[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Hôm nay em mới biết Mozart cũng là cao thủ cà khịa các cụ ạ

Mozart vốn cực kỳ ác cảm với một prima donna tên là Adriana Ferrarese del Bene, cũng là người đầu tiên hát vai Fiordiligi trong vở "Così fan tutte". Giọng soprano có một thói quen khác thường là hạ cằm cúi thấp đầu khi hát note thấp và ngửa đầu khi hát note cao. Biết được thói quen này, Mozart cố tình viết bản aria đinh của Fiordiligi : "Come scoglio" với các note cao thấp nhảy quãng lên xuống liên tục để ông ta thỏa thuê ngắm nhìn đầu cô ca sĩ gật lên gật xuống như gà mổ thóc khi trình diễn trên sân khấu.

Còn đây là giọng thiên thần mà em mới tìm ra

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Hôm nay em mới biết Mozart cũng là cao thủ cà khịa các cụ ạ

Mozart vốn cực kỳ ác cảm với một prima donna tên là Adriana Ferrarese del Bene, cũng là người đầu tiên hát vai Fiordiligi trong vở "Così fan tutte". Giọng soprano có một thói quen khác thường là hạ cằm cúi thấp đầu khi hát note thấp và ngửa đầu khi hát note cao. Biết được thói quen này, Mozart cố tình viết bản aria đinh của Fiordiligi : "Come scoglio" với các note cao thấp nhảy quãng lên xuống liên tục để ông ta thỏa thuê ngắm nhìn đầu cô ca sĩ gật lên gật xuống như gà mổ thóc khi trình diễn trên sân khấu.

Còn đây là giọng thiên thần mà em mới tìm ra

Vậy là thêm một bằng chứng nữa nhỉ !!...

Vậy mà có người vẫn nói nghe nhạc Mozart thì ko suy nghĩ xấu được :)) .Đừng đùa và kết luận đơn giản với thiên tài nha
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Vậy là thêm một bằng chứng nữa nhỉ !!...

Vậy mà có người vẫn nói nghe nhạc Mozart thì ko suy nghĩ xấu được :)) .Đừng đùa và kết luận đơn giản với thiên tài nha
Em vẫn giữ quan điểm đó nhá! Cụ nghe bài hát trên thế nào, chỉ có thiên thần mới hát nhạc Mozart nhé:)
Em lại mời các cụ tiếp tục thưởng thức vì em thấy rất hay. Em luôn thích nghe hợp xướng. Thực ra hồi bé em thích học hát cũng chỉ là muốn được đứng trong hàng ngũ hợp xướng thôi chứ em chả mơ làm Diva đâu. Cảm giác được hoà giọng đi bè rất thích. Em để ý những ca sỹ nổi tiếng cũng đi lên từ các đội hợp xướng, một trong những yếu tố thành công của họ có lẽ là sự luyện tập, kỷ luật và hát đúng phần của mình. Hồi thế hệ em cũng hay có hợp xướng như hát về Ca ngợi Tổ Quốc của Hoàng Vân rất hay nhưng bi h chả tìm lại được.
Các cụ nghe xem có lạnh lưng ko?

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Em vẫn giữ quan điểm đó nhá! Cụ nghe bài hát trên thế nào, chỉ có thiên thần mới hát nhạc Mozart nhé:)
Em lại mời các cụ tiếp tục thưởng thức vì em thấy rất hay. Em luôn thích nghe hợp xướng. Thực ra hồi bé em thích học hát cũng chỉ là muốn được đứng trong hàng ngũ hợp xướng thôi chứ em chả mơ làm Diva đâu. Cảm giác được hoà giọng đi bè rất thích. Em để ý những ca sỹ nổi tiếng cũng đi lên từ các đội hợp xướng, một trong những yếu tố thành công của họ có lẽ là sự luyện tập, kỷ luật và hát đúng phần của mình. Hồi thế hệ em cũng hay có hợp xướng như hát về Ca ngợi Tổ Quốc của Hoàng Vân rất hay nhưng bi h chả tìm lại được.
Các cụ nghe xem có lạnh lưng ko?

Mợ cẩn thận ko bị tuýt còi bây giờ. Nhạc không lời nha =))

Hợp xướng (Cantata) thì Mozart của mợ cũng xếp chiếu dưới thôi nhá. Bach còn trên vài bậc.


Tuy nhiên, trong các cuộc bình chọn tác Top 10 tác phẩm âm nhạc classic hay nhất, khí nhạc luôn chiếm ưu thế tuyệt đối (gần như 100%). Nhưng luôn có kẻ phá đám. Tác phẩm thanh nhạc duy nhất hay chen chân vào danh sách này là Carmina Burana. Bản cantata của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff. Ông viết bản cantata này trong khoảng thời gian 1935-1936. Orff đã dựa vào 24 bài thơ Carmina Burana được viết băng tiếng Latin.

Dù được viết bằng tiếng Anh (thông dụng, dễ hát) và mang nội dung tôn giáo nhưng bản oratorio Messiah (Đấng Cứu thế) của Handel cũng bất lực trong việc xô đổ tượng đài Carmina Burana
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Mợ cẩn thận ko bị tuýt còi bây giờ. Nhạc không lời nha =))

Hợp xướng (Cantata) thì Mozart của mợ cũng xếp chiếu dưới thôi nhá. Bach còn trên vài bậc.


Tuy nhiên, trong các cuộc bình chọn tác Top 10 tác phẩm âm nhạc classic hay nhất, khí nhạc luôn chiếm ưu thế tuyệt đối (gần như 100%). Nhưng luôn có kẻ phá đám. Tác phẩm thanh nhạc duy nhất hay chen chân vào danh sách này là Carmina Burana. Bản cantata của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff. Ông viết bản cantata này trong khoảng thời gian 1935-1936. Orff đã dựa vào 24 bài thơ Carmina Burana được viết băng tiếng Latin.

Dù được viết bằng tiếng Anh (thông dụng, dễ hát) và mang nội dung tôn giáo nhưng bản oratorio Messiah (Đấng Cứu thế) của Handel cũng bất lực trong việc xô đổ tượng đài Carmina Burana
Tóm lại ko ai khen mấy bài hát em up hả? Mà thỉnh thoảng đổi gió cũng được mà cụ. Em lại vừa nghe bản concerto violin của Beethoven mà chi Anne SophieMutter chơi. Nói thật là mỗi khi nghe bản này em ko ngừng được, mà mỗi lần nghe thì toàn khoảng 60 phút, cũng mất cả buổi. Cụ có bản nào violin xịn xịn up tiếp đi, cụ nếu ngại viết thì chỉ cần phang vào đây như cụ Chủ thớt ấy, thêm vài từ kiểu “rất hay” là ok.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Tóm lại ko ai khen mấy bài hát em up hả? Mà thỉnh thoảng đổi gió cũng được mà cụ. Em lại vừa nghe bản concerto violin của Beethoven mà chi Anne SophieMutter chơi. Nói thật là mỗi khi nghe bản này em ko ngừng được, mà mỗi lần nghe thì toàn khoảng 60 phút, cũng mất cả buổi. Cụ có bản nào violin xịn xịn up tiếp đi, cụ nếu ngại viết thì chỉ cần phang vào đây như cụ Chủ thớt ấy, thêm vài từ kiểu “rất hay” là ok.
Em nghe nhạc chứ có phải sưu tầm nhạc đâu =((

Hiện tại em đang vướng dự án âm nhạc khác nên ko viết được. Nếu mợ thích chị Mutter và violin thì nghe và tìm hiểu bản Sonata có tên Devil's Trill của G. Tartini. Mợ cảm nhận đc gì từ nó thì chia sẻ...
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Em nghe nhạc chứ có phải nhà phê bình âm nhạc đâu. Cụ nghe bài nào hay thì chia sẻ cho em.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Em nghe nhạc chứ có phải nhà phê bình âm nhạc đâu. Cụ nghe bài nào hay thì chia sẻ cho em.
Thì mợ nghe đi. Theo em biết nó là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật trình tấu violin đấy. Tư tưởng của nó cũng đi trước thời đại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cadenza/ solo của violin sau này..

Chơi bản sonata này thì giỏi hay dở lộ ra ngay, đẳng cấp cũng đc xác đinh ngay mà khỏi cần tranh luận về cảm xúc, diễn cảm gì gì đó
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Âm nhạc kỷ nguyên Baroque (1600-1750) độc tôn vai trò của cây đàn violin. Nhạc Baroque rất dynamic (độ động lớn), thường đột ngột thay đổi cường độ từ êm ái sang mạnh mẽ và ngược lại, không những làm người nghe ngạc nhiên mà còn nhấn mạnh ý tưởng âm nhạc một cách hiệu quả. Các tác giả cũng thường hay lập lại một đoạn nhạc ngắn (motif) trong dòng nhạc chính nhưng thay đổi chúng liên tục làm người nghe thích thú. Điểm quan trọng trong nhạc Baroque là thường có thêm "ornamentation" (đèn trang trí) - là những nốt nhạc được thêm vào đoạn nào đó trong giai điệu chính làm nó nghe hay hơn, liên tục hơn, réo rắc hơn... Chính những "ornament" này làm các fan thích nghe nhạc Baroque hơn các nhạc classic khác. Và "đèn trang trí" lộng lẫy nhất chính là kỹ thuật trill (láy nền) trên cây vỹ cầm - violin.

Có hai kỹ thuật láy là láy dài và láy ngắn.Nhưng dù là kỹ thuật nào thì cũng cần sự thích ứng phù hợp giữa bàn tay và sức mạnh cơ bắp nhờ sự chuyển động nhanh, linh hoạt của ngón tay và sự dẻo dai, bền bỉ để thực hiện liên tục như một chiếc chuông điện. Có một số ngón tay được trời phú trở lên dễ dàng thực hiện những đoạn trill dài. Nhưng có những ngón tay kém may mắn hơn, mặc dù siêng năng luyện tập vẫn không bao giờ chơi trill được một cách thành thạo. Vì thế, Wilhelmj - một nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nổi tiếng bởi có thể chất dẻo dai lại không giỏi kỹ thuật trill và staccato. Ngược lại Wieniawski, Sarasate chơi được trill từ sớm và thậm chí chơi được những đoạn trill rất dài, tạo nên một yếu tố tuyệt vời trong kỹ thuật chơi của họ. Joachim chủ yếu tỏa sáng bằng những đoạn trills ngắn, lắng đọng. Do đó ông đã chơi đoạn allegro trong bản sonata lừng danh của Tartini, được biết đến với tên gọi là "The Devil's Trill" - dựa trên kỹ thuật láy ngắn ( short trill) với sự vượt trội không ai có thể bắt chước được. Nhưng...đó là những huyền thoại được kể lại mà chúng ta không có may mắn được thưởng thức. Nhưng..., lại nhưng, giới hâm mộ nhạc classic cuối thế kỷ 20 vẫn rất may mắn vì họ có Anne-Shopie Mutter. Kỹ thuật trill hoàn hảo cũng khiến tiếng violin của của chị cũng không ai bắt chước được... và đương nhiên, nhất là với bản sonata Devil's Trill... ;;)


Giuseppe Tartini sinh ngày 8 tháng 4 năm 1692 tại Pirano. Cha mẹ ông dự tính tương lai cho con trai mình là trở thành một linh mục dòng Francis và nhờ thế Tartini đã được đào tạo âm nhạc cơ bản. Không như những nhà soạn nhạc cùng thời, Tartini không viết opera hay bất kỳ một thể loại âm nhạc nhà thờ nào. Trước khi có Paganini, Tartini được coi là nghệ sỹ violon vỹ đại nhất thế giới nên hầu hết tác phẩm của Tartini được viết cho đàn violon. Ông đi theo những nguyên tắc hình thức của Vivaldi nhưng viết nên thứ âm nhạc có thể phô diễn được kỹ thuật chơi đàn đỉnh cao của mình.

Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của Tartini chính là Sonata Devil's Trill - Âm láy ma quỷ, viết cho violon cùng phần đệm basso continuo, đòi hỏi không chỉ kỹ thuật chơi violon cực khó, ngay cả với thời nay, mà còn cả mức độ biểu cảm nội tâm sâu sắc – một của hiếm vào thời Baroque nhưng lại rất phổ biến trong thời kỳ Lãng mạn 100 năm sau. Sonata Âm láy ma quỷ được xuất bản lần đầu năm 1798, hai mươi tám năm sau khi tác giả qua đời. Rất nhiều giai thoại được dựng lên xung quanh cái tên và nguồn gốc ra đời tác phẩm. Nhưng giai thoại nào cũng cho rằng bản Sonata này khởi nguồn từ một giấc mơ.

Nào là trong một giấc mơ của Tartini khi ông ẩn náu tại tu viện Assini, quỷ sứ đã hiện lên ở chân giường ông và chơi một bản sonata. Lúc thức dậy, ông đã sáng tác một bản sonata cho đàn violon, mô phỏng tác phẩm mà ông đã nghe quỷ sứ chơi trong giấc mơ. Theo một giai thoại khác thì chính Tartini đã kể với nhà thiên văn học Jérôme Lalande rằng ông mơ thấy quỷ sứ hiện ra và đề nghị được làm người phục vụ ông. Cuối những bài học giữa họ, Tartini trao cho quỷ sứ cây đàn violon của mình và kiểm tra kĩ năng chơi của nó – ngay lập tức qủy sứ chơi đàn với một trình độ bậc thầy khiến Tartini như nghẹt thở. Khi Tartini thức dậy, ông lập tức chép lại bản sonata, cố gắng nắm bắt được những gì ông nghe được trong giấc mơ.

Tuy rất thành công khi biểu diễn Sonata Âm láy ma quỷ trước các thính giả của mình nhưng Tartini vẫn luôn khẳng định: “còn thua xa so với những gì tôi đã được nghe” và “nếu tôi có thể kiếm sống bằng phương tiện khác, tôi đã đập cây đàn violon và từ bỏ âm nhạc mãi mãi”.

Phần lớn bản sonata mang những đặc trưng hoàn toàn theo thông lệ sonata thời bấy giờ. Tấn bi kịch nội tâm được thể hiện qua những giai điệu bóng bẩy, những nốt láy duyên dáng ngập tràn trong tác phẩm. Yếu tố âm nhạc liên quan đến cái tên của tác phẩm xuất hiện ở đoạn cadenza chói sáng gần cuối tác phẩm. Nghệ sỹ vĩ cầm kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng Fritz Kreisler đã biên soạn lại đoạn cadenza này và nó nổi tiếng đến độ giới mộ điệu gọi nó là cadenza bravura với kĩ thuật trill rất khó vì đòi hỏi violinist phải rung trên một dây đàn trong khi phải lướt nốt thật nhanh trên một dây khác. Và còn kinh khủng hơn khi soloist phải chơi 02 quãng tám cùng một lúc. Sau đoạn cadenza khá dài, bè basso continuo tham gia trở lại trong ít nhịp cuối cùng đầy kịch tính. Cao trào đấu tranh nội tâm vừa mới qua nhưng câu trả lời cuối cùng vẫn chưa hề xuất hiện.


Devil's Trill dường như được sinh ra cho Anne-Shopie Mutter. Chị biểu diễn tuyệt phẩm này rất nhiều nhưng ghi âm chính thức chỉ có 02 phiên bản chính. Album Vivaldi The Four Season/Tartini The Devill's Trill (năm 1995) do chị trực tiếp chỉ đạo với nhóm Trondheim Soloists chơi bè đệm bass continue, trung thành với phiên bản gốc. Trong album Carmen-Fantasie (1993) với dàn nhạc Wiener Philharmoniker và nhạc trưởng James Levine, bản sonata này được trình diễn hoành tráng theo như một bài thơ giao hưởng - symphonic poem. Đây cũng là phiên bản được đánh giá hay nhất khi được tái bản liên tiếp vào năm 2005 với định dạng DSD và năm 2015 với định dạng FLAC hi-res. Rất tiếc, trên Youtube lại ko có bất cứ phiên bản nào và Youtube hay các hệ thống bình thường cũng ko thể diễn tả được tới 10% linh hồn của tác phẩm. Các cụ các mợ chịu khó nghe phiên bản ghi âm khá tốt của Ray Chen... nếu thích thì pm cho em lấy bản Mutter xịn...

Và...hãy chú ý từ phút thứ 11'30''..

 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Âm nhạc kỷ nguyên Baroque (1600-1750) độc tôn vai trò của cây đàn violin. Nhạc Baroque rất dynamic (độ động lớn), thường đột ngột thay đổi cường độ từ êm ái sang mạnh mẽ và ngược lại, không những làm người nghe ngạc nhiên mà còn nhấn mạnh ý tưởng âm nhạc một cách hiệu quả. Các tác giả cũng thường hay lập lại một đoạn nhạc ngắn (motif) trong dòng nhạc chính nhưng thay đổi chúng liên tục làm người nghe thích thú. Điểm quan trọng trong nhạc Baroque là thường có thêm "ornamentation" (đèn trang trí) - là những nốt nhạc được thêm vào đoạn nào đó trong giai điệu chính làm nó nghe hay hơn, liên tục hơn, réo rắc hơn... Chính những "ornament" này làm các fan thích nghe nhạc Baroque hơn các nhạc classic khác. Và "đèn trang trí" lộng lẫy nhất chính là kỹ thuật trill (láy nền) trên cây vỹ cầm - violin.

Có hai kỹ thuật láy là láy dài và láy ngắn.Nhưng dù là kỹ thuật nào thì cũng cần sự thích ứng phù hợp giữa bàn tay và sức mạnh cơ bắp nhờ sự chuyển động nhanh, linh hoạt của ngón tay và sự dẻo dai, bền bỉ để thực hiện liên tục như một chiếc chuông điện. Có một số ngón tay được trời phú trở lên dễ dàng thực hiện những đoạn trill dài. Nhưng có những ngón tay kém may mắn hơn, mặc dù siêng năng luyện tập vẫn không bao giờ chơi trill được một cách thành thạo. Vì thế, Wilhelmj - một nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nổi tiếng bởi có thể chất dẻo dai lại không giỏi kỹ thuật trill và staccato. Ngược lại Wieniawski, Sarasate chơi được trill từ sớm và thậm chí chơi được những đoạn trill rất dài, tạo nên một yếu tố tuyệt vời trong kỹ thuật chơi của họ. Joachim chủ yếu tỏa sáng bằng những đoạn trills ngắn, lắng đọng. Do đó ông đã chơi đoạn allegro trong bản sonata lừng danh của Tartini, được biết đến với tên gọi là "The Devil's Trill" - dựa trên kỹ thuật láy ngắn ( short trill) với sự vượt trội không ai có thể bắt chước được. Nhưng...đó là những huyền thoại được kể lại mà chúng ta không có may mắn được thưởng thức. Nhưng..., lại nhưng, giới hâm mộ nhạc classic cuối thế kỷ 20 vẫn rất may mắn vì họ có Anne-Shopie Mutter. Kỹ thuật trill hoàn hảo cũng khiến tiếng violin của của chị cũng không ai bắt chước được... và đương nhiên, nhất là với bản sonata Devil's Trill... ;;)


Giuseppe Tartini sinh ngày 8 tháng 4 năm 1692 tại Pirano. Cha mẹ ông dự tính tương lai cho con trai mình là trở thành một linh mục dòng Francis và nhờ thế Tartini đã được đào tạo âm nhạc cơ bản. Không như những nhà soạn nhạc cùng thời, Tartini không viết opera hay bất kỳ một thể loại âm nhạc nhà thờ nào. Trước khi có Paganini, Tartini được coi là nghệ sỹ violon vỹ đại nhất thế giới nên hầu hết tác phẩm của Tartini được viết cho đàn violon. Ông đi theo những nguyên tắc hình thức của Vivaldi nhưng viết nên thứ âm nhạc có thể phô diễn được kỹ thuật chơi đàn đỉnh cao của mình.

Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của Tartini chính là Sonata Devil's Trill - Âm láy ma quỷ, viết cho violon cùng phần đệm basso continuo, đòi hỏi không chỉ kỹ thuật chơi violon cực khó, ngay cả với thời nay, mà còn cả mức độ biểu cảm nội tâm sâu sắc – một của hiếm vào thời Baroque nhưng lại rất phổ biến trong thời kỳ Lãng mạn 100 năm sau. Sonata Âm láy ma quỷ được xuất bản lần đầu năm 1798, hai mươi tám năm sau khi tác giả qua đời. Rất nhiều giai thoại được dựng lên xung quanh cái tên và nguồn gốc ra đời tác phẩm. Nhưng giai thoại nào cũng cho rằng bản Sonata này khởi nguồn từ một giấc mơ.

Nào là trong một giấc mơ của Tartini khi ông ẩn náu tại tu viện Assini, quỷ sứ đã hiện lên ở chân giường ông và chơi một bản sonata. Lúc thức dậy, ông đã sáng tác một bản sonata cho đàn violon, mô phỏng tác phẩm mà ông đã nghe quỷ sứ chơi trong giấc mơ. Theo một giai thoại khác thì chính Tartini đã kể với nhà thiên văn học Jérôme Lalande rằng ông mơ thấy quỷ sứ hiện ra và đề nghị được làm người phục vụ ông. Cuối những bài học giữa họ, Tartini trao cho quỷ sứ cây đàn violon của mình và kiểm tra kĩ năng chơi của nó – ngay lập tức qủy sứ chơi đàn với một trình độ bậc thầy khiến Tartini như nghẹt thở. Khi Tartini thức dậy, ông lập tức chép lại bản sonata, cố gắng nắm bắt được những gì ông nghe được trong giấc mơ.

Tuy rất thành công khi biểu diễn Sonata Âm láy ma quỷ trước các thính giả của mình nhưng Tartini vẫn luôn khẳng định: “còn thua xa so với những gì tôi đã được nghe” và “nếu tôi có thể kiếm sống bằng phương tiện khác, tôi đã đập cây đàn violon và từ bỏ âm nhạc mãi mãi”.

Phần lớn bản sonata mang những đặc trưng hoàn toàn theo thông lệ sonata thời bấy giờ. Tấn bi kịch nội tâm được thể hiện qua những giai điệu bóng bẩy, những nốt láy duyên dáng ngập tràn trong tác phẩm. Yếu tố âm nhạc liên quan đến cái tên của tác phẩm xuất hiện ở đoạn cadenza chói sáng gần cuối tác phẩm. Nghệ sỹ vĩ cầm kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng Fritz Kreisler đã biên soạn lại đoạn cadenza này và nó nổi tiếng đến độ giới mộ điệu gọi nó là cadenza bravura với kĩ thuật trill rất khó vì đòi hỏi violinist phải rung trên một dây đàn trong khi phải lướt nốt thật nhanh trên một dây khác. Và còn kinh khủng hơn khi soloist phải chơi 02 quãng tám cùng một lúc. Sau đoạn cadenza khá dài, bè basso continuo tham gia trở lại trong ít nhịp cuối cùng đầy kịch tính. Cao trào đấu tranh nội tâm vừa mới qua nhưng câu trả lời cuối cùng vẫn chưa hề xuất hiện.


Devil's Trill dường như được sinh ra cho Anne-Shopie Mutter. Chị biểu diễn tuyệt phẩm này rất nhiều nhưng ghi âm chính thức chỉ có 02 phiên bản chính. Album Vivaldi The Four Season/Tartini The Devill's Trill (năm 1995) do chị trực tiếp chỉ đạo với nhóm Trondheim Soloists chơi bè đệm bass continue, trung thành với phiên bản gốc. Trong album Carmen-Fantasie (1993) với dàn nhạc Wiener Philharmoniker và nhạc trưởng James Levine, bản sonata này được trình diễn hoành tráng theo như một bài thơ giao hưởng - symphonic poem. Đây cũng là phiên bản được đánh giá hay nhất khi được tái bản liên tiếp vào năm 2005 với định dạng DSD và năm 2015 với định dạng FLAC hi-res. Rất tiếc, trên Youtube lại ko có bất cứ phiên bản nào và Youtube hay các hệ thống bình thường cũng ko thể diễn tả được tới 10% linh hồn của tác phẩm. Các cụ các mợ chịu khó nghe phiên bản ghi âm khá tốt của Ray Chen... nếu thích thì pm cho em lấy bản Mutter xịn...

Và...hãy chú ý từ phút thứ 11'30''..

Wow wow wow! Thật sự là em phải nói biết ơn chứ ko phải cảm ơn nữa, mấy lần trước hay cãi cụ, h em thấy ân hận rồi, bởi tác phẩm nào cụ giới thiệu em cũng đều thích cả, nếu chưa thích ngay thì sau một thời gian sẽ thích. Tuy nhiên, với Sonata devil's trill của Tartini thì em phải nói rất rất thích khi em nghe xong lần đầu và có cảm giác rất sướng vì phát hiện ra mình đã có một món quà mới.
Em nghe bản của chị Mutter ( năm 1989), em biết cụ khinh bỉ em vì nghe bản chất lượng kém nhưng em vẫn cảm nhận được sự tuyệt vời của tác phẩm, có lẽ em có căn cơ tiềm ẩn mà ko phải nhờ hỗ trợ của mấy cái digital như cụ mới thấy hay.
Trở lại với tác phẩm, tác phẩm có 3 chương, Chương 1 và 2 đều có những giai điệu buồn vui như sự than thở nhớ lại khoảng thời gian tươi vui của chú quỷ. Có lẽ trước kia chú quỷ này cũng hoành tráng lắm. Ở chương 2 và 3, Như cụ Asura có nói về kỹ thuật Trill ở phút thứ 8:10-8:20 và 9:59 -10:52 khi trên một bàn tay một ngón vẫn láy và các ngón khác vẫn chạy trên dây khác kết hợp với rung đồng thời, nếu ai học đàn dây sẽ thấy việc này cực khó và thấy được tầm cỡ của tác phẩm cũng như nghệ sỹ. Sang đến chương 3, tần suất vui tươi tăng dần nhưng có gì đó nổi loạn, giằng xé xen lẫn, và đỉnh điểm là là đoạn cadenza bắt đầu từ 11:56, nó như một sự hoảng loạn, đau đớn trước khi kết thúc và tiếng Piano như trấn tĩnh lại sự đau đớn đó để kết thúc.
Em đã nghe bản chất lượng cao của cụ cũng như một số bản của nghệ sỹ khác nhưng ko ai chơi cá tính như chị Mutter của em. Đoạn đầu mà các nghệ sỹ khác chơi hiền quá, dịu dàng quá, ko đúng cá tính của một chú quỷ. Hơn nữa, khi nghe chị Mutter solo thì mới thấy được đẳng cấp của tác phẩm. Như cụ nói, một mình chị Mutter chấp cả dàn nhạc, đó là đẳng cấp.
Em có đọc một số lời bình của các thính giả thì họ bảo, đây không phải là Devil mà là thiên thần phụ trách âm nhạc bị đọa xuống địa ngục làm quỷ và em cũng đồng ý:)

Và đây là bản của em, em nghèo và low tech nên chỉ thế thôi:)

 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,897
Động cơ
242,784 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Lâu không up bai.
Nay lên mấy tác phẩm cho cccm thưởng thức ạ 😉😉😉.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
Em mời rượu mợ tiếp mà forum ko cho !!!! Chính nó đó mợ, vũ đạo mà.. nó phải là điêu khắc sống.. Em ko hiểu tiếng Trung nhưng chắc nó diễn giải đó mợ, cái này phải diễn giải thật...

Đây cũng là bản vũ đạo em tìm mãi vì search ko có tiêu chí nào thoả mãn. Đây là hình tượng Phi Thiên trong Phật giáo Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ đạo Hindu, nữ thần ca múa Apsara. Phât giáo Ấn vay mượn thế nào em ko rõ vì ko có hứng với tôn giáo (em chỉ quan tâm phần nghệ thuật thôi). Du nhập vào Trung Quốc từ đời Hán thì được nâng lên thành hộ pháp gì đó và đặt tên là Phi Thiên (Nhạc Thiên). Phi Thiên Vũ và Tán Phật Khúc từng bị đời sau (Tống Nho, Minh Nho...) vùi dập vì coi đó là "dâm mỹ". HIc... mà xem khó chịu ... nổi thật. Giữa tiếng phạn xướng phật giáo hiền hoà, trang nghiêm lại nổi lên tiên nữ ngực trần (nguyên bản Apsara phải để ngực trần múa..)... Sự đối lập này khiến mấy ông đực dựa còn máu dê chịu hết nổi... Có truyền thuyết khác gọi nó là Thiên Ma Vũ, một trong những thủ thách trên con đường tu hành của Phật tổ trước kia và Phật tử sau này.... nhưng người ta lại nói Thiên Ma Vũ là Tán Phật Khúc. Từ thời Đường, Phi Thiên Vũ được đưa vào giới ca kỹ với nghệ thuât múa treo trên lụa nổi tiếng. Sau này, khi tụi Mỹ sáng tác ra cái gọi là Air Ballet thì bị tụi China nó bảo chôm đồ của nó..

Phi Thiên Vũ vẫn tồn tại âm thầm trong dòng chảy lịch sử. Thậm chí, đến tận ngày nay, một số buổi trình diễn đặc biệt của vở Ballet - múa đương đại lừng danh Lễ Bái xuân (Lễ hiến tế mùa xuân, The rite of spring) của Igor Stravansky sử dụng cách múa ngực trần này.. Tiếc là em ko thể tìm thấy nổi.

Mợ giỏi quá, tìm hộ em nốt Tán Phật khúc nhé ... Em chỉ biết Phi Thiên Vũ là tiên nữ bay trên trời, Tán Phật khúc là quỷ nữ dưới lòng đất nên Tán Phật Khúc mới là d...â..m mỹ thưc sự. Múa trong làn hương (khói) của đàn hương, trầm hương... một số tài liệu thì nói là hương liệu kích dục.

P/S em nghe rồi, nó là tiếng Thái thì phải, chắc là Phạn xướng bằng tiếng Thái. Đặc trưng của Phi Thiên Vũ và Tán Phật khúc mà
Cụ down về được bản này đúng ko? Khi nào cụ up thử lên youtube cho em xem lại với, bây giờ bị xoá rồi, em tìm ko ra.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,555
Động cơ
109,968 Mã lực
THIÊN NỮ TÁN HOA
Xuôi về phía đông nam của Đôn Hoàng là một dãy núi hình vòng cung, dưới chân bờ đông có một dòng sông, hai bên được ngăn chắn bằng hàng cây dương. Vào giữa thế kỷ thứ 4, dãy núi đá đó đã được tạo nên với hàng trăm hang động như hình một tổ ong. Chính tại đây, những thương gia và dòng người hành hương đã đến cầu nguyện hồng ân Tam Bảo, Phật lực gia trì cho một hành trình băng qua Sa mạc an toàn, đó là hệ thống Thiên Phật Động – Hang đá Mạc Cao - Nơi mà hàng ngàn vị Phật trong mỗi sắc màu tỏa khắp các bức tường hang động, xiêm áo của chư thiên, cà sa của chư Phật vào Bồ tát được thếp lấp lánh ánh vàng. Apsara (Phi thiên) phiêu lãng bay lượn trên đỉnh động, góc tường tán hoa cúng dàng chư Phật, hoặc xuất hiện trong các tác phẩm Biến Kinh Đồ thể hiện sự vui mừng của trời, người trước một sự kiện trọng đại của chúng sinh gặp Pháp hội của Phật, được nghe chư Phật thuyết giảng chân lý áo bí. Trong tổng khoảng 500 hang động đều có hình ảnh Phi thiên với trăm ngàn tư thế, nghệ thuật tạo hình đã được chuyển hóa trong Pháp, nhằm tạo nên sự biến hóa khôn lường, đây chính là quả hạnh được tiếp nhận chuyển giao, kế thừa và dung hòa từ Ấn Độ, Quy Tư Tây Vực với mỹ học Trung Quốc thời đó và phát triển tạo nên hình tượng Phi thiên Đôn Hoàng. Theo Phật giáo, Phi thiên là hóa thân của Thần Thiên ca và Thần Thiên nhạc. Trong thần thoại Ấn Độ cổ, họ vốn là vợ chồng, sau này đức Thế Tôn nương theo văn hóa bản xứ và đưa họ trở thành một trong các vị Thần trong Thiên Long Bát Bộ. Thần thiên ca có nhiệm vụ dâng hương, hoa, tán hoa, dâng đồ báu cúng dàng lên chư Phật; Thần Thiên nhạc có nhiệm vụ ca múa, tấu nhạc trong thế giới Cực Lạc. Trong nghệ thuật hội họa về sau, các nghệ nhân dung hòa làm một không còn phân biệt giới tính, cũng không còn phân cấp nhiệm vụ mà chỉ chung cho chư tiên thiên tán hoa, tấu nhạc cúng dàng. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHI THIÊN (TIÊN NỮ) QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Ban đầu hình tượng Phi thiên được vẽ trên đỉnh hang, các góc tường, phía trên đầu của các vị Phật và Bồ tát chủ thể trong mỗi gian động. Chúng ta có thể thấy hình tượng ban đầu còn giữ nguyên ảnh hưởng của Quy Tư Tây Vực (Tân Cương), Phi thiên còn mang tướng nam, mình ngắn, đầu tròn bầu dục, mũi to, mắt sáng, phần thân trên lộ thể, dưới mang quần dài, nét vẽ đơn giản, thô khỏe. Hình tượng Phi thiên sang thời Bắc Ngụy, thời Tùy vẫn trong quá trình dung hòa, kế thừa và sáng tạo. Đến đời Đường, tạo hình Phi thiên trong hang Mạc Cao đã hoàn thành quá trình tiếp nhận và định hình phong cách, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Khắp bốn vách động đã được vẽ kín bởi những tác phẩm Biến Kinh Đồ có kích cỡ lớn. Hình ảnh Phi thiên lại cưỡi mây bay lên, tay tán hoa khắp bầu trời, tay cầm lẵng hoa hoặc đang tấu nhạc bằng các loại nhạc cụ như Tỳ bà, tiêu, sáo… tạo nên một tác phẩm hội họa diễn bày ý kinh sống động, hoan hỷ đúng như tư tưởng diễn tả về cảnh Tây Phương Cực Lạc. Ngoài ra, vẫn còn hình ảnh Phi thiên khỏa thân, Phi thiên đồng tử, xuất hiện thêm hình ảnh Phi thiên song thân (hai thân song song), Bước sang thời Ngũ Đại, thời Tống và các thời sau đó, hình tượng Phi thiên không còn thấy sức sáng tạo, dần dần theo công thức hóa. Tuy đặc điểm phong cách vẫn khác nhau, như xuất hiện Ngũ Thân phi thiên nhưng các đời về sau có phần thua kém đời trước, mất đi sức sống, sức sáng tạo, sức gợi tả của nghệ thuật vốn có. Từ thế kỷ thứ 4 (Thập lục quốc) ra đời cho đến thế kỷ 14 (triều Nguyên), hình tượng Phi thiên đã có tuổi hơn ngàn năm là một đóa hoa đặc sắc trong lịch sử tạo hình, khuôn mẫu mỹ học của hội họa nhân loại... Hình tượng Phi thiên có ảnh hưởng rộng lớn, không chỉ ở chính quốc (Trung Hoa) mà còn có sức lan tỏa ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình mỹ học tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở Việt Nam, có thể thấy rõ qua các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, lá đề...

SKY ART DANCE

 
  • Vodka
Reactions: ATZ

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,226
Động cơ
300,909 Mã lực
Chaconne của Johann Sebastian Bach là một tác phẩm ám ảnh đến kỳ lạ đối với các nhạc sỹ, nhà soạn nhạc. Nó đã được sắp xếp/ chuyển thể cho hầu hết mọi nhạc cụ, từ đàn pipe-organ, sáo flute, marimba, kèn clarinet, saxophone, piano, guitar... độc tấu đến song tấu cello, hợp tấu của trumpet và dàn nhạc....Nhưng nó là một cái gì đó siêu thực khi một nghệ sĩ vĩ cầm biểu diễn chaconne.

Partita cung Rê thứ cho vĩ cầm độc tấu (BWV 1004) được Bach sáng tác vào khoảng giữa năm 1717 - 1720. Đây là một phần trong tuyển tập sáng tác của ông có tên là Sonata và Partita cho vĩ cầm độc tấu. Tác phẩm gồm 5 chương được đặt tên theo các điệu nhảy đương thời và đều được đặt bằng tên tiếng Pháp: Allemande, Courante, Sarabande, Gigue, và Chaconne. Chương cuối cùng được viết dưới dạng các biến thể và có thời lượng kéo dài khoảng chừng bằng cả bốn chương đầu tiên kết hợp lại, tức khoảng 15 phút. Sẽ không có gì đáng nói về bộ partita này trong âm nhạc "infinity" của Bach khi ông đang sống trong kỷ nguyên mà âm nhạc phục vụ tôn giáo và giải trí cung đình (nhảy nhót) nếu chương cuối Chaconne không dài một cách bất thường với các sắc màu cảm xúc mạnh mẽ.

Cả 4 đoạn/vũ điệu đầu tiên đều hấp dẫn nhưng chúng trở lên lu mờ trước đỉnh cao chót vót của Chaconne. Các nhà sử học phỏng đoán rằng Bach đã sáng tác nó sau khi trở về từ một chuyến công du và được biết vợ mình Maria Barbara đã qua đời. Nhà soạn nhạc Johannes Brahms , trong một bức thư gửi cho Clara Schumann đã mô tả tác phẩm như thế này: “On one stave, for a small instrument, the man writes a whole world of the deepest thoughts and most powerful feelings. If I imagined that I could have created, even conceived the piece, I am quite certain that the excess of excitement and earth-shattering experience would have driven me out of my mind. If one doesn’t have the greatest violinist around, then it is well the most beautiful pleasure to simply listen to its sound in one’s mind.”

“Trên một cây đàn, một nhạc cụ nhỏ bé, người đàn ông viết ra cả một thế giới của những suy nghĩ sâu sắc nhất và những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Nếu tôi tưởng tượng rằng tôi có thể viết ra, thậm chí tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, tôi khá chắc chắn rằng sự phấn khích quá mức và trải nghiệm kinh thiên động địa sẽ khiến tôi bị mất trí. Cho dù không có một nghệ sĩ vĩ cầm nào đang ở gần đây để trình diễn cho chúng ta nghe, thì vẫn còn đó là niềm vui tuyệt vời nhất khi chỉ cần lắng nghe âm thanh của nó trong tâm trí của mỗi người.. "

Hầu như các violist nổi tiếng thế giới đều từng trình diễn ít nhất 1 lần Chaconne. Nhưng Brahms sống trong thời kỳ Romatic - Lãng mạn, nơi cảm xúc cá nhân được đặt lên cao nhất trong âm nhạc còn Bach thuộc về thế giới khác nên em chọn Hilary Hahn, kỹ thuật hoàn hảo, chính xác tuyệt đối và sang trọng đến lạnh lùng...


..và phiên bản cho piano khi Helene Grimaud chưa nổi loạn sang post-classic

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top