[Funland] Từ ăn mày thành tỉ phú

Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Sinh năm 1973, đói quá nên phải cùng cha đi ăn mày. Hơn 1.000 ngày lang thang trong nhục nhã, chứng kiến cảnh bố chết mà nếu không có người cho cỗ áo quan thì phải bó chiếu, cỗ cúng duy nhất chỉ là bát cơm và quả trứng, anh đã thề quyết chí làm giàu…

Bài I: VÂNG, TÔI TỪNG LÀ ĂN MÀY!

Ăn cả cỏ:

Nhìn ngôi nhà mái bằng đường hoàng, vững chắc, vườn trước vườn sau rộng thênh thang lại thêm 3 mẫu đất sổ đỏ mới mua, khách lạ ước tính tài sản của anh theo thời giá ít nhất cũng phải dăm tỉ. Chắc gia cảnh anh bố mẹ không phú quý cũng phải có người “chống lưng”. Có ai ngờ, trần gian có một người khổ đến thế. Thời trẻ anh đã phải bỏ học giữa chừng, chân đất, đầu trần lang thang xin ăn khắp chốn. Khi tôi nhắc đến chuyện cũ, anh thần người trong phút chốc rồi gật gật đầu, nhỏ nhẻ: “Vâng, tôi trước đây từng là ăn mày”. Ký ức của một thời chưa xa chợt ùa về, tươi mới và vẹn nguyên những đắng cay, tức tưởi.



Quê anh gốc ở làng An Định xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) ven con sông Thái Bình phù sa màu mỡ nên bố mẹ đặt tên con là Sông, Phạm Văn Sông. Họ sinh hạ được tới 5 khúc ruột, gia cảnh có lẽ cũng không đến nỗi bi đát nếu không có đợt đi kinh tế mới ở Quảng Ninh, vấp chiến sự biên giới lại phải chạy dạt về nơi chôn rau, cắt rốn. Trở về, không ruộng, không nhà, không xã viên, lúc đầu họ phải ở nhờ sân kho HTX. Về sau, thôn xóm thương tình cắt cho họ một mảnh đất hoang gần cơ đê, sát nghĩa địa, dựng túp lều rạ, vách đất vá víu mà rau cháo nuôi nhau.

Quãng đầu những năm 80 của thế kỷ trước nhiều người lâm cảnh đói. Người ta đói một còn nhà anh đói mười bởi không có bất kỳ quyền lợi công dân nào dù là nhỏ nhất. Đã thế, vết thương thời chống Pháp của bố anh thường xuyên tái phát, một mắt mù, thi thoảng còn bị điên còn mẹ anh mắc chứng phong rút, chân tay sưng phồng, biến dạng như hai cái càng cua, chẳng thể lao động được nữa. Gánh nặng cơm áo dồn tất cho đàn con.

Mấy chị lớn lúc có việc thì đi làm thuê, lúc rảnh lại ra đồng móc cua, bắt cáy còn chị thứ ba và anh lúc ấy quá nhỏ chẳng theo nổi. Một cân cáy đổi được một bò khi thì gạo lúc lại mạch. Bữa ăn của cả nhà thường xuyên là một vốc gạo hay hạt mạch rang lên, ông bố lấy cái chén sứt mẻ đong ra đong rồi gạt ngang miệng mỗi người một lượt.




Có lần may mắn hai chị lớn kiếm được mấy đồng hí hửng mua ít sắn bột về nhào lên, nặn ra thành bánh rồi luộc cho cả nhà ăn một bữa. Ních xong bụng bánh sắn anh mò ra bờ đê định kiếm ít rau thài lài, đến khu Mộ Tù bỗng người gục xuống, nhũn ra, sùi bọt mép, bẹp nhũn. Suốt từ trưa cho đến tối anh nằm đó. Khi những giọt sương khuya lạnh buốt nhỏ tong tong xuống mặt anh mới tỉnh dần rồi lê lết bò về nhà. Cả gia đình đều bị ngộ độc bánh sắn sùi nặng ngoại trừ ông bố vì nhường vợ, nhường con nên ăn nhịn bụng, không dám ăn. Về sau mới hay đám gian thương đã trộn cả vôi sống vào bột sắn để gia tăng trọng lượng. Kể từ đó, hễ nhìn thấy sắn là anh hãi hùng.

Củ chuối rồi đến ngay cả củ ráy, củ khoai ngứa cũng đều bị bòn cho bằng hết tống vào nồi nấu lên ăn mà những cái dạ dày vẫn chỉ được lấp một góc nhỏ. Đói vàng mắt, đói bủn rủn chân tay nên chị ba rủ anh (lúc đó chừng tám, chín tuổi) đi hái một rổ sề thài lài-thứ rau chỉ để dành nuôi lợn luộc lên, chấm muối ăn ngon lành. Bụng căng phồng cỏ như một con bò mà vẫn đói vì thiếu chất. Nằm ổ rơm, mót những hạt thóc lép mà đầu óc quẩn quanh một suy nghĩ làm sao để có cái gì bỏ vào bụng cho khỏi chết.




Vốn sáng dạ, anh học rất giỏi đặc biệt là môn toán nên được cô giáo quý mua tặng cả sách vở, đồ dùng học tập. Cả trường chọn ra được hai học trò đi thi học sinh giỏi, bạn thi văn còn anh thi toán. Hôm đi, cô giáo đèo anh bằng chiếc xe đạp cũ lên tận xã Cộng Lạc trước khi vào phòng còn dúi vào tay trò một cái bánh chưng ăn lót dạ vì biết trong bụng anh chỉ toàn là cỏ thài lài.

Thương anh thỉnh thoảng cô lại rủ về nhà ăn cơm dù gia cảnh cô lúc bấy giờ cũng chỉ là kiếp giáo nghèo. Anh toàn từ chối dù thú nhận với tôi rằng lúc ấy chỉ cần nhìn thấy một hạt cơm trắng đã thèm đến mức nước miếng tứa hết cả mồm miệng lẫn chân răng. Giải thưởng anh mang về là 7 đồng, chỉ đủ đong một vài bò gạo. Đói vẫn hoàn đói. Ngồi học mà con chữ cứ bò lổm ngổm như cua, như cáy trên trang giấy trắng chứ nhất định không chịu vào đầu.



Anh quyết định bỏ học, nhường lại sách vở cho em nhưng không may nó lại tối dạ chẳng chịu đi học. Tập sách để mấy năm bị giọt gianh làm cho mủn bằng hết. Chị ba cùng anh mò ra khu chợ Đấm bới trong đám rác khi thì ngọn rau úa lúc lại củ khoai hà về bỏ vào nồi chống đói. Hai chị em lại rủ nhau ra cửa hàng lương thực ở Cầu Xe. Tuần hai buổi thứ hai và thứ sáu cửa hàng cấp gạo cho cán bộ, họ chầu chực quét những hạt rơi, hạt vãi về. Đãi đi, đãi lại nhưng bát cháo khi đưa lên môi chốc chốc lại lốc cốc một hai hạt sạn, hạt sỏi.

Hành trình ăn mày:

Chẳng nhẽ lại nằm ôm nhau mà chết? Bần cùng quá, bố mới rủ anh đi ăn xin. Sáng sáng mỗi người một ngả chia nhau đi khắp huyện, sang cả huyện Thanh Hà, sang cả nông trường Quý Cao bên Hải Phòng mà xin. Hành trang của họ là cái túi vải rách vắt vai, đi cả ngày rã cẳng, chồn chân cũng chỉ lọc xọc một hai bò gạo xấu, vài đồng “tiền bồm”. Nhìn chúng bạn tung tăng đến trường lắm lúc phải ngoảnh mặt đi. Đã thế có bận ăn xin qua khu An Thổ anh còn bị một kẻ du côn xông ra chặn đường, trấn lột hết, tủi thân chỉ còn biết đứng giữa đường mà khóc.



Sau 3 năm ăn mày, 15 tuổi anh xin đi làm trong một cái lò vôi bên Hải Phòng để lại cha già, mẹ yếu và một đứa em còn thơ dại. Suy dinh dưỡng hạng nặng nên người nhỏ chỉ như một đứa trẻ lên mười, vai và tay anh lúc đầu trầy xước vì vác vôi. Máu đỏ thắm trên những cục vôi trắng, dần dần cũng biến thành chai sạn, có chỗ dày đến mức dao cứa vào mà vẫn không thấy đau. Bố mất khi anh 17 tuổi, nếu không có HTX thương tình cho cái áo quan thì phải đành bó chiếu. Vét hết gạo trong nhà anh nấu được bát cơm trắng, đặt quả trứng gà luộc lên trên làm cỗ đám ma cho bố. Ba năm sau mẹ anh cũng qua đời vì bạo bệnh. Các chị lớn đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ còn hai anh em với một cái nồi năm được người họ hàng xa cho, một cái bát sành còn sót lại. Lúc em gái đi lấy chồng, anh gói ghém cái nồi và cái bát duy nhất ấy làm của hồi môn cho nó. Tình cờ anh gặp chị ở một đám dạm ngõ, thấy thích nhưng vẫn còn ngại ngần bởi gia cảnh. Ai ngờ khi biết tin, người anh và nhất là bà mẹ chị lại đồng lòng vun vén. Anh trai thì thường rủ anh về nhà nhưng dẫn cửa trước, chị luồn cửa sau…trốn. Thấy vậy, mẹ chị khuyên: “Tao chỉ thương thằng Sông hiền lành, chăm chỉ!”. Bà còn giấu chị cho người lớn đến nhà anh nói chuyện, đặt chị vào sự đã rồi, đành phải lấy. Đó là năm 1998. CSTĐ

Từ ăn mày thành tỉ phú


Bài II: PHÁ VỠ GIAO ƯỚC CỦ CHUỐI

Ngày đạp xe trên dưới 200 cây số:

Của hồi môn của vợ cũng chẳng có gì ngoài một bao gạo trắng, một ít đồ dùng cá nhân. Anh mua chịu 4.000 viên gạch dựng lên một căn nhà nhỏ thay cho túp lều tranh thủa trước. Một buổi tình cờ khi chị bế đứa con lớn ra đường chơi, người hàng xóm buột miệng nói: “Thằng cu Sông cưới vợ cũng không có một cái chăn mới mà phải đắp bằng cái chăn của mẹ…”.

Giật mình chị mới hay rằng mình đã đắp chiếc chăn cũ của bà mẹ chồng khuất núi bất lâu nay. Chiếc chăn còn theo vợ chồng chị đến hơn chục năm, kể cả nó đã sờn rách, kể cả khi họ đã thành tỉ phú… “Chồng em áo rách em thương”, chị dần dà quý mến khâm phục rồi yêu anh tự lúc nào bởi cái nết hay lam hay làm, chịu thương, chịu khó.




Lúc đầu anh buôn thóc, buôn cau rồi lại chuyển sang buôn chuối. Trên cái xe đạp “cởi chuồng” không chuông, không phanh, không chắn bùn, anh chất đầy chuối. Từ nhà đi lúc 9 giờ tối đến tang tảng sáng thì đến chợ cột Đèn gần chân cầu Niệm (Hải Phòng) bán hết hàng lại chở một xe đầy mỡ lợn về quê bán. Ở thành phố mỡ rẻ ê hề nhưng lại là một thứ của quý đối với dân quê thời đó. Lãi một gấp đôi.

Nhanh nhạy với thị trường, anh lại đánh dây khoai lên bán cho dân nuôi lợn ở khu đồng Bún. Có bận đến ngày 30 Tết rồi mà vẫn chở tới 4 chuyến hàng, chỉ chịu về nhà khi đã quá giao thừa sau khi cả ngày đạp xe khoảng trên dưới 200 cây số. Thấy kiếm tiền ở miền Bắc vất vả quá, người hàng xóm rủ vào Nam bán hoa quả dạo anh cũng đi.

Một lần tình cờ nghỉ chân ở ngôi nhà gần Vườn quốc gia Bù Gia Mập, anh thấy một sự lạ. Mấy cây chuối mọc sau cái chuồng lợn ngập phân mà vẫn tốt bời bời, sai trĩu quả và nhất là không có tí sâu bệnh gì trong khi những cây chuối ở quê anh trồng chỉ một vụ là sầu (một loại bệnh gây thối chết), bón nhiều phân cái là hỏng. Tò mò hỏi gia chủ thì mới hay đây là giống chuối mới nhưng nếu anh thích thì đánh bao nhiêu tùy ý.

Mừng còn hơn bắt được vàng, anh xin đào được 14 cây chuối con bỏ vào một cái bao dứa vác về. Nhỡ xe, anh phải đi bộ 20 cây số với bao tải chuối nặng chịch trên vai ra đến Bù Nho bắt xe về bến miền Đông rồi từ đó hành trình gần một tuần mới trở lại quê. Cây chuối lúc đó héo chẳng khác gì dưa cải phơi nắng, dập dạp hết nhưng anh vẫn tiếc của đem trồng, không ngờ sống cả.

Được chăm bón, tưới tắm đều đều chẳng mấy chốc chúng đã vươn mình thành những cây chuối khổng lồ cao tới 4-5 mét, tán lá xùm xòa che rợp cả góc vườn, buồng trổ ra dài thượt đầy những nải là nải, rất đẹp. Giống chuối mới khi chín vỏ màu vàng hơi đỏ, thơm lừng, ngọt lịm. Anh cắn một miếng vào mà lâng lâng như người say bởi thành quả bấy lâu nay đã được bù đắp. Từ bấy, đám chuối hễ đẻ ra được cây nào anh lại đem nhân trồng. Chẳng mấy chốc hai khu vườn trong, vườn ngoài ken đặc chuối.




Cũng trong thời gian ấy người anh vợ là Phạm Văn Huỳnh cũng đã nhân thành công giống chuối mới. Chuối thương phẩm được thị trường rất ưa chuộng, giá bán gấp đôi giống chuối thường nên rất nhiều người đổ đến nhà hỏi mua giống. Hai anh em bàn nhau kiên quyết giữ bản quyền đợi dăm năm sau mới xuất bán củ chuối.

Thói đời không mua được thì…ăn trộm. Cứ bảnh mắt ra lại thấy mất một hai cây trong vườn khiến cho anh phải dùng chiến thuật trồng từng lớp chuối giống cũ và giống mới đan xen nhau. Lúc nhỏ chúng giống nhau như lột nên nếu trộm nhầm về trồng trong vườn thấy bị sầu sẽ sinh nản mà bỏ.

Khi cả hai khu vườn đều chật đến độ không thể chêm thêm cây nào được nữa thì anh xin đấu thầu 4 mẫu đất bỏ hoang ngoài bãi sông để mở rộng diện tích. Đó là một cái bãi tự nhiên từ thủa hồng hoang lau lách ken dày đến độ rễ của những cây đã chết và đang sống tầng tầng lớp lớp đan vào nhau cả mét. Rẫy cỏ bằng tay, lưỡi cuốc bật vào rễ cây nẩy bật lên như bổ xuống một tấm đệm bông. Rẫy cỏ bằng trâu thì con trâu mộng dù loay hoay đến mướt mồ hôi mà cái lưỡi cày vẫn không thể suy suyển dù chỉ là một vài tấc. Bao cách diệt cỏ đều bó tay.

Một buổi nằm vẩn vơ giữa cái lều dựng trên bãi nhìn trời, ngắm đất anh bỗng sực nghĩ ra chuyện dùng máy múc để lật cỏ, tạo luống. Cái máy cả ngàn mã lực gầm rú xịt khói đen xì lồng lộn như một con khủng long. Từ “mồm” của nó chiếc gầu lớn xúc phăng phăng những tảng rễ cỏ rồi lật nhào xuống. Nhìn cảnh ấy, anh thầm reo: “Có sự sống rồi!”.

Gieo quả ngọt cho cả vạn người:

Thế là 4 mẫu đất được phủ kín bằng 3.000 gốc chuối. Khi trồng xong bỗng gặp một cơn gió lớn thổi thốc mất cái lều, ướt hết cả chăn, chiếu. Chỉ hơn một tiếng hí húi sửa lại lều mà đêm ấy vài chục người đã phục sẵn để nhổ trắng 1,4 mẫu chuối. Sáng ra, nhìn những cái hố đất trống hoác, ướt nhoẹt nước mưa, đỏ lòm như hốc mắt bị móc mất con ngươi, anh như người chết đứng. Vậy là phải lụi hụi trồng lại.

Một khóm chuối anh để 4 cây, chúng cùng trổ hoa và thu hoạch một đợt đều như vắt chanh nhờ vào kỹ thuật chăm cây nào xấu thì thêm phân, cây nào tốt thì bớt bón. Trời không phụ công người, năm đó anh thu 500 triệu tiền bán chuối quả, năm sau cũng thu được hơn 400 triệu nữa. Nhưng năm kế tiếp dính bão to, thân chuối gãy vặn, đổ ngổn ngang như một trận địa bị pháo bầy dập trúng. Nửa tỉ đồng bỗng chốc chầu hà bá. Nhìn vườn chuối bị phạt, nhựa chảy ra đen xì cả mặt bãi, quả non trải xanh cả bãi, anh ốm khật, ốm khừ như người mất hồn cả một tháng sau đó.

Nhưng nghị lực từ cái thời lăn lóc xin ăn đã vực anh dậy để làm lại từ đầu. Chuối trồng xong lại phải canh trộm đến mức không dám bãi, rời lều để về nhà. Gặp bữa vợ phải mang cơm ra, gặp đêm không dám ngủ mà chỉ được chợp vào ban ngày khi có người ra thay gác. Mấy năm ròng như thế, người rộc rạc, bơ phờ hẳn đi, anh nghĩ: “Có nhiều tiền để làm gì khi lúc nào cũng phải nơm nớp đề phòng? Không có cái gì đi theo mình cả đời được”.



Thế là anh phá giao ước củ chuối, bắt đầu xuất bán giống. Chỉ chờ có thế, người đến ăn chực, nằm chờ ở nhà đợi mua. Cứ mỗi cây giống là 30-50.000đ mà xuất cả vạn cây mỗi vụ. Nhiều lúc đến khi trông thấy trăng lên mới ngừng tay đào chuối giống. Giống chuối anh Sông, anh Huỳnh nổi tiếng đến mức ngay cả một số cán bộ của Học viện Nông nghiệp cũng về lấy giống để nhân cấy mô.

Tiền tràn về nhiều như nước lụt giúp anh mua được thêm 3 mẫu đất nữa để chuyên cần sản xuất. Niềm vui lớn hơn là cả ngàn ha chuối trong vùng không bị sầu, cả vạn ha chuối ở trong tỉnh, ngoài tỉnh đều được thay bằng giống mới. Khắp mọi miền đều đổ về mua giống. Tết đến nhà anh không thiếu những đặc sản các vùng đem tặng nhưng vẫn không gì quý bằng những lời cảm ơn tự đáy lòng tỉ như: “Nếu không trồng giống chuối của anh giờ có lẽ gia đình em đã phá sản” “Nếu không có anh bán cho giống chuối thì nhà em vẫn còn trong danh sách hộ nghèo”…

Diện tích tăng đến ngưỡng nên giá bán của chuối giống mới dần hạ nhiệt, anh Sông sáng tạo ra một mô hình kinh tế vùng bãi bền vững hơn là dưới ruộng trồng một vụ lúa, nuôi một vụ rươi còn trên bờ là những cây chuối quanh năm tỏa bóng mát. Tôi thẩn tha ra bãi cùng anh. Gió sông lồng lộng thổi. Những tàu lá chuối giỡn gió nô đùa cứ khanh khách như những tiếng cười khe khẽ của con trẻ. CSTĐ
 

Trâu vui

Xe tăng
Biển số
OF-700702
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
1,356
Động cơ
109,572 Mã lực
mai em đi ăn mày khởi nghiệp đơi
 

daoanhht

Xe buýt
Biển số
OF-161650
Ngày cấp bằng
20/10/12
Số km
759
Động cơ
355,916 Mã lực
Cụ là admin nhóm Việt Nam ngày nay trên fb à.
 

HHĐT

Xe tăng
Biển số
OF-442691
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
1,828
Động cơ
228,297 Mã lực
Nơi ở
cạnh nhà hàng xóm
Sinh năm 1973, đói quá nên phải cùng cha đi ăn mày. Hơn 1.000 ngày lang thang trong nhục nhã, chứng kiến cảnh bố chết mà nếu không có người cho cỗ áo quan thì phải bó chiếu, cỗ cúng duy nhất chỉ là bát cơm và quả trứng, anh đã thề quyết chí làm giàu…

Bài I: VÂNG, TÔI TỪNG LÀ ĂN MÀY!

Ăn cả cỏ:

Nhìn ngôi nhà mái bằng đường hoàng, vững chắc, vườn trước vườn sau rộng thênh thang lại thêm 3 mẫu đất sổ đỏ mới mua, khách lạ ước tính tài sản của anh theo thời giá ít nhất cũng phải dăm tỉ. Chắc gia cảnh anh bố mẹ không phú quý cũng phải có người “chống lưng”. Có ai ngờ, trần gian có một người khổ đến thế. Thời trẻ anh đã phải bỏ học giữa chừng, chân đất, đầu trần lang thang xin ăn khắp chốn. Khi tôi nhắc đến chuyện cũ, anh thần người trong phút chốc rồi gật gật đầu, nhỏ nhẻ: “Vâng, tôi trước đây từng là ăn mày”. Ký ức của một thời chưa xa chợt ùa về, tươi mới và vẹn nguyên những đắng cay, tức tưởi.



Quê anh gốc ở làng An Định xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) ven con sông Thái Bình phù sa màu mỡ nên bố mẹ đặt tên con là Sông, Phạm Văn Sông. Họ sinh hạ được tới 5 khúc ruột, gia cảnh có lẽ cũng không đến nỗi bi đát nếu không có đợt đi kinh tế mới ở Quảng Ninh, vấp chiến sự biên giới lại phải chạy dạt về nơi chôn rau, cắt rốn. Trở về, không ruộng, không nhà, không xã viên, lúc đầu họ phải ở nhờ sân kho HTX. Về sau, thôn xóm thương tình cắt cho họ một mảnh đất hoang gần cơ đê, sát nghĩa địa, dựng túp lều rạ, vách đất vá víu mà rau cháo nuôi nhau.

Quãng đầu những năm 80 của thế kỷ trước nhiều người lâm cảnh đói. Người ta đói một còn nhà anh đói mười bởi không có bất kỳ quyền lợi công dân nào dù là nhỏ nhất. Đã thế, vết thương thời chống Pháp của bố anh thường xuyên tái phát, một mắt mù, thi thoảng còn bị điên còn mẹ anh mắc chứng phong rút, chân tay sưng phồng, biến dạng như hai cái càng cua, chẳng thể lao động được nữa. Gánh nặng cơm áo dồn tất cho đàn con.

Mấy chị lớn lúc có việc thì đi làm thuê, lúc rảnh lại ra đồng móc cua, bắt cáy còn chị thứ ba và anh lúc ấy quá nhỏ chẳng theo nổi. Một cân cáy đổi được một bò khi thì gạo lúc lại mạch. Bữa ăn của cả nhà thường xuyên là một vốc gạo hay hạt mạch rang lên, ông bố lấy cái chén sứt mẻ đong ra đong rồi gạt ngang miệng mỗi người một lượt.




Có lần may mắn hai chị lớn kiếm được mấy đồng hí hửng mua ít sắn bột về nhào lên, nặn ra thành bánh rồi luộc cho cả nhà ăn một bữa. Ních xong bụng bánh sắn anh mò ra bờ đê định kiếm ít rau thài lài, đến khu Mộ Tù bỗng người gục xuống, nhũn ra, sùi bọt mép, bẹp nhũn. Suốt từ trưa cho đến tối anh nằm đó. Khi những giọt sương khuya lạnh buốt nhỏ tong tong xuống mặt anh mới tỉnh dần rồi lê lết bò về nhà. Cả gia đình đều bị ngộ độc bánh sắn sùi nặng ngoại trừ ông bố vì nhường vợ, nhường con nên ăn nhịn bụng, không dám ăn. Về sau mới hay đám gian thương đã trộn cả vôi sống vào bột sắn để gia tăng trọng lượng. Kể từ đó, hễ nhìn thấy sắn là anh hãi hùng.

Củ chuối rồi đến ngay cả củ ráy, củ khoai ngứa cũng đều bị bòn cho bằng hết tống vào nồi nấu lên ăn mà những cái dạ dày vẫn chỉ được lấp một góc nhỏ. Đói vàng mắt, đói bủn rủn chân tay nên chị ba rủ anh (lúc đó chừng tám, chín tuổi) đi hái một rổ sề thài lài-thứ rau chỉ để dành nuôi lợn luộc lên, chấm muối ăn ngon lành. Bụng căng phồng cỏ như một con bò mà vẫn đói vì thiếu chất. Nằm ổ rơm, mót những hạt thóc lép mà đầu óc quẩn quanh một suy nghĩ làm sao để có cái gì bỏ vào bụng cho khỏi chết.




Vốn sáng dạ, anh học rất giỏi đặc biệt là môn toán nên được cô giáo quý mua tặng cả sách vở, đồ dùng học tập. Cả trường chọn ra được hai học trò đi thi học sinh giỏi, bạn thi văn còn anh thi toán. Hôm đi, cô giáo đèo anh bằng chiếc xe đạp cũ lên tận xã Cộng Lạc trước khi vào phòng còn dúi vào tay trò một cái bánh chưng ăn lót dạ vì biết trong bụng anh chỉ toàn là cỏ thài lài.

Thương anh thỉnh thoảng cô lại rủ về nhà ăn cơm dù gia cảnh cô lúc bấy giờ cũng chỉ là kiếp giáo nghèo. Anh toàn từ chối dù thú nhận với tôi rằng lúc ấy chỉ cần nhìn thấy một hạt cơm trắng đã thèm đến mức nước miếng tứa hết cả mồm miệng lẫn chân răng. Giải thưởng anh mang về là 7 đồng, chỉ đủ đong một vài bò gạo. Đói vẫn hoàn đói. Ngồi học mà con chữ cứ bò lổm ngổm như cua, như cáy trên trang giấy trắng chứ nhất định không chịu vào đầu.



Anh quyết định bỏ học, nhường lại sách vở cho em nhưng không may nó lại tối dạ chẳng chịu đi học. Tập sách để mấy năm bị giọt gianh làm cho mủn bằng hết. Chị ba cùng anh mò ra khu chợ Đấm bới trong đám rác khi thì ngọn rau úa lúc lại củ khoai hà về bỏ vào nồi chống đói. Hai chị em lại rủ nhau ra cửa hàng lương thực ở Cầu Xe. Tuần hai buổi thứ hai và thứ sáu cửa hàng cấp gạo cho cán bộ, họ chầu chực quét những hạt rơi, hạt vãi về. Đãi đi, đãi lại nhưng bát cháo khi đưa lên môi chốc chốc lại lốc cốc một hai hạt sạn, hạt sỏi.

Hành trình ăn mày:

Chẳng nhẽ lại nằm ôm nhau mà chết? Bần cùng quá, bố mới rủ anh đi ăn xin. Sáng sáng mỗi người một ngả chia nhau đi khắp huyện, sang cả huyện Thanh Hà, sang cả nông trường Quý Cao bên Hải Phòng mà xin. Hành trang của họ là cái túi vải rách vắt vai, đi cả ngày rã cẳng, chồn chân cũng chỉ lọc xọc một hai bò gạo xấu, vài đồng “tiền bồm”. Nhìn chúng bạn tung tăng đến trường lắm lúc phải ngoảnh mặt đi. Đã thế có bận ăn xin qua khu An Thổ anh còn bị một kẻ du côn xông ra chặn đường, trấn lột hết, tủi thân chỉ còn biết đứng giữa đường mà khóc.



Sau 3 năm ăn mày, 15 tuổi anh xin đi làm trong một cái lò vôi bên Hải Phòng để lại cha già, mẹ yếu và một đứa em còn thơ dại. Suy dinh dưỡng hạng nặng nên người nhỏ chỉ như một đứa trẻ lên mười, vai và tay anh lúc đầu trầy xước vì vác vôi. Máu đỏ thắm trên những cục vôi trắng, dần dần cũng biến thành chai sạn, có chỗ dày đến mức dao cứa vào mà vẫn không thấy đau. Bố mất khi anh 17 tuổi, nếu không có HTX thương tình cho cái áo quan thì phải đành bó chiếu. Vét hết gạo trong nhà anh nấu được bát cơm trắng, đặt quả trứng gà luộc lên trên làm cỗ đám ma cho bố. Ba năm sau mẹ anh cũng qua đời vì bạo bệnh. Các chị lớn đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ còn hai anh em với một cái nồi năm được người họ hàng xa cho, một cái bát sành còn sót lại. Lúc em gái đi lấy chồng, anh gói ghém cái nồi và cái bát duy nhất ấy làm của hồi môn cho nó. Tình cờ anh gặp chị ở một đám dạm ngõ, thấy thích nhưng vẫn còn ngại ngần bởi gia cảnh. Ai ngờ khi biết tin, người anh và nhất là bà mẹ chị lại đồng lòng vun vén. Anh trai thì thường rủ anh về nhà nhưng dẫn cửa trước, chị luồn cửa sau…trốn. Thấy vậy, mẹ chị khuyên: “Tao chỉ thương thằng Sông hiền lành, chăm chỉ!”. Bà còn giấu chị cho người lớn đến nhà anh nói chuyện, đặt chị vào sự đã rồi, đành phải lấy. Đó là năm 1998. CSTĐ

Từ ăn mày thành tỉ phú


Bài II: PHÁ VỠ GIAO ƯỚC CỦ CHUỐI

Ngày đạp xe trên dưới 200 cây số:

Của hồi môn của vợ cũng chẳng có gì ngoài một bao gạo trắng, một ít đồ dùng cá nhân. Anh mua chịu 4.000 viên gạch dựng lên một căn nhà nhỏ thay cho túp lều tranh thủa trước. Một buổi tình cờ khi chị bế đứa con lớn ra đường chơi, người hàng xóm buột miệng nói: “Thằng cu Sông cưới vợ cũng không có một cái chăn mới mà phải đắp bằng cái chăn của mẹ…”.

Giật mình chị mới hay rằng mình đã đắp chiếc chăn cũ của bà mẹ chồng khuất núi bất lâu nay. Chiếc chăn còn theo vợ chồng chị đến hơn chục năm, kể cả nó đã sờn rách, kể cả khi họ đã thành tỉ phú… “Chồng em áo rách em thương”, chị dần dà quý mến khâm phục rồi yêu anh tự lúc nào bởi cái nết hay lam hay làm, chịu thương, chịu khó.




Lúc đầu anh buôn thóc, buôn cau rồi lại chuyển sang buôn chuối. Trên cái xe đạp “cởi chuồng” không chuông, không phanh, không chắn bùn, anh chất đầy chuối. Từ nhà đi lúc 9 giờ tối đến tang tảng sáng thì đến chợ cột Đèn gần chân cầu Niệm (Hải Phòng) bán hết hàng lại chở một xe đầy mỡ lợn về quê bán. Ở thành phố mỡ rẻ ê hề nhưng lại là một thứ của quý đối với dân quê thời đó. Lãi một gấp đôi.

Nhanh nhạy với thị trường, anh lại đánh dây khoai lên bán cho dân nuôi lợn ở khu đồng Bún. Có bận đến ngày 30 Tết rồi mà vẫn chở tới 4 chuyến hàng, chỉ chịu về nhà khi đã quá giao thừa sau khi cả ngày đạp xe khoảng trên dưới 200 cây số. Thấy kiếm tiền ở miền Bắc vất vả quá, người hàng xóm rủ vào Nam bán hoa quả dạo anh cũng đi.

Một lần tình cờ nghỉ chân ở ngôi nhà gần Vườn quốc gia Bù Gia Mập, anh thấy một sự lạ. Mấy cây chuối mọc sau cái chuồng lợn ngập phân mà vẫn tốt bời bời, sai trĩu quả và nhất là không có tí sâu bệnh gì trong khi những cây chuối ở quê anh trồng chỉ một vụ là sầu (một loại bệnh gây thối chết), bón nhiều phân cái là hỏng. Tò mò hỏi gia chủ thì mới hay đây là giống chuối mới nhưng nếu anh thích thì đánh bao nhiêu tùy ý.

Mừng còn hơn bắt được vàng, anh xin đào được 14 cây chuối con bỏ vào một cái bao dứa vác về. Nhỡ xe, anh phải đi bộ 20 cây số với bao tải chuối nặng chịch trên vai ra đến Bù Nho bắt xe về bến miền Đông rồi từ đó hành trình gần một tuần mới trở lại quê. Cây chuối lúc đó héo chẳng khác gì dưa cải phơi nắng, dập dạp hết nhưng anh vẫn tiếc của đem trồng, không ngờ sống cả.

Được chăm bón, tưới tắm đều đều chẳng mấy chốc chúng đã vươn mình thành những cây chuối khổng lồ cao tới 4-5 mét, tán lá xùm xòa che rợp cả góc vườn, buồng trổ ra dài thượt đầy những nải là nải, rất đẹp. Giống chuối mới khi chín vỏ màu vàng hơi đỏ, thơm lừng, ngọt lịm. Anh cắn một miếng vào mà lâng lâng như người say bởi thành quả bấy lâu nay đã được bù đắp. Từ bấy, đám chuối hễ đẻ ra được cây nào anh lại đem nhân trồng. Chẳng mấy chốc hai khu vườn trong, vườn ngoài ken đặc chuối.




Cũng trong thời gian ấy người anh vợ là Phạm Văn Huỳnh cũng đã nhân thành công giống chuối mới. Chuối thương phẩm được thị trường rất ưa chuộng, giá bán gấp đôi giống chuối thường nên rất nhiều người đổ đến nhà hỏi mua giống. Hai anh em bàn nhau kiên quyết giữ bản quyền đợi dăm năm sau mới xuất bán củ chuối.

Thói đời không mua được thì…ăn trộm. Cứ bảnh mắt ra lại thấy mất một hai cây trong vườn khiến cho anh phải dùng chiến thuật trồng từng lớp chuối giống cũ và giống mới đan xen nhau. Lúc nhỏ chúng giống nhau như lột nên nếu trộm nhầm về trồng trong vườn thấy bị sầu sẽ sinh nản mà bỏ.

Khi cả hai khu vườn đều chật đến độ không thể chêm thêm cây nào được nữa thì anh xin đấu thầu 4 mẫu đất bỏ hoang ngoài bãi sông để mở rộng diện tích. Đó là một cái bãi tự nhiên từ thủa hồng hoang lau lách ken dày đến độ rễ của những cây đã chết và đang sống tầng tầng lớp lớp đan vào nhau cả mét. Rẫy cỏ bằng tay, lưỡi cuốc bật vào rễ cây nẩy bật lên như bổ xuống một tấm đệm bông. Rẫy cỏ bằng trâu thì con trâu mộng dù loay hoay đến mướt mồ hôi mà cái lưỡi cày vẫn không thể suy suyển dù chỉ là một vài tấc. Bao cách diệt cỏ đều bó tay.

Một buổi nằm vẩn vơ giữa cái lều dựng trên bãi nhìn trời, ngắm đất anh bỗng sực nghĩ ra chuyện dùng máy múc để lật cỏ, tạo luống. Cái máy cả ngàn mã lực gầm rú xịt khói đen xì lồng lộn như một con khủng long. Từ “mồm” của nó chiếc gầu lớn xúc phăng phăng những tảng rễ cỏ rồi lật nhào xuống. Nhìn cảnh ấy, anh thầm reo: “Có sự sống rồi!”.

Gieo quả ngọt cho cả vạn người:

Thế là 4 mẫu đất được phủ kín bằng 3.000 gốc chuối. Khi trồng xong bỗng gặp một cơn gió lớn thổi thốc mất cái lều, ướt hết cả chăn, chiếu. Chỉ hơn một tiếng hí húi sửa lại lều mà đêm ấy vài chục người đã phục sẵn để nhổ trắng 1,4 mẫu chuối. Sáng ra, nhìn những cái hố đất trống hoác, ướt nhoẹt nước mưa, đỏ lòm như hốc mắt bị móc mất con ngươi, anh như người chết đứng. Vậy là phải lụi hụi trồng lại.

Một khóm chuối anh để 4 cây, chúng cùng trổ hoa và thu hoạch một đợt đều như vắt chanh nhờ vào kỹ thuật chăm cây nào xấu thì thêm phân, cây nào tốt thì bớt bón. Trời không phụ công người, năm đó anh thu 500 triệu tiền bán chuối quả, năm sau cũng thu được hơn 400 triệu nữa. Nhưng năm kế tiếp dính bão to, thân chuối gãy vặn, đổ ngổn ngang như một trận địa bị pháo bầy dập trúng. Nửa tỉ đồng bỗng chốc chầu hà bá. Nhìn vườn chuối bị phạt, nhựa chảy ra đen xì cả mặt bãi, quả non trải xanh cả bãi, anh ốm khật, ốm khừ như người mất hồn cả một tháng sau đó.

Nhưng nghị lực từ cái thời lăn lóc xin ăn đã vực anh dậy để làm lại từ đầu. Chuối trồng xong lại phải canh trộm đến mức không dám bãi, rời lều để về nhà. Gặp bữa vợ phải mang cơm ra, gặp đêm không dám ngủ mà chỉ được chợp vào ban ngày khi có người ra thay gác. Mấy năm ròng như thế, người rộc rạc, bơ phờ hẳn đi, anh nghĩ: “Có nhiều tiền để làm gì khi lúc nào cũng phải nơm nớp đề phòng? Không có cái gì đi theo mình cả đời được”.



Thế là anh phá giao ước củ chuối, bắt đầu xuất bán giống. Chỉ chờ có thế, người đến ăn chực, nằm chờ ở nhà đợi mua. Cứ mỗi cây giống là 30-50.000đ mà xuất cả vạn cây mỗi vụ. Nhiều lúc đến khi trông thấy trăng lên mới ngừng tay đào chuối giống. Giống chuối anh Sông, anh Huỳnh nổi tiếng đến mức ngay cả một số cán bộ của Học viện Nông nghiệp cũng về lấy giống để nhân cấy mô.

Tiền tràn về nhiều như nước lụt giúp anh mua được thêm 3 mẫu đất nữa để chuyên cần sản xuất. Niềm vui lớn hơn là cả ngàn ha chuối trong vùng không bị sầu, cả vạn ha chuối ở trong tỉnh, ngoài tỉnh đều được thay bằng giống mới. Khắp mọi miền đều đổ về mua giống. Tết đến nhà anh không thiếu những đặc sản các vùng đem tặng nhưng vẫn không gì quý bằng những lời cảm ơn tự đáy lòng tỉ như: “Nếu không trồng giống chuối của anh giờ có lẽ gia đình em đã phá sản” “Nếu không có anh bán cho giống chuối thì nhà em vẫn còn trong danh sách hộ nghèo”…

Diện tích tăng đến ngưỡng nên giá bán của chuối giống mới dần hạ nhiệt, anh Sông sáng tạo ra một mô hình kinh tế vùng bãi bền vững hơn là dưới ruộng trồng một vụ lúa, nuôi một vụ rươi còn trên bờ là những cây chuối quanh năm tỏa bóng mát. Tôi thẩn tha ra bãi cùng anh. Gió sông lồng lộng thổi. Những tàu lá chuối giỡn gió nô đùa cứ khanh khách như những tiếng cười khe khẽ của con trẻ. CSTĐ
Dài quá. Nhưng cũng bt. Thường trong khó khăn họ càng có ý chí vươn lên.
 

Trâu vui

Xe tăng
Biển số
OF-700702
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
1,356
Động cơ
109,572 Mã lực

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,486
Động cơ
678,613 Mã lực

Cướp cò

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-381245
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
646
Động cơ
249,860 Mã lực
Tuổi
50
Sinh năm 1973, đói quá nên phải cùng cha đi ăn mày. Hơn 1.000 ngày lang thang trong nhục nhã, chứng kiến cảnh bố chết mà nếu không có người cho cỗ áo quan thì phải bó chiếu, cỗ cúng duy nhất chỉ là bát cơm và quả trứng, anh đã thề quyết chí làm giàu…

Bài I: VÂNG, TÔI TỪNG LÀ ĂN MÀY!

Ăn cả cỏ:

Nhìn ngôi nhà mái bằng đường hoàng, vững chắc, vườn trước vườn sau rộng thênh thang lại thêm 3 mẫu đất sổ đỏ mới mua, khách lạ ước tính tài sản của anh theo thời giá ít nhất cũng phải dăm tỉ. Chắc gia cảnh anh bố mẹ không phú quý cũng phải có người “chống lưng”. Có ai ngờ, trần gian có một người khổ đến thế. Thời trẻ anh đã phải bỏ học giữa chừng, chân đất, đầu trần lang thang xin ăn khắp chốn. Khi tôi nhắc đến chuyện cũ, anh thần người trong phút chốc rồi gật gật đầu, nhỏ nhẻ: “Vâng, tôi trước đây từng là ăn mày”. Ký ức của một thời chưa xa chợt ùa về, tươi mới và vẹn nguyên những đắng cay, tức tưởi.



Quê anh gốc ở làng An Định xã An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) ven con sông Thái Bình phù sa màu mỡ nên bố mẹ đặt tên con là Sông, Phạm Văn Sông. Họ sinh hạ được tới 5 khúc ruột, gia cảnh có lẽ cũng không đến nỗi bi đát nếu không có đợt đi kinh tế mới ở Quảng Ninh, vấp chiến sự biên giới lại phải chạy dạt về nơi chôn rau, cắt rốn. Trở về, không ruộng, không nhà, không xã viên, lúc đầu họ phải ở nhờ sân kho HTX. Về sau, thôn xóm thương tình cắt cho họ một mảnh đất hoang gần cơ đê, sát nghĩa địa, dựng túp lều rạ, vách đất vá víu mà rau cháo nuôi nhau.

Quãng đầu những năm 80 của thế kỷ trước nhiều người lâm cảnh đói. Người ta đói một còn nhà anh đói mười bởi không có bất kỳ quyền lợi công dân nào dù là nhỏ nhất. Đã thế, vết thương thời chống Pháp của bố anh thường xuyên tái phát, một mắt mù, thi thoảng còn bị điên còn mẹ anh mắc chứng phong rút, chân tay sưng phồng, biến dạng như hai cái càng cua, chẳng thể lao động được nữa. Gánh nặng cơm áo dồn tất cho đàn con.

Mấy chị lớn lúc có việc thì đi làm thuê, lúc rảnh lại ra đồng móc cua, bắt cáy còn chị thứ ba và anh lúc ấy quá nhỏ chẳng theo nổi. Một cân cáy đổi được một bò khi thì gạo lúc lại mạch. Bữa ăn của cả nhà thường xuyên là một vốc gạo hay hạt mạch rang lên, ông bố lấy cái chén sứt mẻ đong ra đong rồi gạt ngang miệng mỗi người một lượt.




Có lần may mắn hai chị lớn kiếm được mấy đồng hí hửng mua ít sắn bột về nhào lên, nặn ra thành bánh rồi luộc cho cả nhà ăn một bữa. Ních xong bụng bánh sắn anh mò ra bờ đê định kiếm ít rau thài lài, đến khu Mộ Tù bỗng người gục xuống, nhũn ra, sùi bọt mép, bẹp nhũn. Suốt từ trưa cho đến tối anh nằm đó. Khi những giọt sương khuya lạnh buốt nhỏ tong tong xuống mặt anh mới tỉnh dần rồi lê lết bò về nhà. Cả gia đình đều bị ngộ độc bánh sắn sùi nặng ngoại trừ ông bố vì nhường vợ, nhường con nên ăn nhịn bụng, không dám ăn. Về sau mới hay đám gian thương đã trộn cả vôi sống vào bột sắn để gia tăng trọng lượng. Kể từ đó, hễ nhìn thấy sắn là anh hãi hùng.

Củ chuối rồi đến ngay cả củ ráy, củ khoai ngứa cũng đều bị bòn cho bằng hết tống vào nồi nấu lên ăn mà những cái dạ dày vẫn chỉ được lấp một góc nhỏ. Đói vàng mắt, đói bủn rủn chân tay nên chị ba rủ anh (lúc đó chừng tám, chín tuổi) đi hái một rổ sề thài lài-thứ rau chỉ để dành nuôi lợn luộc lên, chấm muối ăn ngon lành. Bụng căng phồng cỏ như một con bò mà vẫn đói vì thiếu chất. Nằm ổ rơm, mót những hạt thóc lép mà đầu óc quẩn quanh một suy nghĩ làm sao để có cái gì bỏ vào bụng cho khỏi chết.




Vốn sáng dạ, anh học rất giỏi đặc biệt là môn toán nên được cô giáo quý mua tặng cả sách vở, đồ dùng học tập. Cả trường chọn ra được hai học trò đi thi học sinh giỏi, bạn thi văn còn anh thi toán. Hôm đi, cô giáo đèo anh bằng chiếc xe đạp cũ lên tận xã Cộng Lạc trước khi vào phòng còn dúi vào tay trò một cái bánh chưng ăn lót dạ vì biết trong bụng anh chỉ toàn là cỏ thài lài.

Thương anh thỉnh thoảng cô lại rủ về nhà ăn cơm dù gia cảnh cô lúc bấy giờ cũng chỉ là kiếp giáo nghèo. Anh toàn từ chối dù thú nhận với tôi rằng lúc ấy chỉ cần nhìn thấy một hạt cơm trắng đã thèm đến mức nước miếng tứa hết cả mồm miệng lẫn chân răng. Giải thưởng anh mang về là 7 đồng, chỉ đủ đong một vài bò gạo. Đói vẫn hoàn đói. Ngồi học mà con chữ cứ bò lổm ngổm như cua, như cáy trên trang giấy trắng chứ nhất định không chịu vào đầu.



Anh quyết định bỏ học, nhường lại sách vở cho em nhưng không may nó lại tối dạ chẳng chịu đi học. Tập sách để mấy năm bị giọt gianh làm cho mủn bằng hết. Chị ba cùng anh mò ra khu chợ Đấm bới trong đám rác khi thì ngọn rau úa lúc lại củ khoai hà về bỏ vào nồi chống đói. Hai chị em lại rủ nhau ra cửa hàng lương thực ở Cầu Xe. Tuần hai buổi thứ hai và thứ sáu cửa hàng cấp gạo cho cán bộ, họ chầu chực quét những hạt rơi, hạt vãi về. Đãi đi, đãi lại nhưng bát cháo khi đưa lên môi chốc chốc lại lốc cốc một hai hạt sạn, hạt sỏi.

Hành trình ăn mày:

Chẳng nhẽ lại nằm ôm nhau mà chết? Bần cùng quá, bố mới rủ anh đi ăn xin. Sáng sáng mỗi người một ngả chia nhau đi khắp huyện, sang cả huyện Thanh Hà, sang cả nông trường Quý Cao bên Hải Phòng mà xin. Hành trang của họ là cái túi vải rách vắt vai, đi cả ngày rã cẳng, chồn chân cũng chỉ lọc xọc một hai bò gạo xấu, vài đồng “tiền bồm”. Nhìn chúng bạn tung tăng đến trường lắm lúc phải ngoảnh mặt đi. Đã thế có bận ăn xin qua khu An Thổ anh còn bị một kẻ du côn xông ra chặn đường, trấn lột hết, tủi thân chỉ còn biết đứng giữa đường mà khóc.



Sau 3 năm ăn mày, 15 tuổi anh xin đi làm trong một cái lò vôi bên Hải Phòng để lại cha già, mẹ yếu và một đứa em còn thơ dại. Suy dinh dưỡng hạng nặng nên người nhỏ chỉ như một đứa trẻ lên mười, vai và tay anh lúc đầu trầy xước vì vác vôi. Máu đỏ thắm trên những cục vôi trắng, dần dần cũng biến thành chai sạn, có chỗ dày đến mức dao cứa vào mà vẫn không thấy đau. Bố mất khi anh 17 tuổi, nếu không có HTX thương tình cho cái áo quan thì phải đành bó chiếu. Vét hết gạo trong nhà anh nấu được bát cơm trắng, đặt quả trứng gà luộc lên trên làm cỗ đám ma cho bố. Ba năm sau mẹ anh cũng qua đời vì bạo bệnh. Các chị lớn đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ còn hai anh em với một cái nồi năm được người họ hàng xa cho, một cái bát sành còn sót lại. Lúc em gái đi lấy chồng, anh gói ghém cái nồi và cái bát duy nhất ấy làm của hồi môn cho nó. Tình cờ anh gặp chị ở một đám dạm ngõ, thấy thích nhưng vẫn còn ngại ngần bởi gia cảnh. Ai ngờ khi biết tin, người anh và nhất là bà mẹ chị lại đồng lòng vun vén. Anh trai thì thường rủ anh về nhà nhưng dẫn cửa trước, chị luồn cửa sau…trốn. Thấy vậy, mẹ chị khuyên: “Tao chỉ thương thằng Sông hiền lành, chăm chỉ!”. Bà còn giấu chị cho người lớn đến nhà anh nói chuyện, đặt chị vào sự đã rồi, đành phải lấy. Đó là năm 1998. CSTĐ

Từ ăn mày thành tỉ phú


Bài II: PHÁ VỠ GIAO ƯỚC CỦ CHUỐI

Ngày đạp xe trên dưới 200 cây số:

Của hồi môn của vợ cũng chẳng có gì ngoài một bao gạo trắng, một ít đồ dùng cá nhân. Anh mua chịu 4.000 viên gạch dựng lên một căn nhà nhỏ thay cho túp lều tranh thủa trước. Một buổi tình cờ khi chị bế đứa con lớn ra đường chơi, người hàng xóm buột miệng nói: “Thằng cu Sông cưới vợ cũng không có một cái chăn mới mà phải đắp bằng cái chăn của mẹ…”.

Giật mình chị mới hay rằng mình đã đắp chiếc chăn cũ của bà mẹ chồng khuất núi bất lâu nay. Chiếc chăn còn theo vợ chồng chị đến hơn chục năm, kể cả nó đã sờn rách, kể cả khi họ đã thành tỉ phú… “Chồng em áo rách em thương”, chị dần dà quý mến khâm phục rồi yêu anh tự lúc nào bởi cái nết hay lam hay làm, chịu thương, chịu khó.




Lúc đầu anh buôn thóc, buôn cau rồi lại chuyển sang buôn chuối. Trên cái xe đạp “cởi chuồng” không chuông, không phanh, không chắn bùn, anh chất đầy chuối. Từ nhà đi lúc 9 giờ tối đến tang tảng sáng thì đến chợ cột Đèn gần chân cầu Niệm (Hải Phòng) bán hết hàng lại chở một xe đầy mỡ lợn về quê bán. Ở thành phố mỡ rẻ ê hề nhưng lại là một thứ của quý đối với dân quê thời đó. Lãi một gấp đôi.

Nhanh nhạy với thị trường, anh lại đánh dây khoai lên bán cho dân nuôi lợn ở khu đồng Bún. Có bận đến ngày 30 Tết rồi mà vẫn chở tới 4 chuyến hàng, chỉ chịu về nhà khi đã quá giao thừa sau khi cả ngày đạp xe khoảng trên dưới 200 cây số. Thấy kiếm tiền ở miền Bắc vất vả quá, người hàng xóm rủ vào Nam bán hoa quả dạo anh cũng đi.

Một lần tình cờ nghỉ chân ở ngôi nhà gần Vườn quốc gia Bù Gia Mập, anh thấy một sự lạ. Mấy cây chuối mọc sau cái chuồng lợn ngập phân mà vẫn tốt bời bời, sai trĩu quả và nhất là không có tí sâu bệnh gì trong khi những cây chuối ở quê anh trồng chỉ một vụ là sầu (một loại bệnh gây thối chết), bón nhiều phân cái là hỏng. Tò mò hỏi gia chủ thì mới hay đây là giống chuối mới nhưng nếu anh thích thì đánh bao nhiêu tùy ý.

Mừng còn hơn bắt được vàng, anh xin đào được 14 cây chuối con bỏ vào một cái bao dứa vác về. Nhỡ xe, anh phải đi bộ 20 cây số với bao tải chuối nặng chịch trên vai ra đến Bù Nho bắt xe về bến miền Đông rồi từ đó hành trình gần một tuần mới trở lại quê. Cây chuối lúc đó héo chẳng khác gì dưa cải phơi nắng, dập dạp hết nhưng anh vẫn tiếc của đem trồng, không ngờ sống cả.

Được chăm bón, tưới tắm đều đều chẳng mấy chốc chúng đã vươn mình thành những cây chuối khổng lồ cao tới 4-5 mét, tán lá xùm xòa che rợp cả góc vườn, buồng trổ ra dài thượt đầy những nải là nải, rất đẹp. Giống chuối mới khi chín vỏ màu vàng hơi đỏ, thơm lừng, ngọt lịm. Anh cắn một miếng vào mà lâng lâng như người say bởi thành quả bấy lâu nay đã được bù đắp. Từ bấy, đám chuối hễ đẻ ra được cây nào anh lại đem nhân trồng. Chẳng mấy chốc hai khu vườn trong, vườn ngoài ken đặc chuối.




Cũng trong thời gian ấy người anh vợ là Phạm Văn Huỳnh cũng đã nhân thành công giống chuối mới. Chuối thương phẩm được thị trường rất ưa chuộng, giá bán gấp đôi giống chuối thường nên rất nhiều người đổ đến nhà hỏi mua giống. Hai anh em bàn nhau kiên quyết giữ bản quyền đợi dăm năm sau mới xuất bán củ chuối.

Thói đời không mua được thì…ăn trộm. Cứ bảnh mắt ra lại thấy mất một hai cây trong vườn khiến cho anh phải dùng chiến thuật trồng từng lớp chuối giống cũ và giống mới đan xen nhau. Lúc nhỏ chúng giống nhau như lột nên nếu trộm nhầm về trồng trong vườn thấy bị sầu sẽ sinh nản mà bỏ.

Khi cả hai khu vườn đều chật đến độ không thể chêm thêm cây nào được nữa thì anh xin đấu thầu 4 mẫu đất bỏ hoang ngoài bãi sông để mở rộng diện tích. Đó là một cái bãi tự nhiên từ thủa hồng hoang lau lách ken dày đến độ rễ của những cây đã chết và đang sống tầng tầng lớp lớp đan vào nhau cả mét. Rẫy cỏ bằng tay, lưỡi cuốc bật vào rễ cây nẩy bật lên như bổ xuống một tấm đệm bông. Rẫy cỏ bằng trâu thì con trâu mộng dù loay hoay đến mướt mồ hôi mà cái lưỡi cày vẫn không thể suy suyển dù chỉ là một vài tấc. Bao cách diệt cỏ đều bó tay.

Một buổi nằm vẩn vơ giữa cái lều dựng trên bãi nhìn trời, ngắm đất anh bỗng sực nghĩ ra chuyện dùng máy múc để lật cỏ, tạo luống. Cái máy cả ngàn mã lực gầm rú xịt khói đen xì lồng lộn như một con khủng long. Từ “mồm” của nó chiếc gầu lớn xúc phăng phăng những tảng rễ cỏ rồi lật nhào xuống. Nhìn cảnh ấy, anh thầm reo: “Có sự sống rồi!”.

Gieo quả ngọt cho cả vạn người:

Thế là 4 mẫu đất được phủ kín bằng 3.000 gốc chuối. Khi trồng xong bỗng gặp một cơn gió lớn thổi thốc mất cái lều, ướt hết cả chăn, chiếu. Chỉ hơn một tiếng hí húi sửa lại lều mà đêm ấy vài chục người đã phục sẵn để nhổ trắng 1,4 mẫu chuối. Sáng ra, nhìn những cái hố đất trống hoác, ướt nhoẹt nước mưa, đỏ lòm như hốc mắt bị móc mất con ngươi, anh như người chết đứng. Vậy là phải lụi hụi trồng lại.

Một khóm chuối anh để 4 cây, chúng cùng trổ hoa và thu hoạch một đợt đều như vắt chanh nhờ vào kỹ thuật chăm cây nào xấu thì thêm phân, cây nào tốt thì bớt bón. Trời không phụ công người, năm đó anh thu 500 triệu tiền bán chuối quả, năm sau cũng thu được hơn 400 triệu nữa. Nhưng năm kế tiếp dính bão to, thân chuối gãy vặn, đổ ngổn ngang như một trận địa bị pháo bầy dập trúng. Nửa tỉ đồng bỗng chốc chầu hà bá. Nhìn vườn chuối bị phạt, nhựa chảy ra đen xì cả mặt bãi, quả non trải xanh cả bãi, anh ốm khật, ốm khừ như người mất hồn cả một tháng sau đó.

Nhưng nghị lực từ cái thời lăn lóc xin ăn đã vực anh dậy để làm lại từ đầu. Chuối trồng xong lại phải canh trộm đến mức không dám bãi, rời lều để về nhà. Gặp bữa vợ phải mang cơm ra, gặp đêm không dám ngủ mà chỉ được chợp vào ban ngày khi có người ra thay gác. Mấy năm ròng như thế, người rộc rạc, bơ phờ hẳn đi, anh nghĩ: “Có nhiều tiền để làm gì khi lúc nào cũng phải nơm nớp đề phòng? Không có cái gì đi theo mình cả đời được”.



Thế là anh phá giao ước củ chuối, bắt đầu xuất bán giống. Chỉ chờ có thế, người đến ăn chực, nằm chờ ở nhà đợi mua. Cứ mỗi cây giống là 30-50.000đ mà xuất cả vạn cây mỗi vụ. Nhiều lúc đến khi trông thấy trăng lên mới ngừng tay đào chuối giống. Giống chuối anh Sông, anh Huỳnh nổi tiếng đến mức ngay cả một số cán bộ của Học viện Nông nghiệp cũng về lấy giống để nhân cấy mô.

Tiền tràn về nhiều như nước lụt giúp anh mua được thêm 3 mẫu đất nữa để chuyên cần sản xuất. Niềm vui lớn hơn là cả ngàn ha chuối trong vùng không bị sầu, cả vạn ha chuối ở trong tỉnh, ngoài tỉnh đều được thay bằng giống mới. Khắp mọi miền đều đổ về mua giống. Tết đến nhà anh không thiếu những đặc sản các vùng đem tặng nhưng vẫn không gì quý bằng những lời cảm ơn tự đáy lòng tỉ như: “Nếu không trồng giống chuối của anh giờ có lẽ gia đình em đã phá sản” “Nếu không có anh bán cho giống chuối thì nhà em vẫn còn trong danh sách hộ nghèo”…

Diện tích tăng đến ngưỡng nên giá bán của chuối giống mới dần hạ nhiệt, anh Sông sáng tạo ra một mô hình kinh tế vùng bãi bền vững hơn là dưới ruộng trồng một vụ lúa, nuôi một vụ rươi còn trên bờ là những cây chuối quanh năm tỏa bóng mát. Tôi thẩn tha ra bãi cùng anh. Gió sông lồng lộng thổi. Những tàu lá chuối giỡn gió nô đùa cứ khanh khách như những tiếng cười khe khẽ của con trẻ. CSTĐ
Đọc chuyện người dân sống trong thiên đường XHCN mà sao thấy cơ cực hơn cả thời đêm trường nô lệ. Mừng cho anh Sông đã vượt qua được và tiến lên bằng nghị lực, mồ hôi nước mắt của chính mình.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,517
Động cơ
405,490 Mã lực
Các cụ ofers mà gặp những tít kiểu này là ham hố đọc lắm. :D
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Thông tin thớt
Đang tải
Top