Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,728
Động cơ
226,676 Mã lực
Hàng trăm chủ tàu du lịch nguy cơ phá sản

Hơn 500 tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long đang nằm bờ nhưng các chủ của nó đứng ngồi không yên vì đã thành "con nợ". Tàu dừng nhưng họ vẫn phải "gánh" chi phí.

Đã được đón khách du lịch nội tỉnh từ trưa ngày 8/6 nhưng các con đường dẫn vào Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long vẫn vắng tanh.

Anh Vũ Đình Linh (45 tuổi), chủ của 15 tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, cho biết, sau 20 năm làm du lịch, chưa từng rơi vào cảnh bế tắc như lúc này.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam từ tháng 1/2020, khiến anh cắt giảm nhân viên từ 80 xuống còn 8 người chủ yếu để trông coi tàu. Hơn một năm nay, 15 tàu nghỉ đêm hầu hết thời gian nằm bờ. Dù không chạy, mỗi tháng anh phải trả chi phí 500 triệu đồng, trong đó 200 triệu đồng là tiền lãi ngân hàng.

Anh tính toán, một tàu nghỉ đêm từ 8 đến 14 phòng phải chi phí bình quân 50 triệu đồng mỗi tháng dù không chạy. Trên tàu vẫn phải duy trì hai nhân viên để trông coi, trong đó tiền lương, tiền ăn, tiền đóng bảo hiểm cho hai người khoảng 20 triệu một tháng rồi kèm các loại chi phí như đăng kiểm, bến bãi, duy trì bảo dưỡng... "Mỗi lần lên đà, bảo dưỡng cũng mất hơn 50 triệu đồng", anh Linh buồn bã nói.

Người đàn ông từng đi lên từ hai bàn tay trắng với những chiếc đò nhỏ trước khi mua được tàu lớn đang rơi cảnh nợ nần. Anh nợ 40 tỷ, cả ngân hàng và bên ngoài. Hai năm nay, đang nợ 40 tỷ đồng, cả ngân hàng và vay bên ngoài. Trong gần hai năm nay, khi phải vay chỗ nọ trả chỗ kia, chi phí vay nợ lại "đội" thêm hơn 10 tỷ đồng.

"Đến giai đoạn này mà bán hết tàu để trả nợ coi như trắng tay vì lỗ nặng mà cũng không có ai mua", anh Linh nói và mong được Chính phủ và ngân hàng có những chính sách hỗ trợ các chủ tàu.

Tương tự anh Linh, ông Bùi Công Hoan, chủ của ba tàu nghỉ đêm trên vịnh cũng đang điêu đứng. Tàu nhà ông nằm bờ từ đầu năm 2020 đến nay. Như trước đây có 50 nhân viên thì nay chỉ còn hơn 10 người để trông coi tàu.

Được đón khách nội tỉnh nhưng tầm này, các du thuyền may ra chỉ có khách vào cuối tuần. Chi phí vận hành tàu nghỉ đêm gấp 2 đến 3 lần tàu ngày, chưa kể phải giảm giá để hút khách nên các ông chủ thấy "càng vận hành càng lỗ".

"Trước giá dịch vụ 2 ngày 1 đêm khoảng 2,5 triệu đồng một khách, thì nay xuống còn 1,8 triệu, đã bao gồm ba bữa ăn chính, một bữa ăn sáng. Nếu tàu 20 ca bin phải đạt số lượng khách khoảng 80% mới đủ hòa vốn", ông Hoan nói.

Đè nặng lên vai của các chủ tàu lúc này không chỉ có chi phí vận hành du thuyền. Hiện tất cả nhân viên trên tàu buộc phải có kết kết quả âm tính thì tàu du lịch mới được đón khách và giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị trong bảy ngày là phải xét nghiệm lại. Theo tính toán, chi phí xét nghiệm PCR Covid-19 hiện khoảng 700.000-800.000 đồng mỗi lần.

"Đây là một gánh nặng cho các chủ tàu vì chi phí cho việc xét nghiệm rất tốn kém vì hết 7 ngày lại phải xét nghiệm lại. Chúng tôi đã đề xuất với tỉnh tiêm vaccine cho tất cả nhân viên phục vụ trên các tàu, các chủ tàu sẽ trả phí tiêm vaccine cho nhân viên, nhưng đến nay chưa nhận được trả lời", ông Nguyễn Văn Phượng, Chi hội phó tàu du lịch Hạ Long nói.

Theo ông, nếu không có dịch bệnh, các chủ tàu mang lại nguồn thu ngân sách rất lớn cho tỉnh và tạo công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động. Còn giờ, họ không thu mà chỉ chi và đang thành con nợ.

Ông Phượng dẫn chứng, nếu đầu tư cho một tàu sắt nghỉ đêm 4 đến 5 sao khoảng 30 đến 40 phòng có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện nay có những người vay hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

"Chúng tôi mong Chính phủ có chính sách giảm lãi, khoanh nợ..", ông Phượng nói và cho biết đến 15/6 sẽ có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quảng Ninh.

Một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết đã có chủ trương giảm phí tham quan vịnh Hạ Long để thu hút du khách. Tháng 7 này, HĐND tỉnh họp sẽ xem xét trình HĐND miễn 100% giá vé tham quan vịnh Hạ Long đến hết năm 2021.

Ngoài ra, tỉnh cũng giao Sở Du lịch làm việc với các tỉnh để đón những đoàn khách tiêm đủ liều vaccinne hoặc đến từ vùng an toàn.

Về đề xuất tiêm vaccine của các chủ tàu, vị này cho biết trước mắt sẽ thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ, theo tuần tự ưu tiên, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Quảng Ninh cũng đang cố gắng tiếp cận các nguồn vaccine đảm bảo chất lượng một cách nhanh nhất có thể. "Tỉnh rất quan tâm vấn đề này nhưng vì chưa có vaccine, lại muốn phát triển du lịch, nên buộc phải áp dụng các quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch", vị này nói và cho biết đã ban hành xét nghiệm theo mẫu gộp 10 với chi phí rẻ nhất.
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,066
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
'Cá mập' thao túng giá cổ phiếu

'Đội lái' và chủ doanh nghiệp tham gia tạo cung cầu giả tạo, đẩy giá cổ phiếu... là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán.

Những cú "kéo" - "xả" bất thường

Mới đây trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cơ quan này cùng lúc thanh tra tình hình nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cũng cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu (CP) “rác”, có đủ chiêu trò làm giá, thổi giá nhưng không bị phát hiện. Dù không chỉ thẳng CP nào nhưng VAFI nhấn mạnh hầu như tất cả nhà đầu tư (NĐT) tham gia thị trường đều biết đến các loại CP “rác” này.
Theo nhiều NĐT chuyên nghiệp, một số dấu hiệu có thể xem là giao dịch bất thường, nghi vấn có bàn tay của “đội lái”. Chẳng hạn như mã RIC của Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia - đơn vị cung cấp dịch vụ casino tại Hải Phòng - liên tục thua lỗ, CP giao dịch dưới 5.000 đồng thì bỗng dưng từ ngày 11.1 - 4.3 đổi chiều với 34 phiên tăng trần, đạt đỉnh 46.150 đồng/CP, mức tăng gấp 10 lần. Sau đó, RIC quay đầu với chuỗi giảm sàn 14 phiên, rồi lại tăng trần 8 phiên liên tiếp... Chuỗi tăng trần và giảm sàn của RIC diễn ra liên tục đến tận ngày 22.4 là điều không bình thường với những cú kéo và xả hết biên độ cho phép. Hiện CP này xoay quanh giá 18.000 - 19.000 đồng, vẫn cao hơn 4 lần so với đầu năm.
Đáng nói, không chỉ có những cá nhân bên ngoài mà chính những ông chủ doanh nghiệp (DN) cũng tham gia làm giá CP khiến NĐT khó trở tay. Ví dụ, có ******** DN sử dụng các biện pháp để tác động vào diễn biến giá CP như đăng ký mua bán với lượng lớn CP (nhưng thực chất chỉ mua một lượng nhỏ), đưa ra liên tục các phát biểu về DN, hay chia, tách, phát hành thêm CP. Lại có khi chủ tịch HĐQT âm thầm “bán chui” CP mà không báo cáo... Điển hình như cuối tháng 5.2019, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) công bố xử phạt bà Hoàng Thị Hoài (Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần PIV, 600 triệu đồng về tội làm giá CP vì đã sử dụng 42 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá CP PIV.

Liên kết công ty chứng khoán thao túng giá

Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải cho rằng có tình trạng giá CP thấp hơn nhiều so với mệnh giá CP (dưới 10.000 đồng) trong khoảng thời gian dài nhưng chủ DN vẫn tiến hành nhiều đợt bán CP mới bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường 40 - 50%. Những thương vụ này NĐT nhỏ lẻ trên thị trường không mua, NĐT giá trị cũng không mua, vậy ai mua, ai tài trợ hay chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy? Ai có lợi, ai bị thiệt hại và chẳng lẽ không ai chịu trách nhiệm? Tại sao họ mua cao rồi bán thấp? Chẳng lẽ “NĐT chiến lược” chấp nhận chịu lỗ hàng trăm tỉ đồng hay đó chỉ là thủ thuật mua, sau đó toàn bộ tiền được rút ra hoàn trả và DN phát hành có cơ sở bán giấy thu tiền thực?
Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh: Có DN mua lại công ty chứng khoán nhỏ để làm công cụ giao dịch. Có hàng ngàn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động trong DN, người thân nhưng giao dịch hằng ngày đều do công ty chứng khoán thực hiện. Điều này có thể dễ dàng xác định với những tài khoản thường xuyên có giao dịch hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trong khi chủ tài khoản chỉ là người lao động có thu nhập bình thường.
Việc DN bắt tay với công ty chứng khoán để làm giá CP cũng không phải là mới. Điển hình như vụ của Công ty CP công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA). Quá trình điều tra cho thấy vào tháng 9.2015, KSA chào bán hơn 66 triệu CP cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ. Lúc đó giá KSA trên sàn đang giao dịch là 4.300 đồng/CP nhưng giá bán là 10.000 đồng/CP nên không có cổ đông nào đăng ký mua. Chỉ có bà Phạm Thị Hinh, cựu Chủ tịch HĐQT KSA, đăng ký mua 1,2 triệu CP, số còn lại được phân phối cho 10 DN, cá nhân là người thân, người quen. Để có 560 tỉ đồng nộp vào tài khoản tương ứng với số CP đăng ký mua, ngoài trực tiếp vay tiền ngân hàng, bà Hinh còn nhờ thêm một số cá nhân đứng tên vay tiền. Sau khi báo cáo và được UBCKNN công nhận kết quả chào bán CP ra công chúng, bà rút tiền trả nợ ngân hàng. Bước tiếp theo là tiến hành giao dịch lượng lớn CP thông qua nhiều tài khoản để đẩy giá. Bà Hinh và các đồng phạm đã sử dụng 69 tài khoản chứng khoán để giao dịch chéo, tạo cung cầu giả, đẩy tăng giá cổ phiếu KSA, dụ các NĐT nhỏ lẻ “đua theo sóng”.

Cơ quan điều tra cũng xác định trong giai đoạn tháng 12.2015 - 7.2016, có 1.490 NĐT tham gia giao dịch CP KSA và mua, bán hơn 29,7 triệu CP với chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua là 8,1 tỉ đồng và đây cũng là thiệt hại của các NĐT. Trong quá trình thao túng giá, bị cáo Hinh đã giao cho Nguyễn Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Môi giới Công ty chứng khoán Maritime Bank - MSI (sau được bán lại cho đối tác Hàn Quốc và đổi tên thành Công ty chứng khoán KB Việt Nam - KBSV) 34 tài khoản và hằng ngày thực hiện giao dịch chéo giữa các tài khoản để tăng thanh khoản và giá CP KSA... Tháng 5.2015, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Hinh cùng các đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tuyên phạt Hinh 18 tháng tù.
Giám đốc đầu tư một công ty chứng khoán lớn ở TP.HCM nhận định: Những chiêu trò như KSA đã diễn ra 4 - 5 năm, sau đó mới bị cơ quan điều tra phát hiện thì bản thân NĐT cũng đã mất tiền. Vì vậy, các NĐT cá nhân cần tỉnh táo, không nên để lòng tham dẫn dắt với tâm lý muốn làm giàu nhanh hay chỉ thích lao vào đầu tư những CP tăng trần liên tục với các thông tin ảo bên lề...

TTCK vn vẫn còn không minh bạch lắm. Khi nào đúng nghĩa thì hãy chơi còn không mình vẫn làm gà cho chúng nó thịt, đóng họ cho bọn sàn giao dịch.
 

vivu2211

Xe máy
Biển số
OF-746238
Ngày cấp bằng
14/10/20
Số km
96
Động cơ
57,920 Mã lực
ngành em thật sự lao đao từ năm ngoái
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,596
Động cơ
407,843 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
MB bank không hiểu sao vay rất rắn. Cỡ ông lớn như Europlas doanh thu hơn 10k tỷ/ năm cũng không vay được ls tốt ở đây là khá khó hiểu ???
MB lại đang mời tụi em vay đây. Mà nói thật là giờ không dám đầu tư gì. Từ năm ngoái đã nằm im thở khẽ rồi
 

leminh221078

Xe hơi
Biển số
OF-748300
Ngày cấp bằng
30/10/20
Số km
104
Động cơ
56,339 Mã lực
Để 2022 phục thù thôi
 

anon9144

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775379
Ngày cấp bằng
24/4/21
Số km
14
Động cơ
38,550 Mã lực
Tuổi
38
Tổng tài sản của các hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 136,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2021...
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
Tổng tài sản của các hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 136,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2021 – theo dữ liệu được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố ngày 10/6. Đây được xem là một chỉ báo về sự “bung nén” nhu cầu tiêu dùng khi đại dịch Covid-19 xuống thang và nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm là động lực chính cho sự gia tăng tài sản của người Mỹ. Trong quý 1, giá cổ phiếu tăng giúp tổng tài sản của các hộ gia đình ở nước này tăng 3,2 nghìn tỷ USD. Giá bất động sản tăng giúp tổng tài sản tăng thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD.
Nếu so với thời điểm cuối quý 4/2020, tổng tài sản của các hộ gia đình Mỹ vào cuối quý 1 tăng thêm 5 nghìn tỷ USD – hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Fed cho hay.
Số dư tiền mặt, tài khoản séc và tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ tăng 850 tỷ USD trong quý 1, đạt kỷ lục 14,5 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng này có được một phần quan trọng nhờ các gói kích cầu khổng lồ liên tiếp của Chính phủ Mỹ.

Báo cáo của Fed chỉ đưa ra con số chung, không phản ánh sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp, cũng như giữa người có việc làm và người thất nghiệp.
Dù vậy, bản báo cáo phản ánh khả năng tiêu dùng mạnh mẽ của người Mỹ trong quý này và cả những quý tiếp theo. Nhu cầu của người Mỹ được dự báo sẽ bung mở khi số ca nhiễm mới Covid tiếp tục giảm mạnh, người dân được tiêm phòng đầy đủ bắt đầu nối lại các hoạt động vui chơi giải trí, và các tiểu bang dỡ dần các hạn chế chống dịch. Giới chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ năm nay sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nhiều thập niên.
Cũng theo báo cáo trên, tổng nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng 6,5% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 16,9 nghìn tỷ USD, chủ yếu do vay thế chấp nhà tăng mạnh. Tổng nợ vay thế chấp nhà của các hộ gia đình ở nước này tại thời điểm cuối tháng 3 là 11 nghìn tỷ USD.



Trừ cả nợ thì tài sản ròng của người dân Mỹ lên mức 137.000 tỉ đô la . Các cụ ở Mỹ tài sản ròng bao nhiêu rồi.
Tài sản của dân Mỹ đa dạng quỹ hưu trí 30 nghìn tỉ đô , nắm giữ trực tiếp cổ phần các công ty 28 nghìn tỷ, bất động sản 22 nghìn tỷ, 11 nghìn tỷ quỹ tương hỗ ( thị trường chứng khoán) , 13 nghìn tỷ vốn chủ sở hữu phi doanh nghiệp .





 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,040
Động cơ
1,330,880 Mã lực
Công của anh Đần hay Trăm nhỉ
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,579
Động cơ
481,369 Mã lực
Nơi ở
..
Covid là chuyện ngắn hạn... còn tài sản tích luỹ Mỹ nó dồn lại cả trăm năm nay rồi. Đơn giản lấy phép tính cụ Bill gate bán cái phần mềm từ thời Window 94 luỹ kế đến bây giờ gần 30 năm .. chỉ vài cái code thôi ăn của cả thế giới luỹ kế không biết bao nhiêu tỷ $
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,138
Động cơ
490,956 Mã lực
chứng tỏ lạm phát cao, cung tiền nhiều quá.

lượng hàng hóa thì vẫn thế, thậm chí còn ít hơn. tiền thì lại tăng nhiều?
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,192
Động cơ
200,741 Mã lực
Ai biết giải ngân đc bao nhiêu. Bây giờ còn đang kêu gọi toàn dân góp tiền mua vaccine. Giãn cách toàn xã hội, lấy đâu ra tiền mà sống đây. Chỗ em cách ly 21 ngày, đóng 80k/ngày mà còn có người ko có tiền đóng, tối ra hành lang đứng khóc 1 mình. Thực sự thấy gay go quá cụ ạ!
Miễn phí tiền cách ly còn chưa miễn phí được thì trông chờ gì vào giải ngân :(
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,138
Động cơ
490,956 Mã lực
VAFI cho rằng Thanh tra Bộ Tài chính tại HOSE cần làm rõ nhiều vấn đề, không chỉ là việc quá tải hệ thống mà còn cần xác minh chuyện doanh nghiệp "bán giấy lấy tiền thực", tăng vốn ảo để lừa nhà đầu tư non nớt.

Ngày 10/6, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã ký quyết định thanh tra hành chính Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vì để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra triền miên, ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch của nhà đầu tư.

Ngày 11/6, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) đã có công văn gửi Bộ trưởng và Thanh tra Bộ Tài chính để bày tỏ sự hoàn nghênh với quyết định thanh tra nói trên, đồng thời chỉ ra nhiều nội dung cần làm rõ tại HOSE.

Tại sao HOSE không làm chủ được công nghệ sau 20 năm hoạt động?


Theo VAFI, đoàn thanh tra cần đi tìm nguyên nhân tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm do Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành?

Các Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan hay Hàn Quốc cũng phải mua công nghệ từ các công ty chuyên làm phần mềm, nhưng sau đó nhanh chóng làm chủ công nghệ vận hành và còn có thể bán phần mềm cho các đối tác nhỏ khác như HOSE.

Tại sao Việt Nam không thể làm chủ công nghệ mà mỗi lần gặp trực trặc là HOSE lại khẩn cấp mời chuyên gia Thái Lan sang giải quyết?

Một đại diện của Công ty cổ phần FPT tuyên bố có thể sữa chữa được tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HOSE từ hệ thống phần mềm do Thái Lan cung cấp. "Vấn đề đặt ra là tại sao ban ******** HOSE không lựa chọn những đơn vị mạnh về công nghệ thông tin như FPT để làm nhà thầu bảo quản hệ thống giao dịch?", VAFI đặt câu hỏi.

"Nếu lựa chọn trong 20 năm qua thì chắc chắn rằng FPT dư sức không chỉ làm chủ công nghệ vận hành mà còn có khả năng nâng cấp và tình trạng nghẽn lệnh kéo dài như hiện nay đã không xảy ra", Hiệp hội này nói thêm.

Cũng theo VAFI, Bộ Tài chính cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới được cung cấp bởi Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX).

Dự án nhỏ được khởi động từ năm 2012 nhưng đã gần 10 năm rồi dự án vẫn chưa hoàn thành, vậy cần phải tìm nguyên nhân tại sao dự án chậm trễ, giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu không, nguyên nhân làm cho giá tăng lên là gì?

Xác định vai trò của nhà thầu phụ (Việt Nam) trong dự án này? Do ai lựa chọn? Chất lượng nhà thầu ra sao? Có khả năng làm chủ công nghệ vận hành hệ thống mới hay không?

Một vấn đề nữa là tại sao không chọn những nhà thầu hàng đầu Việt Nam như FPT để sau này nếu có sự cố thì họ có khả năng nhanh chóng giải quyết mà không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài?

Dọn sạch cổ phiếu rác khỏi thị trường

VAFI cũng đề xuất thanh tra tình trạng cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HOSE nhưng được lựa chọn vào chỉ số bluechip VN30 trong 6 năm từ 2014 đến 2020.

"Những cổ phiếu kém chất lượng này có đủ chiêu trò làm giá, thổi giá, thổi vốn điều lệ nhưng không bị ngăn cản, phát hiện". VAFI nói thêm: Hầu như tất cả nhà đầu tư giá trị đều tránh xa cổ phiếu rác này và chỉ có hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ không am hiểu chứng khoán bị dụ vào giao dịch để từ đó những chủ doanh nghiệp này có cơ hội bán giấy thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.

Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam không nêu tên cụ thể cổ phiếu nào nhưng cho biết: Có tình trạng giá cổ phiếu rác này thấp hơn nhiều so với mệnh giá 10.000 đồng/cp nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng với mệnh giá.

Những thương vụ này nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường không mua nổi, nhà đầu tư giá trị cũng không mua, vậy thì ai mua? Ai tài trợ hay là chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy?

Hầu như tất cả nhà đầu tư tham gia thị trường đều biết đến các loại cổ phiếu rác này. "Thanh tra tài chính hãy vào diễn đàn chứng khoán F319 để tìm hiểu thêm", VAFI nói.

Dẹp nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống

Ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI cho biết trước nay, các cuộc thanh tra doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở nội dung chấp hành về nghĩa vụ thuế, về tham nhũng tại doanh nghiệp chứ chưa chú ý tới vấn nạn lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống, thổi giá chứng khoán thu lợi bất chính.

VAFI đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cần tập hợp một lực lượng tinh nhuệ hàng trăm công chức giỏi từ các đơn vị thuộc Bộ như Thanh tra tài chính; Cục Tài chính doanh nghiệp; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Vụ Tài chính ngân hàng; Vụ Pháp chế để tiến hành thanh tra các nội dung như trên.

Trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, trước mắt có thể làm thí điểm một nhóm nhiều công ty cùng thuộc một nhóm cổ đông chủ chốt sở hữu, tiến hành thanh tra đồng bộ, trong đó mấu chốt có công ty chứng khoán để làm rõ những vi phạm. VAFI đề xuất cụ thể hóa ba nội dung thanh tra như sau:


1/ Thanh tra loại cổ phiếu rác mà các nhà đầu tư giá trị xa lánh, giá trị cổ phiếu dưới mệnh giá trong thời gian dài nhưng vẫn huy động được "nhà đầu tư chiến lược'' mua cổ phiếu mới phát hành bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường 40 - 50%.

- Không khó để xác định "các nhà đầu tư chiến lược'' từ cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán;

- Tại sao "nhà đầu tư chiến lược" mua cao rồi bán thấp, chẳng lẽ họ chấp nhận chịu lỗ hàng trăm tỷ hay đó chỉ là thủ tục mua sau đó toàn bộ tiền được rút ra hoàn trả và doanh nghiệp phát hành từ đó có cơ sở bán giấy thu tiền thực?

2/ Thanh tra việc tạo lập vốn điều lệ khống gấp hàng trăm lần giá vốn ban đầu, sau đó cho doanh nghiệp đó niêm yết và chủ doanh nghiệp bán giấy thu tiền về:

- Với loại hình doanh nghiệp này, dù bán cổ phiếu với giá 1.000 đồng/cp thì họ cũng thu lợi rất nhiều, tuy nhiên không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ tưởng lầm rằng giá đó là rất hấp dẫn, VAFI nhận định.

- Những dạng doanh nghiệp này thường đối phó để có báo cáo tài chính có vẻ hợp pháp bằng cách gần đến kỳ báo cáo họ tạo lập báo cáo giả để kiểm toán ghi nhận.

- Để thanh tra một đơn vị thì phải tiến hành kiểm tra số sách nhiều đơn vị liên quan;

3/ Thanh tra một công ty chứng khoán làm công cụ làm giá chứng khoán cho những ông chủ của mình:

- Cần xác định có hàng nghìn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động trong doanh nghiệp, người thân thích nhưng giao dịch hàng ngày là do công ty chứng khoán thực hiện;

- Không khó xác định khi người có thu nhập bình thường không thể thường xuyên có những giao dịch hàng chục, hàng trăm tỷ …

- Cần yêu cầu Trung tâm lưu ký cung cấp dữ liệu để xác định những đối tượng đầu tư giả;

- Với những công ty chứng khoán không tin cậy thì hầu như không có nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư giá trị mở tài khoản tại đó. Từ đây dễ dàng xác định được danh sách các nhà đầu tư giả được công ty chứng khoán sử dụng để thao túng giá chứng khoán;

- Tại công ty chứng khoán này cũng xác định danh sách "nhà đầu tư nước ngoài'' đang mở tại đó xác định xem giả hay thật, điều này không khó;

- Nhà đầu tư nước ngoài giả thường là lao động Việt ở nước ngoài và bị lợi dụng.

VAFI cho rằng cần thiết phải có đợt thanh tra toàn diện như trên để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần, bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh và tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khoán và cộng đồng các công ty niêm yết.
ghét nhất cái thớt này là toàn cóp pết bài dài ngoằng
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,541
Động cơ
329,558 Mã lực
chứng tỏ lạm phát cao, cung tiền nhiều quá.

lượng hàng hóa thì vẫn thế, thậm chí còn ít hơn. tiền thì lại tăng nhiều?
Bọn nó chết đến đít rồi cụ nhỉ ;))
Dễ thế mà bao nhiêu thằng cứ lo lắng. Chỉ cần chờ thôi, giãy chết rồi, xuống lỗ nhanh lắm :))
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,894
Động cơ
389,993 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Ý cụ tất cả là đang diễn .???, liệu có ai đem tính mạng cả triệu người ra để đóng kịch hả cụ, cụ lại nghe thuyết âm mưu nào rồi :((:((
Có lẽ cháu bị thuyết âm mưu nào đó chi phối, nhưng đó là suy nghĩ thật và vẫn chưa đổi khi đáng nt với cụ. Tính mạng hàng triệu người, hay hàng trăm triệu người trên phạm vi rộng không phải là số lượng mà tác động tới sự chùn tay, nếu thế thì thế giới tốt đẹp quá rồi!
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,344
Động cơ
492,222 Mã lực
Việt mình cũng nhiều, dân có khi nhiều tiền mặt hơn dân Mỹ.
 

leminh221078

Xe hơi
Biển số
OF-748300
Ngày cấp bằng
30/10/20
Số km
104
Động cơ
56,339 Mã lực
Dân Nga không muốn tiêm vacxin, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm vẫn tăng, nên chính phủ phải treo thưởng cho người đi tiêm. Chẳng bù cho mình mọi người nô nức đi tiêm chỉ tội không có vacxin.

Họ sợ tiêm hay ngại vacxn của họ nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top