[Funland] Tìm hiểu về sự khác nhau trong văn hoá ma chay ở miền Bắc và miền Nam

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,895
Động cơ
389,993 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Cháu được chứng kiến đám ma ở nhiều vùng miền do hay đi lại. Tuy nhiên chỉ chứng kiến trong thời gian ngắn nên cảm nhận giống thầy bói xem voi, cháu xin phép báo cáo lại việc cháu chứng kiến thế này:
1/- Đám ma trên Mèo Vạc - của người Mông: Cháu thấy người ta phúng viếng bằng bò, khi hỏi thì biết mọi con bò mang đến đều thit hết dù không dùng hết thịt cho đám ma, người chết đến bữa được bón cơm, điều này rất kinh khủng nếu chúng ta không cùng văn hóa và đứng ngoài nhìn vào về sự mất vệ sinh. Có những gia đình có vai vế trong cộng đồng, 1 đám ma có khi mổ tới vài chục con bò, đến mức chính quyền xuất hiện để can thiệp việc mổ. Hậu đam ma chính là việc đi trả nợ số bò đã nhận đó quả là 1 gánh nặng.
2/- Đám ma trong SG cạnh khách sạn cháu ở: Cháu thấy lạ nhất là người chuyển giới xuất hiện, ăn mặc như ngoài bãi tắm, điều kì lạ hơn là họ không phản ứng lại việc sàm sỡ của đám khách. Thực sự cháu bị sốc về sự khác nhau ở miền bắc. Cháu cũng hỏi thì mọi người bảo là đám chuyển giới ấy họ tự đến, họ hỗ trợ cho đám tang và họ được tiền bo cho chính việc họ làm, ngay cả việc bị quấy rối.
3/-Đam ma ở Bình Định: cháu thấy phần lễ, tế rất hay, đoàn phụ trách tế bài bản như một lễ hội văn hóa. sự kiện này cháu chỉ lướt qua nên không nắm được nhiều, cảm nhận là nghi lễ nặng quá, tốn kém .
4/-Đám ma trên Thái Nguyên: Cháu đi viếng đám ma, thủ tục viếng vừa xong thì ban tổ chức đã xếp vào ăn uống, nơi ăn uống là vườn nhãn sau nhà, linh đình không hề kém đám cưới... cháu không ăn được vì ngay bên cạnh là khóc lóc, tiếng kèn inh ỏi... và ruồi bay kinh khủng.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,352
Động cơ
95,944 Mã lực
Tuổi
50
À mộ vô chủ thì mình không nói, vì sau chiến tranh nhiều người chết không biết xác ở đâu.
Ý em là nếu chôn người nhà ngoài nghĩa trang thì không sao, còn chôn ở vườn nhà thì khi bị vào diện quy hoạch thì phần mộ bị đào đi.
Nhưng mà bác kia có giải thích thêm là cho vào khối bê tông chắc chắn mà còn xây nổi nữa thì chắc là giống các phần mộ ốp lăng ở nghĩa trang rồi chăng
Quê nội tôi ở miền Tây Nam Bộ, các cô, chú ruột đều được ông nội chia 4-5 ha/người. Đến đời anh, em họ của tôi mỗi người cũng được 1 ha/người.

Nên các cô, chú tôi khi chết đều chôn ngoài ruộng của họ. Mộ khoảng năm 80 trở về trước là đào đất, đặt quan tài xuống, rồi lấp đất, xây mộ bằng xi mặng ở trên. Chôn kiểu này thì đến mùa mưa, ruộng ngập nước thì chắc chắn trong mộ có nước. Nhưng không hiểu sao mộ không bị sụp.

Ông bà nội tôi và 1 số cô, chú chết sau năm 1980 thì chôn trong vườn nhà, hoặc chôn ngoài ruộng. Xây kim tĩnh giống như 1 cái bể, đặt quan tài vào trong kim tĩnh, rồi đặt 1 tấm beton lên mặt kim tĩnh, bôi xi măng rồi đặt bia mộ lên trên và trang trí xung quanh.

Quê tôi là vùng nông thôn 100% nên không ai thuê kèn Tây, cũng không ai thuê bede về hát. Trong miền Tây, đám tang để 3 ngày, không thấy chính quyền hoặc làng xã đến yêu cầu chôn sớm trong 24 giờ giống như ở nông thôn miền Bắc.

Đặc biệt là miền Nam nói chung và quê tôi nói riêng, khi gia đình ai có đám tang thì chỉ người thân ruột thịt đeo tang. Thí dụ như bố tôi chết, thì chỉ tôi và em ruột và mẹ tôi để tang, các cô chú và anh em họ tôi không ai đeo tang trong đám ma.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,352
Động cơ
95,944 Mã lực
Tuổi
50
Cháu được chứng kiến đám ma ở nhiều vùng miền do hay đi lại. Tuy nhiên chỉ chứng kiến trong thời gian ngắn nên cảm nhận giống thầy bói xem voi, cháu xin phép báo cáo lại việc cháu chứng kiến thế này:
1/- Đám ma trên Mèo Vạc - của người Mông: Cháu thấy người ta phúng viếng bằng bò, khi hỏi thì biết mọi con bò mang đến đều thit hết dù không dùng hết thịt cho đám ma, người chết đến bữa được bón cơm, điều này rất kinh khủng nếu chúng ta không cùng văn hóa và đứng ngoài nhìn vào về sự mất vệ sinh. Có những gia đình có vai vế trong cộng đồng, 1 đám ma có khi mổ tới vài chục con bò, đến mức chính quyền xuất hiện để can thiệp việc mổ. Hậu đam ma chính là việc đi trả nợ số bò đã nhận đó quả là 1 gánh nặng.
2/- Đám ma trong SG cạnh khách sạn cháu ở: Cháu thấy lạ nhất là người chuyển giới xuất hiện, ăn mặc như ngoài bãi tắm, điều kì lạ hơn là họ không phản ứng lại việc sàm sỡ của đám khách. Thực sự cháu bị sốc về sự khác nhau ở miền bắc. Cháu cũng hỏi thì mọi người bảo là đám chuyển giới ấy họ tự đến, họ hỗ trợ cho đám tang và họ được tiền bo cho chính việc họ làm, ngay cả việc bị quấy rối.
3/-Đam ma ở Bình Định: cháu thấy phần lễ, tế rất hay, đoàn phụ trách tế bài bản như một lễ hội văn hóa. sự kiện này cháu chỉ lướt qua nên không nắm được nhiều, cảm nhận là nghi lễ nặng quá, tốn kém .
4/-Đám ma trên Thái Nguyên: Cháu đi viếng đám ma, thủ tục viếng vừa xong thì ban tổ chức đã xếp vào ăn uống, nơi ăn uống là vườn nhãn sau nhà, linh đình không hề kém đám cưới... cháu không ăn được vì ngay bên cạnh là khóc lóc, tiếng kèn inh ỏi... và ruồi bay kinh khủng.
Việc có bede hát trong đám ma có 3 vấn đề:

1/ Chỉ những gia đình lao động chân tay, gia đình học vấn thấp, hoặc gia đình có mối liên quan đến dân XH mới thuê bede.

2/ Bede hát trong đám ma chỉ phổ biến ở các vùng đô thì, nông thôn ít có.

3/ Bede đến hát đám ma, do tự nguyện. A/Mục đích là kiếm tiền qua việc ca hát. B/ Hoặc họ được thỏa mãn việc mặc quần áo, son phấn, và ca hát đúng con người thật của họ và không phải vì tiền. Nhiều khi gia đình có đám ma chỉ cần 1 nồi cháo gà và vài lít rượu là bede đồng ý hát rồi. Khách đến đám tang cho bao nhiêu thì cho.

Xem bede hát đám tang rất vui, họ hát hay, múa đẹp, làm xiếc .... Ngày tôi còn bé (những năm 80) khi nghe nói trong xóm có đám tang, thì câu hỏi đầu tiên là "hôm nay có bede không" chứ không phải là hôm nay ai chết =))=))=))
 

techcombak

Xe buýt
Biển số
OF-86131
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
675
Động cơ
415,622 Mã lực
Người quen e mới mất trong HCM mà thấy tốn kém quá. Nhà gửi Tro trên chùa mà nhà chùa thu tiền cúng 35, 49 và 100 ngày khoảng 70tr. Cúng thấy mời tăng ni đến tụng đông lắm, tụng xong ăn chay luôn tại chùa. Nhưng quả thật làm lễ xong trả tiền thấy tốn kém quá.
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Vậy tóm lại là Mợ muốn tìm hiểu về PHONG TỤC, TẬP QUÁN MA CHAY hay là các quan điểm quan niệm về SỐNG, CHẾT VÀ TÂM LINH?

Hai cái này nghe và với người hời hợt thì sẽ thấy có vẻ giống nhau, nhưng đó là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, có liên quan, tương tác đến nhau

Mợ ở topic này muốn tìm hiểu về cái nào?

Với tên của topic
Tìm hiểu về sự khác nhau trong văn hoá ma chay ở miền Bắc và miền Nam
thì Mợ cần làm rõ hơn:
1/ Miền Bắc bao gồm những tỉnh nào? Có bao gồm Bắc Trung Bộ không?
2/ Miền Nam bao gồm những tỉnh nào? Có bao gồm Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không?
3/ Văn hóa ma chay ở các vùng Mợ đề cập là chỉ của dân tộc Kinh hay bao gồm cả các dân tộc khác?

Đặt 1 Topic Tìm hiểu thì Mợ cần có phạm vi, đối tượng rõ ràng, không hời hợt
Dạ, em muốn tìm hiểu thêm về phong tục tập quán ma chay, ban đầu là 2 miền Nam Bắc, giờ các bác vạch ra cho thế này, em lại muốn tìm hiểu rạch ròi từng vùng miền địa phương khác nhau.

Về phần Miền bắc các tỉnh nào, miền Nam các tỉnh nào hay văn hoá của riêng dân tộc nào, thì thực tình ban đầu em cũng không nghĩ tới, nên trong phần bài viết không ghi rõ và cụ thể chi tiết. Em tò mò lên hỏi để tham khảo thêm nếu bác nào có nhiều thông tin về phong tục ma chay chia sẻ ạ. Ban đầu em chỉ nghĩ đến sự khác nhau của miền Bắc là khóc thương, còn miền Nam là múa hát ăn nhậu khi làm tang lễ.

Sau khi hỏi thì được nhiều bác bổ sung thêm thông tin về cả chôn cất, sống chết và tâm linh, nên từ 1 câu hỏi lại mở ra nhiều khía cạnh khác và nảy sinh thêm nhiều câu hỏi khác thôi ạ.

Em thì cứ có cái gì là em lại tìm hiểu thêm cái đó ạ, vì đôi khi mình chỉ nghĩ đến 1 vấn đề, nhưng khi đưa ra bàn luận lại ngộ ra nhiều vấn đề khác xung quanh, như thế ta triển khai được nhiều thứ hơn và mở rộng hơn về kiến thức bổ sung cho vấn đề là 1 cái hay ạ. ^^
Bác thông cảm, tính em hay hỏi, cứ có gì xoay quanh là em hỏi hết nên thành ra nội dung nó cứ đi hết từ cái nọ sang cái kia
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Vì người miền Nam hay có thân nhân bên nước ngoài nên để lâu là chờ con cái về nhìn lần cuối. Như gia đình kế em có 10 người con ở Mỹ nên chờ được 5/10 người về cũng mất mấy ngày. Nhà em năm đó cũng kêu người nhà về nhưng do họ trả lời ngay là kg về được tháng đó nên thôi. Chứ không chắc cũng 5 ngày là ít.
Em cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin ạ
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Theo hiểu biết của nhà cháu Nam hay Bắc các thủ tục tang ma đều làm theo Thọ Mai Gia Lễ tuần tự theo các bước sau :
1. Lễ mộc dục: (tắm gội)
2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:
Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiêc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng
3. Lễ phạn hàm:
Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng
4. Lễ khâm liệm nhập quan:
5. Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan)
Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.
6. Lễ thành phục: Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng.
7 . Nếu người chết là cựu quân nhân thì sau bước này là Phủ quân kỳ...
Được dự nhiều lễ tang vùng ven Sài Gòn nhà cháu thấy những dịch vụ (Trại hòm ) quá tốt. Đầu tiên là ông Chấp sự ( Điều hành nghi thức ) Sau đến ông Thầy Cúng và Sư họ hướng dẫn gia chủ những nghi lễ cần thiết bao gồm cả xem xét ngày giờ phát tang khâm liệm hay lễ cúng hàng ngày cần gì. Sau đó là những lễ viếng hay đáp từ của các đoàn khách viếng . Điều đặc biệt nhất khác miền bắc đó là thay vì các điệu kèn thờ ai oán tiếng gào khóc để chứng tỏ hiếu đễ với người đã khuất hay khóc có bài có vở của đám khóc mướn mỗi khi gia chủ thả tiền thướng làm đám ma thêm rầu rĩ thê lương thậm chí khóc nhiều quá hay xúc động quá bị tăng xông ( Do vậy đám nào cũng phải có bộ phận y tế sẵn sàng ) Người Nam bị ảnh hưởng tích cực của Phật Giáo nguyên thủy và Công giáo nên họ coi cái chết là chuyện rời cõi tạm sang thế giới khác không nên khóc thương ai oán để níu chân vong hồn .Mà chỉ cử hành Hồn tử sĩ hay các ca khúc về nghĩa mẹ , tình cha hay Cát bụi , Một cõi đi về , Đóa hoa vô thường ....của NS TCS
Về trang phục đám tang cả bắc lẫn nam cũng có hai trường phái là thọ mai kiểu Phúc Kiến hay thọ mai Quảng đông phân biệt bằng cách ăn mặc chít khăn mũ mấm thậm chí cả các chấm trước khăn chấm đỏ ( Cháu nội ) chấm xanh ( Cháu ngoại) Con Trai khăn vấn hoặc Mũ mấm mặc áo xô thắt lưng bằng dây gai chống gậy .... Nói tóm lại nhiều thứ lắm nhà cháu có việc phải ra ngoài đã...Hầu chuyện CCCM sau ạ .
Em cảm ơn bác, nhiều thông tin bổ ích quá.
Em cũng không nắm rõ các thủ tục trong nghi lễ làm tang, trước bố em mất em chỉ biết ngồi khóc, em nhớ là họ còn để chậu nước dưới gầm giường nữa, cái này hồi em hỏi thì có được nói là in bóng hay gì gì đấy, em không rõ, bác có biết về nghi thức này không ạ?
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Cháu được chứng kiến đám ma ở nhiều vùng miền do hay đi lại. Tuy nhiên chỉ chứng kiến trong thời gian ngắn nên cảm nhận giống thầy bói xem voi, cháu xin phép báo cáo lại việc cháu chứng kiến thế này:
1/- Đám ma trên Mèo Vạc - của người Mông: Cháu thấy người ta phúng viếng bằng bò, khi hỏi thì biết mọi con bò mang đến đều thit hết dù không dùng hết thịt cho đám ma, người chết đến bữa được bón cơm, điều này rất kinh khủng nếu chúng ta không cùng văn hóa và đứng ngoài nhìn vào về sự mất vệ sinh. Có những gia đình có vai vế trong cộng đồng, 1 đám ma có khi mổ tới vài chục con bò, đến mức chính quyền xuất hiện để can thiệp việc mổ. Hậu đam ma chính là việc đi trả nợ số bò đã nhận đó quả là 1 gánh nặng.
2/- Đám ma trong SG cạnh khách sạn cháu ở: Cháu thấy lạ nhất là người chuyển giới xuất hiện, ăn mặc như ngoài bãi tắm, điều kì lạ hơn là họ không phản ứng lại việc sàm sỡ của đám khách. Thực sự cháu bị sốc về sự khác nhau ở miền bắc. Cháu cũng hỏi thì mọi người bảo là đám chuyển giới ấy họ tự đến, họ hỗ trợ cho đám tang và họ được tiền bo cho chính việc họ làm, ngay cả việc bị quấy rối.
3/-Đam ma ở Bình Định: cháu thấy phần lễ, tế rất hay, đoàn phụ trách tế bài bản như một lễ hội văn hóa. sự kiện này cháu chỉ lướt qua nên không nắm được nhiều, cảm nhận là nghi lễ nặng quá, tốn kém .
4/-Đám ma trên Thái Nguyên: Cháu đi viếng đám ma, thủ tục viếng vừa xong thì ban tổ chức đã xếp vào ăn uống, nơi ăn uống là vườn nhãn sau nhà, linh đình không hề kém đám cưới... cháu không ăn được vì ngay bên cạnh là khóc lóc, tiếng kèn inh ỏi... và ruồi bay kinh khủng.
Cảm ơn bác nhiều thông tin hay quá.
Cái tục bón cơm trên Mèo Vạc cũng lạ bác nhở. Trước em vào Tây Nguyên du lịch được cho đi thăm nghĩa trang ở đó, mỗi mộ có 1 cái lỗ ở phía đầu mộ, trong 49 ngày, người nhà mang cơm ra đấy đổ các bữa cho người đã khuất, nhưng cái vụ mất rồi mà vẫn bón vào miệng thì nay em mới được nghe
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Quê nội tôi ở miền Tây Nam Bộ, các cô, chú ruột đều được ông nội chia 4-5 ha/người. Đến đời anh, em họ của tôi mỗi người cũng được 1 ha/người.

Nên các cô, chú tôi khi chết đều chôn ngoài ruộng của họ. Mộ khoảng năm 80 trở về trước là đào đất, đặt quan tài xuống, rồi lấp đất, xây mộ bằng xi mặng ở trên. Chôn kiểu này thì đến mùa mưa, ruộng ngập nước thì chắc chắn trong mộ có nước. Nhưng không hiểu sao mộ không bị sụp.

Ông bà nội tôi và 1 số cô, chú chết sau năm 1980 thì chôn trong vườn nhà, hoặc chôn ngoài ruộng. Xây kim tĩnh giống như 1 cái bể, đặt quan tài vào trong kim tĩnh, rồi đặt 1 tấm beton lên mặt kim tĩnh, bôi xi măng rồi đặt bia mộ lên trên và trang trí xung quanh.

Quê tôi là vùng nông thôn 100% nên không ai thuê kèn Tây, cũng không ai thuê bede về hát. Trong miền Tây, đám tang để 3 ngày, không thấy chính quyền hoặc làng xã đến yêu cầu chôn sớm trong 24 giờ giống như ở nông thôn miền Bắc.

Đặc biệt là miền Nam nói chung và quê tôi nói riêng, khi gia đình ai có đám tang thì chỉ người thân ruột thịt đeo tang. Thí dụ như bố tôi chết, thì chỉ tôi và em ruột và mẹ tôi để tang, các cô chú và anh em họ tôi không ai đeo tang trong đám ma.
Em cảm ơn bác về những thông tin hữu ích ạ.
Trong đó đào sâu chôn chặt 1 lần kể lại hay, ngoài Bắc có tục sau vài năm bốc mả, cũng tốn kém mà lại nhiều vấn đề nảy sinh.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,782
Động cơ
298,275 Mã lực
Dạ, em muốn tìm hiểu thêm về phong tục tập quán ma chay, ban đầu là 2 miền Nam Bắc, giờ các bác vạch ra cho thế này, em lại muốn tìm hiểu rạch ròi từng vùng miền địa phương khác nhau.

Về phần Miền bắc các tỉnh nào, miền Nam các tỉnh nào hay văn hoá của riêng dân tộc nào, thì thực tình ban đầu em cũng không nghĩ tới, nên trong phần bài viết không ghi rõ và cụ thể chi tiết. Em tò mò lên hỏi để tham khảo thêm nếu bác nào có nhiều thông tin về phong tục ma chay chia sẻ ạ. Ban đầu em chỉ nghĩ đến sự khác nhau của miền Bắc là khóc thương, còn miền Nam là múa hát ăn nhậu khi làm tang lễ.

Sau khi hỏi thì được nhiều bác bổ sung thêm thông tin về cả chôn cất, sống chết và tâm linh, nên từ 1 câu hỏi lại mở ra nhiều khía cạnh khác và nảy sinh thêm nhiều câu hỏi khác thôi ạ.

Em thì cứ có cái gì là em lại tìm hiểu thêm cái đó ạ, vì đôi khi mình chỉ nghĩ đến 1 vấn đề, nhưng khi đưa ra bàn luận lại ngộ ra nhiều vấn đề khác xung quanh, như thế ta triển khai được nhiều thứ hơn và mở rộng hơn về kiến thức bổ sung cho vấn đề là 1 cái hay ạ. ^^
Bác thông cảm, tính em hay hỏi, cứ có gì xoay quanh là em hỏi hết nên thành ra nội dung nó cứ đi hết từ cái nọ sang cái kia
Em rất ủng hộ Mợ đi vào 1 chủ đề mà xưa nay vốn ít nhiều có sự e dè, chưa được các OFer chia sẻ nhiều
Vậy Mợ tập trung các nội dung trao đổi, tìm hiểu về nội dung chính nhé : "em lại muốn tìm hiểu rạch ròi từng vùng miền địa phương khác nhau", theo 1 mạch liên tục thì sẽ rất quý

Cảm ơn bác nhiều thông tin hay quá.
Cái tục bón cơm trên Mèo Vạc cũng lạ bác nhở. Trước em vào Tây Nguyên du lịch được cho đi thăm nghĩa trang ở đó, mỗi mộ có 1 cái lỗ ở phía đầu mộ, trong 49 ngày, người nhà mang cơm ra đấy đổ các bữa cho người đã khuất, nhưng cái vụ mất rồi mà vẫn bón vào miệng thì nay em mới được nghe
Và cụ thể hơn, người nhà còn lấy lại và ăn các miếng cơm bón cho người chết mà không vào miệng, rơi ra ngoài để tỏ lòng tiếc thương Mợ nhé

Em xin tiếp tục theo dõi ạ
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Người quen e mới mất trong HCM mà thấy tốn kém quá. Nhà gửi Tro trên chùa mà nhà chùa thu tiền cúng 35, 49 và 100 ngày khoảng 70tr. Cúng thấy mời tăng ni đến tụng đông lắm, tụng xong ăn chay luôn tại chùa. Nhưng quả thật làm lễ xong trả tiền thấy tốn kém quá.
[/QUOTE
Công nhận là tốn kém quá ạ
 

caophuonghanh

Xe buýt
Biển số
OF-773290
Ngày cấp bằng
4/4/21
Số km
790
Động cơ
50,883 Mã lực
Website
www.caophuonghanh.com
Em rất ủng hộ Mợ đi vào 1 chủ đề mà xưa nay vốn ít nhiều có sự e dè, chưa được các OFer chia sẻ nhiều
Vậy Mợ tập trung các nội dung trao đổi, tìm hiểu về nội dung chính nhé : "em lại muốn tìm hiểu rạch ròi từng vùng miền địa phương khác nhau", theo 1 mạch liên tục thì sẽ rất quý



Và cụ thể hơn, người nhà còn lấy lại và ăn các miếng cơm bón cho người chết mà không vào miệng, rơi ra ngoài để tỏ lòng tiếc thương Mợ nhé

Em xin tiếp tục theo dõi ạ
Dạ vâng ạ, em sẽ bám sát chủ đề để tránh lan man nha
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,352
Động cơ
95,944 Mã lực
Tuổi
50
Người quen e mới mất trong HCM mà thấy tốn kém quá. Nhà gửi Tro trên chùa mà nhà chùa thu tiền cúng 35, 49 và 100 ngày khoảng 70tr. Cúng thấy mời tăng ni đến tụng đông lắm, tụng xong ăn chay luôn tại chùa. Nhưng quả thật làm lễ xong trả tiền thấy tốn kém quá.
Chuyện gửi tro cốt người thân vào chùa, thường thấy ở TPHCM nơi tỷ lệ hỏa thiệu nhiều hơn chôn. Ở các tỉnh khác thì tỷ lệ hỏa thiêu ít hơn.

Tang lễ tốn kém là do gia đình, muốn làm tiệc hoành tráng cúng đủ 7 thất (1 thất là 7 ngày), mời bao nhiêu mâm, cho tiền bao nhiêu sư là chuyện của gia đình. Không cúng thất ờ chùa, tự cúng ở nhà, không mời sư đến tụng kinh, hoặc mời sư đến nhà tụng kinh cũng là quyền của gia dình, không ai ép

Nếu ít tiền, thì gửi tro cốt nhà chùa chỉ tốn vài triệu, chùa giàu vị trí đẹp thì nhiều tiền hơn.

Tóm lại, việc cúng thất ở chùa là do gia đình tự chọn, ít tiền thì đơn giản, nhiều tiền thì hoành tráng, không ai ép.
 

minhrau13

Xe hơi
Biển số
OF-206914
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
170
Động cơ
302,550 Mã lực
Vậy tóm lại là Mợ muốn tìm hiểu về PHONG TỤC, TẬP QUÁN MA CHAY hay là các quan điểm quan niệm về SỐNG, CHẾT VÀ TÂM LINH?

Hai cái này nghe và với người hời hợt thì sẽ thấy có vẻ giống nhau, nhưng đó là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, có liên quan, tương tác đến nhau

Mợ ở topic này muốn tìm hiểu về cái nào?

Với tên của topic
Tìm hiểu về sự khác nhau trong văn hoá ma chay ở miền Bắc và miền Nam
thì Mợ cần làm rõ hơn:
1/ Miền Bắc bao gồm những tỉnh nào? Có bao gồm Bắc Trung Bộ không?
2/ Miền Nam bao gồm những tỉnh nào? Có bao gồm Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không?
3/ Văn hóa ma chay ở các vùng Mợ đề cập là chỉ của dân tộc Kinh hay bao gồm cả các dân tộc khác?

Đặt 1 Topic Tìm hiểu thì Mợ cần có phạm vi, đối tượng rõ ràng, không hời hợt
E đồng ý với cụ ! thấy như mợ chủ lại lan man sang vấn đề khác hoàn toàn !
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,501
Động cơ
291,656 Mã lực
Thời xưa các cụ cứ bảo: con vua thì lại làm vua, sư sãi ngoài chùa thì lại quét lá đa.
Giờ chắc khác rồi, vào chùa theo kiểu đội lốt nhà sư chắc lại ấm no mà ít bị ai nói động đến ấy bác nhở
Chặc....chặc....ặc....lại báng bổ rồi.
 

Wave cùi bắp

Xe điện
Biển số
OF-584511
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
2,124
Động cơ
160,705 Mã lực
Tuổi
41
Giờ thầy chùa đi xe sang, tay thì iphone, đeo vàng, người thì đầy mỡ. Em thấy nhiều lắm.còn tu hành thì ít, theo em thấy thì hầu như đều phải gọi là thầy cúng mới đúng. Như nhà em đợt có tang, thầy chạy show cấp tập. Ngồi xe mà đt reo liên hồi
Em xin đính chính là người đầy dầu ạ, các thầy có ăn mỡ bao giờ... :)
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
3,541
Động cơ
113,057 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Cùng ở miền Tây nhưng người Kinh, Hoa thì chôn , còn người Khmer vẫn thiêu . Khá nhiều chùa Khmer vẫn còn lò thiêu đốt bằng củi .
Cách đây tầm 20 năm trở về trước thì phần nhiều họ vẫn đem ra bờ ruộng chất củi thiêu giống như Ấn Độ ấy .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top