[Funland] Truyện ngắn thời bao cấp - Tình như sương khói

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Ông bạn em viết truyện về thời bao cấp, em copy lại cho các cụ 7x, 8x hoài niệm:
-----

TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI
Phần 1 - 2 - 3
Trời nhá nhem tối, các ngôi nhà trong xóm lao động le lói những ánh đèn dầu. Ông Phương mệt nhọc đạp chiếc xích lô về sát cửa nhà, thầy chồng về bà Dần vội nói; Thu mau ra lấy chậu nước cho bố rửa mặt rồi sắp cơm ra đi con. Nghe mẹ gọi, cô bé Thu vội bê chậu nước ra ngoài hè, ông Phương sau khi rửa mặt thì cởi áo và cúi xuống lấy khăn lau qua người cho mát. Dưới ngọn đèn Hoa Kỳ, ba con người bắt đầu bữa cơm tối của mình. Mâm cơm được đặt ngay xuống chiếc chiếu rách rải ngay giữa nhà, nhà nền đất nên vẫn mấp mô. Ngoài bát canh rau dền còn có một đĩa lạc rang mặn, riêng ông Phương có thêm cút rượu và một đĩa đậu phụ rán. Trong lúc hai mẹ con ăn cơm, ông Phương uống rượu và nhấm nháp mấy bìa đậu. Nhìn chồng đã uống đến chén thứ ba, bà Dần vội nói; Thôi để tôi xới bát cơm cho mình ăn nhé, uống vậy cũng đủ rồi. Thu vừa ăn vừa lấm lét nhìn bố như sợ sệt điều gì đó. Ông Phương uống thêm một chén rượu rồi mới bắt đầu ăn cơm, tiếng loa truyền thanh từ xa vọng lại báo tin quân chủ lực của ta đang thắng trận liên tiếp và sẽ giải phóng thành phố Huế trong nay mai. Khi chồng buông bát, bà Dần nhắc con bê mâm bát ra sau nhà để rửa.
Đợi chồng ngồi uống cốc nước xong, bà Dần mới rụt rè nói; Có chuyện này tôi muốn trao đổi nhưng mình phải bình tĩnh nhé. Chuyện gì vậy mình, ông Phương hỏi và bắt đầu có vẻ muốn đi ngủ. Dù sao cả ngày hôm nay ông phải chở gạch vụn cho mấy người mua về xây nhà nên cũng khá mệt rồi. Ông đoán chắc, bà muốn xin cho con bé Thu đi dự liên hoan hay đi chơi cùng mấy đứa bạn. Ngập ngừng hồi lâu bà Dần mới nói nhỏ vì sợ nhà hàng xóm sát vách nghe thấy. Dù sao cả dãy nhà ở đây đều cách nhau bởi bức tường con kiến xây chung. Bà Dần khổ sở trình bày; tôi nhận‎ thấy mấy tháng nay cứ đến kỳ của phụ nữ mà không thấy con Thu giặt và phơi khăn xô như mọi khi. Đoán có sự chẳng lành nên tôi đã tra hỏi, nó sợ ông đánh nên đã van xin tôi nói giúp. Vậy thằng nào đã hủ hóa với nó, ông Phương gằn giọng hỏi và như tỉnh hẳn rượu. Thu đứng nép sau tấm liếp phía sau nhà và chăm chú lắng nghe câu chuyện của bố mẹ.
Bà Dần hạ giọng nói nhỏ cho chồng:
-Thằng Thịnh con nhà ông bà giáoThanh.
Nghe đến đó ông Phương giật mình hỏi lại vợ; Bà có chắc chắn không, thằng bé đó đi Liên Xô từ năm ngoái rồi mà.Tôi hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi, con mình nó kể lại hết. Ông Phương lẩm bẩm; thôi chết rồi, nó bây giờ ở mãi xa vậy biết làm sao bây giờ. Bà Dần rớm nước mắt nói; thôi con dại cái mang, chuyện đã đến nước này sớm muộn gì cũng sẽ ầm ĩ cả xóm, ngày mai tôi đành muối mặt sang nói chuyện với người ta.
Nghe vợ nói vậy ông Phương chỉ nói một câu; Tùy hai mẹ con bà tự giải quyết, thôi coi như tôi không có đứa con hư hỏng mất nết như nó. Nói xong ông Phương đi ra ngoài cửa và leo lên xích lô để ngủ.
Cả gia đình sinh sống trong căn nhà chưa đến 9 mét vuông. Mùa đông hai vợ chồng rải chiếu nằm dưới đất và nhường chiếc phản duy nhất cho con bé Thu, còn mùa hè nóng bức ông Phương ngủ ngay trên chiếc xích lô để ngoài cửa. Chưa đầy 10 phút bà Dần đã thấy tiếng chồng gáy rồi, sợ chồng nằm ngoài bị muỗi đốt, bà Dần đem chiếc màn một ra mặc phía trên cho chồng. Lúc này trong nhà đèn dầu cũng đang le lói vì sắp cạn dầu. bà Dần rải chiếu nằm dưới đất cũng không sao chợp mắt được. Bà biết trước mắt là cả một chặng đường chông gai, riêng việc đối mặt với lời ra tiếng vào của dư luận, rồi việc tổ dân phố họp kiểm điểm, nhà trường thi hành kỉ luật…Chỉ nghĩ đến từng đó thôi cũng khiến trái tim của người mẹ như nghẹn lại.
Nằm trên phản cô bé Thu khóc thổn thức vì thương cha mẹ, tiếng ngáy không đều sau một ngày lao động nặng nhọc của bố, tiếng thở dài xót xa của mẹ khiến cho Thu cảm thấy day dứt và ân hận. Dù nói gì đi nữa, mọi việc cũng đã quá muộn để sửa chữa. Cái thai mà Thu cố giấu đi cũng không thể giấu được nữa, việc nạo phá thai ở tầm này không bệnh viện nào dám thực hiện. Trong đêm khuya tĩnh mịch, Thu lại nhớ đến Thịnh, người mà cô đã trao sự trong trắng của đời con gái cho anh. Không biết giờ này ở bên Liên Xô rộng lớn, anh có nhớ đến những gì mà mình hứa hẹn không. Cả xóm lao động chìm dần vào giấc ngủ, không gian vô cùng tĩnh lặng. Dù đang trong thời kỳ chiến tranh, nhưng kể từ khi người Mỹ rút về nước theo thỏa thuận đã kí tại Paris năm 1973, mọi người không còn phải lo lắng về những trận bom như mấy năm về trước.
---------
Mới gần 6 giờ sáng mà công viên Thống Nhất đã đông nghẹt người đi tập thể dục, từng tốp người thuộc đủ các lứa tuổi đang thong thả đi bộ quanh hồ bảy mẫu. Đám thanh niên trẻ khỏe thì chạy với tốc độ trung bình, ở nhiều khu vực khác lại có nhiều các mẹ đang tập thể dục theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài cát sét hoặc tiếng hô của huấn luyện viên. Ngồi ở ghế đá ngay gần mép hồ, ông Thịnh lặng lẽ quan sát một nhóm các phụ nữ trung niên đang nhảy theo điệu rumba khá sôi động. Ánh mắt của ông chăm chú quan sát từng động tác của người phụ nữ xấp xỉ 60 nhưng vẫn đẹp và nhanh nhẹn. Khi đồng hồ trên tay ông Thịnh chỉ sang đúng 7 giờ 15 phút , các cụ bà nghỉ tập và tỏa ra các hướng.
Ông Thịnh lập cập mở chiếc bình ủ mang theo từ sáng và rót ra một cốc nước còn ấm. Khi bà Thu, người phụ nữ mà ông Thịnh chăm chú dõi theo, ông đưa cốc nước và nói: Bà uống cốc nấm Linh chi cho ấm, bà Thu đỡ cốc nước và ngồi xuống uống từng ngụm nhỏ, ông Thịnh đưa cho bà chiếc khăn tay mới tinh để lau mồ hôi trên mặt.
Ông Thịnh khẽ hỏi:
-Sáng nay tôi muốn mời bà đi lên phố cổ chơi được không…?
Khẽ lắc đầu bà Thu nói luôn mà không cần suy nghĩ:
-Không được rồi, các cháu tôi đang nghỉ hè nên tôi phải về chăm chúng nó. Thế chuyện kia bà đã nói gì chưa. Bà Thu lắc đầu; Thôi cứ để mọi việc như nó vẫn vậy ông nhé, không để ông Thịnh nói tiếp, bà Thu đứng lên và dắt chiếc xe đạp hướng ra phía cổng công viên. Ông Thịnh nhìn theo cho đến khi không còn thấy bóng của bà Thu, ông đứng dậy bước ra cổng, để bắt taxi về tận bên khu đô thị Ecopark. Ngồi trên xe trở về nhà, ông ngậm ngùi nhớ lại một thời đã qua, ngày đó ông là chàng sinh viên năm thứ Nhất của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, còn bà Thu mới chỉ là cô bé học sinh lớp 10.
Chính ông trước khi sang Liên Xô du học đã chép tặng cô bé Thu bài thơ *“Đây thôn Vĩ Dạ”*của nhà thơ Hàn Mạc Tử vào sổ tay thay lời lưu bút với những câu đầy da diết;
"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Vào một tối mùa đông năm 1974, khi chuyến tàu liên vận quốc tế chạy qua cầu Long Biên lên Đồng Đăng rồi qua Trung Quốc để từ đó đoàn du học sinh sang Liên Xô học tập, cuộc đời của đôi bạn trẻ chính thức rẽ sang hai hướng hoàn toàn khác nhau. Đúng 40 năm sau kể từ cuộc chia tay năm nào, họ mới có dịp gặp lại nhau trong một hoàn cảnh khá trớ trêu.
2
Dù cho cả xóm lao động ở khu Văn Chương, cũng như toàn thành phố hân hoan vì bộ đội ta đã giải phóng được thành phố Huế, sau đó vài ngày là giải phóng Đà Nẵng, nhưng mọi người vẫn không ngớt xôn xao bàn tán về chuyện con bé Thu nhà Phương Dần chửa hoang. Nhà nào có con gái lớn cũng lôi con bé Thu ra làm tấm gương để răn dạy con em mình kiểu như; đấy thấy chưa cá không ăn muối cá ươn…..đua đòi cho lắm vào để rồi ễnh bụng ra. Trước những lời nói như xát muối vào tâm can của hàng xóm, ngày ngày ông Phương cũng đạp xích lô ra khỏi nhà từ khi trời còn chưa sáng rõ mặt người, ông về nhà khi tối khuya và người thì say mèm. Thương con nên bà Dần cắn răng chịu đựng mọi lời đàm tiếu của bà con lối xóm, công việc hàng ngày của bà Dần là nhóm lò đun nước sôi để bán cho cư dân. Tuy nhiên dạo gần đây, người ghé mua thì ít, chủ yếu họ hỏi bâng quơ; cháu Thu dạo này tôi không thấy đi học nhỉ..hoặc có người thì bóng gió; chiều lắm sinh hư là đúng rồi. Nhiều lời ra tiếng vào đến mức tổ phục vụ cũng đánh tiếng để bà Dần nghỉ việc. Thế vào chỗ bà Dần là một bà mẹ vừa nhận được giấy báo tử con trai đã hy sinh tại mặt trận phía Nam. Cũng từ đó, hầu như mọi người trong xóm đều tránh tiếp xúc với gia đình ông Phương, bà Dần.
Cô bé Thu cả ngày chỉ quanh quẩn dưới bếp, không dám bước chân đi đâu. Sáng ra Thu dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn gạo. Ngày trước nếu nhà hết gạo, Thu có thể vác rá sang nhà hàng xóm vay tạm mấy bơ, còn bây giờ mà hết thì cả nhà đành nhịn đói. Trong nhà chỉ có sẵn một vại dưa cà, một lọ mắm tôm và bát muối trắng còn mọi thứ đều ăn đong từng bữa. Từ hôm cái Hạnh học cùng lớp đến thông báo quyết định kỉ luật của nhà trường,Thu càng sống thu mình dưới bếp, đến việc xếp hàng lấy nước sinh hoạt cho gia đình cũng đều do mẹ đảm nhận hoặc hôm nào đợi tới lúc nửa đêm không có ai, Thu mới dám ra lấy mấy xô nước về để tắm giặt. Khổ nhất là mỗi lần phải ra nhà vệ sinh công cộng, lúc đó ngoài chiếc nón đội sụp xuống để che mặt và tránh nhiều ánh mắt soi mói của mọi người. Thu còn phải úp thêm một cái nón rách trước bụng để che đi cái bụng đã nhô ra thấy rõ. Đi đến gần nhà vệ sinh, từ xa Thu có thể thấy rõ bức tường có mầu vàng loang lổ nhưng được ai đó viết lên dòng chữ bằng than đento tướng; CON THU CHỬA HOANG. Trên đường về có mấy bà cụ già trong xóm đang ngồi bắt chấy cho nhau, thấy Thu các cụ bèn nói với nhau; Ngày xưa cái ngữ này cứ phải gọt đầu bôi vôi rồi lột truồng dẫn đi quanh làng mới biết thế nào là nhục. Nghe được những lời đó, Thu chỉ biết cắm mặt đi thật nhanh về nhà, mặc cho hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt. Ngay trên cánh cửa nhà Thu cũng bị ai đó viết chữ NHÀ CÓ ĐỨA CHỬA HOANG.
Từ sau hôm bà Dần đi họp tổ dân phố về, không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề như có đám, không ai dám ngẩng mặt lên với hàng xóm, ở trong nhà chả ai buồn nói với nhau một câu. Bên ngọn đèn dầu leo lét, ba con người ngồi ba góc nhà im lìm và cam chịu, ánh đèn hắt lên tường những hình bóng như bất động, họ luôn cảm thấy mọi lời nói hay cái nhìn là để phán xét nhà mình quản con không nghiêm. Ông Phương nếu tối nào không say rượu lại cởi trần ngồi ngoài cửa hút thuốc lào liên tục, có lẽ khi leo lên xích lô làm một giấc dài, ông mới tạm quên đi nỗi ô nhục mà đứa con gái mang lại. Thương con đứt ruột nên bà Dần âm thầm chịu đựng búa rìu của dư luận, kể cả khi bị đưa ra tổ dân phố để mọi người phê phán. Mọi đúng sai bà nhận hết về mình, chỉ mong sao con bà không nghĩ quẩn mà làm liều. Lúc còn hai mẹ con, bà nói nhỏ với Thu; Thôi việc đã lỡ rồi, người ta cười mình ba tháng, cười mình ba năm chứ không thể cười cả đời được. Có lẽ giờ đây chỉ có tấm lòng bao dung của người mẹ mới là chỗ dựa tinh thần lớn nhất đối với Thu.
Cả tuần nay, cứ 5 giờ sáng là Thu lại thức dậy nấu ăn cho cả nhà. Sau khi cho cơm vào hai chiếc cặp lồng, một cho ông Phương mang theo, một cặp lồng hai mẹ con sẽ mang đến chỗ làm. Nếu vét xoong còn chút cơm cháy hai mẹ con sẽ cho chút nước mắm vào ăn sáng luôn. Cặp lồng cũng chỉ có mấy quả cà, chút dưa muối và lạc rang, lâu lâu sẽ có thêm quả trứng luộc để Thu bồi dưỡng. Thương con ở nhà một mình, bà Dần đã xin cho Thu đến làm cùng với mẹ. Từ sau khi nghỉ việc ở tổ phục vụ, nhờ người quen bà Dần xin vào làm ở HTX dệt Hoàng Ngân ngay mạn Hoàng Cầu. Để tránh mọi sự soi mói, hai mẹ con rời nhà từ sớm, hàng ngày nhiệm vụ chủ yếu của bà Dần và Thu là quay xa để se lanh, đánh ống sau đó chuyển cho bộ phận dệt thảm. Công việc tương đối nhẹ nhàng và hợp với người đang mang bầu như Thu. Đa phần lao động của HTX là phụ nữ, nhiều người là góa phụ, có người thì chồng đang chiến đấu tại chiến trường B. Khi nghe chuyện của con bé Thu, mọi người đều có cái nhìn thông cảm cho con bé. Ở cái tuổi ăn chưa no mà lo chưa tới đã phải sắp sửa làm mẹ.
-------------
Ngày 30.04.1975 cả đất nước như vỡ òa trong niềm vui chiến thắng, tin về việc quân chủ lực của ta cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập đã khiến mọi người đổ ra đường phố ăn mừng. Dù đôi chân bị phù do sắp đến ngày sinh nở, Thu vẫn cảm thấy sung sướng và nhen nhúm hy vọng sớm gặp lại người yêu từ Liên Xô trở về. Hết chiến tranh mọi việc đi lại sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, đó là Thu tự nghĩ vậy. Bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vang lên trên khắp hệ thống loa truyền thanh công cộng.
Gương mặt ai cũng vui tươi hồ hởi, ai cũng hy vọng con em mình sẽ sớm được trở về sau một hành trình dài vì nền độc lập của dân tộc.
Sáng nay bà Dần nói với Thu; Chiều nay mẹ sẽ đi tàu điện vào Hà Đông bốc cho con mấy thang thuốc bổ để dưỡng thai, sắp sinh rồi nên con cần phải khỏe mạnh. Thu định hỏi mẹ điều gì nhưng lại thôi. Suốt một tháng sau đó, tối nào nhà Thu cũng ngào ngạt mùi thuốc Bắc, cứ đun ba chén cho cạn lấy một chén uống trước khi đi ngủ. Sau khi đun xong, bà Dần lại đem bã thuốc ra phơi để mấy ngày sau đun thêm lần nữa. Trời tháng sáu mới chớm hè mà đã nắng chói chang, ngày Thu vượt cạn, dù rất giận con nhưng ông Phương vẫn đạp xe xích lô chở hai mẹ con xuống Cây Đa Nhà Bò để sinh nở. Trong lúc con gái kêu la đau đẻ bên trong, ông Dần lôi chiếc điếu cày, là vật bất li thân ra vỉa hè phố Lò Đúc để hút. Vài tiếng sau Thu đã sinh được một bé trai nặng 3,2 cân, bà mẹ trẻ tưởng như kiệt sức trên bàn đẻ. Nằm viện được ba ngày, đợi khi trời xẩm tối cả nhà lại lên chiếc xích lô về nhà. Ngay đêm hôm đó, hàng xóm bắt đầu được nghe tiếng trẻ con khóc trong đêm. Bà Dần cũng mua chịu một chai dầu hỏa để rót vào ngọn đèn Hoa Kì, nhà có trẻ con nên ban đêm không thể tối om được.
Tiếng trẻ con khóc trong đêm khuya vọng rất rõ. Dù ở dãy phía sau nhưng ông bà giáo Thanh vẫn nghe rõ tiếng trẻ con khóc, tiếng ru ầu ơ không phải của mẹ mà là bà ngoại của thằng bé.
---------
Suốt mấy đêm liền bà giáo Thanh gần như mất ngủ, nghe tiếng trẻ con khóc như xé vải khiến bà nhớ lại buổi nói chuyện hồi tháng ba vừa rồi. Tối hôm đó ông bà vừa ăn tối xong, đang ngồi nghe tin tức từ chiếc loa truyền thanh treo ngay giữa nhà bỗng thấy bà Dần sang chơi. Dù là hàng xóm lâu năm, nhưng đây là lần đầu tiên bà Dần sang nhà ông bà giáo Thanh có việc. Sau một hồi bối rối, bà Dần sượng sùng kể lại đầu đuôi câu chuyện, hai ông bà giáo Thanh nghe xong cũng chết lặng. Tuy nhiên ông giáo Thanh cũng nói luôn:
-Có thể cháu nó sợ bị trách phạt nên nói vậy, dù sao cháu Thịnh nhà tôi đang du học ở xa nên không thể kiểm chứng được. Vợ chồng tôi luôn tin con mình không làm việc sai trái đó.
Bà Dân khẽ khàng thưa chuyện:
-Dạ em cũng tin lời con bé nhà em là thật, nếu không thì em dâu dám sang thưa chuyện với hai bác.
Bà giáo Thanh nhẹ nhàng nói:
-Con tôi đẻ ra nên tôi biết rõ hơn ai hết, cháu ngoan hiền và không làm chuyện tày đình đó. Chị mà tin lời con mình sang đây đổ thừa cho cháu Thịnh là không được. Vợ chồng tôi cũng rất quí‎ con bé Thu nhưng tôi chắc là do sợ bố mẹ nên cháu nói bừa vậy thôi. Mặc cho bà Dần tha thiết trình bày, hai vợ chồng ông bà giáo Thanh đều quyết không tin vào việc đó. Khi loa truyền thanh kết thúc “Câu chuyện cảnh giác” hai ông bà giáo Thanh tỏ ý cần‎ đi nghỉ sớm nên bà Dần đành lủi thủi ra về mà nuốt đắng cay vào trong lòng.
Khi bà Dần đi về, ông giáo Thanh dặn vợ; Việc này không liên quan đến thằng Thịnh, bà đừng có tiếp xúc với nhà đó nữa kẻo liên lụy đến con, nhỡ may bên đó nghe được tin này, có khi con mình phải về nước sớm. Vâng lời chồng, bà giáo Thanh cũng tránh không đi dù chỉ là ngang qua cửa nhà ông Phương bà Dần. Dù sao thì nhà ông bà cũng nổi tiếng là nhà gia giáo, làm sao có thể thông gia với gia đình đạp xích lô được. Mọi việc tưởng như đã quên cho đến khi nhà ông Phương bà Dần có thêm thành viên mới.
Sau khi sinh con được 10 ngày. Thu đã nhờ ông Phương đi làm giấy khai sinh cho con mình với tên là Đỗ Hoàng Liên Xô. Thấy con gái lấy họ Hoàng nhà ông bà giáo Thanh ghép vào họ nhà mình, đã thế tên thằng cu lại chính là tên đất nước mà bố nó đang du học. Ông Phương hiểu rằng con mình vẫn nuôi hy vọng ngày đoàn tụ với người ở phương xa. Thương con nên ông đã ra tiểu khu làm thủ tục giấy khai sinh đúng như yêu cầu của con gái. Trên đường đi men theo hồ về nhà, ông Phương thoáng thấy bóng ông giáo Thanh đang cắp cặp và tay cầm cây thước mét đi ngược lại. Nhìn thấy ông Phương, ông giáo Thanh chủ động rẽ ngay vào ngõ nhỏ đầu tiên. Dù chưa biết con ngõ nhỏ này sẽ dẫn ông đi tới đâu, nhưng ít ra ông cũng không muốn nhìn thấy rắc rối ở ngay phía trước.
3
Do sinh thiếu tháng lại không đủ sữa nên Thu nuôi thằng cu Liên Xô khá vất vả. Hàng ngày khi nấu cơm, đợi lúc cơm sôi bà Dần lại chắt ra một bát nước cơm rồi pha thêm chút đường cho cháu uống thay sữa. Nhờ có người mách nước, bà đã tất tả ngược xuôi xin được tờ giấy chứng nhận mẹ thiếu sữa rồi đi xếp hàng từ 5 giờ sáng, cuối cùng bà Dần cũng mua được cho con gái 02 hộp sữa ông Thọ để thằng bé có thêm sữa uống. Tã lót cũng không nhiều, nếu trời nắng không sao, hôm trời mưa gió thì rất khổ, ông Phương cũng phải hy sinh cái vỏ chăn của gia đình để xé ra làm tã cho cháu bé. Vì còn trẻ nên việc phải chăm một đứa bé là quá sức với Thu. Hàng đêm cô phải thức dậy thay tã, cho con bú và pha thêm sữa, rất may bà Dần cũng giúp con gái khá nhiều. Trời mùa hè dưới mái nhà lợp giấy dầu lại càng oi bức, khiến cho đứa trẻ không lúc nào ngon giấc. Hai mẹ con bà Dần phải thay nhau thức quạt cả đêm cho đứa bé.
Thương con vất vả, thỉnh thoảng bà Dần lại xách cặp lồng đi bộ sang phố Hàng Bột để mua cho con bát phở bồi dưỡng. Ngày đó mọi người hay nói “Phở mậu dịch, kịch ti vi”. Bởi vì nước phở mậu dịch như chạy qua hàng xương, mỗi bát phở chỉ có vài ba miếng thịt bèo nhèo, bánh phở vừa dày lại vừa cứng và khó nhai. Mọi người đều biết vậy nhưng vẫn phải mua vì nó rẻ hơn hàng phở bên ngoài.
Bước chân vào cửa hàng phở, bà Dần rụt rè nói với cô mậu dịch viên:
-Chị cho tôi mua một bát phở.
Không thèm ngẩng mặt lên, cô mậu dịch viên hỏi trống không:
-Mua loại nào?
Lúc này bà Dần mới ngước nhìn bảng giá niêm yết.
Phở mậu dịch có hai loại, loại có thịt giá bốn hào, loại không thịt giá hai hào. Để tiết kiệm nên bà Dần mua bát phở hai hào, loại này mọi người hay gọi là “phở không người lái”. Sau khi mua thêm một hào nước phở. Bà Dần xách cặp lồng phở về nhà xẻ ra bát cho con gái ăn, chỗ nước phở mua thêm được bà đổ ra chan với cơm nguội cho bà và ông Phương ăn còn đi làm. Ông Phương dạo này ít uống rượu hơn, ăn tối xong ông lại ra công viên Thống Nhất. Đêm nào nhiều thì ông đem về được mấy con trắm đen hoặc cá mè, có khi được mớ cá thầu dầu để cải thiện bữa ăn. Mấy con cá to được kho với riềng ăn dần, loại cá nhỏ được đảo qua tí mỡ hoặc nấu với dưa. Cuộc sống tuy vất vả, nhưng bù lại nhà có tiếng trẻ con cũng khiến mọi người xích lại gần nhau hơn.
---------
Khi chiến tranh bom rơi đạn nổ, ai cũng mong ước; nếu có hòa bình dù phải ăn cơm với muối trắng cũng thấy hạnh phúc. Bây giờ khi chiến tranh đã kết thúc, mọi người chỉ mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Để chăm sóc cho thằng cu Liên Xô, suốt tháng mọi người trong nhà chỉ ăn cơm với lạc rang, dưa cà muối, họa hoằn lắm có thêm quả trứng luộc, còn tem phiếu để dành mua xương về ninh cho hai mẹ con. Ai cũng thích mua xương hơn thịt vì mua xương sẽ được tăng gấp đôi tiêu chuẩn, phiếu 0,5kg thịt mà mua sườn hay xương ống sẽ được hẳn 1kg. Chính điều này khiến bà Dần phải đi xếp hàng từ 4 giờ sáng, nếu muộn sẽ không mua được. Khi thằng cu được ba tháng, Thu nói với mẹ xin đem việc về nhà cho mình làm kiếm thêm thu nhập. Hàng ngày sau khi cho thằng Liên Xô bú no và ngủ, Thu vội tranh thủ giặt giũ và phơi đống tã lót, thấy máy nước vắng người, cô liền đem đôi thùng ra xếp hàng lấy nước. Mọi ánh mắt nhìn hay lời bàn tán cũng không còn làm Thu bận tâm nữa.
Thậm chí có bà hàng xóm gặp ở máy nước đã hỏi mát mẻ; Thế bố nó là ai và có gửi cho chút gì để nuôi con không vậy cháu. Thu mím môi nhìn thẳng vào mặt người vừa hỏi mình rồi nói; Con cháu đẻ ra cháu nuôi, sao phải đợi người khác gửi cho cái gì. Nghe thấy cô bé nói vậy, người phụ nữ câm bặt. Sau khi gánh nước đổ đầy chum, Thu mới bắt đầu ngồi quay sợi đến trưa thì cho con bú.
Trời về chiều, Thu vừa bế con vừa nhặt sạn gạo chuẩn bị nấu cơm chiều. Gạo mậu dịch nên sạn và thóc nhiều vô kể, riêng ống bơ đựng thóc nhặt ra cũng gần đầy. Nấu cơm xong xuôi, Thu đem hai chiếc đèn dầu ra khêu bấc đổ thêm dầu, lau sạch các muội bám vào bóng đèn. Sau bữa tối, đợi khi thằng cu bắt đầu ngủ, Thu lại cặm cụi ngồi quay xa đến đêm khuya mới nghỉ. Nhiều lúc Thu tự hỏi; không biết giờ này ở Liên Xô xa xôi, Thịnh đang làm gì và có nhớ đến mình không. Nghĩ đến những cực nhọc đắng cay mà mình phải chịu đựng, trong lòng Thu trào dâng nỗi buồn tủi. Cô không biết liệu ở bên đó Thịnh có yêu người khác hay không.
Tự dưng cô lại nhớ đến lời ru con năm nào của chị Thoa hàng xóm, ngày đó chị Thoa mới sinh con thì anh chồng bỏ đi đâu biệt tích. Hàng đêm chị Thoa ôm con và ru những câu, mà Thu hồi đó dù thuộc lòng vẫn chưa hiểu hết.
“Sông sâu lắm khúc đò ngang.
Anh nhiều nhân ngãi em mang oán thù.” ‎
---------
Lúc Thịnh và các bạn đến thủ đô Moskva của Liên Xô, đúng vào mùa đông tuyết trắng, nhiệt độ ngoài trời là âm 30 độ. Sau những phút giây vui sướng và ngỡ ngàng khi lần đầu thấy tuyết, cả đoàn bắt đầu cảm nhận được cái lạnh thấu xương của mùa đông khắc nghiệt ở nước Nga. Đoàn du học sinh Việt Nam được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe trước khi nhập học. Khi biết Thịnh chưa được 49 cân, bà giáo già người Nga đã ôm Thịnh vào người và nhận làm con nuôi. Từ đó cứ cuối tuần, Thịnh lại được vợ chồng bà giáo đón về nhà nấu cho ăn các món truyền thống của Nga, trong đó không thể thiếu món soup củ cải trứ danh. Biết Việt Nam còn đang chiến tranh và thiếu thốn rất nhiều, nên các thầy cô giáo người Nga luôn quan tâm đặc biệt đến đoàn du học sinh. Sau thời gian học tiếng Nga tăng cường, Thịnh được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov. Đây là ngôi trường lâu đời và nổi tiếng của nước Nga. Khoa triết học mà Thịnh theo học nằm trên đồi Vorobjovy hay còn gọi là đồi chim sẻ.
Thời gian mới sang Liên Xô, Thịnh luôn nhớ về Việt Nam và mối tình với cô bé Thu. Có những đêm không ngủ được, Thịnh đã chép vào sổ tay bài thơ nổi tiếng có tựa đề TÔI YÊU EM của mặt trời thi ca nước Nga là Puskin. Lời bài thơ phần nào nói lên tâm trạng của chàng sinh viên xa xứ.
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể,
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em!”
Hồi trước khi Thu chuẩn bị thi vào cấp 3, trong một lần đứng xếp hàng lấy nước, bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô bé hàng xóm mới lớn. Thịnh đã rụt rè đề nghị; Nếu học có bài nào không hiểu, em cứ mang sách vở sang nhà anh giảng lại cho. Biết Thịnh là người học giỏi nổi tiếng cả xóm này, Thu đã mừng rỡ nhận lời. Từ đó hễ buổi chiều rảnh, Thu lại đem sách vở sang nhờ Thịnh chữa bài và giảng giúp chỗ không hiểu. Là người nhiệt tình, Thịnh luôn kiên nhẫn giảng giải cặn kẽ. Cô bé Thu nhí nhảnh và tươi vui có ánh mắt nhìn cuốn hút khiến chàng tân sinh viên cảm thấy loạn nhịp, giữa Thu và Thịnh đã chớm nở tình yêu đầu đời. Sau khi Thu đỗ vào cấp 3 trong sự ngỡ ngàng của gia đình, hai người gặp nhau thường xuyên hơn trước. Trong một lần gặp nhau như thế cả hai đã không kiềm chế được cảm xúc bồng bột…Khi biết tin Thịnh được sang Liên Xô du học, Thu đã khóc rất nhiều.
Buổi chiều trước ngày lên đường, Thịnh đã chép vào cuốn sổ tay của Thu bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử như lời nhắn gử;
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Sáng nay khi Thịnh vừa đến trường, từ thầy trưởng khoa cho đến các thầy cô giáo lẫn bạn bè quốc tế đều xúm lại chúc mừng. Cuối cùng thì cuộc hành trình dài đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam đã thành công. Bà giáo Nga là mẹ nuôi của Thịnh cũng hứa; Nhất định sẽ sang thăm Việt Nam ngay khi điều kiện cho phép. Trong tâm trạng phấn khởi, Thịnh đã viết gửi về Việt Nam hai bức thư, một bức thư dành cho bố mẹ, bức còn lại dành cho Thu. Học bổng dù không nhiều nhặn gì, Thịnh vẫn tiết kiệm từng đồng Rúp để mua quà cho người thân. Hộp quà Thịnh gửi về cho bố mẹ gồm hai miếng vải kẻ, mấy vỉ thuốc bổ và đặc biệt là chiếc đồng hồ để bàn của Liên Xô khá đẹp. Riêng phần Thu được tặng mấy chiếc khăn mùi xoa và một con búp bê Nga. Dịp cuối năm 1975 có một người quen trở về nước, Thịnh đã nhờ đem giúp gói quà và hai bức thư.
Hai tuần sau đó, ông bà giáo Thanh đã nhận được quà và thư của con trai gửi về. Chính bức thư và mấy món quà nhỏ mà Thịnh gửi cho Thu, phần nào đã chứng minh lời bà Dần hôm sang nói chuyện về quan hệ của hai đứa là đúng. Sau một đêm suy nghĩ, ông giáo Thanh quyết định đốt bức thư của con trai gửi cho Thu. Những chiếc khăn mùi xoa được bà giáo Thanh đem tặng cho mấy người họ hàng thân quen, gọi là có chút quà từ Liên Xô gửi về. Con búp bê và chiếc đồng hồ có nhãn hiệu CCCP được ông bà giáo nâng niu như bảo vật và cho vào ngăn kính của chiếc tủ lệch kê ngay buồng khách. Hàng xóm sang chơi, ai cũng trầm trồ về mấy món quà từ Liên xô đem về, ông bà giáo Thanh nở mày nở mặt và hãnh diện với mọi người về cậu con trai hiền lành giỏi giang của mình.
Khi trời xẩm tối, ông giáo Thanh vừa lau tủ vừa nói với bà giáo:
-Thằng con mình lên đường sang Liên Xô du học rất kịp thời, nếu chậm thêm vài tháng nữa, tôi e là tương lai của nó sẽ mờ mịt.
Bà giáo Thanh chỉ khẽ nói với chồng:
-Thế còn thằng bé con thì ông tính sao?
Bà giáo nói quá nhỏ nên bị tiếng loa truyền thanh át mất. Ông giáo đang ngồi gần chiếc loa truyền thanh để chăm chú nghe “câu chuyện cảnh giác”
Còn nữa
ảnh st
-----------
Hà Nội ngày 12/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Inocent

Xe buýt
Biển số
OF-86133
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
703
Động cơ
416,237 Mã lực
Đọc hơi mệt, có ai thấy vậy không.
 

futeche

Xe đạp
Biển số
OF-314298
Ngày cấp bằng
2/4/14
Số km
20
Động cơ
295,700 Mã lực
Tiếp đi cụ.
 

buongco

Xe buýt
Biển số
OF-305390
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
613
Động cơ
308,990 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
E đọc k mệt vì e mới làm mấy ve. e thấy hay. E chờ cụ chủ.
Lâu lâu phải có tí sương khói.
E mở TV thấy nói chuyện COVID là e chuyển kênh. XL các cụ, kệ mẹ nó!
 

nguyenmanhtuan3

Xe tăng
Biển số
OF-314542
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
1,116
Động cơ
306,397 Mã lực
cụ up full đi cụ ơi. đọc kiểu này mệt quá
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,173
Động cơ
635,235 Mã lực
Em thu lớp 10 đã bị A Thịch cám rỗ, chuyện chửa hoang tg này thì ghê rồi. E dự sau này A thịnh làm lớn ở viện mác Lê, quay về gặp chị Thu thì thằng Liên Xô đã lớn. Chị thu làm tổ Mậu dịch lại gặp A xích lỗi bạn của bố. A bạn xích lô gặp tai nạn giao Thông chết sớm.A thịnh quay lại gặp chị Thu nhưng tuổi đã xế chiều.
Logic chuyện ntn e đọc tạp chí văn nghệ hồi bé nhiều lắm.
 

phanthanh200

Xe tăng
Biển số
OF-454655
Ngày cấp bằng
20/9/16
Số km
1,319
Động cơ
1,266,680 Mã lực
Tuổi
50
Em chờ phần tiếp theo nhá.
 

MrMilan

Xe điện
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
4,615
Động cơ
458,983 Mã lực
Hóng phần tiếp
 

Đá Xay

Xe máy
Biển số
OF-455153
Ngày cấp bằng
22/9/16
Số km
84
Động cơ
205,940 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Đọc dở dang ức thật chứ. Cụ chủ kể tiếp đi cháu hóng với
 

huyvq83

Xe tải
Biển số
OF-158506
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
266
Động cơ
352,772 Mã lực
Hay quá, lâu lắm em không đọc thể loại truyện như này
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
TÌNH NHƯ SƯƠNG KHÓI.
Phần 4 & 5
4
Khi thằng cu Liên Xô tròn 1 tuổi, để tiện làm việc nhà, Thu đã kiếm một sợi dây vải buộc vào cổ chân con mình, đầu dây kia buộc vào chân phản. Vậy là cu cậu chỉ có thể đi lại quanh chiếc phản thôi, nếu không buộc vậy Thu sợ con mình lẫm chẫm mò ra cái hố vôi vừa tôi phía sau nhà thì khổ. Dạo này tối đến Thu lại phụ bố mình đóng gạch ba banh để sửa nhà đang xuống cấp nghiêm trọng, khi mùa mưa bão đang tới. Cứ mỗi chiều ông Phương lại chở một xe xích lô xỉ than về đổ ngay bãi đất sau nhà, cơm nước xong hai bố con lại nhào vôi, cát vàng với xỉ than rồi đổ vào khuôn đóng gạch. Ban ngày trời nắng gạch sẽ khô nhanh, tranh thủ lúc thằng cu lăn ra ngủ trưa, Thu chạy ra đảo gạch cho khô đều, trời tối sẽ xếp ngay ngắn ở sát bếp.
Hai bố con nhẩm tính nếu chăm chỉ đóng gạch, cuối năm có thể xây lại căn nhà cấp bốn khang trang hơn. Ông Phương xin mua được hai cuộn giấy dầu để sẵn trong gầm phản, bà Dần nhờ mua rẻ được hơn chục cây tre già đang ngâm dưới ao rau muống sau nhà. Mọi người đều hy vọng sửa nhà trước khi đón năm mới Đinh Tị. Buổi sáng sớm, bà cụ Thuấn sang nhà gọi Thu; Con ra xếp hàng mua thực phẩm cho bà. Vâng cụ đưa con tem phiếu, Thu nhanh nhẹn trả lời; Nhớ 2 giờ chiều xếp hàng đong gạo luôn nhé, hôm nay đến lượt tổ mình, bà cụ Thuấn căn dặn. Thu vâng dạ, cầm chỗ tem phiếu và bế con ra cửa hàng thực phẩm ngoài phố Hàng Bột.
Hòa bình rồi nhưng không vì thế mà cuộc sống bớt khó khăn, hầu hết các mọi thứ đều bán theo tem phiếu, lúc nào cũng thấy hàng chục người xếp hàng dài trước các quầy mậu dịch, hàng hóa không bao giờ có đủ. Chính nhiều lần đi xếp hàng mua cho gia đình như vậy, Thu đã nhận lời xếp hàng thuê cho bà con trong xóm. Ngày trước ai cần mua chỉ xếp viên gạch đánh dấu là xong, bây giờ khi cửa hàng bắt đầu mở bán, mọi người chen lấn xô đẩy nhau quyết liệt, đống gạch xếp chỗ bị bay đi khắp nơi. Bà con chỉ còn lựa chọn, hoặc tham gia xếp hàng từ 5 giờ sáng, nếu không sẽ thuê người xếp hàng và mua hộ. Chưa kể lúc nào trước các cửa hàng cũng có hơn chục con phe đứng sẵn để gạ mua lại tem phiếu. Mua xong được nửa cân thịt và chai nước mắm cho bà cụ Thuấn, hai mẹ con Thu về nhà ăn vội chút cơm đến giữa trưa lại tất tả cầm sổ ra cửa hàng 157 Khâm Thiên xếp hàng đong gạo. Trong lúc bế con đang ngủ gà gật trên vai, Thu nhìn thấy mấy đứa bạn học ngày xưa đang xách cặp đi học ngang qua chỗ bán gạo, cô vội kéo vành nón che sụp mặt vì không muốn bạn bè thấy mình trong cảnh ngộ như vậy.
--------
Đứng xếp hàng phía sau Thu gần chục người, bà giáo Thanh chăm chú nhìn thằng cu Liên Xô đang ngon giấc trên vai mẹ, mặc cho nắng nóng và mấy chục con người chuẩn bị chen nhau vào mua gạo. Người bình thường chen mua còn khó, vậy mà không hiểu bằng cách nào, Thu vừa bế con vừa tham gia chen lấn xô đẩy rồi cũng mua được 20 cân gạo cho nhà bà cụ Thuấn. Nhìn Thu bế con lại vác 20 cân gạo đi ngang qua, bà giáo Thanh nén tiếng thở dài. Do nhà chỉ có hai ông bà, khi tới lượt mua, cô mậu dịch viên chỉ bán cho 10 cân gạo, số gạo trong sổ sẽ phải một lần đi xếp hàng vào cuối tháng. Chở 10 cân gạo về nhà, bà giáo Thanh vội mở tủ lấy ra cuốn album cũ, bà nhẹ nhàng lần giở từng trang. Đến bức ảnh một cậu bé kháu khỉnh, bà lật mặc sau tấm ảnh vẫn còn nguyên dòng chữ của ông giáo Thanh ghi; Hà Nội 10/1955. Bà nhớ rõ khi cu Thịnh tròn một tuổi, ông giáo đã đèo hai mẹ con lên phố Hàng Khay để chụp bức ảnh làm kỉ niệm. Khuôn mặt của thằng cu Liên Xô hôm nay, giống y như đúc khuôn mặt con trai bà hồi một tuổi. Bà giáo Thanh cứ ngồi thừ ra cho đến khi có tiếng xe đạp ngay ngoài cửa, thấy chồng về bà giáo không nói gì lặng lẽ châm lửa vào bếp dầu để làm cơm chiều.
Trong suốt bữa cơm, thấy chồng phấn khởi thông báo việc con trai được kết nạp đảng bên Liên Xô nhờ học tập chăm chỉ và gương mẫu trong sinh hoạt.
Bà giáo Thanh kể lại câu chuyện hồi chiều rồi hỏi chồng:
-Vậy bây giờ‎ ý ông định giải quyết thế nào, dù sao nó cũng là con cháu nhà mình, trẻ con không có tội tình gì. Hay ông viết thư cho thằng Thịnh, xem ý con mình thế nào?
Ông giáo Thanh im lặng hồi lâu rồi khẽ nói với vợ:
-Thôi được, bà để tôi cân nhắc xem sao, việc này không nóng vội làm theo cảm tính được.
Sau giải phóng, việc tiếp quản các cơ sở kinh tế, tài chính, y tế và giáo dục cần nhiều cán bộ từ ngoài Bắc vào. Nắm bắt được xu thế đó, ông giáo Thanh đã gửi đơn xin được chuyển công tác cho cả hai vợ chồng vào Nam. Sau vài tháng xét duyệt, cuối cùng vợ chồng ông đã nhận được quyết định điều động vào Nam để tăng cường cho đội ngũ cán bộ giáo dục. Cầm tờ quyết định được đánh máy trên giấy pơ luya về cho vợ xem, ông Thanh nói; Vợ chồng mình vào trong đó sẽ được nâng lương và phụ cấp vùng miền, mọi tiêu chuẩn chế độ cũng sẽ được ưu đãi hơn. Nếu cứ tiếp tục công tác ở đây, tôi e rằng cũng nhiều thứ bất tiện. Dù ông Thanh không nói ra, bà giáo cũng biết chồng mình ám chỉ điều gì. Biết tính chồng nên bà cũng lẳng lặng gói ghém đồ đạc chuẩn bị vào Nam, căn nhà đang ở sẽ được bán rẻ cho một người em họ. Bà giáo Thanh cũng giấu chồng, nhờ cụ Thuấn chuyển đến Thu một miếng vải kẻ và một gói kẹo Liên Xô cho thằng bé, đó là quà của Thịnh gửi về biếu ông bà mấy lần gần đây. Cầm trên tay gói quà vẫn thơm mùi Xô Viết, Thu lặng người trong giây lát. Hơn 3 năm trước, đoàn tàu liên vận quốc tế đã đưa người yêu cô đến chân trời mới, chiều tối qua đoàn tàu Thống Nhất cũng đưa gia đình người yêu vào miền đất mới. Vậy là sợi dây hy vọng liên hệ mong manh với Thịnh cũng đã mờ tan.
-----------
Trời vừa ngớt cơn mưa khiến tiết trời dịu mát sau mấy ngày nắng oi ả, Thu bế con ra sân đưa tay chỉ cho cu Liên Xô thấy cầu vồng ngũ sắc như dải lụa bắc ngang nhà, bỗng mấy người trong xóm hớt hải lao tới nói; Mau ra đầu ngõ đi, ông Phương bị cảm nhập tâm rồi. Nghe thấy vậy, Thu hốt hoảng bế con chạy ra đến nơi, cô nhìn thấy mấy thanh niên đang hất chỗ xỉ than trên xe xuống lề đường, xong họ xúm vào khiêng ông Phương lên xe, lúc này mặt ông tái nhợt, mắt thì nhắm nghiền còn đôi tay buông thõng xuống. Cậu thanh niên nhanh chóng đạp xe xích lô chở ông Phương và mẹ con Thu vào ngay bệnh viện Xanh Pôn. Trưa nay trời nắng như đổ lửa, ông Phương nhận chở các con sứ cách điện từ bãi An Dương về nhà máy điện Yên Phụ, lúc gần đến nơi thì trời bỗng tối sầm và mưa như trút nước. Do chủ quan vì hàng sứ không cần che chắn nên ông Phương cố đạp xe dưới trời mưa đến tận nơi giao hàng. Trả hàng xong, trời hửng nắng như lúc trước, ông Phương xúc một xe xỉ than để chở về đóng gạch. Khi đạp xe về đầu ngõ, ông thấy xây xẩm mặt mày và ngã gục ngay xuống đường. Bên ngoài phòng cấp cứu, Thu đứng ngồi không yên chờ kết quả. Khoảng 20 phút sau, một vị bác sĩ ra thông báo; bệnh nhân đã không qua khỏi, Thu ngã quỵ xuống khóc nức nở, từ bây giờ mọi gánh nặng trong cuộc sống sẽ chuyển sang vai mấy mẹ con, bà cháu. Ngày hôm sau, đám tang ông Phương được tổ chức một cách lặng lẽ, chỉ có vài người họ hàng cũng như hàng xóm ở gần nhà đến viếng.
Thằng cu Liên Xô được gần 4 tuổi, trộm vía tuy ăn uống kham khổ nhưng nó vẫn mũm mĩm trắng trẻo, đúng như bà Dần đã nói với con gái hồi xưa; không ai cười quanh năm được. Hễ mỗi lần Thu bận đi xếp hàng thuê, thằng bé lại được gửi sang các nhà trong xóm. Nhiều bà cụ đi lễ chùa ngày rằm, mùng một đều phần cho nó nắm xôi hay đồng oản. Dư âm của ngày chiến thắng qua đi, mọi người mới thấm thía nỗi đau của chiến tranh để lại. Nhiều bà mẹ đã khóc thầm hàng đêm vì con mình đã không trở về mà nằm lại đâu đó ở chiến trường miền Nam. Nhìn thằng cu chơi đùa, các bà mẹ đều ao ước; giá như con mình bình an trở về, có lẽ nó đã lập gia đình và bây giờ mình có cháu bế, giá như trước khi ra trận, nó với cô người yêu cũng có…
Thu mới ngoài 20 nhưng đã già dặn hơn tuổi rất nhiều, nhận thấy việc xếp hàng thuê cũng không đem lại thu nhập nhiều, Thu quyết định tới các chợ đầu mối như; chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam để tham gia đội quân phe phẩy vốn đã rất đông đảo rồi. Lúc này chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra liên tiếp khiến cuộc sống lại càng thêm khó khăn.
Thu vừa xách làn nhựa vào chợ Cửa Nam, một con mụ nhìn mặt khá dữ dằn đang phì phèo thuốc lá ngồi giữa một đám vây quanh hất hàm hỏi:
-Con kia ở đâu dám đến kiếm ăn ở đây?
Mấy con nhỏ đứng bên cạnh ghé tai mách đàn chị; Bọn em theo dõi thấy con này đã kiếm ăn tại chỗ chị em mình hơn 10 ngày rồi. Thu không biết con mụ ngồi hút thuốc tên là Minh, nhưng mọi người quen gọi là Minh sư tử. Nhà Minh có ba chị em gái đều là bà trùm ở các nơi. Mụ chị cả Minh sư tử làm trùm phe tại Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền, mụ chị thứ hai là trùm phe kiêm móc túi tại chợ Đồng Xuân. Còn Minh sư tử được các chị phân cho địa bàn khu vực chợ Cửa Nam. Người ta nói "buôn có bạn, bán có phường, phe có hội", trong khi Thu lại thân cô thế cô giữa bầy sói này. Thu ấp úng chưa kịp trả lời bỗng nhận ngay hai cái tát như trời giáng.
5
Bà Dần đang bế thằng cu Liên Xô ra phố để nhuộm mấy bộ quần áo, trong khi xà phòng không có nên đa phần giặt quần áo bằng quả bồ hòn. Để đỡ mất công, bà quyết định chọn toàn bộ quần áo sáng màu của hai bà cháu mang ra nhuộm thành màu xanh cửu long cho bền. Bà Dần vừa ra đến đầu ngõ, ông tổ trưởng dân phố đã gọi giật lại; Bà biết tin gì chưa?
Có việc gì vậy ông, bà Dần ngạc nhiên hỏi lại. Con Thu nhà bà đánh người ta vỡ đầu phải đi cấp cứu, hiện nó bị công an tạm giữ tại đồn 10 rồi, bà mau ra đó xem sao, tiếng ông tổ trưởng hối thúc. Bà Dần choáng váng khi nghe tin sét đánh, vội mang thằng Liên Xô gửi tạm nhà cụ Thuấn, bà tất tả đi dọc đường Nam Bộ đến đồn 10. Nhìn thấy con gái quần áo rách bươm, mặt mũi sưng vù còn một tay bị xích vào thành ghế khiến bà Dần bật khóc. Tranh thủ lúc công an đang lấy lời khai của một đám bị bắt vì tội đánh bạc, bà Dần vội chạy đi mua một chiếc bánh giò nguội rồi đem vào cho con gái ăn tạm. Thu giơ tay nhận chiếc bánh rồi nói; Mẹ về trông cháu đi, con không sao đâu. Thương con nhưng trời đã tối nên bà Dần lại quay về lo cơm nước cho thằng cháu.
Thu bị công an tạm giữ tại đồn 10 đúng 24 tiếng, sau khi công an lấy lời khai. cho lăn tay chụp hình và làm hồ sơ, họ trả về công an khu vực đưa vào diện quản lí, dù chưa có tiền án nhưng hồ sơ cũng ghi là có tiền sự tội gây thương tích. Ảnh của Thu và một số con phe tham gia ẩu đả được in và dán ngay phía ngoài cổng chợ cửa Nam cho mọi người biết mặt. Tiền và tem phiếu mất hết trong lúc giằng co, chiếc làn nhựa cũng bị đứa nào giật luôn. Chiều tối hôm sau, Thu trở về nhà với hai bàn tay trắng còn toàn thân đau ê ẩm vì trận đòn thù của lũ phe. Buổi trưa hôm đó, sau khi nhận hai cái tát từ một đàn em của Minh sư tử, Thu xây xẩm mặt mày còn máu từ mũi thì bắt đầu tuôn chảy. Minh sư tử tiến đến co chân đạp thẳng vào bụng khiến Thu ngã lăn ra sàn chợ. Một con phe trong hội đã túm tóc cô dựng cho ngồi lên, ngắm nhìn thân hình tươi trẻ của Thu, Minh sư tử vằn mắt nhìn Thu rồi rít lên; Loại mày chỉ làm phò không làm phe được, định đú làm phe thì tao cho làm phò luôn. Nói xong Minh sư tử thò tay vào cạp quần lụa của Thu, chuẩn bị xé toạc ra.
Dù bị tát và đạp cho xây xẩm mặt mày, bản thân đang khiếp sợ trước đám phe này, nhưng trong tích tắc không muốn bị bọn này làm nhục giữa ban ngày. Thu bất chợt vùng lên dữ dội.
Người ta hay nói “yếu trâu còn hơn khỏe bò” quả không sai. Con mụ đang túm tóc Thu bị cô hất ngã ngửa đạp đầu ra sàn chợ, Thu đạp mạnh Minh sư tử ra, nhanh như chớp cô rút ngay chiếc guốc mộc đang đi dưới chân nhằm thẳng mặt của mụ trùm phe chợ cửa Nam mà phang, thấy đàn chị bị guốc phang vỡ đầu, máu văng ra khắp nơi, lũ đàn em lao vào cấu xé, giẫm đạp Thu để trả thù. Chỉ đến khi tiếng còi, tiếng hô bắt của lực lượng công an mới khiến lũ phe chạy tan tác khắp nơi. Trên nền chợ còn lại Thu và Minh sư tử, cả hai đều nằm vật vã rên rỉ vì đau đớn. Xe xít đờ ca của công an chạy tới, Thu bị xích tay đưa về đồn giải quyết còn Minh sư tử được đưa vào bệnh viện Việt Đức ngay sau đó.
--------------
Bà Dần hàng ngày ra vườn hái lá láng hơ trên bếp lửa để chườm vào các chỗ bị thâm tím trên người con gái, nằm trên phản Thu lại thấy xót xa cho gia cảnh, cô vẫn quyết chí làm giàu để không phải chịu cảnh nhục nhã và cũng vì tương lai của con trai mình sau này. Dưỡng thương được năm ngày, Thu đi xuống khu tập thể Trung Tự để bắt đầu tìm công việc mới. Bà Dần lo lắng hỏi con; Sao con không quay về làm xã viên dệt thảm cho ổn định, cứ lăn lộn ở ngoài rồi lại khổ. Thu lắc đầu giải thích với mẹ; Con không muốn chôn chân mãi chỗ đó, thôi mẹ kệ con tự tính. Biết tính con gái, bà Dần đành thở dài im lặng. Xe đạp không có, Thu đi bộ dọc con đê nhỏ và ruộng rau muống, cô nhằm hướng tháp nước Trung Tự thẳng tiến. Khi đến gần tháp nước, Thu nhìn thấy cửa hàng có treo biển' HTX MUA BÁN TRUNG TỰ, bước vào trong cô thấy lão chủ nhiệm HTX mua bán đang phì phèo thuốc lá còn tay cầm cái vỉ đập ruồi. Vừa nhìn thấy Thu, lão đã đờ người ra giây lát.
Sau khi nghe Thu trình bày, lão gật đầu luôn mà không hỏi gì nhiều. Sở dĩ Thu tìm đến đây là do giới thiệu của cụ Thuấn, cháu họ cụ tên là Hoán đang‎ tìm người phụ bán hàng. Cư dân trong vùng hay gọi lão là Hoán trâu, vì ngày trẻ lão có lên mạn ngược buôn trâu một thời gian. Lão Hoán có tướng ngũ đoản, người lùn bụng phệ còn tay chân như chuối mắn, đôi mắt ti hí của lão thì vô cùng tinh ranh. Ngay khi nhìn thấy Thu, lão Hoán đã cảm thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng vậy.
HTX mua bán có nhiều mặt hàng, từ xà phòng cho đến nước mắm, dầu hỏa và đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa. Nhưng mặt hàng chủ lực vẫn là bia hơi và nước chanh có ga, ngoài ra cứ tầm trưa HTX lại nhập về mấy cây đá để phục vụ bà con ở các dãy nhà trong khu tập thể và vùng lân cận. Các cụ nói “gái một con trông mòn con mắt quả không sai”, từ ngày có Thu ngồi rót bia bán hàng, HTX mua bán đông vui tấp nập hẳn lên. Ngoài bia, HTX bán kèm đồ nhậu như lạc luộc, lạc rang, nem chua và đặc sản là món dồi chó nướng. Món này phải tự tay lão Hoán làm mới ngon và đúng điệu, khách đến uống bia và ngắm cô bán hàng có khuôn mặt ưa nhìn, thân hình nở nang. Ngay như lão Hoán dù bận thu tiền và tiếp khách vẫn không quên liếc nhìn bộ ngực căng tròn của Thu. Chính lão đã tận tâm chỉ bảo các mánh khóe bán hàng cho Thu như; làm sao rót một cốc bia có non nửa là bọt, hay đợi khách ngà ngà say thì đánh tráo loại bia kém chất lượng cho khách. Việc bán hàng cũng bận như con mọn, bù lại Thu có nguồn thu nhập cũng khá hơn hồi làm xe sợi để dệt thảm.
Thấy Thu ngày nào cũng đi bộ vất vả, hôm cuối tháng khi chuẩn bị đóng cửa hàng, lão Hoán vừa cười nham nhở vừa đưa bàn tay chuối mắn bóp nhẹ vào mông Thu và nói; Nếu em cứ chăm chỉ ngoan ngoãn và nghe lời, sang tháng anh sẽ trích quỹ phúc lợi của HTX mua tặng em một con xe đạp Thống Nhất được không. Thu khẽ nghiêng người né bàn tay tham lam của lão Hoán và nói; Em đợi con xe đó của anh đã nhé.
Lão Hoán nuốt nước bọt thèm thuồng rồi gật đầu lia lịa, là kẻ hám gái, trước vẻ đẹp mơn mởn của Thu, nếu có xui đào mả tổ lên mà được toại nguyện, chắc lão cũng đào luôn huống chi là một con xe đạp.
Hai bà cháu thằng Liên Xô vừa mang cơm nguội ra ngoài tiểu khu để cho nhân viên y tế trộn thuốc làm bả chuột, đang đi bỗng nghe thấy tiếng chuông xe đạp kính coong, cu Liên Xô quay lại mừng rỡ hét lên; Mẹ về, mẹ về rồi lại đi xe đạp đẹp quá.
Còn nữa
ảnh st
---------------------------
Hà Nội, ngày 13/05/2019
Bùi Ngọc Phúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top