[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,287
Động cơ
184,407 Mã lực
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

 

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,168
Động cơ
36,684 Mã lực
Cái món này ở VN hình như không có nơi nào dạy nghe đâu ông nhá. Ở Tây thì có lẽ có. Việc nghe là việc có cũng được mà không có cũng không chết như việc ăn, cho nên ai no rồi thì cứ nghe, nghe mãi cũng nâng cấp level lên, còn đang đói thì cứ ăn đã chưa cần nghe. Nhưng nếu lại không phải là đói vì ăn, mà đói tinh thần, thì tất nhiên ta lại phải nghe. Đói tinh thần là động lực tốt nhất để ta tự tìm món ta cần, hơn là chờ người khác dạy ta phải đi tìm món như thế nào. Trong quá trình tự tìm, ta sẽ được mở rộng ra nhiều thứ hơn là cái ta tưởng đã biết đủ.

Tinh thần đói đến mức nào thì lại do độ sâu của nó, nếu tinh thần đơn giản thì chỉ đói ít thôi nghe vài thứ dễ hiểu là no rồi. Nếu tinh thần phong phú phức tạp thì lại phải xơi loại nặng đô mới đủ no. Tinh thần đơn giản hay phức tạp thì khởi đầu bằng bản năng nguyên thủy, sau đó là trải nghiệm và kiến thức, sẽ dẫn đến hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ. Thời của tôi may mắn được radio mậu dịch phát chương trình giáo dục âm nhạc cổ điển mỗi chiều Chủ Nhật, bây giờ thì hết rồi, thật đáng tiếc.

Nôm na như dân ta ai cũng ăn mắm tôm thịt chó, nhưng để biết ăn sao cho ngon đúng kiểu lại phải học thì mới được như lão Nguyễn Tuân. Thế rồi bây giờ ta lại uống diệu vang trứng cá đen thì cứ xơi cũng là ăn nhưng lại phải học thì mới biết thưởng thức. Học thì muôn nơi và chủ yếu là tự học (trừ những người được đào tạo trong trường), đúng như lão Nin hói đã phát biểu. Thế thôi ông nhá. Nhạc cổ điển hay nhạc gì thì cũng chỉ như diệu vang trứng cá và mắm tôm mà thôi, đạt đến độ tinh tế của nó thì món gì cũng đều là ngon cả =)).
Cụ nhầm òi, em k ăn thịt chó :|. Em lại khá thích bún đậu mắm tôm. Tuy nhiên thường em ngại ăn mắm tôm vì rất ngại buổi chiều quay lại làm việc mùi mắm vẫn phảng phất.. lúc đó bao nhiêu tinh tế cụ cảm nhận buổi trưa bay sạch nên so sánh với âm nhạc nó hơi khập khiễng :D. Phần trải nghiệm tìm tòi, học hỏi, kiến thức và thẩm mỹ thì e đồng ý ạ :)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,063
Động cơ
324,675 Mã lực
Tuổi
57
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Hôm nào đó em sẽ nghe xà xem tử tế phim và những bài này. Trước nhìn thấy toàn nếch thôi.
 

yadih

Xe tải
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
384
Động cơ
23,607 Mã lực

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,526
Động cơ
243,270 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Cụ giống em.
Và khi buồn thì người ta tránh nghe nhạc buồn. Còn em hay mở Polonaise của Orginsky ra để nghe. Hoặc "Trở về đất mẹ", "Tình Quê Hương" ....
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,526
Động cơ
243,270 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
Trường đoạn này rất nổi tiếng. Như cụ nói. Và thêm nữa là quyền thế và thấp kém, trói buộc và giải thoát, cái chết và sự sống, lạnh lẽo và ấm áp, hèn hạ và cao thượng....nhiều lắm. Nó vô cùng phức tạp, biểu đạt gần như mọi trạng thái, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩa bao hàm cả sự sống và cái chết.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,231
Động cơ
301,139 Mã lực
Nocturne C sharp minor của Chopin là một trong những bản nhạc piano hay nhất. Khi tâm trạng rối bời, nghe nhạc này thấy tất cả bình yên. Còn khi trong lòng nổi sóng, em hay nghe symphony số 9 của Beethoven, kiểu lấy độc trị độc, phải cái gì thật dữ dội nó mới làm nguôi bão tố.

Các cụ nghe C sharp minor trong phim the Pianist, mỗi nốt nhạc đều có quyền lực siêu nhiên của nó hay sao ấy

Em xin lỗi cụ chút nhưng vì đụng đến điện ảnh nên cần làm rõ. Bản Nocturne này đương nhiên là hay và nó xuất hiện trong nguyên tác truyện/hồi ký cùng tên. Tuy nhiên, khi dựng phim, đến trường đoạn này thì đạo diễn và biên kịch thống nhất đổi thành bản Ballade số 1. Cụ hay tay YouTuber kia ghép bản Nocturne vào không chỉ sai kịch bản mà còn làm trường đoạn kinh điển đó mất 1/2 vẻ đẹp nghệ thuật.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,231
Động cơ
301,139 Mã lực
Trường đoạn này rất nổi tiếng. Như cụ nói. Và thêm nữa là quyền thế và thấp kém, trói buộc và giải thoát, cái chết và sự sống, lạnh lẽo và ấm áp, hèn hạ và cao thượng....nhiều lắm. Nó vô cùng phức tạp, biểu đạt gần như mọi trạng thái, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩa bao hàm cả sự sống và cái chết.
Nếu dùng bản Nocturne thì ko ra được những điều cụ nói đâu >:)
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,231
Động cơ
301,139 Mã lực
À, tiện đang có Chopin, mời cụ Delta vào bàn vì ko hiểu sao bộ sưu tập của em ko có Zimerman chơi Chopin.

Danh sách chơi Chopin của em đứng đầu là Ivo Pogorelich (keke :)) đương nhiên), tiếp là Jean-Marc Luisada và sau đó là một loạt Helena Grimaud, Kissin, Lisiecki, Freire, Joao Pires, Sombart, Grosvenor, Trifonov và Perianes.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
778
Động cơ
282,321 Mã lực
À, tiện đang có Chopin, mời cụ Delta vào bàn vì ko hiểu sao bộ sưu tập của em ko có Zimerman chơi Chopin.

Danh sách chơi Chopin của em đứng đầu là Ivo Pogorelich (keke :)) đương nhiên), tiếp là Jean-Marc Luisada và sau đó là một loạt Helena Grimaud, Kissin, Lisiecki, Freire, Joao Pires, Sombart, Grosvenor, Trifonov và Perianes.
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,287
Động cơ
184,407 Mã lực

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
Em đồng ý với cụ về việc trường đoạn này trong phim the Pianist; và cụ viết về triết học, âm nhạc rất hay. Nhưng em không đồng ý với cụ trong so sánh phim tây phim ta. Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng. Mà khi nói về văn hoá thì không có cái cao cái thấp, cái trên cái dưới. Văn hoá nó phản ánh quan điểm cuộc sống, trải nghiệm của dân tộc đó. Trước em không thích những tranh Đông Hồ, Hàng Trống vì thấy chúng đơn giản quá, mộc mạc quá. Nhưng giờ càng ngắm càng ngẫm càng thấy đẹp. Các cụ xưa nguệch ngoạc thế nhưng bố cục rất chuẩn, màu sắc rất thắm và rất độc đáo, không lẫn với nước nào dân tộc nào khác. Người Việt Nam có nhiều thứ giỏi giang, mà chả hiểu sao ra ngoài cứ bị người ta coi thường, và bản thân mình cũng hay tự ti.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
778
Động cơ
282,321 Mã lực
Xét về đích cuối cùng là thỏa mãn tinh thần (phạm vi liên tưởng-tẩy rửa), thì dân ca chèo tuồng, nhạc mọi châu Phi, thánh ca vv cho tới classical nếu đạt tới độ tinh tế của nó thì đều không thể so sánh. Bởi chúng đều tạo ra các liên tưởng phong phú khác nhau trong tinh thần của mỗi khán giả (cũng bởi vì xét trong 1 khán giả, nếu có đủ độ sâu thì sẽ thường là không chỉ có 1-2 nhân cách mà thậm chí là đa nhân cách).
Thời gian là thử thách khắc nghiệt nhất. Tôi nghĩ mọi loại hình nghệ thuật, nếu đã tồn tại hàng trăm năm trở lên, đều có những giá trị của nó, có sự tinh tế, tinh túy ở trong đó. Người thưởng thức không thấy hay thì là vì không phù hợp, không thẩm được chứ không phải vì nghệ thuật dở. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau là khác nhau, so sánh chúng với nhau là khập khiễng.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,231
Động cơ
301,139 Mã lực
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
Zimerman thì khỏi nói rồi. Chắc tại em hơi ghét Chopin nên bỏ sót bác này.

Ngoài 2 bản concerto cho piano (được người khác viết phần cho dàn nhạc) thì Ballade số 1 là tác phẩm "có chiều sâu" thực sự của Chopin. Có lẽ vì lý do đó mà đạo diễn phim The Pianist mới quyết định sửa kịch bản gốc, dùng Ballade số 1. Em từng bàn đến bài này trong thớt, giờ lười tìm lại quá :-&
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,287
Động cơ
184,407 Mã lực
Em xin lỗi cụ chút nhưng vì đụng đến điện ảnh nên cần làm rõ. Bản Nocturne này đương nhiên là hay và nó xuất hiện trong nguyên tác truyện/hồi ký cùng tên. Tuy nhiên, khi dựng phim, đến trường đoạn này thì đạo diễn và biên kịch thống nhất đổi thành bản Ballade số 1. Cụ hay tay YouTuber kia ghép bản Nocturne vào không chỉ sai kịch bản mà còn làm trường đoạn kinh điển đó mất 1/2 vẻ đẹp nghệ thuật.
Tôi không có hiểu biết nhiều về âm nhạc, chỉ là người nghe nhạc bình thường. Tôi đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần trường đoạn này trong phim, biểu cảm trên mặt sĩ quan Đức, tiếng nhạc cất lên và tiếng thở dài rất nhẹ và kìm nén, không biết nên mô tả cảm xúc của viên sĩ quan này thế nào, chắc là ông ta nghĩ liệu có gì trớ trêu hơn cảnh này không. Còn tên bản nhạc thì nghe nói đó là bản Nocturne C sharp, hay còn gọi Nocturne 20 vì ông Chopin có gần 30 bản Nocturne.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,231
Động cơ
301,139 Mã lực
Tôi không có hiểu biết nhiều về âm nhạc, chỉ là người nghe nhạc bình thường. Tôi đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần trường đoạn này trong phim, biểu cảm trên mặt sĩ quan Đức, tiếng nhạc cất lên và tiếng thở dài rất nhẹ và kìm nén, không biết nên mô tả cảm xúc của viên sĩ quan này thế nào, chắc là ông ta nghĩ liệu có gì trớ trêu hơn cảnh này không. Còn tên bản nhạc thì nghe nói đó là bản Nocturne C sharp, hay còn gọi Nocturne 20 vì ông Chopin có gần 30 bản Nocturne.
Vâng, Nocturne số 20 đúng là bản được chơi thực sự theo nguyên tác, tức truyện hồi ký The Pianist của con gái người nghệ sỹ piano đó. Ballade 1 được chọn thay thế trong phiên bản điện ảnh vì nó xứng đáng và hợp với những gì các cụ vừa bàn hơn.

Em cũng ngại viết lại về Ballade 1. Tuy nhiên, cá nhân em ko đa cảm nên em lại thấy một thông điệp khác. Người Đức khô khan, lạnh lùng, cứng nhắc...nhưng đứng trước âm nhạc, họ lại trở thành những chú mèo đa sầu đa cảm. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại trong Thế chiến 2. Và rất nhiều nghệ sỹ đã thoát chết chỉ vì họ biết chơi nhạc. Do đó, biểu cảm trên mặt viên sỹ quan Đức không có gì khó mô tả. Chiến tranh mà, nó làm con người ta mất đi nhân tính. Nhưng khi âm nhạc thực thụ cất lên, họ tìm lại được mình. Em ko đánh giá cao tạo hình của nghệ sĩ piano mà là cách ngồi nghe của viên sỹ quan. Ko dựa lưng vào ghế mà hơi hướng về phía trước với hai tay nắm nhẹ, mắt nhìn thẳng, không chớp... Một hình ảnh quen thuộc khi nghe nhạc classical của bất cứ ai. Nó rất "con người" trong một thế giới đã mất nhân tính. Sức mạnh thực sự của âm nhạc classical
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,526
Động cơ
243,270 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
Nghe thấy hay là đã cảm nhận được rồi cụ ạ.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,526
Động cơ
243,270 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Thời gian là thử thách khắc nghiệt nhất. Tôi nghĩ mọi loại hình nghệ thuật, nếu đã tồn tại hàng trăm năm trở lên, đều có những giá trị của nó, có sự tinh tế, tinh túy ở trong đó. Người thưởng thức không thấy hay thì là vì không phù hợp, không thẩm được chứ không phải vì nghệ thuật dở. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau là khác nhau, so sánh chúng với nhau là khập khiễng.
Ra quốc tế bị vậy là do "trển". Ảnh hưởng từ "trển" mà thành ra một số "dân gian". Riết rồi thành "vết hằn"..
* Nói ra thì không được. Không nói ra thì lúc nào cũng như cái nhọt trong người...
* Ai cũng biết mà cụ. Thôi không nói tránh vỡ nhọt gây đau.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,526
Động cơ
243,270 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Nếu dùng bản Nocturne thì ko ra được những điều cụ nói đâu >:)
Em nghe nhiều khi không nhớ tên tác phẩm. Thỉnh thoảng quên tác giả. Cảm nhận theo cá nhân thôi cụ. Em cũng không rõ vụ như cụ nói. Vậy nó không phải Nocturne à cụ.
E hèm...
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,287
Động cơ
184,407 Mã lực
Vâng, Nocturne số 20 đúng là bản được chơi thực sự theo nguyên tác, tức truyện hồi ký The Pianist của con gái người nghệ sỹ piano đó. Ballade 1 được chọn thay thế trong phiên bản điện ảnh vì nó xứng đáng và hợp với những gì các cụ vừa bàn hơn.

Em cũng ngại viết lại về Ballade 1. Tuy nhiên, cá nhân em ko đa cảm nên em lại thấy một thông điệp khác. Người Đức khô khan, lạnh lùng, cứng nhắc...nhưng đứng trước âm nhạc, họ lại trở thành những chú mèo đa sầu đa cảm. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại trong Thế chiến 2. Và rất nhiều nghệ sỹ đã thoát chết chỉ vì họ biết chơi nhạc. Do đó, biểu cảm trên mặt viên sỹ quan Đức không có gì khó mô tả. Chiến tranh mà, nó làm con người ta mất đi nhân tính. Nhưng khi âm nhạc thực thụ cất lên, họ tìm lại được mình. Em ko đánh giá cao tạo hình của nghệ sĩ piano mà là cách ngồi nghe của viên sỹ quan. Ko dựa lưng vào ghế mà hơi hướng về phía trước với hai tay nắm nhẹ, mắt nhìn thẳng, không chớp... Một hình ảnh quen thuộc khi nghe nhạc classical của bất cứ ai. Nó rất "con người" trong một thế giới đã mất nhân tính. Sức mạnh thực sự của âm nhạc classical
Vâng, âm nhạc cũng như nghệ thuật khác có sức cứu rỗi con người. Chả thế mà Thạch Sanh cũng phải mang theo cây đàn để lay động công chúa; nàng Kiều cũng phải dùng tiếng đàn để nói hộ lòng mình. Văn chương nghệ thuật đều ca tụng âm nhạc, điện ảnh không phải ngoại lệ. Chả phải chỉ người Đức mới mềm lòng vì âm nhạc đâu cụ ạ. Hồ Tôn Hiến "mặt sắt cũng ngây vì tình" khi nghe đàn của cô Kiều.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
778
Động cơ
282,321 Mã lực
Zimerman thì khỏi nói rồi. Chắc tại em hơi ghét Chopin nên bỏ sót bác này.

Ngoài 2 bản concerto cho piano (được người khác viết phần cho dàn nhạc) thì Ballade số 1 là tác phẩm "có chiều sâu" thực sự của Chopin. Có lẽ vì lý do đó mà đạo diễn phim The Pianist mới quyết định sửa kịch bản gốc, dùng Ballade số 1. Em từng bàn đến bài này trong thớt, giờ lười tìm lại quá :-&
Ủa, phần dàn nhạc của 2 concerto cho piano của Chopin do người khác viết à? Ai viết vậy cụ? Lần đầu tôi nghe vụ này đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top