[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,931
Động cơ
146,778 Mã lực
Sau khi đổ quân đánh lấy lại Buôn Mê Thuột không được thì Thiệu tính toán lực lượng không thể giữ được Tây Nguyên nữa nên chủ động triệt thoái để giữ vùng ven biển cũng có thể là một nước cờ hợp lý. Thế nhưng việc thực thi triệt thoái lại diễn ra vô tổ chức dẫn đến thảm họa, làm sụp đổ dây chuyền cả hệ thống phòng thủ cả Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chắc tính như kiểu những năm 50-54 khi cho rằng Việt Minh chỉ oánh được ở vùng rừng núi, còn xuống đồng bằng thì không sợ cụ nhỉ?
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,624
Động cơ
804,957 Mã lực
Ạ các cụ chém gió, mọi quyết định đều dính đến sinh mạng của rất nhiều con người. Miền nam, chúng ta chỉ có thể đánh lớn, binh chủng hợp thành vào mùa khô, còn mùa mưa, không có chỗ mà trú đừng nói đánh đấm. Bên phòng thủ nhà của ấm êm, công sự bê tông vững chắc, vũ khí hoạt động hoàn hảo, bếp núc đàng hoàng, cơm ngon canh ngọt…. Bên công kiêng, hành quân đến nơi thì nước mưa nó giảm xừ nó 30% sức chiến đấu, công sự đào xong thành ao nuôi cá, súng ống dính nước thì bắn cái được cái không khác gì nằm đấy đưa mông cho nó ghim đạn, xe pháo dính sình khỏi cơ động, phơi một chỗ chờ máy bay nó đến nướng, củi nấu cơm còn chẳng có … nên thường ta phải cơ động và đánh lớn mùa khô, mùa mưa là trú quân chỉnh huấn, chẳng đánh đấm gì. Miền nam, từ tháng 5 là mùa mưa đã bắt đầu kéo dài đến tháng 10-11 hàng năm. Gì chứ thiên thời là cái hàng đầu của binh pháp và chiến tranh chưa bao giờ là trò đùa, trừ game online.
Ngày xưa các đơn vị chủ công của miền Bắc cũng chỉ vào đánh mùa khô. Đến mùa mưa hầu hết lại rút ra ngoài vĩ tuyến 17. Ông già e gọi là "cơm Bắc, giặc Nam"
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,565
Động cơ
356,954 Mã lực
Ngày xưa các đơn vị chủ công của miền Bắc cũng chỉ vào đánh mùa khô. Đến mùa mưa hầu hết lại rút ra ngoài vĩ tuyến 17. Ông già e gọi là "cơm Bắc, giặc Nam"
Cụ xem “nỗi buồn chiến tranh”, tác giả kể cái mùa mưa trường sơn dài lê thê, buồn đến nỗi lính sinh ra ảo giác với hồng ma. Tự ngẫm thôi cụ.
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,394
Động cơ
905,816 Mã lực
Chắc tính như kiểu những năm 50-54 khi cho rằng Việt Minh chỉ oánh được ở vùng rừng núi, còn xuống đồng bằng thì không sợ cụ nhỉ?
Không hẳn thế, khi Thiệu thấy lực lượng mình thất thế thì sẽ phải co về giữ những vùng dễ phòng thủ hơn. Như trong cuộc chiến Nga-Ukraine thì năm 2022 Nga cũng phải chủ động rút lui về các khu vực tối ưu phòng thủ hơn, từ đó mới có sức bật để đánh lại Ukraine sau này.

Tuy vậy, ý tưởng hợp lý nhưng thực thi kém thì cũng thành thảm họa. Không phải thua trận Buôn Mê Thuột mà chính sự mất tổ chức nhanh chóng của VNCH khi rút quân mới bộc lộ rõ điểm yếu kém của quân đội VNCH khi gặp sức ép.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,261
Động cơ
995,348 Mã lực
...
Thực tế bao nhiêu nhân chứng trên OF mô tả không khí Miền Bắc chuẩn bị chờ ngày chiến thắng trong thời gian đó. Báo chí cũng mô tả diễn biến ở hậu phương nô nức thế nào, bao nhiêu người chờ ngày thống nhất, trở lại miền Nam ra sao. Tài liệu chính thức xác nhận thời điểm hạ quyết tâm giải phóng, các chỉ thị, mệnh lệnh từ TW đến các chiến trường về chuẩn bị giải phóng Sài Gòn cụ thể thế nào.
...
Sau trận Buôn Mê Thuật thì coi như gần ngã ngũ, người ta chỉ còn cân nhắc việc Mỹ có can thiệp trở lại để quyết định đánh nhanh hay chậm thôi.
Không chỉ việc qđ SG rút khỏi Tây Nguyên mà việc Huế rồi Đà Nẵng sụp đổ quá nhanh cũng làm cho Mỹ thấy việc quay lại can thiệp không còn ý nghĩa.
Khi Xuân Lộc bị bỏ qua thì người ta đã đếm từng ngày rồi.
Hôm 30 tháng tư thì dân HN đã chờ từ sáng sớm cái tin SG được giải phóng. Tụi em hôm ấy dậy rất sớm, mặc bộ quần áo đẹp nhất - hồi ấy là cái áo sơ mi trắng - tụ tập dưới sân nghe đài phóng thanh theo dõi từng bước tiến của các mũi quân vào trong SG (xem cái ảnh chụp buổi mít tinh ở quảng trường Nhà hát Lớn thấy như toàn bộ người dự mặc đồng phục)!
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,263
Động cơ
327,995 Mã lực
Có cụ nào có cái thông tin làm rõ hơn về quá trình dẫn đến quyết định của ông Thiệu triệt thoái khỏi Tây Nguyên không ạ. Chứ trận đầu mà đã quyết định nhường đội bạn thế này thì mưu lược chán quá.
Ngay từ trước đã có ý kiến rút bỏ Tây Nguyên, bỏ Quảng Trị rồi vì quân lực không đủ sau khi Mỹ rút 60 vạn quân. Cả vùng Tây Nguyên rộng lớn mà chỉ có khoảng 3 sư đoàn chủ lực VNCH, chỉ co cụm trong mấy cứ điểm. Quân Bắc Việt xuất hiện ở phía Bắc, ở phía Nam, rồi ở giữa mà không biết gì hết.

Sau trận BMT thì lổ hổng càng to ra, từ BMT có thể đánh ra 3 hướng, Đà Lạt- Sài Gòn, miền Trung, Pleiku...
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,261
Động cơ
995,348 Mã lực
https://www.otofun.net/goto/post?id=71110190
omerta77 nói:
Ngày xưa các đơn vị chủ công của miền Bắc cũng chỉ vào đánh mùa khô. Đến mùa mưa hầu hết lại rút ra ngoài vĩ tuyến 17. Ông già e gọi là "cơm Bắc, giặc Nam"
Cụ xem “nỗi buồn chiến tranh”, tác giả kể cái mùa mưa trường sơn dài lê thê, buồn đến nỗi lính sinh ra ảo giác với hồng ma. Tự ngẫm thôi cụ.
Đi bộ vươt qua được Trường Sơn phải mất vài tháng.
Không dễ để chạy ra, chạy vào đâu!
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,624
Động cơ
804,957 Mã lực
Cụ xem “nỗi buồn chiến tranh”, tác giả kể cái mùa mưa trường sơn dài lê thê, buồn đến nỗi lính sinh ra ảo giác với hồng ma. Tự ngẫm thôi cụ.
Mỗi người sẽ có 1 cảm nhận riêng về chiến tranh. Ông già e là nhân chứng sống nhưng ko có cảm giác như vậy cụ ạ. Chỉ có cái đói và nỗi nhớ nhà là ám ảnh. Còn cái chết thì nhiều quá nên có lẽ cũng bị chai lỳ đi mất rồi. Ông già e bây giờ gần như ko nhớ những trận chiến của mình ở khu vực nào. Ông bảo chỉ có những đơn vị nào đóng quân lâu ở 1 chỗ thì mới nhớ và kể lại, thậm chí tìm được cả ví trí cũ sau hòa bình. Còn đơn vị của ông thì là 1 đại đội chủ công của F325 (đây là Sư chủ lực cơ động của Bộ) nên cơ động liên tục và được điều đi đánh các điểm khó. Thậm chí khi đến vị trí cũng là trinh sát của sư dẫn đường đi và phần lớn đi trong đêm nên cũng không biết đường luôn. Trinh sát chỉ dặn khi tập kết về thì căn cứ theo 1 mốc vd như chỉ 1 cái cây cao nào đó để xác định phương hướng.
Đợt ông nhập ngũ là có 36 người ở 4 quận HN về cùng Sư nhưng sau chiến dịch Quảng Trị thì chỉ còn mỗi ông và nghe nói 1 bác nữa còn sống nhưng ko tìm được. Sau này những ngày lễ ông cũng không đi dự ở F325 vì chả còn đồng đội nào. Toàn đi dự ở BLT Đặc công là đơn vị sau hòa bình ông mới tham gia cho đến khi chuyển ngành năm 88.
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
Có cụ nào có cái thông tin làm rõ hơn về quá trình dẫn đến quyết định của ông Thiệu triệt thoái khỏi Tây Nguyên không ạ. Chứ trận đầu mà đã quyết định nhường đội bạn thế này thì mưu lược chán quá.
Trích bài nói chuyện của tổng tư lệnh quân đội VNCH ngày 20/3/1975 giải thích lý do triệt thoái cao nguyên.
1745822371242.png

1745822423569.png


Trích Công điện Mật của NVT ngày 24/3, gửi các cấp chỉ huy quân đội từ tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng trở lên:

1745822870034.png


Phân tích của báo Daily telegram, tháng 3/1975
1745822690295.png

1745822731739.png


Đến 22/4/1975, NVT lại giải thích quyết định của mình trong diễn văn từ chức
1745823156210.png
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,565
Động cơ
356,954 Mã lực
Trích bài nói chuyện của tổng tư lệnh quân đội VNCH ngày 20/3/1975 giải thích lý do triệt thoái cao nguyên.
View attachment 9098655
View attachment 9098657

Trích Công điện Mật của NVT ngày 24/3, gửi các cấp chỉ huy quân đội từ tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng trở lên:

View attachment 9098668

Phân tích của báo Daily telegram, tháng 3/1975
View attachment 9098664
View attachment 9098665

Đến 22/4/1975, NVT lại giải thích quyết định của mình trong diễn văn từ chức
View attachment 9098673
Hình như là cái chiến thuật “nhẹ đầu nặng đáy” thì phải, trong này chưa thấy ai nhắc :) .
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,624
Động cơ
804,957 Mã lực
Cụ Ngao5 có thông tin gì về vụ này không chia sẻ cho bọn em với. Lần đầu tiên e nghe đến vụ này thấy hay quá. Chắc có khi làm phim được:
"Trong 1 diễn biến liên quan, tại Quảng Trị thời điểm này (chiến dịch Trị Thiên 1972) đã xảy ra chiến dịch Bat 21, phi vụ cứu hộ đắt giá nhất của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngày 2/4, một máy bay tác chiến điện tử EB-66 bị hỏa tiễn SAM-2 của Việt Nam bắn rơi, 5 trên 6 phi công tử trận, chỉ còn Trung Tá Iceal Hambleton nhảy dù an toàn. Từng là phó giám đốc hoạt động của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Hambleton nắm nhiều thông tin tối mật về các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa và là chuyên gia về chống tên lửa phòng không, nên Hoa Kỳ quyết không để ông ta bị bắt. Quân Giải Phóng bắt được sóng vô tuyến của quân Mỹ và quyết định dùng Hambleton như là mồi nhử, kết quả là các phi vụ cứu hộ bằng đường không của Mỹ bị phục kích và thiệt hại nặng. Sau 10 ngày sử dụng hơn 850 phi vụ cấp cứu, yểm trợ và hàng triệu USD bom đạn mà vẫn vô ích, sau cùng Mỹ phải cử 1 toán biệt kích đi luồn rừng mới giải cứu được Hambleton vào ngày 14/4. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: 6 máy bay bị bắn rơi (2 trực thăng UH-1, 1 trực thăng CH-53 Sea Stallion, 2 máy bay trinh sát OV-10 Bronco, 1 chiếc A-1 Skyraider), hơn 10 máy bay khác bị hư hại, 11 quân nhân tử trận, hai phi công bị bắt sống[19]

Mặt khác, trong quá trình giải cứu, chỉ huy Mỹ đặt ra một vùng không bắn phá (no fire zone) với bán kính 24 km quanh Hambleton để tránh bắn nhầm, kết quả là quân Giải phóng trong khu vực này thoải tác chiến mà không cần ẩn nấp trước hỏa lực Mỹ. Để giải cứu cho Hambleton, quân Mỹ đã mặc kệ tình hình nguy cấp của quân VNCH trong khu vực này, kết quả là Sư đoàn 3 QLVNCH đã phải trả giá đắt. Các sĩ quan của Sư đoàn 3 VNCH đã tỏ ra phẫn nộ trước việc Không quân Mỹ bỏ mặc hàng ngàn binh sĩ của họ chỉ vì 1 phi công, nhưng điều này không có tác dụng vì quyền quyết định thuộc về bộ chỉ huy Mỹ[20]"
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,869
Động cơ
1,705,797 Mã lực
Cụ trích quả ảnh xong kêu đau buồn quá nghe thiếu thiếu quá! Đầy đủ phải là: Cực kỳ đau buồn là thứ nhất. Nguyên nhân gây đau buồn do Pháp- Mỹ và chư hầu mang quân vào nước người khác là thứ 2. Thứ 3 để ko bao giờ kêu "đau buồn quá" thì bây giờ trở đi phải làm gì?
Kêu đau buồn suông nghe nhạt!
 

LPMTUAN

Xe buýt
Biển số
OF-873343
Ngày cấp bằng
18/12/24
Số km
881
Động cơ
70,902 Mã lực
Tuổi
35
Sau trận Buôn Mê Thuật thì coi như gần ngã ngũ, người ta chỉ còn cân nhắc việc Mỹ có can thiệp trở lại để quyết định đánh nhanh hay chậm thôi.
Không chỉ việc qđ SG rút khỏi Tây Nguyên mà việc Huế rồi Đà Nẵng sụp đổ quá nhanh cũng làm cho Mỹ thấy việc quay lại can thiệp không còn ý nghĩa.
Khi Xuân Lộc bị bỏ qua thì người ta đã đếm từng ngày rồi.
Hôm 30 tháng tư thì dân HN đã chờ từ sáng sớm cái tin SG được giải phóng. Tụi em hôm ấy dậy rất sớm, mặc bộ quần áo đẹp nhất - hồi ấy là cái áo sơ mi trắng - tụ tập dưới sân nghe đài phóng thanh theo dõi từng bước tiến của các mũi quân vào trong SG (xem cái ảnh chụp buổi mít tinh ở quảng trường Nhà hát Lớn thấy như toàn bộ người dự mặc đồng phục)!
Ba em bảo khi nghe tin BMT thất thủ thì Ba em ví vón kiểu cho ngâm sâm chờ con Cháu đi Nước ngoài về thôi chứ ko gượng được bao nhiều đâu!
 

White Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-113625
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,456
Động cơ
492,840 Mã lực
Cụ Ngao5 có thông tin gì về vụ này không chia sẻ cho bọn em với. Lần đầu tiên e nghe đến vụ này thấy hay quá. Chắc có khi làm phim được:
"Trong 1 diễn biến liên quan, tại Quảng Trị thời điểm này (chiến dịch Trị Thiên 1972) đã xảy ra chiến dịch Bat 21, phi vụ cứu hộ đắt giá nhất của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngày 2/4, một máy bay tác chiến điện tử EB-66 bị hỏa tiễn SAM-2 của Việt Nam bắn rơi, 5 trên 6 phi công tử trận, chỉ còn Trung Tá Iceal Hambleton nhảy dù an toàn. Từng là phó giám đốc hoạt động của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Hambleton nắm nhiều thông tin tối mật về các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa và là chuyên gia về chống tên lửa phòng không, nên Hoa Kỳ quyết không để ông ta bị bắt. Quân Giải Phóng bắt được sóng vô tuyến của quân Mỹ và quyết định dùng Hambleton như là mồi nhử, kết quả là các phi vụ cứu hộ bằng đường không của Mỹ bị phục kích và thiệt hại nặng. Sau 10 ngày sử dụng hơn 850 phi vụ cấp cứu, yểm trợ và hàng triệu USD bom đạn mà vẫn vô ích, sau cùng Mỹ phải cử 1 toán biệt kích đi luồn rừng mới giải cứu được Hambleton vào ngày 14/4. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: 6 máy bay bị bắn rơi (2 trực thăng UH-1, 1 trực thăng CH-53 Sea Stallion, 2 máy bay trinh sát OV-10 Bronco, 1 chiếc A-1 Skyraider), hơn 10 máy bay khác bị hư hại, 11 quân nhân tử trận, hai phi công bị bắt sống[19]

Mặt khác, trong quá trình giải cứu, chỉ huy Mỹ đặt ra một vùng không bắn phá (no fire zone) với bán kính 24 km quanh Hambleton để tránh bắn nhầm, kết quả là quân Giải phóng trong khu vực này thoải tác chiến mà không cần ẩn nấp trước hỏa lực Mỹ. Để giải cứu cho Hambleton, quân Mỹ đã mặc kệ tình hình nguy cấp của quân VNCH trong khu vực này, kết quả là Sư đoàn 3 QLVNCH đã phải trả giá đắt. Các sĩ quan của Sư đoàn 3 VNCH đã tỏ ra phẫn nộ trước việc Không quân Mỹ bỏ mặc hàng ngàn binh sĩ của họ chỉ vì 1 phi công, nhưng điều này không có tác dụng vì quyền quyết định thuộc về bộ chỉ huy Mỹ[20]"
Phải biết đơn vị nào đánh trận này thì mới dò hỏi ra được. Chứ nhiều cụ khác đơn vị thì chắc không biết đến chuyện này.
Hôm nay, các cụ tiền bối của 5 cánh quân cũng họp mặt ở SG để cùng nhau tiến vào Dinh vào ngày 30/4 đấy ạ. :D

Hop mat.jpg
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,278
Động cơ
329,399 Mã lực
Cụ Ngao5 có thông tin gì về vụ này không chia sẻ cho bọn em với. Lần đầu tiên e nghe đến vụ này thấy hay quá. Chắc có khi làm phim được:
"Trong 1 diễn biến liên quan, tại Quảng Trị thời điểm này (chiến dịch Trị Thiên 1972) đã xảy ra chiến dịch Bat 21, phi vụ cứu hộ đắt giá nhất của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngày 2/4, một máy bay tác chiến điện tử EB-66 bị hỏa tiễn SAM-2 của Việt Nam bắn rơi, 5 trên 6 phi công tử trận, chỉ còn Trung Tá Iceal Hambleton nhảy dù an toàn. Từng là phó giám đốc hoạt động của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Hambleton nắm nhiều thông tin tối mật về các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa và là chuyên gia về chống tên lửa phòng không, nên Hoa Kỳ quyết không để ông ta bị bắt. Quân Giải Phóng bắt được sóng vô tuyến của quân Mỹ và quyết định dùng Hambleton như là mồi nhử, kết quả là các phi vụ cứu hộ bằng đường không của Mỹ bị phục kích và thiệt hại nặng. Sau 10 ngày sử dụng hơn 850 phi vụ cấp cứu, yểm trợ và hàng triệu USD bom đạn mà vẫn vô ích, sau cùng Mỹ phải cử 1 toán biệt kích đi luồn rừng mới giải cứu được Hambleton vào ngày 14/4. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: 6 máy bay bị bắn rơi (2 trực thăng UH-1, 1 trực thăng CH-53 Sea Stallion, 2 máy bay trinh sát OV-10 Bronco, 1 chiếc A-1 Skyraider), hơn 10 máy bay khác bị hư hại, 11 quân nhân tử trận, hai phi công bị bắt sống[19]

Mặt khác, trong quá trình giải cứu, chỉ huy Mỹ đặt ra một vùng không bắn phá (no fire zone) với bán kính 24 km quanh Hambleton để tránh bắn nhầm, kết quả là quân Giải phóng trong khu vực này thoải tác chiến mà không cần ẩn nấp trước hỏa lực Mỹ. Để giải cứu cho Hambleton, quân Mỹ đã mặc kệ tình hình nguy cấp của quân VNCH trong khu vực này, kết quả là Sư đoàn 3 QLVNCH đã phải trả giá đắt. Các sĩ quan của Sư đoàn 3 VNCH đã tỏ ra phẫn nộ trước việc Không quân Mỹ bỏ mặc hàng ngàn binh sĩ của họ chỉ vì 1 phi công, nhưng điều này không có tác dụng vì quyền quyết định thuộc về bộ chỉ huy Mỹ[20]"
Thông tin về vụ này đây

Sự kiện cũng đã được dựng thành phim "Bat 21"
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,624
Động cơ
804,957 Mã lực
Phải biết đơn vị nào đánh trận này thì mới dò hỏi ra được. Chứ nhiều cụ khác đơn vị thì chắc không biết đến chuyện này.
Hôm nay, các cụ tiền bối của 5 cánh quân cũng họp mặt ở SG để cùng nhau tiến vào Dinh vào ngày 30/4 đấy ạ. :D

Hop mat.jpg
Cụ ý nhiều thông tin biết đâu đấy. Vụ này mà lên phim thì hơn cả phim Black Hawk Down
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,624
Động cơ
804,957 Mã lực
Thông tin về vụ này đây

Sự kiện cũng đã được dựng thành phim "Bat 21"
Mấy ông Mỹ dựng phim thì địch toàn như ngớ ngẩn còn lính Mỹ thì toàn siêu nhân.
Hôm trước e có xem bộ phim của Nga về chiến tranh với Uk đựa trên 1 trận đánh có thật. Công nhận phim hay thật. Xem nó thật chứ ko kiểu điện ảnh như phim Mỹ.
Các cụ có thể tìm trên Youtobe: Best in Hell (2022)
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,931
Động cơ
146,778 Mã lực
Cụ Ngao5 có thông tin gì về vụ này không chia sẻ cho bọn em với. Lần đầu tiên e nghe đến vụ này thấy hay quá. Chắc có khi làm phim được:
"Trong 1 diễn biến liên quan, tại Quảng Trị thời điểm này (chiến dịch Trị Thiên 1972) đã xảy ra chiến dịch Bat 21, phi vụ cứu hộ đắt giá nhất của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngày 2/4, một máy bay tác chiến điện tử EB-66 bị hỏa tiễn SAM-2 của Việt Nam bắn rơi, 5 trên 6 phi công tử trận, chỉ còn Trung Tá Iceal Hambleton nhảy dù an toàn. Từng là phó giám đốc hoạt động của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, Hambleton nắm nhiều thông tin tối mật về các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa và là chuyên gia về chống tên lửa phòng không, nên Hoa Kỳ quyết không để ông ta bị bắt. Quân Giải Phóng bắt được sóng vô tuyến của quân Mỹ và quyết định dùng Hambleton như là mồi nhử, kết quả là các phi vụ cứu hộ bằng đường không của Mỹ bị phục kích và thiệt hại nặng. Sau 10 ngày sử dụng hơn 850 phi vụ cấp cứu, yểm trợ và hàng triệu USD bom đạn mà vẫn vô ích, sau cùng Mỹ phải cử 1 toán biệt kích đi luồn rừng mới giải cứu được Hambleton vào ngày 14/4. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: 6 máy bay bị bắn rơi (2 trực thăng UH-1, 1 trực thăng CH-53 Sea Stallion, 2 máy bay trinh sát OV-10 Bronco, 1 chiếc A-1 Skyraider), hơn 10 máy bay khác bị hư hại, 11 quân nhân tử trận, hai phi công bị bắt sống[19]

Mặt khác, trong quá trình giải cứu, chỉ huy Mỹ đặt ra một vùng không bắn phá (no fire zone) với bán kính 24 km quanh Hambleton để tránh bắn nhầm, kết quả là quân Giải phóng trong khu vực này thoải tác chiến mà không cần ẩn nấp trước hỏa lực Mỹ. Để giải cứu cho Hambleton, quân Mỹ đã mặc kệ tình hình nguy cấp của quân VNCH trong khu vực này, kết quả là Sư đoàn 3 QLVNCH đã phải trả giá đắt. Các sĩ quan của Sư đoàn 3 VNCH đã tỏ ra phẫn nộ trước việc Không quân Mỹ bỏ mặc hàng ngàn binh sĩ của họ chỉ vì 1 phi công, nhưng điều này không có tác dụng vì quyền quyết định thuộc về bộ chỉ huy Mỹ[20]"
Cái máy bay EB-66 thì phi hành đoàn chỉ có 3 phi công mà cụ nhỉ?
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,394
Động cơ
905,816 Mã lực
Hình như là cái chiến thuật “nhẹ đầu nặng đáy” thì phải, trong này chưa thấy ai nhắc :) .
Thiệu gọi là chiến lược "Đầu bé đít to" cụ ạ, đầu là phần phía Bắc VNCH gồm Trung Bộ và Tây Nguyên, đít là đồng bằng Nam Bộ.

Gọi là chiến lược cho oai chứ Thiệu chắc cũng chả có nghiên cứu chuẩn bị nghiêm túc lắm, toàn tùy cơ ứng biến, cụ thể phần lớn là tử thủ xong rồi tùy nghi di tản. Chứ nếu chuẩn bị kĩ thì đã phải có phương án triệt thoái khỏi Tây Nguyên lẫn Huế-Đà Nẵng một cách tử tế rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top