[Funland] Tìm hiểu về Chỉ - Sắc - Dụ

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
Xem phim cổ trang hay về thời phong kiến em thường thấy những câu "Thánh Chỉ tới", "Hoàng Thượng có chỉ", "Thái Hậu có chỉ" hoặc "Hoàng Thái Hậu đã mật chỉ". Vậy còn Sắc và Dụ thì như thế nào nhỉ?. Trong 3 cái này cái nào to nhất về quyền ra lệnh hoặc áp đặt thuộc cấp buộc phải tuân theo hoặc làm theo?.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
9,077
Động cơ
577,319 Mã lực
Không cái nào to bằng bút phê ạ
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,909
Động cơ
295,036 Mã lực
Tửu sắc thì e còn biết tý, chỉ trỏ chỉ sắc thì e chịu chết, từ bé đến giờ có dc ở trong cung ngày nào đâu. Dụ với đụ thì càng mù tịt vì e vốn trong sáng lành mạnh. Cái này phải hỏi mấy ô chã nick xanh đỏ ấy
 

Blacksea99

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-28888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
888
Động cơ
1,959,710 Mã lực
Theo em là thế này:
- Chỉ: giống như quyết định bây giờ, bắt buộc tuân theo
- Sắc: là loại văn bản dùng khi ban tặng, thưởng cho người có công
- Dụ: đại loại như một loại thông báo

Ơ, mà cụ có code kiếc gì kg thế? :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Xem phim cổ trang hay về thời phong kiến em thường thấy những câu "Thánh Chỉ tới", "Hoàng Thượng có chỉ", "Thái Hậu có chỉ" hoặc "Hoàng Thái Hậu đã mật chỉ". Vậy còn Sắc và Dụ thì như thế nào nhỉ?. Trong 3 cái này cái nào to nhất về quyền ra lệnh hoặc áp đặt thuộc cấp buộc phải tuân theo hoặc làm theo?.
Ví dụ về văn bản triều Nguyễn.

1. CHIẾU: Là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, để dùng vào các mục đích tuyên bố với toàn dân về một chủ trương, một quyết sách hoặc quan điểm của hoàng đế về một vấn đề quan trọng liên quan đến trị nước. Ví dụ: Chiếu Cần Vương.

2. CHỈ: là loại văn bản do hoàng đế ban hành dùng để giải quyết những vấn đề thường nhật trong hoạt động quản lý; hoặc chuẩn y lời tấu trình của cấp dưới; hoặc để ban tước, định phẩm hàm cho quan lại.

3. DỤ: là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế dùng để khuyên bảo, răn dạy thần dân, ra lệnh thi hành hoặc đề ra các quy định mang tính pháp quy. Dụ có thể là những lời khuyên dạy, chỉ thị bằng miệng (khẩu dụ).

4. CHẾ: là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, thái hoàng thái hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái tử.

5. SẮC: là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, được sử dụng vào mục đích như: ra lệnh cho các nha môn và thần dân thực hiện các nhiệm vụ công tác hoặc công việc cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; điều chuyển...
 

Culay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-470769
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
2,081
Động cơ
216,682 Mã lực
Chỉ là khẩu dụ thì dù có Bao Công sống lại cũng chả làm gì nổi bố con nhà thằng X
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
24,958
Động cơ
622,256 Mã lực
Theo em là thế này:
- Chỉ: giống như quyết định bây giờ, bắt buộc tuân theo
- Sắc: là loại văn bản dùng khi ban tặng, thưởng cho người có công
- Dụ: đại loại như một loại thông báo

Ơ, mà cụ có code kiếc gì kg thế? :)
em cũng nghĩ như cụ , nhưng dụ là hay làm dại lắm, mà dụ dại thì ... em hóng :D
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
Ví dụ về văn bản triều Nguyễn.

1. CHIẾU: Là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, để dùng vào các mục đích tuyên bố với toàn dân về một chủ trương, một quyết sách hoặc quan điểm của hoàng đế về một vấn đề quan trọng liên quan đến trị nước. Ví dụ: Chiếu Cần Vương.

2. CHỈ: là loại văn bản do hoàng đế ban hành dùng để giải quyết những vấn đề thường nhật trong hoạt động quản lý; hoặc chuẩn y lời tấu trình của cấp dưới; hoặc để ban tước, định phẩm hàm cho quan lại.

3. DỤ: là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế dùng để khuyên bảo, răn dạy thần dân, ra lệnh thi hành hoặc đề ra các quy định mang tính pháp quy. Dụ có thể là những lời khuyên dạy, chỉ thị bằng miệng (khẩu dụ).

4. CHẾ: là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, thái hoàng thái hậu, hoàng thái hậu, hoàng thái tử.

5. SẮC: là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, được sử dụng vào mục đích như: ra lệnh cho các nha môn và thần dân thực hiện các nhiệm vụ công tác hoặc công việc cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; điều chuyển...
Vậy Chiếu là to nhất và Dụ chỉ đứng dưới Chỉ,to hơn Sắc. Sắc đứng bét hở bác?.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Vậy Chiếu là to nhất và Dụ chỉ đứng dưới Chỉ,to hơn Sắc. Sắc đứng bét hở bác?.
CHIẾU là to nhất.
CHỈ và DỤ ngang nhau, nhưng CHỈ là văn bản, còn DỤ có thể là lệnh miệng. Đối tượng thi hành của CHỈ và DỤ là quan lại.
SẮC giống như CHỈ, nhưng đối tượng thi hành gồm cả quan lại và dân chúng.

CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC là ngang nhau, chỉ có đối tượng áp dụng là khác nhau.
Ví dụ Hoàng đế ra lệnh cho quan thượng thư, là ban CHỈ.
Nhưng Hoàng đế ra lệnh cho bô lão của một làng nào đó, gọi là ban SẮC.
 

bát quái

Xe tăng
Biển số
OF-519564
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
1,032
Động cơ
184,907 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
chân trời-góc bể
Theo em là thế này:
- Chỉ: giống như quyết định bây giờ, bắt buộc tuân theo
- Sắc: là loại văn bản dùng khi ban tặng, thưởng cho người có công
- Dụ: đại loại như một loại thông báo

Ơ, mà cụ có code kiếc gì kg thế? :)
cụ này trên thông kinh mạch dưới tường ngõ nghách. chuẩn đới. :))
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,300
Động cơ
204,553 Mã lực
Xem phim cổ trang hay về thời phong kiến em thường thấy những câu "Thánh Chỉ tới", "Hoàng Thượng có chỉ", "Thái Hậu có chỉ" hoặc "Hoàng Thái Hậu đã mật chỉ". Vậy còn Sắc và Dụ thì như thế nào nhỉ?. Trong 3 cái này cái nào to nhất về quyền ra lệnh hoặc áp đặt thuộc cấp buộc phải tuân theo hoặc làm theo?.
Ký nháy nhé
 

Musketeer

Xe buýt
Biển số
OF-598587
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
660
Động cơ
50,725 Mã lực
Nơi ở
Giữa sông
Xem phim cổ trang hay về thời phong kiến em thường thấy những câu "Thánh Chỉ tới", "Hoàng Thượng có chỉ", "Thái Hậu có chỉ" hoặc "Hoàng Thái Hậu đã mật chỉ". Vậy còn Sắc và Dụ thì như thế nào nhỉ?. Trong 3 cái này cái nào to nhất về quyền ra lệnh hoặc áp đặt thuộc cấp buộc phải tuân theo hoặc làm theo?.
Lão cứ hiểu nôm na là Chỉ là văn bản công khai chỉ đạo, Sắc là văn bản công khai phong tặng, Dụ là văn bản riêng cho đối tượng nào đó - không công khai, đôi khi Dụ được truyền đạt qua người thân cận, không muốn quá nhiều người biết, truyền đạt lại đại ý - khẩu dụ, mật dụ thì thêm cái bí mật vào thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Cơ sở để Hoàng đế triều Nguyễn ban CHIẾU - CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC:

1. TẤU: là hình thức văn bản mà Thái tử, quan lại cấp cao, sử dụng để tâu bày lên Hoàng đế các vấn đề, sự việc có liên quan, nêu kiến nghị để Hoàng đế xem xét, phê duyệt.

2. PHIẾN: là tờ trình ngắn, tóm tắt nội dung tập tâu trình mà các nha môn sử dụng đính kèm với tập tâu trình, để Hoàng đế tiện nắm bắt vấn đề.

3. PHÚC: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để đáp lại những vấn đề mà Hoàng đế hỏi hoặc yêu cầu phải trả lời.

4. KHẢI: là hình thức văn bản của các nha môn trình lên Thái tử để báo cáo tình hình hoặc kiến nghị, đề nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thái tử. KHẢI có chức năng như TẤU, sau đó Thái tử TẤU lên Hoàng đế.

5. BIỂU: là hình thức văn bản của các quan lại, thần dân dùng để tạ ơn, tạ lỗi với Hoàng đế.

6. BẨM: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để tâu bày lên cấp trên, rồi cấp trên TẤU lên Hoàng đế.
 

nemesian

Xe buýt
Biển số
OF-187652
Ngày cấp bằng
31/3/13
Số km
930
Động cơ
1,892,304 Mã lực
Có phải là Thái thượng hoàng vừa ra chỉ dụ mới cho đám Đồ Rê Mi Pha không ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top