[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,629
Động cơ
471,834 Mã lực
Vn có mời và Mĩ vẫn cử quan chức tới. Vậy là trái lệnh của Trump hay mấy thằng đưa thông tin này là dạng tin vịt?

Ngôn từ ngoại giao chung chung mà cụ khẳng định được thì tài quá
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,604
Động cơ
300,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói chứ tầm năm 2010 em kể cho mấy đứa đồng nghiệp ở SG chuyện hồi những năm 80 ở miền Bắc đói ăn, ăn phải độn khoai độn sắn bọn nó còn bảo mình xạo. Nên đội Nguỵ được Mĩ bơm tiền cho xài với tham nhũng thì bọn nó lý tưởng con mẹ gì. Bắn hay giết cũng vì tiền thôi nên miền Bắc mới "đường ra trận mùa này đẹp lắm" còn chúng nó thì "con biết bây giờ mẹ chờ em trông"
Nói về nhạc nhẽo của bọn đu càng ấy thì có những bài nghe đã tưởng tượng ra cái sự rệu rã và truỵ lạc của binh lính chúng nó, chẳng hạn như bài Người nhập cuộc có đoạn "tôi xin vào cuộc gian nan, trận mạc xa chẳng rượu ngon không gái tơ làm tình".
Nói về công tác tuyên huấn, tư tưởng cho chiến sĩ và thanh niên thì bên ta làm tốt hơn bên nó gấp cả trăm ngàn lần. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hàng vạn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội chỉ cần nghe lời hiệu triệu là xếp bút nghiên cầm súng vào chiến trường Quảng Trị vô cùng ác liệt. Trong khi bên nó sinh viên biểu tình chống đối lệnh bắt lính, giới trẻ bọn nó nghe đến việc phải ra Vùng I chiến thuật (Quảng Trị - Thừa Thiên - Quảng Nam - Quảng Ngãi) là kinh hãi.
 

Giothoibayluon

Xe buýt
Biển số
OF-778563
Ngày cấp bằng
27/5/21
Số km
537
Động cơ
91,247 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Bac giang
Nói về nhạc nhẽo của bọn đu càng ấy thì có những bài nghe đã tưởng tượng ra cái sự rệu rã và truỵ lạc của binh lính chúng nó, chẳng hạn như bài Người nhập cuộc có đoạn "tôi xin vào cuộc gian nan, trận mạc xa chẳng rượu ngon không gái tơ làm tình".
Nói về công tác tuyên huấn, tư tưởng cho chiến sĩ và thanh niên thì bên ta làm tốt hơn bên nó gấp cả trăm ngàn lần. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hàng vạn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội chỉ cần nghe lời hiệu triệu là xếp bút nghiên cầm súng vào chiến trường Quảng Trị vô cùng ác liệt. Trong khi bên nó sinh viên biểu tình chống đối lệnh bắt lính, giới trẻ bọn nó nghe đến việc phải ra Vùng I chiến thuật (Quảng Trị - Thừa Thiên - Quảng Nam - Quảng Ngãi) là kinh hãi.
Vì lí tưởng chiến đấu ko có!
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,010
Động cơ
516,801 Mã lực
D
Cụ mặc quần đùi là thuộc đơn vị nào nhỉ
View attachment 9092966
Đặc công và biệt động thành cụ ạ, sáng 30-4, từ 8h00 đã có mấy nhóm ém quanh dinh rồi.

Chiến dịch này, lực lượng đặc công ra quân gần như tất tay, ém quanh Sài Gòn, trọng điểm là đánh chiếm các cây cầu, sân bay, để cho đại quân (xe tăng) ồ ạt tiến vào từ 5 hướng

Trong chiến dịch, có 8 trung đoàn đặc công (10, 113, 115, 116, 117, 119, 198 và 429), làm nhiệm vụ chiến đấu trên các hướng chiến lược quanh Sài Gòn. Trong nội đô Sài Gòn có sẵn Lữ đoàn đặc công biệt động 316, với biên chế 4 tiểu đoàn vùng ven (80, 81, 82, 83) và 13 cụm biệt động nội thành (từ Z20 đến Z32).
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,687
Động cơ
1,143,087 Mã lực

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,764
Động cơ
670,052 Mã lực
Có thể có sự phân chia trách nhiệm giữa 2 nc lớn đứng đầu phe XHCN theo cách trực tiếp hay gián tiếp nào đó.... trong việc viện trợ cho Bắc VN... Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã xếp cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà vai trò "chơi cờ" thuộc về các nuớc lớn: LX, TQ, Mỹ...
Nhiều nơi trên thế giới định nghĩa Việt Nam là chiến trường của xung đột hai phe XHCN-TBCN, nhưng mà đó là do họ nói thế. Chứ với dân Việt Nam - ít nhất là dân miền Bắc thì cuộc chiến này là cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược và thống nhất đất nước. Không phải tự nhiên mà có câu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào"
Việt Nam với các nước lớn có thể là quân cờ. Nhưng với lãnh đạo và toàn thể nhân dân Việt Nam không chấp nhận là quân cờ nhé.
Và rất hay là các cụ khi đó, mượn tiền chứ không mượn máu của "đồng minh". Nợ tiền có thể xù, nhưng nợ máu là nợ mãi mãi
 

Lei Guog Yung

Xe tải
Biển số
OF-830258
Ngày cấp bằng
13/3/23
Số km
240
Động cơ
15,768 Mã lực
Người bị phê bình là cụ Thệ, cụ Tùng ko bị phê bình gì đâu, chủ trì việc bắt nội các cụ Minh và áp tải ra đài phát thanh là cụ Thệ, cụ Tùng chỉ có vai trò (đủ lớn) khi cùng nhóm cụ Thệ cùng nhau soạn thảo và hoàn thiện lời đầu hàng để cụ Minh đọc trên đài phát thanh. Sự thực lịch sử và kết luận của QUTW cũng đã làm rõ mấy năm nay. Cụ Tùng bị chậm phong AHLLVT mãi tới 2024 là cũng có lý do, khi mấy lần đề nghị đều bị cựu binh QĐ2 có ý kiến gay gắt về sự trung thực trong giải trình về vai trò thực sự của cụ Tùng trong sự kiện này, làm rối dư luận, làm lòng cán bộ chiến sĩ QĐ2 tâm tư, có dụng ý rõ ràng về việc tác động vào niềm tin của dư luận, nhân dân về sự thực lịch sử.

"Có một cán bộ trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn có mặt lúc đó đã phê bình tôi là đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu đi mà không báo cáo cấp trên. Tôi không biết nói sao, bởi thực lòng trong tình thế đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là làm sao sớm để họ tuyên bố đầu hàng, chiến sự sẽ sớm chấm dứt, bớt đi những sự hy sinh không đáng có. Liền sau đó, đồng chí Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân nói: “Đây là Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, sai đâu sẽ kiểm điểm sau, để cho đồng chí ấy về chỉ huy đơn vị".

Sau lúc ấy, tôi lên xe về đơn vị. Tôi đi kiểm tra Tiểu đoàn 9 lúc này đã chiếm giữ Bộ tư lệnh hải quân và cảng Ba Son, nhưng một số người dân xô vào cảng Ba Son cướp tài sản. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 phải bảo vệ không để cho dân vào cướp phá, đóng kín các cánh cổng và tổ chức canh gác chu đáo. Sau đó tôi về Ban chỉ huy Tiểu đoàn 9 đóng. Lúc đó khoảng 5h chiều, tôi đi tắm giặt và lấy trong ba-lô bộ quần áo mới toanh ra mặc, còn bộ quần áo cũ do đã mặc nhiều ngày nên tôi bỏ luôn. Sau này, tôi cứ tiếc mãi vì không giữ lại bộ quần áo còn vương bụi đường mà tôi đã mặc trong giờ phút lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Khoảng 17h30’ ngày 30-4, tôi về Sở chỉ huy Trung đoàn đang ở tòa nhà Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn cũ, ở trước của Dinh Độc Lập, về phía tay trái cách khoảng 500m. Về đến đây tôi gặp đồng chí Nguyễn Ân, Sư đoàn trưởng đang ở Sở chỉ huy Trung đoàn. Vừa thấy tôi, đồng chí Ân nói: Việc đưa Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh, các cậu xử trí như thế là đúng đấy, không có gì sai sót đâu. Lúc bấy giờ tôi mới thở phào nhẹ nhõm…" - Hồi ký cụ Thệ
Thế tóm lại là cụ Tùng hay cụ Thệ là người soạn bản tuyên bố đầu hàng? Báo chí thì bảo cụ Tùng.
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,010
Động cơ
516,801 Mã lực
Thế tóm lại là cụ Tùng hay cụ Thệ là người soạn bản tuyên bố đầu hàng? Báo chí thì bảo cụ Tùng.
Có 3 phần:
1- Bắt nội các, tổ chức đưa ngay ra Đài phát thanh:
Công 100% là của cụ Thệ (bộ binh, hành tiến cùng xe tăng), do cụ Tùng (chính uỷ Lữ xe tăng) vào sau, lại không có lính, cụ Tùng có nhờ một nhà báo chở chạy (sau, phải đến 5-10 phút) theo đoàn quân xa ra Đài phát thanh

2- Soạn tuyên bố đầu hàng:
Có cả một nhóm cùng soạn, 1/2 thời gian đầu là cụ Thệ chủ trì, dân võ biền soạn không hay, 1/2 thời gian sau (cụ Tùng đến Đài phát thanh sau khoảng 5-10 phút gì đó) thì cụ Tùng chủ trì hoàn thiện nốt. Bản cuối văn phong mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn. Dấu ấn rõ ràng của sĩ quan chính trị - chính uỷ Lữ xe tăng. Như vậy nội dung có thể tính công lớn hơn cho cụ Tùng, nhưng việc tổ chức từ soạn, đọc ghi âm, phát... thì phải tính công cho cụ Thệ, nhóm Tổng hội sinh viên, nhà báo Đức... cũng làm theo sự tổ chức, chỉ huy của cụ Thệ

3- Soạn và đọc tuyên bố chấp nhận đầu hàng: cụ Tùng 100%

Cái này ko phải là báo chí nữa đâu cụ, mà Quân uỷ TW đã kiểm chứng và kết luận rõ ràng, lúc kết luận, cơ bản 100% nhân chứng lịch sử vẫn còn sống. Có điều cụ Tùng giải trình tiền hậu bất nhất, gây nhiễu thông tin, rối lòng quân dân, rồi truyền thông bẩn a dua, chưa kể bên ngoài lợi dụng...chuyện này khá phức tạp.

Ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử: Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh”.
Kết luận 974 ngày 14/3/2022 của Quân ủy Trung ương về sự kiện lịch sử “Ai là người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn trưa 30/4/1975?” một lần nữa khẳng định Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Kết luận này được thông báo rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân./.

cụ đam mê lịch sử, có thể tìm sâu thông tin:
 
Chỉnh sửa cuối:

Nowherelands

Xe tăng
Biển số
OF-837143
Ngày cấp bằng
16/7/23
Số km
1,502
Động cơ
67,337 Mã lực
Tuổi
26
Nói về nhạc nhẽo của bọn đu càng ấy thì có những bài nghe đã tưởng tượng ra cái sự rệu rã và truỵ lạc của binh lính chúng nó, chẳng hạn như bài Người nhập cuộc có đoạn "tôi xin vào cuộc gian nan, trận mạc xa chẳng rượu ngon không gái tơ làm tình".
Nói về công tác tuyên huấn, tư tưởng cho chiến sĩ và thanh niên thì bên ta làm tốt hơn bên nó gấp cả trăm ngàn lần. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hàng vạn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội chỉ cần nghe lời hiệu triệu là xếp bút nghiên cầm súng vào chiến trường Quảng Trị vô cùng ác liệt. Trong khi bên nó sinh viên biểu tình chống đối lệnh bắt lính, giới trẻ bọn nó nghe đến việc phải ra Vùng I chiến thuật (Quảng Trị - Thừa Thiên - Quảng Nam - Quảng Ngãi) là kinh hãi.
Trong đấy nó đa nguyên, nên việc tuyên truyền cũng không thể sắt máu một chiều được, họ vẫn có những bài hành khúc ra trận rất khí thế hay các bài hát truyền thống của các quân binh chủng chứ không phải chỉ có nhạc vàng.

Việc chúng ta đánh vì lý tưởng, trong đấy họ đánh để nhận tiền thì ai cũng rõ, nhưng nói lính họ hèn nhát thì không đúng đâu. Ví dụ luôn trận Quảng Trị 1972 mình chiếm được rồi sau họ lại đánh bật mình ra để tái chiếm, rất ác liệt đấy hèn nhát thì sao tái chiếm được. Rồi bọn TQLC chỉ tiến không lùi với bài hát mà em chỉ nhớ 1 đoạn "ta không quay lui, ta quyết không quay lui" rất hiếu chiến. Ngoài ra họ cũng có những tướng lĩnh tài năng mà sau khi so tài các tướng bên mình cũng phải thừa nhận đấy.

Ta là bên thắng cuộc đương nhiên hơn họ, nhưng cũng không nên nhìn nhận một chiều coi họ là hèn nhát như vậy. Còn tất nhiên lý tưởng, ý thức hệ khác nhau, bên đấy hết tiền viện trợ là sụp đổ thôi.
 
Biển số
OF-743344
Ngày cấp bằng
17/9/20
Số km
138
Động cơ
61,836 Mã lực
Tổ lái sang vấn đề khác
Cấm viết bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

lacrangcavo

Xe đạp
Biển số
OF-833818
Ngày cấp bằng
15/5/23
Số km
37
Động cơ
4,811 Mã lực
BBC Tiếng Việt cái kênh ********* của tụi ******** chứ có gì mà xem

BBC tiếng Việt đúng là nhiều khi này nọ lắm.
NHưng đây họ chỉ đăng nguyên lại phóng sự của phóng viên người Anh quay vào thời điểm đó.
Nên theo em là đáng xem.
Có một vài điểm nhấn:
- Có một người lính Mỹ, bị kẹt lại, vì ở nhà (hình như vợ người Việt), không đi kịp chuyến trực thăng cuối cùng. Xin vào ở cùng khách sạn với các phóng viên người Anh. Khong rõ sau thì thế nào.
- Khi sứ quán Mỹ rút hết, dân Sài Gòn vào hôi của rất đông.
- Một người lính mà trước đó họ quay khi quân giải phóng chưa tiến vào. Một tiếng sau quay được xác anh ta, ở một trong những trận chiến cuối cùng của chiến tranh.
- Những người lính tiến vào giải phóng, được đánh giá là hành xử chừng mực, có phần nhút nhát khi tiếp xúc với người dân Sài Gòn.
- Có cả đoạn bắt đầu áp tải ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh. Chú ý chút là sẽ thấy cả ông Thệ và ông Tùng. Nên bảo là ông Tùng ra sau ở đài phát thanh, có lẽ là 0 đúng.
 

lacrangcavo

Xe đạp
Biển số
OF-833818
Ngày cấp bằng
15/5/23
Số km
37
Động cơ
4,811 Mã lực
Có 3 phần:
1- Bắt nội các, tổ chức đua ngay ra Đài phát thanh:
Công 100% là của cụ Thệ (bộ binh, hành tiến cùng xe tăng), do cụ Tùng (chính uỷ Lữ xe tăng) vào sau, lại không có lính, cụ Tùng có nhờ một nhà báo chở chạy (sau, phải đến 5-10 phút) theo đoàn quân xa ra Đài phát thanh

2- Soạn tuyên bố đầu hàng:
Có cả một nhóm cùng soạn, 1/2 thời gian đầu là cụ Thệ chủ trì, dân võ biền soạn không hay, 1/2 thời gian sau (cụ Tùng đến Đài phát thanh sau khoảng 5-10 phút gì đó) thì cụ Tùng chủ trì hoàn thiện nốt. Bản cuối văn phong mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn. Dấu ấn rõ ràng của sĩ quan chính trị - chính uỷ Lữ xe tăng. Như vậy nội dung có thể tính công lớn hơn cho cụ Tùng, nhưng việc tổ chức từ soạn, đọc ghi âm, phát... thì phải tính công cho cụ Thệ, nhóm Tổng hội sinh viên, nhà báo Đức... cũng làm theo sự tổ chức, chỉ huy của cụ Thệ

3- Soạn và đọc tuyên bố chấp nhận đầu hàng: cụ Tùng 100%

Cái này ko phải là báo chí nữa đâu cụ, mà Quân uỷ TW đã kiểm chứng và kết luận rõ ràng, lúc kết luận, cơ bản 100% nhân chứng lịch sử vẫn còn sống. Có điều cụ Tùng giải trình tiền hậu bất nhất, gây nhiễu thông tin, rối lòng quân dân, rồi truyền thông bẩn a dua, chưa kể bên ngoài lợi dụng...chuyện này khá phức tạp.

Ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử: “Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh”.
Kết luận 974 ngày 14/3/2022 của Quân ủy Trung ương về sự kiện lịch sử “Ai là người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn trưa 30/4/1975?” một lần nữa khẳng định Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Kết luận này được thông báo rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân./.

cụ đam mê lịch sử, có thể tìm sâu thông tin:
Như em đăng ở trên, về clip phóng sựu của BBC vào thời điểm đó.
Ngay từ lúc áp tải từ dinh ra, nhìn trong phóng sự là có cả ông Tùng, ông Thệ, nên đoạn bôi đỏ kết luận theo em là không chính xác.
Ông Tùng & ông Thệ cùng áp tải ông Minh từ dinh ra đài phát thanh. Chứ ông Tùng không phải là đến sau.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,613
Động cơ
806,269 Mã lực
Tường rào dinh Độc Lập còn nguyên từ thời dinh Norodom, do Pháp xây, mà cái rào đó đúc bằng gang chứ không phải hàn các thanh thép, ở dưới nó còn hệ móng cực kỳ vững chắc, trộm vía đến xe tăng còn không ủi nổi trụ rào mà chịu mắc kẹt lại (xe 843), nên e nghĩ thay thế là không đơn giản nên họ để vết đạn lồi lõm như vậy cũng không ảnh hưởng… Hàng rào Bắc bộ phủ (nay là Nhà khách chính phủ) ở Hà Nội e thấy cũng còn đầy vết đạn của trận đánh năm 1946
Đúng là hàng rào Bắc bộ phủ cũng còn nhiều vết đạn từ hồi đó. Thật ra những vết tích này là lịch sử và chả ai nghĩ đến chuyện đi thay làm gì cả
 

buikhacthinh

Xe tăng
Biển số
OF-599079
Ngày cấp bằng
14/11/18
Số km
1,579
Động cơ
259,814 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp-TP HCM
Chuyện tên lửa Sam 2“nối tầng”để bắn B52 cũng kg phải chuyện hư cấu hoàn toàn. Thời gian đầu Sam 2 bị đối phương vô hiệu hoá hệ thống điện tử mà giờ đã công khai nhiều trên báo chí.Sau này các chuyên gia Liên Xô phải cải tiến lại hệ thống điện tử Sam 2 mới có được hiệu quả.Thời điểm ấy không thể nói như bây giờ nên chuyện”bịa”ra A-B-C gì đấy để tuyên truyền trong lúc đang chiến tranh thì bên nào cũng có.
 

isc46x1

Xe tải
Biển số
OF-534221
Ngày cấp bằng
27/9/17
Số km
307
Động cơ
170,948 Mã lực
Chuyện tên lửa Sam 2“nối tầng”để bắn B52 cũng kg phải chuyện hư cấu hoàn toàn. Thời gian đầu Sam 2 bị đối phương vô hiệu hoá hệ thống điện tử mà giờ đã công khai nhiều trên báo chí.Sau này các chuyên gia Liên Xô phải cải tiến lại hệ thống điện tử Sam 2 mới có được hiệu quả.Thời điểm ấy không thể nói như bây giờ nên chuyện”bịa”ra A-B-C gì đấy để tuyên truyền trong lúc đang chiến tranh thì bên nào cũng có.
Lúc ấy LX đã có SAM3, 4; Còn SAM 2 đã bị bắt bài.
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,010
Động cơ
516,801 Mã lực
Như em đăng ở trên, về clip phóng sựu của BBC vào thời điểm đó.
Ngay từ lúc áp tải từ dinh ra, nhìn trong phóng sự là có cả ông Tùng, ông Thệ, nên đoạn bôi đỏ kết luận theo em là không chính xác.
Ông Tùng & ông Thệ cùng áp tải ông Minh từ dinh ra đài phát thanh. Chứ ông Tùng không phải là đến sau.
1- từ lúc nhóm cụ Thệ ập vào phóng khánh tiết, tới lúc áp tải nội các ra sân lên xe ra đài phát thanh, cùng cỡ cả 20-30 phút, cụ Tùng vào sau;
2- Lúc áp tải ra sân dinh, cụ Tùng có trong nhóm đi vây quanh thôi, ko có vai trò chỉ huy lúc này, lúc này cụ Tùng còn tưởng là cụ Thệ cấp cao hơn, mãi đến đài 1/2 thời gian xong mới hỏi nhau;
3- Nhóm quân xa áp tải cụ Minh ra đài phát thanh, ko có cụ Tùng, cụ Tùng đi nhờ xe của một nhà báo nước ngoài, đi chậm sau chút, nếu cụ ấy chủ trì cùng áp tải thì đã ngội cùng xe cụ Thệ rồi

cái này đã bàn và phân tích kỹ lưỡng nhiều năm nay, ở topic link em đưa đó cụ
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
1- từ lúc nhóm cụ Thệ ập vào phóng khánh tiết, tới lúc áp tải nội các ra sân lên xe ra đài phát thanh, cùng cỡ cả 20-30 phút, cụ Tùng vào sau;
2- Lúc áp tải ra sân dinh, cụ Tùng có trong nhóm đi vây quanh thôi, ko có vai trò chỉ huy lúc này, lúc này cụ Tùng còn tưởng là cụ Thệ cấp cao hơn, mãi đến đài 1/2 thời gian xong mới hỏi nhau;
3- Nhóm quân xa áp tải cụ Minh ra đài phát thanh, ko có cụ Tùng, cụ Tùng đi nhờ xe của một nhà báo nước ngoài, đi chậm sau chút, nếu cụ ấy chủ trì cùng áp tải thì đã ngội cùng xe cụ Thệ rồi

cái này đã bàn và phân tích kỹ lưỡng nhiều năm nay, ở topic link em đưa đó cụ
Cụ Thệ trẻ hơn cụ Tùng gần 20 tuổi, quân hàm thấp hơn 2 bậc mà cụ Tùng cứ tưởng là cấp trên. Có lẽ thần thái cụ Thệ lúc đó quá mạnh, thêm vào lính bộ binh quây kín xung quanh nên cụ Tùng và lính tăng bị át mất vía. :))
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,560
Động cơ
357,013 Mã lực
Nguyên tắc quân đội, Cụ Tùng thấy cụ Thệ máu quá nên nghĩ là “người của quân đoàn” (lời cụ Tùng thì phải), dạng dạng đặc phái viên, nên chỉ đi vòng ngoài ba rê thôi. Đến khi qua đài, thấy không ra ngô ra khoai mới vào can thiệp. Em nghĩ thế. Ông Thệ với lính lăm lăm súng ống, múa thế thì quân ta còn hãi chứ đừng nói ông Minh ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top