[Funland] Triết lý làm bóng đá - Một bài viết rất hay của Hà Quang Minh

chanthat123

Xe tăng
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
1,821
Động cơ
536,892 Mã lực
Ông Park Hang-seo đã gắn bó với Việt Nam bốn năm, là bốn năm rất đẹp với người hâm mộ, những người đã đợi rất lâu để được tận hưởng những tấm huy chương ở khu vực và châu lục.
Họ thần tượng ông, gọi ông bằng "thầy Park", cách gọi của những cầu thủ Đội tuyển Quốc gia. Tại mỗi mốc kỷ niệm hoặc một thành tích nào đó của đội tuyển do ông Park dẫn dắt, người hâm mộ lại có xu hướng bàn về chiến thuật hay về một thứ triết lý bóng đá đã giúp ông thành công và được yêu mến đến vậy.
Nếu muốn nói đến triết lý bóng đá, cần minh định hai loại khác nhau. Thứ nhất là triết lý chơi bóng đá và thứ hai là triết lý làm bóng đá. Thường thì triết lý làm bóng đá mang tính phổ quát, và nó phục vụ cho triết lý chơi bóng. Tuy vậy, triết lý chơi bóng đá lại thường được đặt ra bởi chủ thể làm bóng đá, ví như chủ tịch một CLB hay chủ tịch một liên đoàn. Các chủ thể này muốn đội bóng đại diện cho mình chơi theo cách nào, họ sẽ đặt hàng một HLV hoặc tìm kiếm HLV có triết lý tương đồng. Số ít vẫn có những chủ thể không định hình triết lý chơi bóng và phó mặc toàn bộ cho HLV, miễn sao hiệu quả.
Triết lý bóng đá của Đội tuyển Việt Nam qua ông Park Hang-seo thể hiện ngay trong cách chơi ở cả sân khu vực lẫn châu lục. Đó là chơi phòng ngự phản công, dựa trên sự chắc chắn của hàng phòng ngự và sự tinh tế, khôn ngoan của các tiền vệ. Gần như 100% người hâm mộ nhận ra diện mạo này. Nó được duy trì chắc chắn, bền bỉ, ổn định bởi ông Park cùng một thế hệ tuyển thủ trẻ trung suốt bốn năm rồi.
Còn triết lý làm bóng đá của Việt Nam là gì? Đây là câu hỏi không ai trả lời được hoặc nếu trả lời được họ cũng không nói. Những người làm nghề bình luận, phân tích bóng đá lâu năm cũng chỉ có thể đoán ra triết lý làm bóng đá ở Việt Nam là gì thông qua tổng kết những sự việc, hiện tượng họ nhìn thấy mà thôi. Họ không dám quả quyết. Vì giới bóng đá Việt Nam không có triết lý. Khi họ không tuyên ngôn về một triết lý thì càng đồng nghĩa rằng không có một triết lý nào được thừa nhận cả.
Cách đây 9 năm, trong một lần trò chuyện với HLV trưởng ĐTQG Pháp, ông Diddier Deschamps, tại trụ sở của LĐBĐ Pháp, tôi được ông chia sẻ quan điểm dựa trên một sự kiện của làng bóng đá Pháp. Đại ý, ông nói rằng tuyển thủ của ông không chỉ là một nhà thể thao chuyên nghiệp, chất lượng mà còn phải là tấm gương cho thế hệ thanh niên Pháp cùng thời. Tôi nhận ra, đó chính là một dạng triết lý của những người làm bóng đá Pháp. Và khi liên tưởng tới biệt danh "Black, Blanc & Beur" của họ, tôi càng nhận thấy triết lý của bóng đá Pháp rất rõ ràng. Black: Đen, ám chỉ những người gốc Phi. Blanc: Trắng, những người châu Âu bản địa. Beur: Màu bơ, ám chỉ những người gốc bắc Phi từ các quốc gia thuộc địa cũ của nước Pháp. Họ cấu thành không chỉ ĐTQG Pháp mà cả một xã hội Pháp đương đại.
So sánh triết lý bóng đá Việt Nam với nền bóng đá Pháp là một sự khập khiễng. Họ là người mang bóng đá sang Việt Nam. Họ có nền tảng kinh tế, xã hội khác hẳn Việt Nam. Văn hoá của họ khác hẳn với văn hoá của ta.
Nhưng kể chuyện ấy ra cũng chỉ để muốn xác định một quan điểm. Đó là không chỉ bóng đá mà trong cả ngàn vạn ngành nghề khác, khi một triết lý được đặt ra, nó chính là phản chiếu rất chính xác của diện mạo xã hội ấy. Và nếu hệ thống lại những gì xảy ra trong làng bóng đá Việt Nam, có thể nói rằng "không một triết lý nào được tuyên ngôn nhưng trong cách làm của những người quản lý bóng đá hiện nay, có những triết lý rất rõ rệt đã được thể hiện và phóng chiếu chính những gì đang là tập quán của xã hội Việt đương đại".
Đó là triết lý thời vụ, triết lý vị thành tích. Mục tiêu quyết thắng một trận cầu, một giải đấu to hơn bất kỳ mục tiêu lâu dài nào khác. Hãy thử nhìn vào Nguyễn Quang Hải. Khi đã là trụ cột của ĐTQG, cậu vẫn bị triệu tập cho U23 để phục vụ mục đích đoạt bằng được tấm HCV SEA Games. Và kết cục là Hải có một năm phải đá hơn 60 trận chính thức, con số mà những danh thủ hàng đầu thế giới cũng hiếm khi đạt tới.
Ở các nền bóng đá khác, cực kỳ hiếm trường hợp đưa một cầu thủ trụ cột ở hệ ĐTQG xuống đá phục vụ một giải U (giải trẻ), trừ phi đó là Olympic. Họ làm thế là vì hai việc: đầu tiên, không vắt kiệt sức các cầu thủ trụ cột; thứ hai, tạo không gian phát triển cho thế hệ kế cận. Chỉ khi nào cả quốc gia không kiếm đủ nhân lực dàn trải nhiều cấp độ đội tuyển thì mới có sự tận dụng (nhưng khéo léo) nhân sự ở đội tuyển chính cho tuyến dưới.
Còn ở Việt Nam, dù rằng tình hình đào tạo bóng đá trẻ vẫn khá èo uột nhưng nhân sự cho các tuyến đội tuyển là không thiếu. Nhưng sự ám ảnh thành tích đã khiến lứa tuyển thủ tốt bị tận dụng triệt để. Từ đó, nảy sinh cách làm bóng đá theo "triết lý tận dụng, triết lý cơ hội, triết lý vị thành tích, triết lý thời vụ" đầy manh mún.
Sự ám ảnh về thành tích, thành quả ngắn hạn ấy có thể sinh ra nhiều hệ luỵ. Chẳng hạn như chủ nghĩa công thần. Người Việt thích "du di cho người có công". Theo tôi sai là sai, đúng là đúng, không thể vì có công mà có quyền sai. Chính tư duy này làm gãy đổ mọi hành vi phản biện tích cực và tâm huyết dành cho bóng đá Việt Nam.
Vì vậy, sau bốn năm ông Park có mặt, ngoài thành tích bề nổi chúng ta đã thấy, sâu bên trong, triết lý của nền bóng đá Việt Nam vẫn vậy.
Dẫu thế, tôi cho rằng, phải cảm ơn ông Park vì trong bốn năm gắn bó ông mang lại quá nhiều điều tích cực, thăng hoa cho bóng đá Việt Nam. Cảm giác thăng hoa nhờ ông mà có đã truyền cảm hứng cho những người yêu bóng đá chân chính bật ra câu hỏi và mong muốn được trả lời thấu đáo: Triết lý đúng đắn cho bóng đá Việt Nam là gì?
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
821
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
23
Ông Park Hang-seo đã gắn bó với Việt Nam bốn năm, là bốn năm rất đẹp với người hâm mộ, những người đã đợi rất lâu để được tận hưởng những tấm huy chương ở khu vực và châu lục.
Họ thần tượng ông, gọi ông bằng "thầy Park", cách gọi của những cầu thủ Đội tuyển Quốc gia. Tại mỗi mốc kỷ niệm hoặc một thành tích nào đó của đội tuyển do ông Park dẫn dắt, người hâm mộ lại có xu hướng bàn về chiến thuật hay về một thứ triết lý bóng đá đã giúp ông thành công và được yêu mến đến vậy.
Nếu muốn nói đến triết lý bóng đá, cần minh định hai loại khác nhau. Thứ nhất là triết lý chơi bóng đá và thứ hai là triết lý làm bóng đá. Thường thì triết lý làm bóng đá mang tính phổ quát, và nó phục vụ cho triết lý chơi bóng. Tuy vậy, triết lý chơi bóng đá lại thường được đặt ra bởi chủ thể làm bóng đá, ví như chủ tịch một CLB hay chủ tịch một liên đoàn. Các chủ thể này muốn đội bóng đại diện cho mình chơi theo cách nào, họ sẽ đặt hàng một HLV hoặc tìm kiếm HLV có triết lý tương đồng. Số ít vẫn có những chủ thể không định hình triết lý chơi bóng và phó mặc toàn bộ cho HLV, miễn sao hiệu quả.
Triết lý bóng đá của Đội tuyển Việt Nam qua ông Park Hang-seo thể hiện ngay trong cách chơi ở cả sân khu vực lẫn châu lục. Đó là chơi phòng ngự phản công, dựa trên sự chắc chắn của hàng phòng ngự và sự tinh tế, khôn ngoan của các tiền vệ. Gần như 100% người hâm mộ nhận ra diện mạo này. Nó được duy trì chắc chắn, bền bỉ, ổn định bởi ông Park cùng một thế hệ tuyển thủ trẻ trung suốt bốn năm rồi.
Còn triết lý làm bóng đá của Việt Nam là gì? Đây là câu hỏi không ai trả lời được hoặc nếu trả lời được họ cũng không nói. Những người làm nghề bình luận, phân tích bóng đá lâu năm cũng chỉ có thể đoán ra triết lý làm bóng đá ở Việt Nam là gì thông qua tổng kết những sự việc, hiện tượng họ nhìn thấy mà thôi. Họ không dám quả quyết. Vì giới bóng đá Việt Nam không có triết lý. Khi họ không tuyên ngôn về một triết lý thì càng đồng nghĩa rằng không có một triết lý nào được thừa nhận cả.
Cách đây 9 năm, trong một lần trò chuyện với HLV trưởng ĐTQG Pháp, ông Diddier Deschamps, tại trụ sở của LĐBĐ Pháp, tôi được ông chia sẻ quan điểm dựa trên một sự kiện của làng bóng đá Pháp. Đại ý, ông nói rằng tuyển thủ của ông không chỉ là một nhà thể thao chuyên nghiệp, chất lượng mà còn phải là tấm gương cho thế hệ thanh niên Pháp cùng thời. Tôi nhận ra, đó chính là một dạng triết lý của những người làm bóng đá Pháp. Và khi liên tưởng tới biệt danh "Black, Blanc & Beur" của họ, tôi càng nhận thấy triết lý của bóng đá Pháp rất rõ ràng. Black: Đen, ám chỉ những người gốc Phi. Blanc: Trắng, những người châu Âu bản địa. Beur: Màu bơ, ám chỉ những người gốc bắc Phi từ các quốc gia thuộc địa cũ của nước Pháp. Họ cấu thành không chỉ ĐTQG Pháp mà cả một xã hội Pháp đương đại.
So sánh triết lý bóng đá Việt Nam với nền bóng đá Pháp là một sự khập khiễng. Họ là người mang bóng đá sang Việt Nam. Họ có nền tảng kinh tế, xã hội khác hẳn Việt Nam. Văn hoá của họ khác hẳn với văn hoá của ta.
Nhưng kể chuyện ấy ra cũng chỉ để muốn xác định một quan điểm. Đó là không chỉ bóng đá mà trong cả ngàn vạn ngành nghề khác, khi một triết lý được đặt ra, nó chính là phản chiếu rất chính xác của diện mạo xã hội ấy. Và nếu hệ thống lại những gì xảy ra trong làng bóng đá Việt Nam, có thể nói rằng "không một triết lý nào được tuyên ngôn nhưng trong cách làm của những người quản lý bóng đá hiện nay, có những triết lý rất rõ rệt đã được thể hiện và phóng chiếu chính những gì đang là tập quán của xã hội Việt đương đại".
Đó là triết lý thời vụ, triết lý vị thành tích. Mục tiêu quyết thắng một trận cầu, một giải đấu to hơn bất kỳ mục tiêu lâu dài nào khác. Hãy thử nhìn vào Nguyễn Quang Hải. Khi đã là trụ cột của ĐTQG, cậu vẫn bị triệu tập cho U23 để phục vụ mục đích đoạt bằng được tấm HCV SEA Games. Và kết cục là Hải có một năm phải đá hơn 60 trận chính thức, con số mà những danh thủ hàng đầu thế giới cũng hiếm khi đạt tới.
Ở các nền bóng đá khác, cực kỳ hiếm trường hợp đưa một cầu thủ trụ cột ở hệ ĐTQG xuống đá phục vụ một giải U (giải trẻ), trừ phi đó là Olympic. Họ làm thế là vì hai việc: đầu tiên, không vắt kiệt sức các cầu thủ trụ cột; thứ hai, tạo không gian phát triển cho thế hệ kế cận. Chỉ khi nào cả quốc gia không kiếm đủ nhân lực dàn trải nhiều cấp độ đội tuyển thì mới có sự tận dụng (nhưng khéo léo) nhân sự ở đội tuyển chính cho tuyến dưới.
Còn ở Việt Nam, dù rằng tình hình đào tạo bóng đá trẻ vẫn khá èo uột nhưng nhân sự cho các tuyến đội tuyển là không thiếu. Nhưng sự ám ảnh thành tích đã khiến lứa tuyển thủ tốt bị tận dụng triệt để. Từ đó, nảy sinh cách làm bóng đá theo "triết lý tận dụng, triết lý cơ hội, triết lý vị thành tích, triết lý thời vụ" đầy manh mún.
Sự ám ảnh về thành tích, thành quả ngắn hạn ấy có thể sinh ra nhiều hệ luỵ. Chẳng hạn như chủ nghĩa công thần. Người Việt thích "du di cho người có công". Theo tôi sai là sai, đúng là đúng, không thể vì có công mà có quyền sai. Chính tư duy này làm gãy đổ mọi hành vi phản biện tích cực và tâm huyết dành cho bóng đá Việt Nam.
Vì vậy, sau bốn năm ông Park có mặt, ngoài thành tích bề nổi chúng ta đã thấy, sâu bên trong, triết lý của nền bóng đá Việt Nam vẫn vậy.
Dẫu thế, tôi cho rằng, phải cảm ơn ông Park vì trong bốn năm gắn bó ông mang lại quá nhiều điều tích cực, thăng hoa cho bóng đá Việt Nam. Cảm giác thăng hoa nhờ ông mà có đã truyền cảm hứng cho những người yêu bóng đá chân chính bật ra câu hỏi và mong muốn được trả lời thấu đáo: Triết lý đúng đắn cho bóng đá Việt Nam là gì?
Triết lý làm bóng đá xứ ta dõ dàng thế còn gì bác??
Làm bóng đá sao cho có Lợi nhuận, nhá.

PS: Đấy là triết lý của mấy cậu chọc phú tự diễn biến tự chuyển hóa tư sản mại bản coi đồng tiền còn hơn ông bà cha mẹ.

Nhất định không phải là triết lý của các đồng chí đáng kính 30 năm huy hiệu lý luận sắc bén đào tạo cơ bản ở trển, nhá.
Như đồng chí Cấn gì đó chẳng hạn.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,173
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy VFF/VPF phải bổ sung thêm môn lý luận TRIẾT.... chăng??(!)#-o
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,558
Động cơ
605,110 Mã lực
Dài, lý thuyết và nhạt.
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,645
Động cơ
639,651 Mã lực
Thằng đói ăn thì thèm ăn thịt, thằng giàu ú ụ lại quay ra ăn chay. Không thể áp đặt nước này sang nước khác được.
Mà theo quan điểm của em, đá sang tie chính trị, cứ mỗi lần Vn học tập, áp dụng theo nước nào là sự phát triển lại tụt đi 10 năm
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,447
Động cơ
513,288 Mã lực
Ông Park Hang-seo đã gắn bó với Việt Nam bốn năm, là bốn năm rất đẹp với người hâm mộ, những người đã đợi rất lâu để được tận hưởng những tấm huy chương ở khu vực và châu lục.
Họ thần tượng ông, gọi ông bằng "thầy Park", cách gọi của những cầu thủ Đội tuyển Quốc gia. Tại mỗi mốc kỷ niệm hoặc một thành tích nào đó của đội tuyển do ông Park dẫn dắt, người hâm mộ lại có xu hướng bàn về chiến thuật hay về một thứ triết lý bóng đá đã giúp ông thành công và được yêu mến đến vậy.
Nếu muốn nói đến triết lý bóng đá, cần minh định hai loại khác nhau. Thứ nhất là triết lý chơi bóng đá và thứ hai là triết lý làm bóng đá. Thường thì triết lý làm bóng đá mang tính phổ quát, và nó phục vụ cho triết lý chơi bóng. Tuy vậy, triết lý chơi bóng đá lại thường được đặt ra bởi chủ thể làm bóng đá, ví như chủ tịch một CLB hay chủ tịch một liên đoàn. Các chủ thể này muốn đội bóng đại diện cho mình chơi theo cách nào, họ sẽ đặt hàng một HLV hoặc tìm kiếm HLV có triết lý tương đồng. Số ít vẫn có những chủ thể không định hình triết lý chơi bóng và phó mặc toàn bộ cho HLV, miễn sao hiệu quả.
Triết lý bóng đá của Đội tuyển Việt Nam qua ông Park Hang-seo thể hiện ngay trong cách chơi ở cả sân khu vực lẫn châu lục. Đó là chơi phòng ngự phản công, dựa trên sự chắc chắn của hàng phòng ngự và sự tinh tế, khôn ngoan của các tiền vệ. Gần như 100% người hâm mộ nhận ra diện mạo này. Nó được duy trì chắc chắn, bền bỉ, ổn định bởi ông Park cùng một thế hệ tuyển thủ trẻ trung suốt bốn năm rồi.
Còn triết lý làm bóng đá của Việt Nam là gì? Đây là câu hỏi không ai trả lời được hoặc nếu trả lời được họ cũng không nói. Những người làm nghề bình luận, phân tích bóng đá lâu năm cũng chỉ có thể đoán ra triết lý làm bóng đá ở Việt Nam là gì thông qua tổng kết những sự việc, hiện tượng họ nhìn thấy mà thôi. Họ không dám quả quyết. Vì giới bóng đá Việt Nam không có triết lý. Khi họ không tuyên ngôn về một triết lý thì càng đồng nghĩa rằng không có một triết lý nào được thừa nhận cả.
Cách đây 9 năm, trong một lần trò chuyện với HLV trưởng ĐTQG Pháp, ông Diddier Deschamps, tại trụ sở của LĐBĐ Pháp, tôi được ông chia sẻ quan điểm dựa trên một sự kiện của làng bóng đá Pháp. Đại ý, ông nói rằng tuyển thủ của ông không chỉ là một nhà thể thao chuyên nghiệp, chất lượng mà còn phải là tấm gương cho thế hệ thanh niên Pháp cùng thời. Tôi nhận ra, đó chính là một dạng triết lý của những người làm bóng đá Pháp. Và khi liên tưởng tới biệt danh "Black, Blanc & Beur" của họ, tôi càng nhận thấy triết lý của bóng đá Pháp rất rõ ràng. Black: Đen, ám chỉ những người gốc Phi. Blanc: Trắng, những người châu Âu bản địa. Beur: Màu bơ, ám chỉ những người gốc bắc Phi từ các quốc gia thuộc địa cũ của nước Pháp. Họ cấu thành không chỉ ĐTQG Pháp mà cả một xã hội Pháp đương đại.
So sánh triết lý bóng đá Việt Nam với nền bóng đá Pháp là một sự khập khiễng. Họ là người mang bóng đá sang Việt Nam. Họ có nền tảng kinh tế, xã hội khác hẳn Việt Nam. Văn hoá của họ khác hẳn với văn hoá của ta.
Nhưng kể chuyện ấy ra cũng chỉ để muốn xác định một quan điểm. Đó là không chỉ bóng đá mà trong cả ngàn vạn ngành nghề khác, khi một triết lý được đặt ra, nó chính là phản chiếu rất chính xác của diện mạo xã hội ấy. Và nếu hệ thống lại những gì xảy ra trong làng bóng đá Việt Nam, có thể nói rằng "không một triết lý nào được tuyên ngôn nhưng trong cách làm của những người quản lý bóng đá hiện nay, có những triết lý rất rõ rệt đã được thể hiện và phóng chiếu chính những gì đang là tập quán của xã hội Việt đương đại".
Đó là triết lý thời vụ, triết lý vị thành tích. Mục tiêu quyết thắng một trận cầu, một giải đấu to hơn bất kỳ mục tiêu lâu dài nào khác. Hãy thử nhìn vào Nguyễn Quang Hải. Khi đã là trụ cột của ĐTQG, cậu vẫn bị triệu tập cho U23 để phục vụ mục đích đoạt bằng được tấm HCV SEA Games. Và kết cục là Hải có một năm phải đá hơn 60 trận chính thức, con số mà những danh thủ hàng đầu thế giới cũng hiếm khi đạt tới.
Ở các nền bóng đá khác, cực kỳ hiếm trường hợp đưa một cầu thủ trụ cột ở hệ ĐTQG xuống đá phục vụ một giải U (giải trẻ), trừ phi đó là Olympic. Họ làm thế là vì hai việc: đầu tiên, không vắt kiệt sức các cầu thủ trụ cột; thứ hai, tạo không gian phát triển cho thế hệ kế cận. Chỉ khi nào cả quốc gia không kiếm đủ nhân lực dàn trải nhiều cấp độ đội tuyển thì mới có sự tận dụng (nhưng khéo léo) nhân sự ở đội tuyển chính cho tuyến dưới.
Còn ở Việt Nam, dù rằng tình hình đào tạo bóng đá trẻ vẫn khá èo uột nhưng nhân sự cho các tuyến đội tuyển là không thiếu. Nhưng sự ám ảnh thành tích đã khiến lứa tuyển thủ tốt bị tận dụng triệt để. Từ đó, nảy sinh cách làm bóng đá theo "triết lý tận dụng, triết lý cơ hội, triết lý vị thành tích, triết lý thời vụ" đầy manh mún.
Sự ám ảnh về thành tích, thành quả ngắn hạn ấy có thể sinh ra nhiều hệ luỵ. Chẳng hạn như chủ nghĩa công thần. Người Việt thích "du di cho người có công". Theo tôi sai là sai, đúng là đúng, không thể vì có công mà có quyền sai. Chính tư duy này làm gãy đổ mọi hành vi phản biện tích cực và tâm huyết dành cho bóng đá Việt Nam.
Vì vậy, sau bốn năm ông Park có mặt, ngoài thành tích bề nổi chúng ta đã thấy, sâu bên trong, triết lý của nền bóng đá Việt Nam vẫn vậy.
Dẫu thế, tôi cho rằng, phải cảm ơn ông Park vì trong bốn năm gắn bó ông mang lại quá nhiều điều tích cực, thăng hoa cho bóng đá Việt Nam. Cảm giác thăng hoa nhờ ông mà có đã truyền cảm hứng cho những người yêu bóng đá chân chính bật ra câu hỏi và mong muốn được trả lời thấu đáo: Triết lý đúng đắn cho bóng đá Việt Nam là gì?
Đọc bài gốc trên Facebook tác giả còn đụng chạm nhiều, nhưng đúng như những gì tác giả viết, hàng chục năm qua triết lý ở VN vẫn là xây nhà từ nóc, một vài thành quả về bóng đá trẻ chỉ là đột biến.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,274
Động cơ
1,331,314 Mã lực
Triết lý làm bóng đá xứ ta dõ dàng thế còn gì bác??
Làm bóng đá sao cho có Lợi nhuận, nhá.

PS: Đấy là triết lý của mấy cậu chọc phú tự diễn biến tự chuyển hóa tư sản mại bản coi đồng tiền còn hơn ông bà cha mẹ.

Nhất định không phải là triết lý của các đồng chí đáng kính 30 năm huy hiệu lý luận sắc bén đào tạo cơ bản ở trển, nhá.
Như đồng chí Cấn gì đó chẳng hạn.
K có lợi nhuận thì cạp đất mà ăn àh.
Túm lại làm gì cũng phải có tiền hoặc là tự “đẻ” ra tiền hai là lấy từ chỗ khác.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,503
Động cơ
511,982 Mã lực
Triết chiếc rách việc.
Cứ xóa hẳn bộ Tt đi, mỗi năm có 20 ngàn tỉ. Đầu tư Xd csvc thể thao các địa phương tốt, chăm sóc sk trẻ em... tự khắc tt phát triển. Trẻ em tp ko có chỗ tập tt, nông thôn thì ko đủ dinh dưỡng. Xây nhà từ nóc thôi
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,734
Động cơ
318,447 Mã lực
Xét về nhân chủng học thì chỉ đạt tầm khu vực ĐNA thôi ra đến TG không có cửa đâu , thật ra một vài nước ĐNA đối với họ vô địch hay không thì cũng chẳng sao ...
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,909
Động cơ
429,687 Mã lực
Qua bao đời HLV giờ mình mới định hình lối đá phòng ngự phản công với triết lý lấy phòng ngự làm vũ khí nản lòng đội bạn và sai sót đều đều xuất hiện ở hàng thủ làm nản lòng đội nhà. Như vậy có thể kết luận triết lý của mình là làm nản lòng cả mình và nó để cả hai bên đá kiểu như mơ ngủ. Thế là ăn.
 

Thạch Hầu

Xe buýt
Biển số
OF-785206
Ngày cấp bằng
22/7/21
Số km
501
Động cơ
71,176 Mã lực
Dài quá, em đọc được có 1 nửa.
 

Beu 4x4

Xe điện
Biển số
OF-98137
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
3,022
Động cơ
408,602 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
30 niên trước, bán độ công khai khoác vai ao hồ và oai ra mẹt,
20 niên …, bán độ lén lút có đi tù,
10 niên … tuyển thủ QG vã đá giật đùng đùng giữa quảng trường Tp nhớn. Chiện nhỏ
4 niên nay, tuyển thủ biết cả Inh lít đá Cuốc tế nhiều, vào sâu!!!

Êm cho nà có tiến bộ
 

cowboy1982

Xe buýt
Biển số
OF-710017
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
573
Động cơ
1,784,401 Mã lực
Tuổi
41
Cháu đồng tình với cụ./.
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
5,994
Động cơ
792,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy thầy đang muốn thay đổi tư duy tiếp cận trận đấu từ phòng ngự tuyệt đối sang phòng ngự chủ động sẵn sàng gây sức ép và tấn công. VL 3 này trình độ các đội cũng cao nên sai xót là điều dễ xẩy ra. Hy vọng thầy sẽ giúp đội tuyển nằm trong top 10 Châu Á trong tương lai gần.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
11,578
Động cơ
474,779 Mã lực
Bóng đá là một phần của xã hội nước nhà.
Không biết nước mình triết lý là gì nhỉ?
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,029
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Nhảm nhạt, vẫn là ăn theo thầy Park và luận đề 6h30 chấm hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top