cần khôi phục sức mạnh Hải quân, tăng cường hợp tác với các nước NATO mới hy vọng có thể kiềm chế Nga", ông Voronchenko nói.
Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng các tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ lớp Buyan-M và tàu hộ vệ tên lửa hạng nặng lớp Đô đốc Grigorovich thì Hạm đội Biển Đen đã sở hữu 19 tàu có khả năng tấn công tên lửa hành trình Kalibr.

Ngoài các tàu này, còn khá nhiều các lớp khác được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK cũng sẽ được biên chế về cho Hạm đội Biển Đen, ví dụ như 1 tàu hộ vệ hạng nặng Project 22350, lớp Đô đốc Gorshkov, 4-6 tàu hộ vệ hạng nhẹ Project 22800, lớp Karakurt.
Trong thời gian tới, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận thêm hàng chục chiếc thuộc các dự án tàu hộ vệ đóng kiểu module Project 22160, hay Project 20385 lớp Gremyashchy, biến Hạm đội này trở thành một kho tên lửa Kalibr khổng lồ. Sức mạnh của kho tên lửa này đang khiến không chỉ Ukraine lo lắng.
Sức mạnh của Hạm đội Biển Đen và tên lửa Kalibr cũng đang khiến Mỹ lo lắng khi một quan chức quân sự Mỹ giấu tên nói với tờ Defense News rằng:

"Loại tên lửa này cho phép Nga khống chế gần như toàn bộ châu Âu từ các tàu chiến trên Biển Đen. Họ có thể đe dọa đến toàn bộ châu lục này, giống như việc họ từng triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 ở gần châu Âu trước đây".
Được biết, tên lửa hành trình Kalibr-NK ra mắt đầu tiên vào năm 2012, nó có thể bay ở độ cao từ 50 đến 150 mét so với mặt đất và đánh trúng mục tiêu ở cự ly 2.500 km. Độ lệch tối đa từ các mục tiêu được chỉ định là ba mét.
Kalibr-NK có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương với một hành trình bay phức tạp, nhiều lần chuyển hướng, ở độ cao rất thấp. Hành trình bay của Kalibr-NK có thể được điều chỉnh theo dữ liệu của hệ thống định vị vệ tinh.
Ở giai đoạn cuối cùng, đầu tự dẫn radar chủ động sẽ kích hoạt tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450kg.
Ngày 7/10/2015, một tàu khu trục của Nga và ba tàu khu trục khác của Hải quân Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình lớp Kalibr từ biển Caspia vào 11 mục tiêu IS ở Syria.
Tên lửa này đã bay 1.500 km qua không phận Iran và Iraq và đánh vào các vị trí của các phần tử khủng bố ở tỉnh Raqqa, Aleppo và Idlib. Tất cả các mục tiêu đều bị tiêu diệt với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Cực-21 Nga có thể chặn mọi tín hiệu vệ tinh
(Vũ khí) - Lực lượng tác chiến điện tử Nga đã sẵn sàng đưa hệ thống Cực-21 vào hoạt động - khí tài có thể vô hiệu được hầu hết các tín hiệu vệ tinh.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống Cực-21 có khả năng tấn công và vô hiệu hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ, Galileo của châu Âu và BeiDou của Trung Quốc.
Theo kế hoạch trang bị, Cực-21 sẽ được ưu tiên trang bị cho các đơn vị tại Siberia và Ural. Sau đó, những đơn vị khác trong toàn quân Nga cũng lần lượt được trang bị hệ thống tác chiến điện tử công suất lớn này.
Cuc-21 Nga co the chan moi tin hieu ve tinh
Vũ khí Nga.
"Vào thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm các thiết bị Cực-21 đã được hoàn tất và chúng được chấp nhận bàn giao cho quân đội và bắt đầu được triển khai", nguồn tin quốc phòng Nga xác nhận.
Nga có thể bật kích hoạt Cực-21 tại một khu vực cụ thể, nơi cần cắt tín hiệu định vị vệ tinh. Nhưng các chi tiết kỹ thuật về hệ thống không được Moskva tiết lộ.

ADVERTISING
1612660411038.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%




Play


Advertisement: 2:34






X
Hệ thống chế áp vô tuyến điện không thể gây nhiễu có lựa chọn một hệ thống vệ tinh định vị nào đó mà sẽ gây nhiễu trên toàn dải tần định vị.

Các hệ thống vệ tinh định vị hiện có sử dụng dải tần khác nhau để truyền thời gian chính xác (tín hiệu này dùng để đồng bộ hóa các máy thu và tính toán vị trí và tốc độ). Kênh liên lạc vô tuyến vệ tinh của công ty Inmarsat cũng nằm trong dải tần này.


Quân đội Mỹ đã vấp phải tình huống sơ hở này của hệ thống vệ tinh định vị trước nhiễu bị khai thác trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 khi hệ thống GPS mới chỉ vừa được đưa vào hoạt động.

Khi đó, quân đội Iraq đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ các mục tiêu của mình trước vũ khí Mỹ dẫn bằng hệ dẫn radar và tình cơ đã chặn cả dải tần của GPS. Sau đó, quân đội Mỹ đã phân phối việc truyền tín hiệu định vị trên mấy tần số để tăng khả năng chống nhiễu cho hệ thống.

Với Cực-21, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng. Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.


Vì thế, gây nhiễu các tín hiệu định vị vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như tác chiến điện tử quy mô lớn hơn, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Nếu không còn tiếp cận được thông tin dẫn đường, định vị, vũ khí phải chuyển sang dùng hệ dẫn quán tính kém chính xác hơn nhiều. Điều đặc biệt lag trong khi Nga có khí tài gây nhiễu tín hiệu GPS thì Mỹ quyết phát triển công nghệ có thể truy được nguồn gốc gây nhiễu GPS này.

Hiện tại, Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với Rockwell Collin phát triển hệ thống đặc biệt nhằm mục đích xác định và phân loại nguồn gây nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Chương trình cung cấp khả năng phát hiện và định vị nguồn truyền tín hiệu phá vỡ tín hiệu định vị GPS và liên lạc.

Quan chức cấp cao tại Trung Tâm Công nghệ cao Rockwell Collins, ông John Borghese cho biết: "Chương trình sẽ giúp đỡ đảm bảo an toàn dịch vụ điều hướng và định vị chính xác cao phục vụ cho nền tảng vũ khí và cho phép binh lính xác định mối de dọa tiềm tàng".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Mỹ tính xong kịch bản chuyển quân NATO từ Kaliningrad đến Matxcova
(Bí mật quân sự) - Các nhà phân tích Mỹ tính đếm số lượng máy bay, xe tăng và tên lửa của Quân khu Tây nước Nga...

Lời nói đầu: Chúng tôi mới giới thiệu bài "Mỹ soạn xong kịch bản NATO tấn công phủ đầu tỉnh Kaliningrad” (DVO,02/02/0221) nói về bản kế hoạch tấn công Kalinigrad do Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyzes-CNA) soạn thảo.
Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết liên quan, xin giới thiệu bài báo với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 01/02/2021. Chúng tôi có bổ sung thêm bản đồ các quân khu Nga để tiện hình dung.

1612660500550.png
Ảnh: Twitter.com/mod_russia/ Global Look Press

Các phương tiện truyền thông đại chúng vừa mới cho đăng tải bản báo cáo về thực trạng các lực lượng và phương tiện (vũ khí- khí tài) của Quân khu Tây Nga.
Đây là một văn kiện được soạn thảo bới những chuyên gia đầu ngành của Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyzes- viết tắt CNA), một cơ quan phân tích tuy phi lợi nhuận nhưng được Ngân sách liên bang Mỹ tài trợ.
Trung tâm này không chỉ làm việc cho riêng Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ (USMC) Mỹ, mà còn cung cấp cả các dịch vụ nghiên cứu và phân tích cho các bộ ngành quân sự và những cơ quan Chính phủ Mỹ khác. Số lượng chuyên gia làm việc tại CNA- vượt quá 600 người.
Đây là một văn kiện rất gây “ấn tượng”. Trên 60 trang giấy khổ A4, các chuyên gia Mỹ đã xem xét đánh giá một cách rất chi tiết tiềm lực quân sự của Quân khu Tây, họ dẫn ra những số liệu rất cụ thể về các quân binh chủng và các liên binh đoàn (tập đoàn quân-ND) binh chủng hợp thành của Quân khu này.
Các nhà phân tích Mỹ thừa nhận rằng liên binh đoàn chiến dịch- chiến lược (tức quân khu- ND) ở phía Tây nước Nga này là liên binh đoàn mạnh nhất của quốc gia mà Hoa Kỳ đã xác định là đối thủ chủ yếu của mình- cùng với Trung Quốc.
Trong bản báo cáo có đoạn nhận định: “Quân khu Tây (Nga) - đó là quân khu có khả năng tác chiến tốt nhất, quân số đông nhất, và được huấn luyện chiến đấu tốt nhất.
Nhiệm vụ tăng cường sức mạnh cho hướng tác chiến phía Tây luôn là một ưu tiên hàng đầu của Matxcova: Matxcova coi việc NATO mở rộng là mối nguy hiểm có khả năng đe dọa đến sự tồn vong của đất nước Nga.
Những lực lượng Nga được triển khai tại Quân khu này có khả năng tiến hành tất cả các loại hình chiến dịch quân sự - từ gìn giữ hòa bình đến các hoạt động tác chiến cường độ cao với sự yểm hộ của không quân và pháo tên lửa (pháo phản lực) tầm xa. Có cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân". (hết trích)

Đồng thời, bản báo cáo này cũng chỉ rõ: lý do chủ yếu dẫn đến việc (Nga) phải “quân sự hóa” mạnh Quân khu Tây là sự xuất hiện tại Đông Âu trong năm 1991một chuỗi các quốc gia không thân thiện với Nga, trừ Belarus.
Mặc dù vậy, trên thực tế thì trong suốt hơn 20 năm (kể từ 1991-ND), Nga đã gần như không có phản ứng gì trước việc NATO không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự của mình ngay gần sát biên giới phía Tây Nga.
Cụ thể, vào năm 2012, khi Anatoly Serdyukov còn đương chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trên các tuyến biên giới phía Tây Nga chỉ có 4 lữ đoàn bộ binh cơ giới và 2 lữ đoàn xe tăng trong thành phần 2 tập đoàn quân binh chủng hợp thành được triển khai.
Nhưng vào thời điểm hiện tại, các nhà phân tích CNA dẫn số liệu từ các nguồn thông tin mở đã khẳng định: chịu quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu Tây hiện đang có:
"Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, các tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6 và số 20, Tập đoàn quân không quân và phòng không số 6, các sư đoàn và lữ đoàn của Bộ đội Đổ bộ Đường không, Hạm đội Baltic, các lực lượng đóng quân tại tỉnh Kaliningrad, cũng như các binh đoàn (cấp sư đoàn, quân đoàn-ND) khác trực thuộc Quân khu Tây".
1612660480338.png

ADVERTISING
1612660438624.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:05






X
Thái độ của Bộ Tư lệnh (giới chỉ huy quân sự- chính trị) Nga đối với biên giới phía Tây, - nơi tập trung sức mạnh của đối thủ quân sự chính, đã thay đổi hoàn toàn kể từ sau năm 2014.

Thêm nữa, việc Quân đội Nga tiến hành cải cách (chuyển đổi ngược) cơ cấu tổ chức - từ cơ cấu cấp lữ đoàn sang cấp sư đoàn diễn ra trước đó (trước năm 2014), đã tăng cường rất đáng kể sức mạnh chiến đấu của Quân khu Tây- vì làm như vậy có thể thành lập được các binh đoàn binh chủng hợp thành có quy mô lớn hơn.

Đã tăng cường sức mạnh cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 từng đóng ở CHDC Đức. Bộ tư lệnh tập đoàn quân này được chuyển từ Smolensk về đóng quân tại thị trấn Odintsovo gần Matxcova.

Các đơn vị của Tập đoàn quân này được bố trí tại các tỉnh Matxcova, Ivanovo, Nizhny Novgorod, Smolensk và Yaroslavl.


Trong cơ cấu biên chế của Tập đoàn quân có 1 sư đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh cơ giới, 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn tên lửa, 1 lữ đoàn phòng không, 1 lữ đoàn trinh sát, 1 trung đoàn công binh và 1 trung đoàn bộ đội hóa học- phóng xạ- sinh học, 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.

Theo các nhà phân tích của CNA thì đây (Tập đoàn quân xe tăng số 1) là một tập đoàn quân rất mạnh có khả năng nhanh chóng điều xe tăng đến các vùng biên giới cực Tây Nga.

Nhưng họ cũng “phàn nàn” tiếc cho Quân đội Nga ở chỗ là nó có trong trang bị những kiểu xe tăng quá đa chủng loại - T-72, T-80, T-90. Tuy nhiên, các chuyên gia CNA này cũng tin chắc rằng, chính Tập đoàn quân tăng - thiết giáp số 1 này sẽ được trang bị kiểu xe tăng thế hệ mới nhất T-14 "Armata" trước tiên.

Do Phương Tây chắc mẩm rằng sẽ có một cuộc tấn công xâm lược của Quân đội Nga nhằm vào các nước Baltic, nên các nhà phân tích của CNA đặc biệt chú ý đến chủ đề này.

Theo các tính toán sơ bộ của họ, nhiệm vụ này có thể được các lực lượng của Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 20 với biên chế 2 sư đoàn bộ binh cơ giới, một lữ đoàn pháo binh và tên lửa cùng các đơn vị bảo đảm khác giải quyết một cách hiệu quả nhất. Trụ sở Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân này đóng tại Smolensk.

Các đơn vị của nó được triển khai tại các tỉnh Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Smolensk.

Báo cáo của CNA đặc biệt chú ý đến một chi tiết là Tập đoàn quân số 20 được trang bị các tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật "Iskander-M"- kiểu tên lửa tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi tiến hành các đòn tấn công ồ ạt nhằm vào các mục tiêu ở sâu trong hậu phương của đối phương.

Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6 chỉ được các nhà phân tích CNA dành cho một vai trò thụ động. Theo họ thì nó có nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ thủ đô Matxcova và thành phố St.Petersburg.

Nhưng có vẻ như các nhà phân tích CNA, ngoài việc dành cho Tập đoàn quân số 6 nhiệm vụ bảo vệ 2 thành phố nói trên, còn tính đến cả kịch bản sử dụng tập đoàn quân này cho một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (Baltic).


Tuy nhiên, nếu như CNA “giao” vai trò tấn công xâm lược cho các binh đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới Nga, thì các lực lượng không quân Nga phải tìm cách cố gắng ngăn chặn đội quân khổng lồ của Không quân NATO chọc thủng các tuyến phòng không và xâm nhập lãnh thổ Nga.

Không quân NATO mạnh hơn Không quân Nga, nếu so sánh số lượng máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và các máy bay chuyên dụng khác.

Tuy nhiên, Tập đoàn quân Không quân và Phòng không số 6 Nga được trang bị cả các phương tiện tấn công đường không, các máy bay và phương tiện phòng thủ, các tổ hợp tên lửa phòng không, sẽ chắc chắn bảo vệ được không phận Nga trước một cuộc đột kích đường không từ hướng Tây.

Trụ sở Bộ tư lệnh Tập đoàn quân này đóng tại St. Peterburg. Trong thành phần của nó có Sư đoàn không quân hỗn hợp số 105 với biên chế 8 trung đoàn không quân, chủ yếu là các trung đoàn không quân tiêm kích, 3 trung đoàn máy bay lên thẳng, 2 sư đoàn phòng không.

Trong số những máy bay có trong trang bị, các máy bay hiện đại nhất chiếm đa số - đó là các máy bay tiêm kích Su-35, Su-30SM, máy bay ném bom Su-34, máy bay đánh chặn phiên bản hiện đai hóa MiG-31BM. Còn có một số lượng rất lớn máy bay lên thẳng tấn công đời mới nhất Ka-52, Mi-28N và Mi-28NM.

Phương tiện (vũ khí) phòng không chủ yếu là các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cùng với các tổ hợp tên lửa phòng không “Pantsir-S1” phối thuộc.

Ba trong bốn sư đoàn (của binh chủng) Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga đóng quân tại Quân khu Tây. Người Mỹ (các chuyên gia CAN) “giao” cho chúng một vai trò rất quan trọng khi tiến hành các chiến dịch tấn công.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với NATO, thì theo CAN, Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga sẽ có thể hoạt động rất hiệu quả ở phía sau đường chiến tuyến (tức trong hậu phương đối phương-ND).

Cần phải thừa nhận một điều: các nhà phân tích CNA đã có thái độ tận tâm tối đa khi chuẩn bị lập bản báo cáo này. Họ thậm chí không bỏ lọt một chi tiết rất nhỏ là các đơn vị của Bộ đội Đổ bộ Đường không Nga vừa mới được trang bị thêm xe tăng.



Bất chấp một thực tế là Hạm đội Baltic Nga không có gì nhiều để khoe, các chuyên gia CNA cũng đã tìm được "một vài câu tử tế" dành cho nó.

Người Mỹ tin rằng giữ vai trò quan trọng nhất đối trong bối cảnh trong trang bị của Hạmđội toàn những tàu lớp lớn già nua chính là các tàu mang tên lửa cỡ nhỏ “Buyan-M” và “Karakurt” mang các tên lửa “Kalibr” có tầm bắn tới 2.600 km. Có nghĩa là đối với những tên lửa này, toàn bộ lãnh thổ Châu Âu đều nằm gọn trong tầm bắn.

Các tổ hợp tác chiến điện tử cũng không bị các chuyên gia phân tích CNA bỏ qua; bởi vì nếu tỉnh tới loại vũ khí này, Nga có ưu thế rất đáng kể so với NATO: (các chuyên gia CAN thừa nhận như sau) “Hai lữ đoàn tác chiến điện tử độc lập (của Quân khu) đã làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu cho bộ đội quân khu này . Chúng (hai lữ đoàn này) đã chứng minh được hiệu quả của mình trong các cuộc xung đột vũ trang thực tế”.

Về nguyên tắc, các phương tiện tác chiến điện tử Nga đã được tích hợp vào lực lượng mặt đất ở tất cả các cấp: trong các lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn binh chủng hợp thành, các quân khu.

Chúng có thể được sử dụng trong nhiều hình thái tác chiến. Các lữ đoàn tác chiến điện tử “lắng nghe” (và “thấu hiểu”) các phiên liên lạc vô tuyến của đối phương, chế áp các kênh liên lạc, và vô hiệu hóa ưu thế thông tin của đối phương.

Các đơn vị của Quân khu Tây hiện được trang bị những tổ hợp tác chiến điện tử mạnh nhất của Nga- đó là các tổ hợp "Bylina", "Krasukha", "Leer-3", "Matxcova” và "Murmansk-BM".

Các chuyên gia CNA đánh giá cao cả khả năng tấn công lẫn khả năng phòng thủ của Quân khu Tây. Và họ rút ra một kết luận không thể khác: (giá của) một cuộc chiến tranh với Nga sẽ là quá đắt đối với những ai quyết định phát động cuộc chiến tranh đó.

Nhưng dù vậy, các chuyên gia CNA vẫn "giảm giá" cho lực lượng NATO nếu lực lượng này tấn công Nga. Nhưng trên thực tế, chắc chắn giá sẽ còn đắt hơn (dự tính). Bởi vì trong bản báo cáo này hoàn toàn không tính đến các nguồn lực quân sự Nga đang tập trung tại tỉnh Kaliningrad.

Và nguồn lực này rất đáng nể. Ở đó (Kaliningrad) có 1 sư đoàn phòng không, 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 1 lữ đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn tên lửa và 1 lữ đoàn lính thủy đánh bộ.

Cũng chính Kaliningrad là nơi được ưu tiên số một khi trang bị các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” cùng các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumph”.

Mỹ soạn xong kịch bản NATO tấn công phủ đầu tỉnh Kaliningrad
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết mới được tiết lộ của Mỹ về kịch bản tấn công Kaliningrad, Nga của báo “Bình luận quân sự” đăng trên báo này ngày 31/1/2021.

Phần in nghiên trong ngoặc để trích dẫn là của “Bình luận quân sự”.
My soan xong kich ban NATO tan cong phu dau tinh Kaliningrad
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tờ Over Defense (Mỹ) đưa tin: Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyzes) đã soạn thảo xong một kịch bản "tấn công phủ đầu" vào khu vực Kaliningrad với nội dung chính là tiêu diệt bốn thành phần cấu thành chính của lực lượng phòng thủ Nga ở tỉnh này.
Theo kịch bản trên, nhiệm vụ chính trong tiêu diệt các mục tiêu quân sự và đánh chiếm lãnh thổ (Kaliningrad) được giao cho các lực lượng NATO, mà chủ yếu là các đơn vị Quân đội Ba Lan, và các đơn vị Ba Lan này phải hành động “nhanh và bất ngờ”.
Để chiến dịch thành công, các đơn vị, phân đội NATO sẽ cần phải phá hủy bốn hệ thống phòng thủ trên ốc đảo này của Nga.

Các chuyên gia Centre for Naval Analyzes nêu cụ thể các hệ thống đó như sau:
ADVERTISING
1612660561818.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 3:09






X
Trước hết, cần phải hủy diệt các bệ phóng tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” để Nga không thể phát động một cuộc "chiến tranh hạt nhân chiến thuật". Để phá hủy chúng, cần áp dụng các kinh nghiệm tiêu diệt các tổ hợp tên lửa “Scud” của Iraq trước đây.

Mục tiêu thứ hai- các tàu chiến và cơ sở hạ tầng của Hạm đội Baltic, - để tấn công nhóm mục tiêu này sẽ huy động các tên lửa chống hạm và pháo binh tầm xa. Đây được xác định là một nhiệm vụ "dài hơi", chính vì vậy nên trước hết cần khóa chặt các tàu của Hạm đội Baltic ngay trong các căn cứ rồi sau đó mới tấn công tiêu diệt.


Mục tiêu thứ ba- những hệ thống tên lửa phòng không S-400 có khả năng kiểm soát vùng trời trên một nửa lãnh thổ của Ba Lan.

Để tiêu diệt các hệ thống phòng không này, các chuyên gia Mỹ đề xuất phương án tấn công ồ ạt bằng các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS).

Việc tiêu diệt các lực lượng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) Nga sẽ mở cửa không phận để tiến hành các đợt tấn công đường không kích nhằm vào những lực lượng Nga còn lại bị mắc kẹt trong “lò hơi” Kaliningrad, hủy diệt các phương tiện kỹ thuật quân sự hạng nặng và gây ra thiệt hại không thể khắc phục nổi cho khả năng phòng thủ của các đơn vị cơ giới hóa Nga.


Và nhiệm vụ thứ tư- tiêu diệt các lực lượng còn lại trong tỉnh Kaliningrad "để đảm bảo an ninh cho các nước Baltic và hành lang Suwalki".

Đồng thời, các chuyên gia Centre for Naval Analyzes cũng nhấn mạnh rằng những đơn vị quân đội Ba Lan thiện chiến với số lượng 30 nghìn binh sĩ sẽ phải được huy động để tham gia tấn công chớp nhoáng này.

Tuy nhiên, những đơn vị này có thể sẽ gặp một số khó khăn khi hành tiến trong điều kiện địa hình phức tạp và sẽ có khả năng “rơi vào tầm hỏa lực” từ pháo binh Nga.

Trong báo cáo trên có đoạn nhấn mạnh: “Bất kỳ hành động nào làm suy yếu được Quân đội Nga trong những ngày đầu của bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào đều có thể có ý nghĩa mang tính quyết định kết cục của cuộc chiến tranh ở Trung Âu”.

Nhưng cùng với đó, các chuyên gia quân sự Mỹ nói trên cũng cho rằng các hành động quân sự quy mô lớn tại tỉnh Kaliningrad trong các điều kiện hiện nay là "ít có khả năng xảy ra".



Na Uy sợ viễn cảnh thành chiến trường của Nga-Mỹ
(Bình luận quân sự) - Một sĩ quan Na Uy dự đoán nước mình sẽ biến thành chiến trường xung đột nếu xảy ra chiến tranh giữa Nga với Mỹ.

Mới đây, trung tá Turmud Heyer, giảng viên tại Học viện Các lực lượng vũ trang Na Uy đã nhận định trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình NRK rằng, nước này hoàn toàn có thể trở thành chiến trường trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và Mỹ.
Theo ông, người Mỹ ngày càng “tỏ ra mình mới là ông chủ trên đất Na Uy”. Ông chỉ ra rằng điều này đặc biệt được thể hiện rõ qua việc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ sắp tới sẽ được triển khai tại căn cứ Erland ở phía tây đất nước này.
Chính quyền Oslo cũng quyết định mở lại căn cứ hải quân cho Hoa Kỳ và NATO để đối đầu với Nga. Cụ thể là Na Uy sẽ mở lại căn cứ bí mật thời Chiến tranh Lạnh cho các tàu ngầm hạt nhân của đồng minh, để tranh đoạt quyền kiểm soát Bắc Băng Dương với Nga.

ADVERTISING
1612660449877.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 2:34






X
Báo The Times viết, căn cứ Olavsvern [cách biên giới Nga 220 km] bị đóng cửa vào năm 2002, là một khu phức hợp khổng lồ được khoét sâu vào dãy núi gần Tromso, có các bến tàu ngầm nước sâu có thể chứa và phục vụ cho các tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn, nhằm đưa toàn bộ lãnh thổ Nga vào tầm ngắm.

1612660534911.png
Máy bay chiến đấu của Không quân Na Uy

Heyer cho rằng hướng hoạt động chính trong chính sách của phương Tây, trong đó có giới chức lãnh đạo Na Uy, là không nên tập trung vào vào việc bao vây, cô lập và kiềm chế Moscow, mà nên xây dựng những biện pháp nhằm xoa dịu tình hình, hai bên cùng có lợi.


Còn về phía đất nước mình, vị chuyên gia cho rằng, “lợi ích của Na Uy là bằng cách nào đó cân bằng giữa Mỹ ở phía Tây và Nga ở phía Đông, vì một cuộc xung đột vũ trang công khai giữa hai siêu cường này sẽ là sự kiện thảm khốc đối với Oslo” - ông nói.

Vào tháng 1 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen đã từng nói rằng, chính quyền của ông Vladimir Putin đang ưu tiên sử dụng các biện pháp quân sự và kinh tế của mình, mà coi nhẹ biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết các sự vụ quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bakke-Jensen, Moscow đang đối đầu công khai với các quốc gia phương Tây, tìm mọi cách phá vỡ sự thống nhất của phương Tây và quá trình hợp tác quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Na Uy và các đồng minh NATO.


“Nhìn chung, sự phát triển của các sự kiện xung quanh chúng ta cho thấy rằng, chúng ta phải tính đến khả năng xấu nhất là nguy cơ xung đột vũ trang giữa Nga với các quốc gia NATO ở châu Âu không còn là điều không thể hình dung được nữa” - ông nhấn mạnh.

Bakke-Jensen sau đó nói thêm rằng, với việc Nga nằm ở bắc bán cầu, hậu quả của xung đột có thể rất nghiêm trọng đối với vùng Cực Bắc.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Hezbollah bắn hạ UAV tối tân của Israel trên trời Lebanon
(Vũ khí) - Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) vừa chính thức ra thông báo cho biết, một chiếc UAV tối tân của lực lượng này bị bắn hạ tại Lebanon.

Thông báo của IDF trên tài khoản Twitter cho biết: "Một phi cơ không người lái rơi xuống lãnh thổ Lebanon trong khi tham gia chiến dịch của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Không có nguy cơ rò rỉ dữ liệu".
Mặc dù vậy, nguồn tin này không công bố thông tin chi tiết như chủng loại và nhiệm vụ của phi cơ này. Trong khi đó, lực lượng Hezbollah thông báo đã bắn rơi máy bay không người lái (UAV) Israel được xác định là Hermes 450 ở phía nam Lebanon, thêm rằng họ đang kiểm soát xác phi cơ này.
1612660637192.png
Hiện trường một chiếc Hermes 450 bị bắn hạ.

Hình ảnh về những gì còn lại của chiếc Hermes 450 tại hiện trường được công bố cho thấy một sự thật hoàn toàn khác về chiếc UAV được Israel tiết lộ chỉ thực hiện nhiệm vụ do thám này.
Người ta có thể dễ dàng nhận ra chiếc Hermes 450 được trang bị ít nhất 4 quả đạn cỡ nhỏ nhưng mang sức công phá rất mạnh. Đây là sự thật quá bất ngờ bởi trước đó, chưa bao giờ Israel thừa nhận Hermes 450 là dòng UAV tấn công mà chỉ khẳng định chúng là chỉ máy bay trinh sát.

ADVERTISING
1612660619360.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:04






X
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện bằng chứng cho thấy người Israel đang điều khiển UAV vũ trang vào lãnh thổ một số nước trong khu vực với tuyên bố chúng là UAV trinh sát.

Theo bản báo cáo của Cơ quan truyền thông thuộc chính phủ Anh bị cựu điệp viên Edward Snowden tiết lộ trước đây cho thấy, một số UAV của Israel có khả năng mang vũ khí tấn công thường xuyên xâm phạm không phận một số nước.

Cùng với thông tin của Edward Snowden là đoạn video kèm theo về hình ảnh rõ ràng về chiếc UAV của Israel đang mang một vật thể có hình dạng rất giống tên lửa.


Sau khi quan sát cận cảnh, các chuyên gia dễ dàng có thể xác định được các quả đạn mang bởi Hermes 450 là dòng tên lửa dẫn đường kính nhỏ được Israel gọi là Mikholit. Đây cũng là loại tên lửa được phát hiện tại hiện trường chiếc Hermes 450 rơi tại Lebanon hôm 31/3.

Hiện thông số kỹ thuật của tên lửa vẫn chưa được biết nhưng hầu hết các nguồn mở cho thấy nó liên quan đến tên lửa Nimrod do Israel sản xuất, được hướng dẫn bằng laser bán chủ động có sức tấn công rất mạnh.


Tên lửa Mikholit lần đầu tiên được phát hiện trong cuộc chiến Dải Gaza 2014. Không quân Israel (IAF) đã sử dụng tên lửa để nhắm mục tiêu vào các cá nhân của Phong trào Hamas ở Palestine trong các khu vực thành thị bởi chúng có độ chính xác khi tấn công mục tiêu rất cao.

Tiếp theo đó là vào tháng 9/2015, tên lửa Mikholit tiếp tục xuất hiện, đáng ngạc nhiên hơn, lần này tại bán đảo Sinai của Ai Cập. Amaq - kênh truyền thông thân IS đã tiết lộ 1 đoạn video cho thất tên lửa Mikholit đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu của tổ chức khủng bố này ở khu vực trên.

Sau vụ việc này, một số kênh truyền thông Israel đã nhận định lực lượng IAF đã tiến hành một số đợt không kích bằng UAV chống lại những tay súng người Palestin (được cho là có liên quan tới IS) ở bán đảo Sinai của Ai Cập.

Và hiện tại, lần đầu tiên thế giới biết được rằng ta biết rằng Israel hiện cũng đang điều các UAV có vũ trang trên Lebanon, mặc dù hiện tại tình hình rất ổn định.

Căn cứ vào thực tế này, hãng thông tấn Southfront nhận định, rất có thể những chiếc Hermes 450 có vũ trang đã được Israel âm thầm cho hoạt động tại Syria mà không hề bị phát hiện nhưng lại không may khi đối đầu với Hezbollah.



Vòm sắt diệt toàn bộ mục tiêu sau nâng cấp
(Vũ khí) - Theo Times of Israel, lực lượng phòng thủ Israel vừa bắn thử thành công hệ thống đánh chặn Iron Dome (Vòm sắt) sau nâng cấp.

Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp của Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) và nhà sản xuất Rafael. "Cơ quan Phòng thủ Tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng và công ty Rafael đã hoàn thành một loạt hoạt động thử nghiệm đối với phiên bản mới và nâng cấp của hệ thống Vòm Sắt.
Vom sat diet toan bo muc tieu sau nang cap
Hệ thống Iron Dome.

Hoạt động thử nghiệm đã mô phỏng các mối đe dọa tinh vi mà hệ thống có thể phải đối mặt trong thời gian xảy ra xung đột – trên mặt đất hay trên biển. Các vụ bắn thử được tiến hành trên đất liền tại miền trung Israel và hướng ra biển", IDF ra tuyên bố cho biết.
"Trong các vụ bắn nghiệm thu, Iron Dome đã đánh chặn toàn bộ hơn 100 mục tiêu giả định được phóng đi, trong đó có cả đạn cối, đạn phản lực, máy bay không người lái...", Pini Yungman, phó chủ tịch của nhà sản xuất Rafael cho biết.

Theo vị phó chủ tich này, khả năng đặc biệt của Iron Dome sau nâng cấp là chúng có thể đánh chặn vỏ tên lửa cỡ lớn để tránh thương vong cho lực lượng mặt đất. Với tính năng độc nhất vô nhị này, Iron Dome được Mỹ và Israel ca ngợi là hệ thống đánh chặn tuyệt vời trong chiến tranh hiện đại.
ADVERTISING
1612660588507.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Để làm được điều nay, Rafael đã nâng cấp hệ thống dẫn đường nhằm tăng khả năng bắt và bám mục tiêu giúp đạn của Iron Dome đánh chặn chính xác hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, nhược điểm không thể chống lại các cuộc tấn công với quy mô lớn của Iron Dome cũng được loại bỏ.

"Qua các bài bắn thử đã chứng minh, Iron Dome có thể là lựa chọn mới tin cậy để đối phó với cuộc tấn công bầy đàn UAV hoặc số lượng lớn đạn tấn công từ đối phương", nhà sản xuất Israel cho biết sau cuộc thử nghiệm.


Trong các cuộc tấn công vào Israel hồi tháng 5/2019, phát ngôn Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam của Hamas, Abu Obeida cho biết, các tay súng chiến binh của lực lượng này đã tìm được chiến thuật phóng rocket mới khiến những hệ thống đánh chặn Iron Dome thành vô hại.

Chiến thuật phóng mới được Hamas phát hiện chỉ đơn giản là mỗi đợt phóng, lực lượng này sẽ đồng loạt khai hỏa hàng chục đạn chứ không phải bắn từng quả đơn lẻ như trước đây vẫn được áp dụng.


Với cách phóng mới được áp dụng, Iron Dome sẽ không kịp phản ứng và tung ra đòn đáp trả. Và sự hiệu quả của chiến thuật phóng này đã được chứng minh trong thực tế chiến đấu khi Hamas tấn công vào lãnh thổ Israel hồi đầu tháng 5/2019.

Theo thống kê do chính IDF thực hiện, trong đợt tấn công này, hai nhóm vũ trang là Hamas và Jihad đã phóng tổng cộng 690 quả rocket từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Những cuộc tấn công khiến 4 người Israel thiệt mạng và gần 200 người khác bị thương.

Trong tổng số 690 quả rocket, chỉ có 240 quả bị đánh chặn bởi Iron Dome được ghi nhận. Và chính thành tích tác chiến không hề ấn tượng của Iron Dome đã khiến IDF phải mở cuộc điều tra về hiệu quả tác chiến.

Kết quả điều tra không được tiết lộ nhưng sau đó, IDF và Rafael đã tích cực phối hợp cho ra mắt phiên bản mới của Iron Dome với tuyên bố vũ khí này có khả năng "ngăn chặn được tất cả mục tiêu đường không trong tầm bắn".

Hải quân Mỹ: Toàn bộ Kilo Iran đang nằm bờ?
(Vũ khí) - Theo chuyên trang USNI News của Hải quân Mỹ, việc tất cả tàu ngầm Kilo của Iran đang nằm bờ là động thái bất thường của Tehran.

Báo Mỹ cho biết, trong thời gian qua khi quan hệ giữa Iran và Mỹ trở nên căng thẳng và giữa lúc nhiều lực lượng Tehran đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao thì việc cả 3 chiếc tàu ngầm Kilo của nước này đều trở về cảng cho thấy năng lực chiến đấu của chúng có vấn đề.
Đội tàu ngầm lớp Kilo của Tehran gồm 3 chiếc đã phải nằm bờ từ gần một tháng nay. Đây là những chiếc tàu ngầm lớn nhất và cũng là mạnh nhất của Hải quân Iran. Chúng có căn cứ chính tại Bandar Abbas, gần Eo biển Hormuz ở cửa ngõ ra vào Vịnh Ba Tư.
Hai quan My: Toan bo Kilo Iran dang nam bo?
Một chiếc Kilo của Iran đã được đưa lên bờ.
Những tàu ngầm này được trang bị tới 18 ngư lôi, hoặc tên lửa hành trình và có thể hoạt động dưới nước nhiều ngày liên tục. Về mặt logic, chúng giữ vai trò chủ lực trong sứ mệnh bảo vệ đất nước của Hải quân Iran.

ADVERTISING
1612660663548.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:00






X
Theo báo Mỹ, tất cả những quốc gia đang sở hữu lực lượng tàu ngầm, luôn phải duy trì thời gian bảo dưỡng luân phiên để giữ cho có càng nhiều tàu ngầm đang hoạt động càng tốt. Với trường hợp của Iran, việc chỉ có 3 tàu ngầm Kilo thì ít nhất luôn có 1 chiếc đang trong tình trạng hoạt động để đảm bảo khả năng chiến đấu.

Theo thống kê tại thời điểm năm 2020, Hải quân Iran có trong biên chế hạm đội tàu ngầm khá đông đảo với 21 chiếc, chưa kể nhiều xuồng bán ngầm phụ trợ. Đáng kể nhất trong hạm đội tàu ngầm của hải quân Iran là 3 chiếc Kilo 877EKM do Nga chế tạo có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm từ dưới nước.


Bên cạnh đó còn có 1 tàu ngầm diesel-điện Fateh 920 được Tehran tạo ra bằng cách sao chép thiết kế tàu ngầm tấn công mini Type 206 của hải quân Đức, được trang bị ngư lôi 533 mm YT-534-UW1 và tên lửa chống tàu hạng nhẹ Jask-2. Năng lực chiến đấu của Fateh 920 tương đối đáng gờm khi được sử dụng cho chiến thuật du kích.

Ngoài ra Hải quân Iran còn có một tàu ngầm mini lớp Nahang có chiều dài 24 m được trang bị ngư lôi, nó còn có thể được sử dụng cho nhiệm vụ rải thủy lôi nhằm phong tỏa eo biển Hormuz.

Đông đảo nhất trong hạm đội tàu ngầm Iran là 16 chiếc Ghadir các phiên bản, đây được xem là một thiết kế sửa đổi từ tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên. Như vậy có thể thấy rằng chỉ có 3 chiếc Kilo 877EKM cùng 1 chiếc Fateh 920 là sở hữu năng lực chiến đấu thực sự đáng ngại.


Nhưng từ những hình ảnh vệ tinh trang USNI News có được cho thấy, một trong những tàu ngầm này đã neo đậu tại bến ở thành phố Bandar Abbas từ năm 2019. Trong khi một chiếc khác cũng đã lưu tại xưởng Shahid Darvish phía Tây thành phố từ nhiều tháng nay.

Hồi giữa tháng 12/2020, chiếc thứ ba cũng đã được đưa vào một ụ tàu ở Bandar Abbas. Tính đến ngày 31/1, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi. Hiện chưa rõ thời điểm Iran sẽ đưa những chiếc tàu ngầm này trở lại biển cả làm nhiệm vụ.

Báo Mỹ kết luận, bất kể với nguyên nhân gì thì việc cả 3 chiếc Kilo ngừng hoạt động đang ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tác chiến ngầm của Hải quân Iran.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Mi-28NM nhận tên lửa diệt cả Ah-64 Apache và tiêm kích Mỹ
(Vũ khí) - Máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu của Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân của "Thợ săn đêm" Mi-28NM do Nga chế tạo.

Trực thăng chiến đấu mới nhất của Nga Mi-28NM "Night Hunter - Thợ săn đêm" hiện có khả năng tấn công không chỉ các mục tiêu trên mặt đất, mà còn bao gồm cả những đối tượng trên không.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, do trực thăng Mi-28NM vừa nhận được tên lửa không đối không R-74 dẫn đường hồng ngoại, có khả năng bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách trên 40 km, hơn nữa khả năng của tên lửa Nga đủ sức đánh chặn tên lửa hành trình và thậm chí bắn trúng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nếu như F-22 hay F-35 tiếp cận trong phạm vi gần.

ADVERTISING
1612660680842.png

Video Player is loading.
Play
Remaining Time 10:00
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%





Play


X
“Tên lửa R-74M ban đầu được phát triển có tính đến khả năng tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 và F-22. Trực thăng tấn công không được thiết kế để chiến đấu trên không, chúng sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường, nhưng nếu cần nó có thể được trang bị tên lửa không đối không, điều này rõ ràng mang lại bất lợi cho AH-64 Apache của chúng ta”, các nhà báo thuộc tạp chí National Interest của Mỹ nhấn mạnh.

1612660706288.png
1612660723614.png
Trực thăng vũ trang Mi-28NM Night Hunter của Nga sẽ nhận tên lửa không đối không tầm ngắn R-74M
Trong tương lai, Nga hoàn toàn có thể nghiên cứu tích hợp cho Mi-28NM Night Hunter một loại radar tính năng tương tự Zhuk-A tích hợp trên Ka-52M Alligator, khi đó nó sẽ tận dụng được hết tầm bắn của tên lửa R-74M, thậm chí còn mang được các loại tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn để đối đầu sòng phẳng tiêm kích địch.


Trên thực tế, phiên bản hiện đại hóa của trực thăng vũ trang do Nga chế tạo đã trở thành một máy bay chiến đấu thực sự, và mặc dù tầm bắn đối với các mục tiêu trên không của Thợ săn đêm là tương đối ngắn, nhưng điều này là khá đủ để đánh trúng máy bay địch chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn, bên cạnh đó nó hoàn toàn có thể tiêu diệt máy bay ném bom và máy bay không người lái đối phương.


Tuy nhiên ở chiều ngược lại, cũng có không ít ý kiến cho rằng trang bị tên lửa không đối không tầm xa cho trực thăng vũ trang là phí phạm, bởi với khả năng cơ động hạn chế và diện tích phản xạ radar lớn, nó không thể đối đầu với tiêm kích tiền tuyến, tên lửa đối không của máy bay lên thẳng chỉ nên là loại vác vai như Igla hoặc tầm ngắn như R-60 mà thôi.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Nga có cần PAK DA khi Tu-160M, Tu-22M3M, Tu-95MSM quá mạnh?
(Vũ khí) - Bộ ba máy bay ném bom chiến lược nâng cấp Tu-160M, Tu-22M3M và Tu-95MSM sẽ vẫn còn đáp ứng tốt nhu cầu của Không quân Nga trong nhiều thập kỷ nữa.

Tạp chí Không quân Mỹ, dẫn lời người đứng đầu Cục Phản ứng nhanh của Không lực Hoa Kỳ, Randall Walden, cho biết rằng Northrop Grumman tại nhà máy của họ ở Palmdale, California đã bắt đầu chế tạo nguyên mẫu thứ hai của máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider.
Nguyên mẫu đầu tiên sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào giữa năm 2022, trước đó việc này được lên kế hoạch vào tháng 12/2021. Việc khởi động sản xuất hàng loạt B-21 Raider dự kiến vào năm 2026 - 2027.
B-21 sẽ là máy bay ném bom tàng hình cận âm với trọng lượng cất cánh khoảng 100 tấn, sải cánh dài 35 - 40 mét. Nó được chế tạo theo thiết kế "cánh bay", giống như người tiền nhiệm B-2A Spirit. B-21 Raider có thể mang tên lửa và bom thuộc nhiều lớp khác nhau, nó cũng phải có khả năng sống sót và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không.
Tuy nhiên theo báo chí Nga, đối với các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hóa như S-300, và thậm chí là S-400 Triumf và S-500 Prometheus, B-21 Raider không khác nhiều so với các mục tiêu trên không khác.
Nga co can PAK DA khi Tu-160M, Tu-22M3M, Tu-95MSM qua manh?
Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider của Mỹ
Cần lưu ý rằng Nga cũng đang phát triển một máy bay ném bom tàng hình. Chúng ta đang nói về PAK DA (Tổ hợp hàng không tầm xa tiên tiến). Nó sẽ được chế tạo theo sơ đồ "cánh bay" và sẽ có tốc độ cận âm. PAK DA được thiết kế để sử dụng hầu hết các loại tên lửa và bom dẫn đường mới nhất, sẽ chỉ được đặt bên trong thân.
Theo dữ liệu mở, trọng lượng cất cánh của PAK DA khoảng 145 tấn, phạm vi bay không cần tiếp nhiên liệu là 15.000 km, tốc độ tối đa 1.000 km/h. Trước đó, đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết chuyến bay đầu tiên của PAK DA dự kiến vào năm 2025 - 2026 và bắt đầu sản xuất hàng loạt giai đoạn 2028 - 2029.

Nếu nhìn vào B-21 Raider của Mỹ và chiếc PAK DA của Nga thì về nguyên tắc, đây là những chiếc máy bay rất giống nhau. Trên thực tế, Mỹ vẫn tiếp tục dòng B-2A Spirit, ngay cả nhà sản xuất cũng vậy - Northrop Grumman. Còn đối với Nga và văn phòng thiết kế Tupolev, đây là một dòng mới.
Đồng thời, theo quan điểm của tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, cả máy bay của Mỹ hay của Nga đều không dựa trên bất kỳ công nghệ đột phá nào. Chúng chỉ có thiết bị điện tử tiên tiến hơn, vị trí của vũ khí độc quyền bên trong cơ thể, sử dụng vật liệu và lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến.
ADVERTISING
1612660739513.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Về đặc điểm tàng hình, những máy bay này hoàn toàn vô hình chỉ đối với kẻ thù không có hệ thống phòng không về nguyên tắc. Đồng thời, dự án PAK DA liên quan đến việc chế tạo một máy bay cho thành phần không quân của bộ ba hạt nhân Nga, tức là chúng ta đang nói về cuộc đối đầu với kẻ thù công nghệ cao.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét tình trạng hiện tại của thành phần không quân của lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF) Nga, bao gồm oanh tạc cơ Tu-95MS và Tu-160.

Tu-95MS được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1981, nó vẫn là máy bay cánh quạt được sản xuất nhanh nhất thế giới: tốc độ tối đa là 830 km/h. Phạm vi bay thực tế tới 12.000 km.


Hiện tại quá trình hiện đại hóa sâu các loại máy bay này lên cấp độ Tu-95MSM đang được tiến hành, điều này sẽ giúp chúng có thể tăng tuổi thọ và tăng gấp đôi hiệu quả chiến đấu.

Những chiếc máy bay ném bom mang tên lửa Tu-160 đầu tiên được biên chế vào Không quân Liên Xô từ năm 1987. Đây là chiếc phi cơ độc nhất vô nhị, nó là máy bay siêu thanh và biến hình lớn nhất trong lịch sử hàng không quân sự. Ngoài ra Tu-160 là máy bay chiến đấu nặng nhất thế giới, có trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất trong các loại máy bay ném bom.

Tốc độ tối đa của nó là 2.230 km/h, tốc độ hành trình 850 km/h và trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn. Phạm vi bay tối đa mà không cần tiếp nhiên liệu trên không đạt 13.950 km.

Hiện nay, Tu-160 đã được hiện đại hóa sâu nlên chuẩn Tu-160M, cũng như sản xuất mới phiên bản Tu-160M2. Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất máy bay cho 10 chiếc Tu-160M2.

Cần hiểu rằng ưu tiên hàng đầu đối với máy bay ném bom chiến lược là khả năng răn đe hạt nhân. Trong khuôn khổ nhiệm vụ chiến đấu này, một máy bay ném bom chiến lược phải thực hiện cuộc tấn công hạt nhân mà không đi vào vùng nhận dạng phòng không hoặc phạm vi quản lý của tiêm kích.

Phạm vi của vũ khí sẽ cho phép bạn làm điều này. Ví dụ, tầm bắn của tên lửa hành trình phóng từ trên không của Nga với đầu đạn nhiệt hạch Kh-102 lên tới 5,5 nghìn km. Có nghĩa là, không có yêu cầu nghiêm ngặt về các đặc tính tàng hình của phương tiện chiến đấu.


1612660762418.png
Oanh tạc cơ chiến lược PAK DA (Poslanhik) của Nga
Gần đây, báo chí Nga bày tỏ quan điểm rằng PAK DA sẽ có thể bay tới và bảo vệ căn cứ của hải quân ở Sudan bằng cách ném bom vào trại của quân khủng bố. Tuy nhiên, để giải quyết nhiệm vụ như vậy, đến thời điểm này chỉ cần có vài chiếc UAV trinh sát và tấn công: theo quan điểm sử dụng chiến đấu, nó nhanh hơn nhiều và rẻ hơn hàng trăm lần.

Theo quan điểm trên, một câu hỏi hoàn toàn tự nhiên được đặt ra. Nga có thực sự cần dự án PAK DA trên quan điểm hợp lý và đầy đủ? Sau cùng, chúng ta đang nói về việc tạo ra một nền tảng hàng không chiến lược, sẽ phục vụ 40 - 50 năm và trước đó sẽ mất 7 - 10 năm nữa để đưa nó vào sản xuất hàng loạt.

Không có ích gì khi dựa vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong trường hợp này: với ngân sách quân sự khổng lồ và sự bó hẹp của tổ hợp công nghiệp - quân sự và Lầu Năm Góc, họ có thể sản xuất máy bay với thân mạ vàng.

Ngoài ra, cách tiếp cận của họ cũng không mang tính cách mạng, trong dự án B-21 Raider đầy hứa hẹn, Washington chỉ đơn giản lặp lại sơ đồ cũ với máy bay ném bom B-2A Spirit với một số cải tiến.



Cần phải hiểu rằng, máy bay ném bom chiến lược trước hết là bệ đỡ cho các loại vũ khí hiện đại. Điều chính là tài nguyên cho phép nó đặt các mẫu mới. Và tiềm năng hiện đại hóa của oanh tạc cơ tên lửa Tu-95MS và Tu-160 là rất lớn.

Theo các chuyên gia của Phòng thiết kế Tupolev, Tu-95MSM sẽ cạn kiệt nguồn lực kỹ thuật không sớm hơn năm 2040. Kết quả của việc hiện đại hóa Tu-160 lên ngang tầm với Tu-160M, tuổi thọ của chúng sẽ được kéo dài lên 45 - 50 năm. Tuổi thọ của Tu-160M2 mới cũng sẽ ít nhất là 45 - 50 năm.

Vì vậy, Nga có thời gian để tìm kiếm một giải pháp khác - một giải pháp đột phá nhằm tạo ra một nền tảng không quân chiến lược mới.

Tất nhiên, những phát triển thu được từ PAK DA nên được sử dụng trong một dự án mới không dựa trên phương pháp tiến hóa mà phải là cách mạng. Trong trường hợp này, không nên làm theo các mô hình nước ngoài đã lỗi thời từ quan điểm sử dụng chiến đấu. Và toàn bộ lịch sử tư tưởng kỹ thuật và quân sự của Liên Xô (Nga) đã chứng minh rằng có khả năng làm được điều này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
WS-15 gặp lỗi, Trung Quốc vẫn phải mua Izdeliye 30 cho J-20?
(Vũ khí) - Mặc dù tuyên bố động cơ phản lực nội địa đã tương đương sản phẩm từ Nga nhưng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vẫn phải mua từ Moskva.

Trong thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về việc nước này đã không còn phải nhập khẩu động cơ Al-31F từ Nga để trang bị cho các tiêm kích hạng nặng J-11/15/16 sao chép từ Su-27 Flanker.
Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt WS-10C - một phiên bản cải tiến của động cơ phản lực WS-10. Nguồn tin nội bộ xác nhận với tờ báo Trung Quốc rằng các mẫu J-20 trong tương lai sẽ được trang bị WS-10C - theo quan điểm của họ, chúng sẽ có các đặc điểm kỹ thuật tương tự AL-31F.
Như nguồn tin thừa nhận, cả AL-31F và WS-10C chỉ là giải pháp tạm thời. Theo kế hoạch, J-20 sẽ được trang bị động cơ WS-15 mới, sẽ cho phép nó duy trì tốc độ bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau.
Nhưng đã có vấn đề với WS-15, nếu vào tháng 1/2019, báo chí Trung Quốc tuyên bố về một "bước đột phá" trong việc tạo ra các động cơ này, thì sức mạnh thông tin về vấn đề trên hiện đã giảm đi phần nào.

ADVERTISING
1612660789347.png






X
Lý do hóa ra lực đẩy của động cơ WS-15 bị giảm mạnh khi nhiệt độ của turbine tiến gần đến các thông số vận hành. Khi vượt quá 1.350 độ C, động cơ mất lực đẩy và mức tổn thất ban đầu lên tới 25%.
Rõ ràng là điều này không thể chấp nhận được đối với các máy bay chiến đấu đòi hỏi khả năng cơ động cao, thậm chí còn gây ra nguy hiểm trong suốt chuyến bay, vì phi công có thể mất kiểm soát.
Gần đây, việc mất lực đẩy khi turbine đạt chỉ số nhiệt độ vận hành đã giảm xuống còn khoảng 18%. Tuy nhiên các nhà chế tạo động cơ Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này.

Họ tin rằng một trong những vấn đề liên quan đến hợp kim được sử dụng, thành phần tối ưu của nó đã được thử lựa chọn nhiều lần, làm thay đổi các tùy chọn ban đầu. Một vấn đề khác là sự tích tụ nhiên liệu trong động cơ mà không được đốt cháy kịp thời.
1612660799720.png
Động cơ WS-15 của Trung Quốc vẫn chưa đạt được chất lượng như sản phẩm của Nga
Về vấn đề này, Trung Quốc không giấu giếm việc họ mong đợi một cuộc trình diễn tại Nga của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57, với động cơ được gọi là giai đoạn hai.

Chúng ta đang nói về "Sản phẩm 30" - một động cơ turbine phản lực chuyển tiếp với bộ đốt sau. Như được mô tả, trong động cơ Nga nhiên liệu được "đốt cháy" trực tiếp khi nó đi vào buồng đốt trang bị hệ thống đánh lửa plasma có lắp đặt trên kim phun.
Điều này cho phép tránh được các tùy chọn khác nhau để đốt cháy nhiên liệu không hiệu quả dẫn đến mất lực đẩy cuối cùng như lỗi hiện tại trên WS-15. Đồng thời, trong động cơ Izdeliye 30, nhiệt độ dòng khí đạt 1.800 độ C, lực đẩy khi đốt sau là 18 tấn.
Đối với Trung Quốc, công nghệ mà các nhà chế tạo động cơ Nga sử dụng rõ ràng là rất quan trọng, và do đó có khả năng Bắc Kinh cuối cùng sẽ quyết định đặt mua một số lượng hạn chế Su-57 với động cơ được phát triển theo chương trình Sản phẩm 30. Rõ ràng vấn đề về tổn thất lực đẩy của WS-15 đang buộc họ phải quan tâm đặc biệt đến động cơ giai đoạn hai trên máy bay chiến đấu của Nga.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc chỉ ra rằng phương án nhập khẩu Su-57 như vậy là có thể chấp nhận được. Đây là cách để Trung Quốc có thể nhanh chóng tìm ra cách hoàn thiện sản phẩm nội địa WS-15.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Bảng xếp hạng quân đội các nước trên thế giới
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu bài tổng hợp sức mạnh quân sự các quốc gia trên thế giới năm 2021

Bài viết mới được báo điện tử GlobalFirepower công bố của Tòa soạn báo “Tài liệu quân sự” và được đăng tải trên báo này cùng một số báo chuyên ngành quân sự khác của Nga ngày 30/1/2021.
Bang xep hang quan doi cac nuoc tren the gioi

(GlobalFirepower ) vừa mới công bố bảng xếp hạng thường niên các quốc gia trên thế giới tính theo tiêu chí sức mạnh quân sự. Kết quả có thể đoán trước được phần nào:
Mỹ, Nga, Trung Quốc và cứ thế lần lượt theo chiều đi xuống. Nhưng liệu bảng đánh giá này có phản ánh được điều quan trọng nhất- ai sẽ là người thắng trong một cuộc chiến tranh không?
Chỉ xin các vị độc giả không nên “quan trọng hóa” một cách thái quá bảng xếp hạng này: chính cổng thông tin GlobalFirepower, - tổ chức hàng năm công bố bảng xếp hạng sức mạnh chiến đấu của các quốc gia trên thế giới nói trên cũng đã phải công khai tuyên bố rằng: "các tài liệu được trình bày trên trang web này chỉ có giá trị lịch sử và giá trị giải trí".
Đó là trích dẫn từ tuyên bố từ chối chịu trách nhiệm được cập nhật cách đây rất không lâu,vừa mới ngày 22/1qua.
Trong bản tuyên bố này cũng còn cho biết thêm: "Mặc dù các nội dung (thông tin) của GlobalFirepower.com được cho là chính xác tại thời điểm công bố trên Internet, nhưng GlobalFirepower.com không chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính đúng đắn, mức độ đầy đủ, độ tin cậy hoặc tính cập nhật của thông tin".
Nội dung của trang web được cung cấp là "như nó vốn có và không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào”.
Nhưng một khi người ta đã mời gọi chúng ta thư giãn, thì tại sao chúng ta lại không giải trí bằng cách so sánh sức mạnh quân sự của các nước.
Đặc biệt là trong bối cảnh, khi mà, lấy ví dụ, ở Uvraine, nơi mà hiện các phương tiện thông tin đại chúng địa phương đã khiến mọi người sắp nổ tung bằng những nghi lễ mừng chiến thắng nhân dịp Các Lực lượng Vũ trang Ucraine đã lọt vào "top 25" những quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới (trong bảng xếp hạng).
Còn ở đất nước Pakistan với một quân đội chưa từng bao giờ đánh bại được bất kỳ ai, và quan trọng hơn cả, đã thua cả ba cuộc chiến tranh với nước láng giềng đáng ghét Ấn Độ, tiếng trống ăn mừng cũng đang vang rền:
Các Lực lượng vũ trang Pakistan đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Firepower Index 2021 các quân đội mạnh nhất thế giới! Còn Tashkent (Uzbekistan) cũng vui ứa lệ vì:
“Uzbekistan đã bỏ xa Kazakhstan trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự”! Kazakhstan đành bậm môi đáp lại: và thực sự như vậy thật! - "Cộng hòa Kazakhstan nằm ở vị trí thứ 62 trong bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang của Global Firepower 2021".
Nhưng chúng ta hãy tạm để người Châu Á sang một bên đã! Cổng thông tin trẻ và đầy nhiệt huyết WARCATS.RU vừa mới làm cả cộng đồng thế giới phải khiếp sợ (vì): “Estonia và Latvia đang tăng cường sức mạnh quân sự của mình”.
Và còn tăng cường một cách rất ấn tượng nữa! Hóa ra là: "Latvia đã “nhảy” từ vị trí thứ 102 trong bảng xếp hạng lên vị trí thứ 97, còn Estonia đã tăng tới 10 bậc - từ thứ 119 lên thứ 109".
Đã đến lúc Bộ trưởng Shoigu phải vò đầu bứt tai rồi: Latvia thậm chí cuối cùng còn lọt vào top 100 cường quốc mạnh nhất hành tinh!
Còn Lithuania thì có làm chúng ta hơi thất vọng một chút: mặc dù nó vẫn sở hữu “các lực lượng vũ trang mạnh nhất trong bộ ba Baltic, nhưng đã có bước lùi- từ vị trí thứ 83 xuống thứ 85 trong bảng xếp hạng”.

Nhìn chung,các chàng trai làm việc trong Global Firepower trong suốt 12 năm tồn tại của tổ chức này đã gây dựng được một vị trí tốt trong chương trình nghị sự thông tin.
Và bất kể họ có giấu những gì đằng sau những cụm từ kiểu như "thông tin có thể tiếp cận được trên trang web của chúng tôi có mức độ chính xác (sử dụng thuật ngữ “Accurate”- nguyên văn- ND), như trong các nguồn tin gốc", thì họ cũng cạnh tranh cướp cơm (bánh mỳ) của một tổ chức chuyên gia có uy tín thực sự trong lĩnh vực này- Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute- SIPRI).
Vâng, và bản thân bảng xếp hạng Global Firepower này được lập một cách khá máy móc.
Nó được xây dựng dựa trên các số liệu so sánh các quân đội theo 55 yếu tố (tiêu chí) khác nhau, trong số đó có không chỉ có quân số hiện có và nguồn lực dự bị động viên, số lượng xe tăng, máy bay, tàu chiến, v.v., mà còn cả mức cung cấp kinh phí cho quốc phòng (ngân sách quân sự), tình trạng cơ sở hạ tầng trong nước, số lượng các cảng, mức sản xuất dầu, v.v. và nhiều những thứ (tiêu chí) khác.
Điều gì ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu
Mọi thứ (các tiêu chí vừa liệt kê) đều rất rõ ràng và logic – quả tất cả chúng đều thực sự có ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, chính tính máy móc cơ học này cũng là nhược điểm chính của xếp hạng (và nói chung, bảng xếp hạng nào cũng có nhược điểm).
Nó không tính đến những yếu tố cấu thành quan trọng của khả năng phòng thủ như tình hình quốc tế (ai dám tấn công một nước Iceland gần như không có vũ khí khi nước này là thành viên NATO?), Tình hình chính trị nội bộ (cụ thể, lấy ví dụ, Azerbaijan đã “hoàn lại” thất bại 25 năm trước cho Armenia, khi mà khi đó Armenia đã tận dụng được sự yếu kém và không chuyên nghiệp của chính quyền đối phương (Azerbaijan) ?).
Hay trạng thái tâm lý- (tinh thần của quân đội và nhân dân Donbass Ucraine). Cộng thêm nữa- hiện nay, các lực lượng đặc biệt (đặc nhiệm) và đang đóng một vai trò rất vai trò, và đã thực sự bắt đầu quyết định số phận của các cuộc chiến tranh – vậy so sánh chúng (các lực lượng đặc biệt) theo cách nào?
Và, tất nhiên, không thể không tính tới một yếu tố rất quan trọng, như lịch sử của những chiến thắng quân sự - và nói chung, là cả lịch sử dân tộc.
Cho dù những bà cô bà bá trong ban lãnh đạo Bundeswehr (Bộ Quốc phòng Đức) có nóng tính đe dọa là sẽ nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ sức mạnh hết sức cứng rắn nhiều lần đến đâu đi nữa- sẽ không một người lính Đức nào cầm vũ khí đến đánh nhau với người Nga trong một trăm năm tới. Và thậm chí là cả trong hai trăm năm tới.
ADVERTISING
1612660843784.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:00






X
Hoặc hãy lấy Quân đội Mỹ làm dẫn chứng. Về mặt danh nghĩa, là quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng trên thực tế- trong toàn bộ lịch sử tồn tại của mình chưa hề thắng được một quân đội thực sự mạnh nào.

Chiến thắng cuối cùng là chiến thắng trước quân Nhật vào năm 1945,- tức là thắng những người đã bị bào mòn hết sức lực trong suốt bốn năm, cho đến khi Quân đội Liên Xô đến và chỉ trong một tuần đã nghiền nát cả một đội quân hàng triệu người (đội quân Quan Đông).

Và, vâng, (Mỹ) đã chiến thắng cả những người dân quân Grenada, nhưng với cái giá là tổn thất sinh mạng của “quân ta” còn nhiều hơn tổn thất của quân địch, vâng, cũng đã đánh bại Iraq với một quân đội mà không chỉ binh lính, mà ngay cả các tướng lĩnh của quân đội ấy cũng thích bị quân Mỹ bắt làm tù binh hơn là được cho về nhà. Và vâng, làm thế nào để so sánh họ (Mỹ), lấy ví dụ, với người Nga?

Có thể so sánh qua hai cuộc chiến ở Afghanistan chăng? Hay – mặt khác, đem so sánh (Mỹ) với người Trung Quốc, - tức những người nói chung có một đội quân chưa hề được một lần thử lửa trong các trận đánh thực sự kể từ sau cuộc tấn công (thất bại) nhục nhã vào Việt Nam năm 1979 đến nay?

À vâng, nhân tiện, đang nói về Việt Nam. Việt Nam đứng ở đâu trong bảng xếp hạng của chúng ta nhỉ? Ồ, ở tận vị trí thứ 24. Vậy bây giờ chúng ta cùng hãy thử hỏi người Mỹ - những nhà vô địch của bảng xếp hạng này xem họ nghĩ sao?

Vì vậy, không phải tự nhiên mà (kênh truyền hình Nga) Tsarygrad lại đưa ra được bảng xếp hạng các quốc gia đáng tin hơn căn cứ vào các tiêu chí sức mạnh quân sự- chính trị và sức mạnh quân sự- tâm lý (tinh thần) các quốc gia.

Vâng, đúng, Tsarygrad cũng có sử dụng - chính xác hơn là so sánh và tính đến kết quả của những tổ chức phân tích có uy tín khác, cũng như thu thập ý kiến các chuyên gia.


Chỉ có điều trong năm nay, các chàng trai của Global Firepoweri đưa ra bảng xếp hạng của mình hơi sớm - thường thì họ công bố nó vào đầu tháng Ba hàng năm, trong khi bây giờ mới là tháng Giêng. Nhưng chúng ta sẽ không vội vàng.

Đến thời điểm thích hợp, chúng ta sẽ tính đến những kết quả của họ, cho dù tại một loạt các diễn đàn quân sự Phương Tây, các chuyên gia đã kêu gọi chúng ta không nên quá tin tưởng vào họ (Global Firepower).

Và chúng ta cũng không tin. Vậy thì nào, chúng ta hãy giải trí.

Vậy ai đứng sau ai?

Một tuyên bố từ chối trách nhiệm khác cũng từ những chuyên gia lập bảng xếp hạng của Global Firepower như sau:

“. ... sử dụng hơn 50 yếu tố riêng lẻ ... từ sức mạnh quân sự và tài chính đến khả năng logistics và vị trí địa lý ... một công thức độc quyền duy nhất ... cho phép các quốc gia nhỏ, nhưng có công nghệ phát triển hơn cạnh tranh với những nước khác tuy lớn hơn nhưng kém phát triển hơn ...các công thức tính đặc biệt dưới dạng cộng thêm và trừ đi ...”

Nói ngắn gọn, bảng xếp hạng khá duy ý chí, mặc dù các điểm của nó được quy chuẩn. Kết quả là (giá trị của điểm xếp hạng) càng thấp thì sức mạnh quân sự càng lớn, lý tưởng nhất là điểm số bằng (con số) không (0).

Mỹ ở vị trí đầu tiên – (điểm) 0,0718.

Dân số: 332.639.102. (Số thanh niên) đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 121.479.800. Tổng quân số (Các Lực lượng Vũ trang): 2.245.500. (riêng) Quân nhân: 1.400.000. Lực lượng dự bị động viên: 845.500 người.

Ngân sách quân sự: $ 740.500.000.000

Máy bay: 13. 233. Xe tăng: 6.100. các tổ hợp phóng tên lửa: 1.365. Tàu chiến: 490.

Nga đứng thứ hai – (điểm) 0,0791

Dân số: 141.722.205. (Số thanh niên) đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 46.527.400. Tổng quân số: 3.569.000. Quân nhân: 1.014.000. Lực lượng dự bị động viên: 2.000.000.

Ngân sách quân sự: $ 42.129.000.000.

Máy bay: 4.144. Xe tăng: 13.000, bệ phóng tên lửa: 3.860. Tàu chiến: 603.

Trung Quốc ở vị trí thứ ba - 0,0854


Dân số: 1.394.015.977. Số thanh niên đủ tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội: 617.270.275. Tổng quân số: 33.559.000. Quân nhân: 2.185.000. Lực lượng dự bị động viên: 510.000 (con số này có thể có vấn đề?-ND).

Ngân sách quân sự: $ 178.200.000.000

Máy bay: 3.260. Xe tăng: 3.205. Bệ phóng tên lửa: 2.250. Tàu chiến: 777.

Có nghĩa là (chúng ta tạm dừng một chút) – chính bản thân những con số về dân số, số lượng vũ khí trang bị không nói lên được điều gì cụ thể về sức mạnh quân sự của một cường quốc nào đó. Ngân sách quân sự cũng không tỷ lệ thuận với sức mạnh quân sự.

Ngoài ra, cũng phải bổ sung một chi tiết là Global Firepower chỉ tính đến vũ khí (quy ước) thông thường, chưa tính đến sức mạnh (vũ khí) hạt nhân.

Và với sức mạnh vũ khí hạt nhân, nếu so sánh một cách hình ảnh và trực quan sinh động về ưu thế của Nga và Mỹ so với tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác còn lại thì nó sẽ tương tự như khung cảnh hai tòa nhà 16 tầng mọc lên giữa một ngôi làng toàn nhà nghỉ nhỏ mùa hè một tầng ở ngoại ô vậy.

Và (Global Firepower) cứ tiếp tục như thế, như cái cách người Mỹ và Anh thường nói, no proof (không bằng chứng)

Những con số nói lên điều gì? Vâng, không nói lên điều gì cả ...

Ấn Độ - 0,1207

Nhật Bản – 0,1599

Hàn Quốc - 0,1612

Pháp - 0,1681

Vương quốc Anh - 0,1997

Brazil - 0,2026

Pakistan - 0,2073



Thổ Nhĩ Kỳ - 0,2109

Iran - 0,2511

Đức - 0,2519

Ả Rập Xê Út - 0,3231

Israel - 0,3464

Bắc Triều Tiên - 0,4673

Belarus - 0,8371

Azerbaijan - 1,0472

Syria – 1,0506

Armenia - 2,4216

Bhutan - 23,2577

Có nghĩa là, quốc gia Bhutan- gần như là không có gì cả. Chính xác hơn – chỉ có 7.000 binh sĩ, 2 máy bay, 0 xe tăng và tên lửa, 0 tàu. Nhưng vẫn không ai tấn công! Tại sao vậy?

Và chính đây mới là câu hỏi chủ yếu không chỉ cho các số liệu đã được toán học hóa một cách tương đối và nói chung- một bảng xếp hạng rất dễ thương này.

Bời vì suy cho cùng thì tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh quân sự hay không (có) sức mạnh quân sự là khả năng áp đặt ý chí của mình cho một quốc gia khác.

Và nếu như các vị dù đứng ở vị trí đầu bảng (trong bảng xếp hạng) và đã nhảy nhót trong một thời gian rất dài quanh một quốc gia Bắc Triều Tiên chỉ đứng vị trí thứ 28, nhưng sau đó lại không dám đụng đến quốc gia này cho dù chỉ vì mục đích cứu thể diện, thì các vị là nhà vô địch kiểu gì vậy?

Hay là các vị đang tập hợp cả một liên minh để tấn công Iran, nhưng tất cả mọi người trong cái liên minh đó đều sợ phải đánh nhau với Iran – thì có phải điều đó có nghĩa là vị trí thứ 14 của nước này lại mạnh hơn tất cả các vị cộng lại chăng? Và, cứ với logic tương tự như vậy....

Và nói cho thật ngắn gọn, bảng xếp hạng là bảng xếp hạng, còn sức mạnh- là sức mạnh. Và trong sức mạnh đó- không chỉ có mình vũ khí và tiềm lực tài chính.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
'Thế mạnh mang nhiều tên lửa của tàu ngầm Mỹ biến mất'
(Vũ khí) - Theo chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos, với việc tàu ngầm Nga mang theo Zircon, lợi thế mang nhiều tên lửa hành trình của tàu ngầm Mỹ đã biến mất.

Thừa nhận được chuyên gia Mỹ nói đến khi so sánh khả năng mang tên lửa hành trình với số lượng cực lớn của tàu ngầm Ohio và tàu ngầm Yasen của Hải quân Nga. Cụ thể, những tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đứng đầu với cơ số tên lửa hành trình mang theo lên tới con số 154 quả. Trong khi đó, tàu ngầm Yasen của Nga chỉ khiêm tốn với 72 quả.
1612660893090.png
Tàu ngầm hạt nhân Yasen của Nga.
"Lợi thế về số lượng chỉ tồn tại khi tàu ngầm Nga mang theo tên lửa Kalibr. Nhưng theo kế hoạch trang bị của Nga, Yasen và một số tàu ngầm khác của nước này sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ tối đa gần đạt Mach 9 (Tomahawk đạt tốc độ cận âm). Đến lúc này, lợi thế của tàu ngầm Mỹ sẽ biến mất", Mark Episkopos thừa nhận.
Vị chuyên gia Mỹ thừa nhận rằng, một khi hoàn thành phát triển và đi vào trang bị, với vận tốc cực đại đạt gần Mach 9 của tên lửa siêu thanh Zircon và được phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yasen, Hải quân Nga sẽ có đòn đánh khiến đối phương không thể chống đỡ.
Tên lửa Zircon đạt tốc độ cực đại gàn Mach 9, tầm bắn xa nhất có thể là 1.000 km gấp 4 lần so với tầm bắn của tên lửa diệt hạm Harpoon Block IV - loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Mỹ.

ADVERTISING
1612660870228.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement






X
Con số này vượt xa hơn tầm bắn của các hệ thống phòng không trên tàu chiến hoặc tầm bay của máy bay tiêm kích từ tàu sân bay, cho phép máy bay, tàu chiến của Nga tấn công các chiến hạm địch mà không sợ bị bắn trả.

Tốc độ cực cao của Zircon có thể sẽ tạo ra một đám mây plasma xung quanh tên lửa, hấp thụ bất kỳ sóng vô tuyến nào khiến tên lửa gần như vô hình trước radar (tàng hình plasma), hoặc tên lửa chỉ được phát hiện ra khi đã ở cự ly gần, nên không còn kịp để triển khai đánh chặn.


Zircon trao đổi thông tin trong khi bay và có thể được điều khiển bằng các lệnh nếu cần thiết, xuyên thủng các hệ thống phòng thủ hải quân hiện có. Vận tốc cực cao của Zircon không chỉ giúp nó khó bị đối phương đánh chặn, mà cũng giúp tăng sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu.

Theo tính toán, khi tên lửa nặng 2 tấn, bay với vận tốc 2,5km/giây như Zircon sẽ tạo ra động năng đạt tới 12,5 tỷ jun (tương đương sức nổ của 2,7 tấn thuốc nổ TNT), đủ sức để "bẻ gãy đôi" hoặc làm hư hại nặng cả một tàu sân bay cỡ lớn, ngay cả khi đầu đạn của tên lửa chưa phát nổ.

Không giống như khai hoả trên chiến hạm có thể bị máy bay trinh sát và chiến hạm đối phương phát hiện từ xa, một khi Zircon kết hợp với tàu ngầm, Hải quân Nga có thể tận dụng khả năng "tàng hình" dưới nước của chiếc tàu để tiến gần mục tiêu hơn khai hoả và rút lui an toàn khiến đối thủ không kịp trở tay.


Điều đặc biệt khi kết hợp Zircon với tàu ngầm bởi vũ khí này có thể dùng chung bệ phóng thẳng đứng với tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa diệt hạm Oniks khiến cho Nga có nhiều lựa chọn để tung ra đòn tấn công hiệu quả cao nhất cho từng mục tiêu khác nhau của đối thủ.

Các tàu ngầm lớp Yasen có lượng giãn nước 13.800 tấn, có thể hoạt động ở độ sâu 520 m, tốc độ khi lặn 57 km/h, thủy thủ đoàn 64 người và có thể hoạt động trong 100 ngày liên tục.

Tốc độ cao và độ ồn rất thấp cho phép tàu ngầm lớp Yasen dễ dàng tiếp cận khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ và tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong nội địa nước này.

Giới phân tích phương Tây và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ cho rằng tàu ngầm lớp Yasen và Yasen-M là đối thủ đáng gờm nhất của Hải quân Mỹ và chúng còn trở nên nguy hiểm hơn nhiều khi đưọc trang bị thêm tên lửa siêu thanh Zircon.

Nga giành lại 'Đô đốc Kuznetsov' từ tay Ukraine như thế nào?
(Bí mật quân sự) - Ít người biết rằng trong quá khứ, tàu sân bay (tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay) Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga suýt bị phía Ukraine chiếm giữ.

Vào ngày 20/1/1991, tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay thuộc Dự án 1143.5 mang tên "Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov" đã chính thức đi vào hoạt động.
Lịch sử phát triển của con tàu gắn liền với quá trình làm việc với Dự án 1143. Những ý tưởng đầu tiên đã xuất hiện ngay cả trước Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Sau đó công việc bị hoãn lại, các công trình sư Liên Xô chỉ tái nghiên cứu về nó từ năm 1968.
Thiết kế của con tàu được phát triển bởi các chuyên gia từ Phòng thiết kế Nevsky. Cần nói thêm rằng chiếc hàng không mẫu hạm lớn nhất đã trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau.

ADVERTISING
1612660910716.png






X
Khi khởi động dự án, con tàu được gọi là "Liên Xô", tên lúc chính thức đặt đóng là "Riga", khi hạ thủy trở thành "Leonid Brezhnev", trong quá trình thử nghiệm đổi sang "Tbilisi". Ngày 4/10/1990, con tàu chính thức được đặt tên để vinh danh Đô đốc huyền thoại - Anh hùng Liên Xô Nikolai Gerasimovich Kuznetsov.
Tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay được đóng tại xưởng đóng tàu Nikolaev bên bờ Biển Đen, nó được thiết kế chở các chiến đấu cơ Su-27, Su-25 và MiG-29 trên boong. Lần đầu tiên ở Liên Xô, việc xây dựng được thực hiện bằng cách tạo hình thân tàu từ các khối lớn nặng tới 1.400 tấn.

Ngày 4/12/1985, “Đô đốc Kuznetsov” được hạ thủy, 4 năm sau bắt đầu tiến hành thử nghiệm neo đậu, tới ngày 1/11/1989 diễn ra các bài kiểm tra cất cánh và hạ cánh của máy bay tiêm kích hạm.
Nga gianh lai 'Do doc Kuznetsov' tu tay Ukraine nhu the nao?
"Tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay" Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga
Ngày 20/1/1991, con tàu chính thức được biên chế vào Hạm đội Phương Bắc nhưng vẫn ở tại cảng Sevastopol. Tới tháng 11 cùng năm, khi đó Ukraine đã tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô, Chủ tịch Verkhovna Rada (Quốc hội đơn viện của Ukraine) ông Leonid Kravchuk thông báo trong một bức điện rằng con tàu là tài sản của Ukraine.
Tuy nhiên chỉ huy Viktor Yarygin đã quyết định thực hiện “cuộc đột kích” và bỏ sang châu Âu, thực hiện việc đưa con tàu đến cảng Murmansk.

Nhưng một phần thủy thủ đoàn vẫn ở trên bờ. Các phi công từ trung đoàn 100 dưới sự chỉ huy của Anh hùng Liên bang Nga Timur Apakidze đã từ chối tuyên thệ trung thành với Ukraine. Sau đó, họ tiếp tục phục vụ tại Liên bang Nga.
Hiện tại Đô đốc Kuznetsov đang trong tình trạng đại tu, sửa chữa lớn. Hải quân Nga kỳ vọng đến năm 2022 nó sẽ quay lại phục vụ với sức mạnh vượt trội, trong khi chờ đợi một chiếc hàng không mẫu hạm mới hơn ra đời.

MiG-35 thắng lớn tại Ấn Độ với hợp đồng 5 tỷ USD?
(Vũ khí) - Ấn Độ nhiều khả năng sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên của tiêm kích đa năng MiG-35 cũng như máy bay vận tải hạng nhẹ Il-112V do Nga chế tạo.

Trong khuôn khổ Triển lãm Hàng không Quốc tế Ấn Độ - Aero India 2021, các nhà sản xuất máy bay Nga và đại diện tổ hợp công nghiệp quân sự Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu MiG-35.
Cụ thể chúng ta đang nói về số lượng rất lớn, lên tới 110 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4,5, tính đến chi phí của một phương tiện chiến đấu cho phép giới chuyên môn ước tính giá trị ký kết hợp đồng vào khoảng hơn 5 tỷ USD.
Ông Vladimir Drozhzhov - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Nga (FSMTC) cho biết: “Moskva và New Delhi đã đồng ý về việc sản xuất chung MiG-35 trong trường hợp Liên bang Nga thắng gói thầu cung cấp 110 máy bay chiến đấu".

ADVERTISING
1612660921670.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement






X
Ngoài ra ông Drozhzhov còn tiết lộ rằng một thỏa thuận sơ bộ đã đạt được với Tập đoàn HAL của Ấn Độ. Theo ông, Rosoboronexport đã gửi cho phía Ấn Độ báo cáo kỹ thuật chi tiết của máy bay chiến đấu MiG-35 theo yêu cầu cung cấp thông tin (RFI).

"Ấn Độ đã nhận được đầy đủ mọi tài liệu liên quan và trong khuôn khổ Triển lãm hàng không MAKS-2019, đã diễn ra các chuyến bay các phi công Ấn Độ trên chiếc MiG-35", hãng tin Interfax của Nga đăng tải.


Xem xét các thỏa thuận hiện có, các chuyên gia Nga tin tưởng rằng Ấn Độ đã đưa ra quyết định máy bay chiến đấu MiG-35 sẽ thắng thầu, vì ngày nay tiêm kích trên có triển vọng lớn nhất trong số các bên tham gia cuộc đấu thầu đã công bố.

Hơn nữa, MiG-35 một trong những máy bay chiến đấu rẻ nhất, chưa kể đến sự đơn giản trong bảo trì và hiệu suất hoạt động cao, sẽ là sự bổ sung lý tưởng cho phi đội MiG-29 thuộc các phiên bản của không quân nước này.

MiG-35 thang lon tai An Do voi hop dong 5 ty USD?
Tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 MiG-35 do Nga chế tạo
Ngoài ra báo chí Nga còn cho biết, Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) bày tỏ việc sẵn sàng bắt đầu sản xuất máy bay vận tải quân sự Il-112V của Nga trong trường hợp nó được quân đội Ấn Độ lựa chọn.


"Các đối tác Ấn Độ đang tỏ ra quan tâm đến máy bay vận tải hạng nhẹ Il-112V. Tập đoàn HAL của Ấn Độ đã sẵn sàng tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp của mình. Quyết định của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ sẽ là yếu tố cốt lõi", thông báo của FSMTC.

Nếu hợp đồng được ký kết, Il-112V sẽ thay thế phi đội vận tải cơ An-32 tỏ ra đã quá cao tuổi của Ấn Độ, nhất là khi tình trạng kỹ thuật của chúng không còn ở mức tốt.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Mỹ tiết lộ tiêm kích mạnh nhất
(Vũ khí) - Theo National Interest, không phải tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 mà F-15EX mới là dòng tiêm kích mạnh nhất của Không quân Mỹ.

Tiêu chí gọi tên tiêm kích mạnh nhất được giới quân sự Mỹ đưa ra không dựa vào khả năng tàng hình mà dựa trên khả năng cơ động, số lượng vũ khí và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Xét theo tiêu chí này, cả F-22 và F-35 đều thua xa F-15EX.
Để có chỗ đứng trong Không quân Mỹ, tiêm kích F-15EX được thiết kế đặc biệt có thể mang theo tổng cộng 24 tên lửa các loại. Con số này nhiều gấp 3 trên F-35 và gấp đôi so với dòng tiêm kích thế hệ 4++ mạnh nhất của Nga là Su-35.
1612660958050.png
Tiêm kích F-15EX thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Để sở hữu sức mạnh hỏa lực ấn tượng như vậy, F-15EX Strike Eagle đã phải nâng cấp rất nhiều so với nguyên bản. Móc treo vũ khí được thiết kế cực lạ theo kiểu chia tầng.

ADVERTISING
1612660937960.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%




Play


Advertisement: 0:05






X
Ngoài hệ thống hỏa lực, việc dùng F110 GE 132 cho F-15EX đã được quyết định bởi chỉ cần động cơ này, F-15EX đã có lực đẩy mạnh hơn đáng kể so với Su-35 của Nga và vượt cả F-35 và F-22 Mỹ hiện nay.

Động cơ F110 GE có lực đẩy 154.5kN so với 142kN của AL-41F1S trang bị cho tiêm kích Su-35 của Không quân Nga. Với lực đẩy cực ấn tượng này, có thể giúp F-15EX đạt vận tốc cực đại lên tới gần 3.000km/h.


Cùng với đó, F-15EX sẽ được ứng dụng những công nghệ mới nhất áp dụng trên chiến đấu cơ thế hệ 5 như khoang vũ khí trong thân và lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cho khả năng tàng hình nhẹ.

F-15EX còn được trang bị các thống tác chiến điện tử hiện đại được tích hợp cho phép F-15EX có khả năng chống lại các mối đe dọa mới. Máy bay còn được lắp đặt hệ thống điện tử hàng không tối tân hơn mà trọng tâm xoay quanh radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đời mới nhất.

Loại radar chủ động này cho phép điều khiển và bắn hạ đa mục tiêu cùng lúc. Thậm chí có thể tấn công cả mục tiêu trên không và mặt đất tại cùng thời điểm. Hệ thống tác chiến điện tử trên F-15EX được kỳ vọng sẽ chiến thắng các loại tên lửa phòng không mới và tương tác tốt với các hệ thống cảm biến khác của quân đội Mỹ nhằm tối đa hóa khả năng sống sót.


Điều quan trọng nữa là giá thành của F-15EX ở mức rất phải chăng, nó sẽ thấp hơn đáng kể con số khoảng 95 triệu USD của tiêm kích F-35A vào thời điểm hiện nay và có thể còn giảm trong tương lai.

Dù thiếu đi tính năng tàng hình, nhưng với ưu điểm giá thành tốt, hiệu năng chiến đấu cao sẽ tạo ra cú hích trên thị trường xuất khẩu của F-15EX. Đây hứa hẹn sẽ là dòng chiến đấu cơ đáng sợ cho các đối thủ.

Đây chính là những nguyên nhân khiến Không quân Mỹ (USAF) quyết định mua tới 144 chiếc F-15EX nhằm phối hợp chiến đấu cùng F-35A và tăng cường rất lớn khả năng tấn công đường không cho USAF trước các đối thủ.

Báo Mỹ: Nga đã thành công sau 20 năm phát triển Su-57
(Vũ khí) - Phải mất 20 năm để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và hoàn thiện, cuối cùng Nga đã gặt hai thành công với tiêm kích tàng hình Su-57.

Theo bài viết của chuyên gia Mark Episkopos đăng tải trên tạp chí National Interest của Mỹ, sau hơn 2 thập kỷ phát triển, cuối cùng người Nga đã chính thức trang bị tiêm kích thế hệ 5 Su-57 với những trang bị và vũ khí tối tân.
Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Liên bang Nga đã nhận chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên hồi đầu năm 2021 và chuẩn bị tiếp nhận những chiếc tiếp theo. Đây là một cột mốc được đánh giá là cực kỳ đáng nhớ trong quá trình xây dựng lực lượng.
1612661010018.png
Tiêm kích tàng hình Su-57.
Những chiếc Su-57 chuẩn bị đưa vào đội hình tác chiến và trên thực tế, sự kiện này đánh dấu bước thay đổi của Nga sang sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm - trong 8 năm tới, số lượng tiêm kích tàng hình Su-57 trong hàng ngũ Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga theo kỳ vọng sẽ tăng lên 76 chiếc.

ADVERTISING
1612660996185.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 1:59






X
Cùng với nói về việc Nga trang bị Su-57, chuyên gia Mark Episkopos cũng liệt kê ra những ưu điểm nổi bật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 của Nga, khiến nó trở thành "mối đe dọa thực sự" đối với các chiến đấu cơ đồng hạng của Mỹ-NATO.

Một trong những ưu điểm của Su-57 là tính cơ động của nó, tác giả của bài báo nhận xét. Cụ thể, thiết kế của máy bay mang lại cho nó khả năng cơ động cao nhất và hiệu suất tốt nhất khi tham gia không chiến, cùng với đó là khả năng bay cực kỳ linh hoạt.


Một tính năng khác của phương tiện chiến đấu nói trên là hỏa lực. Theo đánh giá của tác giả, Su-57 có thể sử dụng nhiều loại tên lửa không đối không tầm siêu xa, cũng như vũ khí để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, đặc biệt lợi hại là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn, có khả năng tiêu diệt trước tất cả các đối thủ của nó.

Một đặc điểm nổi bật khác của loại máy bay này là giá thành. Như National Interest nêu rõ, trong những năm gần đây Nga đã cố gắng giảm đáng kể giá thành của Su-57, tối ưu hóa quy trình sản xuất máy bay này, khiến giá một chiếc Su-57 chỉ bằng 2/3, thậm chí là chỉ băng một nửa các chiến đấu cơ cùng thế hệ của Mỹ.


Một ưu điểm nữa của Su-57 là khả năng chống lại "các mục tiêu đặc biệt quan trọng". Tác giả lưu ý, hệ thống điện tử vô tuyến của Su-57 cho phép nó theo dõi đối phương một cách hiệu quả, kể cả các loại máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình, khiến đối phương mất đi ưu thế của mình.

Điểm cuối cùng trong số các tính năng nổi bật của loại máy bay chiến đấu này của Nga là khả năng phối hợp tác chiến với máy bay không người lái hạng nặng S-70 Okhotnik (Thợ săn). Theo tác giả, loại UAV này được phát triển để bay cặp với một máy bay tiêm kích có thể cải thiện khả năng chiến đấu của nó.

Việc Su-57 có khả năng chỉ huy một nhóm máy bay tấn công không người lái tàng hình khiến chúng có khả năng vượt qua mọi lưới phòng không cũng như ngăn chặn mọi cuộc tấn công tiềm năng từ trên không của đối phương, giúp khả năng tấn công cũng như phòng thủ của không quân Nga được gia tăng gấp nhiều lần.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Tàu ngầm mới Trung Quốc mạnh ngang tàu Mỹ những năm 1980'
(Vũ khí) - Nhận định được tạp chí Diplomat của Nhật Bản đưa ra khi nói về những hình ảnh được cho là Trung Quốc đang đóng tàu ngầm hạt nhân mới.

Theo USNI News, hình ảnh vừa được Google Earth công bố cho thấy, nhà máy đóng tàu Bột Hải của Trung Quốc xuất hiện một tàu ngầm hạt nhân mới chưa xác định. Phân tích hình ảnh được công bố, chuyên trang của Hải quân Mỹ cho rằng, một khu liên hợp mới xuất hiện bên cạnh địa điểm cũ, có khả năng đóng hai tàu ngầm hạt nhân cùng lúc.
Tốc độ mà công việc đang được thực hiện có thể được ước tính bằng cách so sánh các hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 10/2020 với các hình ảnh hiện tại được công bố hôm 1/2.
1612661054860.png
Hình ảnh được cho là Trung Quốc đang đóng tàu ngầm mới.
Việc xây dựng vẫn chưa được hoàn thành và nhà máy đóng tàu mới đã đặt chiếc tàu ngầm đầu tiên của một trong hai dự án. "Lớp tàu ngầm mới chưa được xác định, song có thể là tàu ngầm tấn công Type-095 hoặc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type-096 đầu tiên", chuyên gia của USNI News nói.

Thân tàu dài khoảng trên 32m đã giúp các chuyên gia xác định được chiếc tàu này có thể là tàu ngầm Type-095 hoặc Type-096. Với kích thước trên, đây sẽ là một trong những tàu ngầm lớn nhất mà Trung Quốc hiện có.
ADVERTISING
1612661031703.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:05






X
Ngay trước khi loạt hình ảnh được Google Earth công bố, mạng quân sự Sina dẫn nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc (PLAN) cho biết, lực lượng này đang có kế hoạch lột xác lực lượng tàu ngầm hạt nhân bằng việc đầu tư phát triển lớp tàu Type 095.

Ngay từ năm năm 2009, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển dự án tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 được NATO định danh lớp Tùy - lớp tàu được tiết lộ có độ ồn thấp hơn nhiều tàu Type 093.


Hiện nay PLAN đang vận hành các tàu ngầm thế hệ hai thuộc lớp Type 093. Con tàu đầu tiên được khởi đóng từ năm 1998, hạ thủy năm 2003, biên chế cuối năm 2006. Tới năm 2013, Trung Quốc tiếp tục ra mắt phiên bản Type 093B với nhiều cải tiến về khả năng tàng hình cùng hệ thống trinh sát và tên lửa hành trình mới.

Nhưng thiết kế tổng quát của Type 093 vẫn quá cũ kỹ, buộc nước này phải phát triển loại tàu ngầm tấn công thế hệ mới. Bắc Kinh đã đổ rất nhiều nguồn lực vào quá trình thay thế chúng, nhưng tàu ngầm hạt nhân hiện đại vẫn là yếu tố nằm ngoài tầm với của họ.


Chương trình Type 095 đánh dấu việc Trung Quốc đã hoàn thiện công nghệ cốt lõi để phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 3. Để thực hiện tham vọng của mình, hồi năm 2014, nước này đã giới thiệu thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR) mang tên ACP100, có kích thước nhỏ gọn và đa năng.

ACP100 có thể được ứng dụng vào mục đích quân sự, như làm hệ thống động lực trên tàu ngầm Type 095. Hiện PLAN vẫn bảo mật về dự án Type 095, tuy nhiên Sina dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc khẳng định, lớp tàu ngầm thế hệ mới này phải có sức mạnh tương đương với tàu lớp Los Angeles và lớp Virginia của Mỹ.

Căn cứ vào trình độ đóng tàu ngầm hạt nhân hiện tại của Trung Quốc, tạp chí Diplomat của Nhật Bản cho rằng, nếu tất cả các báo cáo công khai liên quan đến tàu ngầm Type 095 và hình ảnh về tàu ngầm mới do Google Earth công bố đều chuẩn xác thì tàu ngầm Type 095 có thể chỉ là định danh mới PLAN dành cho phiên bản nâng cấp Type 093G.

Điều này chỉ ra rằng, tàu ngầm Type 095 sẽ ngang bằng với tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của NATO những năm 1980. Có nghĩa nó lạc hậu hơn so với công nghệ tàu ngầm hiện nay của phương Tây khoảng 30 năm, chứ không thể vượt trội tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ như quan điểm của báo chí Trung Quốc.

Ấn Độ mua 21 MiG-29, nhận trung đoàn S-400 Triumf đầu tiên
(Vũ khí) - Năm 2021, Ấn Độ sẽ mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 và nhận được trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumf (Triumph) đầu tiên từ Nga .

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định mua 21 chiến đấu cơ MiG-29 từ Nga, ông Vladimir Drozhzhov, Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga thông báo với các phóng viên về điều này tại cuộc triển lãm Aero India-2021, được tổ chức ở Trạm Không quân Yelahanka, ở Bengaluru.
"Đề xuất cung cấp 21 máy bay MiG-29 đã được chuyển cho phía Ấn Độ. Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ đã đưa ra quyết định về việc mua số máy bay này. Chúng tôi đang chờ quyết định của Bộ chỉ huy Không quân Ấn Độ về việc tổ chức các thủ tục đấu thầu tương ứng" - ông nói.
Ông Drozhzhov cho rằng sự chậm trễ trong việc ký kết hợp đồng cho chiếc máy bay của hãng Mikoyan chủ yếu liên quan đến đại dịch coronavirus, hai bên hiện vẫn tiếp tục đàm phán bất chấp đại dịch.

ADVERTISING
1612661071813.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:13






X
"Cho đến gần đây, việc cắt đứt liên lạc hàng không thường xuyên giữa các nước đã cản trở đáng kể việc tiến hành các cuộc đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình đàm phán vẫn đang diễn ra".

Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, hội đồng mua sắm quốc phòng nước này đã thông qua việc mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 từ Nga và hiện đại hóa 59 chiếc tiêm kích này trong lực lượng không quân đất nước với giá trị hợp đồng hơn 984 triệu USD.


1612661159640.png
Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K của Không quân-Hải quân Ấn Độ
Ngoài ra, Ấn Độ còn tiếp tục đặt mua 12 chiến đấu cơ Su-30MKI. Với đơn hàng của Sukhoi, số lượng chiến đấu cơ loại này trong Không quân Ấn Độ sẽ tăng lên đến 284 chiếc. Dự kiến tiếp nhận các chiến đấu cơ mới của Nga thuộc cả hai loại này vào năm 2024-2025.

Cả hai loại máy bay sẽ được trang bị thiết bị tác chiến điện tử mới nhất, riêng trên những chiếc “Sukhoi” của Ấn Độ sẽ xuất hiện tên lửa siêu thanh “Brahmos” do Nga-Ấn hợp tác sáng chế.

Bên cạnh các hợp đồng mới, vị quan chức Nga cũng tiết lộ rằng, hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triumf cho Ấn Độ đang hoàn thành đúng tiến độ, Moscow sẽ cung cấp cho Ấn Độ trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên vào cuối năm nay.


Vào tháng 10 năm 2018, Moscow và New Delhi đã ký hợp đồng cung cấp 5 trung đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph trị giá hơn 5 tỷ USD. Thỏa thuận này được coi là lớn nhất trong lịch sử của Công ty Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu Vũ khí Nga Rosoboronexport.

Các khoản thanh toán cho các hệ thống phòng không xuất khẩu sẽ được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia. Việc giao toàn bộ 5 trung đoàn S-400 dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 4 năm 2023.

Ông Vladimir Drozhzhov khẳng định, New Delhi sẽ tiếp nhận được trung đoàn đầu tiên của các tổ hợp này vào cuối năm nay, các chuyên gia Ấn Độ đã đến Nga vào tháng 1 vừa qua và bắt đầu được huấn luyện để làm việc với hệ thống S-400, sau đó họ sẽ về nước để trở thành những người đầu tiên vận hành thử nghiệm các hệ thống đầu tiên được bàn giao.

Tên lửa siêu thanh Nga diệt hạm, xuyên thủng APS
(Vũ khí) - Để đối phó hiệu quả mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, Nga quyết định phát triển tên lửa chống tăng Hermes phiên bản 2.0 với nhiều thay đổi.

Theo Giám đốc Tập đoàn Rostec của Nga, ông Bekhan Ozdoev, ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang chuẩn bị phát triển phiên bản tên lửa chống tăng mới Hermes 2.0 nhanh hơn, mạnh hơn và tấn công xa hơn.
"Hermes có nhiều tiềm năng để cải tiến mạnh hơn nữa. Về nội dung này chúng tôi đã lên kế hoạch nhằm tăng sức mạnh chiến đấu cho tên lửa này lên gấp 2 đến 2,5 lần và tăng tốc độ bay tương đương tên lửa siêu thanh. Đây chính là phiên bản Hermes 2.0", ông Ozdoev nói.
1612661139249.png
Nga thử nghiệm tên lửa Hermes.
Phiên bản mới được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga để đối phó với những mục tiêu như sở chỉ huy, trạm điều khiển, cứ điểm pháo binh và xe bọc thép, tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ nhỏ của đối phương chỉ trong vài giây.

ADVERTISING
1612661084241.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga là dòng tên lửa mới có tầm bắn tối đa đạt trên 100km và có thể tấn công mục tiêu với tốc độ siêu thanh với bán kính lệch mục tiêu chỉ 50cm.

"Với tốc độ siêu nhanh cùng khả năng tấn công chính xác cao, tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống APS trên xe tăng và phá hủy những mục tiêu bị tấn công", vị lãnh đạo của Rostec cho biết.


Dù có tầm bắn hơn 100km nhưng dòng tên lửa này được thiết kế nhỏ gọn để có thể lắp đặt trên xe bọc thép Typhoon, Tiger, trực thăng tấn công để tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến trên chiến trường.

Điều làm nên sự nguy hiểm của hệ thống tên lửa mới này là ngoài khả năng bắn từng phát một, khi cần thiết kíp chiến đấu có thể khai hỏa sáu tên lửa cùng lúc để đánh bại hoàn toàn mục tiêu kiêm cố của đối phương.


Để tăng khả năng phá hủy mục tiêu so với những dòng tên lửa trước đây, vũ khí mới được trang bị phần chiến đấu phân mảnh có sức công phá mạnh tương đương 20 kg TNT.

Vũ khí mới sẽ chiếm vị trí trung gian giữa pháo binh và tổ hợp tên lửa tác chiến - chiến thuật hạng nặng OTRK Iskander-M.

Đến khi phát triển thành công và đi vào trang bị, Nga sẽ có dòng tên lửa chống tăng tầm xa tối tân hơn bất kỳ vũ khí nào cùng phân khúc trên thế giới dù đó là Spike của Israel hay Hellfire của Mỹ.

Mỹ đặt dấu chấm hết cho chương trình chiến hạm LCS
(Vũ khí) - Dù Lockheed Martin bắt được bệnh và tuyên bố khắc phục được lỗi trên những chiến hạm LCS đóng mới nhưng Hải quân Mỹ quyết định ngừng toàn bộ chương trình này.

Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua ý kiến của Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ về việc hủy bỏ chương trình phát triển và chế tạo tàu chiến ven bờ (LCS).
Nguyên nhân của quyết định này là trong quá trình sử dụng, Hải quân Mỹ đã phát hiện hàng loạt vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trên dòng tàu chiến do hãng chế tạo Lockheed Martin phát triển.
1612661186443.png
Tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ.
Vấn đề nghiêm trọng nhất được phát hiện trên chiến hạm lớp LCS chính là sự kết hợp không đồng nhất giữa động cơ turbin khí Rolls-Royce MT30 và động cơ đốt trong diesel Colt-Pielstick. Theo thiết kế, sự kết hợp giữa hai dòng động cơ này giúp chiến hạm LCS có thể đạt tốc độ tới 60km/h.
Nhưng những sai sót trong trong hệ thống truyền động khiến gia tốc từ động cơ truyền tới chân vịt không ổn định và gây nguy cơ cháy nổ trên tàu. Ít nhất 2 chiến hạm LCS đã bị hỏng vì lỗi kỹ thuật nghiêm trọng này. Nhà thầu Lockheed Martin khẳng định đã có biện pháp khắc phục bằng hệ thống ổ trục kết hợp truyền động mới.

ADVERTISING
1612661174540.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Công nghệ này có thể áp dụng trên các tàu LCS đóng mới như LCS-21 Minneapolis-Saint Paul và LCS-23 Cooperstown, nhưng không nhận được sự phản hồi tích cực từ Hải quân Mỹ và quyết định ngừng toàn bộ chương trình đã được Bộ quốc phòng Mỹ đưa ra.
Điều đặc biệt là những lỗi này không phải mới bị phát hiện mà nó thường xảy ra ngay khi mới đưa vào vận hành những chiếc LCS đầu tiên. Trong bản báo cáo mới đây của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã gây bất ngờ khi viết:

"Những tàu chiến LCS này thiếu khả năng tác chiến điện tử, tốc độ và hành trình tại khu vực tác chiến Thái Bình Dương, nhưng vẫn thích hợp với khu vực vịnh Péc Xích".
Trước khi GAO công bố bản báo cáo, nhà sản xuất Mỹ cũng từng công bố dang có kế hoạch xuất khẩu dòng tàu chiến này cho một số khách hàng Đông Nam Á và Trung Đông.
Thương vụ bán hàng quốc tế đầu tiên cho lớp tàu LCS Freedom của Lockheed Martin có thể diễn ra trong vòng dưới một năm, quản lý chương trình LCS của công ty này cho biết.

"Có hai khách hàng tiềm năng đã phân bổ ngân sách để mua các tàu chiến của chúng tôi", ông Joe North, Chủ tịch hệ thống tàu tuần duyên của Lockheed nói với tạp chí National Defense.
Ông này nói thêm rằng các khách hàng sẽ phải tham gia một quá trình đàm phán kéo dài nếu muốn đạt được thỏa thuận mua tàu LCS, nhưng từ chối tiết lộ danh tính của các khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán chính thức của khách hàng với Lockheed Martin còn chưa được thực hiện thì Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định ngừng toàn bộ với chương trình LCS.
Điều này gần như đồng nghĩa với việc Lockheed Martin sẽ mất đi cơ hội xuất khẩu chiến hạm LCS bởi không một quốc gia nào muốn mua dòng chiến hạm bị chính nơi sản xuất ra chũng chối bỏ.

Kiev muốn loạt vũ khí khủng để toan tính miền Đông?
(Vũ khí) - Các ưu tiên cho việc tái vũ trang của Quân đội Ukraine đã được xác định, mục tiêu dĩ nhiên là hướng tới chiến dịch quân sự tại miền Đông nước này.

Giới chuyên gia đã liên kết những sự kiện này với kế hoạch của Kiev để giải quyết vấn đề Donbass bằng vũ lực. Ấn bản điện tử "Tiêu chuẩn quân đội" đã phân tích kế hoạch vũ trang của Kiev.
Trong số các ưu tiên của Quân đội Ukraine thì tên lửa, vũ khí chính xác, máy bay không người lái và có người lái, xe bọc thép, tàu tấn công nhanh, pháo và đạn dược được ưu tiên.
Rõ ràng Kiev đã rút kinh nghiệm từ những thất bại của năm 2014 - 2015, tại những "nồi hầm" gần Ilovaisk và Debaltseve. Giờ đây, quân đội kỳ vọng vào các hệ thống tên lửa chiến thuật, tốt nhất là với tên lửa hành trình và hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) dẫn đường.
Họ đã không làm bất cứ điều gì như thế này trước đây. Chẳng hạn, giám đốc nhà máy hóa chất Pavlograd - ông Leonid Shiman, thành thật thừa nhận: nhiên liệu mới cho MLRS tại cơ sở của ông ta có được bằng cách... xử lý cái cũ.

Đặc biệt, loại nhiên liệu này sẽ được yêu cầu cho các tên lửa của hệ thống Grom-2, tổ hợp chống hạm ven biển Neptune, cũng như các hệ thống MLRS Alder-M và Typhoon-1.
ADVERTISING
1612661205796.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Dự kiến, MLRS Alder-M có tầm bắn lên tới 130 km sẽ được đưa vào trang bị trong những tháng đầu năm 2021. Phòng thiết kế Yuzhnoye tạo ra các tên lửa có cỡ nòng lớn: 220 mm Typhoon-2 cho MLRS Uragan và Typhoon-3 300 mm cho MLRS Smerch, cũng như một phiên bản chính xác cao của Typhoon-1 để thay thế đạn tiêu chuẩn cho BM-21 Grad 122 mm và các sửa đổi của nó, bao gồm cả Verba và Berest.
1612661224981.png
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 của Ukraine
Trong lĩnh vực trang bị tên lửa đạn đạo, Ukraine đang tích cực phát triển hệ thống Grom-2 với tầm bắn lên tới 480 km. Báo chí cho rằng sau khi giao hàng xuất khẩu cho Saudi Arabia, nhà máy Yuzhmash sẽ bắt đầu sản xuất cho nhu cầu nội địa.

Tổ hợp này sẽ thay thế cho Tochka-U của Liên Xô cũ. Vào tháng 8/2018, một nguyên mẫu đã được trình diễn tại lễ duyệt binh ở Kiev. Vào năm 2019, có thông tin cho rằng tên lửa đã sẵn sàng cho giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Sau đó, họ ngừng nói về tổ hợp, và vào tháng 10/2020, hóa ra cần thêm 300 triệu USD nữa để hoàn thành nó.
Hiện tại Kiev cho rằng loại vũ khí này sẽ không thua kém về các đặc điểm so với Iskander-M của Nga, như ông Roman Kostenko, quan chức của Cơ quan An ninh Ukraine đã viết trên Facebook.
Năm 2020, hệ thống tên lửa chống hạm Neptune đã được thông qua. Việc bắt đầu sản xuất hàng loạt đã được công bố. Vào năm 2021, Hải quân sẽ nhận sư đoàn đầu tiên.
Hướng tên lửa trong vũ khí trang bị của quân đội Ukraine cho thấy Kiev đang chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh không tiếp xúc từ xa ở phía Đông Nam. Chuyên gia Vladimir Gundarov kết luận: Đánh bại kẻ thù từ xa mà không đặt mình vào nguy hiểm là điều thuận tiện, nhưng không thực tế.

Kiev cũng tích cực quan tâm đến các máy bay không người lái tấn công. Azerbaijan đã cho thấy một ví dụ về việc sử dụng thành công trong cuộc chiến Karabakh. Trở lại năm 2018, Kiev muốn mua từ Thổ Nhĩ Kỳ 12 UAV Bayraktar TB2, nhưng chỉ có đủ tiền cho 6 chiếc, Kiev đã trả 69 triệu USD
Vào mùa thu năm 2020, Tổng giám đốc của Ukrspetsexport - ông Vadim Nozdrya đã tuyên bố mong muốn có được 48 máy bay không người lái, cũng như có kế hoạch tổ chức sản xuất theo giấy phép ở Ukraine.
Tuy nhiên nhà phân tích cho rằng Kiev không nên trông chờ vào thất bại quân sự của DPR và LPR và lặp lại kinh nghiệm của Azerbaijan ở Donbass.
Theo cách nói của ông, là "đỉnh cao của sự kiêu ngạo và ngu ngốc", vì UAV Ukraine có thể va chạm với hệ thống phòng không và tác chiến điện tử có tổ chức ở đó.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Lực lượng đặc biệt Nga được hồi sinh ở tầm cao mới
(Lực lượng vũ trang) - Trong các binh đoàn xe tăng và tác chiến hỗn hợp thuộc Lực lượng mặt đất Nga, việc tổ chức những đơn vị đặc nhiệm riêng biệt hiện đã được khôi phục.

Theo thông báo, hiện tất cả 11 tập đoàn quân vũ trang của Nga được triển khai tuyến tính từ St.Petersburg đến Vladikavkaz và từ Samara đến Ussuriisk, cũng như Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 đã nhận được các đại đội đặc nhiệm riêng biệt theo ý của họ.
Đến giờ đội hình trên đã gần hoàn thiện, các đại đội bắt đầu tổ chức huấn luyện chiến đấu, không chỉ bao gồm việc phát triển kỹ năng sử dụng tất cả các loại vũ khí nhỏ, mà còn đào tạo cách dùng thiết bị liên lạc, nhảy dù, xử lý chất nổ mìn, và khả năng sơ cứu người bị thương. Ngoài ra, việc huấn luyện còn hình thành cho quân nhân sức bền cao và niềm tin đạo đức vào sự đúng đắn trong sự nghiệp của họ.
Trước đó ở Liên Xô và trong một thời gian ở Liên bang Nga, các đại đội chuyên trách riêng biệt đã tồn tại trong mỗi quân đoàn và binh chủng binh chủng hợp thành. Tổng cộng, có hơn 30 đơn vị như vậy, biên chế ở trạng thái thời chiến lên tới khoảng 120 người.
Các đại đội như vậy về mặt lý thuyết có thể triển khai từ 3 đến 9 nhóm trinh sát, có quy mô từ tiểu đội đến trung đội, cho những hoạt động phía sau phòng tuyến kẻ thù. Hoặc đại đội thành lập phân đội trinh sát để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất ở hậu phương địch.

ADVERTISING
1612661256774.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 9:56
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%







X
Nhiệm vụ chính của các đại đội Spetsnaz là hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù nhằm xác định vũ khí tấn công hạt nhân: khẩu đội tên lửa hoặc các cơ sở lắp đặt riêng lẻ, địa điểm lưu trữ đầu đạn, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc, kho đạn và các đối tượng quan trọng tương tự.
Sau khi xác định đối tượng như vậy, lực lượng đặc biệt buộc phải tiêu diệt nó - bằng cách tự mình hoặc chỉ điểm mục tiêu cho hàng không, pháo binh, và trong những tình huống quan trọng nhất là tên lửa chiến thuật vào nó.
1612661275365.png
Lực lượng đặc nhiệm Vệ binh quốc gia Nga tập trận

Tuy nhiên vào giữa những năm 1990, hầu hết các đại đội như vậy đều bị giải tán, đến đầu những năm 2000, hai đại đội còn lại cũng bị giải thể. Nguyên nhân là do cắt giảm quân số nói chung và mong muốn giữ nguyên các lữ đoàn đặc nhiệm, nơi có thể đào tạo binh sĩ với chất lượng tốt hơn.

Nhưng bây giờ, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga một lần nữa đi đến quyết định trả lại các đại đội đặc nhiệm cho đơn vị cơ sở. Sau khi giữ nguyên danh sách nhiệm vụ chính, các đại đội mới cũng nhận được nhiều đổi mới để phân biệt với những đơn vị đặc nhiệm theo mô hình của giữa những năm 1990. Đặc biệt, trí thông minh và khả năng tấn công của họ phải được tăng lên.
Do sự xuất hiện của các mẫu vũ khí trinh sát điện tử và chỉ định mục tiêu mới được đưa vào trang bị, vốn đã trải qua thử nghiệm trong điều kiện sa mạc của Cộng hòa Ả Rập Syria, các nhóm lính đặc nhiệm nhỏ đã nhận được nhiều cơ hội nhất để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu kẻ địch.

Trước hết, tổ hợp tình báo, chỉ huy và liên lạc "Strelets" (KRUS) đáng được chú ý, với sự trợ giúp của một "trận địa điện tử" thực sự được hình thành, nơi người chỉ huy có thể nhìn thấy gần như toàn bộ tình hình chiến thuật trong khu vực cần thiết. Anh ta sẽ kiểm soát hành động của đơn vị cấp dưới, yêu cầu hỗ trợ từ chỉ huy cấp cao, và báo cáo về kết quả chiến đấu.
Luc luong dac biet Nga duoc hoi sinh o tam cao moi
Lính đặc nhiệm Nga thực hành sử dụng tổ hợp tình báo, chỉ huy và liên lạc Strelets

Sự phát triển của các hệ thống tên lửa tấn công Iskander-M hay Kalibr, cũng như vũ khí trang bị của hàng không tiền tuyến cho phép lực lượng đặc biệt giải quyết các nhiệm vụ rộng lớn hơn nhiều.
Ngoài ra cần cũng tính đến thực tế là ngày nay một nhóm trinh sát hoạt động phía sau phòng tuyến kẻ thù có thể sử dụng máy bay không người lái, giảm thiểu nguy cơ thương vong trong khi đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.
Tất nhiên, việc hình thành các đại đội đặc công riêng biệt sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường khả năng quốc phòng của Nga trong thời điểm hiện nay, và nó đang được triển khai trong thực tế.

'Bom KAB tấn công hiệu quả hơn tên lửa dẫn đường'
(Vũ khí) - Trong hầu hết những cuộc không kích phiến quân tại Syria, dòng bom KAB đã được sử dụng và chứng minh hiệu quả tuyệt vời.

Đại tá Igor Klimov - đại diện lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga tại Syria cho biết khi nói về các phiên bản bom KAB đã được Không quân Nga sử dụng trong cuộc chiến chống phiến quân tại Syria từ năm 2015 đến nay.
Theo ông Igor Klimov, loại bom được Nga dùng nhiều nhất tại Syria là KAB-500S. Đây là vũ khí hoạt động theo hai chế độ 'ném và quên' hoặc dẫn đường bằng vệ tinh giúp bom có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác tuyệt vời trong bất kỳ thời gian trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết.
Su-34 tấn công phiến quân bằng bom KAB-1500.

Trong thời gian tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria, trong một số trường hợp Nga đã thử nghiệm và sử dụng loại bom nổ hàng không này để phá hủy các mục tiêu quan trọng, chẳng hạn như các tòa nhà, nơi tập hợp thủ lĩnh các băng đảng.

KAB-500S-E có thể tiêu diệt mục tiêu với toạ độ đã biết trước hoặc được các máy bay mang chúng cung cấp khi chuẩn bị thả bom. Ngòi nổ được cấu tạo tiếp xúc với 3 loại giữ chậm.
ADVERTISING
1612661291075.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Ở chiến trường Syria bom KAB-500S thường được trang bị và thực hiện bằng máy bay ném bom Su-34, ngoài ra có thể trang bị loại vũ khí này cho các loại máy bay khác như Su-24M và Su-30SM, Su-35. Loại bom này có thể được thực hiện ở độ cao lớn, và có sức công phá rất mạnh, các máy bay mang chúng có thể đạt tốc độ 1100 km /h.

Trong cuộc thử nghiêm chiến đấu thực tế độ chính xác nhắm vào mục tiêu sai lệch không nhiều so với công bố trước đó. Đại diện của Bộ Quốc phòng Nga cho biêt, kết quả thử nghiệm có độ sai lệch so với mục tiêu không quá 4 m.

"Độ chính xác của KAB-500S cho thấy, chúng còn chính xác hơn nhiều loại tên lửa dẫn đường khác của phương Tây và hơn hẳn bom chính xác Paveway IV của Mỹ và hay được các nước đồng minh NATO sử dụng", Đại tá Igor Klimov cho biết.


Theo vị đại diện này, ngoài KAB-500S, một số bom KAB khác cũng đã được chiến đấu cơ Nga dùng tại Syria là KAB-1500 có trọng lượng lên tới 1,5 tấn. Ngoài ra còn có bom KAB-250.

Ông Klimov giải thích, bom có điều khiển KAB-1500 (tên gọi này xuất phát trọng lượng 1,5 tấn của nó), có đặc tính nổi bật về độ chính xác cao. Trên quả bom lắp đặt đầu dẫn hướng laser, nhờ đó bom được điều chỉnh quỹ đạo rơi, tấn công rất chính xác.


Theo lời vị đại diện của không quân Nga, loại bom như vậy không dùng trong thành phố mà chỉ được sử dụng khi tấn công các mục tiêu đặc biệt kiên cố như cứ điểm ở vùng núi, hầm ngầm của trung tâm chỉ huy. Ngoài ra, KAB-1500 còn được sử dụng để tấn công các công trình bê tông cốt thép khép kín, kho chứa vũ khí nằm sau trong lòng đất...

Bom KAB-1500 trang bị đầu thu phát vô tuyến truyền hình có các loại KAB-1500KR / KR-PR / KR-ML với sức nổ mạnh và đầu nổ xuyên phá; bom KAB-1500TK-K chứa các quả bom con cùng phát nổ 1 lần khi chạm mục tiêu.

"Tất cả các phiên bản bom KAB đã giúp cho Không quân Nga kho vũ khí hiệu quả hơn hẳn các sản phẩm tương tự của phương Tây. Điều này đã được chứng minh trong thực tế chiến đấu tại Syria", ông Klimov nói.

Nga dùng bom phản lực tấn công phiến quân
(Vũ khí) - Không quân Nga vừa mở đợt không kích quy mô lớn vào nhiều vị trí của phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib, Syria.

Cuộc không kích được chiến đấu cơ Nga thực hiện hôm 2/2 nhằm vào các mục tiêu trong khu vực cách thành phố Idlib 18km về phía bắc, nơi có một số cơ sở của Hayat Tahrir al-Sham đang ẩn náu.
Các nguồn tin thân chính phủ cho biết, đợt tấn công đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tay súng chiến binh Hayat Tahrir al-Sham và phá hủy nhiều công trình kiên cố được chúng sử dụng làm căn cứ.

Bom phản lực Nga đánh trúng căn cứ phiến quân.

Để thực hiện cuộc không kích, Không quân Nga đã huy động khoảng 10 chiến đấu cơ các loại, trong đó có cả Su-34. Vũ khí chủ chính trong các cuộc không kích là bom BETAB-500.
Được biết, loại bom đặc biệt này được trang bị cho hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Không quân Nga. BETAB-500 được Nga sử dụng tấn công phiến quân tại Syria lần đầu tiên trong năm 2015, đã gây thiệt hại nặng nề cho nhóm khủng bố IS.

ADVERTISING
1612661318070.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement






X
Theo số liệu của nhà sản xuất, bom BETAB 500 có trọng lượng toàn phần gần 500 kg, chiều dài 2,5 m; đường kính thân 426 mm; sải cánh 450 mm; mang theo phần chiến đấu (đầu đạn) xuyên phá nặng 380 kg trong đó có 77 kg thuốc nổ mạnh.

Chi tiết khiến BETAB 500 trở nên đặc biệt, độc nhất vô nhị so với các sản phẩm cùng loại trên thế giới đó là nó được trang bị thêm một bộ phận đẩy phản lực ở đuôi. Sau khi được thả từ máy bay chiến đấu, động cơ này sẽ kích hoạt khi cách mặt đất vài chục mét nhằm tăng tốc độ rơi, từ đó cung cấp thêm động năng cho bom.


Bom BETAB 500 có thể thả từ dải độ cao nằm trong khoảng 150 m cho tới 20.000m, vận tốc khi chạm mục tiêu đối với BETAB 500 là 500 - 2.300 km/h, trong khi đó con số này ở phiên bản BETAB khác là 700 - 1.150 km/h.

Nhờ sử dụng đầu xuyên độ bền cao và ngòi nổ giữ chậm, bom BETAB sẽ tận dụng động năng cực mạnh để xâm nhập sâu vào trong boongke, hầm ngầm rồi mới phát nổ để nhằm gia tăng tối đa thiệt hại.

Với phiên bản BETAB 500 SHP, chúng còn có thể xuyên thủng vỏ giáp dày 550 mm của xe xe tăng. Khi xuyên sâu vào vùng vật chất đặc như đất đá cứng, bom sẽ tạo ra một hố sâu hình phễu với đường kính khoảng 4,5 m; còn nếu rơi trúng và xuyên sâu xuống dưới nền đường băng, bom sẽ phá hủy bề mặt bê tông ở trên trong diện tích 50 m2.


Với bom BETAB 500, mọi căn cứ ngầm dưới lòng đất của các chỉ huy phiến quân đều sẽ bị tiêu diệt do kết cấu của chúng theo đánh giá còn xa mới đạt tới mức độ đủ để ngăn chặn đầu xuyên siêu bền của loại vũ khí công nghệ cao này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Challenger Mỹ định chiếm giữ trạm quỹ đạo Salyut-7?
(Bí mật quân sự) - Điều gì xảy ra 1 năm trước thảm kịch lớn nhất trong khám phá không gian...

1612661452867.png
Ảnh: Tàu con thoi “Challenger” cất cánh từ Bãi phóng 39 B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, ngày 28 tháng 1 năm 1986 (Ảnh: AR TASS)
Thảm họa tàu con thoi “Challenger” của Mỹ xảy ra cách đây 35 năm, vào ngày 28 tháng 1 năm 1986, đã gây chấn động cả thế giới - trong giây thứ 73 của chuyến bay, tàu con thoi bốc cháy và tan thành từng mảnh.
Cabin cùng phi hành đoàn đã bị rơi từ độ cao 20 km xuống Đại Tây Dương - tất cả 7 phi hành gia đều thiệt mạng.
Con tàu được cho là sẽ hoàn thành chuyến thám hiểm thứ mười trong vòng chưa đầy ba năm. Nhiều quan chức, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã theo dõi tàu con thoi cất cánh từ Cape Canaveral, và hàng triệu người Mỹ đã xem con tàu cất cánh trên truyền hình trực tiếp.
Nguyên nhân của thảm họa đã được điều tra bởi một ủy ban đặc biệt do cựu Ngoại trưởng William Pierce Rogers đứng đầu. Ủy ban này đã kết luận rằng các yếu tố quyết định dẫn đến thảm kịch là do “sự thiếu sót trong an toàn doanh nghiệp và quy trình ra quyết định của NASA".
Ủy ban nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo của Cơ quan Vũ trụ từ năm 1977 đã nhận thức được những khiếm khuyết nguy hiểm tiềm ẩn trong tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cho tàu con thoi do công ty Morton Thiokol cung cấp, nhưng họ đã không "quan tâm đúng mức" đến điều này.
NASA cũng phớt lờ những lời cảnh báo của các nhà thiết kế về sự nguy hiểm khi phóng tàu vũ trụ trong điều kiện nhiệt độ thấp - buổi sáng hôm đó ở Cape Canaveral trời khá lạnh và ban đêm còn có mưa đá.Tàu con thoi “Challenger” ban đầu được thiết kế cho các chuyến bay thử nghiệm, nhưng nó đã sớm được trang bị lại và chuẩn bị cho các chuyến bay vũ trụ. Nó không chỉ được giao các nhiệm vụ dân sự mà còn có nhiệm vụ mang tính chất quân sự - bắt giữ các vệ tinh của Liên Xô và thu thập thông tin tình báo.
Một năm trước thảm kịch, tàu “Challenger” đã chuẩn bị cất cánh để bắt sống trạm quỹ đạo “Salyut-7”, khi trạm này tạm thời mất kiểm soát và có thể rơi xuống Trái đất ở một khu vực hoàn toàn không thể đoán trước.
Alexey Samoletov, tác giả kịch bản của bộ phim tài liệu "Cuộc chiến giành lại trạm Xaliut", đã kể về sứ mệnh của “Challenger” và lòng dũng cảm của các phi hành gia Liên Xô.

- Vào ngày 11 tháng 2 năm 1985, một trường hợp khẩn cấp đã xảy ra trên quỹ đạo không gian: do trục trặc trong hệ thống điều khiển trên đoạn đường bay không người lái, liên lạc với trạm quỹ đạo “Salyut-7” đã bị mất, - Alexey Samoletov nói.
- Thiết bị tự động sạc ắc quy đệm bị lỗi, trạm bị ngừng trệ và hoàn toàn không hoạt động. “Ngôi nhà không gian”, nơi lưu trú của mười phi hành đoàn trong tám năm trở nên không thể kiểm soát và đang bị hạ nhiệt.
Và không ai có thể tính toán được nó sẽ sụp đổ ở đâu, và những mảnh vỡ chưa cháy sẽ rơi vào đầu ai. Vụ việc đã được đẩy lên thành một vụ bê bối quốc tế lớn.
ADVERTISING
1612661432629.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:00






X
Và còn một mối nguy hiểm khác: trạm quỹ đạo có thể bị các đối thủ trong cuộc chạy đua vũ trang và bí mật quân sự chiếm đoạt. Ngay tại thời điểm này, Mỹ đang phát triển một hệ thống sáng kiến chiến lược toàn cầu SDI nổi tiếng, có khả năng tiêu diệt bất kỳ tên lửa và vệ tinh nào trong không gian.

Chỉ một tích tắc sau, thông tin về sự cố tại trạm “Salyut-7” được truyền đến trung tâm vũ trụ Mỹ NASA ở Houston. Một trong những cuộc đối đầu gay gắt nhất giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu, điều kỳ diệu là đã may mắn không kết thúc bởi chiến tranh thế giới thứ ba ...

Có thể nhắc tới một cuộc điện đàm, diễn ra vào 1 giờ 30 phút sáng ngày 11 tháng 2 năm 1985 giữa Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, Trung tướng Không quân Lincoln Faurer.


“Thưa Tổng thống, chúng tôi cần lệnh của cá nhân ngài. Trạm vũ trụ của Nga đã biến mất khỏi quỹ đạo”, vị tướng này đưa tin. "Vậy tôi nên làm gì? -Vị Tổng thống đang còn ngái ngủ hỏi lại- Cần phải bay vào vũ trụ và tìm nó ư?"

“Không, thưa ngài, chúng tôi có một lựa chọn khác. Tàu con thoi “Challenger” đang chuẩn bị cất cánh tại Cape Canaveral. Nếu chúng ta chuyển lịch phóng và tính toán lại quỹ đạo của tàu con thoi, chúng ta sẽ tìm thấy trạm này (Xaliut-7) trong không gian, sẽ cố gắng đưa nó ra khỏi quỹ đạo và nếu may mắn, có thể đưa nó trở lại Trái đất. Chúng tôi cần sự chỉ đạo của ngài và sự hỗ trợ từ báo chí,”- Faurer trả lời.

Không có văn bản nào xác nhận chỉ thị trực tiếp từ Tổng thống Hoa Kỳ về việc chiếm trạm quỹ đạo quân sự của Nga trong không gian. Tài liệu và tất cả thư từ vẫn được xếp vào loại "Tối mật".

Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra trong thời gian đó chỉ ra rằng Tổng thống Reagan, trong cuộc trò chuyện đêm hôm đó, đã quyết định thực hiện một bước đi điên rồ và thế giới sẽ nhìn thấy mình trên bờ vực của thảm họa.

Ngày 12 tháng 2 năm 1985, các tờ báo hàng đầu của Mỹ đã đưa ra tiêu đề: “Cái chết từ vũ trụ của người Nga. Trạm quỹ đạo của Liên Xô đang rơi vào đầu người Mỹ" Theo một cách nào đó, điều này đúng là như vậy. “Salyut-7” không thể kiểm soát thực sự có thể rơi. Trong khoảng từ 51 độ Vĩ Bắc đến 51 độ Vĩ Nam.

Hơn nữa, nó không chỉ có thể rơi vào đất Mỹ, mà còn có khả năng rớt xuống lãnh thổ Châu Âu và Nhật Bản. Vào thời điểm đó, không ai hiểu rằng tất cả cuộc tuyên truyền cường điệu này là sự khởi đầu cho việc thực hiện một kế hoạch bắt cóc hoành tráng trên quỹ đạo.

Điều này có nghĩa là: thế giới đang ở bên bờ vực của Chiến tranh giữa các vì sao, và tàu con thoi của Mỹ là một phần của chương trình SDI. Tàu con thoi “Buran” của Nga vào thời điểm đó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.


Tàu con thoi “Challenger” đã sẵn sàng cất cánh tại Cape Canaveral và trạm quỹ đạo của Nga bị mất kiểm soát là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đối với người Mỹ. Trạm quỹ đạo “Salyut-7” có thể được xếp gọn trong khoang chở hàng của tàu con thoi có kích thước 14 x 6 mét. Tải trọng nâng của tàu con thoi là 27 tấn. Khối lượng của trạm "Salyut-7" chỉ có 20 tấn.

Vào ngày 24 tháng 2, 13 ngày sau khi trạm quỹ đạo “Salyut-7” bị mất kiểm soát, một bản báo cáo của Tổng cục Tình báo đã được đặt trên bàn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô:

“…Trong thành phần phi hành đoàn mới của tàu con thoi “Challenger” có hai nhà du hành vũ trụ người Pháp, đã nổi tiếng ở Liên Xô – đó là Patrick Baudry và Jean-Loup Chretien, người bay dự bị của anh ta - Anh hùng Liên Xô, người được tặng thưởng Huân chương Lenin và Huân chương Lao động Cờ đỏ, người biết tường tận về trạm “Salyut-7”.

Liệu “Challenger” có thể tách trạm “Salyut-7” ra khỏi quỹ đạo và đưa nó về Trái đất? Ngay cả bản thân những người thiết kế trạm quỹ đạo cũng không thể trả lời dứt khoát câu hỏi này.

Về nguyên lý sâu xa, những vấn đề này về mặt kỹ thuật là có thể giải quyết được, nhưng điều này sẽ mất rất nhiều thời gian, cần phải phát triển một phương pháp, sau đó tốn rất nhiều thời gian, tốn rất nhiều tiền.

Tiền thì người Mỹ có sẵn, nhưng liệu ngay cả trong trường hợp thành công thì lợi ích thu được có bù đắp nổi cho tất cả các chi phí đó hay không- Mỹ có thể có được các công nghệ thuộc sở hữu của Liên Xô.



Đối với Liên Xô, vụ chiếm đoạt trạm quỹ đạo không chỉ là sự đe dọa của một cuộc xung đột quốc tế. Mà đương nhiên, việc người Mỹ bắt giữ tàu vũ trụ của Liên Xô cũng tương tự như sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Điều này cũng giống như cuộc tấn công của Mỹ vào tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, và ngược lại. Thế nhưng, để có được một con tàu và huấn luyện kíp lái, Liên Xô phải mất ít nhất ba tháng. Trong khi đó, tàu con thoi “Challenger” đã bắt đầu được đưa lên bệ phóng. Đó mới là tai họa.

“Challenger” cuối cùng cũng tìm thấy trạm quỹ đạo “Salyut-7” và thậm chí còn chụp ảnh nó, nhưng không bắt cóc được – vì những ăng-ten và tấm pin mặt trời nhô ra mọi hướng, nên không thể chui lọt vào bên trong tàu con thoi và nếu cố tình chiếm đoạt có thể sẽ làm hỏng nó, vì vậy người Mỹ đã từ bỏ ý định này.

Và sau đó, một cuộc thám hiểm anh dũng đã diễn ra trên con tàu vũ trụ “Soyuz T-13” của hai phi hành gia Liên Xô - Vladimir Dzhanibekov và Viktor Savinykh. Họ đã kết nối với trạm “Salyut-7”, đã tìm cách hồi sinh nó, và sau đó “Salyut-7” còn hoạt động trên quỹ đạo thêm sáu năm nữa.

Người ta không biết chắc chắn tàu con thoi “Challenger” đã được trao cho sứ mệnh gì khi đi vào không gian 35 năm trước. Rõ ràng là không phải để đi tìm gặp trạm quỹ đạo “Salyut-7”, bởi lúc bấy giờ trên trạm này đã có người ở. Nhưng thảm kịch đó thì đã trở thành lớn nhất trong lịch sử khám phá không gian.

“Quả đấm thép Kaliningrad” cảnh cáo Mỹ-NATO
(Bình luận quân sự) - Nga đang tích cực xây dựng lực lượng mạnh tại Kaliningrad, coi đây là “nắm đấm” chống lại kế hoạch “phủ đầu” của Mỹ và NATO.

Nắm đấm mạnh ở Kaliningrad
Tờ Chính trị Ngày ngay của Nga mới đây đăng tải bài viết có tiêu đề “Sư đoàn mới tại Kaliningrad sẽ là nắm đấm uy lực chống lại Ba Lan và Litva”. Đáng chú ý, bài viết xuất hiện sau khi truyền thông Mỹ liên tục đưa tin về việc nước này cùng với NATO đã soạn xong kịch bản tấn công phủ đầu tỉnh Kaliningrad của Nga, trong đó sử dụng lực lượng của Ba Lan làm “nòng cốt”.
Tờ Chính trị Ngày nay dẫn nguồn tin trong nước khẳng định, hoạt động của NATO gần biên giới Nga đã buộc Bộ Quốc phòng Nga phải tăng cường lực lượng bộ binh ở tỉnh Kaliningrad. Tại đây, Nga đang tiến hành tái cơ cấu đơn vị binh chủng hợp thành uy lực nhất – Lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập 79 của quân đội Nga.
1612661543797.png
Truyền thông Nga cảnh cáo Mỹ và NATO bằng "nắm đấm mạnh" tại Kaliningrad
Trên cơ sở lữ đoàn này, Nga sẽ xây dựng một trung đoàn mới bố trí ở Sovetsk, nằm trong thành phần của sư đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ phần cực Tây của nước Nga. Dự kiến, sư đoàn mới này sẽ hoàn tất quá trình xây dựng trong vài tháng tới và tham gia cuộc tập trận Zapad-2021 (Phương Tây-2021) giữa Nga và Belarus.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Nền tảng của sư đoàn là trung đoàn được thành lập trên cơ sở của lữ đoàn bộ binh cơ giới 79. Trung đoàn mới sẽ tiếp nhận một phần các tiểu đoàn cùng một vài đơn vị bảo đảm cũ của lữ đoàn. Không loại trừ khả năng, trung đoàn thứ hai gia nhập sư đoàn sẽ là trung đoàn bộ binh cơ giới vệ binh độc lập số 7 hiện cũng đang được bố trí tại Kaliningrad.

Hồi tháng 12/2020, chỉ huy Hạm đội Baltic của Nga, đô đốc Alexandr Nosatov cũng đã đề cập tới kế hoạch xây dựng một sư đoàn bộ binh cơ giới đầy đủ tại Kaliningrad. Theo ông, ngoài lực lượng bộ binh cơ giới, sư đoàn này còn có thêm các trung đoàn tăng và pháo binh.
Tờ Chính trị Ngày nay một lần nữa dẫn lời các chuyên gia Nga khẳng định Bộ Quốc phòng Nga phải quyết định tăng cường lực lượng bộ binh ở khu vực biên giới phía Tây của đất nước vì hành động của khối quân sự NATO. Thời gian gần đây, NATO đã đưa nhiều cụm tấn công thành phần đa quốc gia tới khu vực.
 “Qua dam thep Kaliningrad” canh cao My-NATO
Binh sĩ Ba Lan
ADVERTISING
1612661479516.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 2:34






X
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Dmitry Boltenkov của Nga nói: “Tiếp giáp với Kaliningrad về phía nam là Ba Lan còn về phía bắc là Litva. Tại các nước này hiện đang có các tiểu đoàn đa quốc gia của NATO phục vụ luân phiên. Như một hậu quả tất yếu, họ phải làm sao để một bộ phận quân đội Nga nhắm vào Ba Lan và một phần nhắm vào Litva. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể nhanh chóng phản ứng trước tình huống thay đổi”.

Trước đó, hồi tháng 12/2020, tờ Izvestia dẫn các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết cơ quan này dự định triển khai một sư đoàn tên lửa siêu thanh Bastion ở tỉnh Kaliningrad trong năm 2021. Theo đó, sự hiện diện của các hệ thống tên lửa siêu thanh ở vùng Baltic sẽ là phản ứng trước việc NATO tăng cường lực lượng ở châu Âu. Khi cần thiết, vũ khí này có thể tấn công không chỉ các tàu mà cả các căn cứ trên bộ của NATO. Nga hiện cũng đã bố trí các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tại đây.


Cũng theo nhà sử học Dmitry Boltenkov, tại Kaliningrad đã có 2 sư đoàn Bastion và một sư đoàn được vũ trang bằng tổ hợp tên lửa Bal. Giờ đây, binh đoàn này sẽ được tăng cường. Ông nhấn mạnh: “Chúng sẽ bao phủ toàn bộ biển Baltic. Các tổ hợp này không bắn trượt và là nguy cơ thực sự đối với tàu chiến. Trong trường hợp Nga bị gây hấn, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trên bộ”.

Con dao trong tim Mỹ

Hồi tháng 5/2020, trong cuộc phỏng vấn với báo Đức Bild, Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, ông Robert O’Brien đã miêu tả tỉnh Kaliningrad của Nga là "con dao trong trái tim châu Âu". Theo ông O’Brien, vị trí địa lý có thể giúp Kaliningrad trở thành trung tâm thương mại, du lịch và kết nối giữa Nga và Tây Âu, song thật đáng tiếc, Moscow đã biến tỉnh này trở thành một căn cứ quân sự khép kín với nhiều vũ khí và tên lửa hiện đại.

Ông O’Brien nói rằng Nga không cho phép máy bay Mỹ bay trên bầu trời Kaliningrad theo Hiệp ước Bầu trời Mở. Đây cũng là một trong những lý do khiến chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước này.

1612661518395.png
Mỹ và NATO tự tin có thể vô hiệu hóa Iskander-M của Nga ở Kaliningrad
Hồi tháng 1 vừa qua, truyền thông Mỹ đưa tin Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyzes) đã lên xong kịch bản tấn công phủ đầu Kaliningrad, trong đó nhiệm vụ tập trung vào tiêu diệt 4 thành phần cấu thành chính của lực lượng phòng thủ Nga tại đây. Nhiệm vụ sẽ được giao cho các lực lượng NATO, chủ yếu là quân đội Ba Lan với hành động được mô tả là nhanh và bất ngờ.


Theo đó, mục tiêu đầu tiên là các bệ phóng tên lửa Iskander-M ở Kaliningrad để Nga không thể phát động một cuộc chiến hạt nhân chiến thuật. Người Mỹ muốn sử dụng kinh nghiệm tiêu diệt các tổ hợp tên lửa Scud của Iraq cho nhiệm vụ đối đầu với Nga.

Mục tiêu thứ hai được nhắc tới là các tàu chiến và cơ sở hạ tầng của Hạm đội Baltic. Người Mỹ dự định huy động tên lửa chống hạm và pháo binh tầm xa cho nhiệm vụ này. Kế hoạch đề ra là “khóa chặt” các tàu của Hạm đội Baltic tại căn cứ rồi sau đó mới tấn công tiêu diệt.

Mục tiêu thứ ba là các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tại Kaliningrad. Người Mỹ cho rằng có thể sử dụng các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) để tấn công ồ ạt nhằm vô hiệu hóa sức mạnh phòng không của Nga.



 “Qua dam thep Kaliningrad” canh cao My-NATO
Tên lửa phòng không của Nga ở Kaliningrad
Sau khi đã làm chủ bầu trời, NATO sẽ tấn công đường không tiêu diệt nốt lực lượng còn lại của Nga ở Kaliningrad, qua đó "đảm bảo an ninh cho các nước Baltic và hành lang Suwalki".

Về số lượng binh sĩ cho đòn tấn công phủ đầu, người Mỹ đánh giá cần phải huy động 30.000 binh sĩ thiện chiến của Ba Lan. Centre for Naval Analyzes nhấn mạnh: “Bất kỳ hành động nào làm suy yếu được Quân đội Nga trong những ngày đầu của bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào đều có thể có ý nghĩa mang tính quyết định kết cục của cuộc chiến tranh ở Trung Âu”.

Tuy nhiên, cũng chính Centre for Naval Analyzes cho biết tại khu vực biên giới phía tây, Nga đang có một lực lượng mạnh với "Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, các tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6 và số 20, Tập đoàn quân không quân và phòng không số 6, các sư đoàn và lữ đoàn của lực lượng đổ bộ đường không, Hạm đội Baltic, các lực lượng đóng quân tại tỉnh Kaliningrad, cũng như các binh đoàn khác trực thuộc Quân khu miền Tây". Do đó, người Mỹ nhận định một cuộc tấn công phủ đầu Kaliningrad ít có khả năng xảy ra!
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Nga tích hợp tên lửa chống tăng Hermes vào tổ hợp Pantsir-M
(Vũ khí) - Phiên bản mới nhất của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S có thể nhận tên lửa chống tăng Hermes, khiến nó trở thành tổ hợp vũ khí đa năng đúng nghĩa.

Theo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga thì tên lửa dẫn đường phòng không 57N6 trang bị cho tổ hợp Pantsir-S và tên lửa chống tăng được sử dụng bởi tổ hợp Hermes của Nga về cơ bản là giống hệt nhau.
Do đó theo các chuyên gia, phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không Pantsir là Pantsir-M sẽ được trang bị các tên lửa tương tự, cho phép chúng tiêu diệt thành công không chỉ các mục tiêu trên không mà còn cả các lực lượng mặt đất của đối phương.
ADVERTISING
1612661562748.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 3:16






X
Cho đến nay, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga đã được thử nghiệm chống lại mục tiêu mặt đất, khi những khẩu pháo liên thanh cỡ 30 mm với đạn xuyên giáp và đạn nổ phá mảnh đầy uy lực bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách vài km.


Tuy nhiên để chống lại các phương tiện bọc thép hạng nặng, loại đạn này rõ ràng tỏ ra không hiệu quả và do đó Nga mong muốn cải thiện đáng kể khả năng của Pantsir-S bằng cách tích hợp cho vũ khí này tên lửa chống tăng thuộc tổ hợp Hermes.


1612661605209.png
1612661618021.png
Sự tương đồng giữa tên lửa 57N6 và Hermes khiến Nga có ý định tích hợp đạn chống tăng vào tổ hợp phòng không cơ động
Cách thức triển khai của Nga đối với Pantsir-S được đánh giá là có ý tưởng tương tự với IM-SHORAD của Mỹ, khi tích hợp trên nền tảng xe bọc thép bánh lốp Stryker tên lửa chống tăng Hellfire và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder khiến nó thành hệ thống đa năng.

Nhưng rõ ràng so sánh với Mỹ thì phương án của Nga có nhiều ưu việt hơn, khi Pantsir-M được trang bị tổ hợp radar và quang điện tử tối tân, đi kèm hai loại tên lửa mạnh mẽ hơn nhiều và tầm xa vượt trội, chưa kể đến việc cơ số đạn cũng có thể mở rộng lớn hơn.


Ngoài phục vụ nhu cầu Quân đội Nga, phiên bản Pantsir-M tích hợp tên lửa chống tăng Hermes dự báo còn nhận được sự quan tâm lớn của khách hàng thế giới, bởi hệ thống này sẽ độc lập tác chiến tốt và thu gọn đáng kể sự cồng kềnh của đơn vị cơ giới.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Nga chế tạo vũ khí độc ‘có 1 không 2’
(Vũ khí) - Nga phát triển tổ hợp chống tăng có điều khiển (ATGM) có thể bắn hạ cả máy bay không người lái (UAV).

Nga mới đây tuyên bố sẽ chế tạo loại vũ khí độc đáo “có một không hai” trên thế giới. Theo đó, Cục Thiết kế Khí cụ (KBP, trực thuộc tổng công ty "Thiết bị chính xác cao" của Tập đoàn Rostec) đã bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa chống tăng đa năng có điều khiển (ATGM) đầu tiên trên thế giới có thể bắn hạ cả máy bay không người lái (UAV).
Theo thông tin chia sẻ của ông Bekkhan Ozdoev,Giám đốc công nghiệp của bộ phận vũ khí Rostec, một số vũ khí ATGM trên thế giới có thể bắn hạ các vật thể bay kích thước lớn, tốc độ thấp, tỏa nhiệt đủ để bị phát hiện, chẳng hạn như máy bay trực thăng.
ADVERTISING
1612661636734.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:45






X
Nhưng hệ thống tên lửa chống tăng mới của Nga là vũ khí cực kỳ độc đáo bởi hiện tại, không nước nào có vũ khí chống tăng có thể bắn hạ các mục tiêu kích thước nhỏ, cơ động cao và có độ tỏa nhiệt thấp như các phương tiện bay không người lái (UAV).


1612661649809.png

chia sẻ
Phóng to
Hệ thống tên lửa chống tăng cơ động “Kornet-D1” của Nga
"KBP đã bắt đầu phát triển ATGM loại mới. Đây không còn là vũ khí chống tăng chuyên biệt nữa mà là vũ khí phòng thủ và tấn công đa năng, có khả năng tấn công hiệu quả không chỉ các mục tiêu điển hình như xe tăng hoặc xe bọc thép mà còn cả một loạt các "mục tiêu không với tới" trước đây, chẳng hạn như các mục tiêu trên không, trong đó có UAV" - ông Ozdoev nói, nhưng không nêu rõ tên tổ hợp này.


Vị quan chức này tiết lộ, hiện nay cơ sở đang phát triển loại đầu đạn tự dẫn hướng độc đáo cho loại tên lửa của tổ hợp nói trên, kết hợp đồng thời hai kênh dẫn mục tiêu - cảm nhiệt và cảm quang.

KBP đang chế tạo loại đầu đạn tự dẫn hướng cảm nhiệt và cảm quang cho tổ hợp ATGM mới. Loại đầu đạn mới này sẽ hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” - giám đốc công nghiệp của cơ sở cho biết thêm.


Về phần mình, tổng công ty "Thiết bị chính xác cao" cho biết, Cục Thiết kế Khí cụ đang đồng thời nỗ lực cải tiến công nghệ chế tạo đầu đạn dẫn hướng cho tên lửa ATGM. Đặc biệt họ đang nghiên cứu phát triển chất nổ có thành phần mới để chế tạo đạn dược hiệu năng cao.

Vũ khí siêu thanh tầm xa Nga khiến Mỹ gặp ác mộng
(Vũ khí) - Nga đang cân nhắc mua thêm vũ khí siêu thanh tầm xa chính xác cao để bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù tiềm năng.

Việc mua thêm vũ khí siêu thanh đã được thảo luận tại cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tổ chức hôm 5/2.
"Vấn đề phát triển và vận hành các loại vũ khí tầm xa, chính xác cao đang được Tổng thống Liên bang Nga giám sát đặc biệt.
Chúng tôi phải báo cáo về tiến độ trong lĩnh vực này với người đứng đầu nhà nước vào tháng 4 tới. Việc mua sắm bổ sung dựa trên tính toán của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang, cùng với Bộ Công Thương.

Hôm nay, chúng tôi tiến hành thảo luận về các đề xuất về nguồn tài trợ, cũng như điều kiện khả năng sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ này", Đại tướng Shoigu nói.
1612661701875.png
Tên lửa chiến lược Nga.
ADVERTISING
1612661674105.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Advertisement: 2:43






X
Mặc dù vậy, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ đó sẽ là loại vũ khí siêu thanh nào. Tuy nhiên theo tờ National Interest (NI) của Mỹ, loại vũ khí được nhắc đến nhiều khả năng chính là Avangard. Bởi hiện tại, tên lửa siêu thanh "Dao găm" và Zircon vẫn chưa hoàn thành các cuộc thử nghiệm.
Trong khi đó, trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị hệ thống vũ khí chiến lược Avangard đã được trang bị cho quân đội Nga từ năm 2020. Trung đoàn tên lửa này đóng quân tại vùng Orenburg.

Avangard được gắn trên tên lửa đạn đạo UR-100N, có thể đạt tốc độ Mach 27 và đánh trúng mục tiêu cách vị trí phóng gần 10.000 km. "GIới lãnh đạo và chuyên gia Mỹ đã thừa nhận, nước này gặp ác mộng khi Avangard chính thức là thành viên của bộ 3 hạt nhân Nga", NI cho biết.
Bộ ba hạt nhân của Nga đã có những thay đổi lớn trong những năm gần đây với tỷ lệ vũ khí hiện đại trong bộ ba hạt nhân Nga của Nga đã là 80%. Đến năm 2021, con số này sẽ đạt 90%. Cơ sở của các lực lượng chiến lược Nga là các phương tiện răn đe hạt nhân trên mặt đất và trên biển, chúng liên tục được nâng cấp.

Hiện tại, hơn một nửa số tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô đã được nâng cấp và phần còn lại sẽ được thay thế bằng các tổ hợp hoàn toàn mới. Ngoài ra, các hệ thống tên lửa chiến lược di động Yars đang dần được triển khai, đặc biệt là việc hẹ thống Avangard đã chínhth ức đi vào hoạt động.
Trong tương lai gần tên lửa đạn đạo Sarmat sẽ đi vào hoạt động trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga, cho phép tăng cường khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ của kẻ thù. Đây rõ ràng là những vũ khí siêu mạnh có khả năng tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào tại Mỹ thông qua một cuộc tấn công quỹ đạo hoặc sử dụng đầu đạn siêu thanh.
Ngày nay, nhiệm vụ của tên lửa ICBM mới Sarmat, RS-24 và tên lửa siêu thanh Avangard rất rõ ràng: Nga tăng cường bộ ba hạt nhân của mình để răn đe kẻ thù.
Và đây rõ ràng là những mối họa với Mỹ nếu xảy ra xung đột bởi tất cả hệ thống phòng thủ Mỹ đều chưa có khả năng ngăn chặn đòn tấn công từ những vũ khí này, đặc biệt là tên lửa siêu thanh Avangard.

B-21 đối đầu với Nga thế nào khi chỉ bay cận âm?
(Vũ khí) - Không quân Mỹ (USAF) vừa tiết lộ về tiến độ hoàn thành cặp máy bay B-21 Raider đầu tiên và những khả năng mới của dòng máy bay tàng hình này.

Chiếc máy bay B-21 Raider sẽ được hoàn thiện vào đầu năm 2022 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm đó. Ban đầu, USAF lên kế hoạch B-21 sẽ cất cánh lần đầu tháng 12/2021 nhưng theo nhưng Randall Walden, giám đốc dự án cho biết, tiến độ đó đã không thể đạt được do trong quá trình phát triển gặp một vài khó khăn nhỏ.
1612661731853.png
Nguyên mẫu máy bay B-21 đầu tiên.
Đến thời điểm hiện tại, chiếc B-21 thứ 2 cũng đang được sản xuất với tốc độ nhanh nhất có thể. "Chiếc máy bay đã thành hình và trông giống một máy bay ném bom thực thụ khi nhiều bộ phận cấu thành máy bay đã được lắp ráp", ông Randall Walden cho biết.
Khi chính thức được trang bị, B-21 sẽ là dòng máy bay có năng lực vượt trội so với PAK DA của Nga hay H-20 của Trung Quốc. B-21 Raider có thể mang hầu hết những vũ khí tối tân nhất hiện có của USAF.

Trong số vũ khí đã được USAF xác nhận trang bị cho máy bay tàng hình mới gồm có tên lửa hành trình tàng hình tầm xa JASSM-ER, bom xuyên phá boongke GBU-57, bom dẫn đường vệ tinh GBU-31...
ADVERTISING
1612661719069.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:16






X
Cùng với những tiết lộ kể trên, ông Walden cũng lần đầu tiết lộ về tốc độ của máy bay tàng hình tầm xa này: "B-21 có thể bay với tốc độ cận âm và đủ sức xâm nhập hàng phòng thủ rất mạnh của Nga với thành phần chính là những hệ thống S-400".

Nguồn tin này cho biết, oanh tạc cơ tàng hình Mỹ sẽ phá vỡ khả năng các hệ thống phòng không mới nhất của Nga và có thể xâm nhập vào không phận Nga mà chẳng gặp bất kỳ trở ngại nào. Chiếc B-21 Raidder sẽ không thể bị phát hiện cho đến thời điểm tên lửa được phóng đi.


Để vượt qua lưới lửa phòng thủ Nga, B-21 được phát triển với những công nghệ cực tối tân. Dựa trên hình ảnh mới, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo.

Đây là đặc điểm cho phép giảm sự hiện diện tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế oanh tạc cơ.


Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 có phần gẫy đột ngột hơn và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm xuất hiện ở B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2. Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình.

Tuy nhiên theo giới chuyên gia, việc B-21 chỉ bay được với tốc độ cận âm khó có thể giúp máy bay này thoát được những "mắt thần" đang nhóm ngó của phòng không Nga.

Chuyên gia quân sự Nga Yuri Kotenok nói về tình huống đối đầu giữa S-400 và B-21: "Bất kể máy bay tầm xa nào của Mỹ từ trước đến nay khi làm nhiệm vụ vẫn luôn có tiêm kích hộ tống. Với kích thước khổng lồ cùng những máy bay đi kèm hộ tống, việc cả đội bay như vậy thoát khỏi tầm giám sát của radar bắt tàng hình Nga là điều gần như không thể.

Hệ thống radar của tổ hợp S-400 có thể phát hiện mục tiêu tàng hình hiện tại và tương lai ở khoảng cách tối đa gần 200km. Với khoảng cách như vậy cộng với tốc độ cận âm của B-21, việc phát hiện, khóa mục tiêu và khai hỏa diệt máy bay Mỹ không phải là nhiệm vụ quá khó với S-400 và phòng không Nga".

Bavar-373 diệt mục tiêu khiến Israel lo lắng
(Vũ khí) - Hệ thống phòng không Bavar-373 của Iran vừa chứng minh khả năng đánh chặn tuyệt với của mình trong cuộc diễn tập "Những người bảo vệ Nhà nước 99".

Cuộc diễn tập được thực hiện với nội dung tấn công và tiêu diệt mục tiêu đường không tầm xa. Vũ khí chính tham gia diễn tập là hệ thống Bavar-373 do Iran tự phát triển.
Theo hình ảnh được công bố, những quả đạn của hệ thống Bavar-373 đã được phóng đi để đối phó với loạt mục tiêu tầm xa được mô phỏng bởi UAV.
1612661766139.png
1612661779977.png
Bavar-373 khai hỏa trong diễn tập.
"Tất cả những quả đạn được phóng đi đều đánh trúng mục tiêu. Việc Bavar-373 đánh chặn thành công đã chứng minh sức mạnh và độ tin cậy hệ thống phòng không do Tehran tự phát triển. Vũ khí có thể đối phó với nhiề mục tiêu khác nhau từ tên lửa hành trình cho đến tiêm kích tàng hình", chỉ huy cuộc tập trận cho biết.
Được biết, trước khi hình ảnh về cuộc tập trận được công bố, hãng DEBKAfile của Israel đã đăng tải thông tin cho biết, Iran vừa đưa thêm ít nhất một hệ thống Bavar-373 đến căn cứ quâ sự T-4 ở Syria (nơi Israel từng nhiều lần không kích).

ADVERTISING
1612661749874.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 9:59
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%






X
Báo Israel cho rằng, từ bức ảnh họ có được có thể dễ dàng nhận thấy có ít nhất 2 xe mang phóng tên lửa cùng một số hệ thống radar, xe tiếp đạn của hệ thống phòng không hoàn chỉnh có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hình ảnh được ghi tại căn cứ T4 hồi tháng 1/2021.
Tại căn cứ T-4 hiện Nga cũng đã được triển khai lực lượng làm nhiệm vụ - điều này đồng nghĩa với một đảm bảo rằng Israel sẽ không dám liều lĩnh tấn công vào T4 bởi ở đó có quân Nga và vũ khí phòng thủ Iran.
Như vậy, thay vì S-400 của Nga, rất có thể Tehran sẽ dùng chính Bavar 373 để khai hỏa một khi Israel không kích vào căn cứ này và điều này đang tạo nên mối đe dọa lớn với chiến đấu cơ tàng hình F-35I của Israel.

Bởi theo tuyên bố của Chuẩn tướng Farzad Ismaili thuộc Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, hệ thống Bavar 373 tương tự như hệ thống phòng không nổi tiếng S-300 của Nga, thậm chí ở một vài tính năng vũ khí này còn có nhiều ưu điểm hơn.
So với S-300, Bavar 373 của Iran mang nhiều ưu điểm vượt trội như tăng tính linh hoạt và rút ngắn thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, nó có thể phát hiện ra 100 mục tiêu khác nhau, giống với hệ thống tên lửa của Nga nhưng có xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn đáng kể.

Vị tướng Iran tuyên bố, tuy phạm vi tối đa của các đạn tên lửa phòng không thế hệ mới nhất được sử dụng trên S-300 của Nga đã lên tới trên 200km, nhưng phạm vi tấn công của tên lửa Bavar-373 còn vượt quá S-300.
Mặc dù vậy, ông Farzad Ismaili không công bố thêm những thông tin chi tiết về tên lửa mới nhưng chỉ với tiết lộ trên thì có thể thấy rằng, phạm vi tấn công của Bavar 373 được cho là tương đương với tầm bắn của hệ thống S-400 của Nga hiện nay.
Nếu thực sự Bavar 373 mạnh như Iran tuyên bố và hệ thống này thực sự có mặt ở Syria, đây sẽ là thử thách mới khiến chiến đấu cơ của Không quân Israel phải cân nhắc kỹ nếu quyết định không kích tại Syria dù đó là tiêm kích tàng hình F-35I.
 

ref2020

Xe tải
Biển số
OF-710124
Ngày cấp bằng
11/12/19
Số km
241
Động cơ
93,285 Mã lực
Nga chế tạo vũ khí độc ‘có 1 không 2’
(Vũ khí) - Nga phát triển tổ hợp chống tăng có điều khiển (ATGM) có thể bắn hạ cả máy bay không người lái (UAV).

Nga mới đây tuyên bố sẽ chế tạo loại vũ khí độc đáo “có một không hai” trên thế giới. Theo đó, Cục Thiết kế Khí cụ (KBP, trực thuộc tổng công ty "Thiết bị chính xác cao" của Tập đoàn Rostec) đã bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa chống tăng đa năng có điều khiển (ATGM) đầu tiên trên thế giới có thể bắn hạ cả máy bay không người lái (UAV).
Theo thông tin chia sẻ của ông Bekkhan Ozdoev,Giám đốc công nghiệp của bộ phận vũ khí Rostec, một số vũ khí ATGM trên thế giới có thể bắn hạ các vật thể bay kích thước lớn, tốc độ thấp, tỏa nhiệt đủ để bị phát hiện, chẳng hạn như máy bay trực thăng.
ADVERTISING
View attachment 5899801

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:45






X
Nhưng hệ thống tên lửa chống tăng mới của Nga là vũ khí cực kỳ độc đáo bởi hiện tại, không nước nào có vũ khí chống tăng có thể bắn hạ các mục tiêu kích thước nhỏ, cơ động cao và có độ tỏa nhiệt thấp như các phương tiện bay không người lái (UAV).


View attachment 5899803
chia sẻ
Phóng to
Hệ thống tên lửa chống tăng cơ động “Kornet-D1” của Nga

"KBP đã bắt đầu phát triển ATGM loại mới. Đây không còn là vũ khí chống tăng chuyên biệt nữa mà là vũ khí phòng thủ và tấn công đa năng, có khả năng tấn công hiệu quả không chỉ các mục tiêu điển hình như xe tăng hoặc xe bọc thép mà còn cả một loạt các "mục tiêu không với tới" trước đây, chẳng hạn như các mục tiêu trên không, trong đó có UAV" - ông Ozdoev nói, nhưng không nêu rõ tên tổ hợp này.


Vị quan chức này tiết lộ, hiện nay cơ sở đang phát triển loại đầu đạn tự dẫn hướng độc đáo cho loại tên lửa của tổ hợp nói trên, kết hợp đồng thời hai kênh dẫn mục tiêu - cảm nhiệt và cảm quang.

KBP đang chế tạo loại đầu đạn tự dẫn hướng cảm nhiệt và cảm quang cho tổ hợp ATGM mới. Loại đầu đạn mới này sẽ hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” - giám đốc công nghiệp của cơ sở cho biết thêm.


Về phần mình, tổng công ty "Thiết bị chính xác cao" cho biết, Cục Thiết kế Khí cụ đang đồng thời nỗ lực cải tiến công nghệ chế tạo đầu đạn dẫn hướng cho tên lửa ATGM. Đặc biệt họ đang nghiên cứu phát triển chất nổ có thành phần mới để chế tạo đạn dược hiệu năng cao.

Vũ khí siêu thanh tầm xa Nga khiến Mỹ gặp ác mộng
(Vũ khí) - Nga đang cân nhắc mua thêm vũ khí siêu thanh tầm xa chính xác cao để bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù tiềm năng.

Việc mua thêm vũ khí siêu thanh đã được thảo luận tại cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tổ chức hôm 5/2.
"Vấn đề phát triển và vận hành các loại vũ khí tầm xa, chính xác cao đang được Tổng thống Liên bang Nga giám sát đặc biệt.
Chúng tôi phải báo cáo về tiến độ trong lĩnh vực này với người đứng đầu nhà nước vào tháng 4 tới. Việc mua sắm bổ sung dựa trên tính toán của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang, cùng với Bộ Công Thương.

Hôm nay, chúng tôi tiến hành thảo luận về các đề xuất về nguồn tài trợ, cũng như điều kiện khả năng sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ này", Đại tướng Shoigu nói.
View attachment 5899806
Tên lửa chiến lược Nga.

ADVERTISING
View attachment 5899805

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Advertisement: 2:43






X
Mặc dù vậy, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ đó sẽ là loại vũ khí siêu thanh nào. Tuy nhiên theo tờ National Interest (NI) của Mỹ, loại vũ khí được nhắc đến nhiều khả năng chính là Avangard. Bởi hiện tại, tên lửa siêu thanh "Dao găm" và Zircon vẫn chưa hoàn thành các cuộc thử nghiệm.
Trong khi đó, trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị hệ thống vũ khí chiến lược Avangard đã được trang bị cho quân đội Nga từ năm 2020. Trung đoàn tên lửa này đóng quân tại vùng Orenburg.

Avangard được gắn trên tên lửa đạn đạo UR-100N, có thể đạt tốc độ Mach 27 và đánh trúng mục tiêu cách vị trí phóng gần 10.000 km. "GIới lãnh đạo và chuyên gia Mỹ đã thừa nhận, nước này gặp ác mộng khi Avangard chính thức là thành viên của bộ 3 hạt nhân Nga", NI cho biết.
Bộ ba hạt nhân của Nga đã có những thay đổi lớn trong những năm gần đây với tỷ lệ vũ khí hiện đại trong bộ ba hạt nhân Nga của Nga đã là 80%. Đến năm 2021, con số này sẽ đạt 90%. Cơ sở của các lực lượng chiến lược Nga là các phương tiện răn đe hạt nhân trên mặt đất và trên biển, chúng liên tục được nâng cấp.

Hiện tại, hơn một nửa số tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô đã được nâng cấp và phần còn lại sẽ được thay thế bằng các tổ hợp hoàn toàn mới. Ngoài ra, các hệ thống tên lửa chiến lược di động Yars đang dần được triển khai, đặc biệt là việc hẹ thống Avangard đã chínhth ức đi vào hoạt động.
Trong tương lai gần tên lửa đạn đạo Sarmat sẽ đi vào hoạt động trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga, cho phép tăng cường khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ của kẻ thù. Đây rõ ràng là những vũ khí siêu mạnh có khả năng tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào tại Mỹ thông qua một cuộc tấn công quỹ đạo hoặc sử dụng đầu đạn siêu thanh.
Ngày nay, nhiệm vụ của tên lửa ICBM mới Sarmat, RS-24 và tên lửa siêu thanh Avangard rất rõ ràng: Nga tăng cường bộ ba hạt nhân của mình để răn đe kẻ thù.
Và đây rõ ràng là những mối họa với Mỹ nếu xảy ra xung đột bởi tất cả hệ thống phòng thủ Mỹ đều chưa có khả năng ngăn chặn đòn tấn công từ những vũ khí này, đặc biệt là tên lửa siêu thanh Avangard.

B-21 đối đầu với Nga thế nào khi chỉ bay cận âm?
(Vũ khí) - Không quân Mỹ (USAF) vừa tiết lộ về tiến độ hoàn thành cặp máy bay B-21 Raider đầu tiên và những khả năng mới của dòng máy bay tàng hình này.

Chiếc máy bay B-21 Raider sẽ được hoàn thiện vào đầu năm 2022 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm đó. Ban đầu, USAF lên kế hoạch B-21 sẽ cất cánh lần đầu tháng 12/2021 nhưng theo nhưng Randall Walden, giám đốc dự án cho biết, tiến độ đó đã không thể đạt được do trong quá trình phát triển gặp một vài khó khăn nhỏ.
View attachment 5899809
Nguyên mẫu máy bay B-21 đầu tiên.

Đến thời điểm hiện tại, chiếc B-21 thứ 2 cũng đang được sản xuất với tốc độ nhanh nhất có thể. "Chiếc máy bay đã thành hình và trông giống một máy bay ném bom thực thụ khi nhiều bộ phận cấu thành máy bay đã được lắp ráp", ông Randall Walden cho biết.
Khi chính thức được trang bị, B-21 sẽ là dòng máy bay có năng lực vượt trội so với PAK DA của Nga hay H-20 của Trung Quốc. B-21 Raider có thể mang hầu hết những vũ khí tối tân nhất hiện có của USAF.

Trong số vũ khí đã được USAF xác nhận trang bị cho máy bay tàng hình mới gồm có tên lửa hành trình tàng hình tầm xa JASSM-ER, bom xuyên phá boongke GBU-57, bom dẫn đường vệ tinh GBU-31...
ADVERTISING
View attachment 5899808

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:16






X
Cùng với những tiết lộ kể trên, ông Walden cũng lần đầu tiết lộ về tốc độ của máy bay tàng hình tầm xa này: "B-21 có thể bay với tốc độ cận âm và đủ sức xâm nhập hàng phòng thủ rất mạnh của Nga với thành phần chính là những hệ thống S-400".

Nguồn tin này cho biết, oanh tạc cơ tàng hình Mỹ sẽ phá vỡ khả năng các hệ thống phòng không mới nhất của Nga và có thể xâm nhập vào không phận Nga mà chẳng gặp bất kỳ trở ngại nào. Chiếc B-21 Raidder sẽ không thể bị phát hiện cho đến thời điểm tên lửa được phóng đi.


Để vượt qua lưới lửa phòng thủ Nga, B-21 được phát triển với những công nghệ cực tối tân. Dựa trên hình ảnh mới, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo.

Đây là đặc điểm cho phép giảm sự hiện diện tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế oanh tạc cơ.


Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 có phần gẫy đột ngột hơn và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm xuất hiện ở B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2. Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình.

Tuy nhiên theo giới chuyên gia, việc B-21 chỉ bay được với tốc độ cận âm khó có thể giúp máy bay này thoát được những "mắt thần" đang nhóm ngó của phòng không Nga.

Chuyên gia quân sự Nga Yuri Kotenok nói về tình huống đối đầu giữa S-400 và B-21: "Bất kể máy bay tầm xa nào của Mỹ từ trước đến nay khi làm nhiệm vụ vẫn luôn có tiêm kích hộ tống. Với kích thước khổng lồ cùng những máy bay đi kèm hộ tống, việc cả đội bay như vậy thoát khỏi tầm giám sát của radar bắt tàng hình Nga là điều gần như không thể.

Hệ thống radar của tổ hợp S-400 có thể phát hiện mục tiêu tàng hình hiện tại và tương lai ở khoảng cách tối đa gần 200km. Với khoảng cách như vậy cộng với tốc độ cận âm của B-21, việc phát hiện, khóa mục tiêu và khai hỏa diệt máy bay Mỹ không phải là nhiệm vụ quá khó với S-400 và phòng không Nga".

Bavar-373 diệt mục tiêu khiến Israel lo lắng
(Vũ khí) - Hệ thống phòng không Bavar-373 của Iran vừa chứng minh khả năng đánh chặn tuyệt với của mình trong cuộc diễn tập "Những người bảo vệ Nhà nước 99".

Cuộc diễn tập được thực hiện với nội dung tấn công và tiêu diệt mục tiêu đường không tầm xa. Vũ khí chính tham gia diễn tập là hệ thống Bavar-373 do Iran tự phát triển.
Theo hình ảnh được công bố, những quả đạn của hệ thống Bavar-373 đã được phóng đi để đối phó với loạt mục tiêu tầm xa được mô phỏng bởi UAV.
View attachment 5899812 View attachment 5899813
Bavar-373 khai hỏa trong diễn tập.

"Tất cả những quả đạn được phóng đi đều đánh trúng mục tiêu. Việc Bavar-373 đánh chặn thành công đã chứng minh sức mạnh và độ tin cậy hệ thống phòng không do Tehran tự phát triển. Vũ khí có thể đối phó với nhiề mục tiêu khác nhau từ tên lửa hành trình cho đến tiêm kích tàng hình", chỉ huy cuộc tập trận cho biết.
Được biết, trước khi hình ảnh về cuộc tập trận được công bố, hãng DEBKAfile của Israel đã đăng tải thông tin cho biết, Iran vừa đưa thêm ít nhất một hệ thống Bavar-373 đến căn cứ quâ sự T-4 ở Syria (nơi Israel từng nhiều lần không kích).

ADVERTISING
View attachment 5899810

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 9:59
XEM THÊM
Unmute
Loaded: 100.00%






X
Báo Israel cho rằng, từ bức ảnh họ có được có thể dễ dàng nhận thấy có ít nhất 2 xe mang phóng tên lửa cùng một số hệ thống radar, xe tiếp đạn của hệ thống phòng không hoàn chỉnh có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hình ảnh được ghi tại căn cứ T4 hồi tháng 1/2021.
Tại căn cứ T-4 hiện Nga cũng đã được triển khai lực lượng làm nhiệm vụ - điều này đồng nghĩa với một đảm bảo rằng Israel sẽ không dám liều lĩnh tấn công vào T4 bởi ở đó có quân Nga và vũ khí phòng thủ Iran.
Như vậy, thay vì S-400 của Nga, rất có thể Tehran sẽ dùng chính Bavar 373 để khai hỏa một khi Israel không kích vào căn cứ này và điều này đang tạo nên mối đe dọa lớn với chiến đấu cơ tàng hình F-35I của Israel.

Bởi theo tuyên bố của Chuẩn tướng Farzad Ismaili thuộc Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, hệ thống Bavar 373 tương tự như hệ thống phòng không nổi tiếng S-300 của Nga, thậm chí ở một vài tính năng vũ khí này còn có nhiều ưu điểm hơn.
So với S-300, Bavar 373 của Iran mang nhiều ưu điểm vượt trội như tăng tính linh hoạt và rút ngắn thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, nó có thể phát hiện ra 100 mục tiêu khác nhau, giống với hệ thống tên lửa của Nga nhưng có xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn đáng kể.

Vị tướng Iran tuyên bố, tuy phạm vi tối đa của các đạn tên lửa phòng không thế hệ mới nhất được sử dụng trên S-300 của Nga đã lên tới trên 200km, nhưng phạm vi tấn công của tên lửa Bavar-373 còn vượt quá S-300.
Mặc dù vậy, ông Farzad Ismaili không công bố thêm những thông tin chi tiết về tên lửa mới nhưng chỉ với tiết lộ trên thì có thể thấy rằng, phạm vi tấn công của Bavar 373 được cho là tương đương với tầm bắn của hệ thống S-400 của Nga hiện nay.
Nếu thực sự Bavar 373 mạnh như Iran tuyên bố và hệ thống này thực sự có mặt ở Syria, đây sẽ là thử thách mới khiến chiến đấu cơ của Không quân Israel phải cân nhắc kỹ nếu quyết định không kích tại Syria dù đó là tiêm kích tàng hình F-35I.
Khiếp cụ copy dc ở đâu mà dài thế :))
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Mỹ-NATO nghiên cứu Pantsir-S1E Nga, đánh giá: ‘Lí tưởng’

(Bình luận quân sự) - Sau khi có thông tin Mỹ nghiên cứu Pantsir-S của Nga, giới chuyên gia quân sự của NATO đã có báo cáo đánh giá cao hệ thống phòng không của Nga.

Mỹ-NATO nghiên cứu Pantsir-S1E thu được ở Libya
Vào tháng 6 năm 2020, tờ The Times của Anh đưa tin về một nhiệm vụ bí mật diễn ra vào tháng 6/2020, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống tên lửa-pháo phòng không (ZRPK) Pantsir-S1E (phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S, NATO gọi là SA-22 Greyhound) của Nga ra khỏi chiến trường Libya.
Theo tiết lộ của tờ báo này, một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không lực Hoa Kỳ hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Zuwara, phía tây Tripoli, để tiếp nhận hệ thống Pantsir-S1 mà quân đội Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đã thu được từ tay của Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Sau đó, hệ thống này được đưa đến căn cứ không quân Ramstein ở Đức và sau đó, các chuyên gia quân sự của Mỹ và các đồng minh NATO đã tập trung nghiên cứu hệ thống này.
Theo The Times, phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1E khá nổi tiếng trên thế giới vì nó được cung cấp cho các quốc gia khác nhau, kể cả các quốc gia đồng minh của Mỹ như: UAE, Iraq, Iran, Syria, Libya… Tổ hợp cũng được giới thiệu nhiều lần tại các cuộc triển lãm quốc tế, nhưng không nhiều người có thể tiếp cận chi tiết của hệ thống.

Phiên bản Pantsir-S1 của UAE là biến thể xuất khẩu ít nhiều có khác biệt so với loại Pantsir-S quân đội Nga đang sử dụng, nhưng ngay cả khi đó là biến thể thương mại thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tên lửa phòng không của Nga vẫn có thể cung cấp cho Hoa Kỳ những dữ liệu hữu ích.
1614845299756.png
Pantsir-S của Nga đã từng thử nghiệm thực chiến tại Syria




X
Những lợi ích thu được khi nghiên cứu Pantsir-S

Theo giới chuyên gia quân sự, sau khi nhận được hệ thống này, người Mỹ có thể tháo rời các khối không thể đóng mở để nghiên cứu trình độ của công nghệ, đến việc chế tạo các cụm thiết bị và chi tiết; tìm ra các lỗ hổng của nó để rồi sau này đem sử dụng trong trận chiến.

Ngay cả một nghiên cứu đơn giản về các vật liệu được sử dụng để chế tạo một số bộ phận cũng như chất lượng sản xuất chúng cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về khả năng công nghiệp - quân sự hiện tại của Nga.


Ngoài ra, việc nắm được công nghệ và những bí mật về tần số sóng radar cũng như kết nối liên lạc của Pantsir-S1E trên chiến trường sẽ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra được biện pháp đối phó rất hiệu quả với chúng, chưa kể đến khả năng sao chép công nghệ.

Thậm chí nếu không thể nghiên cứu được về radar Pantsir-S1E, họ sẽ nghiên cứu những cụm máy thứ cấp, vì khi vô hiệu hóa chúng thì thiết bị sẽ không thể hoạt động được; ví dụ như hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa không khí.

Ngoài phân tích những ưu điểm để học hỏi công nghệ, Mỹ và NATO cũng có thể tìm kiếm những lỗ hổng trên Pantsir-S1E, để tìm cách khắc chế hoặc xuyên phá quan lưới phóng thủ của loại vũ khí được mệnh danh là “Áo giáp” hay “Tấm khiên” (Carapace), hoặc tung ra làm tổn hại đến hình ảnh của loại vũ khí này trên thị trường xuất khẩu vũ khí.


My-NATO nghien cuu Pantsir-S1E Nga, danh gia: ‘Li tuong’
Mỹ-NATO đã nghiên cứu tổ hợp phòng không Pantsir-S1E Nga thu được ở Libya
NATO khen ngợi hệ thống Pantsir-S

NATO gọi hệ thống tên lửa phòng không ZRPK Pantsir-S của Nga là vũ khí lý tưởng để chống máy bay không người lái (UAV) quân sự. Điều này được nêu trong báo cáo của Trung tâm Năng lực Sức mạnh Không quân Chung của NATO (Joint Air Power Competence Center).

Báo cáo chỉ rõ rằng, Pantsir-S ban đầu được các công trình sư Nga lên ý tưởng thiết kế để chuyên đối phó với máy bay tầm thấp và trực thăng của đối phương. Ngoài ra, vũ khí này cũng được lên kế hoạch sử dụng nhằm bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa như S-300 hay S-400 Triumph trước các cuộc tấn công vũ khí chính xác cao.

"Do những đặc điểm này, Pantsir-S rất lý tưởng để chống tất cả các loại máy bay không người lái chiến thuật và nhỏ, đồng thời cho phép thu hẹp khoảng cách hiện có trong các đơn vị phòng không thông thường, giữa các hệ thống đặc biệt để chống UAV cỡ lớn và các tổ hợp chống máy bay không người lái mini” - báo cáo đánh giá cao hệ thống phòng không Nga.

Báo cáo của NATO kiến nghị rằng Pantsir và các tổ hợp tương tự gây ra "nguy cơ đe dọa ngày càng tăng" đối với các lực lượng máy bay trinh sát không người lái của không quân và UAV của lục quân trên chiến trường và cần được vô hiệu hóa ngay lập tức.

Báo cáo cũng đặc biệt lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ loại bỏ được một tổ hợp "Pantsir-S" của Syria trong khuôn khổ hoạt động quân sự "Lá chắn mùa xuân” (Operation Spring Shield) ở Idlib. Vụ tiêu diệt này được đánh giá là một thành công quan trọng "để đạt được các mục tiêu của toàn bộ chiến dịch”.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Tổng kết thành tích phòng không Houthi , tốt nhất thế giới, họ bắn hạ hàng loạt máy bay hiện đại chuẩn NATO có trong kho liên quân Arab, gồm F15/16, Tornado, Typhoon, Mirage, AH-64, MQ1/9


View attachment 5990178 View attachment 5990179 View attachment 5990180 View attachment 5990182 View attachment 5990184 View attachment 5990187 View attachment 5990188 View attachment 5990195 View attachment 5990200 View attachment 5990190
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,870 Mã lực
Tổng hợp clip Houthi bắn hạ hàng loạt máy bay tối tân của NATO Saudi








 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top