[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Kế hoạch Mỹ rải thảm hạt nhân Liên Xô nửa thế kỷ trước
Mỹ từng lên kế hoạch dùng hơn 2.000 phi cơ ném bom hạt nhân và vũ khí nhiệt hạch phủ đầu Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công quả bom RDS-1 ở bãi thử Semipalatinsk, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. RDS-1 có sức công phá tương đương 22.000 tấn thuốc nổ TNT, mạnh hơn hai quả bom Mỹ thả xuống Nhật.

Đánh mất ưu thế độc quyền hạt nhân và đối mặt mối đe dọa mới, không quân Mỹ đã bí mật chuẩn bị cho kịch bản tấn công Liên Xô và đồng minh bằng vũ khí hạt nhân trong thập niên 1950.

Phòng Lưu trữ An ninh Quốc gia (NSA) tại Đại học George Washington của Mỹ năm 2015 công bố tài liệu giải mật cho thấy không quân Mỹ từ năm 1956 đã vạch ra tất cả mục tiêu dự định tấn công nếu Thế chiến III nổ ra, cũng như số lượng oanh tạc cơ và vũ khí hạt nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Vụ thử hạt nhân Castle Romeo do Mỹ tiến hành năm 1954. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.


Vụ thử hạt nhân Castle Romeo do Mỹ tiến hành năm 1954. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.

Trong tài liệu dài hơn 800 trang mang tên "Nghiên cứu Yêu cầu về Vũ khí Nguyên tử", giới tình báo Mỹ đã xác định hơn 2.000 mục tiêu mặt đất tiềm năng ở Liên Xô và các nơi khác, trong đó có nhiều căn cứ quân sự và thành phố đông dân cư.

"Nghiên cứu này chứa đựng nhiều chi tiết đáng sợ. Theo đó, các mục tiêu ưu tiên và chiến thuật ném bom hạt nhân sẽ khiến người dân và cả lực lượng đồng minh của Mỹ gần đó tiếp xúc với lượng lớn bụi phóng xạ chết người", William Burr, chuyên gia nghiên cứu và phân tích hạt nhân tại NSA, cho biết.

Năm 1956, Mỹ không còn độc quyền về bom nguyên tử, nhưng dường như đang thắng thế trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô. Nước này đã bắt đầu chế tạo bom nhiệt hạch uy lực hơn, trong đó bom Mark 36 có sức công phá gấp 250 lần quả bom ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.

Trong bối cảnh tên lửa đạn đạo tầm xa vẫn đang trong quá trình phát triển, không quân Mỹ phải dựa vào lực lượng oanh tạc cơ và tiêm kích để tung đòn tấn công hạt nhân đối phương.

Mỗi oanh tạc cơ chiến lược B-52 có thể mang hai quả bom Mark 36 nặng 8,5 tấn, trong khi oanh tạc cơ B-47 và tiêm kích F-101 sẽ mang các loại bom hạt nhân nhỏ hơn.

Trong kế hoạch chuẩn bị cho Thế chiến III, không quân Mỹ dự kiến triển khai hơn 2.000 máy bay và số lượng tương ứng tên lửa hành trình. Ngoài ra, khoảng 180 tên lửa đạn đạo tầm trung đặt ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia tấn công, dù chúng không thuộc quyền kiểm soát của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ.

Để đề phòng cuộc phản công sau đòn phủ đầu, mục tiêu chính của không quân Mỹ là xóa sổ hoàn toàn các căn cứ không quân của Liên Xô và đồng minh. Các phi đội chiến đấu cơ Mỹ sau đó sẽ chuyển sang tấn công hàng loạt mục tiêu thứ yếu.

Bom nhiệt hạch sẽ được dùng để tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng như căn cứ không quân. Chiến đấu cơ sẽ thả bom phân hạch vào các mục tiêu còn lại, trong đó một số mục tiêu sẽ bị tấn công nhiều lần để đảm bảo bị xóa sổ hoàn toàn. "Các chỉ huy đều nhất trí một số mục tiêu có mức độ ưu tiên cao cần bị tấn công bằng nhiều quả bom", nghiên cứu viết.

Một quả bom Mark 36 trong bảo tàng. Ảnh: Flickr/rocbolt.

Một quả bom Mark 36 trong bảo tàng. Ảnh: Flickr/rocbolt.

Tài liệu còn dành 5 trang liệt kê các mã số định danh cho những mục tiêu cần tấn công, mỗi mã gồm 8 chữ số, trong đó 4 số đầu chỉ một khu vực lớn hơn, còn 4 số sau thể hiện địa danh cụ thể. Cách đánh số này cho phép Mỹ liệt kê tới 9.999 mục tiêu khác nhau vào một thời điểm.

Giới phân tích tình báo Mỹ còn chọn mục tiêu là mọi thứ có thể hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Liên Xô, từ cơ sở sản xuất công cụ cho đến nhà máy lốp cao su và xưởng chế tạo thuốc kháng sinh. Đáng chú ý nhất là không quân Mỹ còn đặt mã "275" cho các "khu dân cư".

"Kế hoạch nhằm phá hủy có hệ thống các mục tiêu đô thị - công nghiệp của Liên Xô với mục tiêu cụ thể và rõ ràng là hướng vào khu vực đông dân cư ở những thành phố như Moskva, Leningrad, Đông Berlin, Warsaw...", chuyên gia Burr đánh giá.

Nhắm mục tiêu vào khu dân cư đi ngược lại các tiêu chuẩn quốc tế khi đó, vốn cấm tấn công dân thường vô tội. Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay Lầu Năm Góc khi đó coi những người tham gia nỗ lực hỗ trợ chiến tranh đều là "mục tiêu quân sự hợp pháp".

Không quân Mỹ cho biết đã nỗ lực hết sức để giảm tối đa số bom cần thiết cho nhiệm vụ. Tài liệu cũng đề xuất phương án cho bom hạt nhân nổ gần mặt đất sẽ giảm bụi phóng xạ. Tuy nhiên, không quân Mỹ giải thích rằng họ không thể xem xét tất cả những mối lo ngại này.

"Dù chúng tôi đã cân nhắc khả năng bụi phóng xạ ảnh hưởng đến người dân và các lực lượng đồng minh, ưu tiên cao nhất là giành chiến thắng trong cuộc đọ sức trên không. Nếu thất bại trong trận chiến này, hậu quả với các đồng minh còn khủng khiếp hơn nhiều", tài liệu có đoạn.

Chuyên gia quân sự Robert Beckhusen cho rằng điều may mắn cho nhân loại là Chiến tranh Lạnh đã kết thúc mà những kịch bản trong kế hoạch đáng sợ trên đều không trở thành hiện thực.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Triều Tiên nghi dùng định vị vệ tinh Nga để thử tên lửa
Các chuyên gia nhận định Triều Tiên phóng tên lửa song không dùng GPS của Mỹ mà dùng hệ thống GLONASS của Nga.

Triều Tiên 4 lần thử tên lửa trong tháng một, bao gồm hai vụ phóng tên lửa siêu vượt âm ngày 5 và 11/1, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa ngày 14/1 và tên lửa chiến thuật hôm qua.

Giới chuyên gia nhận định các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên trong những năm qua, trong đó có hai lần phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cho thấy họ đạt thành tựu dù không sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ.

"Không một bên nào đối đầu với Mỹ sử dụng GPS do họ lo ngại nguy cơ bị quân đội Mỹ làm gián đoạn hoặc can thiệp", Andrei Chang, tổng biên tập tờ Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada, cho biết. "Thay vào đó, họ có thể sử dụng hệ thống định vị toàn cầu Beidou của Trung Quốc hoặc GLONASS của Nga".

Tên lửa rời bệ phóng trên đường sắt trong cuộc diễn tập của quân đội Triều Tiên ngày 14/1. Ảnh: KCNA.


Tên lửa rời bệ phóng trên đường sắt trong cuộc diễn tập của quân đội Triều Tiên ngày 14/1. Ảnh: KCNA.

Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết hệ thống Beidou, hoạt động đầy đủ từ năm 2020, không hỗ trợ các nước khác phóng thử tên lửa. Nguồn tin khẳng định Triều Tiên sử dụng GLONASS cho các vụ thử tên lửa, dù phạm vi phủ sóng của hệ thống Nga không rộng bằng GPS.

"Các chuyên gia từ Bình Nhưỡng đánh giá hệ thống Beidou và GLONASS, họ quyết định rằng hệ thống của Nga phù hợp với vị trí địa lý của Triều Tiên với vĩ độ cao khi phóng tên lửa", nguồn tin cho biết.

"Ngoài ra có một bí mật mở rằng Triều Tiên hưởng lợi từ di sản của Liên Xô, bên chuyển giao công nghệ tên lửa tầm trung cho Bình Nhưỡng sau Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) ký với Mỹ".

INF được ký năm 1987, yêu cầu Mỹ và Liên Xô loại biên toàn bộ tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn 500-5.000 km. Mỹ năm 2019 rút khỏi hiệp ước INF. Các cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây từ lâu tin rằng Triều Tiên phát triển tên lửa dựa trên cơ sở thiết kế và công nghệ từ những năm 1960.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Nỗ lực Triều Tiên phát triển bộ ba 'tên lửa hủy diệt'
Triều Tiên liên tiếp thử ba loại tên lửa hiện đại nhất nhằm tạo thành đòn tấn công hiệp đồng uy lực răn đe đối thủ, theo đại tá Nguyễn Minh Tâm.

Giới chức Nhật Bản, Hàn Quốc sáng nay cho biết Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo xuống vùng biển phía đông. Đây là vụ thử vũ khí thứ tư của Bình Nhưỡng trong tháng đầu tiên của năm mới.

Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) trước đó cho biết nước này đã tiến hành hai vụ thử tên lửa siêu vượt âm ngày 5/1 và 11/1, cùng vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa ngày 14/1. Với các vụ thử này cùng những thành tựu tên lửa trước đó, Triều Tiên đang phô diễn với thế giới bộ ba khí tài uy lực nhất, gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và vũ khí siêu vượt âm.

Triều Tiên thử tên lửa siêu vượt âm ngày 5/1 (trái), 11/1 (giữa) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa ngày 14/1. Ảnh: KCNA.


Triều Tiên thử tên lửa siêu vượt âm ngày 5/1 (trái), 11/1 (giữa) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa ngày 14/1. Ảnh: KCNA.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nói với VnExpress rằng kể từ khi quan hệ với Mỹ không có thêm tiến triển sau các hội nghị thượng đỉnh bế tắc, Triều Tiên đẩy mạnh chương trình nghiên cứu vũ khí mới, đồng thời phớt lờ mọi lời kêu gọi quay lại bàn đàm phán của cả đối thủ lẫn đồng minh. "Kết quả là Triều Tiên đến nay đã có thứ mình muốn và tổ chức loạt vụ thử để phô diễn điều đó", ông nói.

Ông cho rằng sức mạnh kết hợp từ bộ ba tên lửa này là rất lớn. Trong tình huống xung đột, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không phóng tên lửa siêu vượt âm riêng lẻ, mà phối hợp với tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình để tạo ra đòn tấn công hiệp đồng uy lực.

"Không một hệ thống phòng thủ nào có thể cùng lúc đối phó với bộ ba này, chưa kể các hệ thống gây nhiễu điện tử, tên lửa mồi bẫy có thể giảm tối đa hiệu quả của tổ hợp đánh chặn. Vũ khí laser mà Mỹ đang nghiên cứu cũng không đủ thời gian nạp đạn và tác xạ để đối phó tên lửa siêu vượt âm", đại tá Tâm nhận định.

Trong số này có tên lửa siêu vượt âm với tầm bay xa hàng nghìn km, trần bay tới 60 km và đạt tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh (Mach 10). Tên lửa siêu vượt âm có thể thay đổi quỹ đạo trong khi bay, thay vì duy trì quỹ đạo ổn định như tên lửa đạn đạo, do đó các tổ hợp phòng thử tên lửa hiện nay gần như không thể đánh chặn loại khí tài này.

"Thay đổi lớn nhất trong nguyên lý phòng thủ là chuyển từ thụ động sang chủ động. Về nguyên tắc hoạt động, vũ khí phòng thủ chủ động lấy tấn công để phòng vệ", đại tá Tâm giải thích.

Vũ khí uy lực nhất của Triều Tiên trước đây là tên lửa đạn đạo, nhưng đây không phải là vũ khí "bất khả chiến bại". Cả Mỹ và Nga đều đã phát triển thành công các loại vũ khí đánh chặn có thể vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo ở pha giữa hành trình, khi tên lửa có tốc độ thấp nhất, hoặc ngay khi vũ khí vừa rời khỏi bệ phóng.

Đến tháng 9 năm ngoái, Triều Tiên bất ngờ thông báo phóng thử một loại tên lửa hành trình tầm xa mới, gọi đây là "vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng". Quả đạn di chuyển trong 7.580 giây theo quỹ đạo bay hình bầu dục và hình số 8 trên lãnh thổ và lãnh hải Triều Tiên, sau đó bắn trúng mục tiêu cách 1.500 km.

Tuy nhiên, đánh chặn tên lửa hành trình cũng "khá đơn giản do chúng bay ở tốc độ cận âm" và Mỹ, Hàn Quốc đều sở hữu năng lực này, đại tá Tâm nhận định. Nhưng vũ khí siêu vượt âm lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Vũ khí siêu vượt âm mà Triều Tiên phát triển có vận tốc tương đương tên lửa Zircon của Nga. Nhờ tốc độ cực cao và khả năng chuyển hướng trong khi bay, loại vũ khí siêu vượt âm này có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất, kể cả Patriot và THAAD của Mỹ.

Vũ khí siêu vượt âm là gì?



Uy lực xuyên thủng mọi lá chắn của vũ khí siêu vượt âm. Video: Carnegie Endowment.
Thông số cụ thể về tính năng kỹ thuật của tên lửa siêu vượt âm Triều Tiên, Nga, Trung Quốc và Mỹ đang được giữ bí mật tuyệt đối. Do đó, giới chuyên gia quân sự vẫn chưa biết loại vũ khí này có thể mang tải bao nhiêu ngoài trọng lượng tên lửa và nhiên liệu được tra nạp.

"Vấn đề còn lại phụ thuộc vào công nghệ chế tạo đầu đạn hạt nhân. Nếu Triều Tiên làm chủ được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức tên lửa có thể mang tải được thì khi đó Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đối mặt với vấn đề đau đầu gấp nhiều lần", đại tá Tâm kết luận.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Mẫu oanh tạc cơ gần 40 năm vẫn được Nga tin dùng
Thay vì phát triển oanh tạc cơ tàng hình thế hệ mới, Nga vẫn tin dùng và chế tạo "Thiên nga Trắng" Tu-160 ra đời từ gần 40 năm trước.

Tập đoàn quốc phòng Nga Rostec hôm 13/1 thông báo oanh tạc cơ Tu-160M đầu tiên được chế tạo mới hoàn toàn đã thực hiện chuyến bay thử lần đầu. Tư lệnh không quân chiến lược Nga Sergei Kobylash hồi đầu tháng tuyên bố lực lượng này sẽ tiếp nhận hai oanh tạc cơ Tu-160M trong năm nay.

Tuyên bố này dường như đặt dấu chấm hết cho tham vọng chế tạo oanh tạc cơ tàng hình PAK-DA mà Nga khởi động từ năm 2009. Tập đoàn Topulev khi đó chịu trách nhiệm thiết kế mẫu máy bay mới nhằm thay thế bộ ba oanh tạc cơ chiến lược của Nga hiện nay là Tu-22M3, Tu-95 và Tu-160.

Nga từng kỳ vọng dự án PAK-DA sẽ ít tốn kém hơn và có thể sản xuất hàng loạt một cách dễ dàng hơn so với Tu-160. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chi phí đầu tư thực tế của oanh tạc cơ tàng hình quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của Nga, buộc nước này quyết định tiếp tục hiện đại hóa và chế tạo mới mẫu Tu-160, thay vì theo đuổi tham vọng PAK-DA.

Tupolev Tu-160, máy bay mang biệt danh "Thiên nga Trắng" nhờ màu sơn đặc trưng, được phát triển và biên chế vào Trung đoàn Oanh tạc cơ Hạng nặng số 184 thuộc không quân Liên Xô từ đầu năm 1984, đóng quân tại sân bay Pryluky ở Ukraine, khi đó vẫn là nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô.

Trải qua gần 40 năm vận hành, đây vẫn là oanh tạc cơ siêu thanh có sải cánh và khối lượng rỗng lớn nhất, tốc độ cao nhất từng được chế tạo, đồng thời là loại máy bay chiến đấu to và nặng nhất thế giới. Tu-160 được trang bị 4 động cơ Kuznetsov NK-32, loại động cơ turbine phản lực cánh quạt lớn và mạnh nhất từng được lắp trên máy bay quân sự.

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga trong một chuyến tuần tra. Ảnh: BQP Bỉ.


Oanh tạc cơ Tu-160 Nga trong một chuyến tuần tra. Ảnh: BQP Bỉ.

Tổng cộng 37 chiếc Tu-160 đã được sản xuất tại nhà máy ở thành phố Kazan của Nga, gồm 9 nguyên mẫu thử nghiệm và 28 phi cơ hoàn chỉnh.

Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Trung đoàn số 184 có hai phi đội Tu-160 với tổng cộng 19 máy bay. Tất cả phi cơ và vũ khí hạt nhân đi kèm đều được chuyển giao cho quân đội Ukraine mới thành lập. Tháng 10/1999, Moskva và Kiev ký thỏa thuận tại bán đảo Crimea, theo đó Nga mua lại 8 oanh tạc cơ Tu-160 và 3 chiếc Tu-95MS trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất của Ukraine.

Những chiếc Tu-160 bay về Nga trong giai đoạn tháng 11/1999-2/2000. Moskva cũng tiếp nhận 575 tên lửa hành trình hạt nhân Kh-55SM, vũ khí trang bị cho dòng Tu-160 và Tu-95MS, để đổi lấy các khoản giảm nợ khí đốt cho Kiev.

Nga không chế tạo oanh tạc cơ nào mới hoàn toàn kể từ sau năm 1993, trong đó dây chuyền sản xuất dòng Tu-160 đã đóng cửa năm 1995. Nước này từng xuất xưởng một số máy bay Tu-160 trong giai đoạn 2002-2017, nhưng đều dựa trên những khung thân chế tạo dang dở từ trước.

Máy bay Tu-160 có thể thực hiện đòn tấn công bằng bom thông thường, nhưng nhiệm vụ chính và quan trọng nhất khi nó được phát triển vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn là áp sát không phận Bắc Mỹ để phóng tên lửa hành trình tầm xa khi nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hướng tiếp cận phù hợp nhất là bay qua Bắc Cực, trong đó những chiếc Tu-160 phải tránh được lưới radar cảnh giới đa tầng và tiêm kích đánh chặn của Mỹ, Canada.

Viện thiết kế Tupolev đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm diện tích phản xạ radar của Tu-160, khiến nó có độ bộc lộc radar chỉ tương đương tiêm kích hạng nặng F-15. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để lẩn tránh hệ thống phòng không đối phương, đòi hỏi Tu-160 tiếp cận từ độ cao nhỏ, sử dụng radar bám địa hình Sopka để hạn chế tối đa khả năng bị phát hiện.

Cảm biến chiếu xạ radar sẽ báo động khi Tu-160 bị radar đối phương bám bắt. Tổ bay khi đó sẽ kích hoạt hệ thống gây nhiễu và bật chế độ tăng lực động cơ, cho phép oanh tạc cơ bay nhanh gấp hai lần âm thanh để rút ngắn thời gian tiếp cận và tránh bị đánh chặn.

Máy bay Tu-160 cùng dàn tên lửa Kh-55SM và Kh-101/102. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Máy bay Tu-160 cùng dàn tên lửa Kh-55SM và Kh-101/102. Ảnh: BQP Nga.

Vũ khí chủ lực của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55 gắn trên hai bệ phóng dạng ổ xoay trong thân, mỗi quả mang đầu đạn hạt nhân với sức mạnh tương đương 250.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp 17 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima cuối Thế chiến II.

Kh-55 có thể bay bám mặt đất ở độ cao chỉ 100 m, tiếp cận mục tiêu được lập trình trước từ khoảng cách tới 2.500 km nhờ hệ thống dẫn đường quán tính và khớp địa hình. Tu-160 cũng có thể phóng phiên bản Kh-555 mang đầu đạn thông thường và Kh-55SM với tầm bắn tới 3.000 km.

Trong nhiệm vụ tập kích nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Tu-160 có thể khai hỏa tới 24 tên lửa đạn đạo diệt hạm Kh-15 với tầm bắn 300 km. Chúng mang được đầu đạn thông thường và hạt nhân, đạt tốc độ tối đa gấp 5 lần âm thanh khi lao xuống mục tiêu, được dẫn đường bằng radar chủ động hoặc đầu dò thụ động chuyên bám theo tín hiệu radar đối phương.

Phi đội Tu-160 từng lập kỷ lục về thời gian làm nhiệm vụ với chuyến bay không nghỉ dài 25 tiếng, vượt quãng đường gần 20.000 km hồi năm 2020. Nga cũng nhiều lần điều biên đội Tu-160 đến Venezuela, Nicaragua, Nam Phi và tuần tra gần bang Alaska của Mỹ.

Dòng máy bay này lần đầu thực chiến năm 2015, trong đó các phi cơ đã phóng hàng chục tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 vào mục tiêu của phiến quân Hồi giáo tại Syria.

Mẫu Kh-101 cơ bản có tầm bắn khoảng 4.500 km, trong khi một số chuyên gia quân sự ước tính chúng có thể bay tới 10.000 km trong điều kiện thích hợp. Tên lửa được nạp sẵn bản đồ điện tử để bay bám địa hình, cũng như hệ thống dẫn đường quán tính và định vị toàn cầu GLONASS để hiệu chỉnh đường bay.

Điều này cho phép Kh-101 đánh trúng mục tiêu cố định với độ chính xác 6-10 m. Nếu được lắp đầu dò quang - điện tử và ảnh nhiệt, nó có thể tấn công cả mục tiêu cơ động như ôtô. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đã cung cấp khả năng tái lập trình mục tiêu cho Kh-101 trong khi bay, giúp phi công cập nhật mục tiêu mới ngay cả khi tên lửa đã phóng đi.

Từ năm 2015, sau khi nhận ra dự án PAK-DA ngày càng thiếu khả thi do tiến độ chậm trễ và thiếu ngân sách, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định khởi động lại dây chuyền chế tạo mới dòng Tu-160. Hợp đồng mua 10 oanh tạc cơ hiện đại hóa Tu-160M được quân đội Nga ký với nhà sản xuất hồi năm 2018 dưới sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin, với đơn giá khoảng 270 triệu USD/chiếc.

Nga cũng đang tích cực hiện đại hóa những chiếc Tu-160 nguyên gốc lên phiên bản Tu-160M. Biến thể này được trang bị hệ thống tự vệ tích hợp, thiết bị liên lạc và động cơ NK-32-02 đời mới, cùng nhiều vũ khí tối tân như tên lửa siêu vượt âm Kh-47 Kinzhal nhằm tăng cường khả năng tiến công tầm xa với độ chính xác cao.

Quân đội Nga khẳng định uy lực của Tu-160M cao hơn hẳn so với biến thể Tu-160 nguyên bản, tầm bay cũng được tăng thêm 1.000 km. Nguồn lực đầu tư cho dự án Tu-160 cho thấy đây vẫn sẽ là oanh tạc cơ chiến lược chủ lực của Nga trong nhiều năm tới.

"Nga dường như vẫn đánh giá cao khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu của dòng máy bay này. Nỗ lực khởi động lại dây chuyền sản xuất cho thấy Nga tin rằng oanh tạc cơ Thiên nga trắng và các tên lửa hành trình tầm xa của nó vẫn bảo đảm khả năng xuyên phá lưới phòng không Mỹ", nhà phân tích quân sự Sebastian Roblin nhận định.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Hi hữu: "Sát thủ dưới đáy đại dương" của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống!
Nam Anh | 18/01/2022 21:59



BÁO NÓI - 4:04

Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống!

Hải quân Israel sở hữu các tàu chiến lớp Dolphin (cá heo), nhưng thứ chúng ta nói tới ở đây là Dolphin theo nghĩa đen.

"Sát thủ dưới đáy đại dương" của Israel bị kẻ địch tóm sống!
Mới đây, lực lượng Hamas - những người nắm quyền kiểm soát Dải Gaza ở Palestine đã ra tuyên bố về việc họ đã bắt được một con cá heo gián điệp của Israel ở ngoài khơi khu vực này.
Hiện vẫn chưa rõ vụ việc xảy ra khi nào, nhưng một video mà Hamas sử dụng như bằng chứng về vụ việc đã được đăng tải lên Internet vào ngày 12/1.
Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống! - Ảnh 1.
Ảnh cắt từ đoạn video được Hamas công bố cho thấy cụm dây nịt được cho là lấy từ mõm cá heo được trang bị một vũ khí dạng phóng (Nguồn: Daily Mail).
Từ đoạn video này, có thể thấy trên cụm dây đai quanh mõm con vật được trang bị vật được cho là vũ khí và làm dấy lên những lo ngại về chiến lược "động vật hóa" lực lượng tình báo gián điệp của Nhà nước Do Thái.
Tờ The Drive dẫn lời ông Sutton - Chuyên gia về chiến tranh dưới biển, cho rằng, đây có thể là một loại vũ khí phóng - được thiết kế để gắn thiết bị vào mục tiêu.
Bản thân vật này cũng làm gợi nhớ đến những thứ được sử dụng với mục đích tương tự trên cá heo trong của các chương trình quân sự đối với động vật biển do Mỹ và Liên Xô từng vận hành.
Hải quân Mỹ (USN) hiện đang công khai huấn luyện cá heo và sư tử biển cho nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm thu hồi thiết bị, phát hiện chất nổ hoặc phát hiện và bắt giữ những người bơi lội và thợ lặn không được phép tiếp cận các tàu hoặc căn cứ hải quân.
Chương trình bắt đầu từ những năm 1960 và tiếp tục cho đến ngày nay và có thể triển khai các con vật đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới chỉ trong 72 giờ.
Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống! - Ảnh 3.
Dây đai quanh mõm và thân cá heo giúp cố định các thiết bị (Nguồn: Daily Mail).
Hamas có gì bí mật khiến Israel phải tung cá heo ra trinh sát?
Phát biểu trong đoạn video nói trên, phát ngôn viên Hamas Abu Hamza cho biết, một thành viên đơn vị người nhái - người "đã bị Israel giết trong cuộc xung đột hồi tháng 5/2021" đã phát hiện ra con cá heo sát thủ.
Hamas được biết là sở hữu năng lực chiến đấu dưới nước - bao gồm người nhái và các phương tiện không người lái tự sát. Đây là những năng lực mà Israel rất lo ngại và tập trung nhắm tới khi giao tranh bùng nổ vào mùa hè năm ngoái.
Cá heo được cho là có thể được Tel Aviv sử dụng cho các nhiệm vụ khác nhau, từ bảo vệ an ninh cảng đến giúp săn lùng người nhái, phát hiện chất nổ và các mối nguy hiểm khác.
Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống! - Ảnh 4.
Hồng quân Liên Xô đã sử dụng các loài động vật có vú dưới nước từ những năm 1970 (Nguồn: Daily Mail)
Cá heo là loài động vật cực kỳ thông minh và có thể được huấn luyện để phát hiện, đánh dấu và thậm chí theo dõi gián điệp. Vì vậy, nó có thể được Israel sử dụng chống lại Hamas và các nhóm quân sự Palestine khác ở Dải Gaza.
Cuộc phong tỏa Dải Gaza của Israel cũng đồng nghĩa với việc cá heo có thể được sử dụng để chống các hoạt động buôn lậu.

Chưa rõ thực hư vụ việc như thế nào nhưng việc sử dụng các loài động vật có vú ở biển để hỗ trợ các hoạt động quân sự và thu thập thông tin tình báo là có thể.
Cả Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và cơ quan tình báo khét tiếng Mossad của Israel đều thừa nhận công khai các chương trình dạng này, nhưng cũng đã có rất nhiều báo cáo trong hơn 20 năm qua về việc Israel sử dụng động vật - ở biển, đất liền cũng như các loài chim để thực hiện các nhiệm vụ bí mật.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Hamas cáo buộc Israel "vũ khí hóa" động vật. Vào năm 2015, Hamas tuyên bố bắt được một trong những cá heo gián điệp của Israel sau khi phát hiện có luồng sóng di chuyển bên ngoài cảng.
Các cơ quan truyền thông của Israel lúc đó cho biết, loài động vật có vú sống dưới nước này được tìm thấy với "thiết bị do thám", bao gồm bộ điều khiển từ xa, máy ảnh và một vũ khí giống như một cây lao được cho là có khả năng gây chết người.
Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống! - Ảnh 6.
Mô phỏng cụm dây đeo và thiết bị phỏng trên cá heo của Israel.
Không chỉ cá heo, Israel trước đây đã từng bị cáo buộc tận dụng động vật cho mục đích gián điệp. Năm 2013, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, những con chim của trường đại học Israel được gắn thiết bị theo dõi để thực hiện các nhiệm vụ gián điệp.
Vào năm 2012, Sudan bắt một con đại bàng được cho là đang tiến hành nhiệm vụ gián điệp cho Mossad.
Năm 2011, Arab Saudi cũng đã bắt một con kền kền vì nghi hoạt động gián điệp cho Israel - sau khi nhầm thiết bị theo dõi mà nó mang theo với một thiết bị gián điệp.
Cũng trong năm này, nhóm các tay súng Hezbollah ở Lebanon đã bắn chết một con đại bàng Bonelli quý hiếm vì nghi ngờ đang tiến hành gián điệp cho Israel - tuy nhiên, Tel Aviv khẳng định rằng nó được dùng trong nghiên cứu khoa học.
Một năm trước đó, một quan chức Ai Cập cho biết, những con cá mập được Israel điều khiển có thể liên quan đến một số vụ tấn công du khách ở Biển Đỏ.
Hi hữu: Sát thủ dưới đáy đại dương của Hải quân Israel vừa bị kẻ địch tóm sống! - Ảnh 8.
Năm 2011, các chiến binh Hezbollah đã bắn hạ một con đại bàng Bonelli quý hiếm vì nghi ngờ là gián điệp của Israel.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Phụ tùng đội giá hàng trăm lần: Không quân 1 nước NATO vừa biến thành "bò sữa"?
Văn Minh | 18/01/2022 07:31 PM

6

Phụ tùng đội giá hàng trăm lần: Không quân 1 nước NATO vừa biến thành bò sữa?



Những chiếc Eurofighter Typhoon đã trở thành


Không quân Áo đang lâm vào khủng hoảng tài chính, khi chi phí vận hành các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon bị đội lên cao hàng trăm lần so với thực tế.

Táo tợn nâng giá, để "vắt sữa" không quân Áo
"Công ty Eurofighter đã kiếm tiền một cách táo tợn làm sao!" - Tờ Krone của Áo đã chạy hàng tittle giận dữ, hé lộ một vụ bê bối xoay quanh giá bán các loại phụ tùng của máy bay chiến đấu của không quân nước này.
Nguồn tin bí mật của Krone - những quân nhân của quân đội Áo - một nước NATO - đã giao cho phóng viên của báo nhiều tài liệu nội bộ, cùng với lời cảm thán: "Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã là con bò sữa cho công ty Eurofighter".
Tờ Krone lên án Eurofighter đã "ăn cướp" một cách trắng trợn ngân sách của quân đội Áo, thông qua việc nâng giá dịch vụ, phụ tùng, và tạo ra một "nhà kho ma".
Có thể thấy ngay được những đơn giá phụ tùng này hoàn toàn vô lý, nhưng chúng đã được cung cấp cho không quân Áo suốt nhiều năm qua.
Cụ thể, công ty Eurofighter đã tính giá 14.554 EUR cho một chiếc gioăng cao su đường kính 9cm trên máy bay. Khi bộ phận kiểm toán nội bộ của quân đội vào cuộc, đơn giá lập tức được giảm còn … 127 EUR.
Phụ tùng đội giá hàng trăm lần: Không quân 1 nước NATO biến thành bò sữanhư thế nào? - Ảnh 1.

Một chiếc gioăng cao su đường kính 9cm bị tính giá 14.554 EUR
Tương tự như vậy, với một chiếc gioăng trục động cơ đơn giản của máy bay Typhoon, công ty Eurofighter báo giá 82.000 EUR. Sau khi phía quân đội Áo phản đối, đơn giá đã giảm chỉ còn … 800 EUR.
Với loại vòng đệm đường kính 4cm, ban đầu công ty Eurofighter báo giá tổng cộng là 123.757 EUR cho 110 chiếc vòng đệm, tương đương 1.125 EUR mỗi chiếc. Sau cùng, giá giảm xuống chỉ còn … 49,28 EUR/chiếc.
TIN LIÊN QUAN
Khi bị phát hiện, Eurofighter đã biện bạch rằng những hóa đơn này đã có "nhầm lẫn" khi phát hành.
Thậm chí, phía Eurofighter đã yêu cầu xây dựng gấp một nhà kho tạm thời để phục vụ vận chuyển các phụ tùng cho máy bay chiến đấu đến Áo. Tuy nhiên, sau 4 năm và tiêu tốn đến 2,5 triệu EUR, "nhà kho ma" này bỗng nhiên … không còn cần thiết nữa.
Vào năm 2016, quân đội Áo phải chi trả 11,7 triệu EUR cho các sửa chữa đột xuất với động cơ, đến năm 2017 là 5,6 triệu EUR.
Tổng cộng, trong vòng 10 năm (2007-2017), những chiếc máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon đã tiêu tốn đến 500 triệu EUR, hoàn toàn "nghiền nát quân đội Áo về mặt tài chính" (theo lời của những cấp dưới thân cận với Bộ trưởng Quốc phòng Áo Hans Peter Doskozil).
Ngược dòng lịch sử, năm 2002, sau khi đánh bại những chiếc F-16 và Saab Gripen trong đấu thầu cạnh tranh, Eurofighter Typhoon đã được Áo lựa chọn để trở thành tiêm kích phòng không mới.
Các công tố viên Áo đã vào cuộc điều tra về một nghi vấn có 100 triệu EUR đã được chi cho vận động hành lang, để dẫn đến quyết định mua máy bay Eurofighter Typhoon.
Ban đầu nước này định mua 18 chiếc, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 15. Máy bay được bàn giao cho Áo từ năm 2007, và bắt đầu trực chiến tại căn cứ không quân Zeltweg.
Tuy nhiên, bước sang năm 2014, do hạn chế về ngân sách quốc phòng, không quân Áo chỉ có 12 phi công có thể lái máy bay Eurofighter Typhoon, nghĩa là không có đủ phi công cho toàn bộ 15 chiếc.
Phụ tùng đội giá hàng trăm lần: Không quân 1 nước NATO biến thành bò sữanhư thế nào? - Ảnh 3.

Áo có 15 chiếc Eurofighter Typhoon, nhưng chỉ có 12 phi công!
Loay hoay tìm cách thay thế "máy bay đốt tiền"
Vào tháng 7 năm 2017, Bộ Quốc phòng Áo tuyên bố rằng họ sẽ thay thế tất cả các máy bay Typhoon vào năm 2020. Tuyên bố này dựa trên tính toán rằng để vận hành 15 chiếc Eurofighter Typhoon trong suốt vòng đời 30 năm của chúng sẽ tiêu tốn 5 tỉ EUR (phần lớn cho việc bảo trì).
TIN LIÊN QUAN
Trong khi đó, việc mua sắm một phi đội mới (gồm 15 máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi và 3 chiếc loại 2 chỗ ngồi) sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỉ EUR trong suốt vòng đời máy bay.
Thậm chí, Áo còn có kế hoạch đàm phán trực tiếp cấp chính phủ, để không phải thương lượng với các nhà sản xuất. Những gương mặt được lựa chọn để thay thế cho Eurofighter Typhoon chính là những "kẻ bại trận" trong cuộc đấu thầu năm nào: F-16 và Saab Gripen.
Ngày 20/07/2020, các hãng tin Indonesia còn công bố một bức thư của Bộ trưởng Quốc phòng nước này là Prabowo Subianto, bày tỏ sự quan tâm mua lại toàn bộ đội bay Eurofighter Typhoon của Áo.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau nhiều năm vật lộn, những chiếc Eurofighter Typhoon vẫn là loại máy bay chiến đấu phản lực duy nhất của Áo!
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
F-35 lại tai nạn

Hút phải chim, tiêm kích F-35A đáp bằng bụng

F-35A hạ cánh khẩn tại Seosan sau khi hút phải chim, nhưng giới chức không nói lý do càng đáp không hoạt động, khiến máy bay phải đáp bằng bụng.

Kết quả điều tra sơ bộ được giới chức Hàn QuốcMỹ công bố cuối tuần trước cho thấy một con chim đã bị hút vào cửa hút gió bên trái chiến đấu cơ tàng hình và gây hàng loạt tiếng động lớn, khiến phi công phải kiểm tra các thiết bị trên máy bay và bắt đầu quy trình hạ cánh khẩn cấp.

Tuy nhiên, kết quả điều tra không cho biết lý do toàn bộ hệ thống điện tử hàng không và càng đáp của chiếc F-35A không hoạt động, buộc phi công thực hiện cú hạ cánh bằng bụng và mài tiêm kích dọc đường băng tại căn cứ Seosan.

1642652570433.png


Tiêm kích F-35A Hàn Quốc bay thử tại Mỹ năm 2018. Ảnh: Lockheed Martin.

Không quân Hàn Quốc thông báo sẽ tổ chức cuộc điều tra bổ sung để đánh giá chính xác nguyên nhân dẫn đến sự cố, với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia từ Mỹ. Lực lượng này cũng kêu gọi truyền thông địa phương tránh "đưa tin dựa trên đồn đoán" vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Đây là lần đầu tiên một tiêm kích F-35 thực hiện hạ cánh bằng bụng. Quân đội Hàn Quốc chưa công bố hình ảnh cũng như mức độ thiệt hại của chiếc F-35A.

Giới chuyên gia nhận định Seoul có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa hư hỏng, do phi cơ sử dụng sơn phủ đặc biệt, cùng với đó là nhiều bộ phận composite và cấu trúc khung thân phức tạp của tiêm kích để bảo đảm khả năng tàng hình.

Đây là sự cố đầu tiên với tiêm kích tàng hình Hàn Quốc được tiết lộ, nhưng các chiến đấu cơ F-35 trong biên chế không quân Mỹ từng nhiều lần gặp sự cố với càng đáp. Một chiếc F-35A thuộc Không đoàn tiêm kích số 388 của Mỹ từng sập càng ở căn cứ Hill hồi tháng 6/2020, khiến phần mũi với nhiều cảm biến bị đập mạnh xuống đường lăn.

Hàn Quốc ký hợp đồng mua 40 tiêm kích F-35A của Mỹ năm 2014 trị giá khoảng 6,6 tỷ USD. Seoul cũng lên kế hoạch mua thêm 20 chiếc F-35 với giá 3,3 tỷ USD năm 2019, trong đó có phiên bản F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng để triển khai cho tàu sân bay hạng nhẹ dự kiến vận hành từ năm 2033.

Tiêm kích F-35 được coi là thành phần quan trọng trong chiến lược tấn công phủ đầu của Hàn Quốc nhằm răn đe Triều Tiên.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: "Mạnh hơn Javelin" nhưng sẽ giống Panzerfaust?
DK | 20/01/2022 11:15



BÁO NÓI - 3:45

1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust?

Hình minh họa.
Khoảng 1.000 tên lửa chống tăng của Anh viện trợ cho Quân đội Ukraine đã đến nước này trong bối cảnh Phương Tây dự đoán Nga sẽ tấn công vào những tuần tới.

Nga bàn giao cho Ukraine 1.000 tên lửa "mạnh hơn Javelin"?
Ít giờ trước, tờ Ukrinform dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết các lô hàng viện trợ quân sự của Anh đã tới nước này - bao gồm tên lửa chống tăng.
Bình luận về sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine về Hội nhập Châu Âu Anatoliy Petrenko đã ra tuyên bố rằng viện trợ quân sự sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine và sẽ chỉ được dùng để tự vệ.
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust? - Ảnh 1.
Ông Anatoliy Petrenko (trái) trong buổi bốc dỡ và bàn giao viện trợ quân sự của Anh (Nguồn: Quân đội Ukraine).
Trở lại ngày 17/1, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã ra tuyên bố trong phiên họp tại Hạ viện Anh rằng nước này sẽ cung cấp cho Ukraine các khí tài phòng thủ chống thiết giáp hạng nhẹ.
"Chúng tôi đã quyết định cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí phòng thủ chống giáp hạng nhẹ. Chúng không phải là vũ khí chiến lược và không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga. Chúng được sử dụng để tự vệ".
Câu hỏi được đặt ra lúc này là loại tên lửa chống tăng "không phải chiến lược" nào vừa được London viện trợ cho Kiev và năng lực của nó ra sao?
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust? - Ảnh 2.
Tên lửa chống tăng chất đầy trên vận tải cơ Anh (Nguồn: Quân đội Ukraine).
Theo một số nguồn tin, tên lửa nói trên là "Vũ khí chống xe tăng chiến đấu chủ lực và hạng nhẹ" - MBT LAW hoặc NLAW do Anh và Thụy Điển hợp tác sản xuất.
Ra đời vào năm 2002 và được đưa vào trang bị năm 2009, NLAW nặng 12,5 kg, dài 1,016 mm , tên lửa mang theo đầu đạn nặng 150 mm có thể di chuyển với sơ tốc từ 40 mét/giây (144 km/h) tăng dần đến cận âm và tầm bắn tối đa là 1.000 mét.
Loại vũ khí này sở hữu rất nhiều ưu điểm do được ứng dụng các công nghệ hiện đại. Đầu tiên là "phóng mềm" - tên lửa được phóng ra khỏi ống phóng bằng một hệ thống đẩy công suất thấp trước khi hệ thống đẩy chính hoạt động cho phép bắn từ không gian kín.
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust? - Ảnh 3.
Nguồn: Saab.
Thứ hai là "bắn và quên" - khi khởi động Hệ thống Dự đoán Đường ngắm (PLOS), xạ thủ sẽ "khóa" mục tiêu trong vòng 3 giây để máy tính tính toán hướng bay và sau khi khai hỏa, tên lửa sẽ vẫn tự hiệu chỉnh đường bay tới mục tiêu theo các thông số đã thu được.
Thứ ba là đầu đạn được trang bị ngòi nổ được tích hợp cảm biến từ trường và quang học. Từ dữ liệu thu được, hệ thống tính toán các tiêu chí để lên phương án tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất ngay cả khi lớp vỏ giáp của mục tiêu bằng nhôm hoặc được ngụy trang.
Và cuối cùng, tất cả hệ thống được thu gọn để có thể được vận hành với chỉ 1 binh sĩ.

Từ các thông tin nói trên có thể thấy NLAW sở hữu một loạt ưu điểm mà Tên lửa chống tăng vác vai (RPG), súng không giật (SPG) và Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) chỉ đáp ứng được một phần - đặc biệt là khả năng cơ động và "thông minh".
Điều này khiến nhiều nguồn tin cho rằng nó sẽ mạnh hơn cả Javelin - một thứ được người Ukraine coi là "siêu vũ khí" trong một cuộc chiến tiềm tàng với Nga. Điều này có chính xác không?
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust? - Ảnh 5.
Các Pallet chứa tên lửa được bốc dỡ tại Ukraine (Nguồn: Quân đội Ukraine).
Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust?
Có thể sự kết hợp giữa Javelin của Mỹ và NLAW của Anh có thể sẽ giúp kiềm chế các đơn vị tăng - thiết giáp của đối phương, mà cụ thể là cơ giới Nga trong viễn cảnh chiến tranh.
Nhưng điểm yếu của NLAW - một vũ khí dành cho các tiểu tổ cơ động - là sức công phá của đầu đạn và tầm bắn hiệu quả (từ 20 đến 600 mét). Người Anh đã cố bù đắp điều này bằng số lượng. Được biết họ đã bàn giao cho Ukraine khoảng 1.000 ống bảo quản khí tài này.
Kiev có thể kỳ vọng NLAW, Javelin (và các vũ khí chống tăng khác mà họ có) có thể chặn đứng quân Nga cũng giống như cách mà RPG Panzerfaust đã giúp Đức Quốc xã cầm chân Hồng quân Liên Xô trong những năm cuối Thế chiến 2.
Nhưng cần lưu ý rằng Đức Quốc xã đã tự sản xuất được hơn 6 triệu trái Panzerfaust - và kết quả cuối cùng của cuộc chiến nói trên ra sao, chúng ta cũng đã rõ.
1.000 tên lửa Anh vừa tới tay QĐ Ukraine: Mạnh hơn Javelin nhưng sẽ giống Panzerfaust? - Ảnh 7.
Với đà tấn công như vũ bão, Hồng quân Liên Xô sử dụng chính Panzerfaust thu được để chống lại xe tăng Đức Quốc xã.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Tháo mặt nạ khi bay, phi công sẽ "tắc thở mà chết": Sự thật hoá ra bất ngờ hơn thế!
Mạnh Kiên | 19/01/2022 19:00



BÁO NÓI - 3:53

Tháo mặt nạ khi bay, phi công sẽ tắc thở mà chết: Sự thật hoá ra bất ngờ hơn thế!

Mặt nạ là thiết bị không thể thiếu trong các nhiệm vụ của phi công chiến đấu. Thế nhưng nếu bỏ mặt nạ ra là chết thì phi công ăn uống kiểu gì?


Vì sao phi công đeo mặt nạ?
Điều gì xảy ra nếu một phi công chiến đấu cởi bỏ mặt nạ khi đang bay? Những bộ phim quen thuộc như Ngày độc lập hay Top Gun miêu tả đây là hành động khi phi công rơi vào tình huống tuyệt vọng và không còn tuân thủ đúng quy tắc trong buồng lái. Điều này liệu có đúng?
Trước khi đi đến câu trả lời, trước tiên chúng ta hãy xem mục đích của chiếc mặt nạ phi công là gì.
Mặt nạ của phi công tiêm kích chủ yếu giúp cho phi công không rơi vào tình trạng thiếu oxy, cụ thể là thiếu oxy lên não.
Trong quá trình đào tạo, phi công sẽ được đưa vào một buồng độ cao nơi áp suất khí quyển giảm bằng 1/3 so với mực nước biển để nhận biết các triệu chứng có nguy cơ xảy ra trong quá trình bay.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng bắt đầu từ việc ngứa ran ở các ngón tay, sau đó là choáng váng và kích thích nhẹ. Nếu không được kiểm soát, hiện tượng có thể nhanh chóng dẫn đến sai lệch và cuối cùng là mất ý thức, điều có thể gây ra thảm họa nhất là với những mẫu máy bay một chỗ ngồi.
TIN LIÊN QUAN
Mặt nạ hiện đại cũng có một số tính năng bổ sung để hỗ trợ phi công. Gần như tất cả các mặt nạ đều có micrô tích hợp bên trong. Chỉ bằng một nút bấm, phi công có thể liên lạc qua một trong nhiều bộ đàm trên máy bay.
Một số mặt nạ còn có đèn chiếu sáng bên trong. Thông thường, vào ban đêm, phi công sẽ bay với buồng lái càng tối càng tốt. Khi cần đọc bản đồ hoặc viết gì đó, phi công sẽ dùng lưỡi ấn vào một nút bên trong mặt nạ, kích hoạt đèn trong khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, cải tiến quan trọng nhất vẫn là khả năng điều chỉnh áp suất bên trong mặt nạ một cách thông minh.
Khi độ cao tăng lên, hoạt động thở trở nên khó khăn hơn vì áp suất bên trong phổi không còn chênh lệch lớn với áp suất không khí bên ngoài cơ thể. Bằng cách đưa áp suất dương và đẩy không khí vào phổi của phi công, hiệu ứng này có thể được ngăn chặn, giảm bớt sự mệt mỏi cho người lái.
Tháo mặt nạ khi bay, phi công sẽ tắc thở mà chết: Sự thật hoá ra bất ngờ hơn thế! - Ảnh 2.
Ở độ cao lớn, phi công nên hạn chế bỏ mặt nạ.
Phi công bỏ mặt nạ có chết không?
Áp suất dương cũng giúp chống lại trọng lực trong quá trình cơ động nặng. Thông thường mỗi người trong trạng thái bình thường đều đang chịu trọng lực 1G. Nếu đi tàu lượn siêu tốc quay vòng và chúc đầu xuống, người chơi sẽ phải chịu trọng lực 3G.
Trong một máy bay chiến đấu hiện đại, với một phi công trang bị đầy đủ trên người có trọng lượng vào khoảng 100kg, họ sẽ phải chịu trọng lực lên đến 9G, tương đương với lực gần 1 tấn dồn vào chỗ ngồi, cảm giác như một chiếc ô tô đang đè trên ngực.
Điều này có thể khiến phi công vô cùng khó thở. Bằng cách đẩy không khí vào phổi, mặt nạ hiện đại giúp người lái có thể thở dưới lực G cao trong một khoảng thời gian.
Về áp suất không khí bên trong buồng lái, máy bay chiến đấu khác với máy bay dân dụng. Để tiết kiệm trọng lượng và không gian, người ta không duy trì áp suất liên tục bên trong buồng lái.
Ở độ cao từ mực nước biển đến 2.400m, không có áp lực được duy trì. Từ 2.400m đến khoảng 7.600m, áp suất duy trì bên trong buồng lái giữ ở mức 2.400m, tương tự độ cao ở các khu nghỉ trượt tuyết.
Khi ở độ cao 15.000m, áp suất bên trong buồng lái duy trì ở mức tương đương độ cao của những ngọn núi cao nhất trên thế giới (như Everest là 8.800m).
TIN LIÊN QUAN
Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu một phi công tháo mặt nạ? Câu trả lời phụ thuộc vao nhiều thứ. Nếu đang bay dưới 2.400m, họ có thể bay trong một thời gian dài không cần mặt nạ mà không gặp tác động nào.
Mặc dù vậy, phi công cũng không mấy khi làm thế vì việc giảm áp buồng lái có thể nhanh chóng hút hết không khí trong buồng lái. Ngoài ra cũng giống như việc đến những khu vực có độ cao lớn, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.
Còn nếu đang ở độ cao 7.600m trong thời gian dài mà không đeo mặt nạ, hiện tượng thiếu oxy sẽ xảy ra.
Do tình trạng mất nước có thể gây hậu quả xấu tương tự như tình trạng thiếu oxy trên máy bay chiến đấu, nên hầu hết các phi công sẽ bỏ mặt nạ xuống nhiều lần trong suốt chuyến bay để uống nước hoặc ăn trong các nhiệm vụ kéo dài.
Miễn là chỉ bỏ mặt nạ trong một thời gian ngắn, những ảnh hưởng là không đáng kể và được các nhà sinh lý học hàng không vũ trụ khuyến khích.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Bất ngờ với thiết kế khu trục hạm mới của Mỹ rất giống Type 055 của Trung Quốc
Thu Hằng | 20/01/2022 10:45 AM

0

Bất ngờ với thiết kế khu trục hạm mới của Mỹ rất giống Type 055 của Trung Quốc

Trong một diễn biến bất ngờ, Mỹ có thể đang lấy tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc làm cảm hứng thiết kế cho Tàu Khu trục Thế hệ mới (DDG-X) sắp tới của họ.

Bất ngờ với thiết kế khu trục hạm mới của Mỹ rất giống Type 055 của Trung Quốc  - Ảnh 1.

Ý tưởng tàu khu trục thế hệ mới DDG-X của Mỹ dường như đã mang một số đặc điểm thiết kế của khu trục hạm Trung Quốc, Type 055. Trong ảnh là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Đại Liên lớp Type-055. Ảnh: Twitter.
Trong tháng 1 này, Mỹ đã công bố thiết kế Khu trục hạm Thế hệ Mới (DDG-X), nhằm mục đích thay thế 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và các phiên bản cũ hơn của tàu khu trục Arleigh Burke. Thiết kế tàng hình DDG-X sẽ sử dụng động cơ đẩy điện tích hợp (IEP), trước đây đã được sử dụng trên lớp Zumwalt.
Công nghệ này giúp giảm tiếng ồn và độ rung có thể phát hiện được, tăng thời gian hoạt động và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các hệ thống vũ khí. Nó sẽ được trang bị các biến thể lớn hơn của radar mảng pha quét điện tử chủ động AN / SPY-6 (AESA) - gắn trên các tàu khu trục lớp Flight III Arleigh Burke mới nhất, với thân tàu được thiết kế để phục vụ những nâng cấp cảm biến trong tương lai.
DDG-X ban đầu sẽ được trang bị khối 32 ống phóng của Hệ thống Phóng thẳng đứng Mk 41 (VLS), hoặc khối 12 ống của bệ phóng lớn hơn dành cho tên lửa siêu thanh. Lớp tàu này cũng được hình dung là sẽ trang bị vũ khí laser.
1642654254649.png

Tàu khu trục tên lửa Type 055 của Trung Quốc...

1642654262230.png

...và thiết kế tàu khu trục DDG-X của Mỹ.

Trong khi đó, tàu khu trục tên lửa Type 055 của Trung Quốc là tàu chiến mặt nước lớn nhất được chế tạo, lớn hơn 25% so với tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ. Nó có cấu hình tàng hình giống như DDG-X và được cung cấp năng lượng bởi một tuốc-bin khí và hệ thống đẩy chạy bằng khí (COGAG).

Type 055 được trang bị radar Type-346B AESA, tương tự như AN / SPY-6 trên các tàu khu trục Flight III Arleigh Burke.
Tàu lớp Type 055 được trang bị vũ khí mạnh mẽ, có tới 128 ống phóng VLS được bố trí trong hai hầm chứa 64 ống mỗi hầm, một súng chính H / PJ-38 130 mm, hệ thống vũ khí tầm gần H / PJ-11 30 mm (CIWS), tên lửa chống ngầm Yu-8 và ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 phóng từ hai ống phóng ngư lôi.
Sự tương đồng về vật lý nổi bật giữa thiết kế DDG-X của Mỹ và khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc đã khiến một số nhà phân tích nhận xét rằng Mỹ có thể đang sao chép tàu chiến của Trung Quốc. Đáp lại, Hải quân Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về suy đoán này.





00:00:45


Xem video tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc thử vũ khí (Nguồn: PLA Navy)
Nếu đúng là vậy, việc này sẽ đánh dấu một sự đảo ngược đáng kể đối với cách làm lâu nay của Trung Quốc là sao chép các thiết kế vũ khí của các nước khác, và có khả năng khiến Mỹ bị tụt sau trong quá trình đổi mới vũ khí.
Trung Quốc được cho là đã tìm cách có được các công nghệ quân sự nhạy cảm từ nước ngoài. Một số vũ khí công nghệ cao của Trung Quốc có những điểm tương đồng nổi bật với các đối tác Mỹ và nước ngoài, chẳng hạn như các cặp máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và F-22, FC-31 và F-35, CH-4 / CH-5 và Máy bay không người lái MQ-9 Reaper, vận tải cơ Y-20 và C-17 Globemaster III, hay máy bay chiến đấu J-11 và Su-27.
Vũ khí có yếu tố “tham khảo” của Trung Quốc thường bị coi là bản sao kém hơn của phiên bản gốc từ nước ngoài.
Ví dụ, động cơ máy bay chiến đấu của Trung Quốc được cho là kém hơn so với động cơ của Nga, điều này khiến Trung Quốc phụ thuộc vào Nga về động cơ phản lực để cung cấp năng lượng cho các máy bay chiến đấu mạnh nhất của họ.
Việc Jordan bán bớt máy bay không người lái CH-4 do Trung Quốc sản xuất cho thấy sự không hài lòng với hiệu suất của loại máy bay này.
Tuy nhiên, sự tương đồng giữa tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc và thiết kế khu trục hạm DDG-X của Mỹ có thể xuất phát từ các yêu cầu về năng lực tương tự, do đó dẫn đến các thiết kế tương tự.
Bất ngờ với thiết kế khu trục hạm mới của Mỹ rất giống Type 055 của Trung Quốc  - Ảnh 6.

Thiết kế tàu DDG-X của Mỹ. Ảnh: US Navy.

Các yêu cầu về năng lực của Trung Quốc và Mỹ đối với lực lượng phòng không cho hạm đội, tác chiến trên mặt nước cũng như chỉ huy và kiểm soát trên biển có thể là cơ sở dẫn đến các yêu cầu thiết kế tương ứng của họ đối với một tàu chiến mặt nước lớn, được trang bị vũ khí mạnh có khả năng hoạt động trong vai trò soái hạm.

Nhưng trong một số trường hợp, Mỹ có thể còn "trên tay" Trung Quốc trong việc chọn lọc công nghệ và thiết kế của nước ngoài vào vũ khí của mình. Ví dụ, máy bay phản lực cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) F-35B tích hợp cùng công nghệ từ máy bay chiến đấu Yak-38 và Yak-141 hoạt động trên tàu sân bay từ thời Liên Xô.
Trong thời gian phục vụ, Yak-38 và Yak-141 có quá nhiều vấn đề kỹ thuật, do công nghệ VTOL (cất và hạ cánh thẳng đứng) của chúng chưa hoàn thiện. Sự tan vỡ của Liên Xô vào năm 1991 đã tước đi nguồn vốn của Nga để phát triển hơn nữa những chiếc máy bay phản lực đang thử nghiệm này, khiến nhà sản xuất Yakovlev lâm vào cảnh phá sản.
Tuy nhiên, năm 1991 Yakovlev và Lockheed Martin đã ký một thỏa thuận tiếp tục tài trợ cho nguyên mẫu Yak-141 để đổi lấy dữ liệu thiết kế còn hạn chế và các thử nghiệm bay. Thỏa thuận này mãi đến năm 1995 mới được tiết lộ.
Lockheed Martin không quan tâm đến việc phát triển thêm Yak-141, nhưng thiết kế động cơ vòi xoay của máy bay này và các dữ liệu bay thử nghiệm đã trở thành một công cụ để họ phát triển máy bay chiến đấu F-35B.
Sự thành công của F-35B trong biên chế của Mỹ có thể đã thúc đẩy Nga xem xét phục hồi và hiện đại hóa thiết kế Yak-141 cho các hoạt động tác chiến tàu sân bay đương đại của mình.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Vụ chiến đấu cơ F-35A của Hàn Quốc hạ cánh bằng bụng đặt ra câu hỏi lớn
CTV Lê Ngọc | 20/01/2022 07:46 AM

0


Vụ việc máy bay tàng hình F-35A của Hàn Quốc phải 'hạ cánh bằng bụng' đặt ra dấu hỏi lớn về hệ thống an toàn của máy bay chiến đấu mới nhất, đắt nhất thế giới này.

F-35A Hàn Quốc hạ cánh bằng bụng
F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu đa năng siêu thanh, tàng hình (thế hệ năm) do Tập đoàn Hàng không Lockheed Martin chế tạo. Năm 2014, Hàn Quốc đã đặt mua 40 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp (Joint Strike Fighter - JSF) F-35 Lightning II theo hợp đồng trị giá 6,4 tỷ USD.
Vụ chiến đấu cơ F-35A của Hàn Quốc hạ cánh bằng bụng đặt ra câu hỏi lớn - Ảnh 1.

Do bị chim sa vào cửa hút khí, một tàng hình cơ F-35A của Hàn Quốc đã buộc phải thực hiện "hạ cánh bằng bụng". Nguồn: 19fortyfive.com
Ngày 4/1/2022, trong một cuộc tập trận, do trục trặc, một phi công F-35A của Hàn Quốc đã buộc phải thực hiện "hạ cánh bằng bụng". Đây là sự kiện mới nhất trong chuỗi sự cố đối với máy bay tàng hình thế hệ năm sau khi một chiếc F-35 của Anh cất cánh thất bại từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và bị rơi xuống biển Địa Trung Hải năm 2021.
Theo hãng tin Yonhap, chiếc F-35A Hàn Quốc đã phải tiếp đất mà bộ phận hạ cánh không được kích hoạt hoàn toàn. Sau đó, Hàn Quốc đình chỉ tất cả các chuyến bay của F-35A. Có nhiều nhận định về nguyên nhân vụ việc.
Do tác chiến điện tử?
Đầu tiên, có những đồn đoán rằng máy bay chiến đấu tối tân do Mỹ sản xuất đã hạ cánh khẩn cấp sau sự cố của thiết bị điện tử trên máy bay. Những tuyên bố này đã làm tăng thêm tin đồn về việc Trung Quốc hoặc Triều Tiên đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử.
Một cuộc điều tra tiếp theo về nguyên nhân thực sự của sự cố đang được tiến hành. Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), một nhóm chuyên gia Mỹ sẽ đến Hàn Quốc để tiến hành điều tra kỹ lưỡng các yếu tố kỹ thuật của sự cố, bao gồm lý do tại sao hệ thống điện tử hàng không và thiết bị hạ cánh của máy bay bị lỗi.
Không quân Hàn Quốc yêu cầu các phương tiện truyền thông địa phương tránh đưa thông tin "suy đoán" về nguyên nhân của vụ hạ cánh bằng bụng, có lẽ là do tính nhạy cảm của tình huống, khi nhiều quốc gia khác cũng đang vận loại máy bay tàng hình tinh vi này. Giới chức quân sự Hàn Quốc tuyên bố, việc máy bay F-35A buộc phải hạ cánh không liên quan gì đến việc sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử.
Một nguyên nhân đáng lo ngại?
Theo báo cáo sơ bộ, lý do F-35 của Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp là do một con chim đâm vào động cơ bên trái máy bay khi đang cất cánh. Hệ quả là động cơ quá nóng, lan sang thân máy bay, dẫn đến ảnh hưởng tới bộ bánh hạ cánh tại thời điểm nó được thu lại trong quá trình cất cánh.
Giới chức quân sự Hàn Quốc cho biết, phi công ngay lập tức quyết định hạ cánh. Chiếc F-35A tiếp đất trên đường băng được phủ bọt chữa cháy. Việc hạ cánh được thực hiện thành công, nhưng máy bay đã bị hư hỏng nghiêm trọng.
Năm 2019, một máy bay chiến đấu F-35, thuộc Phi đội máy bay chiến đấu số 121 của Nhật Bản cũng va chạm với một con chim khi cất cánh. Mặc dù chi tiết về thiệt hại không được tiết lộ, giới chức quân sự đã phân loại vụ va chạm là "Cấp A", nghĩa là máy bay chiến đấu F-35B đó bị thiệt hại ít nhất 2 triệu USD. Năm 2018, một sự việc tương tự đã xảy ra với một chiếc F-35A khác, mặc dù không có thông tin về thiệt hại.
TIN LIÊN QUAN
Theo chương trình Đối tác trong chuyến bay của Bộ Quốc phòng, nhằm mục đích bảo vệ các loài chim di cư và cư trú trên các vùng đất do Bộ Quốc phòng quản lý, Lực lượng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ ghi nhận tới 3.000 vụ việc liên quan đến chim mỗi năm, được gọi là "Nguy cơ tấn công máy bay của chim/động vật hoang dã" (Bird/Wildlife Aircraft Strike Hazard - BASH).
Phần lớn các vụ va chạm như vậy ít gây ra thiệt hại cho máy bay hoặc thương tích cho phi hành đoàn, nhưng có một vài vụ việc gây thiệt hại đáng kể. Theo Phòng công tác cộng đồng của Phi đoàn ném bom số 28 tại Căn cứ Không quân Ellsworth, từ năm 1985 đến năm 2016, các vụ tai nạn do chim đã khiến 36 phi công thiệt mạng, 27 máy bay bị rơi và làm tiêu tốn của lực lượng của Không quân Mỹ khoảng 1 tỷ USD.
Quân đội đã sử dụng một loạt kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ BASH, bao gồm dọn sạch môi trường sống, tiêu hủy bằng súng cầm tay và triển khai các khẩu pháo âm thanh chạy bằng khí propan để xua đuổi chim. Năm 2018, Căn cứ Không quân Ellsworth, nơi có nhiều máy bay ném bom B-1, ở Nam Dakota đã triển khai một hệ thống tự động ngăn chặn chim - loại súng độc đáo dùng để ngăn chặn các loài động vật nhằm chống lại mối đe dọa từ các loài chim.
Liên quan đến thông tin từ báo cáo sơ bộ, câu hỏi về hệ thống an toàn của máy bay chiến đấu mới nhất, đắt nhất thế giới này đã được đặt ra. Đặc biệt, vấn đề liên quan đến cửa hút khí, vì trong quá trình hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, rất nhiều nguy cơ chim bị lọt vào.
Việc đó có thể dẫn đến hậu quả máy bay hoàn toàn không thể hoạt động. Một lần nữa người ta đề xuất xem xét khả năng thay đổi cấu hình của các cửa hút gió, cũng như tăng cường các biện pháp an ninh chống lại các loài chim tại các sân bay ở châu Á./.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Sức mạnh tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga
MINH TUẤN | 19/01/2022 08:15 PM

0

Sức mạnh tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga



Máy bay chiến đấu MiG-31K mang tên lửa siêu thanh Kh-47M Kinzhal. Ảnh: TASS.


Các máy bay MiG trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M Kinzhal kết hợp với máy bay chống ngầm hiện đại của Nga có thể tác chiến chống lại nhóm tàu tấn công lớn của đối phương.

Kinzhal là tổ hợp tên lửa hàng không mới nhất của Nga, bao gồm máy bay tác chiến MiG-31K và tên lửa siêu thanh Kh-47M Kinzhal với tầm bay tới 2.000 km, đạt tốc độ 10-12 Mach. Tổ hợp hiện đại bậc nhất này có thể sử dụng để tiêu diệt nhiều mục tiêu mặt đất và trên biển.
Từ Bắc Cực đến Syria
Từ năm 2017, phi đội MiG-31K đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm tại sân bay Quân khu phía Nam. Máy bay mang “Dao găm” Kinzhal đã nhiều lần được sử dụng trong các cuộc tập trận ở khu vực miền nam và trên Biển Đen. Năm ngoái, tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal đã hoàn thành thử nghiệm ở Bắc Cực.
Theo tờ Izvestia, các cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa Kinzhal đã được xác nhận thành công. Quá trình thử nghiệm này đã diễn ra ở khu vực phía Bắc trong vài năm và kết thúc vào cuối năm 2021.
Tất cả hoạt động chiến đấu và tuần tra huấn luyện đều được thực hiện bởi máy bay MiG-31K của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Trong các chuyến bay, các thiết bị hàng không đã được kiểm tra trong điều kiện khí hậu phức tạp, ở nhiệt độ thấp.
TIN LIÊN QUAN
Trong khi đó, các hoạt động thử nghiệm được bảo đảm an toàn bởi lực lượng hàng không của Hạm đội Phương Bắc. Máy bay săn ngầm đã kiểm tra các khu vực thử nghiệm, đồng thời giám sát, chụp ảnh các vị trí mục tiêu trước và sau đợt tấn công.
MiG-31K không chỉ được hoạt động ở phía Bắc, mà còn xuất hiện ở phía nam và các quân khu khác, cũng như bên ngoài lãnh thổ. Theo đó, mùa hè năm ngoái, 2 máy bay MiG-31K đã được triển khai tới căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria. Phi công Nga đã thực hiện các chuyến bay huấn luyện ở vùng biển Địa Trung Hải.
Tại Syria, tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal đã tích cực tương tác với lực lượng hàng không hải quân, đặc biệt là với máy bay chống ngầm Il-38.
Theo các chuyên gia, tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, nhưng trước hết chúng được thiết kế để đối phó với các nhóm tàu tấn công của đối phương.
Chiến lược tấn công toàn cầu của phương Tây hiện liên quan đến khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình từ các tàu chiến ở khoảng cách hơn 550 km tính từ đường bờ biển. Tuy nhiên, tổ hợp tên lửa hàng không mới nhất của Nga có khả năng đẩy lùi nhóm tàu của đối thủ ra xa khỏi vùng biển ở khoảng cách hơn 2.000 km.
Phát triển cơ sở hạ tầng
Ở Nga, việc triển khai cơ sở hạ tầng cho các tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal sắp hoàn thành. Các cơ sở đặc biệt cho tên lửa Kinzhal đang được xây dựng tại một số sân bay quân sự. Chúng bao gồm các kho bảo quản, cũng như các địa điểm sửa chữa, bảo dưỡng và thử nghiệm đạn siêu thanh.
Theo đó, các cơ sở hạ tầng này đang được trang bị cho các bộ phận của Lực lượng Hàng không Vũ trụ. Các kho chứa và địa điểm sửa chữa, bảo dưỡng và thử nghiệm tên lửa siêu thanh đang được chuẩn bị ở một số khu vực bí mật trên toàn Nga.
Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, các đơn vị tên lửa và kỹ thuật của Lực lượng Hàng không vũ trụ không chỉ phải tiếp nhận các tổ hợp tên lửa Kinzhal, mà còn phải bảo đảm việc cất giữ, chuẩn bị chiến đấu, theo dõi tình trạng và bảo dưỡng định kỳ chúng.
“Bộ Quốc phòng sẽ thiết lập các tiêu chuẩn đạn dược cho các vũ khí này. Một phần sẽ ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và nằm gần các sân bay. Phần còn lại sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian đặc biệt”, chuyên gia cho biết thêm.
Nguyên Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không quân số 4, Tướng Valery Gorbenko khẳng định Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã sẵn sàng cho công việc trên.
Theo ông Gorbenko, Lực lượng Hàng không Vũ trụ có nhiều kinh nghiệm trong việc đưa vào trang bị các tên lửa tầm xa phức tạp, bao gồm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Do đó, hoạt động của các cơ sở hạ tầng nêu trên đã được chuẩn bị từ lâu.
Tháng 12-2021, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, trung đoàn hàng không đầu tiên của máy bay chiến đấu MiG-31K với tên lửa siêu thanh Kinzhal đã được thành lập như một phần của Lực lượng Hàng không vũ trụ.
Cùng với các máy bay MiG, các chuyến bay huấn luyện với tổ hợp tên lửa Kinzhal đã được thực hiện bằng máy bay chống ngầm Il-38 và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Dự kiến, trong tương lai, các máy bay ném bom này cũng có thể trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Sức mạnh tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga - Ảnh 3.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Ảnh: Ria Novosti

Hướng tấn công chiến lược
Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal bắt đầu thử nghiệm chiến đấu trong các đơn vị Hàng không Vũ trụ Nga từ năm 2017. Phi đội đầu tiên gồm 10 máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K đã nhiều lần sử dụng thành công “Dao găm” Kinzhal vào các mục tiêu ở khoảng cách ít nhất 800km.
Đầu năm 2021, người đứng đầu Quân khu Trung tâm Alexander Lapin đã nói về kế hoạch trang bị tổ hợp này cho Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 712 ở Kansk. Theo đó, việc trang bị này cần diễn ra trước năm 2024.
TIN LIÊN QUAN
Trước đó, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết việc thử nghiệm Kinzhal ở Bắc Cực, trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tổ hợp tên lửa siêu thanh này cũng sẽ được triển khai ở các quân khu khác và ở Hạm đội Phương Bắc.
Tuy vậy, hướng chiến lược phía Tây được coi là một trong những ưu tiên cao nhất cho việc triển khai tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Chúng chủ yếu sẽ tăng cường sức mạnh cho Quân khu phía Tây. Thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu phụ thuộc vào yêu cầu quốc phòng- an ninh của nhà nước và hoạt động huấn luyện các biên đội tàu chiến.
Việc chọn MiG-31 làm nền tảng cho “Dao găm” Kinzhal không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Máy bay chiến đấu đánh chặn tầm xa siêu thanh do Liên Xô phát triển này có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, và được xem là phương tiện chiến đấu không có đối thủ trong cùng loại.
Hiện, các máy bay MiG sử dụng tên lửa siêu thanh đang được nâng cấp. Theo đó, những chiếc MiG-31K mới sẽ trang bị hệ thống điều khiển hiện đại, cung cấp khả năng lái tự động tại thời điểm phóng.
Ở chế độ tự động, tất cả các thông số sẽ được thiết lập, bao gồm cả tốc độ và độ cao. Phi hành đoàn sẽ làm theo lệnh hướng dẫn và nhấn nút tấn công mục tiêu. Hệ thống điều khiển mới này sẽ đẩy nhanh quá trình đào tạo phi công cho quân đội Nga trong tương lai.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng "tụt hạng" trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi?
Nam Anh | 19/01/2022 06:30 PM

0

Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi?



Hình minh họa (Nguồn: Getty).


Thị trường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang giảm mạnh và mất lợi thế trước các đối thủ lớn khác, bất chấp tuyên bố khoe khoang về các ưu điểm vượt trội và giá rẻ của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang "hụt hơi" trên thị trường vũ khí toàn cầu?
Thông tin về việc Pakistan mua 25 tiêm kích J-10C (Chim lửa) do Trung Quốc sản xuất để để đối phó với Rafale của Ấn Độ đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Islamabad đối với Bắc Kinh - xứng đáng với vai trò thị trường xuất khẩu vũ khí số 1.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quân sự dày dạn kinh nghiệm, điều đó khó có thể giúp Pakistan gia tăng sức mạnh răn đe trước Ấn Độ.
Bởi vì trên thực tế, bất chấp tất cả các tuyên bố khoe khoang của Bắc Kinh, các chuyên gia vẫn nghi ngờ chất lượng của vũ khí Trung Quốc khi thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của nước này đang giảm.
Bên cạnh những hệ quả tiềm ẩn bao gồm cả về chính trị, vũ khí của Trung Quốc dường như mất đi sức hấp dẫn khi chúng hầu như vẫn chưa được thử nghiệm trong thực chiến, không giống như các hệ thống Phương Tây đã chứng minh được giá trị trên chiến trường.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Mỹ, Nga và Pháp. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã xuất khẩu vũ khí trị giá từ 3 -4 tỷ USD mỗi năm, nhưng con số đó hiện đang giảm dần.
SIPRI có một hệ thống đo lường xuất khẩu vũ khí duy nhất theo nghĩa TIV (Giá trị chỉ báo xu hướng).
Theo đó, từ năm 2010-2020, Trung Quốc đã xuất khẩu gần 16,6 tỷ TIV vũ khí thông thường trên toàn cầu, trung bình 1,5 tỷ TIV mỗi năm. Nhưng vào năm 2020, xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 759 triệu TIV - mức thấp nhất kể từ năm 2008.
SIPRI cho biết doanh số bán vũ khí từ Trung Quốc trong giai đoạn 2016 - 2020 thấp hơn 7,8% so với 5 năm trước đó. Về thị phần, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm từ 5,6% xuống còn 5,2%.
Theo các nguồn tin, Mỹ đã xuất khẩu một lượng lớn 105 tỷ TIV từ năm 2010-2020, gấp hơn 6 lần tổng số của Trung Quốc trong khi Nga đã xuất khẩu 70,5 tỷ TIV hay gấp khoảng 4 lần Trung Quốc.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 2.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang chứng kiến đà sụt giảm dần. Ảnh: AFP
Vũ khí Trung Quốc "chảy" đi đâu?
Tuy nhiên, trong một lĩnh vực khác, Trung Quốc dường như đã làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình: đó là việc sản xuất thương mại máy bay không người lái có vũ trang (UAV).
Các khách hàng chính của Bắc Kinh trong lĩnh vực này là Myanmar, Iraq, Pakistan, Arab Saudi và UAE tuy nhiên điều đó làm bất cân đối thị trường khi khách hàng và cũng là thị phần lớn nhất của Trung Quốc - chiếm gần 80% - đến từ một số quốc gia ở châu Á.
Ngoài 17% chảy vào Châu Phi, 3% còn lại được bán cho các khu vực khác trên thế giới.
Và trong số 80% doanh số bán vũ khí thông thường của Trung Quốc kể từ năm 2010, có tới 63,4% là đến từ Pakistan, Bangladesh và Myanmar.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 3.

Tàu ngầm Type-035G mà Trung Quốc bán cho Bangladesh. Ảnh: AFP
Vũ khí Trung Quốc có giá thành rẻ cùng "khuyến mại" lớn nên thu hút các khách hàng tầm trung - nhưng có vẻ sau đó hầu hết đều kém hiệu quả hơn so với vũ khí của phương Tây.
Pakistan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ năm 2010, doanh số bán hàng cho Pakistan đạt trung bình 586,9 triệu TIV mỗi năm. Và những điều này bao gồm hợp tác trong sản xuất tiêm kích JF-17 và khinh hạm Type 054AP.
Theo số liệu của SIPRI, từ năm 2010-2020, Trung Quốc đã cung cấp 2,6 tỷ TIV vũ khí cho Bangladesh - chiếm 73,6% nhập khẩu vũ khí của quốc gia này trong giai đoạn đó - khiến Trung Quốc trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Dhaka.
Trung Quốc đã hỗ trợ các hoạt động mua sắm này thông qua các khoản cho vay hào phóng và giá cả cạnh tranh, bao gồm cả việc chiết khấu (năm 2013 chuyển giao hai tàu ngầm Type-035G lớp Ming đã qua sử dụng cho Bangladesh với giá hơn 100 triệu USD mỗi chiếc).
Kể từ năm 2006, Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Bangladesh phần lớn vũ khí cỡ nhỏ, tổng cộng hơn 16.000 súng trường và 4.100 súng lục.
Myanmar là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Trung Quốc ở châu Á. Kể từ năm 2013 nước này đã nhập khẩu 970 triệu TIV vũ khí thông thường từ Trung Quốc trong đó có 17 tiêm kíchJF-17, 12 UAV Rainbow, 2 vận tải cơ Y-8, 2 khinh hạm Type-43 và 76 xe bọc thép Type-92.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 4.

CH-4 UAV của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia
Rõ ràng là có nhiều yếu tố chính trị cũng như kinh tế đằng sau các thương vụ này.
Đa phần các quốc gia nói trên bất đồng gay gắt với các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Phương Tây như Mỹ, Pháp và Đức. Vì vậy, họ không chỉ thấy vũ khí của Trung Quốc rẻ hơn mà còn nhận được các ưu đãi khác như tín dụng, quà tặng và các tùy chọn thanh toán linh hoạt.
Vũ khí của Trung Quốc cũng có xu hướng dễ dàng sử dụng hơn và được không bị giám sát khắt khe so với vũ khí của các đối thủ cạnh tranh. Và đây là những lợi thế mà ngay cả Nga, một nước xuất khẩu lớn khác, cũng không thể có được.
Tích cực sao chép
Mặc dù sản xuất nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn trong những năm gần đây nhưng Trung Quốc vẫn còn một lượng lớn vũ khí quân sự cũ kỹ và lạc hậu hơn được sản xuất với công nghệ từ thời Liên Xô cũ.
Ngay cả một số hệ thống vũ khí hiện đại của nước này cũng dựa trên việc "tái cấu trúc" - hoặc nói thẳng ra là sao chép - các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Xu hướng này của Trung Quốc nhiều đến mức được mệnh danh là "Quân đội được xây dựng bằng vũ khí nhân bản".
Việc sao chép vũ khí nước ngoài cho phép Trung Quốc duy trì khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới - trong khi tiết kiệm thời gian và tiền bạc nếu đầu tư phát triển sản phẩm của chính họ.
Trung Quốc đã có những phiên bản giống hệt các tiêm kích chiếm ưu thế trên không của Mỹ bao gồm F-35 và F-222, UAV X-47B - trong đó, Shenyang J-31 (FC-31) giống hệt F-35.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 6.

FC-31 của Trung Quốc, được cho là bản sao của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.
Một số công nghệ được sử dụng trong thiết kế có được thông qua một chiến dịch gián điệp mạng mạnh mẽ của Trung Quốc.
Mỹ cũng nghi ngờ Trung Quốc đã có được những tiến bộ kỹ thuật có giá trị bằng cách thực hiện các thỏa thuận phòng thủ với các đồng minh đã mua vũ khí của Mỹ - lý do chính cho việc mà Mỹ quyết định không xuất khẩu tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Thậm chí, trong "trò chơi" này, Trung Quốc cũng không tha cho người láng giềng tốt Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đang cần tiền và đã tổ chức bán các tiêm kích tối tân Sukhoi Su-27. Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc mua 20 máy bay loại này và sau đó đàm phán để xin giấy phép lắp ráp thêm máy bay trong nước bằng cách sử dụng các chi tiết nhập khẩu từ Nga.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng tụt hạng trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi? - Ảnh 7.

Shenyang J-11 (trên) của Trung Quốc giống y hệt Sukhoi Su-27 của Nga. Ảnh: Financetwitter
Trong vòng vài năm, Trung Quốc cho rằng, máy bay Nga đã không còn đáp ứng được nhu cầu và hủy hợp đồng. Trước sự giận dữ của người Nga, Trung Quốc đã sớm cho ra mắt Shenyang J-11B được chế tạo và trang bị trong nước. Nó trông giống hệt Su-27 của Nga/
Nói cách khác, khi Moscow sử dụng tiền của Bắc Kinh từ việc bán vũ khí để phát triển công nghệ mới, thì Trung Quốc đã đi trước bằng cách đánh cắp công nghệ của Nga. Trung Quốc đã cải tiến vũ khí của Nga để sản xuất các biến thể của riêng họ.
Nhưng liệu vũ khí nhân bản có thể hiệu quả như vũ khí thật?
Eric Wertheim, tác giả cuốn "Các Hạm đội Chiến đấu của Thế giới" của Viện Hải quân Mỹ lập luận:
"Tôi nghĩ rằng vấn đề lớn với tất cả vũ khí của Trung Quốc - bao gồm cả các bản sao của thiết bị phương Tây - là chúng vẫn chưa được thử nghiệm trong chiến đấu". Theo ông, hầu hết được cho là hoạt động kém hơn đáng kể so với các sản phẩm của các nước phương Tây.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
"Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều" - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine!
Trịnh Ngọc Tiến | 21/01/2022 09:01 AM

0

Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine!



Hình minh họa.


Nếu nổ ra cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Ukraine - không quân nước này chắc chắn sẽ tê liệt trước hệ thống phòng không quá mạnh của Nga và dân quân Donbass.

Phòng không của Donbass không phải là "con số 0"
Theo trang mạng Forbes của Mỹ, vào đầu tháng 5/2014, các lực lượng dân quân ly khai vùng Donbass - miền Đông Ukraine - đã bắn rơi 3 trực thăng tấn công Mi-24 của Quân đội Ukraine.
Trong tháng tiếp theo, các lực lượng dân quân ly khai đã bắn hạ một trực thăng vận tải Mi-8 khác, một máy bay trinh sát An-30, hai máy bay vận tải (lần lượt là An-26 và Il-76) và 3 máy bay cường kích Su-25.
Hơn 60 phi công và binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong các trận chiến phòng không này, sau đó Quân đội Ukraine đã buộc phải rút các máy bay quân sự và trực thăng khỏi khu vực phía đông.
Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine! - Ảnh 1.

Một trực thăng Mi-24 Ukraine bị bắn rơi ở Slavyansk, Donbass vào năm 2014.
Tám năm sau, trực thăng và máy bay quân sự của Ukraine, vẫn chưa dám quay trở lại chiến trường Donbass. Và đừng mong đợi điều đó sẽ thay đổi, nếu một cuộc chiến lớn nổ ra giữa Nga và Ukraine, như nhiều chuyên gia quân sự lo ngại.
Donbass là một nơi rất nguy hiểm đối với máy bay Ukraine. Nếu 100.000 binh sĩ, 1.200 xe tăng và hàng trăm phương tiện chiến đấu khác, hiện đang được Nga tập trung tại biên giới Nga-Ukraine, thì khu vực Donbas có thể trở nên nguy hiểm hơn đối với bất kỳ máy bay Ukraine nào.
Các lực lượng dân quân ở hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) có hai tiểu đoàn phòng không với sự giúp đỡ của Nga, họ được trang bị hàng chục hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động 9K38 Igla, cũng như Arrow-10, 9K22 Tunguska, Tor-M1 và 9K33 Osa (Sam-8) và các phương tiện phóng tên lửa đất đối không di động tầm ngắn khác.
Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine! - Ảnh 2.

Ít nhất 3 tổ hợp Osa-M xuất hiện trong cuộc duyệt binh của dân quân Donetsk vào năm 2015.
Nga thì chắc chắn là số nhiều
Nếu quân đội Nga can thiệp vào Donbass, số lượng lớn tên lửa phòng không di động và bệ phóng tên lửa phòng không di động tại Donbass cũng sẽ gia tăng.
Sự kết hợp giữa các hệ thống phòng không tầm ngắn, với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, được triển khai bên phía biên giới Nga như S-400 hay S-350, có thể buộc quân đội Ukraine đóng tại vùng Donbas phải chiến đấu, mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của không quân.
Các chuyên gia quốc phòng Lester Groh và Charles Bartels của Mỹ, đã nêu chi tiết về nhiều hệ thống phòng không, mà các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Nga, có thể được trang bị.
Hiện Quân đội Nga triển khai nhiều hệ thống phòng không chiến thuật tích hợp trên mặt đất, thuộc loại hiện đại nhất thế giới; với mỗi lữ đoàn chiến đấu (tối đa 4 tiểu đoàn bộ binh với quân số khoảng 900 người), được biên chế một tiểu đoàn phòng không "chất đống", với nhiều loại tên lửa khác nhau.
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không cá nhân di động, bao gồm tên lửa dẫn đường hồng ngoại 9K38 Igla và Verba (9K333), với tầm bắn khoảng 5 km, có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu trực tiếp.
Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine! - Ảnh 3.

Hai phần ba số hệ thống phòng không riêng lẻ, sẽ được biên chế cho lực lượng chiến đấu tuyến trước, thường có tầm bắn trong phạm vi vài km và mục tiêu thường là Máy bay không người lái (UAV), trực thăng, hoặc máy bay cánh bằng bay thấp.
Một phần ba số tên lửa phòng không trên, sẽ được triển khai tại bảo vệ sở chỉ huy của lữ đoàn. Tuy nhiên khi sử dụng các hệ thống phòng không cá nhân, buộc binh sĩ phải ra khỏi phương tiện chiến đấu. Tuy nhiên trong sự khốc liệt của trận chiến, đây không phải là một ý kiến hay.
Để đảm bảo an toàn cho các lực lượng chiến đấu mặt đất, trong "làn mưa đạn", mỗi lữ đoàn của quân đội Nga cũng được trang bị 6 hệ thống phòng không tích hợp pháo là Tunguska, 6 xe phóng tên lửa phòng không Arrow-10 và nhiều hệ thống phòng không Tor-M1.
Hệ thống Tunguska được trang bị hai pháo phòng không 30mm và tám tên lửa phòng không, dẫn đường bằng tia hồng ngoại với tầm bắn lần lượt là 2 km và hơn 6 km.
Hệ thống phòng không Arrow-10, sử dụng phương tiện bọc thép hạng nhẹ, được trang bị tên lửa tương tự như Tunguska. Các phương tiện phóng này chủ yếu được bố trí gần đơn vị pháo binh, để bảo vệ lực lượng pháo binh. Hệ thống Tor-M1 được trang bị tên lửa phòng không có tầm bắn 16 km và có khả năng bao phủ khu vực nhất định.
Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine! - Ảnh 5.

Các tổ hợp Tor khai hỏa trong tập trận.
Các đơn vị phòng không tiền phương này của quân đội Nga, có thể hoạt động độc lập; radar của tiểu đoàn phòng không, có thể cảnh báo sự tiếp cận của máy bay địch và cảnh báo đủ để các hệ thống phòng không của tiểu đoàn chuyển vào trạng thái sẵn sàng phóng đạn.
Còn tên lửa đều là loại dẫn đường bằng tia hồng ngoại, không cần dẫn đường của radar.
Những phương tiện phòng không dày đặc này, được thiết kế để chống lại máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương, và những hệ thống phòng không này sẽ không phải là "để làm cảnh".
Hiện có hàng trăm nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn được quân đội Nga tập hợp gần biên giới Ukraine, và lực lượng này có thể được bảo vệ với khoảng 15 tiểu đoàn phòng không, cùng hàng trăm bệ phóng tên lửa các loại.
Nhưng họ sẽ bắn ai?
Năm 2014, Không quân Ukraine đã "biến mất" khỏi Donbass bởi lực lượng dân quân với số lượng tên lửa phòng không ít hơn nhiều.
Nếu các máy bay quân sự Ukraine, cố gắng quay trở lại vào năm 2022, chúng sẽ phải đối mặt với một đòn kinh hoàng lớn hơn nhiều.
Thậm chí theo phân tích của các chuyên gia, kể cả có lực lượng không quân của NATO tham chiến, thì với lực lượng phòng không hùng hậu như vậy của Quân đội Nga và dân quân ly khai, không quân NATO cũng sẽ chung số phận với Không quân Ukraine mà thôi.
Phòng không Donbass không là số 0 còn Nga là số nhiều - Ác mộng lặp lại với KQ Ukraine! - Ảnh 7.

Kịch bản Nga tấn công Ukraine do CSIS đưa ra cho thấy có 2 mũi tấn công từ Donbas về hướng Dnipro và Zaporizhzhia.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương
Đức Trí | 21/01/2022 08:31 AM

0

Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương

Các thiết bị không người lái từng giúp thay đổi cục diện chiến tranh từ trên không đang được “nhân bản” rầm rộ trên biển.

Những năm gần đây, các cường quốc đã tăng tốc phát triển và triển khai tàu không người lái dưới nước (UUV) để giành lấy lợi thế chiến lược ở Thái Bình Dương và những vùng biển trọng yếu khác.
Trang Asia Times nhận định việc Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đều đang phát triển UUV là bằng chứng cho thấy sự “không người lái hóa” của hải chiến trong tương lai.
Anh - quốc gia đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương - sắp vận hành thiết bị không người lái dưới nước cực lớn đầu tiên để hỗ trợ cho các tàu ngầm lớp Astute của nước này.
Những nỗ lực của Hải quân Hoàng gia Anh trong thiết kế, chế tạo và thử nghiệm UUV nhằm phục vụ cho Dự án CETUS, cũng như sản xuất một phương tiện tự hành dưới nước (AUV) nặng 27 tấn và 12 mét. Hợp đồng cho Dự án CETUS dự kiến được hoàn thành vào năm tài chính 2021-2022, với chi phí dự kiến là 21,5 triệu bảng Anh (29,3 triệu USD).
Hải quân Hoàng gia Anh cũng đang nghiên cứu tàu lặn không người lái Manta - phiên bản không người lái của tàu lặn S201 được sản xuất bởi công ty trong nước MSubs.

Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương  - Ảnh 1.

Tàu lặn không người lái Manta XLUUV. Ảnh: navylookout.com
Không nằm ngoài cuộc đua, Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo Phương tiện dưới biển không người lái cực lớn Orca (XLUUV). Hải quân Mỹ ký hợp đồng với Boeing trị giá tổng cộng 274,4 triệu USD để sản xuất 5 chiếc Orca XLUUV vào năm 2019.
Orca có thể được sử dụng cho các biện pháp đối phó mìn, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến chống các vũ khí trên mặt nước, tác chiến điện tử và các nhiệm vụ tấn công mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của người điều khiển nó.
Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương  - Ảnh 2.

Mô phỏng thiết kế tàu Orca của Hải quân Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin
Tại châu Á, Trung Quốc được biết đến là quốc gia đang sử dụng thiết bị không người lái dưới nước, sau vụ việc Indonesia thu giữ 3 tàu của nước này có nhãn hiệu “Viện Tự động hóa Thẩm Dương, Học viện Khoa học Trung Quốc” gần đảo Selayar của tỉnh Nam Sulawesi vào tháng 12/2020.
Trong năm 2020, Trung Quốc bị cáo buộc đã triển khai 12 tàu lặn không người lái Sea Glider ở Ấn Độ Dương để thu thập dữ liệu hải dương học nhằm hỗ trợ các hoạt động của tàu ngầm.
Ngoài ra, Trung Quốc còn vận hành loại tàu không người lái dưới nước HSU-001, gần giống với các thiết bị của Dự án CETUS, Manta và Orca. HSU-001 được cho là đã được thử nghiệm ngoài khơi Phúc Kiến hoặc Eo biển Đài Loan, mô phỏng các hoạt động chống tàu ngầm.
Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương  - Ảnh 3.

Hải quân Indonesian công bố thiết bị "Sea Glider" được ngư dân tìm thấy gần Nam Sulawesi. Ảnh: Reuter

Sự gia tăng của thiết bị lặn không người lái ở khu vực Thái Bình Dương đang thay đổi cục diện của chiến tranh dưới nước. Bởi lẽ, môi trường hàng hải của khu vực này đặt ra những thách thức riêng với việc triển khai các hoạt động dưới mặt nước.
Biển Đông là một vùng nước nửa kín với nhiều thực thể và bãi ngầm chưa được lập bản đồ, khiến việc điều hướng trở nên nguy hiểm cho cả thủy thủ đoàn trên mặt nước và dưới nước.
Đồng thời, Biển Đông cung cấp môi trường hoạt động lý tưởng cho các tàu ngầm thông thường ở vùng nước nông.
Do cấu tạo địa chất biển và lưu lượng di chuyển tàu bè dày đặc, UUV sẽ không bị phát hiện trong thời gian dài nhờ sử dụng các yếu tố môi trường để ngụy trang. Nói rộng ra, Biển Đông là nơi lý tưởng cho các tàu lặn không người lái vì chúng có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tại khu vực này.
Thiết vị lặn không người lái có thể được sử dụng để lập bản đồ độ sâu, cùng với việc ghi lại các đặc điểm về nhiệt độ, từ tính và âm thanh của các hành trình cụ thể dưới nước nhằm tìm ra các điểm mù, nơi tàu ngầm có thể di chuyển an toàn mà không bị phát hiện.
Với tính năng trên, thiết bị lặn không người lái đặc biệt thích hợp để sử dụng ở Biển Đông, một trong những vùng nước có nhiều thách thức nhất đối với tàu ngầm do đây vùng nước nông, có nhiều đỉnh núi dưới nước và các bãi cát.
Vụ va chạm gần đây của tàu ngầm Mỹ USS Connecticut với một đỉnh núi ngầm chưa được cập nhật trên bản đồ ở Biển Đông cho thấy mối nguy hiểm khi hoạt động ở vùng biển này. Ngoài ra, thiết bị lặn không người lái này còn có thể tìm ra các điểm ẩn náu cho tàu ngầm để phục vụ cho các hoạt động tác chiến dưới nước hoặc chống tàu ngầm của đối phương phát hiện.
Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương  - Ảnh 5.

Tàu ngầm tấn công lớp Seawolf USS Connecticut. Ảnh: US Navy
Thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho các hoạt động rà phá bom mìn. Thiết bị lặn không người lái có thể trinh sát các bãi mìn dưới nước và có thể giải giáp các loại mìn hải quân. Điều này giúp làm giảm nhưng không loại bỏ nhu cầu về các đội thợ lặn chuyên biệt để trinh sát, xác định và rà phá các bãi đổ bộ tiềm năng cho các hoạt động chiến tranh đổ bộ.
Thiết bị lặn không người lái có thể thực hiện các hoạt động chống tàu ngầm bằng cách chủ động tìm kiếm và theo dõi tàu ngầm của đối phương mà không gây nguy hiểm cho tàu mặt nước hoặc tàu ngầm có người lái. Vụ đánh chìm tàu khu trục Ấn Độ INS Kukri năm 1971 bởi tàu ngầm PNS Hangor của Pakistan cho thấy khả năng các tàu chiến chống ngầm trở thành mồi ngon dễ dàng cho tàu ngầm đối phương.
Do đó, việc sử dụng thiết bị lặn không người lái cho mục đích chống tàu ngầm sẽ giảm thiểu nhu cầu đưa tàu chiến có người lái vào các tình thế như vậy.
Đáng nói hơn, thiết bị lặn không người lái dưới nước có thể trở thành vũ khí chiến lược khi được trang bị vũ khí hạt nhân. Thiết bị lặn không người lái trang bị vũ khí hạt nhân có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương bằng cách di chuyển dưới nước, tiếp cận các thành phố lớn, các cảng và căn cứ hải quân ven biển cho mục đích tấn công.
Một trong những vũ khí như vậy là thiết bị lặn không người lái Poseidon của Nga. Thiết bị này đã mang lại cho Moskva khả năng sức mạnh phòng bị đáng tin cậy trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Top 10 tên lửa siêu thanh giúp Mỹ giành lợi thế trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc và Nga
Minh Quang
Thứ tư, ngày 19/01/2022 - 20:41Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Mỹ có thể tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong việc trang bị tên lửa siêu thanh song điều đó không đồng nghĩa với việc quân đội nước này tụt hậu trong cuộc đua vũ trang siêu thanh
Top 10 tên lửa siêu thanh giúp Mỹ giành lợi thế trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc và Nga (Ảnh: Nationalinterest)
Top 10 tên lửa siêu thanh giúp Mỹ giành lợi thế trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc và Nga (Ảnh: Nationalinterest)
Ý tưởng về cuộc chạy đua vũ trang hiện đại đã xuất hiện trong tâm trí nhiều chuyên gia, nhưng việc chế tạo và đưa vũ khí siêu thanh vào sử dụng một cách vội vã sẽ không mang lại cho Mỹ lợi thế lớn về mặt quân sự.
Thay vào đó, quân đội Mỹ đã theo đuổi một cách tiếp cận khác, tập trung vào việc phát triển những vũ khí tiên tiến hơn có khả năng đối phó với các vũ khí siêu thanh.
Tuy vậy, không thể phủ nhận một thực tế là, trong khi Nga và Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tên lửa siêu thanh suốt nhiều năm qua, trong khi Mỹ vẫn cho thấy sự "thong thả" khi vũ khí siêu thanh Mach 5+ của họ dự kiến năm 2023 mới có thể được đưa vào sử dụng.
Khi mọi người nói về vũ khí siêu thanh, họ thường đề cập đến một trong hai loại: phương tiện lượn siêu thanh và tên lửa hành trình siêu thanh.
Các phương tiện lượn siêu thanh (HGV) không khác gì các đầu đạn trên tên lửa đạn đạo tầm xa truyền thống, ít nhất là trong giai đoạn đầu của đường bay. Chúng được đưa vào tầng khí quyển thông qua tên lửa đẩy tốc độ cao giống như tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM truyền thống.
HGV có một số điểm tương đồng với tên lửa đạn đạo tầm xa nên chúng thường được tích hợp với hệ thống tên lửa tương tự. Chẳng hạn phương tiện lượng siêu thanh Avangard của Nga sẽ được trang bị cho RS-28 Sarmat - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân, sắp được đưa vào biên chế.
Khác với các phương tiện lượn siêu thanh, tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng hệ thống đẩy tiên tiến gọi là máy bay phản lực để bay ở độ cao thấp hơn nhiều. Máy bay phản lực, hay máy bay phản lực đốt cháy siêu thanh, là một biến thể của công nghệ máy bay phản lực đã được thử nghiệm.
Đến thời điểm hiện tại, Mỹ cho biết họ đang bắt tay phát triển các loại vũ khí siêu thanh nhưng có rất ít thông tin được tiết lộ. Dưới đây là top 10 loại vũ khí siêu thanh dự kiến quân đội Mỹ sẽ công bố trong tương lai.
1. Vũ khí tấn công nhanh (CPS)
Đây là một loại phương tiện lướt siêu thanh được tích hợp với tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Giống như các loại tên lửa siêu thanh mà Mỹ đang phát triển, CPS sẽ mang một đầu đạn phi hạt nhân thông thường, có thể di chuyển với tốc độ lớn hơn Mach 5. Thời gian triển khai dự kiến từ năm 2025 đến năm 2028.
2. Hệ thống tên lửa siêu thanh tầm xa (LRHW)
Top 10 tên lửa siêu thanh giúp Mỹ giành lợi thế trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc và Nga ảnh 1
Hệ thống tên lửa siêu thanh tầm xa LRHW (Ảnh: Popular Mechanics)
LRHW là một hệ thống tên lửa đất đối đất dùng để mang phương tiện lướt siêu thanh. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.725 dặm và có tốc độ tối đa lên đến 3.800 dặm một giờ (tương đương Mach 5). Nó thực sự giống với CPS nhưng được phóng từ các bệ phóng trên mặt đất thay vì từ tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Hiện chưa rõ thời gian triển khai dự kiến của loại vũ khí này.
3. Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183A (ARRW)
ARRW là một loại tên lửa siêu thanh phóng từ trên không được thực hiện bằng động cơ tên lửa trước khi triển khai phương tiện lướt siêu thanh với đầu đạn thông thường. ARRW được cho là có tốc độ tối đa tốt hơn Mach 20 và tầm hoạt động khoảng 575 dặm. Thời gian triển khai dự kiến từ năm 2022 đến năm 2023.
4. Tên lửa hành trình siêu thanh (HACM)
Giống như tên lửa hành trình truyền thống, HACM bay theo quỹ đạo khá ổn định, với khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn. Hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể về tốc độ hay tầm hoạt động của loại tên lửa này. Nhưng theo một số nguồn tin cho rằng HACM có thể chậm hơn so với HGV do bản chất hoạt động của nó. Thời gian triển khai dự kiến của loại tên lửa này là vào năm 2026.
5. Hệ thống vũ khí chống tàu chiến (OASuW) Increment 2
Hiện tại còn rất ít thông tin về hệ thống vũ khí OASuW Inc. 2, nhưng nó được cho là một tên lửa hành trình siêu thanh tầm xa, phóng từ trên không, có khả năng được mang bởi các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, F / A-18 Super Hornet và F-35C Joint Strike Fighter.
6. Chương trình tên lửa OpFires
OpFires là chương trình chế tạo tên lửa siêu thanh tầm trung phóng từ mặt đất, sử dụng đầu đạn thường và phương tiện lượn siêu thanh. OpFires và hệ thống phóng của nó đang được tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để triển khai từ máy bay vận tải C-130 Hercules, cho phép sử dụng rộng rãi trong các lực lượng Lục quân và Thủy quân lục chiến. OpFires có tầm hoạt động từ 300 đến 3.400 dặm và có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 1.000 dặm. Tốc độ tối đa của nó dự kiến sẽ vượt qua tốc độ của Mach 5.
7. Chương trình nghiên cứu bay tích hợp SCIFiRE
Chương trình SCIFiRE là một nỗ lực chung giữa Australia và Mỹ nhằm triển khai các tên lửa hành trình siêu thanh có động cơ sử dụng bằng nhiên liệu thể rắn, được chở và phóng từ các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay cũng như máy bay giám sát hàng hải P-8A Poseidon.
8. Dự án Mayhem
Có rất ít thông tin về dự án Mayhem, hiện đang được phát triển tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ. Một số nguồn tin cho biết, dự án Mayhem đang phát triển một loại vũ khí siêu thanh đầu tiên sử dụng động cơ chu trình biến thiên có khả năng thực hiện các chuyến bay cận âm, siêu thanh và siêu âm mà không cần đến máy bay phản lực hoặc tên lửa đẩy truyền thống.
9. Screaming Arrow
Screaming Arrow thuộc chương trình nghiên cứu do Hải quân Mỹ. Giống như vũ khí OASuW Inc 2, Screaming Arrow được phát triển để trở thành một tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng động cơ phản lực. Tuy nhiên, Screaming Arrow sẽ không giống với các loại tên lửa siêu thanh khác mà Mỹ đang phát triển. Hải quân Mỹ dự định triển khai một chu kỳ thay đổi động cơ bên trong hệ thống tên lửa này, cho phép nó bay dưới lực đẩy của chính nó và mang lại nhiều đặc tính bay hơn.
10. Mô hình vũ khí siêu âm (HAWC)
HAWC là chương trình chế tạo tên lửa không đối không siêu thanh sử dụng động cơ phản lực do các tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon và Northrop Grumman phát triển. Tên lửa dự kiến có tốc độ tối đa vượt qua Mach 5, được phóng trước bằng tên lửa đẩy trước khi chuyển sang máy bay phản lực. Các thông số cụ thể về tầm hoạt động cũng như tốc độ tối đa của HAWC hiện vẫn chưa được tiết lộ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Tại sao Đài Loan cần một chiến lược ứng phó với "Ưng kích" YJ-12 của Trung Quốc?
Huyền Chi - Theo Viettimes, 22/01/2022 19:59
Tại sao Đài Loan cần một chiến lược ứng phó với Ưng kích YJ-12 của Trung Quốc?

YJ-12 được đánh giá là tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất của quân đội Trung Quốc (Ảnh: Handout)
Đài Loan cần một chiến lược mới để đối phó với YJ-12, tên lửa hành trình siêu thanh mạnh nhất của Trung Quốc, theo một tạp chí hải quân Đài Loan.

Tên lửa YJ-12 (Ưng kích-12) đã được triển khai ở khu vực bờ biển của Trung Quốc gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với Đài Loan và các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ, bài viết đăng tải trên tạp chí này cho hay.
Được cho là tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất của Trung Quốc do tầm bắn và tốc độ, YJ-12 có thể được phóng từ mặt đất, trên không lẫn trên biển, và có nhiều lợi thế khi chống lại các hệ thống phòng không lắp trên các tàu sân bay của Mỹ; theo Tạp chí Hải quân của Đài Loan số ra tháng 12 năm ngoái.
"Eo biển Đài Loan không còn là một tấm lá chắn tự nhiên để chống lại quân đội Trung Quốc (PLA) vượt biển, và không có chiến hạm nào của Đài Loan đủ sức đối phó với tên lửa YJ-12" – bài viết nhận định – "Do sự chênh lệch về quân sự như vậy, Đài Loan cần phải đánh giá một cách thận trọng vị trí của họ và cố gắng đưa ra các chiến lược không cân xứng sáng tạo nhằm tấn công vào yếu điểm của địch thủ."
Bài viết, được chắp bút bởi các tư lệnh hải quân Chen Yi-cheng và Luo Zhen-yu, nói rằng việc PLA triển khai tên lửa lấy cảm hứng từ học thuyết không cân xứng của Liên Xô trước kia – trong đó tập trung vào các lợi thế và đặc tính của quân đội của họ - như một biện pháp để đối phó với chiến lược tàu sân bay của Mỹ.
"YJ-12 là sự kết hợp giữa công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc", bài viết nói, giải thích rằng mẫu tên lửa này được chế tạo dựa trên tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-270 Moskit của Liên Xô, thêm vào đó là hệ thống radar dẫn đường tối tân của PLA và hệ thống định vị Beidou được Trung Quốc phát triển để làm tăng khả năng tấn công chính xác.
Bài viết nói rằng tầm phát hiện của ăng-ten lắp đặt trên các máy bay cảnh báo sớm của Hải quân Mỹ là khoảng 320 km, trong khi tên lửa YJ-12 có tầm hoạt động trên 400 km.
Bài viết thêm rằng, gần như không thể đánh chặn một đầu đạn YJ-12, khi nó di chuyển với vận tốc Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc âm thanh) và có thể đáp trúng mục tiêu chỉ trong vòng 30 giây sau khi khai hỏa.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời và cần phải tái thống nhất, kể cả có phải sử dụng vũ lực.
PLA tin rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ điều động không quân và hải quân để hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp nó bị tấn công, và tên lửa YJ-12 – được thiết kế để tấn công những con tàu cỡ lớn và trung bình – có thể được sử dụng trong trường hợp này; theo cựu sĩ quan lực lượng tên lửa của PLA, Song Zhongping.



admicro.vn
Xem thêm

"Việc triển khai YJ-12 là nhằm cảnh báo quân đội Mỹ và Nhật Bản rằng họ có thể phải trả giá đắt nếu như quyết định can thiệp vào vấn đề Đài Loan" – ông Song nói.
Quân đội Trung Quốc hiện có 2 triệu binh sĩ, 2 nền tảng tàu sân bay, khoảng 780 chiến hạm và hơn 3.000 máy bay quân sự. Trong khi Đài Loan chỉ có 183.000 binh sĩ, khoảng 120 tàu hải quân và hơn 700 chiến đấu cơ.
Đài Loan cũng tự phát triển hàng phòng thủ bờ biển bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh Hsiung Feng III (Hùng Phong III) và các tác giả bài viết trên cho rằng Đài Loan nên triển khai chúng trên tiền tuyến cùng với tên lửa Harpoon do Mỹ cung cấp.
Năm 2020, chính quyền Đài Loan nói rằng tên lửa Harpoon có tầm bắn khoảng 125 km và sẽ là một thứ vũ khí phục vụ cho chiến lược không cân xứng của họ, đủ khả năng đánh bại các chiến hạm của PLA trong trường hợp bị tấn công.
Trong một bài viết khác, tác giả Peng Chih-ling, trung tá lực lượng mặt đất Đài Loan, cũng đưa ra chi tiết về một số chiến lược ứng phó mà Đài Loan có thể phát triển.
Các chiến lược này bao gồm tăng cường hàng phòng thủ dọc bờ biển có thể trở thành vị trí đổ bộ của PLA, tăng cường phát triển hạm đội tàu ngầm, triển khai một mạng lưới tên lửa và drone có khả năng tấn công chính xác để tấn công chiến hạm, và tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản cùng các nước khác trong khu vực.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,157
Động cơ
68,515 Mã lực
Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022
Minh Quang | 23/01/2022 03:53 PM

1

Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022



Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022 (Ảnh: RBTH)


Tên lửa siêu thanh, xe tăng thế hệ thứ tư và phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu MIG sẽ là những gì mà quân đội Nga được trang bị trong năm 2022


Năm 2018, quân đội Nga đã ký một thỏa thuận trị giá 300 tỷ USD với các nhà sản xuất vũ khí để phát triển các loại vũ khí công nghệ cao cho đến năm 2027. Mỗi năm quân đội Nga sẽ được tiếp nhận máy bay, xe tăng, tàu chiến và tàu ngầm mới và năm 2022 cũng không ngoại lệ.
Dưới đây là các loại vũ khí nổi bật của quân đội Nga trong năm 2022.
1. Máy bay chiến đấu tích hợp tên lửa siêu thanh
Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022 - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu MiG-31 (Ảnh: RBTH)
Trước tiên, quân đội Nga sẽ được tiếp nhận các máy bay chiến đấu trang bị tên lửa siêu thanh. Kế hoạch đã được trung tướng Andrey Yudin, Tổng tư lệnh Lực lượng Không quân Nga tiết lộ vào cuối tháng 12 năm 2021.
Loại máy bay mà trung tướng Andrey Yudin nhắc đến là máy bay chiến đấu MiG-31 được trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 ‘Kinzhal’.
Ông Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ Thúc đẩy Công nghệ Thế kỷ 21 cho biết: "MiG-31 là loại máy bay chiến đấu có từ thời Liên Xô, được lựa chọn để triển khai các loại vũ khí tấn công tiên tiến. MiG-31 sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với các loại máy bay khác, bao gồm khả năng cất cánh nhanh hơn và có thể bay ở độ cao tối đa cao hơn".
Theo ông Ivan Konovalov, MiG-31 có thể bay với độ cao tối đa là 25 km. Từ độ cao này máy bay có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các mục tiêu trên không cách xa 2.000 km bằng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 ‘Kinzhal’.
"Tốc độ và khoảng cách là hai đặc điểm nổi bật của loại tên lửa siêu thanh Kh-47M2 ‘Kinzhal’. Nói một cách đơn giản, không có hệ thống phòng không hiện đại nào của Nga và nước ngoài có khả năng bắn hạ các mục tiêu cách xa 2.000 km ", chuyên gia Ivan Konovalov nhận định.
Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 ‘Kinzhal’ có thể tăng tốc để đạt tốc độ Mach 10 (khoảng 12.240km/h) khiến các hệ thống phòng không hiện đại rất khó đánh chặn.
"Để một tên lửa phòng không có thể bắn hạ một tên lửa khác trên bầu trời, điều trước tiên là nó phải có tốc độ nhanh hơn tốc độ của mục tiêu và có khả năng đánh chặn tên lửa của đối phương trên quỹ đạo đường bay. Hiện tại không có một hệ thống phòng không nào có thể thực hiện được điều đó", ông Konovalov cho biết thêm.
Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 ‘Kinzhal’ không phải là loại tên lửa siêu thanh duy nhất mà quân đội Nga được bàn giao vào năm 2022.
2. Tên lửa siêu thanh trên biển 'Zircon'

Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022 - Ảnh 2.

Tên lửa siêu thanh trên biển Zircon (Ảnh: RBTH)


Vào cuối tháng 11 năm 2021, quân đội Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh trên biển có tên gọi là 'Zircon'. Vụ thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng tích hợp của tên lửa trên tàu chiến.
Theo ông Dmitry Litovkin, tổng biên tập của ‘ Tạp chí quân sự độc lập ’ cho biết: "Các cuộc thử nghiệm thành công đến mức bộ chỉ huy quân sự đã đặt hàng số lượng lớn loại tên lửa siêu thanh này cho hạm đội của mình. Vì thế, từ tháng 1 năm 2022, các tàu chiến của Nga sẽ bắt đầu tiếp nhận tên lửa Zircon. Tuy nhiên, việc trang bị cho tàu ngầm bị hoãn lại đến năm 2025 vì những lý do chưa được tiết lộ".
Tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ bay lên tới 2,5 km/giây (gấp 8 lần tốc độ âm thanh) và sẽ là một hệ thống mới ngoài tầm với của các hệ thống phòng không trong thập kỷ tới.
Ông Litovkin cho biết: "Những tên lửa được trang bị đầu đạn mạnh nhất này sẽ mang lại cho quân đội Nga khả năng răn đe mạnh mẽ". Theo ông, Zircon ban đầu được tạo ra như một biện pháp đối phó với các nhóm tác chiến tàu sân bay bao gồm tối đa mười chiến hạm.
"Hiện tại, không có một quốc gia nào trên thế giới sở hữu loại tên lửa mạnh mẽ như Zircon và Kinzhal. Lý do rất đơn giản - quân đội nước ngoài chỉ bắt đầu chú trọng đầu tư phát triển công nghệ siêu thanh sau khi Tổng thống Putin thông báo Nga đã chế tạo thành công loại vũ khí này vào năm 2018", ông Konovalov cho biết.
Ông Konovalov lưu ý rằng mặc dù có ngân sách gần như không giới hạn (vào năm 2022, Mỹ có kế hoạch chi khoảng 800 tỷ USD cho phát triển quân sự và vũ khí mới), nhưng sẽ phải mất nhiều năm để tạo ra tên lửa siêu thanh.
3. Xe tăng T-14 Armata

Top 3 vũ khí chủ lực của quân đội Nga sẽ xuất hiện trong năm 2022 - Ảnh 3.

Xe tăng T-14 Armata (Ảnh: RBTH)


Vào tháng 11 năm 2021, quân đội Nga đã ký một thỏa thuận về việc chế tạo thêm 132 xe tăng T-14 ‘Armata’.
T-14 ‘Armata’ được coi là xe tăng thế hệ thứ tư duy nhất hiện có trên thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia, T-14 Armata vượt trội hơn hẳn các đối thủ nước ngoài về đặc điểm chiến đấu.
"T-14 Armata sở hữu các tính năng mà không loại xe tăng nào khác có. Đây là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới được trang bị tháp pháo không người lái và hệ thống nhắm mục tiêu tự động. T-14 Armata cũng là chiếc xe tăng duy nhất được trang bị 'Hệ thống quản lý liên kết chiến thuật' có thể điều phối máy bay không người lái trên bầu trời hoặc gửi dữ liệu và thông tin tình báo tới các đơn vị pháo binh và hệ thống phòng không trên chiến trường", ông Konovalov giải thích.
TIN ĐỌC THÊM
Armata cũng được coi là "xe tăng tàng hình đầu tiên", có thể tránh sự phát hiện của các hệ thống hồng ngoại, từ trường và vô tuyến và được trang bị giáp phòng thủ chủ động thế hệ mới ‘Afganit’. Lớp giáp mới có khả năng đánh chặn các loại đạn chống tăng và tên lửa chống tăng dẫn đường bằng cách sử dụng tấm bảo vệ "khói và kim loại".
"T-14 Armata có rất nhiều tính năng mà không loại xe tăng nào có được. Hiện tại, một phiên bản gần giống xe tăng này đang được công ty Nexter của Pháp chế tạo trong khuôn khổ dự án "Hệ thống chiến đấu chính trên mặt đất".
Công ty cho biết họ đã chế tạo thành công một khẩu pháo tăng thân trơn với tính năng vượt trội pháo của T-14 Armata, nhưng vẫn chưa được đưa vào thử nghiệm. Vì thế chúng tôi sẽ chờ đợi xem chiếc xe tăng của Pháp có những khả năng gì", ông Konovalov nói.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top