- Biển số
- OF-834095
- Ngày cấp bằng
- 19/5/23
- Số km
- 2,668
- Động cơ
- 1,330,156 Mã lực
Những cái cụ nói nó chỉ là lý thuyết chẳng chứng minh được gì. Mà em cũng không thể trả lời được cụ 5 câu trên. Vì bài toán đã sai mệnh đề thì giải cách nào cũng không ra, chẳng khác hỏi "Con gà có trước hay quả trứng có trước"e dẫn hai câu nói của hai trí tuệ được thừa nhận là vĩ đại nhất mà loài người từng có, hy vọng cụ bớt được chút nào tà kiến, vì bản chất của tà kiến chính là u minh.
cụ có vẻ rất khoa học, nhưng cụ lại nói sai khoa học nhiều quá, bản chất khoa học là phải dựa trên niềm tin (thừa nhận tiên đề, hiển nhiên, bất lực không thể chứng minh- đành phải tin), khoa học và Phật giáo đều dựa trên sự khách quan, thực chứng (là khách, đừng ngoài quan sát, tự mình chứng nghiệm). Vì là khách quan, nên cái gì ngoài vòng tròn hiểu biết theo nguyên lý bất toàn của Godel thì phải tôn trọng (bất khả tư nghị), đừng phát như đúng rồi.
cụ hâm mộ khoa học, cụ làm ơn dùng lý luận khoa học chứng minh giúp em vài tiên đề đơn giản của khoa học thực chứng trình độ cấp 1- 2:
1- qua hai điểm chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng ?
2 - cái gì tạo lên lực hút mà quả táo rụng là phải rơi vào trái đất ?
hay cao cấp hơn nữa nhé:
3- Tại thời điểm Plank (10 mũ -34s )của vụ nổ lớn BigBang, bốn lực của vũ trụ cân bằng nhau (lực hấp dẫn, lực điện từ trường, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu), vậy sao vũ trụ lại tiếp tục giãn nở liên tục, trước thời điểm này nó là gì, biên tế của vũ trụ là ở đâu, ngoài vũ trụ này là cái gì, trước thời điểm Big Bang thì vũ trụ là cái gì.
4 - Trong thực nghiệm về vướng lượng tử của cặp photon, dù ở khoảng cách nào chúng cũng có hành vi giống nhau, và ở khoảng cách mà vận tốc ánh sáng cũng không thể truyền thông giữa hai photon này mà chúng vẫn có hành vi giống nhau, vậy môi trường nào, sử dụng dạng liên lạc nào mà cặp vợ chồng photon này lại có liên hệ với nhau như hình với bóng ?
5- Trong hố đen là gì, vật chất tối là gì, bên kia của hố đen là gì ?
e mời cụ,
Tử vi nó dùng khá nhiều hiệu ứng tâm lý và xã hội học như : “Cold reading” và “hiệu ứng Barnum” hay Lý thuyết dán nhãn.
nói tóm lại em không tin, ai đủ bản lĩnh xem được thời vận trong 1 tháng tới hay ngày mai người ta ra sao thì em tin. ( vì thời gian ngắn dễ kiểm chứng tính đúng sai) chứ nói khơi khơi vớ vẩn thì ai cũng lập quẻ được. Mời cụ đưa ra biện luận.