Người Nga giải quyết vấn đề thường theo cách không giống ai, thường chơi tất tay. Ví dụ như bắn chìm tàu cá Trung Quốc, bắt uy hiệp thân nhân của đám khủng bố khi chúng bắt cóc nhà ngoại giao Nga. Hay như bài dưới đây về diệt đám cướp biển.
Liên Xô đã dạy cướp biển 1 bài học nhớ đời
PHẠM BÁ THỦY
Cướp biển là “thú dữ” của các đại dương. Từ thời La Mã, chúng đã can thiệp vào thương mại hàng hải, tấn công các tàu buôn và thậm chí hủy diệt các thành phố ven biển.
Nhưng một số quốc gia lại có thái độ hai mặt đối với cướp biển. Chẳng hạn, nước Anh đã sử dụng những đội quân cướp biển thiện chiến trong cuộc chiến giành thuộc địa với Tây Ban Nha.
Một trong những tên cướp biển khét tiếng như Francis Drake đã nhận được huân chương từ tay của nữ hoàng, đồng thời được phong phó đô đốc.
Thời đại mới của cướp biển
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn cướp biển tiếp tục nổ ra với sức mạnh mới, với sự kích thích từ việc xuất hiện hai siêu cường trên bản đồ thế giới là Liên Xô và Mỹ.
Một điểm nóng mới, vô cùng căng thẳng, đã xuất hiện ở Biển Hoa Đông. Các "quý ông may mắn" tranh thủ nấp dưới đôi cánh che chở của chính quyền Đài Loan, mà Đài Loan thì lúc đó lại đang được Hoa Kỳ chở che, bảo vệ khỏi Trung Hoa cộng sản.
Cướp biển đã phát triển chưa từng thấy trên vùng đất màu mỡ này, đã xảy ra hàng trăm vụ tấn công nhắm vào các tàu buôn, nhiều công ty đã phải trả tiền “bảo kê”, “mãi lộ” cho đám cướp sở tại để đảm bảo có được những chuyến đi yên lành.
Bọn cướp biển đã lộng hành, càn rỡ đến mức tổ chức tấn công cả một chuyến tàu đặc biệt chở quặng uranium, toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu đã bị giết chết và ném xác xuống biển, hàng hóa bị đưa đi đâu cho đến nay vẫn không ai rõ. Dĩ nhiên món hàng có giá trị to lớn như vậy ở trong tay cướp biển cũng trở thành thứ vô dụng mà thôi.
Tàu Liên Xô cũng trở thành nạn nhân
Cướp biển cũng đã không bỏ qua các tàu buôn của Liên Xô. Một sự cố trắng trợn đã xảy ra với việc bắt giữ tàu chở dầu Tuapse, bọn cướp biển đã bắt giữ thủy thủ đoàn gồm 49 người làm con tin và giam cầm họ trong hơn 1 năm trời. Kết quả của sự đối xử tàn bạo vô nhân tính: trong số 49 người chỉ có 29 người có thể trở về nhà.
Cần khẩn cấp ngăn chặn sự ngông cuồng của quân kẻ cướp. Và rồi lần nọ một tàu vận tải Liên Xô chở một loại hàng hóa bí mật đã phải đi theo hải trình xuyên qua eo biển Malacca, khu vực được mệnh danh trung tâm cướp biển thế giới!
Khi tàu dừng ghé những cảng biển trên hải trình, các thủy thủ lên bờ với một thái độ lầm lũi, kín đáo khiến dân sở tại rất lấy làm lạ. Tuy vậy, lần nọ, họ cũng gạ được một thủy thủ Liên Xô vào quán chuốc cho say mèm và moi được từ miệng anh ta một thông tin vô cùng quý giá: con tàu đang chở một lượng lớn vàng đến một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á. Ngay lập tức, tin đồn tàu Liên Xô đang vận chuyển một lượng vàng chưa từng có đã được thổi phồng trong các quán rượu tại tất cả các cảng, mà ai cũng biết ở đó có đầy tai mắt của các băng nhóm cướp biển.
Các thủy thủ nước ngoài vô cùng ngạc nhiên khi được biết rằng những người Nga điên rồ đang vận chuyển vàng qua một eo biển có rất nhiều hải tặc!
Bài học nhớ đời
Con tàu lặng lẽ đi qua nhiều hòn đảo trong eo biển Malacca. Đêm xuống. Một sự im lặng đáng sợ bao trùm khắp không gian như ngầm báo trước về một sự việc chẳng lành. Thuyền trưởng quan sát kỹ vùng biển xung quanh, nhẩm đoán xem chuyện gì ở phía trước đang chờ đợi con tàu. Thế rồi trong không gian vang lên tiếng la hét ầm ĩ và mấy chục chiếc thuyền nhỏ như chém vào không trung, như thể nhảy ra khỏi mặt nước, lao thẳng vào con tàu Liên Xô.
Những tên cướp biển la hét, reo hò vui thích, sướng rung rinh trước con mồi cực kỳ béo bở, mỗi tên cướp đều muốn mình là người đầu tiên đặt chân lên con tàu mà những người Nga ngu ngốc đang vô tư chở đầy vàng.
Nhưng khi đám thuyền kẻ cướp chuẩn bị áp sát con tàu từ mọi hướng, những tên cướp biển bắt đầu bối rối trước hành vi bình tĩnh của thủy thủ đoàn: không ai chạy, không la hét, không hề có không khí hoảng hoạn như thường thấy mỗi khi tàu thương mại dân sự bị cướp biển tấn công. Một linh cảm khủng khiếp bắt đầu bao phủ những tên cướp biển. Nhưng cơn khát vàng đã nhanh chóng trỗi dậy mạnh mẽ, thúc đẩy chúng tiếp tục tiến về phía trước.
Trong khi đó, mọi thứ trên tàu đã sẵn sàng để “chào đón” những vị khách kẻ cướp. Thay vì vàng, Liên Xô đã chuẩn bị một món quà khác cho cướp biển: một biệt đội Thủy quân lục chiến tinh nhuệ, được trang bị súng máy hạng nặng và các “món hàng” mới ra lò của ngành công nghiệp quân sự Liên Xô. Khi những tên cướp biển đến thật gần, thủy quân lục chiến bất ngờ nổ súng dữ dội. Đạn đại liên vãi khắp mặt biển như hoa cà hoa cải trong đêm. Gần trăm tên cướp biển bỏ mạng, chỉ vài mống thoát chết, bỏ chạy trên một chiếc thuyền gắn máy.
Tình trạng cướp biển tấn công các tàu buôn Liên Xô cuối cùng đã được giải quyết dứt điểm, một lần cho mãi mãi!
(Bài viết của Phạm Bá Thủy. Tác giả giữ bản quyền)
Liên Xô đã dạy cướp biển 1 bài học nhớ đời
PHẠM BÁ THỦY
Cướp biển là “thú dữ” của các đại dương. Từ thời La Mã, chúng đã can thiệp vào thương mại hàng hải, tấn công các tàu buôn và thậm chí hủy diệt các thành phố ven biển.
Nhưng một số quốc gia lại có thái độ hai mặt đối với cướp biển. Chẳng hạn, nước Anh đã sử dụng những đội quân cướp biển thiện chiến trong cuộc chiến giành thuộc địa với Tây Ban Nha.
Một trong những tên cướp biển khét tiếng như Francis Drake đã nhận được huân chương từ tay của nữ hoàng, đồng thời được phong phó đô đốc.
Thời đại mới của cướp biển
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn cướp biển tiếp tục nổ ra với sức mạnh mới, với sự kích thích từ việc xuất hiện hai siêu cường trên bản đồ thế giới là Liên Xô và Mỹ.
Một điểm nóng mới, vô cùng căng thẳng, đã xuất hiện ở Biển Hoa Đông. Các "quý ông may mắn" tranh thủ nấp dưới đôi cánh che chở của chính quyền Đài Loan, mà Đài Loan thì lúc đó lại đang được Hoa Kỳ chở che, bảo vệ khỏi Trung Hoa cộng sản.
Cướp biển đã phát triển chưa từng thấy trên vùng đất màu mỡ này, đã xảy ra hàng trăm vụ tấn công nhắm vào các tàu buôn, nhiều công ty đã phải trả tiền “bảo kê”, “mãi lộ” cho đám cướp sở tại để đảm bảo có được những chuyến đi yên lành.
Bọn cướp biển đã lộng hành, càn rỡ đến mức tổ chức tấn công cả một chuyến tàu đặc biệt chở quặng uranium, toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu đã bị giết chết và ném xác xuống biển, hàng hóa bị đưa đi đâu cho đến nay vẫn không ai rõ. Dĩ nhiên món hàng có giá trị to lớn như vậy ở trong tay cướp biển cũng trở thành thứ vô dụng mà thôi.
Tàu Liên Xô cũng trở thành nạn nhân
Cướp biển cũng đã không bỏ qua các tàu buôn của Liên Xô. Một sự cố trắng trợn đã xảy ra với việc bắt giữ tàu chở dầu Tuapse, bọn cướp biển đã bắt giữ thủy thủ đoàn gồm 49 người làm con tin và giam cầm họ trong hơn 1 năm trời. Kết quả của sự đối xử tàn bạo vô nhân tính: trong số 49 người chỉ có 29 người có thể trở về nhà.
Cần khẩn cấp ngăn chặn sự ngông cuồng của quân kẻ cướp. Và rồi lần nọ một tàu vận tải Liên Xô chở một loại hàng hóa bí mật đã phải đi theo hải trình xuyên qua eo biển Malacca, khu vực được mệnh danh trung tâm cướp biển thế giới!
Khi tàu dừng ghé những cảng biển trên hải trình, các thủy thủ lên bờ với một thái độ lầm lũi, kín đáo khiến dân sở tại rất lấy làm lạ. Tuy vậy, lần nọ, họ cũng gạ được một thủy thủ Liên Xô vào quán chuốc cho say mèm và moi được từ miệng anh ta một thông tin vô cùng quý giá: con tàu đang chở một lượng lớn vàng đến một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á. Ngay lập tức, tin đồn tàu Liên Xô đang vận chuyển một lượng vàng chưa từng có đã được thổi phồng trong các quán rượu tại tất cả các cảng, mà ai cũng biết ở đó có đầy tai mắt của các băng nhóm cướp biển.
Các thủy thủ nước ngoài vô cùng ngạc nhiên khi được biết rằng những người Nga điên rồ đang vận chuyển vàng qua một eo biển có rất nhiều hải tặc!
Bài học nhớ đời
Con tàu lặng lẽ đi qua nhiều hòn đảo trong eo biển Malacca. Đêm xuống. Một sự im lặng đáng sợ bao trùm khắp không gian như ngầm báo trước về một sự việc chẳng lành. Thuyền trưởng quan sát kỹ vùng biển xung quanh, nhẩm đoán xem chuyện gì ở phía trước đang chờ đợi con tàu. Thế rồi trong không gian vang lên tiếng la hét ầm ĩ và mấy chục chiếc thuyền nhỏ như chém vào không trung, như thể nhảy ra khỏi mặt nước, lao thẳng vào con tàu Liên Xô.
Những tên cướp biển la hét, reo hò vui thích, sướng rung rinh trước con mồi cực kỳ béo bở, mỗi tên cướp đều muốn mình là người đầu tiên đặt chân lên con tàu mà những người Nga ngu ngốc đang vô tư chở đầy vàng.
Nhưng khi đám thuyền kẻ cướp chuẩn bị áp sát con tàu từ mọi hướng, những tên cướp biển bắt đầu bối rối trước hành vi bình tĩnh của thủy thủ đoàn: không ai chạy, không la hét, không hề có không khí hoảng hoạn như thường thấy mỗi khi tàu thương mại dân sự bị cướp biển tấn công. Một linh cảm khủng khiếp bắt đầu bao phủ những tên cướp biển. Nhưng cơn khát vàng đã nhanh chóng trỗi dậy mạnh mẽ, thúc đẩy chúng tiếp tục tiến về phía trước.
Trong khi đó, mọi thứ trên tàu đã sẵn sàng để “chào đón” những vị khách kẻ cướp. Thay vì vàng, Liên Xô đã chuẩn bị một món quà khác cho cướp biển: một biệt đội Thủy quân lục chiến tinh nhuệ, được trang bị súng máy hạng nặng và các “món hàng” mới ra lò của ngành công nghiệp quân sự Liên Xô. Khi những tên cướp biển đến thật gần, thủy quân lục chiến bất ngờ nổ súng dữ dội. Đạn đại liên vãi khắp mặt biển như hoa cà hoa cải trong đêm. Gần trăm tên cướp biển bỏ mạng, chỉ vài mống thoát chết, bỏ chạy trên một chiếc thuyền gắn máy.
Tình trạng cướp biển tấn công các tàu buôn Liên Xô cuối cùng đã được giải quyết dứt điểm, một lần cho mãi mãi!
(Bài viết của Phạm Bá Thủy. Tác giả giữ bản quyền)