Kinh Kim cương lấy cứu cánh là phủ định hoàn toàn cái tôi của người tu hành từ đó mở ra cánh cửa đi đến giác ngộ chân lý. Kinh cũng nhắc đến khái niệm "chân lý tuyệt đối" là cái không thể mô tả bằng bất cứ ngôn ngữ nào của con người, "như bào ảnh như huyễn mộng" là ý này. Đó là một khái niệm triết học mà thiền giả phải hiểu chứ không phải là một trạng thái nào đó mà thiền định có thể dắt thiền giả trải nghiệm được. "Truyền thuyết" về Huệ Năng nói rằng ngài đột nhiên hiểu ra ý nghĩa của câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" mà xin theo thầy học pháp, cái này gọi là đốn ngộ chứ không liên quan đến nội dung triết học của kinh mà ngài có thể hiểu được lúc đó. Hiểu một câu này chưa đủ để nắm bắt toàn bộ nội dung của kinh Kim Cang chưa nói toàn bộ khó tàng kinh điển. Ti diên chém về chủ đề này vô duyên với nội dung thớt, bác có thể tìm đọc Trung Luận để làm rõ hơn khái niệm Chân Như hay Phật tính, đọc Duy Thức để hiểu giá trị tiên phong của Phật giáo trong nghiên cứu tâm lý học. Quan điểm của em là, thiền định để tập trung trí huệ mà hiểu được nội dung tư tưởng đi đến giác ngộ chứ thiền định không đưa được người ta đến một cõi ....abcxyz nào đó vì cái cõi đó đều từ tâm thức mà ra, trong khi đó để đi đến giác ngộ thì phải triệt tiêu tuyệt đối cái tâm rồi.Đoạn đầu của cụ đối với e là mới mẻ nên có thói gian tìm hiểu thêm e sẽ hồi lại thêm với cụ
Về các tư tuỏng của Ngài Huệ Năng lấy kinh Kim Cương làm cơ sở nên về mặt lý luận e tin vào tinh thần đốn ngộ trong đường lối của Ngài ấy , e lấy ví dụ ...... có một cái mà chúng ta không thể tìm thấy nên ko thể nói gì đuọc về nó , tuy nhiên qua Thiền Định ta lại có thể lờ mờ biết hoặc là trực nghiệm về nó ........chỗ này rõ ràng không kinh sách thứ lớp nào khỏa lấp đuọc , theo các tài liệu mô tả thì đó là Chân Như , là Phật Tính , sự trong sáng nguyên ủy .V.V ..... nhưng các cách diễn tả đó đều không đầy đủ bởi vì trong trạng thái Thiền Định có thể sẽ có một hệ quả xảy ra là các vấn đề ta đang khúc mắc hoặc chưa tìm thấy câu trả lời bỗng hiện ra một cách rõ ràng mà ko cần phải một sự suy tư có chủ đích hay một nỗ lực nào khác ngoài việc thả lỏng và quán sát hơi thở - chỗ này có vẻ liên quan đến cách ta hay gọi là Vô Thức , Tiềm Thức , bộ môn Tâm Lý hiện đại thuần túy gán cho các vấn đề tương tự vào một cái gọi là Vô Thức , nhưng làm thế nào để Vô Thức hoạt động thì câu trả lời chỉ có trong Thiền mà không có trong bất kỳ một Pháp nào khác ,
Về ý còm trước cụ có nói đến sự sai khác khi Thiền vào đến Trung Hoa xong dẫn đến các thực trang không được như mong muốn.. e cho rằng có nguyên nhân từ căn cơ của từng chúng sinh chứ không phải do vấn đề nội tại Tông Phái, một nguyên nhân khác có thể là do quá chú trọng vào hình thức , vào bề mặt , giáo lý , ...... giống như cách đã xảy ra ỏ Ấn Độ nhiều nghìn năm trước
Đoạn cụ nói về Thiền Usb công năng siêu Việt giải nén .... E nợ lại sẽ biện tiếp với cụ .
Chỉnh sửa cuối: