[Funland] Việc học online của các con

BDS68

Xe cút kít
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
19,746
Động cơ
1,508,787 Mã lực
Chủ đề này em thấy sẽ có nhiều ý kiến đa chiều vì nó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của từng gia đình và các cháu.

Nhà em có ông con, năm nay lên lớp 4 rồi nhưng từ hồi lớp 2 nó đã toàn làm bài tập về nhà toán, tiếng anh trên máy tính theo App của thày cô rồi vì vậy suốt thời gian vừa qua học online em thấy bình thường. Mà nói thật bài giờ bài vở, kiến thức nó khác nhiều so với thế hệ trước của VC em nên cũng khó mà kèm cặp được. Riêng về Máy tính, CNTT và Tiếng anh thì chắc nó còn dạy ngược cho VC em luôn!
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
16,040
Động cơ
2,305,861 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khó lắm cục.. đa số các cháu ko học online toàn là con em dân lao động chân tay + chạy chợ… ngay cái mạng Internet còn ko có tiền mà đóng… và cũng không đủ kiến thức kiểm tra con học thế nào.. đã thế lại đẻ nhiều
Mỗi người phải tìm cách cố gắng khắc phục thôi cụ, cả xã hội vận hành 1 chiều, mình đứng lại là tụt phía sau rồi. Bố mẹ k có zalo nữa thì chắc còn nước GV in bài gửi cổng trường qua lấy về cho con học, k theo dc nữa thì chắc hết bài rồi
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,993
Động cơ
379,695 Mã lực
Nghèo thì không thể đảm bảo được mục tiêu "không đứa trẻ nào bị bỏ lại". Đành chấp nhận thực tế rất khác với bức tranh màu hồng để cổ động trên truyền thông.
Chưa có thống kê mức ảnh hưởng, bao nhiêu % gia đình ko có 5T để chi cho con học online (mua pc/laptop cũ và nuôi mạng).
 

Mss AN TÂM

Xe điện
Biển số
OF-748374
Ngày cấp bằng
1/4/20
Số km
2,975
Động cơ
116,944 Mã lực
Khổ nhất các cháu vào lớp 1, e k hiểu học kiểu gì với lớp 1 nữa
 
Biển số
OF-554569
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
364
Động cơ
157,210 Mã lực
Số đó chắc vài % và đặc biệt là k có con của ọp phơ nào trong nhóm đối tượng đó :))
Chắc chắn luôn, vì bố mẹ chúng nó bèo nhèo cũng có cái ĐT cho chúng nó học online :))

Thế em hỏi cụ, trường hợp xấu nhất con cụ nó học chậm 1 năm thì có chết được ko?
Em mà dịch chưa ổn em cũng cho con em ở nhà. việc quá đơn giản làm gì phải nặng đầu.
Lúc này em chả có tiền bạc gì hết, cùng lắm bán cái nhà 3 tỉ mua căn chung cư 2 tỉ. Dư ra 1 tỷ ở nhà ăn tùng tiệm cũng được 3 năm.
Nhìn cái cảnh "mục tiêu kép" này thì em chả thấy em làm được cái gì sắp tới cả, càng cuốc càng lên đồi. Thôi tạm nghỉ đã.
Phần bên dưới là trình bày hoàn cảnh của cụ. Em ko bàn tới. Phần cụ hỏi em em xin phép trả lời như sau: Bất cứ người nào sống hay chết nó đều có số cả rồi. Chưa chắc học chậm 1 năm mà chết ngay, nhưng cũng không có gì đảm bảo học đúng tuổi, đúng lớp mà không chết cả. Nói chung cái việc chết hay sống nó có số cụ ạ. Em không thể trả lời chính xác câu cụ hỏi được.
Ngoài ra, con em nó không rơi vào trường hợp xấu nhất của cụ, vì thế em càng không biết câu trả lời mà cụ hỏi em.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
382
Động cơ
138,485 Mã lực
Tôi nghĩ bộ GD có thể xem xét phối hợp một số giải pháp như sau:

1. Lùi lịch học: kéo dài kỳ nghỉ hè đến hết tháng 12. Học sinh sẽ học liên tục từ 1/2022-8/2022 (học kỳ 1 từ 1/2022 đến 4/2022; học kỳ 2 từ 5/2022 đến 8/2022. Đến lớp tiếp theo thì lùi lại lịch học 1 tháng, bắt đầu từ 10/2022 để học sinh có ít nhất 1 tháng nghỉ ngơi và kết thúc vào tháng 6. Đến lớp tiếp theo nữa thì khôi phục lại hoàn toàn, bắt đầu từ 9/2023 như thông lệ.
- Ưu: đảm bảo thời lượng và chất lượng tương đương với các năm trước.
- Khuyết: phức tạp về mặt bố trí nhân sự / lên lịch làm việc; học sinh sẽ phải học trong thời tiết nóng bức của mùa hè

2. Dạy học qua điện thoại: trả tiền cho đội ngũ giáo viên có bằng sư phạm phù hợp (môn, cấp) nhưng không phải là giáo viên hợp đồng/cơ hữu đang dạy tại trường để làm giáo viên dạy học qua điện thoại cho học sinh. Số lượng giáo viên này theo trí nhớ của tôi đông gấp nhiều lần giáo viên đang dạy trong trường nên có thể phục vụ được nhiều học sinh hơn.
- Ưu: vận dụng được đội ngũ giáo viên không có việc làm để giúp cho giáo viên chính thức giảm tải, vừa giúp giảm lãng phí về nhân lực vừa giảm số đầu học sinh trên mỗi giáo viên; ngoài ra, dạy học qua điện thoại có thể phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet.
- Khuyết: nhiều phụ huynh có thể lo ngại về chất lượng của các giáo viên ít kinh nghiệm. Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan của tôi, ưu điểm rõ ràng của phương pháp này vượt trội hơn khuyết điểm tương đối của nó.

3. Dạy học qua truyền hình hoặc radio (tham khảo thêm: https://www.worldbank.org/en/topic/edutech/brief/how-countries-are-using-edtech-to-support-remote-learning-during-the-covid-19-pandemic). Hàng chục nước ở châu Á, Âu, Mỹ, Phi đã và đang dùng truyền hình và radio để phát nội dung học nhiều tiếng liên tục hàng ngày cho các cấp học khác nhau. Chính quyền Bangladesh (nghèo hơn Việt Nam) phối hợp với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc để phát triển chương trình giáo dục trên 4 kênh khác nhau - TV, radio, điện thoại di động, và internet. Chính quyền Campuchia (nghèo hơn Việt Nam) cũng đã phát triển thêm hàng chục kênh truyền hình mới để phát sóng nội dung giáo dục cho học sinh từ cấp mẫu giáo đến THPT. Đồng thời họ cũng cung cấp các nội dung theo yêu cầu (on-demand) trên Youtube và Facebook cũng như app chính thức từ bộ GD để cho học sinh tự xem.
- Ưu: ước tính độ tương tác với học sinh tương đương với lớp học online mà 1 giáo viên dạy trên 30 học sinh; phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet
- Khuyết: (học qua truyền hình) thời gian nhìn màn hình điện tử tương đối nhiều; (học qua radio) thiếu minh họa nội dung. Tuy nhiên hai khuyết điểm này có thể tránh được nếu phối hợp cả hai phương thức học và dùng chúng cho các môn học phù hợp, ví dụ dạy lịch sử qua radio và dạy sinh học qua truyền hình.

Việc rất nhiều nước với kinh tế bằng hoặc kém hơn Việt Nam đã phát triển được các hệ thống giáo dục công nghệ thấp (không cần máy tính và internet) cũng như giáo dục công nghệ cao+theo yêu cầu (video và tương tác trực tuyến trên Youtube, Facebook, app chuyên dụng) một lần nữa làm tôi thất vọng về dàn lãnh đạo và tầm nhìn của bộ GD Việt Nam. Hệ quả của việc lãnh đạo yếu kém ấy đã và đang hủy hoại việc học hành của hàng triệu học sinh trong 2 năm liên tiếp.
 

chim to

Xe tăng
Biển số
OF-507278
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
1,436
Động cơ
3,342 Mã lực
Tuổi
49
Covid có khi bỏ mấy môn vô bổ để giảm thời gian học nhỉ?
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,993
Động cơ
379,695 Mã lực
Tôi nghĩ bộ GD có thể xem xét phối hợp một số giải pháp như sau:

1. Lùi lịch học: kéo dài kỳ nghỉ hè đến hết tháng 12. Học sinh sẽ học liên tục từ 1/2022-8/2022 (học kỳ 1 từ 1/2022 đến 4/2022; học kỳ 2 từ 5/2022 đến 8/2022. Đến lớp tiếp theo thì lùi lại lịch học 1 tháng, bắt đầu từ 10/2022 để học sinh có ít nhất 1 tháng nghỉ ngơi và kết thúc vào tháng 6. Đến lớp tiếp theo nữa thì khôi phục lại hoàn toàn, bắt đầu từ 9/2023 như thông lệ.
- Ưu: đảm bảo thời lượng và chất lượng tương đương với các năm trước.
- Khuyết: phức tạp về mặt bố trí nhân sự / lên lịch làm việc; học sinh sẽ phải học trong thời tiết nóng bức của mùa hè

2. Dạy học qua điện thoại: trả tiền cho đội ngũ giáo viên có bằng sư phạm phù hợp (môn, cấp) nhưng không phải là giáo viên hợp đồng/cơ hữu đang dạy tại trường để làm giáo viên dạy học qua điện thoại cho học sinh. Số lượng giáo viên này theo trí nhớ của tôi đông gấp nhiều lần giáo viên đang dạy trong trường nên có thể phục vụ được nhiều học sinh hơn.
- Ưu: vận dụng được đội ngũ giáo viên không có việc làm để giúp cho giáo viên chính thức giảm tải, vừa giúp giảm lãng phí về nhân lực vừa giảm số đầu học sinh trên mỗi giáo viên; ngoài ra, dạy học qua điện thoại có thể phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet.
- Khuyết: nhiều phụ huynh có thể lo ngại về chất lượng của các giáo viên ít kinh nghiệm. Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan của tôi, ưu điểm rõ ràng của phương pháp này vượt trội hơn khuyết điểm tương đối của nó.

3. Dạy học qua truyền hình hoặc radio (tham khảo thêm: https://www.worldbank.org/en/topic/edutech/brief/how-countries-are-using-edtech-to-support-remote-learning-during-the-covid-19-pandemic). Hàng chục nước ở châu Á, Âu, Mỹ, Phi đã và đang dùng truyền hình và radio để phát nội dung học nhiều tiếng liên tục hàng ngày cho các cấp học khác nhau. Chính quyền Bangladesh (nghèo hơn Việt Nam) phối hợp với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc để phát triển chương trình giáo dục trên 4 kênh khác nhau - TV, radio, điện thoại di động, và internet. Chính quyền Campuchia (nghèo hơn Việt Nam) cũng đã phát triển thêm hàng chục kênh truyền hình mới để phát sóng nội dung giáo dục cho học sinh từ cấp mẫu giáo đến THPT. Đồng thời họ cũng cung cấp các nội dung theo yêu cầu (on-demand) trên Youtube và Facebook cũng như app chính thức từ bộ GD để cho học sinh tự xem.
- Ưu: ước tính độ tương tác với học sinh tương đương với lớp học online mà 1 giáo viên dạy trên 30 học sinh; phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet
- Khuyết: (học qua truyền hình) thời gian nhìn màn hình điện tử tương đối nhiều; (học qua radio) thiếu minh họa nội dung. Tuy nhiên hai khuyết điểm này có thể tránh được nếu phối hợp cả hai phương thức học và dùng chúng cho các môn học phù hợp, ví dụ dạy lịch sử qua radio và dạy sinh học qua truyền hình.

Việc rất nhiều nước với kinh tế bằng hoặc kém hơn Việt Nam đã phát triển được các hệ thống giáo dục công nghệ thấp (không cần máy tính và internet) cũng như giáo dục công nghệ cao+theo yêu cầu (video và tương tác trực tuyến trên Youtube, Facebook, app chuyên dụng) một lần nữa làm tôi thất vọng về dàn lãnh đạo và tầm nhìn của bộ GD Việt Nam. Hệ quả của việc lãnh đạo yếu kém ấy đã và đang hủy hoại việc học hành của hàng triệu học sinh trong 2 năm liên tiếp.
1) Ở VN qc vô cùng lo ngại lùi khai giảng sang bất kỳ tháng nào khác với tháng 9. Cái mốc tháng 9 ngày khai trường 1945 gắn với vĩ nhân.
2) , 3) đều tốt và có thể áp dụng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên chưa ước tính được tổng chi phí, và nguồn ngân sách đổ vào phòng chống dịch bệnh lớn, cùng với nguồn thu giảm rõ rệt, nên cần những con số cụ thể.
 

Haith_XL

Xe tải
Biển số
OF-300893
Ngày cấp bằng
6/12/13
Số km
332
Động cơ
310,204 Mã lực
Dạy qua truyền hình là phương án hợp lý.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top