[Funland] Từ "Hoà bình trong tầm tay" đến Linebacker II

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Bất chấp Bunker ngăn cản,Thiệu lên đài truyền thanh và truyền hình ngày 24-10 để trấn an dư luận, lúc đó đang xôn xao vì những tin đồn lan rộng, và mong được dân chúng ủng hộ.
Trong bài nói chuyện dài hai tiếng, ông bác bỏ mọi hình thức liên hệ và sự có mặt của 300 nghìn quân Bắc Việt tại miền Nam. Ông đề nghị Sài gòn và Hà Nội thương thuyết trực tiếp với nhau để giải quyết vấn đề quân sự, rồi Sài gòn và chính phủ Cách mạng lâm thời thương thuyết một giải pháp chính trị.
Để phòng khi có ngưng bắn, Thiệu thúc giục dân chúng nên:
chuẩn bị để chúng ta không rơi vào một vị trí bất lợi. Cho nên chúng ta đã hoạch định những biện pháp lôi kéo nhân dân trở về và bảo vệ xứ sở ta, quét sạch lực lượng địch và bảo đảm an toàn trên những trục giao thông… cũng như an ninh trong xã, ấp…
Tôi cũng ra lệnh bóp chết ngay mọi âm mưu từ trong trứng nước của Cộng sản, nhằm gieo rắc rối loạn và xúi giục nổi loạn,và hạ tầng cơ sở Cộng sản phải được càn quét nhanh chóng và không thương tiếc…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Trong nỗ lực ve vãn các giới chức tại Sài gòn, Kissinger bây giờ thay đổi chiến thuật: ông tìm cách trấn an những người chung quanh Thiệu là sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho VNCH vẫn còn mạnh và chỉ thị cho toà đại sứ Hoa Kỳ ở Sài gòn dùng lá bài viện trợ để mua chuộc.
Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao Quốc hội, kể lại rằng Charles Whitehouse, Phó Đại sứ đến gặp ông và nói:
- Hiệp định này cũng có khía cạnh tốt của nó. Nên ký đi: Chỉ là một mảnh giấy thôi, và sẽ chẳng thay đổi được gì đâu. Rồi ngài sẽ thấy!.
Whitehouse và phụ tá Ngoại trưởng William H. Sullivan cũng đến tiếp xúc với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Ngoại trưởng Trần Văn Lắm với các khuyến nghị là, tốt hơn hết, đừng nên thách thức người Mỹ và cũng đừng hoàn toàn bác bỏ các đề nghị của họ. Ở cấp thấp hơn, nhân viên toà đại sứ cũng đi gặp các viên chức VNCH và chiêu hàng món Hiệp định ấy.
Họ nhắn nhủ là cuộc ngưng bắn sẽ được tôn trọng và đừng lo ngại về sự có mặt của quân Bắc Việt tại miền Nam,vì nó sẽ tan dần đi. Vì có thể chúng sẽ nhớ nhà, bị bệnh sốt rét ngã nước, bị chứng sâu quảng chân hay thổ tả, hoặc sẽ đào ngũ sang phía VNCH.
Người nào cũng được nghe một câu giải thích có tính dụ khị. Tướng lãnh thì được họ dụ là bản Hiệp định chỉ là một mảnh giấy; điều thực sự đáng kể là việc Tổng thống Hoa Kỳ sẵn sàng ủng hộ VNCH bằng vũ lực quân sự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Các nhà ngoại giao như Vương Văn Bắc, lúc đó là đại sứ tại Anh, thì được Kissinger dụ rằng:
- Bản Hiệp định cung ứng một văn bản hợp pháp để Hoa Kỳ yểm trợ VNCH mà trước đó chưa hề có. (Ngoài chức vụ đại sứ, Bắc còn là chuyên viên pháp lý của VNCH tại hội đàm Paris).
Kissinger lập luận:
- Từ trước đến giờ, sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với VNCH chỉ căn cứ vào những lời tuyên bố chính trị của các vị Tổng thống kể từ Eisenhower trở đi; như thế thì chúng tôi đâu có được cơ sở pháp luật nào để biện luận với Quốc hội đòi thêm viện trợ cho Việt Nam? Bây giờ, chúng tôi cần có một tài liệu hợp pháp để yêu cầu Quốc hội tiếp tục viện trợ.
Bắc sau này nghĩ rằng, lập luận của Kissinger nghe cũng hợp lý, và còn cho là Kissinger có thể trở thành “một luật sư lỗi lạc”.
Lúc đó ở Sài gòn, Kissinger còn cho Nhã xem một quyển sổ địa chỉ mầu đen mà ông bỏ túi, trong đó có rất nhiều địa chỉ của các nữ minh tinh Hollywood. Ông dụ Nhã:
- Khi nào ký xong hiệp định, anh sang Mỹ chơi, tụi mình đi du hý!
Đại uý Nguyễn Phú Lâm ở phủ Tổng thống kể lại rằng, Kissinger biết tính tướng Đặng Văn Quang thích quà cáp nên gửi tặng một đồng hồ mạ vàng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
10-1972 – Nguyễn Văn Thiệu nói cho Kissinger biết ông không đồng ý Kissinger đến Hà Nội để ký tắt Hiệp định hoà bình hôm 26-10-1972

 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Vì trục trặc ở Sài gòn, Kissinger đã không tới Hà Nội để ký như đã hứa hẹn với Lê Đức Thọ. Nixon đã gửi 2 điện văn cho Phạm Văn Đồng để cắt nghĩa sự sai hẹn (…).

Vào lúc 5 giờ sáng 26-10, Kissinger đang ngủ bỗng nhiên bị đánh thức dậy vì có tin đài phát thanh Hà Nội đã phổ biến đầy đủ chi tiết bản dự thảo Hiệp định, bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, và còn nói rõ là Kissinger đã hứa đi Hà Nội ký rồi, mà bây giờ lại sai hẹn.
Kissinger xin gặp ngay với Nixon tại toà Nhà Trắng lúc 7 giờ sáng, hai người đồng ý là Kissinger sẽ triệu tập một cuộc họp báo lúc 10 giờ ngay sáng hôm đó (26-10).
Cuộc họp báo của Kissinger tại toà Nhà Trắng ngày 26 tháng 10 đã là một biến cố lạ - lần đầu tiên ông ta được Nixon cho phép xuất hiện trước máy truyền hình và lời nói được ghi vào biên bản chính thức.
Dường như cả hai người đều bị bất chợt và không có thời giờ sửa soạn kịp phản ứng Bắc Việt. Phòng thuyết trình đầy nghẹt ký giả, ai cũng bối rối và hoài nghi. Kissinger bình tĩnh và có vẻ một giáo sư giảng bài lúc ông nói tiếng Anh bằng cái giọng Đức nặng của ông ta.
Ông làm ra vẻ rất tự tin bề ngoài, hứa sẽ giải thích cuộc hoà đàm hiện đã tới đâu về mặt thủ tục, thực chất cuộc thương thuyết ra sao, cũng như “từ đây ta sẽ đi về đâu”. Bằng cái lối lừa bịp cực giỏi, Kissinger tuyên bố:
- Chúng tôi tin rằng hoà bình hiện nay đang ở trong tầm tay. Chúng tôi tin rằng một hiệp ước đang ở trong tầm mắt thấy, căn cứ vào đề nghị ngày 8 tháng 5 của Tổng thống, và vào một vài sửa đổi đề nghị ngày 25 tháng Giêng của chúng tôi, một đề nghị công bằng cho tất cả mọi phe.
Thực ra, Kissinger lúc ấy đã tuyên bố với niềm lạc quan của một kẻ tuyệt vọng. Ông cứ khăng khăng cãi rằng chỉ còn phải giải quyết một vài vấn đề kém quan trọng hơn mà thôi.
Các ký giả bèn nêu câu hỏi, tại sao ông đã không đạt được một hoà giải tương tự bốn năm trước đây? Thực tế, đó là câu hỏi đầu tiên nêu lên với Kissinger.
Ông đáp loanh quanh:
- Không thể đạt được hiệp ước này bốn năm trước đây vì phe bên kia nhất quyết không chịu thảo luận việc tách rời các vấn đề chính trị ra khỏi các vấn đề quân sự, bởi vì họ đã luôn luôn đòi phải giải quyết vấn đề chính trị với chúng ta, và đòi chúng ta phải quyết định trước tương lai của miền Nam VN trong một cuộc điều đình với Bắc Việt…
Hà Nội đã thành công trong việc đòi được thoả mãn tất cả mọi yêu sách của mình, đôi khi còn được nhiều hơn cả yêu sách trước đây.
Điều khoản thứ hai của bản dự thảo hiệp định là một ví dụ điển hình: Nó đã bắt Mỹ phải rút quân trong vòng 60 ngày, trong khi theo như yêu sách cũ của Cộng sản năm 1969, thì chỉ đòi Mỹ rút đi chứ không đặt ra 1 thời hạn nào nhất định.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
26-10-1972 – Kissinger họp báo, tuyên bố Hiệp định sẽ ký kết trong vòng vài tuần hoặc sớm hơn: "Hoà bình trong tầm tay"





 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,572
Động cơ
328,249 Mã lực
Post #204 trên có chú thích ghi nhầm ngày, phải là 20.10.1972; chứ ngày 26.12.1972 thì B52 Mỹ đang rải thảm bom xuống Hà nội, Hải phòng, cụ Ngao5 xem lại.
Post #206 cũng vẫn nhầm ngày 26.12.1972?
Thời điểm 1972, cho đến 27.1.1973, chức danh chính thức của Kissinger là Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ; Không phải là cố vấn ngoại giao và cũng chưa là bộ trưởng ngoại giao.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Sau khi nghiên cứu bài tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội và phần lược giải của Kissinger, Thiệu viết thư thẳng cho Nixon gay gắt phiền trách hành động của Kissinger.
Ông cũng chỉ trích thời biểu Kissinger đi Hà Nội hoạch định với Bắc Việt Nam mà không tham khảo với ông. Kissinger có nói rằng chỉ cần thêm một phiên thảo luận, kéo dài ba hay bốn ngày, với Hà Nội mà thôi, nhưng Thiệu đòi không được đặt ra một thời hạn nào cả.
Sự khiếu nại này của Thiệu có ý định chia rẽ Nixon và Kissinger và cho Nixon biết là Kissinger đã vượt qua chỉ thị của chính Nixon, thế nhưng nó đã không có kết quả.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Thời điểm 1972, cho đến 27.1.1973, chức danh chính thức của Kissinger là Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ; Không phải là cố vấn ngoại giao và cũng chưa là bộ trưởng ngoại giao.
Kissinger là Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ 22-9-1973 → 20-1-1977
Tháng 1-1973, Ngoại trưởng Hoa Kỳ là William Rogers
William Rogers đến Paris và ký vào bản Hiệp định hoà bình
Kissinger ký tắt với ông Thọ 3 ngày trước đó
Tháng 2-1973, Kissinger đến Hà Nội với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ
27-1-1973 – Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers ký vào bản Hiệp định hoà bình
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Bực tức về giọng điệu của bức giác thư, Kissinger quyết định không để cho ông Thiệu hạ uy tín mình trước mặt Nixon; ông bèn đích thân thảo lá thư Nixon hồi âm Thiệu, ngày 29-10, được Đại sứ Bunker trao tay ngày 31-10, nội dung như sau:

Kính thưa Tổng thống
Tôi vừa cẩn thận đọc xong bức giác thư đề ngày 28-10-1972, nhan đề: “Giác thư về bài phát thanh của Hà Nội ngày 26-10-1972, và về phần lược giải cho báo chí Tiến sĩ Kissinger ngày 26-10-1972”. Như tôi đã thông báo cho ngài biết, Tiến sĩ Kissinger đã phát ngôn và sẽ tiếp tục phát ngôn thay mặt tôi. Đã không hề có và sẽ không có, một sự phân biệt nào giữa quan điểm của ông ta và quan điểm của tôi.
Như tôi đã viết cho ngài trong lá thư đề ngày 16 tháng 10, “Những lời bình luận của Tiến sĩ Kissinger có được sự hậu thuẫn hoàn toàn của tôi”.
Đặc biệt tham chiếu các điểm nêu lên trong bức giác thư nói trên, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy ngài yêu cầu chúng tôi phải bình luận về những điều xác nhận xuất phát từ Đài phát thanh Hà Nội. Tiến sĩ Kissinger đã giải thích đầy đủ và nói rõ rằng Hoa Kỳ “sẽ còn nghiên cứu thêm nữa” những gì đã thảo luận với đại diện của VNCH.
Bởi vậy, chính phủ Nam Việt Nam chẳng nên tự hỏi tại sao những thời hạn hoạch định lý thuyết (ngụ ý chuyến đi của Kissinger) lại chỉ được thông báo cho Hà Nội; sự thực hiển nhiên là nó chỉ có tính cách tạm bợ, chưa chắc chắn và trong thực tế đã không có thời điểm nào được thực hiện cả. (ngụ ý Kissinger đã không đi Hà Nội).
Buổi họp báo của tiến sỹ Kissinger đã được thực hiện theo chỉ thị chi tiết của tôi. Ông ta cố gắng hết mình để tránh cho Ngài khỏi bị mô tả như là một chướng ngại của hoà bình với hậu quả không thể tránh được là Quốc hội sẽ cắt ngân khoản Hoa Kỳ tài trợ dành cho VNCH, và tạo ra những trở ngại thật to lớn cho việc Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ Ngài và chính phủ Ngài. Sự chỉ trích liên tiếp từ Sài gòn chỉ có thể phá hoại cố gắng đó.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng một mặt trận đoàn kết, nhưng nỗ lực đó sẽ vô ích, nếu không có sự cộng tác của cộng sự viên của Ngài. Tôi không thể quên lưu ý Ngài về đường lối nguy hiểm mà chính phủ Ngài đang đi theo.
Ngài đã biết sự cam kết vững chắc của tôi với cá nhân Ngài. Như tiến sỹ Kissinger và đại sứ Bunker đã thông báo Ngài rõ, tôi xin nhấn mạnh sự cam kết đó bằng cách sẽ gặp Ngài trong vòng một hay hai tuần lễ sau khi ký kết bản hiệp định.
Tôi tin rằng tương lai tuỳ thuộc vào sự đoàn kết hiện có giữa chúng ta và vào mức độ mà ta có thể chứng tỏ quyết tâm rõ rệt để thực hiện những gì cần thiết trong những ngày sắp tới hòng đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản của hiệp định.
Nếu tình đoàn kết của chúng ta đã là chủ yếu cho sự thành công từ trước tới nay trong chiến tranh, thì nó cũng sẽ là đảm bảo tốt nhất cho sự thành công tương lai khi mà cuộc đấu tranh sẽ được tiếp tục trong một khuôn khổ có tính cách chính trị hơn.
Tuy nhiên, nếu như chiều hướng bất hoà giữa chúng ta còn tiếp diễn, thì căn bản chủ yếu của sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ngài và chính phủ Ngài sẽ bị phá huỷ.
Về phương diện này, những bình luận của quý Ngoại trưởng rằng Hoa Kỳ đang thương lượng một sự đầu hàng quả là vừa có hại vừa bất công và không đứng đắn.
Xin Ngài an tâm là những quyết định của tôi về những sắp xếp hoà bình không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và Ngài chớ nên nuôi dưỡng ảo tưởng là chính sách của tôi nhằm sớm mang lại hoà bình sẽ thay đổi sau cuộc bầu cử…
Thưa Tổng thống, tôi khẩn khoản xin Ngài một lần nữa duy trì tình đoàn kết thiết yếu mà suốt bốn năm qua đã từng là đặc điểm tiêu biểu cho mọi quan hệ giữa chúng ta cũng như nó đã là căn bản cho sự thành đạt của ta từ trước đến nay.
Tình trạng chia rẽ sẽ làm tôi mất hết khả năng duy trì sự yểm trợ cần thiết mà chính phủ và nhân dân Ngài phải có trong những ngày sắp tới, sự yểm trợ mà tôi quyết tâm cung ứng.
Sự sốt sắng cộng tác sẽ có nghĩa là ta sẽ đạt được hoà bình xây dựng trên một hiệp định mà tôi cho là có thể thi hành được - nhất là khi nó đi kèm với những điều khoản bổ sung mà ta chắc chắn sẽ có.
Từ căn bản đó, chúng ta có thể tin tưởng và đoàn kết tiến tới chỗ giành được những mục tiêu hỗ trợ tương lai hoà bình và đoàn kết nhân dân miền Nam anh dũng.
Kính thư



Richard Nixon
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Một ngày sau khi thắng cử vẻ vang (với gần 61% số phiếu, chưa có một ứng cử viên Đảng Cộng hoà nào thắng lớn như vậy trong lịch sử Hoa Kỳ) Nixon lại viết cho Thiệu một lá thư dài để mở lại cuộc đối thoại về bản dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh.
Tướng Haig được uỷ nhiệm mang lá thư sang Sài gòn và giải thích cho ông Thiệu rõ ý định của Nixon. Kissinger đã hằn học về lời tố cáo của Thiệu, gọi bản Hiệp định là một sự “đầu hàng”. Về phần Thiệu, ông cũng đã không chịu đựng được Kissinger thêm nữa, vì tin rằng vị cố vấn An ninh Quốc gia này đã chỉ hành động theo nghị trình riêng của mình với sự đồng loã của Bắc Việt.
Thiệu muốn nói chuyện thẳng với Nixon. Ông cho phát động trong giới báo chí Sài gòn một chiến dịch gán cho Kissinger cái lỗi là đã không thông báo chính xác quan điểm của VNCH cho Nixon. Sau lần thất bại vừa rồi, Kissinger không còn mặt mũi nào trở lại Sài gòn lần nữa, nên Nixon đã chọn Haig đi thay thế, để vừa xoa dịu, vừa khuyến khích Thiệu. Nixon trọng cái đức tính cứng cỏi của người quân nhân này, và cũng khéo léo dùng ông ta để “chơi” lại Kissinger. Nixon có thể tin Haig sẽ phục tùng mệnh lệnh của ông và không có một mưu cầu riêng tư nào khác là lên lon.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Haig tới Sài gòn ngày 10-11-1972, và đi ngay tới Dinh Độc Lập để trình lá thư Nixon, cũng lại do chính Kissinger thảo. Haig là một sứ giả lý tưởng. Vẻ gồ ghề, dáng điệu góc cạnh nhà binh của ông ta làm Thiệu thấy thoải mái. Haig đã từng phục vụ tại Việt Nam hồi năm 1966- 67, trong chức vụ tiểu đoàn trưởng, và được cả lục quân Hoa Kỳ lẫn chính phủ VNCH tặng thưởng huy chương về sự dũng cảm trong khi tác chiến.

Với kinh nghiệm đầu tay, Haig hiểu biết tình hình quân sự tại Việt Nam, và qua các cuộc nói chuyện, Thiệu đã thấy Haig có thiện cảm với “chính nghĩa” của VNCH hơn là Kissinger. Tuy nhiên, ông chỉ là một người đưa tin, không có quyền hành gì cả, dù rằng có ảnh hưởng với Nixon.

Haig nói với Thiệu rằng Tổng thống Nixon đã quyết tâm đi tới chỗ ký kết nhưng cũng rất mong thoả mãn những yêu sách của Sài gòn. Trong phần phụ giải theo chỉ thị của Nixon, Haig không khéo nhấn mạnh ở điểm Thiệu phải có sáng kiến chính trị và tâm lý để tiến tới việc tái thiết miền Nam và củng cố quyền lực của mình.

Phần thưởng cho sự cộng tác với Hoa Kỳ sẽ là một cuộc họp mặt với Nixon. Dù Nixon vừa thắng cử lớn, nhưng về vấn đề Việt Nam thì Hạ viện Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn, và Thượng viện thì lại “bồ câu” hơn cả trước ngày bầu cử. Nếu không có được một dàn xếp nào trước khi Quốc hội tái nhóm vào tháng Giêng năm 1973, và nếu Thiệu bị coi như một chướng ngại cho hoà bình, thị Thượng viện sẽ cắt ngân quỹ viện trợ cho VNCH.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Trước khi Haig tới Dinh Độc Lập với đại sứ Bunker, Thiệu đã bảo Nhã duyệt lại một “kế hoạch ý đồ”, đoán xem Haig sẽ có những đề nghị gì mới để liệu cách đối phó. Tới một cao điểm của phiên họp, Thiệu cho biết không thể chấp nhận Hiệp định Paris nếu không sửa đổi thêm. Haig đã toan nổi nóng, mắt nheo lại và hít thêm không khí đầy ngực.

Nhưng rồi lấy lại bình tĩnh, ông ôn tồn nói với Thiệu là nếu không đồng ý với Hiệp định, Hoa Kỳ sẽ bắt buộc phải “có hành động tàn bạo”.
Dù không quen với những lời đe doạ lỗ mãng ấy, Bunker vẫn thản nhiên như không, chỉ nhích cặp lông mày lên một chút.
Dù Thiệu đã đoán trước sẽ có một đe doạ nào đó, ông chỉ biết cười xoà, mà không yêu cầu Haig giải thích thêm lời đe doạ ấy.
Haig coi bộ bứt rứt khi Thiệu không trả lời mà cũng không hỏi han thêm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Lần này, lá thư của Nixon, đề ngày 18-11-1972 có lời lẽ cứng rắn hơn, gay gắt hơn những lá thư viết trước kỳ bầu cử. Nhưng nếu Nixon đe doạ, thì ông ta cũng lại hứa hẹn thêm. Một vài đoạn điển hình:

Kính thưa Tổng thống,

Trước hết, tôi phải phát biểu nỗi thất vọng của tôi về điều mà tôi coi là một chiều hướng nguy hiểm trong mối liên hệ giữa hai quốc gia chúng ta, một xu hướng chỉ mang tới hậu quả là phá hoại những mục tiêu chung của chúng ta, và làm lợi cho kẻ địch.
Những sự bóp méo, đả kích liên tiếp bản Hiệp định đã không công bằng mà còn có tính cách chủ bại. Những sự xuyên tạc và đả kích đó vẫn còn dai dẳng bất chấp nhiều phản kháng của chúng tôi, kể cả lá thư ngày 29 tháng 10 của tôi gửi Ngài. Chúng đã làm cho chúng tôi bối rối và gây cho tôi nhiều trở ngại.
Trong những lần liên lạc trước, và trong những cuộc trình bày của Tiến sĩ Kissinger, và đại sứ Bunker, chúng tôi đã giải thích nhiều lần tại sao chúng tôi coi bản dự thảo Hiệp định ấy là hợp lý; chúng tôi tiếp tục tin tưởng rằng nó phản ánh những nhượng bộ của phe bên kia, nó bảo vệ nền độc lập của Việt Nam, và cho phép nhân dân Việt Nam quyết định lấy tương lai chính trị cho chính mình.
Ngài cũng đã được thông báo đầy đủ về công cuộc tái thiết các khí cụ hiện đang được thực hiện để tăng cường các lực lượng của Ngài trước khi có đình chiến. Tôi đã rất nhiều lần gửi đến Ngài những bảo đảm chắc chắn chống lại trường hợp Hiệp định có thể bị vi phạm.
Tôi đã ngỏ ý muốn gặp Ngài một thời gian ngắn sau khi hiệp định được ký kết để biểu dương lại sự ủng hộ tiếp tục của chúng tôi. Tôi khỏi cần kể lại rất nhiều lập luận, giải thích, và những công tác đã được thực hiện. Chúng vẫn còn có hiệu lực.
Tôi thiển nghĩ là Ngài có hai lựa chọn chủ yếu. Ngài có thể dùng sự ủng hộ của dân chúng mà Ngài đã thâu lược được do những hành động mới đây để tuyên bố đã có thắng lợi quân sự mà bản Hiệp định phản ảnh; Ngài có thể cộng tác với đồng minh mạnh nhất của Ngài để mang lại thắng lợi chính trị do những điều kiện hiện hữu mang tới.
Ngài có thể nắm lấy sáng kiến chính trị và tâm lý bằng các hoan nghênh bản hiệp định và thi hành những điều khoản của nó theo một đường lối tích cực. Trong trường hợp này, tôi xin nhắc lại lời mời của tôi để gặp Ngài, một thời gian ngắn sau khi ký hiệp định, để nhấn mạnh sự hợp tác mật thiết liên tục giữa chúng ta.
Lựa chọn thứ hai là Ngài vẫn tiếp tục con đường mà dường như Ngài đang theo đuổi hiện nay. Theo ý tôi, thì điều đó sẽ có lợi cho kẻ địch và sẽ mang đến những hậu quả vô cùng trầm trọng cho cả hai dân tộc ta. Nó sẽ là một thảm hoạ cho dân tộc Ngài.
Thưa Tổng thống, tôi xin Ngài cho Đại tướng Haig biết ta có thể yên tâm tiến hành trên căn bản này không? Chúng tôi hiện đã tới một giai đoạn mà tôi cần biết đích xác liệu Ngài có sẽ tiếp tay với chúng tôi trong nỗ lực mà tướng Haig sẽ phác hoạ với Ngài không, hay là chúng tôi phải trù liệu các đường lối hành động khác mà tôi tin rằng sẽ thiệt hại cho quyền lợi của cả hai quốc gia chúng ta.
Tôi hy vọng Ngài và chính phủ Ngài sẵn sàng cộng tác với chúng tôi. Có rất nhiều công tác chuẩn bị cần được thực hiện và chúng tôi tin rằng các toán đặc nhiệm Hoa Kỳ - VNCH phải khởi sự làm việc với nhau để chúng ta sẽ ở vào tư thế tốt nhất có thể có, ngõ hầu thi hành bản Hiệp định.
Tôi hoàn toàn tin rằng nhân dân Ngài, quân lực Ngài và chính bản thân Ngài đã giành được một thắng lợi lớn mà bản dự thảo Hiệp định sẽ xác nhận.
Ý định của tôi là sẽ xây dựng trên những thành quả đó. Tôi muốn được cộng tác với Ngài và chính phủ Ngài trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi để bảo vệ tự do tại miền Nam- trong thời bình, cũng như ta đã cộng tác trong nhiệm kỳ thứ nhất của tôi để bảo vệ nó trong thời chiến.
Trong bốn năm qua, Ngài và tôi đã là hai đồng minh thân thiết, trên bình diện cá nhân cũng như quân sự. Sự liên minh này sẽ đưa chúng ta tới một vị trí khiến kẻ địch đang thoả thuận với những điều kiện mà bất cứ một quan sát viên vô tư nào cũng đã nói là không thể có được bốn năm trước đây. Sự liên minh của chúng ta và những thành quả của nó đã được xây dựng trên sự tin cậy lẫn nhau. Nếu Ngài tiếp tục tin cậy chúng tôi, thì cùng nhau chúng ta sẽ thành công.


Kính thư

Richard Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Sau khi Haig rời Dinh Độc Lập, Thiệu đọc lại lá thư một lần nữa rồi viết lên đầu thư: “Đọc cho Hội đồng và Task force (Toán đặc nhiệm) làm việc trên những điểm này”. Ông còn đánh ba dấu hỏi lớn ở lề lá thư, chỗ viết “Những sự bóp méo và đả kích liên tiếp bản hiệp định đã không công bình mà còn có tính cách chủ bại”.
Thiệu mất tinh thần về sự thay đổi giọng điệu của Nixon, nhất là câu mở đầu, “một chiều hướng nguy hiểm trong mối liên hệ..”..
Haig trở về Washington, mang theo thư của Thiệu và tin tưởng rằng rốt cuộc Thiệu sẽ đi theo. Ngày 12-11, ông phúc trình cho Nixon:
Hiện giờ chúng ta đang phải đối phó với một tình thế nguy ngập. Thiệu nhất định đặt uy tín của ông ta lên cùng một chỗ với uy tín của toàn thể chính phủ ông ta... cho nên tôi nghĩ rằng, nếu ta cứ giữ một lập trường hoàn toàn không hợp lý với ông ta, thì có thể sẽ bắt buộc ông ta phải lâm vào chỗ tự sát chính trị. Trong trường hợp đó, tôi không chắc là quyền lợi của ta sẽ được phục vụ tối đa; cho nên tôi đề nghị một giải pháp nghe dễ sợ hơn, là cố gắng giải quyết vấn đề đó với Thiệu cho đến phút chót”.
Nixon đồng ý với phân tích của Haig “rằng cái giá phải trả để giữ Thiệu lại tất nhiên là nhiều rủi ro, nhưng tôi không tin là không thể chấp nhận được trong thời điểm này”.
Ngày 8-12-1972 đã được định là thời hạn chót để ký Hiệp định tại Paris.
Nếu như vẫn không thể thuyết phục được Thiệu chịu ký vào lúc đó thì Nixon quyết định sẽ ký với Bắc Việt một bản hiệp định riêng biệt. Nixon bây giờ lấy một giọng điệu ôn hoà hơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Ngày 14-11, ông gửi cho Thiệu một phúc thư, và điện báo sang Sài gòn cho Bunker bảo trao lá thư vào tối ngày 14-11. Lá thư có nội dung kêu gọi VNCH cộng tác bằng cách viết rõ ra về “bảo đảm tuyệt đối” của Hoa Kỳ trước khi điều đình tái tục tại Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vào ngày 20-11. Các đoạn chính lá thư như sau:

Kính thưa Tổng thống,

... Qua lá thư của Ngài và qua bản phúc trình riêng của Đại tướng Haig, tôi hiểu rằng mối quan tâm chính còn lại của Ngài đối với bản dự thảo hoà bình là tình trạng của lực lượng Bắc Việt hiện nay ở Nam Việt Nam. Như Tướng Haig đã giải thích với Ngài, chúng tôi có ý định đối phó với vấn đề này bằng cách, thứ nhất, thêm vào bản dự thảo hiệp định một điều khoản đòi giảm quân và giải ngũ các lực lượng hai bên tại Nam Việt Nam... và đòi số quân nhân giải ngũ trở về quê quán họ.
Tôi sẽ không nhắc lại hết ở đây những gì tôi đã viết trong lá thư gửi Ngài ngày 8 tháng 11, nhưng tôi xin được tái khẳng định nội dung chủ yếu của nó và nhấn mạnh một lần nữa quyết tâm của tôi muốn đi tới một hiệp định sớm sủa, đại để như lịch trình mà tướng Haig đã giải thích với Ngài.
Tôi phải rất thành thực giải thích là mặc dù chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được những thay đổi trong bản Hiệp định mà tướng Haig đã thảo luận với Ngài, và những thay đổi phụ mà đại sứ Bunker sẽ trao đến Ngài. Chúng tôi không thể trông đợi là có thể đạt được tất cả. Thí dụ, nếu giả định rằng chúng tôi sẽ có thể đạt được những đảm bảo tuyệt đối mà Ngài hy vọng có được về vấn đề quân đội Bắc Việt thì không thực tế.
Nhưng quan trọng hơn rất nhiều những gì chúng tôi nói trong Hiệp định về vấn đề này là những gì chúng tôi sẽ làm trong trường hợp kẻ địch tái diễn xâm lược. Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng: nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt.
Tôi tin rằng bản Hiệp định hiện có là một hiệp định, trong chủ yếu, hợp lý, và nó còn phải trở nên hợp lý hơn nữa nếu chúng ta thành công trong việc lấy được một số những thay đổi mà chúng ta đã thảo luận. Sự bảo đảm lớn nhất cho thành công là tiến tới hoàn cảnh mới này với lòng tin tưởng và cộng tác...
Trên hết chúng ta nên ghi vào tâm khảm những gì thực sự duy trì được bản Hiệp định: Chẳng phải là một điều khoản đặc biệt nào đó trong bản Hiệp định mà là sự quyết tâm của cả hai chúng ta để duy trì các điều khoản của nó. Tôi xin nhắc lại những bảo đảm của chính tôi với Ngài là Hoa Kỳ sẽ phản ứng thật mạnh mẽ và mau lẹ đối với bất cứ vi phạm Hiệp định nào. Nhưng để thực thi điều này một cách hữu hiệu, điều quan trọng là tôi phải có được hậu thuẫn của dân chúng, và chính phủ Ngài phải đừng tỏ ra như một trở ngại cho một nền hoà bình mà công luận Hoa Kỳ giờ đây hoàn toàn mong muốn. Chính vì lý do này, mà tôi tin là đi đôi với danh dự và công lý, một Hiệp định mà ta có thể làm cho trở nên an toàn bằng sự quyết tâm chung của chúng ta.
Nhà tôi và tôi xin gửi đến Phu nhân và Ngài những lời kính thăm nồng hậu nhất. Cả hai chúng tôi đều mong được gặp Ngài và quý Phu nhân lần nữa tại nhà riêng của chúng tôi ở California một khi nền hoà bình công chính mà chúng ta đã tranh đấu từ bấy lâu nay rốt cuộc đã hoàn thành.


Kính thư,

Richard Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Ngày 18-11, hai ngày trước khi hoà đàm tái nhóm tại Paris, Thiệu mời đại sứ Bunker đến và trao cho ông ta một bức giác thư đề nghị sáu mươi chín sửa đổi cho bản Hiệp định.
Gần như điều khoản nào cũng có ghi một câu phản đối, trong đó mục đích tố cáo với Nixon là Kissinger đã cẩu thả, hoặc đã nhượng bộ Bắc Việt.
Đồng thời Thiệu đề nghị gửi phụ tá ngoại giao Nguyễn Phú Đức, qua Washington để giải thích về những sửa đổi cần thiết.
Biết rằng, Kissinger sắp lên đường qua Paris để gặp Lê Đức Thọ, Thiệu hi vọng rằng sứ giả của mình có thể gặp được Nixon ở Washington mà không có sự hiện diện của Kissinger, cùng lắm, chỉ có Tướng Haig là người còn có thiện cảm với miền Nam.
Thế nhưng, Kissinger lại cho việc Thiệu đề nghị gửi một sứ giả qua Mỹ là “một cái tát vào mặt tôi và là một chiến thuật tránh né lỳ lợm vì không có cách nào một người sứ giả có thể đến kịp Washington trước khi tôi phải khởi hành”.
Muốn giữ chặt các cuộc kiểm soát trước cuộc thương thuyết, Kissinger nhất định yêu cầu Nixon để ông có mặt trong buổi họp. Theo Kissinger, thì Nixon đã “gửi Thiệu, một lá thư lạnh lùng, cảnh báo là những thay đổi không thể nào đạt được tất cả và từ chối không tiếp một sứ giả cho đến khi nào các cuộc thương lượng với Hà Nội sắp tới được hoàn tất”.

Thực ra lá thư đã có lời lẽ rất là hoà dịu. Nội dung lá thư ngày 18-11 đó như sau:

Kính thưa Tổng thống,
Tôi đã hết sức cẩn thận đọc bức thư ngày 18 tháng 11 của Chính phủ VNCH. Tôi tin chắc Ngài đã thừa hiểu những khó khăn xẩy cho chúng tôi khi Ngài đưa ra một danh sách đòi rất nhiều những sửa đổi khác sau khi đã có biết bao đề nghị sửa đổi mà chúng ta đã thảo luận.
Dù sao chăng nữa, tôi sẽ chỉ thị cho Tiến sĩ Kissinger tìm cách để đưa ra những đề nghị của Ngài một cách tối đa. Tuy nhiên, tôi phải xin giải thích với Ngài rằng, thứ nhất nếu viết vào Hiệp định một cách rõ ràng về vấn đề quân đội Bắc Việt tại miền Nam thì có điều bất lợi là như thế ta đã hợp thức hoá bất cứ lực lượng nào còn ở lại và thứ hai, như chúng tôi đã nói nhiều lần việc đó hiển nhiên không thể đòi được.
Thêm nữa, vào lúc này không thể nào thay đổi được thành phần của Uỷ ban Kiểm soát Quốc tế. Còn về những thay đổi khác, Tiến sĩ Kissinger sẽ trình bầy cho quý Đại sứ (của Ngài tại Paris) biết về những nhượng bộ nào đã đạt được vào buổi chiều mỗi ngày.
Chỉ thị của tôi cho Tiến sĩ Kissinger là làm áp lực tối đa để đưa ra những đề nghị của Ngài. Tuy nhiên, tôi phải xin giải thích là sẽ không thể huỷ bỏ bản Hiệp định hoặc đồng ý với những đề nghị chồng chất thêm nữa của Ngài khi những Hiệp định đó cũng sẽ đưa tới cùng một hậu quả (là huỷ bỏ Hiệp định). Cho nên có thể là không thể đòi hết được tất cả mọi sự sửa đổi như Ngài muốn.
Riêng về đề nghị gửi một sứ giả qua Washington, tôi tin rằng, sau hai chuyến viếng thăm của Tiến sĩ Kissinger và ba chuyến của Đại tướng Haig, ba lá thư riêng của tôi cùng vô số những trao đổi qua Đại sứ Bunker cũng như tất cả mọi bức thông điệp của Ngài mà tôi đã được đọc, chúng tôi đã có đầy đủ những đề nghị của Ngài về cuộc thương thuyết trong giai đoạn này.
Cho nên, tôi thiển nghĩ rằng, cơ hội thuận tiện nhất để tôi gặp sứ giả của Ngài là ngay sau cuộc họp tới ở Paris, khi chúng ta đã có được một số vấn đề mới để cứu xét chung. Bởi thế, nếu Ngài lựa chọn ông Đức làm sứ giả của Ngài thì tôi xin đề nghị ông nên qua Washington trên chuyến máy bay cùng với Tiến sĩ Kissinger ngay sau khi chấm dứt cuộc thảo luận sắp tới tại Paris.
Mặt khác, nếu như Ngài chọn Ngoại trưởng Lắm làm vị sứ giả của Ngài, thì tôi đề nghị ông đó qua Paris ngay và tham dự các cuộc thảo luận tiếp theo mọi phiên họp trong ngày và rồi cùng trở về Washington với Tiến sĩ Kissinger để họp với tôi.
Một lần nữa, tôi khẩn khoản xin Ngài liên kết với chúng tôi trên đường hướng mà tôi quyết chí theo đuổi. Một lần nữa, tôi cũng phải xin Ngài hiểu rõ mối nguy hiểm lớn lao khi Ngài làm mất sự ủng hộ của quần chúng tại KH, với tất cả những rủi ro cho sự tiếp tục nỗ lực chung của chúng ta. Lẽ tất nhiên chúng ta sẽ liên lạc mật thiết sau khi các cuộc
hoà đàm tại Paris hoàn tất.
Kính

Richard Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Kissinger đã dằn mặt Thiệu, bắt sứ giả VNCH phải cùng đi máy bay với mình về Mỹ để cùng gặp Nixon! Thiệu thất vọng là Nixon không tiếp ông Đức trong thời gian Kissinger đi vắng. Thế nhưng, ông không còn cách nào khác hơn là chấp nhận phản đề nghị của Nixon.

Trên trang hai lá thư Nixon (mà bản văn đã được Đại sứ Bunker chuyển đạt tới ông ngày 19-11), Thiệu viết chỉ thị cho Đức là “đi kịp thời”, cùng mang tài liệu theo và theo dõi tại Paris.

Kissinger tới Paris ngày 19-11, và họp phiên thứ nhất với Lê Đức Thọ vào ngày thứ Hai, 20-11-1972, tại ngôi nhà cũ của hoạ sĩ Leger ở Gif-sur-Yvette, ngoại ô Paris. Phe VNCH lập một toán đặc nhiệm để theo dõi hoà đàm. Ba Đại sứ VNCH ở Washington, London, và tại hoà đàm Paris đều có mặt.

Đức và Nhã cũng được cử qua Pháp, với nhiệm vụ phụ tá các đại sứ và thảo một bức thư cho Nixon để Đức mang theo Washington sau khi kết thúc tuần hội họp với Bắc Việt.

Trước khi đi, Nhã đã xin Thiệu ký tên ở nhiều chỗ khác nhau trên năm trang giấy in con dấu Tổng thống. Làm như thế, khi đánh máy trên trang chót, chữ ký của Thiệu sẽ ở vào đúng chỗ, và không ai sẽ biết là lá thư đã được ký sẵn ở Sài gòn...

Khi Đức từ Paris sửa soạn đi Washington để gặp Nixon, thì qua tình báo, Kissinger đã biết được rằng Nguyễn Văn Thiệu đang “cố tình làm bế tắc như xưa”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Ngày 23-11, Nixon lại gửi cho Thiệu một thông điệp, cùng với con dấu TỐI MẬT/TẾ NHỊ, qua sự chuyển đạt của Đại sứ Bunker.
Lá thư với lời lẽ hằn học và đe doạ:

Kính thưa Tổng thống,
Tôi càng ngày càng kinh ngạc và e ngại về những vận động báo chí xuất phát từ Sài gòn. Có những luận điệu vô căn cứ là cộng sự viên của tôi đã không thông báo cho tôi chính xác về quan điểm của Ngài, cho nên Ngài đã phải cử sang Washington một đặc sứ để hoàn thành công tác ấy. Những lời chỉ trích vô căn cứ đối với bản dự thảo Hiệp định lại vẫn còn đang tiếp tục và càng ngày càng gia tăng.
Thêm nữa, tôi còn kinh ngạc về chiến thuật trì hoãn mà phái đoàn của VNCH đang áp dụng với chúng tôi tại Paris. Đã rõ ràng là đại diện của Ngài ở đó đã không tìm được kịp thời những câu trả lời mà chúng tôi cần phải có nếu muốn trình bầy đầy đủ quan điểm của Ngài trong các cuộc thương thuyết, kể cả những Nghị định thư có liên quan đến bản dự thảo Hiệp định, mà chúng tôi đã chuyển đến chính phủ Ngài tại Sài gòn khoảng hai tuần lễ trước đây.
Như tôi đã thưa với Ngài trong các lá thư của tôi đề ngày 8, 14, 18 tháng 11, tôi sẽ tiếp xúc mau lẹ để đi tới một giải pháp cuối cùng nếu chúng tôi có thể kết thúc được tại Paris một bản Hiệp định chót, khả dĩ có thể chấp nhận được trong tuần này.
Vì đã có những văn thư rõ ràng của tôi và những thông điệp do các đại diện của tôi chuyển đến Ngài trong nhiều tuần lễ qua, nên bất cứ sự trì hoãn nào nữa về phía Ngài sẽ chỉ có thể giải thích như một nỗ lực của Ngài để huỷ bỏ Hiệp định. Sự việc này sẽ có một hậu quả hết sức tai hại tới khả năng của tôi trong việc tiếp tục yểm trợ Ngài và chính phủ Ngài.
Tôi mong được gặp quý sứ giả tại Washington ngay khi nào các phiên họp ở Paris đã kết thúc, nhưng trong lúc này, tôi phải khẩn khoản xin Ngài một lần chót này là chớ tự mình làm cho chúng ta nghịch nhau mà không có cách nào cứu vãn lại được.
Nếu đường lối hành động hiện nay còn tiếp tục và nếu Ngài không cùng chúng tôi ký kết với Hà Nội một hiệp định thoả đáng, thì xin Ngài phải hiểu rằng tôi sẽ tiến hành với bất cứ giá nào.

Kính thư

Richard Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,242
Động cơ
1,075,177 Mã lực
Thứ Bảy, ngày 25-11-1972, Kissinger lại gặp Lê Đức Thọ lần nữa, và cuộc thương thảo đến chỗ bế tắc. Các phiên họp đã được hoãn lại đến 4-12.
Phía VNCH mừng rỡ.
Tại Hà Nội, tờ Nhân Dân, trong một bài xã luận ký tên “Người Bình luận” - bút hiệu của Bộ Chính trị - hỏi rằng có phải hành động của Kissinger tại Paris đã là “một đòi hỏi ta phải hoàn toàn xét lại vấn đề hay chăng? Đây có phải là một mánh khóe để kéo dài các cuộc thảo luận với hy vọng che đậy những hành vi leo thang và kéo dài chiến tranh để tiếp tục theo đuổi một thắng lợi quân sự ảo tưởng hay không?”.
Kissinger trở về Washington, Nguyễn Phú Đức họp riêng với toán đặc nhiệm tại Paris để soạn thảo một lá thư dài 25 trang mang chữ ký của Thiệu, để gửi cho Nixon trong nỗ lực phá vỡ kế hoạch của Kissinger và lấy được thiện cảm của Nixon.
Ngày 29-11, Nguyễn Phú Đức và đại sứ Trần Kim Phượng được Kissinger đưa vào Nhà Trắng để trình - Kissinger mô tả - “một lá thư hết sức dài hùng biện của Thiệu gửi Nixon”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top