[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Su Đình

Xe tăng
Biển số
OF-418109
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,833
Động cơ
236,585 Mã lực
Tuổi
44
Có lẽ cụ không biết câu ông bà gánh được khá nhiều người cực kỳ nổi tiếng của nước ta thốt lên sau lần chết hụt trong chiến tranh. Câu này ám chỉ một cái gì đó về sự may mắn trong tình huống cụ thể thôi cụ, chứ chả liên quan gì nhiều tới tầm nhìn. Cụ thử nghĩ đi, mấy chiếc thuyền đánh cá bị bao vây bởi tàu chiến Mỹ, chỉ cần nổ súng là đi hết. Các cụ nhà ta cũng vạch đường đi sao cho né được tàu Mỹ, nhưng vẫn dính. Cụ kia thì bảo cho lính VNCH đánh chiếm lại đảo Hoàng Sa năm 75 thì quá ảo tưởng, phi thực tế.
Một trong các cụ hay nói câu ông bà gánh là cụ Ẩn, vì có nhiều tình huống tưởng bị lộ rồi, mà bằng cách nào đó thoát được, như vụ năm 68, cụ Ẩn và cụ Tư Cang dùng xe ô tô trắng trợn đi thăm dò địa hình trước và trong trận Mậu Thân, toàn xuất hiện ở địa điểm quan trọng.
May mắn, để thành công ai cũng cần may mắn. Nhưng chỉ ngồi trông chờ vào may mắn để thành công thì không bao giờ cụ nhé.
 

Thỏ vẩu

Xe buýt
Biển số
OF-859106
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
501
Động cơ
24,305 Mã lực
Tuổi
25
Có lẽ cụ không biết câu ông bà gánh được khá nhiều người cực kỳ nổi tiếng của nước ta thốt lên sau lần chết hụt trong chiến tranh. Câu này ám chỉ một cái gì đó về sự may mắn trong tình huống cụ thể thôi cụ, chứ chả liên quan gì nhiều tới tầm nhìn. Cụ thử nghĩ đi, mấy chiếc thuyền đánh cá bị bao vây bởi tàu chiến Mỹ, chỉ cần nổ súng là đi hết. Các cụ nhà ta cũng vạch đường đi sao cho né được tàu Mỹ, nhưng vẫn dính. Cụ kia thì bảo cho lính VNCH đánh chiếm lại đảo Hoàng Sa năm 75 thì quá ảo tưởng, phi thực tế.
Một trong các cụ hay nói câu ông bà gánh là cụ Ẩn, vì có nhiều tình huống tưởng bị lộ rồi, mà bằng cách nào đó thoát được, như vụ năm 68, cụ Ẩn và cụ Tư Cang dùng xe ô tô trắng trợn đi thăm dò địa hình trước và trong trận Mậu Thân, toàn xuất hiện ở địa điểm quan trọng.
Bâc có vẻ hơi lấn cấn ở Chiến lược và Chiến thuật. Thời điểm tháng 4/75, Mỹ ham muốn và tột bậc ham muốn là rũ tay thật gọn, nhanh về phương diện chính thống truyền thông. Không có việc tàu Mỹ ngoài bể Đông nom thấy tàu giả dạng của ta và bị " lừa" là tàu đáng cá TQ rồi cho đi đâu, bac đánh giá thấp Mỹ quá.

Kissinger tơi thời điểm 18h00 giờ SGN còn lo bỏ mother khi trót chém gió là Mỹ và người Mỹ đã triệt thoái ( hàm ý không còn dính dáng tới Nam Việt nam) dù còn 11 TQLC kẹt lại lại sứ quán.

Mỹ lúc đó chỉ cần QGP khồng chạm thì bọn nó cũng chả chạm. Gánh ghiếc gì... lãng xẹt.. Mỹ k oai như bác nghĩ đâu!

Việc cụ Cang là khác, hác đừng cố nối ghép

Việc giải phóng TS bác tìm đọc kỹ sư QK5, DC nước... gớm chết... Mỹ chả mong và lạy Chúa của bọn nó bỏ mother là không chạm trán chứ làm gì có giai thoại và logic nó nghĩ là tầu đánh cá TQ nsf làm ngơ...
 
Chỉnh sửa cuối:

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
Bâc có vẻ hơi lấn cấn ở Chiến lược và Chiến thuật. Thời điểm tháng 4/75, Mỹ ham muốn và tột bậc ham muốn là rũ tay thật gọn, nhanh về phương diện chính thống truyền thông. Không có việc tàu Mỹ ngoài bể Đông nom thấy tàu giả dạng của ta và bị " lừa" là tàu đáng cá TQ rồi cho đi đâu, bac đánh giá thấp Mỹ quá.

Kissinger tơi thời điểm 18h00 giờ SGN còn lo bỏ mother khi trót chém gió là Mỹ và người Mỹ đã triệt thoái ( hàm ý không còn dính dáng tới Nam Việt nam) dù còn 11 TQLC kẹt lại lại sứ quán.

Mỹ lúc đó chỉ cần QGP khồng chạm thì bọn nó cũng chả chạm. Gánh ghiếc gì... lãng xẹt.. Mỹ k oai như bác nghĩ đâu!

Việc cụ Cang là khác, hác đừng cố nối ghép

Việc giải phóng TS bác tìm đọc kỹ sư QK5, DC nước... gớm chết... Mỹ chả mong và lạy Chúa của bọn nó bỏ mother là không chạm trán chứ làm gì có giai thoại và logic nó nghĩ là tầu đánh cá TQ nsf làm ngơ...
Có Clip này có nội dung chạm trán tàu Mỹ, phút 7:26:
Còn em đọc không nhớ ở đâu là mình có tin tình báo là Trung Quốc xuống đánh Trường Sa nên mình phải đi trước một bước, và ngụy trang là tàu Trung Quốc xuống, thuyền trưởng biết nói tiếng Trung và tiếng Anh, nên dù cố tránh gặp tàu Mỹ nhưng khi gặp thì ta cũng có phương án đối phó cộng thêm chút may mắn nên thoát.
Thông tin này cụ nào check lại giúp em
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,720
Động cơ
549,975 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Cái giá của hoà bình quá đắt đỏ. Xem nhiều bức ảnh mà xót xa cho người VN.

Ai may mắn được sống trong hoà bình thì cố mà giữ điều đó cho con cháu.
 

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
B2.png

Cờ giải phóng tung bay
B1.png

Lần đầu ảnh Hồ Chủ Tịch được công khai
B5.png

B6.png

Những nỗ lực phòng thủ tuyệt vọng
 

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
Xe_tang_chay_1__DOKR.jpg

B3.png
B4.png

Ngày 30/4/1975, sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trận đánh tại khu vực Lăng Cha Cả vẫn diễn ra ác liệt. Hình ảnh ba chiếc xe tăng của ta bị cháy tại Lăng Cha Cả ngày đó thể hiện sự khốc liệt đến tận giờ chót của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ hình ảnh ba chiếc xe tăng cháy

Trong quá trình tìm hiểu câu chuyện về quanh ba chiếc xe tăng cháy, tôi đã gặp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Ðình Thi, khi tham gia trận đánh tại Lăng Cha Cả ngày 30/4. Ông là Chính trị viên phó Ðại đội 2 (Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3). Trận chiến ngày đó, ông đứng khá gần ba chiếc xe tăng cháy nên thấy rõ sự việc.

“Ðể biết trận chiến tại Lăng Cha Cả, trước hết cần nói đến trận đánh tại ngã tư Bảy Hiền” - CCB Nguyễn Ðình Thi mở đầu câu chuyện. Ông kể, chiều 29/4/1975, Trung đoàn 24 (E24) đã ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng được lệnh dừng tại đó để chờ các cánh quân khác của chiến dịch, hôm sau sẽ đồng loạt tấn công. Muốn đánh sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa (VNCH), trước hết phải vượt qua ngã tư Bảy Hiền. Cùng phối hợp đánh sân bay với E24 khi đó có Trung đoàn xe tăng 273. Hơn 6 giờ sáng 30/4, khi đại đội 2 cùng với các đơn vị khác của tiểu đoàn 4 vào tới đường Lê Văn Duyệt, cách ngã tư Bảy Hiền chừng 400 mét thì pháo của ta bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất để đánh phủ đầu. Do trước đó được lệnh chốt ở gần ngã tư Bảy Hiền nên tiểu đoàn 5 (E24) tấn công đầu tiên. Khi xe tăng 979 của đại đội trưởng Lê Hồng Tư (trung đoàn 273) đi cùng tiểu đoàn 5 vừa vào tới ngã tư Bảy Hiền đã trúng đạn địch, bốc cháy. Từ phía sau, các xe tăng 985 và 890 của ta vừa lao lên vừa bắn. Tới gần xe tăng M48 của địch, trưởng xe 985 Mai Trọng Hoạt lệnh cho lái xe Phùng Văn Tính đâm thẳng khiến xe địch bị xô lại phía sau, vội quay đầu chạy mất. Trong trận đánh khốc liệt này, ta đã thắng thế, nhưng số lượng xe tăng không tránh khỏi sứt mẻ.

Khi pháo chiến dịch bắn vào sân bay ngừng, đại đội 2 (tiểu đoàn 4) được lệnh điều 4 xe tăng lên tăng cường cho tiểu đoàn 5. Việc tăng cường đạt hiệu quả, khiến quân ta vượt qua được ngã tư Bảy Hiền. Tiếp đó, đại đội 2 cùng xe tăng đã vượt tiểu đoàn 5 để tiến vào khu vực Lăng Cha Cả. Số xe tăng, xe thiết giáp đi cùng tiểu đoàn 5 lát sau cũng có mặt tại đây. Lăng Cha Cả là khu lăng mộ của một giáo sĩ người Pháp là Bá Ða Lộc, rộng chừng 2.000m2, có ba mặt trống rất thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ đây tới cổng số 5 của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 200 mét, cách Bộ Tổng Tham mưu VNCH chừng 300-400 mét. Ðây là hai khu vực quân sự trọng yếu nên lực lượng phòng thủ của địch tại đây rất mạnh. Ngoài quân số có sẵn, từ ngày 26/4 địch đã tăng cường tại hai khu vực này 1.000 quân tinh nhuệ. Bên cạnh đó, các xe tăng, xe bọc thép, hỏa lực các loại, hỏa tiễn chống tăng M72 cũng được trang bị đầy đủ. Trước tình hình đó, xe tăng, xe bọc thép của đại đội 2 (tiểu đoàn 4) và đại đội 7 (tiểu đoàn 5) đánh theo đường Võ Tánh tại khu vực Lăng Cha Cả. Khi chiếc xe tăng đầu tiên của ta vượt qua dãy phố đã trúng hỏa tiễn M72 của địch, bốc cháy. Từ phía sau, xe bọc thép K63 do đại đội trưởng đại đội 7 Trịnh Bá Tư chỉ huy lao lên cũng trúng tiếp hỏa tiễn của địch. Lách qua hai xe tăng bị cháy, xe tăng thứ ba húc vào dải phân cách để tiến lên, nhưng vừa nhô khỏi khoảng trống cũng bị bắn cháy… “Ba chiếc xe tăng của ta bị cháy sau đó được phóng viên hãng Corbis chụp, thể hiện sự khốc liệt đến tận giờ chót của cuộc chiến giải phóng miền Nam”- CCB Nguyễn Ðình Thi nói. Rồi ông lấy iPad, mở cho tôi xem một hình ảnh khác về 3 chiếc xe tăng bị cháy. “Ðây là hình ảnh tôi mới được một người bạn gửi. Không rõ bức ảnh này với bức ảnh vừa đề cập có phải cùng một người chụp không? Nhưng căn cứ vào hình ảnh hai thiếu nữ Sài Gòn đạp xe có trong bức ảnh, thì thời điểm chụp bức ảnh này sau bức ảnh trước khá lâu”- CCB Nguyễn Ðình Thi cho biết.
Nỗi đau ngày đại thắng


CCB Nguyễn Ðình Thi cho biết, khi ba chiếc xe tăng bị cháy tại Lăng Cha Cả, ông đứng cách đó khoảng 30 mét. Khi thấy một số đồng đội của đại đội 2 ở trên chiếc xe tăng bị cháy đầu tiên nhảy xuống, Nguyễn Ðình Thi cùng họ nép vào hè đường tránh đạn. Khi bị địch bắn rát quá, các anh được một người dân cho vào nhà núp, rồi mở cửa hậu để tất cả đi phía đằng sau. Khi Nguyễn Ðình Thi cùng đồng đội trở lại trận chiến thì gặp đội hình tiểu đoàn 5 đánh tới khu vực đầu Lăng Cha Cả. Xe tăng, xe bọc thép của ta cũng dồn tại đây. Tại vị trí chiến đấu, Nguyễn Ðình Thi cùng đồng đội dùng súng cối bắn, vì lúc này vướng nhà nên hỏa lực xe tăng không phát huy được. Ðang lúc cam go, bỗng có một nhóm thanh niên tay đeo băng đỏ, ngồi trên các chiếc xe lam có cắm cờ giải phóng chạy từ phía ngã tư Bảy Hiền tới, hô lớn: “Dương Văn Minh đầu hàng rồi, hòa bình rồi các chú ơi!”. Nguyễn Ðình Thi vội chặn đường, nói: “Yêu cầu tất cả quay lại, ở đây còn đang đánh nhau”. Các thanh niên vẫn chưa tin, nhưng đúng lúc đó pháo địch bắn tới khiến họ vội tản đi nơi khác.

Sau tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh vào khoảng 11giờ 30, tiếng súng ở các nơi trong nội đô Sài Gòn thưa dần, nhưng tại khu vực Lăng Cha Cả cuộc chiến vẫn diễn ra quyết liệt. Lãnh đạo E24 dùng bộ binh chia thành các đội nhỏ, luồn lách qua các ngôi nhà đánh vào trong để tiêu diệt các ổ hỏa lực của địch ở phía trước Lăng Cha Cả và cổng sân bay Tân Sơn Nhất. Xe tăng, xe thiết giáp cơ động phía sau hỗ trợ bộ binh tấn công. Khoảng 12 giờ 30 phút, E24 mới làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất.


Chiều 30/4, Nguyễn Ðình Thi và một số người của đại đội 2 được giao nhiệm vụ giải quyết công tác tử sĩ tại khu vực ba chiếc xe tăng cháy. Trong số đồng đội hy sinh, Ðình Thi nhận ra anh Khúc Duy My, trợ lý tác chiến của tiểu đoàn nằm ở bên trái chiếc xe tăng cháy đầu tiên. Lúc chiến đấu, anh My đi theo quân số đại đội 2 trên chiếc xe tăng này. “Khi ở Ban Tuyên huấn trung đoàn cùng tôi, Khúc Duy My là đội trưởng đội tuyên văn, có biệt tài kéo nhị và diễn hài. Sáng 30/4, lúc dừng chân ở đường Lê Văn Duyệt trò chuyện cùng tôi, anh còn nói sau bao năm chờ đợi nay đất nước sắp giải phóng rồi. Vậy mà anh đã hy sinh vào thời điểm cuối của cuộc chiến. Ngoài anh My, còn nhiều đồng đội khác nữa hy sinh mà có người tôi nhận ra, có người thì không thể…”- CCB Nguyễn Ðình Thi nghẹn lời, không kìm được nước mắt.

Cuối buổi nói chuyện, CCB Nguyễn Ðình Thi cho tôi biết, nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” từng là lính trinh sát của tiểu đoàn 5, E24. “Chúng tôi cùng có mặt ở Lăng Cha Cả ngày 30/4/1975, nhưng hồi đó chưa biết nhau. Sau này khi biết nhau thì luôn gặp gỡ”- CCB Nguyễn Ðình Thi nói. Rồi ông cho tôi xem cuốn truyện ký “Lính Sư 10” do Nhà Xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2016 và cho biết nhà văn Bảo Ninh cùng ông đều có bài viết trong đó. Xem cuốn sách, tôi thấy trong “Lính Sư 10” Nguyễn Ðình Thi có hai bài, trong đó một bài nói về trận chiến ở Lăng Cha Cả. Hồi tưởng thêm về trận chiến này, ông nói: “Chiến tranh không tránh khỏi mất mát, hy sinh. Và điều đó càng làm chúng ta trân trọng hơn thành quả của độc lập, thống nhất đất nước”.


Cuộc gặp tại nhà CCB Nguyễn Ðình Thi hôm đó, tôi có dịp nói chuyện qua điện thoại với nhà văn Bảo Ninh. Nhà văn cho biết tại Lăng Cha Cả ngày 30/4/1975, ngoài ba chiếc xe tăng nói trên, còn có xe tăng nữa của ta bị cháy. “Trận chiến hôm đó thật ác liệt. Nhiều đồng đội chúng tôi đã ngã xuống khi chiến thắng đã ở rất gần”- Nhà văn bồi hồi nói.


CCB Nguyễn Ðình Thi cho biết, sau ngày giải phóng, mỗi lần từ miền Bắc vào thành phố Hồ Chí Minh, ông đều trở lại Lăng Cha Cả để tìm dấu tích năm xưa và thắp nén nhang cho đồng đội. Lần trở lại gần đây, ông thấy khu vực này đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây giờ là một nút giao thông rộng lớn, người đi lại nhộn nhịp suốt ngày đêm. “Tại đây, nếu có một tấm bia ghi dấu trận đánh kéo dài nhất trong ngày 30/4/1975, thì những người qua lại nơi đây và thế hệ mai sau sẽ không quên những người đã ngã xuống tại mảnh đất này khi chiến thắng đã cận kề”- CCB Nguyễn Ðình Thi bày tỏ.


“Sáng 30/4, lúc dừng chân ở đường Lê Văn Duyệt trò chuyện cùng tôi, anh còn nói sau bao năm chờ đợi nay đất nước sắp giải phóng rồi. Vậy mà anh đã hy sinh vào thời điểm cuối của cuộc chiến. Ngoài anh My, còn nhiều đồng đội khác nữa hy sinh mà có người tôi nhận ra, có người thì không thể…”.

Cựu chiến binh Nguyễn Ðình Thi
 

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
B1.png

B2.png

Ảnh này bác Ngao có đăng, bảo rơi do hết xăng, nhưng phóng viên bảo rơi do trúng tên lửa.
Đây là một trong những góc khuất chiến tranh (có bác Baoleo đã lập 1 pic) nói về những bí ẩn chưa có lời giải: chiếc máy bay này bị rơi vì lý do gì? Hiện nay có rất ít tư liệu về lực lượng phòng không - không quân của quân đội Bắc Việt trong ngày 30/4

"Sau 3 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, các đơn vị của Quân đoàn 3 đã cơ bản đánh tan lực lượng phòng thủ vòng ngoài của địch. Đến tối ngày 29.4, lực lượng thọc sâu của quân đoàn bao gồm Trung đoàn BB 24 (Sư đoàn 10) và Tiểu đoàn XT 1 (Trung đoàn xe tăng 273) đã tới khu vực Ngã ba Bà Quẹo, sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.

Sáng sớm ngày 30.4, Thê đội 1 của đội hình thọc sâu gồm 7 xe tăng T-54 của Đại đội XT1 và 4 xe K63 của Đại đội 11 do quyền đại đội trưởng Nguyễn Hồng Tư chỉ huy cùng với một đại đội BB tiến về phía Ngã tư Bảy Hiền.

Phía VNCH cho máy bay ném bom đánh phá suốt dọc đường, đồng thời đưa xe tăng, bộ binh ra ngăn chặn."
- Theo tài liệu thì VNCH đã huy động máy bay từ Tân Sơn Nhất (Phi đoàn Tinh Long số 7 với máy bay AC119K), Trà Nóc (Cần Thơ) với A37, AD6, F5 ném bom vào đội hình tiến công của quân ta, ít nhất một xe tăng của ta đã bị trúng bom nằm lại
- Ai kiểm soát bầu trời Sài Gòn ngày 30/4 ? Em tổng hợp lại từ trí nhớ của em, giờ em tìm lại các bài viết đó đều không thấy, các bác nào bổ sung hoặc phản biện lại giúp em.
Theo thoả thuận, để thuận lợi cho việc di tản, Mỹ đã kiểm soát bầu trời Sài Gòn trong các ngày đó, đặc biệt Mỹ đã điều động máy bay F-14 Tomcat, loại hiện đại nhất bấy giờ để tuần tra và đảm bảo không phận.
"Máy bay Tomcat lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Frequent Wind, chiến dịch di tản công dân Mỹ khỏi Sài Gòn, vào tháng 4 năm 1975. Các máy bay F-14A thuộc Phi đội tiêm kích 1 (VF-1) và VF-2, hoạt động từ tàu USS Enterprise, đã thực hiện các chuyến bay tuần tra chiến đấu trên không ở Nam Việt Nam để yểm trợ cho tuyến đường di tản."
Để đối phó tình huống xấu nhất, là Mỹ tham chiến trở lại, quân ta đã triển khai lập các đài quan sát ở các điểm cao xung quanh Sài Gòn như núi Dinh - Vũng Tàu, đài này báo về phát hiện máy bay không rõ chủng loại của Mỹ (F14). Ở trung tâm có một tập Catalogue về các máy bay, trong đó có cập nhật về F14. Trận địa tên lửa Sam không biết bố trí ở đâu
Về triển khai lực lượng phòng không ?
- Lực lượng Phòng không - Không quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh là lực lượng tổng hợp của cả nước được huy động tới mức cao nhất: 5 sư đoàn và 1 lữ đoàn pháo cao xạ; 2 trung đoàn tên lửa; 2 tiểu đoàn A72; 1 trung đoàn pháo ZSU-23; 1 đơn vị không quân chiến đấu; 1 đơn vị không quân vận tải; 1 tiểu đoàn rađa trinh sát.
- Bộ đội Radar có Tiểu đoàn 8 mới được tổ chức (gồm 4 đại đội) đã hành quân liên tục dọc Trường Sơn, đến đêm ngày 24/4 triển khai xong đội hình, quản lý không gian tác chiến chiến dịch, phát hiện thông báo hoạt động của không quân địch trên hướng chủ yếu.
- Trung đoàn tên lửa 263 hành quân theo đường Trường Sơn vượt bao khó khăn, gian khổ đến Lộc Ninh - Đồng Xoài, khí tài và đạn hỏng hóc nhiều, mất hơn mười ngày dồn lắp, sửa chữa và hiệu chỉnh, đến ngày 24/4 được 1 tiểu đoàn đồng bộ tốt.
Trong hồi ký của phi công phi đoàn Tinh Long, họ bị trúng A72 phóng lên từ Gò Vấp.
Em có thấy một ảnh ZSU-23 đứng cạnh dòng sông bắn A37 yểm trợ cho xe tăng tiến lên, nay tìm lại không thấy.
Hồi ký của bác sỹ Hiền
"Tối hôm trước, bác sĩ Hiền nằm trong khu nội trú bệnh viện, nghe những âm thanh hỗn độn của pháo kích dội lại từng lúc. Khoảng 6h ngày 29/4/1975, đứng trên cầu thang lộ thiên, ông thấy hai chiếc máy bay Skyraider nhào lộn thả bom ở hướng Phú Lâm - phía Nam Sài Gòn. Một vệt sáng từ dưới vút lên, chiếc phi cơ còn đang lấy độ cao thì bị trúng đạn vào đuôi, nổ tung. Không thấy dù của phi công bung ra. Chiếc thứ hai nhào xuống, tiếng bom lục bục vọng về lẫn khói đen bốc lên. Đột nhiên, một chiếc C119 bay thấp bên kia sông Hàm Tử kéo theo một vệt khói đen rồi mấy phút sau ông Hiền thấy đám khói lớn vươn lên phía quận 6 và một tiếng nổ lớn.

Đài phát thanh FM của Mỹ ở Sài Gòn vang lên tiếng nhạc I’m Dreaming of a White Christmas - dấu hiệu khởi động cuộc di tản bằng phi cơ. Điện văn cuối cùng của Sứ quán gửi đi thông điệp "Hy vọng lịch sử sẽ không bao giờ được lặp lại. Đây là Sài Gòn - Xin từ biệt". Bác sĩ Hiền và người bạn lại sang nhà anh họ, được khuyên "hai đứa ở đây đi, bây giờ ở ngoài lộn xộn lắm". Khoảng 2-3h chiều, nghe nhiều tiếng máy bay, ông ngước nhìn: "Một cảnh tượng chưa từng có: bầu trời Sài Gòn như có một đàn ong vỡ tổ". Tầng trời cao là máy bay F4 Phantom, bay ở tầng thấp là trực thăng. Vài đốm đen nổ bùng ra - đó là pháo cao xạ được bắn lên rải rác.
"
- Một câu hỏi đặt ra là Mig21 có tham chiến vào ngày 30/4 không ? Có nguồn tin cho rằng có 1 phi đội Mig 21 theo chân Phi đội quyết thắng vào đóng ở Thành Sơn, và ngày 30/4 đã bảo vệ không phận Sài Gòn, uy hiếp các máy bay từ Trà Nóc lên, khiến nhiều máy bay phải đổi hướng ra biển hoặc ra Thái--> Tin này là tin vịt chăng, vì theo nhiều ghi chép không có ghi lại, dù có nhắc là có 1 đơn vị không quân chiến đấu trực chiến ở trên. 10h 30 ngày 14/5, trước sự chờ đón của mọi người, chiếc MiG-21 số hiệu 5033 do phi công Nguyễn Văn Nghĩa điều khiển, tiếp đất an toàn trên đường băng sân bay Biên Hòa, tiếp theo là 12 chiếc còn lại của Phi đội là biên đội Mig đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn, phục vụ Bay diễu binh trên nóc Quảng trường Thống Nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

DONALD TRAMP

Xe buýt
Biển số
OF-492138
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
646
Động cơ
202,768 Mã lực
Tuổi
54
Các Cụ cho em hỏi 1 câu này, câu hỏi này em đã hỏi từ ttvnol.com, quansu.vn và cả ở OF từ 15 năm nay, nhưng chưa có được câu trả lời thực sự hợp lý:

Đây là 2 Tank T54/55 bị bắn cháy ở Lăng Cha Cả

1000075858.jpg


Có 2 điểm em thấy lạ:

1. Các số hiệu đều sơn màu vàng
Trong khi ở tất cả các xe tăng khác xuất hiện trong các ảnh màu thời điểm này ở các mũi tiến công, bao gồm cả lực lượng tiến chiếm Dinh, đều có số hiệu màu trắng
1000075860.png
1000075859.png


Điều này, có nhiều ý kiến cho là xe bị bắn cháy, màu sơn chuyển từ trắng sang vàng do bị nung nhiệt

2. Cả 2 xe bị bắn cháy đều có chữ T rất to (ở mũi xe và ở lưng tháp pháo)

Ký hiệu này không thấy xuất hiện ở bất kỳ xe tăng nào khác?

Xin ý kiến các Cụ
Theo ý kiến của cá nhân em thì trận chiến cuối cùng ở Lăng Cha Cả là tăng của quân đoàn 3 của tướng Hoàng Cầm còn tăng vào dinh Độc lập là của quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An nên vì thế mà màu sơn trên xe khác nhau chăng.
Xem lại những ảnh hy sinh và thiệt hại của bộ đội trước cửa ngõ Sài gòn thấy càng thêm đau xót. Hôm qua trong chương trình VTV1 đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày toàn thắng cũng nhắc đến các liệt sĩ này.
Kính cẩn tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh đời mình cho ngày toàn thắng 30/4/1975.
 

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
Video tư liệu lịch sử trưa ngày 30/4/1975 lồng bài hát hay quá!
Em tiếc là lúc trước có xem bản Full của Video này, giờ kiếm lại không thấy, có thể do bản quyền. Video này là bằng chứng không thể chối cãi và dấu chấm hết cho 1 Drama kéo dài gần chục năm. Tác giả Video quay lại Việt Nam hơi muộn và sững sờ khi biết về vụ Drama, công lý đến muộn nhưng vẫn được thực thi.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,529
Động cơ
947,516 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Chiều 30/4/1975, tiếng súng vẫn còn, quân GP vẫn đang lùng sục tiêu diệt các ổ đề kháng mà dân SG vẫn ô tô, xe máy, xe đạp lượn phố.
Có một cụ "thiếu niên" còn bám theo nhóm quân chiến đấu đang nã đạn để hóng; có cụ lớn đang đi honda trên đường phố còn dừng lại một tí để xem pằng pằng :))
 

XecuuhoaMan

Xe đạp
Biển số
OF-779443
Ngày cấp bằng
6/6/21
Số km
20
Động cơ
33,818 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em nói đấy .
Nói chung cách nhìn nhận của cụ là chưa được sâu, quân VNCH được đào tạo và tác chiến theo tiêu chuẩn Mỹ, cách đánh nó khác và tiêu tốn nhiều tiền cho các lực lượng phối hợp. Không nên so với cách đánh nhà nghèo ăn tiêu dè xẻn như quân mình được.
Em xin nhắc lại với các cụ !
Ngày hôm nay THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, NAM BẮC MỘT NHÀ !
đế quốc mỹ cút, chế độ cũ ngã nhào !
Nhưng sau khi thống nhất đã im tiếng súng chưa ? chưa !
Ngay ngày này 50 trước khơ me đỏ tấn công đảo thổ chu .
Ở Bảo Tàng quân chủng Phòng Không Không Quân ở đường Trường Chinh, phía góc phải giáp đường Lê Trọng Tấn có trưng bày 03 chiếc máy bay trực thăng UH1A ,phản lực cơ A37 F5 đuôi máy bay sơn quân hiệu Không Quân Nhân Dân Việt Nam. Vì sao ? Tại sao những chiếc máy bay này ở đây ?
Sau năm 1975 đến năm 1977 1978 1979 - những năm 80 có hàng nghìn sĩ quan hạ sĩ quan binh sĩ quân lực chế độ cũ Việt Nam cộng hòa cải tạo ngắn ngày trở về làm công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khi khơ me đỏ polpot tấn công biên giới tây nam, quân bành trướng đặng tiểu bình tấn công biên giới phía bắc, nhận lệnh tổng động viên của cố Chủ Tịch Nước Tôn Đức Thắng, những người công dân là cựu binh lính chế độ cũ này đã nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chiến đấu chống polpot trên chiến trường K, sử dụng những vũ khí khí tài thu dung trưng dụng chiến lợi phẩm như xe tăng thiết giáp M113 , M48 platton pháo tự hành M175mm , lựu pháo 155mm , máy bay C130 UH1A , A37 , F5 .....vv
Đã có những người cùng một chức vụ trong hai màu áo, như trên kênh youtube WinWinVietNam từng post cuốn hồi ký ' Khi Sao đã cài trên ve áo ' với nhân vật chính là Chú Tỵ trước năm 1975 là chuẩn úy tốt nghiệp trường bộ binh thủ đức, đến năm 1978 nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chiến đấu trên chiến trường K, năm 1982 nhận Hàm Thiếu Úy Quân Đội Nhân Dân Việt Nam do Đại Tướng Văn Tiến Dũng ký !
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, NAM BẮC MỘT NHÀ !
50 NĂM KỶ NIỆM 30/41975 + 30/4/2025 !
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,349
Động cơ
905,807 Mã lực
Theo ý kiến của cá nhân em thì trận chiến cuối cùng ở Lăng Cha Cả là tăng của quân đoàn 3 của tướng Hoàng Cầm còn tăng vào dinh Độc lập là của quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An nên vì thế mà màu sơn trên xe khác nhau chăng.
Xem lại những ảnh hy sinh và thiệt hại của bộ đội trước cửa ngõ Sài gòn thấy càng thêm đau xót. Hôm qua trong chương trình VTV1 đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày toàn thắng cũng nhắc đến các liệt sĩ này.
Kính cẩn tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh đời mình cho ngày toàn thắng 30/4/1975.
Em đính chính cụ là quân đoàn 3 do Thiếu tướng Vũ Lăng chỉ huy, còn Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy quân đoàn 4 đánh từ hướng Đông Bắc, gần hướng quân đoàn 2.
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
Em tiếc là lúc trước có xem bản Full của Video này, giờ kiếm lại không thấy, có thể do bản quyền. Video này là bằng chứng không thể chối cãi và dấu chấm hết cho 1 Drama kéo dài gần chục năm. Tác giả Video quay lại Việt Nam hơi muộn và sững sờ khi biết về vụ Drama, công lý đến muộn nhưng vẫn được thực thi.
Tác giả video xe 843-390 ở cổng dinh ĐL là Neil Brian Davis, nhà quay phim người Australia, năm 1975 ông làm việc cho NBC. Ông mất khi quay phim đảo chính ở Thái Lan năm 1985. Sau 1975 đến lúc mất ông chưa quay lại VN.
Trưa 30/4/1975, từ thềm dinh ĐL, ông quay được cảnh 2 xe tăng 843 và 390 tiến đến cổng dinh. Tuy nhiên vì sợ bị nhầm là đang cầm súng chống tăng nên ông đặt máy xuống. Một lúc sau mới cầm máy quay tiếp cảnh chiếc xe lội nước PT76 tông cổng dinh tung sang một bên, trước đó cổng bị xe 390 phá bung ra nhưng chưa rơi hẳn.

Ảnh do nữ nhà báo Francoise Demulder chụp khi xe 843-390 vào dinh ĐL, Neil Davis lúc đó ngồi xuống, bỏ máy quay sang một bên, lúc này cổng dinh ĐL chưa rơi xuống.
1745982167071.png

1745982190456.png
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,206
Động cơ
540,938 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em xin nhắc lại với các cụ !
Ngày hôm nay THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, NAM BẮC MỘT NHÀ !
đế quốc mỹ cút, chế độ cũ ngã nhào !
Nhưng sau khi thống nhất đã im tiếng súng chưa ? chưa !
Ngay ngày này 50 trước khơ me đỏ tấn công đảo thổ chu .
Ở Bảo Tàng quân chủng Phòng Không Không Quân ở đường Trường Chinh, phía góc phải giáp đường Lê Trọng Tấn có trưng bày 03 chiếc máy bay trực thăng UH1A ,phản lực cơ A37 F5 đuôi máy bay sơn quân hiệu Không Quân Nhân Dân Việt Nam. Vì sao ? Tại sao những chiếc máy bay này ở đây ?
Sau năm 1975 đến năm 1977 1978 1979 - những năm 80 có hàng nghìn sĩ quan hạ sĩ quan binh sĩ quân lực chế độ cũ Việt Nam cộng hòa cải tạo ngắn ngày trở về làm công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, khi khơ me đỏ polpot tấn công biên giới tây nam, quân bành trướng đặng tiểu bình tấn công biên giới phía bắc, nhận lệnh tổng động viên của cố Chủ Tịch Nước Tôn Đức Thắng, những người công dân là cựu binh lính chế độ cũ này đã nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chiến đấu chống polpot trên chiến trường K, sử dụng những vũ khí khí tài thu dung trưng dụng chiến lợi phẩm như xe tăng thiết giáp M113 , M48 platton pháo tự hành M175mm , lựu pháo 155mm , máy bay C130 UH1A , A37 , F5 .....vv
Đã có những người cùng một chức vụ trong hai màu áo, như trên kênh youtube WinWinVietNam từng post cuốn hồi ký ' Khi Sao đã cài trên ve áo ' với nhân vật chính là Chú Tỵ trước năm 1975 là chuẩn úy tốt nghiệp trường bộ binh thủ đức, đến năm 1978 nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chiến đấu trên chiến trường K, năm 1982 nhận Hàm Thiếu Úy Quân Đội Nhân Dân Việt Nam do Đại Tướng Văn Tiến Dũng ký !
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, NAM BẮC MỘT NHÀ !
50 NĂM KỶ NIỆM 30/41975 + 30/4/2025 !
Cụ phí lời với bóng ma ducang làm gì
 

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
Tác giả video xe 843-390 ở cổng dinh ĐL là Neil Brian Davis, nhà quay phim người Australia, năm 1975 ông làm việc cho NBC. Ông mất khi quay phim đảo chính ở Thái Lan năm 1985. Sau 1975 đến lúc mất ông chưa quay lại VN.
Trưa 30/4/1975, từ thềm dinh ĐL, ông quay được cảnh 2 xe tăng 843 và 390 tiến đến cổng dinh. Tuy nhiên vì sợ bị nhầm là đang cầm súng chống tăng nên ông đặt máy xuống. Một lúc sau mới cầm máy quay tiếp cảnh chiếc xe lội nước PT76 tông cổng dinh tung sang một bên, trước đó cổng bị xe 390 phá bung ra nhưng chưa rơi hẳn.

Ảnh do nữ nhà báo Francoise Demulder chụp khi xe 843-390 vào dinh ĐL, Neil Davis lúc đó ngồi xuống, bỏ máy quay sang một bên, lúc này cổng dinh ĐL chưa rơi xuống.
View attachment 9101248
View attachment 9101250
Để em suy nghĩ lại, bản Full là từ lúc bắt đầu, xe 843 húc mấy lần mà không đổ cổng, xong bị kẹt, ko phải góc quay chính diện này mà ở thân xe, có luôn cảnh 390 húc đổ cổng luôn.
Hic, sau một hồi xem xét thì có lẽ em xem cái Video tổng hợp của một cụ nào đó rồi, trong đó có quay cảnh bà F. De Munder tìm đến nhà thành viên kíp xe tăng 390, cho xem những bức ảnh mà bà chụp trong ngày 30/4/1975. Sau cuộc gặp, bà Munder tặng mỗi cựu thành viên kíp xe tăng 390 một bộ ảnh làm kỷ niệm.
Cho các bác nào chưa biết về Drama này
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
Theo ý kiến của cá nhân em thì trận chiến cuối cùng ở Lăng Cha Cả là tăng của quân đoàn 3 của tướng Hoàng Cầm còn tăng vào dinh Độc lập là của quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An nên vì thế mà màu sơn trên xe khác nhau chăng.
Xem lại những ảnh hy sinh và thiệt hại của bộ đội trước cửa ngõ Sài gòn thấy càng thêm đau xót. Hôm qua trong chương trình VTV1 đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày toàn thắng cũng nhắc đến các liệt sĩ này.
Kính cẩn tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh đời mình cho ngày toàn thắng 30/4/1975.
Tăng đánh Tân Sơn Nhất của quân đoàn 3 của tướng Vũ Lăng. Đa số tăng thuộc lữ đoàn 273, trong đó có khá nhiều xe chiến lợi phẩm M41, M48, M113. Trước khi tham gia chiến dịch HCM các xe được sơn sửa lại để không nhầm với xe địch. Do vậy em cũng nghĩ số hiệu sơn màu vàng và chữ T trước mũi xuất hiện trong giai đoạn này.

Tướng Hoàng Cầm chỉ huy quân đoàn 4 đánh Biên Hòa trước khi vào Sài Gòn. Hướng này địch kháng cự rất mạnh, phá nhiều cầu nên xe tăng không qua được. Cuối cùng quân đoàn 4 phải vòng trở lại xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa và vào Sài Gòn sau đội hình quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An.
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
Để em suy nghĩ lại, bản Full là từ lúc bắt đầu, xe 843 húc mấy lần mà không đổ cổng, xong bị kẹt, ko phải góc quay chính diện này mà ở thân xe, có luôn cảnh 390 húc đổ cổng luôn.
Hic, sau một hồi xem xét thì có lẽ em xem cái Video tổng hợp của một cụ nào đó rồi, trong đó có quay cảnh bà F. De Munder tìm đến nhà thành viên kíp xe tăng 390, cho xem những bức ảnh mà bà chụp trong ngày 30/4/1975. Sau cuộc gặp, bà Munder tặng mỗi cựu thành viên kíp xe tăng 390 một bộ ảnh làm kỷ niệm.
Cho các bác nào chưa biết về Drama này
Bà người Pháp chỉ chụp ảnh thôi, không quay phim đâu cụ. Drama là do báo chí VN sau này hùa nhau tạo nên, chứ trong tài liệu chính thức của quân đội họ ghi chép rất rõ từ lâu rồi.
1745983709997.png
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,629
Động cơ
471,807 Mã lực
Các Cụ cho em hỏi 1 câu này, câu hỏi này em đã hỏi từ ttvnol.com, quansu.vn và cả ở OF từ 15 năm nay, nhưng chưa có được câu trả lời thực sự hợp lý:

Đây là 2 Tank T54/55 bị bắn cháy ở Lăng Cha Cả

1000075858.jpg


Có 2 điểm em thấy lạ:

1. Các số hiệu đều sơn màu vàng
Trong khi ở tất cả các xe tăng khác xuất hiện trong các ảnh màu thời điểm này ở các mũi tiến công, bao gồm cả lực lượng tiến chiếm Dinh, đều có số hiệu màu trắng
1000075860.png
1000075859.png


Điều này, có nhiều ý kiến cho là xe bị bắn cháy, màu sơn chuyển từ trắng sang vàng do bị nung nhiệt

2. Cả 2 xe bị bắn cháy đều có chữ T rất to (ở mũi xe và ở lưng tháp pháo)

Ký hiệu này không thấy xuất hiện ở bất kỳ xe tăng nào khác?

Xin ý kiến các Cụ
Các xe tăng mũi này là của đại đội 2, lữ tăng 273 với các xe 3xx. Ngày 29.4 được bổ sung 3 xe t54b 808, 815 và 818. Các xe này đều có cờ đỏ sao vàng, số hiệu sơn màu vàng khác với các xe khác cờ đỏ xanh, chữ trắng. Khả năng các xe này được điều gấp từ miền bắc bổ sung thay thế nên chưa kịp thay màu cờ và màu số hiệu ! Riêng chữ T đầu xe thì theo các cự chiến binh kể lại là chữ tắt của E trưởng E24 phối thuộc tên là Tài để phân biệt.
 
Chỉnh sửa cuối:

langriser

Xe tăng
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,631
Động cơ
640,022 Mã lực
Bà người Pháp chỉ chụp ảnh thôi, không quay phim đâu cụ. Drama là do báo chí VN sau này hùa nhau tạo nên, chứ trong tài liệu chính thức của quân đội họ ghi chép rất rõ từ lâu rồi.
View attachment 9101275
Vụ 843 húc cổng phụ xong bị kẹt thì nhiều người không biết lắm. Và em nhớ nhiều tài liệu ghi 843 mới là chiếc đầu tiên, có liên quan tới việc 390 là hàng Trung Quốc và đại đội trưởng Bùi Quang Thận. Thời đó cũng ầm ĩ vụ này 1 hồi, đi minh oan cho 390. Có Clip Full, em vẫn nhớ cảnh 843 húc mấy lần ở cổng phụ mà không đổ nên đại đội trưởng Bùi Quang Thận mới nhảy xuống.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top