[Funland] Truyện Kiều có phải là 1 tác phẩm giàu tính sáng tạo không?

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Lỗi logic phổ biến, gán ghép nhân quả bừa bãi để tạo ra những thuyết âm mưu.

Lỗi này có khi do cố tình, tức là ngụy biện một cách có chủ ý để reo rắc thuyết âm mưu, nhưng phần lớn là vì khả năng tư duy hạn chế nên tự mắc sai lầm.

Vì sao thuyết âm mưu lan truyền mạnh mẽ trong nhóm bình dân? Vì các đối tượng này phần lớn có học vấn hạn chế nên không đủ tư duy để nhận ra sự phi logic, ngụy biện của các thuyết âm mưu.
Đã gọi là thuyết thì đương nhiên ngụy biện là chính, nếu đứng vững được trước phản biện thì đã được công nhận :)>-
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,039
Động cơ
324,958 Mã lực
Tuổi
57
Thơ Tố Hữu khác gì ca dao hò vè đâu? Đó là lục bát bình dân.
So sao được lục bát điển cố bác học của cụ Du được
Bác học cơ đấy.
Cụ thông lão cho em câu "tà tà..."
Gớm, đọc cứ hãi hãi nà.
Fun nhé cụ, có dì cứ nhắn em, thật bình dân thôi, em phắn ngay, không làm đục thớt nữa ạ.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Đất Hà Tĩnh nên thơ, sông núi hữu tình, sinh ra những nhà thơ nổi tiếng.
Giọng Hà Tĩnh nhẹ nhàng truyền cảm, con gái Hà Tĩnh duyên dáng đáng yêu.
Nghệ An khác Hà Tĩnh khá nhiều, ăn to nói lớn, nói nhanh, đàn ông dữ tợn hơn.
Gộp cũng được, mà không gộp cũng được. Đương thời có Hồ Xuân Hương, nghe bảo cũng có chút tình với Nguyễn Du, bà ấy nghe bảo sinh ra khu vực Quỳnh Lưu, núi đá cheo leo, đường vào loanh quanh, nên thơ văn có vẻ không tình như Nguyễn Du được :P
Nhân cụ nói con gái Hà Tĩnh duyên dáng đáng yêu em cũng công nhận với cụ. Hồi em còn bé đi xem văn công đoàn Dân Ca Nghệ Tĩnh diễn vở Hòn Vọng Phu mà nghe biết có diễn viên chính người Hà Tĩnh hát như mật rót vào tai lại người đẹp ơi là đẹp.
Trên đường về em nghe mấy anh trai làng bảo là nếu có vợ như thế thì chỉ để bầy tủ buphe và cho ngồi ở nhà không cần phải làm gì cả chỉ chờ chồng về, chỉ cần nghe nói là đủ rồi. sướng rồi.
Em cũng thấy có thể như vậy thật vì chất giọng con gái Hà Tĩnh hát dân ca đúng là em chưa bao giờ được nghe nó rất lạ rất ngọt ngào, mượnj mà, ấm áp như thế?
Nhưng còn Đàn ông tỉnh nào dữ tơn hơn tỉnh nào em cũng chưa được kiểm chứng đâu ạ?
Em nghĩ là cả hai chắc cũng tợn tợn như nhau thôi.
Hì..hì..
 
Chỉnh sửa cuối:

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
3,486
Động cơ
113,240 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Nhân cụ nói con gái Hà Tĩnh duyên dáng đáng yêu em cũng công nhận với cụ. Hồi em còn bé đi xem văn công đoàn Dân Ca Nghệ Tĩnh diễn vở Hòn Vọng Phu mà nghe biết có diễn viên chính người Hà Tĩnh hát như mật rót vào tai lại người đẹp ơi là đẹp.
Trên đường về em nghe mấy anh trai làng bảo là nếu có vợ như thế thì chỉ để bầy tủ buphe và cho ngồi ở nhà không cần phải làm gì cả chỉ chờ chồng về, chỉ cần nghe nói là đủ rồi. sướng rồi.
Em cũng thấy có thể như vậy thật vì chất giọng con gái Hà Tĩnh hát dân ca đúng là em chưa bao giờ được nghe nó rất lạ rất ngọt ngào, mượnj mà, ấm áp như thế?
Nhưng còn Đàn ông tỉnh nào dữ tơn hơn tỉnh nào em cũng chưa được kiểm chứng đâu ạ?
Em nghĩ là cả hai chắc cũng dữ tợn như nhau thôi.
Hì..hì..
Đất Hà Tĩnh nhắc đến Truyện Kiều em nhớ tới cụ Nguyễn Công Trứ , thời trẻ khi chưa đỗ đạt làm quan thì cụ ấy phong lưu , chơi bời khác gì nhân vật Sở Khanh đâu .
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,621 Mã lực
Tuổi
42
Không thể so sánh Tố Hữu với Nguyễn Du được vì thế giới quan , nhân sinh quan khác nhau nhiều ....Gọi Nguyễn Du là Đại thi hào nhưng chưa thấy ai gọi Tố Hữu như vậy , chỉ có thể gọi là Nhà thơ .
Nhà thơ ở cạnh nhà thờ
Khi nhà thơ chết, nhà thờ đổ chuông.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,039
Động cơ
324,958 Mã lực
Tuổi
57
Đại khái Kiều cụ mà đọc là phải có một loạt chú thích, giải thích các điển tích văn học đi kèm, thì mới dễ hiểu cụ Du đang nói cái gì. Còn thơ cụ Hữu thì đơn giản hơn, đọc phát hiểu ngay 😁
Tks cụ. Giống em tra từ điển inhlịt cóa hehe.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Nguyễn Du bình dân hóa một câu truyện, phổ biến lưu truyền trong dân gian, cho lên tồn tại đến bây giờ.
Xã hội phong kiến 95% dân chúng mù chữ, vậy mà truyện kiều vẫn lưu truyền rộng rãi, đó là cái tài của Nguyễn Du. Còn cốt truyện thì bản thân ông cũng nhận là viết lại từ Thanh Tâm Tài Nhân
[/QUOTE]
Cụ viết thế mà một số người bảo khó hiểu.
Em thấy đọc cả quyển tiểu thuyết bằng thơ thì không phải là ai cũng thích.
Đối với em em thích từng đoạn, ví dụ như đoạn tả hai chị em Thuý Kiều, Đoạn tả Hoạn Thư, Đoạn tả Từ Hải chết đứng, những đoạn tả về cảnh thiên nhiên hơi bị mê. và dễ hiểu.
Câu thơ đầy tính triết lý vẫn vô cùng dễ hiểu!

Người ơi gặp gỡ làm chi?
Trăm năm hỏi có duyên gì hay không?

Tả hai chị em?

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Tả cảnh mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây ngói biếc non phơi bóng vàng!
Hai câu thơ này hồi thiếu nhi không hề biết là Truyện Kiều nhưng có trong sách lớp 1,2,3 gì đó em không nhớ chính xác.
Em thích nó từ thiếu nhi?
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,409
Động cơ
561,356 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về"
Xin cc thông lão đoạn thơ trên ạ. Em thô thiển, éo hiểu ... như có ma đi sau ý....híc.
Đấy có nhẽ lão có cảm cái thần của câu thơ mới thế. Toác phẩm vĩ đại thì có một cái tiêu chí là mỗi người đọc thấy như mình ở trong đó theo cách riêng.

Em đọc đến câu này lại chỉ thắc mắc, nếu về buổi chiều mặt giời đổ về tây thì bóng người đi phải đổ về hướng ngược lại. Bóng ngả về tây thì không biết mặt giời ở chỗ nào. Về sau mới hiểu là bóng ở đây là chỉ mặt giời, không phải cái bóng của mình.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,409
Động cơ
561,356 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nguyễn Du bình dân hóa một câu truyện, phổ biến lưu truyền trong dân gian, cho lên tồn tại đến bây giờ.
Xã hội phong kiến 95% dân chúng mù chữ, vậy mà truyện kiều vẫn lưu truyền rộng rãi, đó là cái tài của Nguyễn Du. Còn cốt truyện thì bản thân ông cũng nhận là viết lại từ Thanh Tâm Tài Nhân

Cụ viết thế mà một số người bảo khó hiểu.
Em thấy đọc cả quyển tiểu thuyết bằng thơ thì không phải là ai cũng thích.
Đối với em em thích từng đoạn, ví dụ như đoạn tả hai chị em Thuý Kiều, Đoạn tả Hoạn Thư, Đoạn tả Từ Hải chết đứng, những đoạn tả về cảnh thiên nhiên hơi bị mê. và dễ hiểu.
Câu thơ đầy tính triết lý vẫn vô cùng dễ hiểu!

Người ơi gặp gỡ làm chi?
Trăm năm hỏi có duyên gì hay không?

Tả hai chị em?

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Tả cảnh mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây ngói biếc non phơi bóng vàng!
Hai câu thơ này hồi thiếu nhi không hề biết là Truyện Kiều nhưng có trong sách lớp 1,2,3 gì đó em không nhớ chính xác.
Em thích nó từ thiếu nhi?

Đoạn Kiều này, theo chú giải của cụ Vân Hạc Lê văn Hòe thì thấy cách hiểu vội của chúng mình có phần sai.

Mai cốt cách là tả về Kiều trong khi Tuyết tinh thần lại tả về Vân.
Mây thua tóc tuyết nhường da là cái đẹp theo kiểu tiêu chuẩn bên ngoài. Nhưng làn thu thủy nét xuân sơn nó có cái sinh khí bên trong.

Ngay đọc Kiều cũng mỗi ông hiểu ra mỗi kiểu. Thế mới là giá trị tác phẩm.
 
Chỉnh sửa cuối:

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Cụ viết thế mà một số người bảo khó hiểu.
Em thấy đọc cả quyển tiểu thuyết bằng thơ thì không phải là ai cũng thích.
Đối với em em thích từng đoạn, ví dụ như đoạn tả hai chị em Thuý Kiều, Đoạn tả Hoạn Thư, Đoạn tả Từ Hải chết đứng, những đoạn tả về cảnh thiên nhiên hơi bị mê. và dễ hiểu.
Câu thơ đầy tính triết lý vẫn vô cùng dễ hiểu!

Người ơi gặp gỡ làm chi?
Trăm năm hỏi có duyên gì hay không?

Tả hai chị em?

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Tả cảnh mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây ngói biếc non phơi bóng vàng!
Hai câu thơ này hồi thiếu nhi không hề biết là Truyện Kiều nhưng có trong sách lớp 1,2,3 gì đó em không nhớ chính xác.
Em thích nó từ thiếu nhi?

Đoạn Kiều này, theo chú giải của cụ Vân Hạc Lê văn Hòe thì thấy cách hiểu vội của chúng mình có phần sai.

Mai cốt cách là tả về Kiều trong khi Tuyết tinh thần lại tả về Vân.
Mây thua tóc tuyết nhường da là cái đẹp theo kiểu tiêu chuẩn bên ngoài. Nhưng làn thu thủy nét xuân sơn nó có cái sinh khí bên trong.

Ngay đọc Kiều cũng mỗi ông hiểu ra mỗi kiểu. Thế mới là giá trị tác phẩm.
[/QUOTE]
Em chỉ lĩnh hội cái tinh thần của nó thôi cụ, Em không so xét từng chi tiết nhỏ đâu?
Câu mà cụ nói theo em hiểu là cốt các như hoa Mai có nghĩa là tinh khiết trong sáng.
Tinh thần như tuyết trắng thì cũng là tinh khiết?
Có nghĩa là từ cốt cách đến tinh thần vẻ ngoài của hai chị em đều tinh khiết và trong sáng.
Như vậy nó mới nhắm nhấn mạnh xã hội đã đẩy những người phụ nữ đẹp từ hình thức đến tinh thần và trở thành tầng lớp dáy của xã hội.
Em hiểu như thế có được không?
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,177
Động cơ
113,347 Mã lực
Đoạn Kiều này, theo chú giải của cụ Vân Hạc Lê văn Hòe thì thấy cách hiểu vội của chúng mình có phần sai.

Mai cốt cách là tả về Kiều trong khi Tuyết tinh thần lại tả về Vân.
Mây thua tóc tuyết nhường da là cái đẹp theo kiểu tiêu chuẩn bên ngoài. Nhưng làn thu thủy nét xuân sơn nó có cái sinh khí bên trong.

Ngay đọc Kiều cũng mỗi ông hiểu ra mỗi kiểu. Thế mới là giá trị tác phẩm.
Em chỉ lĩnh hội cái tinh thần của nó thôi cụ, Em không so xét từng chi tiết nhỏ đâu?
Câu mà cụ nói theo em hiểu là cốt các như hoa Mai có nghĩa là tinh khiết trong sáng.
Tinh thần như tuyết trắng thì cũng là tinh khiết?
Có nghĩa là từ cốt cách đến tinh thần vẻ ngoài của hai chị em đều tinh khiết và trong sáng.
Như vậy nó mới nhắm nhấn mạnh xã hội đã đẩy những người phụ nữ đẹp từ hình thức đến tinh thần và trở thành tầng lớp dáy của xã hội.
Em hiểu như thế có được không?
[/QUOTE]
AF9A2607-6D36-4F6A-A222-AB78C47C89B7.jpeg
3987FDC3-9A55-42D1-9850-160154BCC616.jpeg
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,039
Động cơ
324,958 Mã lực
Tuổi
57
Đấy có nhẽ lão có cảm cái thần của câu thơ mới thế. Toác phẩm vĩ đại thì có một cái tiêu chí là mỗi người đọc thấy như mình ở trong đó theo cách riêng.

Em đọc đến câu này lại chỉ thắc mắc, nếu về buổi chiều mặt giời đổ về tây thì bóng người đi phải đổ về hướng ngược lại. Bóng ngả về tây thì không biết mặt giời ở chỗ nào. Về sau mới hiểu là bóng ở đây là chỉ mặt giời, không phải cái bóng của mình.
Tks cụ. Cũng có lý nhỉ. Ông Giời hôm xấu trời đúng là cái bóng thật.
Em bắt đều mê kiều rồi đấy. Lườm rau gắp thịt, tha hồ tưởng tượng hehe.
"Kiều càng sắc sảo, mặn mà"
Úi trời, chậc chậc chậc. Đã sắc sảo lại còn mặn mà thì tốn giai lắm.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,057
Động cơ
496,748 Mã lực
Em chỉ lĩnh hội cái tinh thần của nó thôi cụ, Em không so xét từng chi tiết nhỏ đâu?
Câu mà cụ nói theo em hiểu là cốt các như hoa Mai có nghĩa là tinh khiết trong sáng.
Tinh thần như tuyết trắng thì cũng là tinh khiết?
Có nghĩa là từ cốt cách đến tinh thần vẻ ngoài của hai chị em đều tinh khiết và trong sáng.
Như vậy nó mới nhắm nhấn mạnh xã hội đã đẩy những người phụ nữ đẹp từ hình thức đến tinh thần và trở thành tầng lớp dáy của xã hội.
Em hiểu như thế có được không?
AF9A2607-6D36-4F6A-A222-AB78C47C89B7.jpeg
3987FDC3-9A55-42D1-9850-160154BCC616.jpeg

[/QUOTE]
Hoa Mai là uyển chuyện mềm mại , duyên dáng cụ nhỉ? Thực ra hoa nói chung đều có đặc điểm đó?
Nhưng em thấy Mai có màu trắng hay còn gọi là Nhất chi Mai.
Ở đây tác giả lấy biểu tượng Mai trắng là loại có vẻ đẹp dịu dàng thuần khiết. Là loài hoa quý hiếm cụ nhỉ?
Thêm một ý nữa, thường thường Mai Đào nở vào mùa Xuân và làm cho ta thấy sự mới mẻ và tươi tắn hơn những loại hoa khác? Nó như khoác lên mình sắc xuân tươi mới! ý nói sự nhìn thấy hai nàng như nhìn thấy sức sống, tươi mới, xuân sắc cụ nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,924
Động cơ
384,876 Mã lực
Ngắm sông Tiền Đường tý nào:


Theo CGTN, vụ việc xảy ra vào ngày 20/9 khi xe cộ đang di chuyển trên con đường cạnh sông Tiền Đường ở Hàng Châu, Chiết Giang thì một con sóng lớn bất ngờ xuất hiện. Theo đoạn video ghi lại hiện trường, thời gian xảy ra vụ việc là vào lúc 15h53 (giờ địa phương).
Sự cố bất ngờ khiến xe cộ đang đi lại trên đường bị mất đà và bị đẩy ra xa vài mét. Một số chiếc xe bị sóng cuốn đi và lao vào vào nhau. Theo điều tra ban đầu, có khoảng 7 chiếc xe bị hư hỏng sau vụ việc. Không có thông báo về thương vong liên quan tới sự cố.

Theo CGTN, sông Tiền Đường là một trong những con sông có thủy triều lớn nhất thế giới do cấu tạo địa hình đặc trưng.

Rất hùng vỹ, đúng là:

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.


Sông Tiền Đường có tên cổ là sông Chiết, xuất hiện sớm nhất trong “Sơn hải Kinh” (một tư liệu địa lý thời cổ đại của Trung Quốc), ngoài ra còn có tên sông Tiệm. Thời Tam Quốc, tên Tiền Đường bắt đầu được sử dụng, nhưng lúc đó sông Tiền Đường chỉ dùng để chỉ đoạn sông chạy qua huyện Tiền Đường (Hàng Châu ngày nay).


Bản đồ cổ TQ về dòng sông Tiền Đường.

Từ năm 1911 trở đi tên này mới chỉ toàn bộ con sông. Do đoạn sông chảy qua Hàng Châu uốn lượn ngoằn ngoèo, thường có sóng to gió lớn nên người dân còn gọi là sông Chi, sông La Sát. Tiền Đường là con sông lớn nhất tỉnh Chiết Giang. Sông dài 668 km, chạy qua bốn tỉnh là Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến và thành phố Thượng Hải, cuối cùng đổ ra biển Thái Bình Dương, tổng diện tích lưu vực 55.558 km2, trong đó diện tích thuộc tỉnh Chiết Giang là 48.080km2 . Theo các di chỉ khảo cổ, bãi đất quanh đoạn của sông là cái nôi của văn hóa Bách Việt. Đoạn sông Tiền Đường đổ ra biển cũng chính là nơi xảy ra hiện tượng thủy triều dâng nổi tiếng.


Sóng Tiền Đường

Tháng 5-2015, Trung Quốc phát hành bộ tem về triều dâng trên dòng sông Tiền Đường với thiết kế tem liên hoàn 3 cảnh sóng thủy triều xua nước sông chảy ngược và tạo nên sóng lớn dữ dội ở cửa sông Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) hết sức hùng tráng và ngoạn mục vào đúng ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Tem Trung Quốc về triều dâng trên dòng sông Tiền Đường

Ngay giữa khung tem là Tháp Lục Hòa, là một tòa nhà đồ sộ, to lớn màu nâu sẫm toát lên vẻ cổ kính trang nghiêm. Bên trong tháp có cầu thang bằng gỗ xoắn trôn ốc để đi lên. Tháp bên trong thực sự có 7 tầng nhưng nhìn bên ngoài thấy đến 13 tầng và có hình bát giác cao 66 mét trên Núi Nguyệt Sơn và nhìn xuống sông Tiền Đường. Tháp Lục Hòa đầu tiên được xây vào năm 970 dưới thời Bắc Tống có 9 tầng và ngọn đèn trên chóp tháp dùng làm giang hải đăng để hướng dẫn tàu thuyền di chuyển trên sông Tiền Ðường. Năm 1156 tháp được đại trùng tu và xây thành 7 tầng, người ta đã dùng nhiều gạch trang trí để xây bên trong tháp. Vào cuối đời nhà Thanh cuối thế kỷ 19 xây thêm phần bên ngoài bao chung quanh tháp bằng gỗ hình bát giác có 13 mái ngói cong nên nhìn bên ngoài tưởng tháp 13 tầng, nhưng thực sự bên trong vẫn giữ kiến trúc 7 tầng, nghĩa là mỗi tầng lầu phiá bên ngoài trang trí bằng hai mái ngói. Mỗi tầng đều có cửa sổ vuông để nhìn ra bên ngoài và với 8 cạnh, mỗi cạnh có 3 cửa sổ.

Lục Hòa Tháp đã được nhà văn Trung Hoa Kim Dung nhắc đến trong truyện Thư Kiếm Ân Cừu Lục, một trường thiên kiếm hiệp có hư cấu lịch sử. Trong truyện này ở hồi thứ 11 kể lại rằng vua Càn Long nhà Thanh đã bị những hảo hán thuộc Hồng Hoa Hội bắt về Hàng Châu và giam ở tầng chót của Lục Hòa Tháp. Nơi đây nhà vua gặp Trần Gia Lạc một trong những thủ lãnh Hồng Hoa Hội, ông ta tiết lộ rằng Càn Long không phải là dòng dõi nhà Thanh gốc Mãn Châu mà chính là người Hán. Nguyên ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy thứ 50, hoàng tử Nhậm Trinh ăn ở với trác phi Nẫu Cô Lục Thị sinh một đứa con gái. Cùng ngày ấy Nhậm Trinh nghe nói phu nhân đại thần Trần Thế Quang cũng sinh một đứa con trai, bèn hạ lịnh mang con của Trần Thế Quang vào phủ để thăm hỏi. Nhậm Trinh tráo con với đại thần Trần Thế Quang vì muốn có con trai để vua cha Khang Hy chọn mình nối ngôi. Lập tự là kế sách lâu dài,khi chọn người thừa kế, hoàng thượng không những chỉ tính tới hoàng tử mà phải nghĩ đến con trai của hoàng tử nữa. Biết bị tráo con, Trần Thế Quang kinh hãi nhưng không dám tiết lộ ra ngoài vì biết Nhậm Trinh độc ác và thủ đoạn. Sau này Nhậm Trinh lên ngôi lấy hiệu là Ung Chính và đứa bé được tráo chính là vua Càn Long!

Chùa Lục Hòa chính là nơi mà Nhà sư Võ Trí Thâm và Võ Tòng là những nhân vật trong bộ tiểu thuyết Thủy Hữ của Nhà văn Thi Nại Am đã về tu học sau khi Lương Sơn Bạc bị tàn phá và 108 anh hùng Lương Sơn bị tiêu diệt.
(Nguyễn Đại Hùng Lộc)
 

Ben BMS

Xe buýt
Biển số
OF-341120
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
871
Động cơ
283,805 Mã lực
Những trích đoạn thơ tả nhân vật của Sơ kính tân trang, Nhị độ mai, Truyện Kiều.

Sơ kính tân trang (câu 403 - 416) nữ chính Quỳnh Thư.

Trình ông sau trước mọi bề
Lầu trang trộm thấy dung nghi tỏ tường
Trương công là đấng khiêm đường
Vốn dòng ngọc diệp tên nàng Quỳnh Thư
Xuân hoa bậc ấy đang vừa
Tuổi vừa đôi bảy phong tư lạ lùng
Thước tầm phỏng dạng bằng ông
Lam pha mày liễu mỡ đông da ngà
Chiều cá nhảy vẻ nhạn sa
Mắt long lanh nguyệt tóc rà rà mây
Má hồng môi thắm hây hây
Khổ mê thược dược khúc say hải đường
Chiều sánh ngọc vẻ so vàng
Ôi hoa vì sắc ủ hương vì màu


Sơ kính tân trang (câu 895 - 908 ) nữ thứ chính Thụy Châu.

Đã ngoài sáu dật quy linh
Phương đông lại rạng tiểu linh một nàng
Sinh châu sực ứng điềm lan
Phòng hương ngọc nữ quang nhan khác vời
Lưng liễu uốn miệng hoa cười
Có sen cốt cách có mai tinh thần
Sá so Phi Yến Triều Vân
Biện cầm nhường lửa thái tần kém đôi
Hào hoa ấy gái mà trai
Đã ba quỳnh ngọc lại hai minh hà
Chiều xuân trăm vẻ nẫu nà
Nức hương bồ liễu xôn hoa hải đường
Châu sơ chỉn xứng tân trang
Y lời ước đặt tên nàng Thụy Châu


Nói chung tuyến nhân vật của Sơ kính tân trang rất đơn giản: Phạm Kim và Quỳnh Thư được hai gia đình đính ước, nhưng sau đó Quỳnh Thư bị ép gả cho một viên quan cấp trên. Trước khi về nhà chồng, Quỳnh Thư lẻn ra tâm sự với Phạm Kim, hai người hẹn kiếp sau sẽ đoàn tụ. Trước khi chia tay, Quỳnh Thư đưa ra bàn tay có chữ "Quỳnh Nương" cho Phạm Kim xem. Về nhà, Quỳnh Thư tự tử, Phạm Kim đau buồn bỏ đi tu.

Một người bạn của cha Phạm Kim có người thiếp sinh được một con gái, đặt tên là Thụy Châu. Nàng là người tính tình phóng khoáng, thường giả nam đạo sĩ ngao du sơn thủy, tình cờ gặp gỡ nhà sư Phạm Kim, hai bên xướng họa thơ ca. Phạm Kim nghi ngờ Thụy Châu là nữ giả nam, nên tương tư, không thiết tha tu hành nữa.

Sau này Phạm Kim đến nhà cha của Thụy Châu làm gia sư, tình cờ xướng họa với tiếng đàn (của Thụy Châu) mà hai người nhận ra nhau. Hai người lấy nhau nhưng Phạm Kim vẫn buồn rầu khi nghĩ tới Quỳnh Thư, Thụy Châu gặng hỏi, Phạm Kim đành nói thật. Lúc đó Thụy Châu đưa ra bàn tay có hai chữ "Quỳnh Nương", thì ra Thụy Châu chính là Quỳnh Nương đầu thai.
Ở quê em ngày trước mọi người thích nhị độ mai nhất vì cốt chuyện nhiều kịch tính, có nhiều loại hình nhân vật: nịnh, trung, nham hiểm, nhân từ....
Còn Kiều họ chỉ ngâm nga vài đoạn.
 

AT76

Xe điện
Biển số
OF-54148
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
2,426
Động cơ
472,582 Mã lực
Theo cụ trong văn học, nghệ thuật thì thế nào là sáng tạo? Cụ chơi lại hoặc chỉnh sửa 1 bản nhạc mà hay hơn cả bản gốc, đc mọi người biết đến thì có sáng tạo ko? Truyện Kiều của Ng. Du đc thế giới biết đến mà ko ai biết cái bản gốc là gì thì theo em là sáng tạo rồi. Cụ ND đã tạo dựng1 tác phẩm mới khác hoàn toàn bản cũ. Văn học là nghệ thuật sử dụng từ ngữ, và thơ là đỉnh cao của nghệ thuật đó. Truyện Kiều lại là đỉnh cao của vận dụng ngôn ngữ và nghệ thuật thi ca. Ko ai bảo dựa vào cốt truyện có sẵn, hay bối cảnh thực tế để tạo ra 1 tác phẩm mới là ko phải sáng tạo.
Theo em thì nó giống đạo diễn làm phim dựa trên tiểu thuyết có sẵn hay nhạc sĩ phổ thơ có sẵn. Phim hay, nhạc hay thì vẫn được công nhận sáng tạo, vẫn được giải trong nước, quốc tế như thường.
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,081
Động cơ
543,203 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Có từ “đó” liên quan tới kỹ thuật đan lát, nên bác chờ xem nó là từ Việt hay từ mượn :P
Cùng sinh hoạt trong otofun thì nên dùng phong cách otofun chứ cứ bác với cháu gái nghe nó trịnh thượng, bề trên với cả đi sâu cá nhân quá. Thế cụ gọi cụ Ngao5 là gì, chú với cháu hay anh với em?
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,081
Động cơ
539,259 Mã lực
'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.

Thật ra gốc VH TQ không có vì họ là hậu duệ của dân du mục phía bắc TQ. Nông nghiệp trồng trọt và văn hóa không phát triển. Những gì chúng ta thấy về VH TQ chủ yếu do cướp được từ các dân tộc bị thôn tính mà ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top