túi khí....không bao giờ phí

khanhbmwz4

Đi bộ
Biển số
OF-4563
Ngày cấp bằng
6/5/07
Số km
7
Động cơ
547,970 Mã lực
Tuổi
54
Những ngộ nhận về túi khí

Không phải mọi va chạm đều làm bung túi khí và một số nhà sản xuất thiết kế sao cho thiết bị này chỉ kích hoạt khi hành khách đeo dây an toàn.

Ước tính đến 2012, tại Mỹ có khoảng 100 triệu chiếc túi khí trang bị trên ôtô. Năm 2003, các nhà sản xuất lớn đã ký thỏa thuận và đề ra mục tiêu ít nhất một nửa số ôtô mới xuất xưởng sẽ được lắp túi khí cạnh vào 1/9/2007. "Các hãng làm mọi cách có thể để đưa càng nhiều túi khí lên sản phẩm của mình càng tốt", Doug Campbell, Phó Giám đốc hãng TRW chuyên sản xuất túi khí nói. Hầu hết các túi khí đều có ký hiệu SRS, viết tắt của Secondary Restraint System (hệ thống bảo vệ thứ cấp).

Trong khi đó tại Việt Nam, túi khí là thiết bị thuộc hàng xa xỉ. Các nhà sản xuất trong nước chỉ trang bị trên những mẫu xe có giá từ 30.000 USD trở lên. Còn những chiếc vốn dành cho taxi hay thấp cấp như Toyota Vios, Innova J hay Fiat Albea ELX thì khó có thể với tới. Thậm chí, trừ Magnus L6 và Captiva, các mẫu xe của Vidamco đều không có túi khí mặc dù khá phổ biến như Lacetti, Lanos, Matiz hay Gentra.

Nguyên lý hoạt động

*Túi khí cạnh - thiết bị an toàn tối quan trọng
Thiết bị chính là chiếc túi làm bằng sợi nylon tổng hợp giấu dưới mặt vô-lăng, mặt táp-lô bên ghế phụ hoặc phía cánh cửa. Việc bung túi khí được máy tính quyết định dựa trên số liệu do các cảm biến gia tốc thu được. Nhà sản xuất thường đặt cảm biến ở những vị trí thường xảy ra va chạm và sẽ chịu lực tác động mạnh nhất, chẳng hạn như phần mũi xe.

Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt. Vận tốc và mức độ va chạm không phải là thông số quyết định đến hoạt động của thiết bị này. Nhiều nhà sản xuất đặt ngưỡng túi khí hoạt động tương đương với gia tốc của một chiếc xe đang đi với vận tốc 20 km/h rồi đâm sầm vào tường.

Khí làm túi khí bung là nitơ, sinh ra từ phản ứng hóa học giữa hai muối với nhau. Tốc độ bung túi khí vào khoảng 15 phần nghìn giây sau khi cảm biến gửi thông tin. Sau khi kích hoạt, khí sẽ thoát ra từ một lỗ nhỏ và túi xẹp xuống nhanh chóng nhằm tránh gây thương tích cho hành khách.

Những ngộ nhận

Quan niệm phổ biến của nhiều người là do đã có túi khí nên không cần thắt dây an toàn. Trên thực tế, túi khí chỉ là thiết bị hỗ trợ, nó không thể làm thay nhiệm vụ của các thành phần khác. Vì vậy, dù thế nào, hành khách vẫn cần phải đeo dây an toàn để phát huy tối đa hiệu quả của túi khí. Theo thống kê, mức độ chấn thương giảm chỉ còn một nửa nếu áp dụng cả hai hình thức này.

Đa số các nhà sản xuất tách riêng hoạt động của túi khí và dây đai an toàn. Tuy nhiên, có hãng đưa điều kiện là túi khí chỉ kích hoạt nếu hành khách thắt dây an toàn. Volvo là một trong những mác xe áp dụng quy định này nghiêm ngặt nhất. Một quan chức của bang New Jersey từng bị chấn thương nghiêm trọng do không thắt dây an toàn khiến túi khí không bung.

Để cân bằng giữa hai tình huống trên, các nhà phát triển đã nghĩ ra phương pháp thay đổi quy trình bung tùy thuộc vào việc hành khách có thắt dây an toàn hay không. Trạng thái của dây đai an toàn sẽ quyết định đến tốc độ bung để sao cho hành khách bị chấn thương ở mức thấp nhất.

Sai lầm thứ hai mà nhiều người mắc phải là để trẻ em đứng hay ngồi ở ghế trước. Do được coi là "an toàn" nên túi khí thường bị bỏ qua. Số liệu tính toán cho thấy tốc độ bung của của nó vào khoảng 290 km/h. Với tốc độ như vậy, nó có thể khiến người trưởng thành gãy xương và rất nguy hiểm cho các em bé. Ở các nước phát triển, chỉ những trẻ em trên 15 tuổi mới được phép ngồi ở ghế trước.

Ngay với cả người lớn, khoảng cách an toàn là 25 cm tính từ ngực và đặc biệt nguy hiểm nếu ở khoảng cách 5-8 cm. Vì vậy, hãy điều chỉnh ghế lùi lại hay ngả ra phía sau để tạo khoảng cách vừa đủ.

(theo VnExpress)
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Các bác a, em cũng xin góp thêm một đoạn về hoạt động của túi khí a.
khanhbmwz4 vbmenu_register("postmenu_164386", true);
Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt.
Thông thường bộ phận để kích hoạt túi khí. Bộ phận này là một ống bằng thép nhỏ nằm dọc thân xe. Trong trục này gồm có 1 bi sắt, 1 lò xo và công tắc khởi động. Khi bị giảm tốc đột ngột (Va chạm) xe sẽ bị dừng lại, tuy nhiên do quán tính nên viên bi sắt không dừng lại mà lao về phía sau. Nếu va chạm đủ mạnh thì viên bi sẽ có năng lượng đủ lớn, thắng dc sức đẩy của lò xo và sẽ lao vào công tắc kích hoạt túi khí. Cũng chính vì hoạt động trên nguyên lý này nên khi va chạm ngang thì không kích hoạt được túi khí (vì khi đó viên bi sẽ lao vào thành của ống thép chứ không lao về phía có công tắc).

Khi có tín hiệu từ bộ phận kích hoạt (chính là phần crash sensor) thì sung điện sẽ được chuyển đến phần inflator để tạo ra khí


Khi tín hiệu điện đến inflator này, nó sẽ kích hoạt phản ứng phân hủy natri azit (chất này rất độc đấy các bác a, trong phòng thí nghiệm thường dùng để làm ngưng hoàn toàn hoạt động của các enzim đấy). Chất này rất dễ phân hủy và tạo ra nhiều khí. Chỉ cần 100g này thì khi phân hủy sẽ tạo ra khoảng 56 lít khí nitơ (chắc là đủ cho 3-4 túi khí gì đó).

 

NGUYENNGOC

Xe tải
Biển số
OF-8025
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
425
Động cơ
542,050 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
115 Trần Phú Phan Rang Ninh Thuận
Trời đất, Lac mà cũng không có túi khí sao. Thế mà lâu nay cứ tưởng.....Chết chết
 

Ruabo

Xe buýt
Biển số
OF-3150
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
917
Động cơ
558,688 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà Nội
Bài viết hay quá, bác lấy nguồn từ đâu vậy, chỉ tiếc một nỗi xe của em chẳng có túi khí, chắc phải cày cuốc thêm một thời gian nữa để trang bị túi khi rồi. Thank bác!
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Bài trên của tác giả khanhbmvz4 lấy từ Vnexpress, còn bài dưới của em lấy từ một quyển sách nước ngoài kết hợp với tìm kiếm bằng từ khóa air bag đó. Keke, mà bác khen bài nào hay mới dc chứ, cứ để anh em tưởng bở thế không hay đâu Kekeke
 

NGUYENNGOC

Xe tải
Biển số
OF-8025
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
425
Động cơ
542,050 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
115 Trần Phú Phan Rang Ninh Thuận
@mercurate: chắc chắn người ta sẽ không làm bộ phận kích hoạt túi khí bằng cơ như thế đâu bác ạ. Vì tai nạn xảy ra trong chớp mắt (vài phần ngàn giây) Nếu dùng cơ như của bác thì vỡ mặt rồi túi khí mới bụng
To Ruabo: Bác thiết kế thêm vài cái gối ôm trên xe. Vừa rẻ mà chất lượng tương đương:P:P:P
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
@mercurate: chắc chắn người ta sẽ không làm bộ phận kích hoạt túi khí bằng cơ như thế đâu bác ạ. Vì tai nạn xảy ra trong chớp mắt (vài phần ngàn giây) Nếu dùng cơ như của bác thì vỡ mặt rồi túi khí mới bụng
To Ruabo: Bác thiết kế thêm vài cái gối ôm trên xe. Vừa rẻ mà chất lượng tương đương:P:P:P
bác có biết nguyên lý hoạt động của loại túi khí nào khác chăng? *-) *-) *-)
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
@mercurate: chắc chắn người ta sẽ không làm bộ phận kích hoạt túi khí bằng cơ như thế đâu bác ạ. Vì tai nạn xảy ra trong chớp mắt (vài phần ngàn giây) Nếu dùng cơ như của bác thì vỡ mặt rồi túi khí mới bụng
To Ruabo: Bác thiết kế thêm vài cái gối ôm trên xe. Vừa rẻ mà chất lượng tương đương:P:P:P
Vâng em cũng chỉ đọc sách thấy nói vậy chứ chưa được giải phẫu bộ phận cảm ứng nào cả. Nhưng nếu hoạt động theo nguyên tắc trên thì có thể giải thích được việc khi bị đâm không trực diện (đầm bên sườn xe, lệch góc) thì túi khí không bung ra a.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,680 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Những ngộ nhận về túi khí

Không phải mọi va chạm đều làm bung túi khí và một số nhà sản xuất thiết kế sao cho thiết bị này chỉ kích hoạt khi hành khách đeo dây an toàn.

Ước tính đến 2012, tại Mỹ có khoảng 100 triệu chiếc túi khí trang bị trên ôtô. Năm 2003, các nhà sản xuất lớn đã ký thỏa thuận và đề ra mục tiêu ít nhất một nửa số ôtô mới xuất xưởng sẽ được lắp túi khí cạnh vào 1/9/2007. "Các hãng làm mọi cách có thể để đưa càng nhiều túi khí lên sản phẩm của mình càng tốt", Doug Campbell, Phó Giám đốc hãng TRW chuyên sản xuất túi khí nói. Hầu hết các túi khí đều có ký hiệu SRS, viết tắt của Secondary Restraint System (hệ thống bảo vệ thứ cấp).

Trong khi đó tại Việt Nam, túi khí là thiết bị thuộc hàng xa xỉ. Các nhà sản xuất trong nước chỉ trang bị trên những mẫu xe có giá từ 30.000 USD trở lên. Còn những chiếc vốn dành cho taxi hay thấp cấp như Toyota Vios, Innova J hay Fiat Albea ELX thì khó có thể với tới. Thậm chí, trừ Magnus L6 và Captiva, các mẫu xe của Vidamco đều không có túi khí mặc dù khá phổ biến như Lacetti, Lanos, Matiz hay Gentra.

Nguyên lý hoạt động

*Túi khí cạnh - thiết bị an toàn tối quan trọng
Thiết bị chính là chiếc túi làm bằng sợi nylon tổng hợp giấu dưới mặt vô-lăng, mặt táp-lô bên ghế phụ hoặc phía cánh cửa. Việc bung túi khí được máy tính quyết định dựa trên số liệu do các cảm biến gia tốc thu được. Nhà sản xuất thường đặt cảm biến ở những vị trí thường xảy ra va chạm và sẽ chịu lực tác động mạnh nhất, chẳng hạn như phần mũi xe.

Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt. Vận tốc và mức độ va chạm không phải là thông số quyết định đến hoạt động của thiết bị này. Nhiều nhà sản xuất đặt ngưỡng túi khí hoạt động tương đương với gia tốc của một chiếc xe đang đi với vận tốc 20 km/h rồi đâm sầm vào tường.

Khí làm túi khí bung là nitơ, sinh ra từ phản ứng hóa học giữa hai muối với nhau. Tốc độ bung túi khí vào khoảng 15 phần nghìn giây sau khi cảm biến gửi thông tin. Sau khi kích hoạt, khí sẽ thoát ra từ một lỗ nhỏ và túi xẹp xuống nhanh chóng nhằm tránh gây thương tích cho hành khách.

Những ngộ nhận

Quan niệm phổ biến của nhiều người là do đã có túi khí nên không cần thắt dây an toàn. Trên thực tế, túi khí chỉ là thiết bị hỗ trợ, nó không thể làm thay nhiệm vụ của các thành phần khác. Vì vậy, dù thế nào, hành khách vẫn cần phải đeo dây an toàn để phát huy tối đa hiệu quả của túi khí. Theo thống kê, mức độ chấn thương giảm chỉ còn một nửa nếu áp dụng cả hai hình thức này.

Đa số các nhà sản xuất tách riêng hoạt động của túi khí và dây đai an toàn. Tuy nhiên, có hãng đưa điều kiện là túi khí chỉ kích hoạt nếu hành khách thắt dây an toàn. Volvo là một trong những mác xe áp dụng quy định này nghiêm ngặt nhất. Một quan chức của bang New Jersey từng bị chấn thương nghiêm trọng do không thắt dây an toàn khiến túi khí không bung.

Để cân bằng giữa hai tình huống trên, các nhà phát triển đã nghĩ ra phương pháp thay đổi quy trình bung tùy thuộc vào việc hành khách có thắt dây an toàn hay không. Trạng thái của dây đai an toàn sẽ quyết định đến tốc độ bung để sao cho hành khách bị chấn thương ở mức thấp nhất.

Sai lầm thứ hai mà nhiều người mắc phải là để trẻ em đứng hay ngồi ở ghế trước. Do được coi là "an toàn" nên túi khí thường bị bỏ qua. Số liệu tính toán cho thấy tốc độ bung của của nó vào khoảng 290 km/h. Với tốc độ như vậy, nó có thể khiến người trưởng thành gãy xương và rất nguy hiểm cho các em bé. Ở các nước phát triển, chỉ những trẻ em trên 15 tuổi mới được phép ngồi ở ghế trước.

Ngay với cả người lớn, khoảng cách an toàn là 25 cm tính từ ngực và đặc biệt nguy hiểm nếu ở khoảng cách 5-8 cm. Vì vậy, hãy điều chỉnh ghế lùi lại hay ngả ra phía sau để tạo khoảng cách vừa đủ.

(theo VnExpress)

Lần sau bác đừng Post bài kiểu đọc báo dùng bạn thế này, cứ thế này thì đọc báo hay hơn là vào đây
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
cũng hay đấy chứ, có phải lúc nào mình cũng có thời gian đi tìm báo đâu với lại nếu có người đọc hộ mình thì sướng như chủ tịch rồi
 

NGUYENNGOC

Xe tải
Biển số
OF-8025
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
425
Động cơ
542,050 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
115 Trần Phú Phan Rang Ninh Thuận
@mercurate: Bác đã đọc bài này chưa?
Nguyên lý hoạt động của túi khí : Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Sự kích nổ túi khí phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản sau:
· Lực va đập của xe ( gây nên gia tốc giảm dần của xe)
· Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên)
Trên hầu hết xe Ford và một số hãng xe khác, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2 G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ khoảng 25 Km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.
Ví dụ: Khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần). Giả sử, khi xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa = 1,5 G như vậy độ giảm tốc 2 G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.
Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Với những trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.
Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. (Xem phần Túi Khí và Dây Đai An Toàn)
Dưới đây là một số hình ảnh mô tả một số trường hợp có thể kích nổ hoặc không kích nổ túi khí để người đọc dễ hiểu hơn.
Các hình ảnh giải thích sau cho thấy Túi khí Phía trước sẽ bị kích hoạt

1. Xe tông vào bức tường bê tông cố định ở tốc độ >25Km/h. 2. Vùng va đập trực diện từ phía trước tính từ Tâm của xe
3. Tông thẳng vào gờ, vệt va đập tiếp xúc hết phần đầu xe, nơi bố trí dầm chính chịu lực
4. Xe bị rơi xuống hố và đầu của xe va vào phần gờ phía xa hơn.

5. Xe lao đầu trực diện xuống vực
Các hình ảnh giải thích các trường hợp hạn chế việc Bung các túi khí Phía trước

1. Xe tông thẳng vào trụ điện
2. Tông vào gầm xe tải
3. Tông vào tường ở phần hông gần đầu xe
Các điều kiện sau đây không kích hoạt túi khí Phía trước (không bung):

1. Hai xe chạy cùng chiều tông vào nhau 2. Xe bị lật
3. Tông ngang hông (Không Bung túi khí phía trước – Bung túi khí bên hông nếu lực va chạm vượt giá trị giới hạn)
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Khi tín hiệu điện đến inflator này, nó sẽ kích hoạt phản ứng phân hủy natri azit (chất này rất độc đấy các bác a, trong phòng thí nghiệm thường dùng để làm ngưng hoàn toàn hoạt động của các enzim đấy). Chất này rất dễ phân hủy và tạo ra nhiều khí. Chỉ cần 100g này thì khi phân hủy sẽ tạo ra khoảng 56 lít khí nitơ (chắc là đủ cho 3-4 túi khí gì đó).
Trong phần trên em muốn nói đến nguồn gốc của cái khí trong túi đấy ạ. Tất nhiên là không thể có bơm nào bơm dc nhiều khí trong một thời gian ngắn như vậy a.
 

buratino2001

Xe đạp
Biển số
OF-9248
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
17
Động cơ
535,770 Mã lực
Tại sao phản ứng điện lại gây ra sự phân huỷ trên? Em chưa thấy tài liệu nào trích dẫn ca??
 

bacon

Xe hơi
Biển số
OF-304702
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
171
Động cơ
305,310 Mã lực
Dĩ nhiên túi khí chưa bao giờ thừa cả
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top