Dự báo dài thì có dựa trên các đứt gãy địa chất vv để phân vùng động đất sóng thần và mô hình hoá lan truyền rủi ro trước. Trên cơ sở xác định rủi ro để tính trong quy chuẩn, thiết kế. Như Nhật động đất sóng thần số 1 mà thiệt hai có mấy đâu? vì quy chuẩn thiết kế xây dựng họ rất kỹ, đắt tiền ... Còn ở nước đang phát triển thì thiết kế xây dựng ẩu, thụt chi phí nên kể cả có quy chuẩn phân tích rủi ro rồi vẫn sập như thường.Đây là cảnh báo muộn rồi. 10p hay 1 tiếng thì có thể (vì bản chất nó đã và đang xảy ra rồi và đang trên đà lan truyền).
Chứ em đang nói là kiểu dự báo tuần sau hay tháng sau có động đất ấy. Về cơ bản cái này thì công nghệ hiện tại chưa làm được việc này.
Bọn báo lá cải luộc một cái bản tin giả định về thiệt hại sẽ như thế nào nếu (nhắc lại là nếu) có động đất, thành bản tin kiểu chính phủ cảnh báo người dân. Trong khi bạn bè em bên Nhật chẳng ai biết về vụ này. Còn chúng ta ở đây thì lo sợ giúp cho họ dựa trên vài mẩu tin lá cải (?)
Chỉ có khoảng thời gian thì khó dự báo độ rơ quá lớn nhưng vẫn có ví dụ dự báo trong thập niên này có thể động đất 7+ ở đâu. Hiểu biết của con người về trái đất vẫn còn quá ít, thua một số động vật có cảm ứng đặc biệt
Nhờ AI tương lai con người sẽ khá hơn?

Trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng về dự báo động đất
QuakeFlow - hệ thống điện toán đám mây do Đại học Stanford phát triển - sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và phân tích động đất nhanh hơn, chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống.
Chỉnh sửa cuối: