[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

kiensurveyor

Xe tăng
Biển số
OF-77362
Ngày cấp bằng
8/11/10
Số km
1,879
Động cơ
431,368 Mã lực
Nơi ở
Hội FE
Em thấy nói là đồng tác giả nhưng do không có năm sáng tác nên không rõ thực hư
Vì Văn Cao và Phạm Duy gặp nhau năm 1944
Sau này một số bài hát của Phạm Duy cũng có sự ảnh hưởng của Văn Cao. Cì trước đó Phạm Duy Cẩn là ca sĩ hát du ca và chưa sáng tác cho tới khi gặp Văn Cao

Văn Cao có Trương Chi thì Phạm Duy có Khối tình Trương Chi, Văn Cao có Trường ca sông Lô thì Phạm Duy có Tiếng hát trên sông Lô, Văn Cao có Thiên thai thì Phạm Duy có Tiếng sáoThiên Thai,
Bài của cụ Văn Cao là Mối tình Trương Chi, bác nghe Khánh Ly hát nhé, Đức Tuấn không biết hát đâu
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Theo em thì bài này ca sĩ Thanh Thúy hát thời kỳ còn trẻ là đỉnh cao. Đến giờ vẫn chưa ai hát qua được. Mời cụ:
Nhưng em thấy bản hoà âm cho Bích Vân vẫn hoàn hảo hơn . Ngày xưa , khi chưa được nghe bản của Bích Vân , em cũng như cụ , thấy bản của Thanh Thuý là nhất . Nhưng từ khi nghe đi nghe lại bản của Bích Vân thì thấy hoàn hảo hơn cả về hoà âm , phối khí và cái hồn của bài hát .
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,807
Động cơ
689,128 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xuân Diệu, trên báo Văn Nghệ, số 14, tháng 7/1958, viết về Văn Cao:
"...con người phản-phúc, hai mặt giả dối như con mèo,là một tên phù thủy toan dùng âm binh để chọi nhau với Đ..."
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,128
Động cơ
330,870 Mã lực
Cụ nào muốn xem thêm hồ sơ Nhân văn Giai phẩm có thể tìm trên trang talawas.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,807
Động cơ
689,128 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bắt đầu từ năm 1996 đến hết năm 2009, đài RFI ( Pháp) có tiến hành loạt bài phỏng vấn những cụ thuộc phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đó là các cụ:
Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, họa sỹ Trần Duy ( thư ký tòa sạon báo Nhân Văn), em có các file ghi âm này, cụ nào muốn nghe???
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,408
Động cơ
561,497 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bài thơ "Về một người" của cụ Cao viết, em chả nhớ năm nào. Mà cũng không biết cụ viết về người nào. Nghe thấy thấm.

"Tôi gặp lại anh
Im lặng như bức ảnh
Người anh bẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn bè

Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ với hai con mắt
Trắng dã không thể dối lừa."
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,921
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Vợ em rất thích bài này !!!
 

deconde

Đi bộ
Biển số
OF-160204
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
4
Động cơ
349,590 Mã lực
Lâu nay em chỉ tàu ngầm nay cũng nổi lên vì Cafe dạo này ít top hay quá :)

Được gửi từ iPhone 6s Plus - Otofun
 

Gemi

Xe buýt
Biển số
OF-7863
Ngày cấp bằng
8/8/07
Số km
753
Động cơ
549,551 Mã lực
Bài thơ "Về một người" của cụ Cao viết, em chả nhớ năm nào. Mà cũng không biết cụ viết về người nào. Nghe thấy thấm.

"Tôi gặp lại anh
Im lặng như bức ảnh
Người anh bẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn bè

Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ với hai con mắt
Trắng dã không thể dối lừa."
Bài Đồng Chí Của Tôi này cụ Cao viết năm 56 nghe cũng ai oán mà em không biết gồm những lồng chí nào.

"Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn

Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi...

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động..."


(1956)
 

maykhoan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393424
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
1,925
Động cơ
255,594 Mã lực
Tuổi
41
Em nhớ hồi em mới vào Ngô quyền thì cụ đến tham dự lễ tựu trường. Trông hom hem nhưng vẫn rất tinh anh. Đọc hồi kí của cụ Phùng Quán mới thấy rõ hơn tính cách và cuộc đời cụ.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,959
Động cơ
553,531 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
"Mùa Xuân đầu tiên" theo nhà Cháu là 1 trong số rất, rất ít bản nhạc mà hầu khắp người nghe đều lắng mình lại mỗi khi nghe thấy nó.
Một bản nhạc thật êm đềm, thánh thót, dịu lòng người mà nhà Cháu thích nhất của Cụ Văn Cao là bản: Làng Tôi. Một bản nhạc cũng là 1 bức tranh !
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,122 Mã lực


Văn Cao là một thiên tài về âm nhạc , là một danh nhân văn hoá của VN , nhưng cuộc đời ông lại gian truân cay đắng như nhà thơ , nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết “ Văn Cao một thiên tài bị lưu đày “ và ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ của ông cũng là ca khúc cuối cùng của ông cũng cùng trong số phận ấy .
Ngay từ cuối năm 1949 ( trùng với năm sinh của người viết bài này ) , theo yêu cầu của một số lãnh đạo trong quân đội , ông sáng tác ca khúc hùng tráng “ Tiến về Hà Nội “, khi bài hát ra đời được bộ đội nhân dân vùng kháng chiến chào đón nhiệt liệt thì ông lại bị bên tư tưởng văn hoá phê bình kiểm điểm lên xuống vì bị quy kết là “ tư tưởng lạc quan tếu”, “ tiểu tư sản “, “ không hợp thời “ . Nhưng đến khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thì không có bài hát nào so sánh được với sự hùng tráng hào hùng , sự lột tả đầy đủ những hình ảnh tình cảm chân thực nhất ngày giải phóng Thủ đô mà ông đã hình dung và tiên liệu trước đó 5 năm .



Bị của cú shock đó ông đã thề không bao giờ viết ca khúc chính trị nữa , tiếp theo đó 10 năm sau ông lại bị kết án trong vụ án “Nhân văn Giai phẩm “ năm 1958. Riêng vì ông là tác giả bài Quốc ca nên không bị vào tù như các văn nghệ sĩ khác nhưng bị đi cải tạo lao động trên miền núi , bị giam lỏng cô lập suốt thời gian dài khi tài năng đang nở rộ , các tác phẩm của ông bị cấm phổ biến lưu hành và cũng từ đấy ông không còn viết một tác phẩm âm nhạc nào nữa trừ vẽ tranh , tranh minh họa kí tên người khác để kiếm sống và làm thơ cho riêng mình để giải tỏa nỗi lòng . Sau ngày giải phóng , cuối năm 1975 đoàn cán bộ báo “ Sài Gòn giải phóng “ khi ra Hà Nội đã tới thăm ông và đặt hàng ông viết một bài cho báo Xuân Tết Bính Thìn . Ông đã vui vẻ nhận lời , dòng chảy âm nhạc của ông lại tuôn trào sau bao năm kìm nén trong lòng để cho ra đời ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ . Như tâm sự của ông đã nói : “ Lúc đó không thể không viết bài hát. Vẽ, làm thơ chưa thỏa, phải là bài hát mới sướng “. Nhưng bài hát của ông không như những ca khúc khác trong giai đoạn đó phải là hùng tráng hào hùng ngất ngây , phải khí thế với cờ bay với Đảng với Bác ... bài hát của ông lại có tiết tấu dịu dàng của điệu valse sang trọng pha chút ngậm ngùi , phiêu linh xô dạt day dứt của một tâm hồn nghệ sĩ trải qua cay đắng như ông tâm sự : “ Tôi vẽ và làm thơ như một thôi thúc. Âm nhạc vẫn là lẽ sống của đời mình nhưng ba mươi năm không viết. Chỉ duy nhất có Mùa xuân đầu tiên... Mùa xuân đầu tiên là lời hoan ca về ngày sum họp. Hai mươi mốt năm chia cắt, bà con mình hai ngả Bắc Nam, nỗi đau ấy lớn lắm, không bút nảo tả nổi... Và tôi viết bản nhạc ấy như một lẽ tự nhiên. Âm nhạc và ca từ như chảy từ trái tim.. “ .



Thật vậy , mở đầu bài hát rất lạ bằng ca từ “ Rồi dặt dìu , mùa xuân theo én về “ như một lẽ đương nhiên cái gì phải đến thì sẽ phải đến , cuộc chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt của dân tộc rồi cũng phải kết thúc . Một mùa xuân bình thường như bao mùa xuân khác hôm nay đã trở thành mùa vui mùa yên lành không tiếng súng : “ Mùa bình thường , mùa vui nay đã về , mùa xuân mơ ước ấy “ đã về có nắng , có chim nhưng lại chưa trong sáng rạng ngời như mong ước và bằng linh cảm của mình ông thấy nó phảng phất nỗi mơ hồ cô đơn trong mùa xuân thanh bình “ với khói bay trên sông , gà đang gáy trưa bên sông “. Tiếng gà gáy lạc lõng giữa trưa bên sông còn mờ sương khói như một khoảng lặng trong niềm vui của dân tộc chưa trọn vẹn , đất nước thống nhất nhưng dân tộc chưa thống nhất . Trong sự hoan ca của những người chiến thắng ông vẫn thấy nghẹn ngào về cái giá dân tộc phải trả để có mùa xuân thanh bình trong “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về “ , trong “ giọt nước mắt trên vai anh , giọt sưởi ấm trên vai anh “ . Còn điều ông mong mỏi nhất với một tâm hồn nhân văn thánh thiện nằm ở trong cao trào bài hát như nhắn nhủ day dứt :
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Nhưng cái từ đây ấy vẫn còn u hoài như trong câu kết : “ một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông “ .
Bài hát được in trên tờ “ Sài Gòn giải phóng “ số Xuân Bính Thìn ngày 01-01-1976 , ngay sau đó đã bị cấm lưu hành vì lý do bài hát “ "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" . Nhưng cũng mùa xuân năm đó bài hát lại được Liên Xô ( cũ ) in phát hành và thu thanh phát sóng trong chương trình phát thanh Việt ngữ tại Moskva nên nhiều người Việt biết tới và số phận của nó không bị chìm trong quên lãng , rồi phải mãi 20 năm sau bài hát mới được phổ biến công khai rộng rãi sau ngày ông mất .
Khi nghe bài hát , mỗi người ở hoàn cảnh khác nhau trong thời kỳ đó sẽ có những cảm xúc tâm trạng rung động khác nhau về bài hát , đấy là điều đặc biệt của bài hát mà như nhà thơ nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nhận xét : “ Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít , bơ vơ nhiều ... “
Xin mời các bạn nghe bài hát.
Lê Quang Doãn

Với ca sĩ Ánh Tuyết


Xin cám ơn bác Mã Vĩ (Archer) và em xin góp hai bài thơ sau:^:)^

Văn hay, ngàn chữ, sáng ngời,
Cao tài, thấp họng, cuộc đời khốn sao! :((
Sống thì hỏi có là bao,
Mãi lo đấu đá, gây bao đoạn trường!
Trong đời bao kẻ mến thương?
Lòng người gian trá khó lường nông sâu! [-X
Người nào đã ngấm chữ sầu,
Nghe chừng hẳn đã, rõ mầu thế gian. :P



Văn thơ, ngàn chữ, cho đời,
Cao xanh nỡ để sinh thời lao đao! :-o

Bất bình thay! lũ ngồi cao,
Tử sanh đã trải, nếm bao đoạn trường! :((
Trong đời vẫn lắm người thương,
Lòng yêu, dạ mến, vấn vương muôn mầu! :x
Thính tai, lắng khúc nhạc sầu,
Giả chân hai chữ hỏi đâu công bằng? :-?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

Xe lăn
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,032
Động cơ
430,729 Mã lực
Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
Nhân văn thì cụ Tô Hoài nhận định có góc nhìn quan tâm đến cả quốc tế hơn, thể hiện trong Chiều chiều hay cả Cát bụi chân ai. Có thể thấy đó là một cuộc xoay hướng của riêng Vn sang một lối sẵn sàng chiến đấu, trong khi toàn bộ phe, trừ Tq, đang theo cụ Khơ hướng đến hai chữ “hoà bình”.
Cuộc xoay này, qua lăng kính nghệ sĩ nhiều tình cảm nên tăng phần lâm ly bi đát, thêm nữa là các kiểu từ trên hơi mang màu cụ Mao. Những sắc màu không hề bổ túc nhau đã tạo nên một bức tranh Nv vẽ lại có rất nhiều chỗ trống mà cả hai phía không ai chịu tô kín và lên hình chuẩn xác.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,122 Mã lực



Mùa vui mang mác nỗi sầu,
Xuân về, vẫn thoáng đượm màu đắng cay!
Đầu xuân rượu nhấp chửa say
Tiên mà hạ thế, cũng bay về trời! :P


Mùa xuân, vẫn thoáng nét sầu,
Xuân vui, sao đượm chút màu đắng cay!
Đầu xuân, nắng nhạt mà say
Tiên, chân lạc lối, Xuân bay mất rồi! :((

Mùa nào mà chẳng mang sầu,
Xuân thu, đông hạ, trải mầu đắng cay!
Đầu chưa phải vạ thì tay
Tiên, Thần, Chúa, Phật, thời nay đâu rồi! :-?
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
2,912
Động cơ
509,017 Mã lực
Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
"Các anh chị phê bình tôi đi"
Dù ánh sáng cuối cùng cũng phải tắt, nhưng khi nó còn sáng, bóng tối vẫn phải đợi chờ
Em sẽ thêm ảnh cụ Văn Cao trong thư phòng, thưa cụ Ngao5
 

autus

Xe tăng
Biển số
OF-610909
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
1,018
Động cơ
130,307 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bắt đầu từ năm 1996 đến hết năm 2009, đài RFI ( Pháp) có tiến hành loạt bài phỏng vấn những cụ thuộc phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đó là các cụ:
Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, họa sỹ Trần Duy ( thư ký tòa sạon báo Nhân Văn), em có các file ghi âm này, cụ nào muốn nghe???
Không liên quan đến cụ Văn Cao nhưng với mấy cụ trong NV GP em nhớ Lê Đạt có bài thơ rất hay về Chiếc Bình Vôi:

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,352
Động cơ
438,089 Mã lực
Nơi ở
HN
Nhạc sĩ Văn Cao có nhiều ca khúc tuyệt hay. Em nghe nhạc của cụ từ hồi còn bé, khi ông ngoại em mở cái băng video có cảnh vợ chồng nhạc sĩ đi chợ Xuân, cảnh cụ chống gậy đi trong ngõ nhỏ, cảnh cụ cầm ly rượu trần tư bên phím dương cầm... hồi đấy em nghe nhạc mà đã để ý ca từ nên rất thích nhạc của cụ Văn Cao, lời ca bay bổng và đẹp đẽ.
Giờ đọc những thăng trầm của đời cụ mà xót xa quá...
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,303
Động cơ
316,122 Mã lực
Ngày đó nhà nước dốc toàn lực các nhạc sỹ sáng tác bài Quốc ca thay thế nhưng không được. Nếu có bài khác thay thế chắc nhạc sỹ 'đứt' rồi. Vợ nhạc sỹ chỉ dựa vào bài đấy để cứu ông với lý luận "tác giả đã là ********* thì nhà nước đừng dùng nữa".

Đúng là :
"Vợ ngoan làm quan cho chồng!" =D>
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top