[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

UWBothell

Xe tải
Biển số
OF-402266
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
351
Động cơ
242,401 Mã lực
Tuổi
46
Tuỳ theo nơi tiêm chủng cụ ơi . Có nơi, vd như Safeway, ai có bảo hiểm y tế thì Safeway sẽ gởi bill cho bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên chưa biết số tiền một mũi tiêm vaccine Covid-19 là bao nhiêu .

Cụ cho em hỏi, tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Wallgreens, có phải mở account với Wallgreens thì mới ghi danh lấy hẹn được không .
Không cần acc gì hết cụ a. Khi đăng ký chích, chỉ cần thông tin cá nhân, bảo hiểm y tế ( nếu có). Các hệ thống nhà thuốc nhận chích để lấy tiền công chích, đồng thời lợi dụng cơ hội này để kiếm thêm khách hàng để họ chuyển toa thuốc của họ về nhà thuốc của mình. Em gái em làm dược sỹ cho Walgreens thi noi tiền công chích mà Walgreens charge tiểu bang thấp lắm ( chưa đến $10/mũi) . Bên FredMeyer ( chị dâu em làm tech trong nhà thuốc ) thì charge hon $30/mui cho bao hiem va tiểu bang
 
Chỉnh sửa cuối:

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,626
Động cơ
406,372 Mã lực

Thế này thì có khác gì kích thích dân CPC trốn qua VN ta? Sang VN dc cứu chữa, được vào BV dã chiến, thì ngu gì mà không qua.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
404
Động cơ
81,940 Mã lực


Lãnh đạo BV Chợ Rẫy họp phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ phản ứng nhanh.

Bác sĩ Chợ Rẫy chi viện Kiên Giang chống COVID-19, dự kiến xây 2 bệnh viện dã chiến - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra và làm việc tại tỉnh Kiên Giang, nơi đang được
đánh giá là điểm nóng về dịch COVID-19 trong khu vực - Ảnh: Bộ Y tế​

Đó là khẳng định của TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, sau chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong chuyến thị sát tại tỉnh Kiên Giang ngày 18-4.

Lực lượng tham gia chi viện Kiên Giang đợt này khá đông (trên 10 người), bao gồm các chuyên gia về hồi sức, thận nhân tạo, kiểm soát nhiễm khuẩn... trong đó có bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu, người từng được điều động chi viện hỗ trợ ở nhiều điểm nóng chống dịch như Đà Nẵng, Gia Lai...

Theo bác sĩ Thức, sau khi tới Kiên Giang, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ xây dựng một phòng ICU (đơn vị hồi sức tích cực), bao gồm cả chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên - nơi được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Đoàn cũng sẽ cùng địa phương khảo sát, xây dựng kế hoạch khẩn trương trình Bộ Y tế xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).

Bác sĩ Chợ Rẫy chi viện Kiên Giang chống COVID-19, dự kiến xây 2 bệnh viện dã chiến - Ảnh 2.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thăm, làm việc với lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - Ảnh: Bộ Y tế​

Trước đó, trong chuyến làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 18-4, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP.HCM sẽ là hai đơn vị chủ lực hỗ trợ năng lực chăm sóc điều trị và xét nghiệm cho các địa phương biên giới Tây Nam, đặc biệt Kiên Giang, trong phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế đánh giá Kiên Giang - với hơn 56km đường biên giới chung với Campuchia - đang là điểm nóng về dịch COVID-19 trong khu vực, là địa phương có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn, đặc biệt là khu vực biên giới thị xã Hà Tiên.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định sẵn sàng hỗ trợ địa phương về các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật. Bộ Y tế sẽ xem xét, có những hỗ trợ phù hợp để giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc trong công tác xét nghiệm, vật tư, điều trị.

Cụ thể, Bộ trưởng chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên nhằm nâng cao năng lực điều trị tại chỗ, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng cần đến ICU (đơn vị hồi sức tích cực), thậm chí là ECMO (tim phổi nhân tạo) kết nối với hệ thống hội chẩn, điều trị toàn quốc nhằm huy động lực lượng chuyên gia khi cần thiết.

Ngoài ra, giao Viện Pasteur TP.HCM làm việc với địa phương để hỗ trợ thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh để nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm tại chỗ.

Đề xuất tiêm vắc xin cho người dân đảo Phú Quốc

Để không xảy ra các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng từ người nhập cảnh trái phép cũng như sẵn sàng các điều kiện cách ly, chăm sóc, tiếp nhận điều trị bệnh nhân ngay tại tuyến đầu, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ Y tế:

- Nâng cao năng lực xét nghiệm, hỗ trợ các trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, đặc biệt là xem xét hỗ trợ 2 máy Real time RTR-PCR để xét nghiệm khẳng định COVID-19.

- Nâng cao hiệu quả và năng lực điều trị, nhất là các trường hợp đòi hỏi cao về kỹ thuật như ICU, ECMO.

- Ưu tiên phân bổ vắc xin, mở rộng cho các đối tượng tình nguyện viên. Đề xuất phương án tiêm vắc xin cho người dân trên đảo Phú Quốc để tạo tiền đề cho công tác du lịch, kích cầu du lịch, phát triển kinh tế.

HOÀNG LỘC

13 y bác sĩ đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, sáng 19/4 lên đường đến Kiên Giang, phối hợp lập hai bệnh viện dã chiến.

Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tổ chức họp khẩn trước giờ đội phản ứng nhanh lên đường để phân công nhiệm vụ. 13 thành viên đến từ nhiều khoa, phòng như Hồi sức cấp cứu, Cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh nhiệt đới, Thận nhân tạo, Sinh hóa, Vi sinh..., do bác sĩ Trần Thanh Linh làm trưởng đoàn. Từ đầu dịch đến nay, các y bác sĩ Chợ Rẫy thường xuyên chi viện cho các điểm nóng như Hải Dương, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh...

Lần này đội phản ứng nhanh của Chợ Rẫy có nhiệm vụ hỗ trợ chính quyền, Bộ Chỉ huy biên phòng và Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Kiên Giang khảo sát, phân luồng, xây dựng khẩn cấp hai bệnh viện dã chiến ở TP Hà Tiên (quy mô khoảng 300-500 giường) và TP Rạch Giá (có thể trên 500 giường).

Theo bác sĩ Linh, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tiên, đoàn sẽ phối hợp xây dựng một đơn vị hồi sức tích cực (ICU), có sức chứa lên đến 50 người, đủ các trang thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nặng, bao gồm cả hệ máy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, chạy thận nhân tạo. Bệnh viện này được xác định là đơn vị tuyến đầu tại địa phương trong tiếp nhận, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, từng chi viện Gia Lai hồi tháng 2/2021, Đà Nẵng trong đợt bùng dịch cuối tháng 7/2020. Anh cũng là một trong những người đóng góp lớn vào quá trình điều trị thành công bệnh nhân phi công người Anh hồi giữa năm ngoái.

Các lần trước, đoàn phản ứng nhanh Chợ Rẫy lên đường chi viện khi dịch đã bùng phát. Lần này, đoàn chủ động chi viện trước, các y bác sĩ "có thời gian xây dựng hệ thống hồi sức cấp cứu cũng như bệnh viện dã chiến, có kế hoạch chuẩn bị kỹ nếu tiếp nhận bệnh nhân nặng", theo bác sĩ Linh.

Khó khăn lần này là cơ sở mặt bằng tại TP Hà Tiên chưa có sẵn, khi xây dựng bệnh viện dã chiến phải làm rất nhiều thứ, lên từng kế hoạch chi tiết về trang bị, máy móc, nhân sự, thuốc men...

"Ba mục tiêu lần này rất lớn, các y bác sĩ vẫn chưa xác định ngày nào quay trở về, chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt", bác sĩ Linh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (áo blouse trắng) cùng đội phản ứng nhanh trước giờ lên đường đến Kiên Giang. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (áo blouse trắng) cùng đội phản ứng nhanh trước
giờ lên đường đến Kiên Giang. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Lần đầu tham gia đội phản ứng nhanh chi viện các tỉnh, bác sĩ Nguyễn Quí Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết "cảm thấy hồi hộp lẫn vui sướng khi nhận nhiệm vụ quan trọng". "Đây là cơ hội để học hỏi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm triển khai chống dịch, để có thể giúp đỡ các địa phương khác về sau khi cần", bác sĩ Hưng nói.

Ngày 18/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng lãnh đạo Viện Pasteur TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy thị sát công tác chống dịch tại tỉnh Kiên Giang, kiểm tra hoạt động quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine Covid-19.

Bộ trưởng Y tế nhận định Kiên Giang là địa phương có "đường biên dài, vùng biển rộng nhưng khoảng cách nhỏ" với hơn 56 km đường biên giới chung Campuchia trên đường bộ lẫn trên biển, cùng hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập tại Kiên Giang, đặc biệt là khu vực biên giới tại thị xã Hà Tiên là rất lớn.

Bộ Y tế giao Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng địa phương xây dựng các phương án thành lập các khu vực điều trị có thể tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nặng đến rất nặng. Chợ Rẫy cũng tập huấn, hướng dẫn để ngành y tế địa phương có thể làm chủ các kỹ thuật khó trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, kỹ thuật ECMO để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".

Bộ trưởng Y tế cũng giao Viện Pasteur TP HCM làm việc với địa phương để hỗ trợ thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện đa khoa tỉnh, nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm tại chỗ cho TP Hà Tiên cũng như tỉnh Kiên Giang.

Campuchia đang trong đợt bùng phát mạnh mẽ Covid-19. Trong năm 2020, nước này ghi nhận hơn 400 ca nhiễm, song từ đầu năm đến nay gần 6.000 ca, 43 người tử vong. Số ca tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao lân cận bị phong tỏa.

Lê Phương
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,677
Động cơ
310,264 Mã lực
Nhưng nghe nói VACXIN gây chứng đông máu dẫn đến tử vong, em cứ hãi
Làm gì có vaccine nào tuyệt đối an toàn đâu, mọi vaccine đều co hieu ung phu chứ không chỉ vaccine Covid-19, chỉ là lần này được chú ý hơn nen media am i thôi, chưa kể còn trò đấu đá nhau cua cac hang vaccine.
Có bạn nào đó đã post lên đấy, nói rằng Astrazeneca bảo vệ 100% khỏi tử vong và nghiêm trọng sau khi tiêm, nghĩa là bị nhiễm sau tiêm cũng không nghiêm trọng và tử vong, vậy là tốt rồi. Hình như cho đến giờ, sau khi tiêm đủ 2 mũi Astrazeneca, Sputnik V thi chưa có ai bị nhiễm mà dẫn đến tình trạng nghiêm trọng rồi tử vong cả. Nhờ các bác check giùm thông tin từ nhiều nơi. Vậy là tốt rồi.
Còn Pfizer, lần trước có bác nào đưa link vnexpress này,
đã có người sau tiêm đủ 2 mũi Pfizer rồi bị nhiễm và tử vong, như vậy nhiều khả năng nó không bảo vệ được 100% khỏi tử vong dù hiệu quả cao hơn

Vì thế nên có vaccine nào thì cứ tiêm thôi. Xác suất xảy ra đông máu hiếm có lắm
 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,367
Động cơ
95,886 Mã lực
Tuổi
50
Làm gì có vaccine nào tuyệt đối an toàn đâu, mọi vaccine đều co hieu ung phu chứ không chỉ vaccine Covid-19, chỉ là lần này được chú ý hơn thôi.
Có bạn nào đó đã post lên đấy, nói rằng Astrazeneca bảo vệ 100% khỏi tử vong và nghiêm trọng sau khi tiêm, nghĩa là bị nhiễm sau tiêm cũng không nghiêm trọng và tử vong, vậy là tốt rồi. Hình như cho đến giờ, sau khi tiêm đủ 2 mũi Astrazeneca, Sputnik V thi chưa có ai bị nhiễm mà dẫn đến tình trạng nghiêm trọng rồi tử vong cả. Nhờ các bác check giùm thông tin từ nhiều nơi. Vậy là tốt rồi.
Còn Pfizer, lần trước có bác nào đưa link vnexpress này,
đã có người sau tiêm đủ 2 mũi Pfizer rồi bị nhiễm và tử vong, như vậy nhiều khả năng nó không bảo vệ được 100% khỏi tử vong dù hiệu quả cao hơn

Vì thế nên có vaccine nào thì cứ tiêm thôi. Xác suất xảy ra đông máu hiếm có lắm
Tóm lại, ở VN các vị trong bộ công tắc tiêm vacxin nào thì gia đình em tiêm vácxin ấy =))=))
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
404
Động cơ
81,940 Mã lực
Số người mắc Covid-19 tại Campuchia trong những này gần đây có xu hướng gia tăng bất chấp nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt của chính quyền. 624 là số ca bệnh mới phát hiện nhiều nhất trong một ngày tại Campuchia kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, trong đó tất cả đều là các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.

Thủ đô Phnom Penh tiếp tục là nơi có nhiều bệnh nhân nhất với 465 trường hợp, đứng thứ 2 là thành phố Preah Sihanouk có 144 trường hợp, các tỉnh Takeo, Svay Rieng, Kampong Cham, Pursat đều ghi nhận các ca bệnh mới.


Người dân làm thủ tục xét nghiệm Covid-19.
Trước tình hình lây nhiễm phức tạp, ngày hôm nay, chính quyền Phnom Penh đã quyết định đóng cửa thêm một loạt chợ dân sinh tại thủ đô sau khi phát hiện nhiều ca bệnh mới liên quan đến các chợ này. Như vậy, đến nay đã có hàng chục chợ cung cấp thực phẩm lớn, gồm cả chợ đầu mối tại Phnom Penh bị buộc phải đóng cửa, điều này khiến việc tiếp cận nhu yếu phẩm của người dân trở nên khó khăn hơn trong điều kiện cả thành phố đang bị phong tỏa hoàn toàn.


Chợ đầu mối Orussey đóng cửa vì có nhiều hộ kinh doanh mắc Covid-19.​

Chính phủ Campuchia hiện đã phải mở kho dự trữ lương thực quốc gia để bình ổn giá và đảm bảo cung ứng đủ lương thực cho người dân vùng dịch. Hôm nay (19/4), Ủy ban quốc gia Quản lý và thực thi lệnh phong tỏa Campuchia cũng đã phải triển khai một ứng dụng trực tuyến để các hộ dân bị thiếu đói đăng ký được nhận hỗ trợ lương thực trong những ngày tới.

Tính đến nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 7.013 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 4.439 bệnh nhân đang phải điều trị và 45 trường hợp tử vong./.

Văn Đỗ, Tâm Hiếu/VOV-Phnom Penh

Campuchia- 19 y bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh bị cách ly do tiếp xúc bệnh nhân Covid-19, đội ngũ y tế gánh thêm nhiều việc trong bối cảnh Campuchia "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia".

Trao đổi VnExpress ngày 19/4, tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà, Tổng giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, cho biết các nhân viên bệnh viện bị cách ly do liên quan ba bệnh nhân mắc Covid-19.

Vài ngày trước, người đàn ông Pháp 86 tuổi ngưng tim, tử vong trên đường đi cấp cứu, được người nhà đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh. Khi làm các thủ tục theo quy định để đưa thi thể về nước, người này có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV, phải hỏa táng tại Campuchia. 8 nhân viên trong kíp trực cấp cứu của bệnh viện bị cách ly. Kết quả xét nghiệm các nhân viên đợt một âm tính, đang lấy mẫu xét nghiệm đợt hai.

11 điều dưỡng khác phải cách ly, liên quan đến hai bệnh nhân đã lấy mẫu xét nghiệm nCoV, trong thời gian chờ trả kết quả thì đến khám tại bệnh viện, sau đó xác định dương tính. Tại Campuchia, người xét nghiệm nCoV thường ba ngày mới có kết quả. Bệnh viện tổ chức một khu riêng để cách ly những nhân viên y tế này, cung cấp suất ăn miễn phí, vitamin C...

"Những nhân viên còn lại phải choàng nhiều việc, vất vả hơn", bác sĩ Trà nói.

Dù vậy, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh hỗ trợ Campuchia hai xe cứu thương với hai tài xế và hai điều dưỡng đã được tập huấn về Covid-19, để vận chuyển bệnh nhân nghi mắc hoặc mắc Covid-19 về nơi cách ly, điều trị tập trung.

Từ hôm 15/4, chính phủ Campuchia lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao trong 14 ngày để đối phó với Covid-19 bùng phát. Những ngày qua, nhiều nhân viên y tế bị kẹt ở bệnh viện, không được về nhà do lệnh phong tỏa. Từ tối 18/4, chính phủ mới cho phép nhân viên y tế được quyền đi lại.

Khi thủ đô bị phong tỏa, tâm lý của bệnh nhân và một số nhân viên dao động. Bệnh nhân một số xin được về. Số ở lại được bệnh viện cấp giấy xác nhận cho người nhà ra ngoài mua thức ăn. Nhân viên của bệnh viện được cấp giấy xác nhận để đi làm trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo bác sĩ Trà, lệnh phong tỏa khiến lượt bệnh nhân đến khám giảm, bác sĩ phải tư vấn trực tuyến từ xa, khám và điều trị qua số điện thoại đường dây nóng nhiều hơn. "Số người bệnh nặng nhập cấp cứu tăng nhiều hơn nên việc điều trị rất vất vả", bác sĩ Trà chia sẻ.

Các y bác sĩ Chợ Rẫy Phnom Penh được chính phủ Campuchia ưu tiên chích vaccine Covid-19. Toàn bệnh viện có 326 nhân viên y tế, hiện còn 15 người chưa được tiêm vaccine do đang cách ly. 125 người đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Số còn lại dự kiến sẽ được tiêm mũi thứ hai vào ngày 23/4.

Hơn 15 tháng qua, bác sĩ Trà chưa được về Việt Nam do cửa khẩu biên giới đã đóng. Anh sang thủ đô Campuchia nhận công tác hơn hai năm qua. Không thể về thăm nhà, anh chỉ dành thời gian cuối ngày để gọi điện trò chuyện với gia đình. Hai con của anh, một bé đang học lớp 9, một bé lớp 5, đều sắp thi chuyển cấp.

Do ảnh hưởng của Covid-19, các chuyên gia Việt Nam không thể thường xuyên qua lại tham gia hội chẩn, điều trị như trước. Bệnh viện chỉ còn hai bác sĩ của Chợ Rẫy TP HCM sang là bác sĩ Trà và bác sĩ Lê Xuân Hằng, Khoa Hô hấp, ở lại Campuchia.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, những năm trước, Chợ Rẫy Phnom Penh luôn có khoảng 15-20 bác sĩ từ Việt Nam sang để đảm bảo hoạt động của các chuyên khoa. Các bác sĩ này thường luân phiên nhau, ở lại khoảng một tháng, vừa trực tiếp khám chữa bệnh vừa hỗ trợ chuyên môn cho bác sĩ Campuchia.

"Khi Covid-19 xảy ra, bác sĩ Việt Nam mỗi lần sang Phnompenh về nước phải cách ly 14 ngày sẽ ảnh hưởng hoạt động của Bệnh viện Chợ Rẫy", bác sĩ Thức nói. Hơn nữa, tay nghề của bác sĩ tại Campuchia ngày càng được nâng cao, có thể đảm đương công việc. Bác sĩ Việt Nam chỉ hỗ trợ trực tuyến, hội chẩn từ xa, nhờ thế hoạt động của bệnh viện vẫn phát triển tốt.

Trong năm 2020, bệnh viện đã thành lập Khoa VIP dành cho người có thu nhập trung bình trở lên, cải tạo một khu nhà cũ để dời khoa Cấp cứu ra phía trước, khang trang hơn với 20 giường bệnh cùng trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện cũng trang bị máy cộng hưởng từ hiện đại nhất Campuchia, máy CT Scan mới, thành lập trung tâm chạy thận nhân tạo với 16 máy, trên 400 lượt chạy thận mỗi tháng...

Tiến sĩ Tôn Thanh Trà (bên trái) trao đổi cùng đồng nghiệp về phim chụp CT Scan của bệnh nhân. Năm 2020, bệnh viện trang bị thêm máy CT Scan mới. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà (bên trái) trao đổi cùng đồng nghiệp về phim chụp CT của bệnh nhân. Năm
2020, bệnh viện trang bị thêm máy CT Scan mới. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Các quy định về cách ly khi nhập cảnh khiến người Campuchia không thể qua Việt Nam khám bệnh, do đó lượng bệnh nhân ở Chợ Rẫy Phnom Penh hai năm qua tăng cao hơn so với trước. Bệnh viện đang điều trị nội trú hơn 100 bệnh nhân không phải Covid-19. Những ngày đầu tuần, bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 500 người đến khám. Năm qua, số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú tăng lên 30-40%.

"Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng, triển khai nhiều kỹ thuật khó, cứu được nhiều bệnh nhân nặng nên rất được tin tưởng", bác sĩ Trà chia sẻ.

Thủ tướng Hun Sen chọn Chợ Rẫy Phnom Penh là một trong hai bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Campuchia. Hiện, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh chưa tham gia điều trị ca Covid-19 nào, nhưng luôn trong tâm thế sẵn sàng. Bệnh viện đã thành lập ban điều trị Covid-19, chuẩn bị hỗ trợ nếu nước sở tại yêu cầu.

Campuchia đang trong đợt bùng phát mạnh mẽ Covid-19. Trong năm 2020, nước này ghi nhận hơn 400 ca nhiễm, song từ đầu năm đến nay gần 6.000 ca, 43 người tử vong. Số ca tăng đột biến từ cuối tháng 2 đến nay. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao lân cận bị phong tỏa.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 17/4 cho biết ông đang xem xét gia hạn lệnh phong tỏa Phnom Penh và Takhmao nếu người dân không tuân thủ những biện pháp hạn chế. Campuchia đã bố trí hàng nghìn giường bệnh tại các trung tâm tổ chức tiệc cưới ở Phnom Penh, ngăn Covid-19 thành "thảm kịch quốc gia", theo cảnh báo của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh khởi công vào năm 2010, hoạt động từ năm 2014, với tinh thần hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong lĩnh vực y tế và xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Campuchia.

Khi mới thành lập, bệnh viện gặp nhiều khó khăn do không thu hút được người bệnh, họ vẫn lặn lội đường xa, chấp nhận tốn kém sang Việt Nam để được bác sĩ Chợ Rẫy ở TP HCM khám. Những năm qua, các chuyên gia y tế từ Chợ Rẫy TP HCM sang hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật, bệnh nhân không cần sang Việt Nam nữa.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện ngày càng được đầu tư hiện đại. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện ngày càng được đầu tư hiện đại, thu hút đông bệnh nhân đến
khám, chữa bệnh. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Lê Phương
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,677
Động cơ
310,264 Mã lực
Thấy mấy bạn bên group Na Uy trên Facebook kêu rằng nhiều ngưòi Thuỵ Điển từ chối tiêm vaccine Astrazeneca.
Ho viet the nay:
Thụy Điển: Người dân >65 tuổi không muốn chích AstraZeneca. Có người còn dọa ý tá. Không biết người dân Na Uy sẽ phản ứng sao nếu Na Uy sử dụng lại...

Một trung tâm tiêm vaccine Astrazeneca ở Nice phải đóng cửa sớm vì ít người đến tiêm (4000 liều nhưng chỉ có 58 người đến tiêm). Mà đấy là chỗ tiêm cho những người thuộc diện ưu tiên. Đúng là gậy ông đập lưng ông. Đây là hậu quả của việc tuyên truyền nặng tay quá



 

Thanhrosa

Xe buýt
Biển số
OF-761523
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
575
Động cơ
71,684 Mã lực
Thấy mấy bạn bên group Na Uy trên Facebook kêu rằng nhiều ngưòi Thuỵ Điển từ chối tiêm vaccine Astrazeneca.
Ho viet the nay:
Thụy Điển: Người dân >65 tuổi không muốn chích AstraZeneca. Có người còn dọa ý tá. Không biết người dân Na Uy sẽ phản ứng sao nếu Na Uy sử dụng lại...

Một trung tâm tiêm vaccine Astrazeneca ở Nice phải đóng cửa sớm vì ít người đến tiêm (4000 liều nhưng chỉ có 58 người đến tiêm). Mà đấy là chỗ tiêm cho những người thuộc diện ưu tiên. Đúng là gậy ông đập lưng ông. Đây là hậu quả của việc tuyên truyền nặng tay quá



Na Uy với Thụy Điển là các nước trao giải Nobel cho nước khác. Trình độ dân trí của họ chắc cao ngang Ofer xứ ta. Tự nhiên họ thấy nhiều người nước họ tiêm xong lăn đùng ra chết thì họ từ chối cũng đúng thôi. Chả lẽ người chết báo chí cũng giấu tịt đi?
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,132
Động cơ
170,236 Mã lực
Đề xuất tiêm vắc xin cho người dân đảo Phú Quốc
Đề xuất phương án tiêm vắc xin cho người dân trên đảo Phú Quốc để tạo tiền đề cho công tác du lịch, kích cầu du lịch, phát triển kinh tế.
Cán bộ nào lại cuống rồi. Tiền đề là hàng triệu người đến PQ và đi về khắp mọi nơi trên nước này. Tiền đề như cán bộ, mai địa phương nào cũng tiền đề hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhrosa

Xe buýt
Biển số
OF-761523
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
575
Động cơ
71,684 Mã lực
Hiệu quả của vaccine Nga đạt 97.6% trong thực tế. Trong khi của Pfizer chỉ là 90%:
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,132
Động cơ
539,067 Mã lực
Cập nhật tình hình tiêm vaccine trên thế giới

0EA75B49-6DCE-462A-BC7C-2F5A0DEB3996.png
 

Canhdongbattan

Xe máy
Biển số
OF-752006
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
87
Động cơ
52,750 Mã lực
Tuổi
47

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,532
Động cơ
1,564,159 Mã lực
Em gần tháng ko xem tivi, ko vào đây, ko biết là vẫn còn cô zít :)) chung quanh ko ai nhắc đến lun!
 

sanxk

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-774044
Ngày cấp bằng
11/4/21
Số km
101
Động cơ
40,245 Mã lực
Tuổi
24
Cam làm nghiêm ra phết

 

kulv

Xe tăng
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
1,676
Động cơ
68,870 Mã lực

Cơ quan Thuốc Châu Âu cho biết trong một văn bản rằng họ đã tìm thấy "mối liên hệ có thể có" giữa việc tiêm vaccine và chứng đông máu.

Nhưng cơ quan này nói thêm rằng lợi ích của vaccine Covid-19 Johnson & Johnson lớn hơn nguy cơ.

Trong số hơn bảy triệu người đã được tiêm vaccine Johnson & Johnson ở Mỹ, tám người đã có triệu chứng đông máu hiếm gặp, trong đó có một tử vong.

Cơ quan quản lý nói các trường hợp đông máu ở Mỹ "xảy ra ở những người dưới 60 tuổi trong vòng ba tuần sau khi tiêm chủng, phần lớn ở phụ nữ".

Tuy nhiên, rủi ro liên quan đến bản thân virus vẫn cao hơn so với vaccine, cơ quan này nói thêm.

"Covid-19 liên quan trực tiếp đến nguy cơ nhập viện và tử vong," EMA nói. ''Sự kết hợp được báo cáo giữa chứng đông máu và tiểu cầu trong máu thấp rất hiếm, và lợi ích tổng thể của vaccine Covid-19 [the Johnson & Johnson] trong việc ngăn ngừa Covid-19 lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ."

Nhiễm covid có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ra chứng đông máu với tần suất cao hơn nhiều so với những hiện tượng cực kỳ bất thường có liên quan đến việc tiêm phòng.

Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu mối liên hệ giữa vaccine Covid-19 và chứng đông máu nhưng nói rằng nó có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch bất thường ở một số cá nhân.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top