[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Cụ cho Em hỏi F1 nhà E 9 tuổi E định cho cháu tiếp xúc tự nhiên với đàn và coi đánh đàn như một môn nghệ thuật để thư giãn, giải trí vậy thì nên cho tập ntn là hợp lý và nên học ở đâu.

Cám ơn bác đã tin tưởng!

Nếu yêu cầu của bác chỉ như vậy thi em nghĩ, Cung thiếu nhi hay Nhà Văn hóa cũng là một địa chỉ để thăm dò.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,050
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Âm nhạc là sự cảm nhận! Anh chỉ có thể nói thich hay không thích. Nhất là với một ngươì đoat giải thưởng không có nghĩa là người đó được tất cả người nghe nhạc thích nhưng chắc chắn (có thể KHẲNG ĐỊNH) là người đó được ban giam khảo kỳ thi thích bằng không làm sao người đó đoạt giải mà lại giải cao ???

Logic mà nói là "Trong những người không thich có tôi nhưng trong những người thich có ban giám khảo!"
Rõ chứ? Với tôi thì chẳng có nghe bằng mằt hay nghe kiểu bầy đàn!

Chuyện về phần cô bé Minh Châu cho đến giờ phút này , Tôi chưa hề có một phát biểu chính thức nào là Minh Châu đàn dở hoặc chê trách vì cách đây mấy tháng ngay khi một số báo viết về cô bé này tôi đã tìm nghe cô biểu diễn và thấy cô bé thật dễ thương nhưng cũng đáng thương!

Tôi nói đáng thương Bởi vì cô bé không được hướng dẫn một cách cặn kẽ nhất là trong phong cách biểu diễn để dẫn tới mắc phải một số sai sót tuy rất nhỏ nhưng ảnh hưởng vô cùng lớn tới hình ảnh cũng như cảm quan của những khán giả xem ca nhạc.

Đây là một số những sai sót không chỉ Minh Châu mà phần lớn các nghệ sĩ khác ở Việt Nam cũng đều mắc phải trong biểu diễn! Sai sót tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng cũng như sức công phá tiêu cực (negative affects) của nó vô cùng lớn với khán giả!

Sai sót này tôi nghĩ một phần do người thầy và một phần cũng là do người mẹ của cháu nhưng chủ yếu là người thầy!

Ngắn gọn: Minh Châu đáng thương hơn đáng trách!
Cảm ơn chia sẻ quý giá của bác! Em xin phép được tiếp thu!
Em cũng rất mừng là bác có quan tâm và có thể coi là đồng hành cùng cháu trong chặng đường gian nan và ít người quan tâm này! Rất mong nhận được sự quan tâm lâu dài từ bác!
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,782
Động cơ
328,894 Mã lực
Tối nay cuối tuần, hơi khó ngủ, em "đăng đàn" "Hầu ý" hai bác:

Để trả lời và lý giải cho câu hòi này, e xin có một nguyện tắc đầu tiên là xin được viết sai chính tả và viết tắt vỉ để trả lời để lý giải phải viết nói nhiều lắm! Vẫn biết viết đúng chính tả là phép lịch sự tối thiếu khi viết nhưng nếu viết và kiểm tra lại câu chữ sẽ không đủ giờ để trinh bày! Ai đồng ý thì coi em trả lời ai coi mà vach vọc chính tả thì mời đi chỗ khác! OK?

Ở Việt Nam 99% những người làm thợ phổ thông là những thanh thiếu niên hoặc là "một chữ cắn đôi không biết" hoặc là không thể học nổi thì mới đi làm thợ. Chứ học hành ngon lành tử tế chẳng ai dại dột hay có "can đảm" mà "mặc áo cổ xanh"!

Dĩ nhiên trước 1975 mà chính xác hơn là trước 1990 do bao cấp tem phiếu nên người công nhân được nhiều quyền lợi về vật chất hơn nữa Với khẩu hiệu tôn chỉ Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Tiền Phong người ta được vinh dự làm công nhân! nhưng công nhân và thợ phổ thông kiểu này lại là một chuyện khác và không bàn chuyện "Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Tiền Phong" ở đây.

Và, trong những loại thợ ở Việt Nam thợ sửa chữa piano cũng không là một ngoại lệ!
Trong sửa chữa Piano có hai loại thợ :

KTV và TLD ỡ tôi xin gọi chung là thợ sửa chữa (TSC) đa phần là những người không có học văn hóa tử tế hoặc con cháu của những thợ sửa chữa piano được truyền nghề mới đi làm thợ sửa chữa.

Có thể nói là trên 95% những người thợ sửa chữa piano Việt Nam đều ít học không có trình độ văn hóa kém điều này ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tác nghiệp cũng như học hỏi nâng cấp bản thân

Mặc dầu Việt Nam cũng có hai lúa chế tạo máy bay hoặc có Đại tướng quân Trần Quốc Hải tuy học hành không đến đâu nhưng vẫn được Hoàng gia Campuchia mời qua làm thợ lắp ráp máy móc và được Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia trao Huân chương nhưng phải nhớ là số lượng những Hai Lúa kiểu này thì chưa đếm trên đầu ngón tay trên tổng số 100 triệu dân!

Còn lại thì chẳng là "thợ đụng" thì cũng "chuột đầu sào nhảy vào làm thợ" là chủ yếu!

Trong nghề sửa chữa Piano phổ thông cò hai loại thợ chính: Piano techician: kỹ thuật viên piano KTVP và Piano Tunner: thợ canh chỉnh dây piano mà người ta vẫn quen gọi là thợ lên dây piano TLDP.

Còn trong nghề (công nghệ) Piano còn có một loại không phải thợ mà là thầy là NGUYÊN KHÍ, tài sản vô hình của các hãng đàn lớn: MPA : Master Piano Artisan !!!

Sự khác nhau giữa người kỹ thuật viên Piano và người thợ canh chỉnh dây Piano là người KTVP có thể canh chỉnh dây Piano và làm tất cả các việc sửa chữa cho một cây piano còn TLDP là người chỉ chuyên canh chỉnh hoặc thực hiện một vài thao tác sửa chữa lặt vặt.

Nói cho dễ hiểu người kỹ thuật viên giống như một cô gái nhảy có thể nhảy với khách, chuốc rượu nói chuyện và phục vụ các khoản phụ giường chiếu.
Trong khi cô gái giang hồ thì chỉ chuyên phục vụ khoản giường chiếu và cá lẻ cũng có thể nói chuyện lặt vặt,.....

Một người văn hóa kém, không có trình độ sẽ không dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật sửa chữa Piano là một kỹ thuật đòi hỏi sự tinh tế! Nên thử hỏi bao nhiêu phần trăm KTVP và TLDP đạt yêu cầu ???

Nói cho dễ hiểu hơn, máy piano cơ là 1 bộ máy hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy và lực hút Trái Đất thử hỏi có mấy người thợ biết thế nào là dòn bẩy thế nào là lực hút Trái Đất?

Việc hiểu các nguyên lý, nguyên tắc về đòn bẩy về trọng lực giúp rất nhiều cho người thợ có thể hiểu về cơ chế để sửa chữa cũng như căn chỉnh máy một cách chính xác đạt yêu cầu của người đánh đàn

Ngoài ra như đã nói trong phần trước văn hóa về sử dụng và đặc biệt là sửa chữa Piano ở Việt Nam mới có gần đây mà lại hình thành trong một hoàn cảnh hết sức nghèo nàn trong cả Nghĩa bóng lẫn nghĩa đen!
Để trả lời và lý giải cho câu hòi này "Vì sao mà Việt Nam từ Nam chí Bắc đều chủ yếu là thợ piano lởm bác Quang nhỉ?", e xin có một nguyện tắc đầu tiên là xin được viết sai chính tả và viết tắt vỉ để trả lời để lý giải phải viết nói nhiều lắm! Vẫn biết viết đúng chính tả là phép lịch sự tối thiếu khi viết nhưng nếu viết và kiểm tra lại câu chữ sẽ không đủ giờ để trinh bày! Ai đồng ý thì coi em trả lời ai coi mà vach vọc chính tả thì mời đi chỗ khác! OK?


Ta nói về nghĩa đen trước:
để lên dây, căn chỉnh máy làm âm thanh một bộ đồ nghề dụng cụ đạt chuẩn giá của nó từ 2000 tới 5000 Mỹ Kim thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người thợ có bộ dụng cụ này???

Vẫn biết rằng "Cái khó ló cái khôn", khả năng "tự thân vận động xoay xở" của người thợ nhưng có những quy trình bắt buộc phải có dụng cụ để đạt được chuẩn tối thiểu!

Xin Lấy một ví dụ như đã nói ở phần trước độ sâu phím trắng của một cây đàn U3 hoặc một cây đàn nhà nghề là 14/32 inch và để căn chỉnh đúng độ sâu này sau khi đã căn chỉnh đúng chiều cao của phím trắng đàn nghĩa là phím đàn nhìn thẳng hàng khi đứng trước đànkhi nhìn nghiêng thì toàn bộ phím trắng thẳng đều phẳng như một tờ giấy!

Ngay trong việc canh thẳng hàng này tuy rất đơn giản nhưng ở VN ở Việt Nam, thợ (KTVP) canh cũng không chính xác!!!

Sau khi canh độ cao của phím thẳng đều chúng ta canh tới độ sâu của phím theo chuẩn 14/32 inch (1.105cm). Để canh độ sâu này cần một dụng cụ tên là KEY DIP BLOCK (KDB) đặt vào phím và ấn xuống. Và sau khi ấn miếng KDB này phải tiếp tục phải tạo thành một mặt phẳng với hai phím trằng bên cạnh (coi hình thứ 3). Nếu cao hơn những phím hai phím trắng bên cạnh thì người thợ phải lấy bớt FRONT KEY PUNCHING (miếng giấy tròn bằng giấy) ra sao cho miếng KDB này khi ấn xuống phải tiếp tục phải tạo thành một mặt phẳng với hai phím trắng bên cạnh. Trong trường hợp miếng KDB khi đặt trên phím ấn xuống nhưng bị hụt thấp hơn hai phím trằng bên cạnh thì người thợ phải lấy FRONT KEY PUNCHING ở ngoài bỏ thêm vào ra sao cho miếng KDB này khi ấn xuống phải tiếp tục phải tạo thành một mặt phẳng với hai phím trắng bên cạnh.

FRONT KEY PUNCHING hình tròn cùng có 1 đường kinh nhưng nhiều loại khác nhau về độ dày từ mỏng như giấy quyến đến 1 mm!


Miếng KEY DIP BLOCK (KDB)​


FRONT KEY PUNCHING
Việc bỏ thêm hay lấy bớt FRONT KEY PUNCHING, có mục đích là để tạo độ sâu đồng đều giữa tất cả các phím trắng sau khi đánh xuống nếu không sẽ không tao cảm giác lực đánh đồng đều (Event) cũng như khi chạy gamme hay hanon sẽ không suông tay (smoothly) và âm thanh tiếng đàn phát ra sẽ to nhỏ không đồng đều: do độ sâu không tương đồng ==> lực đánh xuống mỗi note không đồng đều ===> lực va đập vào máy và búa không đồng đều ===> lực đập (tác động) vào dây không đồng đều ===> Âm lượng sẽ to nhỏ khác nhau, mặc dầu lực đánh (gõ) xuống phím đàn của các ngón tay bằng nhau !!!


Canh chỉnh độ sâu của phím trắng (white key leveling), ít ra cũng phải ntn​

Miếng KEY DIP BLOCK (KDB) này giá khoảng 6USD nhưng thử hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu người thợ có miếng này???
Nhắc lại chỉ có 6USD!!!

Xin lỗi đến với nghề "bán trôn nuôi miệng" là một nghề bị coi là mạt hạng mà người bán còn có bao cao su, khăn lau, giấy chùi, .... và những dụng cụ hành nghề phục vụ cho công việc của mình trong khi sửa chữa Piano, người kỹ thuật viên sửa chữa Piano làm một nghề văn hóa cao hơn mà không có nổi đến một miếng KEY DIP BLOCK (KDB) này giá khoảng 6USD là sao???

Nếu chịu khó để ý và vạch vọc ta sẽ thấy hầu như tất cả các thợ sửa chữa Piano ở VN hay nói một cách hoa mỹ là kỹ thuật viên (cho đến giờ phút này) đều không có đầy đủ dụng cụ cơ bản phù hợp (proper tools) để sửa chữa!!!
Để trả lời và lý giải cho câu hòi này "Vì sao mà Việt Nam từ Nam chí Bắc đều chủ yếu là thợ piano lởm bác Quang nhỉ?", e xin có một nguyên tắc đầu tiên là xin được viết sai chính tả và viết tắt vỉ để trả lời để lý giải phải viết nói nhiều lắm! Vẫn biết viết đúng chính tả là phép lịch sự tối thiếu khi viết nhưng nếu viết và kiểm tra lại câu chữ sẽ không đủ giờ để trinh bày! Ai đồng ý thì coi em trả lời ai coi mà vach vọc chính tả thì mời đi chỗ khác! OK?


Bây giờ nói tới sự nghèo nàn theo nghĩa bóng.


Chính do hạn chế về văn hoá, về trình độ chuyện môn và ngôn ngữ khiến người thợ không có thể tiếp cận với rất nhiều kiến thức sửa chữa vì các kiến thức này đều bằng tiếng nước ngoài và có rất nhiều kỹ thuật, kiến thức ở nước ngoài đã áp dụng gần một thế kỷ mà khi nói với người nhiều thợ piano Việt Nam họ vẫn giống như trên trời rơi xuống !!! Thậm chí không tin !!!

Ví dụ khi một giây piano bị đứt phải thay. Thường ở VN, sau khi thay dây mới người thợ phải quay lại ít nhất là một lần nữa để chỉnh vì dây mới thay sẽ không tương thích với hệ thống trục và con ngựa của soundboard. Thực ra ở nước ngoài có hai dụng cụ dùng trong trường hợp này một (Piano Coil Setter $ Tightener) là dùng để đút vào đầu chốt lên dây (Tuning pin) rồi lắc ngược chiều kim đồng hồ khoảng 100 lần việc này giúp cho bó dây mới cuốn vào trục bóp chặt vào Tuning pin


Piano Coil Setter $ Tightener
VÀ, một dụng cụ thứ hai là Piano String Stretcher dùng đè mạnh lên sợi dây mới thay rồi lăn nhiều vòng mục đích là giúp cho dây mới thay căng giãn ra hết mức khi độ căng của dây mới thay đã chuẩn xác thì sau đó KTVP chỉ cần lên một lần là xong không phải tới nhà khách lên dây lại lần 2 hay 3!


Piano String Stretcher

Đó chỉ là một đó chỉ là một vài ví dụ cho thấy do hạn chế về kiến thức và trình độ cũng như học vấn khiến người thợ sửa chữa Piano ở Việt Nam không có khả năng cũng như cho dù có cơ hội cũng không thể tiếp cận được với những kiến thức cơ bản trong sửa chữa chứ đừng nói là những kiến thức mới cập nhật ngày nay!

Nói thêm về dụng cụ sửa chữa, giả sử như người thợ yêu nghề nhưng có ai dám bỏ ra từ 40 đến 100 triệu để mua những dụng cụ cần thiết hay không??? Hoặc nếu dám bỏ ra thì mua ở đâu? Mua như thế nào? Đây cũng là một bài toán cho những ai thực sự ham thích và có đam mê trong việc sửa chữa đàn cho "tử tế"!

Trên đây từ chỉ đưa ra một vài ví dụ đơn giản cho thấy trong việc sửa chữa cân chỉnh piano người thợ Việt Nam thiếu dụng cụ và kiến thức như thế nào.
Chí ít ra, để căn chỉnh dây (Tuning) Cân chỉnh máy (Regulation) cũng như làm âm thanh (Voicing) cần rất nhiều không chỉ dụng cụ mà còn kiến thức và kỹ thuật.
Tất cả những điều này, thực sự mà nói tôi đã từng tiếp xúc và nói chuyện với rất nhiều người thợ ở Việt Nam họ đều như "trên trời rơi xuống" !!!

Bác viết hay quá, rất nhiều kiến thức và tổng quan mà em nhiều điều còn chưa thấm nổi. Tuy nhiên cái nhìn của em về vấn đề này nó lại ở một khía cạnh khác, hơi khác với bác. Điều đó có lẽ là do cách tiếp cận của người chuyên nghiệp và người nghiệp dư dẫn đến cái nhìn của em nó ít kỹ thuật hơn mà nó thiên về việc cơm gạo. Nói về TLD hay KTV piano có nghĩa là đang nói về dịch vụ, mà đã nói về dịch vụ thì cái quan trọng nhất để mà phát triển phải là khách hàng. Có lẽ ở Việt Nam, một KTV hay TLD chuẩn chẳng có đất mà sống được. Em biết nhiều thợ, cả Việt và Hàn, là những tay có kỹ thuật bài bản và làm nghiêm túc đang thoi thóp vì chẳng ai chọn sản phẩm có chất lượng và đắt tiền cả. Kỳ lạ một điều là có nhiều, thậm chỉ rất nhiều, người đủ tiền để mua cây đàn giá 6-70tr cho đến vài trăm triệu nhưng lại không có tiền và cả trình độ để chọn lấy một thợ lên dây piano tốt chỉ vì mỗi lần lên dây đắt hơn 200-400k. Thậm chí họ còn chẳng buồn lên dây sau khi đàn hết số lần lên dây miễn phí, bởi "tiếng nó vẫn thế". Rồi còn một vấn đề khác, đấy là sự trung thực: thợ càng kém thì càng thích tự nhận mình là thợ số một, hoặc được đào tạo bài bản, thậm chí là nghề gia truyền để lấy cái mác đi lừa khách. Thợ tử tế nhìn thế cũng chỉ biết lắc đầu. Thậm chí các công ty xuất khẩu piano gửi người của họ sang tìm hiểu thị trường Việt Nam với ý định mở chuỗi cửa hàng bán piano ở đây, đến khi họ nghe rằng một thợ lên dây đàn một ngày có thể làm 5-6 chiếc piano - năng suất cao hơn họ vài lần - thì cũng chỉ biết đến lắc đầu và đi về nước. Không rõ người ta có bao giờ hiểu được vì sao ở một đất nước mà hàng năm nhập về cả chục nghìn cây đàn piano cũ mà chẳng cần biết gì về sửa đàn cả.

Nói về sử đàn, về những khái niệm như đại tu, phục hồi đàn thì câu chuyện còn thê thảm hơn. Khách hàng đi mua chỉ nhăm nhăm chọn cây đàn có giá rẻ hơn theo serial, chỉ chăm chăm mua thương hiệu. Vậy đại tu với phục hồi làm gì, khi mà một cây U1G được chăm chút kỹ có giá thành cao hơn gấp rưỡi một cây U3H mà khách hàng chỉ thấy hai sự khác biệt duy nhất là giá tiền và model. Trong cái mớ hỗn loạn ấy, thậm chí người ta sẵn sàng cạnh tranh bằng cách bảo hành 5-10 năm cho một sản phẩm mà chất lượng chỉ có thể gọi là "thảm hại" chỉ vì khách chả hiểu thế nào là ổn và thế nào không. Thứ phổ thông nhất được bảo hành là việc cây đàn có những phím bị kẹt không thấy nảy, còn những thứ khác thì đáp án chung thường sẽ là "đàn ít tiền nên nó vậy" hoặc "như thế là bình thường". Tất cả những cái đó cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhât là: hạ giá sản phẩm để cạnh tranh. Xét về một khía cạnh nào đó thì khách hàng lại là người có lỗi.

Tựu chung lại, bác ạ, trong vài năm tiếp xúc với piano dưới góc độ kỹ thuật ở Việt Nam em thấy thất vọng quá. Không phải không có thợ giỏi hay không phải người ta không muốn giỏi đâu, mà chính cái méo mó về xã hội, về kinh tế, về quản lý nó đã dẫn đến sự nham nhở ấy.
Bác Quang có rành về vấn đề này thì khai sáng thêm cho em được không? Điều gì nó dẫn đến tình trạng này và sau này nó sẽ biến đổi ra sao.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Cảm ơn chia sẻ quý giá của bác! Em xin phép được tiếp thu!
Em cũng rất mừng là bác có quan tâm và có thể coi là đồng hành cùng cháu trong chặng đường gian nan và ít người quan tâm này! Rất mong nhận được sự quan tâm lâu dài từ bác!
Xin nó rõ ntn:

Sai sót mà tôi nói đó là phong cách ngồi vào đàn và cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn.

Chính vì sai sót trong phong cách này khiến khán giả nghĩ mình đang coi một học sinh giỏi biểu diễn chứ không phải một nghệ sĩ nhỏ tuổi nhưng sẽ là một Dương cầm thủ (pianist) tương lai đang, hay sắp biểu diễn!

Đó là cách Minh Châu ngồi vào đàn:
Thường thì khi ngồi vào đàn đa số nghệ sĩ nữ đều mặc váy rộng nên động tác "vén váy" rất quan trọng ("vén váy" ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa ..... ) mà phải hiểu là cách dùng hai tay vuốt nhẹ tà váy dưới mông một cách nhẹ nhàng tự tin và nữ tính rồi ngồi xuống tôi đã coi tất cả các clip Minh Châu ngồi vào đàn đều gặp sai sót này rất lụp chụp và thiếu tự tin điều này không gây mỹ cảm ngay từ đầu cho người xem buổi biểu diễn!

Tôi nói lỗi của người mẹ bởi vì nếu người thầy không dạy con mình điều này thì khi thấy trong cuộc sống hàng ngày, khi con mình ngồi xuống cách vuốt nhẹ tà áo dài hoặc váy ngồi xuống ghế đó là một cái phải học và phải làm bởi vì điều đó chứng tỏ sự giáo dục "đến đầu đến đũa" một gia đình có ăn có học!

Điều thứ hai là cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn:

Trên nguyên tắc sau khi kết thúc buổi biểu diễn nghệ sĩ nếu đánh với dàn nhạc sẽ trước hết chào hoặc bắt tay (hoặc ôm nhạc trường) kế là chào nghệ sĩ Viololist I và tới nữa là chào cám ơn dàn nhạc.

Khi coi các clip Minh Châu chào dàn nhạc cũng đều rất lụp chụp và thiếu tự tin cũng như không pro. !!!

Về phần chào khán giả Đây là một nghi thức (protocol) mà tất cả các pianist đều phải biết là khi chào khán giả:
Người nghệ sĩ biểu diễn sẽ đứng cạnh cây đàn piano mắt hướng về khán giả đứng thẳng và tay trái đặt lên cây đàn chỗ Gờ của khung đàn kế bàn phím bên tay phải piano, tay kia để trên đầu gối hoặc để áp vào ngực và người cuối gập xuống một hoặc n lần tùy theomức độ vỗ tay của khán giả.

Với các Pianist người Nhật họ cúi gập người nhiều - Còn với các nước khác đều cuối nghiêng khoảng 45 độ so với chiều thẳng đứng.

Nghi thức này giống như cách bắt tay hoặc Nếu mặc áo vest thì phải đeo cho tie . Đừng nói thich làm hay không thich làm cũng như đừng nói sẽ làm hay không mà chỉ có một cách duy nhất là thực hiện vì đây là một nghi thức cho thấy được sự chuyên nghiệp của người đàn và tạo cho khán giả cảm giác mình có một nghệ sĩ (cho dù là một nghệ sĩ nhỏ tuổi hay nghệ sĩ tương lai) chứ không phải một cô bé học sinh trả bài!

Còn nhớ cách còn nhớ cách đây khoảng 2 năm Khi mẹ Đặng Thái Sơn về nước mừng thọ 100 tuổi bà có biểu diễn một số tác phẩm khi biểu diễn xong bà cũng theo nghi thức này đứng lên để tay lên đàn và cúi xuống chào sau đó người MC ra diễn bà vào sân khấu. Do lớn tuổi bà Thái Thị Liên làm rất chậm và từ tốn.

Sau đó ở trên mạng một loạt những ý kiến rất ngu dốt ném đá MC! Đại khái bảo là MC sao lại đứng đực ra đó mà không biết tới diù bà cụ 100 tuổi chào khán giả?!

Họ đâu hiểu rằng họ đâu biết rằng, hoặc do bà đã dặn trước, hoặc người MC rất chuyên nghiệp biết nghi thức này do đó đã "đứng trơ mắt" nhìn để bà thực hiện xong nghi thức (một nghi thức mà tât cả các pianist pro đều cảm thấy sung sướng vô cùng hanh phúc khi thực hiện! Bao năm tháng miệt mài tập luyện để chờ đón lúc này, cảm giác này !!! ) rồi mới tới dìu bà!

Bởi vậy trước một vụ việc người không hiểu không biết chỉ quen nhìn vấn đề theo cách nhìn thông thường sẽ nói bậy và nói ngu là như vậy!

Thế mới hiểu câu: "Lấy dạ tiểu nhân do lòng quân tử" là ntn!


P/s.: Phụ huynh em Minh Châu có thể "khéo léo" hỏi giáo viên dạy em coi thử cô/thầy có biết chuyện này (nghi thức chào ) không? Tôi đồ là KHÔNG!
 
Chỉnh sửa cuối:

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,782
Động cơ
328,894 Mã lực
PS: Nhân về việc sử dụng cái key dip, thì em nhận xét là thợ nhà ta không dùng nó là khôn đấy ạ. Bởi chỉnh độ nông sâu của phím là khởi đầu cho một chuỗi vấn đề cực kỳ phức tạp không chỉ dừng ở vấn đề nhìn sao cho tất cả các phím phẳng như tờ giấy :))




 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,083
Động cơ
505,934 Mã lực
Cám ơn bác đã tin tưởng!

Nếu yêu cầu của bác chỉ như vậy thi em nghĩ, Cung thiếu nhi hay Nhà Văn hóa cũng là một địa chỉ để thăm dò.
Dạ! E e rằng không ổn bởi với E thì đã chơi thì phải tới nhất là với những môn nghệ thuật. Bản thân E cv cũng là đam mê nên có lẽ E sẽ đặt ra là hơi cao. Ý của E là tìm nơi học chuẩn và dù học ít và nghiêm túc nhưng chạm được, cảm nhận đúng và hạn chế tối đa sự sai lầmp hay chí ít cháu nó nghe được nhạc một cách đúng. Chính vì điều này sau khi mẹ cháu cho đi học thử đc 6 buổi thì E ko cho học chính thức nữa gần 1 năm nay mà đi tìm thầy cho cháu. Thà cháu đc dạy bài bản 6 tháng 1 năm rồi sau đó có duyên và đam mê thì học tiếp ko thì tự tập tự học theo sở thích còn hơn là học phong trào E cảm thấy ko ổn ạ.
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,782
Động cơ
328,894 Mã lực
Xin nó rõ ntn:

Sai sót mà tôi nói đó là phong cách ngồi vào đàn và cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn.

Chính vì sai sót trong phong cách này khiến khán giả nghĩ mình đang coi một học sinh giỏi biểu diễn chứ không phải một nghệ sĩ nhỏ tuổi nhưng cầm tương lai đang hay sắp biểu diễn!

Đó là cách Minh Châu ngồi vào đàn:
Thường thì khi ngồi vào đàn đa số nghệ sĩ nữ đều mặc váy rộng nên động tác "vén váy" rất quan trọng ("vén váy" ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa ..... ) mà phải hiểu là cách dùng hai tay vuốt nhẹ tà váy dưới mông một cách nhẹ nhàng tự tin và nữ tính rồi ngồi xuống tôi đã coi tất cả các clip Minh Châu ngồi vào đàn đều gặp sai sót này rất lụp chụp và thiếu tự tin điều này không gây mỹ cảm ngay từ đầu cho người xem buổi biểu diễn!

Tôi nói lỗi của người mẹ bởi vì nếu người thầy không dạy con mình điều này thì khi thấy trong cuộc sống hàng ngày, khi con mình ngồi xuống cách vuốt nhẹ tà áo dài hoặc váy ngồi xuống ghế đó là một cái phải học và phải làm bởi vì điều đó chứng tỏ sự giáo dục "đến đầu đến đũa" một gia đình có ăn có học!

Điều thứ hai là cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn:

Trên nguyên tắc sau khi kết thúc buổi biểu diễn nghệ sĩ nếu đánh với dàn nhạc sẽ trước hết chào hoặc bắt tay (hoặc ôm nhạc trường) kế là chào nghệ sĩ Viololist I và tới nữa là chào cám ơn dàn nhạc.

Khi coi các clip Minh Châu chào dàn nhạc cũng đều rất lụp chụp và thiếu tự tin cũng như không pro. !!!

Về phần chào khán giả Đây là một nghi thức (protocol) mà tất cả các pianist đều phải biết là khi chào khán giả:
Người nghệ sĩ biểu diễn sẽ đứng cạnh cây đàn piano mắt hướng về khán giả đứng thẳng và tay trái đặt lên cây đàn chỗ Gờ của khung đàn kế bàn phím bên tay phải piano, tay kia để trên đầu gối hoặc để áp vào ngực và người cuối gập xuống một hoặc n lần tùy theomức độ vỗ tay của khán giả.

Với các Pianist người Nhật họ cúi gập người nhiều - Còn với các nước khác đều cuối nghiêng khoảng 45 độ so với chiều thẳng đứng.

Nghi thức này giống như cách bắt tay hoặc Nếu mặc áo vest thì phải đeo cho tie . Đừng nói thich làm hay không thich làm cũng như đừng nói sẽ làm hay không mà chỉ có một cách duy nhất là thực hiện vì đây là một nghi thức cho thấy được sự chuyên nghiệp của người đàn và tạo cho khán giả cảm giác mình có một nghệ sĩ (cho dù là một nghệ sĩ nhỏ tuổi hay nghệ sĩ tương lai) chứ không phải một cô bé học sinh trả bài!

Còn nhớ cách còn nhớ cách đây khoảng 2 năm Khi mẹ Đặng Thái Sơn về nước mừng thọ 100 tuổi bà có biểu diễn một số tác phẩm khi biểu diễn xong bà cũng theo nghi thức này đứng lên để tay lên đàn và cúi xuống chào sau đó người MC ra diễn bà vào sân khấu.

Sau đó ở trên mạng một loạt những ý kiến rất ngu dốt ném đá MC! Đại khái bảo là MC sao lại đứng đực ra đó mà không biết tới diù bà cụ 100 tuổi chào khán giả?!

Họ đâu hiểu rằng họ đâu biết rằng, hoặc bà đã dặn trước, hoặc người MC rất chuyên nghiệp biết nghi thức này do đó đã để bà thực hiện xong nghi thức rồi mới tới dìu bà!

Bởi vậy trước một vụ việc người không hiểu không biết chỉ quen nhìn vấn đề theo cách nhìn thông thường sẽ nói bậy và nói ngu là như vậy!

Thế mới hiểu câu: "Lấy dạ tiểu nhân do lòng quân tử" là ntn!


P/s.: Phụ huynh em Minh Châu có thể "khéo léo" hỏi giáo viên dạy em coi thử cô/thầy có biết chuyện này (nghi thức chào ) không? Tôi đồ là KHÔNG!
Cụ viết hay quá :)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Dạ cháu xin cảm ơn cụ QUANG1970 nhiều. Cháu chả biết gì về mấy món này, cho con học theo phong trào thôi. Đàn thì cũng cố mua lấy cái đắt đắt chút (trong khả năng của mình) và chịu khó gọi thợ lên dây (một bác nghe giới thiệu đã học 10 năm sửa chữa nhạc cụ tại Tiệp khắc cũ. Bác ấy đi theo diện hợp tác đào tạo công nhân ngày xưa).

Được cụ nói cây đàn ổn, cháu cũng yên tâm. Lại đc cụ cho điểm 8 phần diễn tấu (nhóc nhà cháu 9 tuổi) cũng càng vui ạ.

Cháu thấy, cụ QUANG 1970 nhận xét bạn Minh Châu, nghe tưởng chê, nhưng thực ra, cụ ấy đem so sánh với Pianist nổi tiếng thế giới. Theo cháu, đó là khen đấy chứ.
Cảm ơn bạn đã phản hồi và cho biết thêm thông tin về chú nhóc dễ thương và đáng yêu!

Trước mắt tôi thấy cây đàn như vậy là tạm ổn cho việc học tập của cháu.

Còn về cách xử lý bài của cháu bạn có thể trao đổi thêm với giáo viên hoặc quan sát ngồi nghe khi cháu học với cô giáo nếu có thể được. Qua đó, coi giáo viên có hướng dẫn cháu những tiểu tiết trong xử lý và nhắc cháu khi cháu luyện tập.

Nếu giáo viên không hướng dẫn cho điều này bạn nên khéo léo gợi ý hoặc tìm một "giải pháp" nào đó để cháu có thể đánh tốt hơn bởi vì những cách xử lý như vậy rất cơ bản và đơn giản nếu không hình thành cho cháu ngày hôm nay để trở thành thói quen thì cháu sẽ thành thợ đàn chứ không phải nghệ sĩ đúng nghĩa!

Chuyện về phần cô bé Minh Châu, bác coi phần tôi trả lời bác Xe nhiều bánh !
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
PS: Nhân về việc sử dụng cái key dip, thì em nhận xét là thợ nhà ta không dùng nó là khôn đấy ạ. Bởi chỉnh độ nông sâu của phím là khởi đầu cho một chuỗi vấn đề cực kỳ phức tạp không chỉ dừng ở vấn đề nhìn sao cho tất cả các phím phẳng như tờ giấy :))





Ngắn gon:
Viêc canh chỉnh máy (Action) đàn piano phải luôn nhớ nguyên tắc "vàng":
1/ Đòn bẩy,
2/ Cùng xuất phát điểm và Công bằng
3/ bình quân - thiểu số phục tùng đa số

BTW, và FYI, Tôi đã học, nghiên cứu đầy đủ, nghiệm túc về piano regulation, Tuning và Voicing và chịu trách nhiệm về nhưng gì tôi nói bạn ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Bác viết hay quá, rất nhiều kiến thức và tổng quan mà em nhiều điều còn chưa thấm nổi. Tuy nhiên cái nhìn của em về vấn đề này nó lại ở một khía cạnh khác, hơi khác với bác. Điều đó có lẽ là do cách tiếp cận của người chuyên nghiệp và người nghiệp dư dẫn đến cái nhìn của em nó ít kỹ thuật hơn mà nó thiên về việc cơm gạo. Nói về TLD hay KTV piano có nghĩa là đang nói về dịch vụ, mà đã nói về dịch vụ thì cái quan trọng nhất để mà phát triển phải là khách hàng. Có lẽ ở Việt Nam, một KTV hay TLD chuẩn chẳng có đất mà sống được. Em biết nhiều thợ, cả Việt và Hàn, là những tay có kỹ thuật bài bản và làm nghiêm túc đang thoi thóp vì chẳng ai chọn sản phẩm có chất lượng và đắt tiền cả. Kỳ lạ một điều là có nhiều, thậm chỉ rất nhiều, người đủ tiền để mua cây đàn giá 6-70tr cho đến vài trăm triệu nhưng lại không có tiền và cả trình độ để chọn lấy một thợ lên dây piano tốt chỉ vì mỗi lần lên dây đắt hơn 200-400k. Thậm chí họ còn chẳng buồn lên dây sau khi đàn hết số lần lên dây miễn phí, bởi "tiếng nó vẫn thế". Rồi còn một vấn đề khác, đấy là sự trung thực: thợ càng kém thì càng thích tự nhận mình là thợ số một, hoặc được đào tạo bài bản, thậm chí là nghề gia truyền để lấy cái mác đi lừa khách. Thợ tử tế nhìn thế cũng chỉ biết lắc đầu. Thậm chí các công ty xuất khẩu piano gửi người của họ sang tìm hiểu thị trường Việt Nam với ý định mở chuỗi cửa hàng bán piano ở đây, đến khi họ nghe rằng một thợ lên dây đàn một ngày có thể làm 5-6 chiếc piano - năng suất cao hơn họ vài lần - thì cũng chỉ biết đến lắc đầu và đi về nước. Không rõ người ta có bao giờ hiểu được vì sao ở một đất nước mà hàng năm nhập về cả chục nghìn cây đàn piano cũ mà chẳng cần biết gì về sửa đàn cả.

Nói về sử đàn, về những khái niệm như đại tu, phục hồi đàn thì câu chuyện còn thê thảm hơn. Khách hàng đi mua chỉ nhăm nhăm chọn cây đàn có giá rẻ hơn theo serial, chỉ chăm chăm mua thương hiệu. Vậy đại tu với phục hồi làm gì, khi mà một cây U1G được chăm chút kỹ có giá thành cao hơn gấp rưỡi một cây U3H mà khách hàng chỉ thấy hai sự khác biệt duy nhất là giá tiền và model. Trong cái mớ hỗn loạn ấy, thậm chí người ta sẵn sàng cạnh tranh bằng cách bảo hành 5-10 năm cho một sản phẩm mà chất lượng chỉ có thể gọi là "thảm hại" chỉ vì khách chả hiểu thế nào là ổn và thế nào không. Thứ phổ thông nhất được bảo hành là việc cây đàn có những phím bị kẹt không thấy nảy, còn những thứ khác thì đáp án chung thường sẽ là "đàn ít tiền nên nó vậy" hoặc "như thế là bình thường". Tất cả những cái đó cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhât là: hạ giá sản phẩm để cạnh tranh. Xét về một khía cạnh nào đó thì khách hàng lại là người có lỗi.

Tựu chung lại, bác ạ, trong vài năm tiếp xúc với piano dưới góc độ kỹ thuật ở Việt Nam em thấy thất vọng quá. Không phải không có thợ giỏi hay không phải người ta không muốn giỏi đâu, mà chính cái méo mó về xã hội, về kinh tế, về quản lý nó đã dẫn đến sự nham nhở ấy.
Bác Quang có rành về vấn đề này thì khai sáng thêm cho em được không? Điều gì nó dẫn đến tình trạng này và sau này nó sẽ biến đổi ra sao.
Những vấn đề bác nói, đề cập em thấy hoàn toàn mang tính riêng tư không nên trả lời nơi công cộng làm "mất đất" của OF!

Nếu bác Ở VN hay Mỹ hoặc Singapore chúng ta hãy liên lac qua tel cho nhanh - hoặc bác có thể cho Viber em sẽ trao đổi qua voice vì viêt ra sẽ rất dài mõi tay mỏi mắt, tốn giờ.

Bác Inbox em và cho số nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
942
Động cơ
346,388 Mã lực
Những vấn đề bác nói, đề cập em thấy hoàn toàn mang tính riêng tư không nên trả lời nơi công công làm "mât đất" của OF!

Nêu bác Ở VN, Mỹ hay Singapore chúng ta có thể liên lac qua tel hoặc bạn cho Viber em sẽ trao đổi qua voice vì viêt ra sẽ rất dài mõi tay mỏi mắt, tốn giờ.

Bác Inbox cho số nhe!
Tâm huyết của anh khiến em rất kính phục. Đóng góp thêm của riêng em là anh cần để ý ngủ nghỉ đủ để giữ gìn sức khoẻ, anh thức khuya dậy sớm nhiều quá.
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
696
Động cơ
475,017 Mã lực
Đầu tuần chúc các cụ sức khỏe để có thời gian mà tranh luận, đặng em được mở rộng tầm mắt :D. Tiếc là mỗi người chỉ được vodka 01 lần, ko có thì e đã chuốc các cụ say sưa thêm nh lần nữa rùi :)
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,050
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Xin nó rõ ntn:

Sai sót mà tôi nói đó là phong cách ngồi vào đàn và cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn.

Chính vì sai sót trong phong cách này khiến khán giả nghĩ mình đang coi một học sinh giỏi biểu diễn chứ không phải một nghệ sĩ nhỏ tuổi nhưng sẽ là một Dương cầm thủ (pianist) tương lai đang, hay sắp biểu diễn!

Đó là cách Minh Châu ngồi vào đàn:
Thường thì khi ngồi vào đàn đa số nghệ sĩ nữ đều mặc váy rộng nên động tác "vén váy" rất quan trọng ("vén váy" ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa ..... ) mà phải hiểu là cách dùng hai tay vuốt nhẹ tà váy dưới mông một cách nhẹ nhàng tự tin và nữ tính rồi ngồi xuống tôi đã coi tất cả các clip Minh Châu ngồi vào đàn đều gặp sai sót này rất lụp chụp và thiếu tự tin điều này không gây mỹ cảm ngay từ đầu cho người xem buổi biểu diễn!

Tôi nói lỗi của người mẹ bởi vì nếu người thầy không dạy con mình điều này thì khi thấy trong cuộc sống hàng ngày, khi con mình ngồi xuống cách vuốt nhẹ tà áo dài hoặc váy ngồi xuống ghế đó là một cái phải học và phải làm bởi vì điều đó chứng tỏ sự giáo dục "đến đầu đến đũa" một gia đình có ăn có học!

Điều thứ hai là cách chào khán giả khi kết thúc buổi biểu diễn:

Trên nguyên tắc sau khi kết thúc buổi biểu diễn nghệ sĩ nếu đánh với dàn nhạc sẽ trước hết chào hoặc bắt tay (hoặc ôm nhạc trường) kế là chào nghệ sĩ Viololist I và tới nữa là chào cám ơn dàn nhạc.

Khi coi các clip Minh Châu chào dàn nhạc cũng đều rất lụp chụp và thiếu tự tin cũng như không pro. !!!

Về phần chào khán giả Đây là một nghi thức (protocol) mà tất cả các pianist đều phải biết là khi chào khán giả:
Người nghệ sĩ biểu diễn sẽ đứng cạnh cây đàn piano mắt hướng về khán giả đứng thẳng và tay trái đặt lên cây đàn chỗ Gờ của khung đàn kế bàn phím bên tay phải piano, tay kia để trên đầu gối hoặc để áp vào ngực và người cuối gập xuống một hoặc n lần tùy theomức độ vỗ tay của khán giả.

Với các Pianist người Nhật họ cúi gập người nhiều - Còn với các nước khác đều cuối nghiêng khoảng 45 độ so với chiều thẳng đứng.

Nghi thức này giống như cách bắt tay hoặc Nếu mặc áo vest thì phải đeo cho tie . Đừng nói thich làm hay không thich làm cũng như đừng nói sẽ làm hay không mà chỉ có một cách duy nhất là thực hiện vì đây là một nghi thức cho thấy được sự chuyên nghiệp của người đàn và tạo cho khán giả cảm giác mình có một nghệ sĩ (cho dù là một nghệ sĩ nhỏ tuổi hay nghệ sĩ tương lai) chứ không phải một cô bé học sinh trả bài!

Còn nhớ cách còn nhớ cách đây khoảng 2 năm Khi mẹ Đặng Thái Sơn về nước mừng thọ 100 tuổi bà có biểu diễn một số tác phẩm khi biểu diễn xong bà cũng theo nghi thức này đứng lên để tay lên đàn và cúi xuống chào sau đó người MC ra diễn bà vào sân khấu. Do lớn tuổi bà Thái Thị Liên làm rất chậm và từ tốn.

Sau đó ở trên mạng một loạt những ý kiến rất ngu dốt ném đá MC! Đại khái bảo là MC sao lại đứng đực ra đó mà không biết tới diù bà cụ 100 tuổi chào khán giả?!

Họ đâu hiểu rằng họ đâu biết rằng, hoặc do bà đã dặn trước, hoặc người MC rất chuyên nghiệp biết nghi thức này do đó đã "đứng trơ mắt" nhìn để bà thực hiện xong nghi thức (một nghi thức mà tât cả các pianist pro đều cảm thấy sung sướng vô cùng hanh phúc khi thực hiện! Bao năm tháng miệt mài tập luyện để chờ đón lúc này, cảm giác này !!! ) rồi mới tới dìu bà!

Bởi vậy trước một vụ việc người không hiểu không biết chỉ quen nhìn vấn đề theo cách nhìn thông thường sẽ nói bậy và nói ngu là như vậy!

Thế mới hiểu câu: "Lấy dạ tiểu nhân do lòng quân tử" là ntn!


P/s.: Phụ huynh em Minh Châu có thể "khéo léo" hỏi giáo viên dạy em coi thử cô/thầy có biết chuyện này (nghi thức chào ) không? Tôi đồ là KHÔNG!
Cảm ơn những đóng góp tâm huyết của bác, em xin nghiêm túc tiếp thu.
Em cũng xin trao đổi thêm, không phải là cãi vì sự thực nó hiển nhiên là như vậy, mà mong muốn trao đổi để tìm biện pháp khắc phục.
Những chi tiết liên quan đến thủ tục vào ra, đi lại, chào hỏi khán giả, thầy cô đều có dạy kỹ càng, tuy nhiên thực hiện được đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của đứa trẻ khi xuất hiện trên sân khấu.
Bác có nói đến sự tự tin - em cho đây chính là bản chất của vấn đề. Làm sao để tạo cho 1 đưa trẻ sự tự tin cần thiết khi xuất hiện trước một rừng người? Phải chăng ngoài lý thuyết ra cần phải có sự thực hành thường xuyên, trau dồi liên tục? Chắc bác cũng thừa biết ở VN, một năm các cháu có bao nhiêu cơ hội biểu diễn trên các sân khấu lớn! Liệu các cháu diễn thì các bậc tiền bối như bác có sẵn sàng bỏ công bỏ việc đi xem không, xem xong có góp ý trực tiếp để các cháu tiến bộ không hay để bụng mang về?
 

Furiso

Xe tăng
Biển số
OF-298260
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
1,782
Động cơ
328,894 Mã lực
Ngồi còm lưng, mờ mắt viết cả ngàn chữ để được giả nhời bằng một "còm" có vỏn vẹn 4 từ và một icon ! :-s :) :-o

Hic hic hic!!! =))
Ngắn gon:
Viêc canh chỉnh máy (Action) đàn piano phải luôn nhớ nguyên tắc "vàng":
1/ Đòn bẩy,
2/ Cùng xuất phát điểm và Công bằng
3/ bình quân - thiểu số phục tùng đa số

BTW, và FYI, Tôi đã học, nghiên cứu đầy đủ, nghiệm túc về piano regulation, Tuning và Voicing và chịu trách nhiệm về nhưng gì tôi nói bạn ạ!
Vâng, viết nhiều chẳng qua dài dòng phỏng ạ. Lẽ ra chỉ cần còm đúng từ “Chất” là đầy đủ ý tứ lẫn cảm quan của người viết nhưng văn vậy thì suồng sã quá cái diễn đàn họ cấm bác ạ :)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Vâng, viết nhiều chẳng qua dài dòng phỏng ạ. Lẽ ra chỉ cần còm đúng từ “Chất” là đầy đủ ý tứ lẫn cảm quan của người viết nhưng văn vậy thì suồng sã quá cái diễn đàn họ cấm bác ạ :)
Uhm, Nhưng cái tính em thì lại thích "Xuồng xã" nhưng mà không phải chốn văn chương bác ạ! Ở chỗ khác cơ! :))

Tâm huyết của anh khiến em rất kính phục. Đóng góp thêm của riêng em là anh cần để ý ngủ nghỉ đủ để giữ gìn sức khoẻ, anh thức khuya dậy sớm nhiều quá.
Bác yêu quý mà dạy quá lời, làm em ..... (thôi để gặp riêng bác nói nhỏ nhé?) :-* :-* :-*

Tuổi của cụ ấy 1 ngày chỉ ngủ 5 tiếng là đủ, cụ khỏi lo đi.

Vâng! Đúng rồi! =D>
Thưa, chuyên gia "chăm sóc sức khoẻ nam giới độ tuổi "tiền mãn ..... dục"" . :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Toyota Cresta

Xe hơi
Biển số
OF-192604
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
132
Động cơ
329,992 Mã lực
Cám ơn bác đã cho phép.
Em năn nì đến bác vì nghe bác khen Cụ HÀO Cụ HÃO nào đó lên dây có uy tín nhất đất Hà Thành nên em muốn đến coi chất luợng tiếng đàn "đã qua tay cụ" cũng như máy mọc sau khi cụ rờ vào ntn thôi.
Kiến thức về cuộc sống nói chung và piano nói riêng của cụ QUANG1970 đã đạt đến mức thượng thừa, nhưng cá nhân em thấy cụ nên khiêm tốn 1 chút thì sẽ hay hơn 8->
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Câu chuyện bắt đầu như thế này:

BTW, Em không bảo Cô bé Minh Châu này dở (vì một đống giải cô bé sở hữu - ..................................
Phong cách và thần thái cũng như tiếng đàn mới đi vào lòng người và chinh phục họ, còn những gì "đi vào lòng ban giám khảo" để họ đưa ra một quyết định trao giải A hay B là chuyện của ban tổ chức của giám khảo chứ không phải của người nghe
Sau đó là:

Bác không dám chê dở chỉ vì đống giải nọ kia thì hóa ra bác nghe đàn bằng mắt rồi! :D
Cô bé Umi kia là một thần đồng, thêm vào đó lại có môi trường, thầy cô tốt nên ở một đẳng cấp khác rồi!
Tiếp theo là:

Âm nhạc là sự cảm nhận! Anh chỉ có thể nói thich hay không thích. Nhất là với một ngươì đoat giải thưởng không có nghĩa là người đó được tất cả người nghe nhạc thích nhưng chắc chắn (có thể KHẲNG ĐỊNH) là người đó được ban giam khảo kỳ thi thích bằng không làm sao người đó đoạt giải mà lại giải cao ???
Logic mà nói là "Trong những người không thich có tôi nhưng trong những người thich có ban giám khảo!"
Rõ chứ? Với tôi thì chẳng có nghe bằng mằt hay nghe kiểu bầy đàn!

Chuyện về phần cô bé Minh Châu cho đến giờ phút này , Tôi chưa hề có một phát biểu chính thức nào là Minh Châu đàn dở hoặc chê trách vì cách đây mấy tháng ngay khi một số báo viết về cô bé này tôi đã tìm nghe cô biểu diễn và thấy cô bé thật dễ thương nhưng cũng đáng thương!

Câu chuyện có thể coi như là chấm dứt ở đây nhưng vì:

1/
Cảm ơn chia sẻ quý giá của bác! Em xin phép được tiếp thu!
Em cũng rất mừng là bác có quan tâm và có thể coi là đồng hành cùng cháu trong chặng đường gian nan và ít người quan tâm này! Rất mong nhận được sự quan tâm lâu dài từ bác!
2/
Cảm ơn những đóng góp tâm huyết của bác, em xin nghiêm túc tiếp thu.
.......................................................................................................
Liệu các cháu diễn thì các bậc tiền bối như bác có sẵn sàng bỏ công bỏ việc đi xem không, xem xong có góp ý trực tiếp để các cháu tiến bộ không hay để bụng mang về?

Nên tôi xin phép viêt tiếp như sau:

Ngay sau khi các báo mạng đưa tin về một cô bé đàn giỏi tên Minh Châu, có lẽ do thói quen "bệnh nghề nghiệp" và phần cũng là do đây là một cô bé (đa phần những học sinh nổi trội trong âm nhạc thường là Nam - đặc biệt là với bộ môn piano vì nó đòi hỏi thể lực và sức khỏe rất nhiều!) nên tôi tò mò tìm nghe và tìm hiểu đôi ba điều về cô bé này!

Tôi được biết gia đình em vốn là "bàng môn ngoại đạo" chứ không phải gia đình "âm nhạc nhà nòi" nhưng do thiên bẩm của em và thương con nên đã tạo mọi điều kiện cho cháu được tiếp cận với bộ môn piano
Tôi thực sự trân trọng và mừng cho cô bé này bởi vì bản thân tôi hồi bé khi đi học không được may mắn như vậy!

Sau khi nghe một số những bài đánh của cô bé, quả thật mà nói, tôi không chối là cô bé đáng tốt nhưng với sự cảm nhận cảm nhận của bản thân, tôi không thích tiếng đàn của cô bé.

Như đã nói ở trên, "Âm nhạc là sự cảm nhận âm thanh của mỗi người không thể đem chuẩn của mình để áp cho người khác và ngược lại"

Tuy nhiên qua cách tiếp thu rất cầu thị của phụ huynh của cô bé cũng như trước những tố chất đặc biệt quý hiếm của cô tôi thấy mình sẽ có lỗi nếu không thẳng thắn nói ra suy nghĩ này!

Có thể suy nghĩ của tôi trái chiều với những gì gia đình cô bé cảm nhận hoặc thầy cô của cô bé đã "cho" cô từ trước đến nay, nhưng với kinh nghiệm trong nghề cũng như trong bộ môn piano tôi xin phép được chia sẻ những suy nghĩ rất thực của mình mong gia đình của bé lắng nghe và tự điều chỉnh lại nếu có thể.

Cũng xin nói thêm, sự thật là ở thành phố Hồ Chí Minh cách đây 15 năm cũng có một trường hợp khá tương tự là một cháu bé được coi như thần đồng xuất chúng cũng được giải cũng được tung hê rất nhiều nhưng có lẽ một phần do gia đình không hiểu biết nhiều về âm nhạc, cộng thêm thầy cô cũng có lỗi là đã tung hê em, đưa em tiếp cận quá sớm với truyền thông, để rồi sau đôi ba năm lừng lẫy, em lẳng lặng rút lui không kèn không trống khỏi sự nghiệp piano: Vì em không thể đi tiếp được nữa! Thật là đáng tiếc!

Tôi đã nghe tất cả các tác phẩm Minh Châu đánh trên Youtube từ năm 6 tuổi cho tới gần đây nhất cảm nhận của tôi là:

+ Cô bé có trí nhớ bài tốt
+ khả năng luyện tập chỉn chu
+ thể lực tốt nên có thể tham gia nguyên cả 1 chủ đề thi và đánh song suốt, không vấp váp
+ Nếu đơn thuần chỉ xét về mặt kỹ thuật mà thôi, với một cô bé 6 tuổi, 7 tuổi hay 12 tuổi thì cho đến nay không có gì để chê trách, tất cả những gì Minh Châu làm được đều đáng ca ngợi và trân trọng!

Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng mà tôi thấy dường như thầy cô cũng như gia đình và những người xung quanh không để ý tới là tiếng đàn của Minh Châu rất khô khan chỉ nặng phần đánh! Đánh đàn đơn thuần, chứ không phải Biểu diễn một tác phẩm.

Nói nôm na là Minh Châu đánh đàn chứ không chơi đàn!

Rất thật lòng mà nói để đưa ra kết luận ở trên tôi đã cố gắng nghe hết và đầy đủ những gì Minh Châu đã đánh và upload trên youtube bởi vì không thể nói khi không nghe hết hoặc nghe hết mà không trọn vẹn cả bài.

Tôi sẽ phân tích từ từ từng bước, nhưng trước nhất là tôi phân tích và chứng minh ngay tác phẩm cô đánh khi lần đầu tiên đoạt giải cao nhất trong kỳ thi đó là chương 2 bản Sonatine Op. 60 No. 2 của Kuhlau " Các biến tấu về chủ đề của Rossini"

Để nghe hết và đầy đủ những gì Minh Châu đánh tôi phải hết sức cố gắng bởi vì tiếng đàn của cô không thu hút người nghe, do thiếu biểu cảm không duyên dáng và thiếu đi sự tinh tế.

Xin mọi người cùng nghe một tác phẩm do hai người biểu diễn: Minh châu và một chú bé khác (Wakasa Taro 8 tuổi học tiểu học năm lớp hai) và chúng ta có thể cảm nhận ngay là cả hai đánh đều tốt nhưng:

+ Minh Châu thiếu hẳn phần linh hồn của bản nhạc và sự tinh tế, duyên dáng tác phẩm, câu chạy thiếu đi sắc thái, nhịp thở cũng như sự thi vị của bài nhạc và có nhưng note nghe "thô" (ví dụ: 0:12" 0:14" 0:18" Lưu ý chỗ dãn câu của cô bé: 0:41".v.v ...).
In addition: những câu đánh mạnh do kỹ thuật sai (phải hạ thấp cổ tay và lắc nhẹ nhưng cô bé lại để cổ tay cao ngang bàn tay: coi ví dụ: 1:10 = 1:30" - Chú bé kia 1:40" - 1:57") làm tiếng đàn thô!
+ Trong khi chú bé này cũng ngang tuổi nhưng tíếng đàn rất ngọt ngào, truyền cảm, duyên dáng, dễ thương lại trong sáng và phong cách thì rất đáng yêu! (ví dụ so sánh cùng một câu nhạc: 0:48" 0:52" 0:58" Lưu ý chỗ dãn câu của chú bé: 1:02" .v.v ...)! Chú bé chơi đàn!

Mong mọi người hãy cùng nghe và góp ý để xây dựng giúp cho cô bé ngày càng hoàn thiện hơn nữa bởi vì xin nhắc lại những tố chất ban đầu của Minh Châu có là đáng quý và trân trọng nếu chúng ta không có sự hướng dẫn đúng đắn thì rất thiệt thòi cho cô bé cũng như một nhân tài trong tương lai của Việt Nam!


 
Chỉnh sửa cuối:

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
573
Động cơ
307,851 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất cảm ơn chia sẻ của a Quang. Đêm hôm khó ngủ, e đọc 1 mạch các bài chí sẻ của Bác. Em cũng là người đi tìm đàn cho cháu nhà em (7 tuổi). Hàng tuần e đưa cháu đi học tại Nhạc viện. Mục đích e cho cháu học bởi bé rất thích nghe nhạc cùng bố, đặc biệt là độc tấu piano, hoà tấu đàn tranh. Với một chút cảm thụ về âm nhạc, cháu học cũng có phần nhanh hơn các bạn cùng tuổi. E thì không nghĩ cho con học để thành ĐTS hay bé Minh Châu. Chỉ mong con biết chơi đàn cho cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn. Giờ thấy cháu vui vẻ ngồi tập mỗi ngày, e cũng thấy hạnh phúc lắm.
Lúc đi chọn đàn, e qua không dưới 5 cửa hàng vả cả kho đàn. Lúc đi mua cũng xác định chỉ tìm cây dưới 50tr, sau em tìm được 1 cây U3H 3.1xx.xx và 1 cây ngoài dòng không tên tuổi ( e biết được giá sách tầm 7 trăm nghìn Yên năm 1979). Vấn đề không phải là giá thành sản xuất mà là chất lượng cây đàn. Cây U3H tuy mới nhưng không được chăm chút, máy đàn bụi bám nhiều. Cây ngoài dòng tuy ít tiền nhưng được chăm sóc kỹ hơn, máy đàn rất đẹp, tuy dây đàn có hơi bị gỉ ở dãy trung âm. Cuối cùng e múc cây ngoài dòng có giá bằng 2/3 cây U3H. Cây đàn của hãng Steinrich (đã đóng cửa), nhờ cụ Friso em mới biết cây này dùng búa Rener.
Giờ thì cây đàn như 1 phần không thể thiếu trong căn nhà. Việc chọn đàn với người amater như em quả thật phụ thuộc nhiều vào tâm của người bán hàng.
Văn e hơi lủng củng, đôi điều chia sẻ cùng bác Quang và các cụ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,372
Động cơ
315,779 Mã lực
Rất cảm ơn chia sẻ của a Quang. Đêm hôm khó ngủ, e đọc 1 mạch các bài chí sẻ của Bác. Em cũng là người đi tìm đàn cho cháu nhà em (7 tuổi). Hàng tuần e đưa cháu đi học tại Nhạc viện. Mục đích e cho cháu học bởi bé rất thích nghe nhạc cùng bố, đặc biệt là độc tấu piano, hoà tấu đàn tranh. Với một chút cảm thụ về âm nhạc, cháu học cũng có phần nhanh hơn các bạn cùng tuổi. E thì không nghĩ cho con học để thành ĐTS hay bé Minh Châu. Chỉ mong con biết chơi đàn cho cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn. Giờ thấy cháu vui vẻ ngồi tập mỗi ngày, e cũng thấy hạnh phúc lắm.
Lúc đi chọn đàn, e qua không dưới 5 cửa hàng vả cả kho đàn. Lúc đi mua cũng xác định chỉ tìm cây dưới 50tr, sau em tìm được 1 cây U3H 3.1xx.xx và 1 cây ngoài dòng không tên tuổi ( e biết được giá sách tầm 7 trăm nghìn Yên năm 1979). Vấn đề không phải là giá thành sản xuất mà là chất lượng cây đàn. Cây U3H tuy mới nhưng không được chăm chút, máy đàn bụi bám nhiều. Cây ngoài dòng tuy ít tiền nhưng được chăm sóc kỹ hơn, máy đàn rất đẹp, tuy dây đàn có hơi bị gỉ ở dãy trung âm. Cuối cùng e múc cây ngoài dòng có giá bằng 2/3 cây U3H. Cây đàn của hãng Steinrich (đã đóng cửa), nhờ cụ Friso em mới biết cây này dùng búa Rener.
Giờ thì cây đàn như 1 phần không thể thiếu trong căn nhà. Việc chọn đàn với người amater như em quả thật phụ thuộc nhiều vào tâm của người bán hàng.
Văn e hơi lủng củng, đôi điều chia sẻ cùng bác Quang và các cụ.
Mừng cho bác ! Cám ơn bác đã chia sẻ tin vui.
Nhưng búa Rener hay máy của Rener?

Nếu búa Rener thì mới được 20% yên tâm về máy OK tiếng đẹp ( vang, ấm ngân lâu, rền)
Nếu máy Rener thì khi máy còn nguyên thủy (Zin) thì được 100% yên tâm về máy: máy đánh bền, nhạy, sướng tay, làm được nhiều cấp độ âm thanh (trên 5 cấp độ!) tiếng đẹp ( vang, ấm ngân lâu, rền).
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top