[Funland] Viện Dưỡng Lão

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,054
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Giá đó chắc đã có bảo hiểm trả 1/2 - 2/3 rồi cụ. Ở các nước an sinh cao là hay có bảo hiểm chăm sóc dài hạn (Long-term Care Insurance).
Nếu ko có bảo hiểm thì cao lắm.
Em ko hỏi kỹ, nghe con dâu cụ nói thoáng qua. Được cái họ tính toán rõ ràng lắm. Khi ông cụ còn sống thì hai ông bà sống riêng ko ở cùng con cái. Lúc ông yếu có làm di chúc chia nhà 2 phần, 1 phần của cụ bà, phần của cụ ông để cho con trai lớn. Nếu cụ bà muốn ở với con nào thì 1/2 nhà của bà cho con đấy. Hai người con được chia nhà có trách nhiệm chu cấp cho bà tới cuối đời với mức tiền theo quy định. Bà muốn vào VDL thì toàn bộ nhà về con lớn, ông này phải trả toàn bộ chi phí VDL cho bà tới cuối đời. Bà cũng có lương hưu nên chắc nhà nước trả một phần chi phí. Bà có tiền riêng nên sinh nhật con cháu bà vẫn tự đặt quà, trả tiền chứ chẳng phải xin con nào hết.
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
3,402
Động cơ
275,300 Mã lực
Tuổi
43
Cái này phụ thuộc kinh tế và suy nghĩ của ông bà nữa. Có người muốn đi VDL, có người không. Còn bảo các cụ vào VDL rồi may ra con cháu năm nó đến thăm 3-4 lần là cùng, đừng có mơ tuần nào chúng nó cũng đến.
 

seowebthue

Xe tăng
Biển số
OF-353235
Ngày cấp bằng
1/2/15
Số km
1,551
Động cơ
201,774 Mã lực
Website
ihome-motors.com
Em bây h là trẻ mồ côi , có muốn được chăm, được nghe chửi cũng chẳng được. Em sang hàng bên kia em đứng vậy. Để em nhớ lại một thời được nghe chửi mắng .
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,373
Động cơ
211,886 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với bố mẹ thì em không có ý định đưa vào VDL. Với em thì trước em rất quyết tâm vào VDL vì xác định không muốn sống cùng con dâu. Nhưng 1 lần em đọc được bài này trên fb, hơi dài nhưng đáng để đọc, để nhìn VDL ở 1 góc độ khác.

Trạm Cuối Cuộc Đời Bên Mỹ

Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Ông về hưu, đang định cư tại Orange County.

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não.. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dandelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bà xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung thư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngoại nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giã, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản án tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?

Tác giả: Chú Chín Cal
Bài viết thì rất cảm động nhưng mang ý chủ quan và dẫn dắt của người viết quá nhiều cụ ạ (có thể là để câu like share). Với công nghệ hiện tại, camera 24/24, kiểm soát từng chút một việc chăm sóc các cụ ông cụ bà của điều dưỡng viên thì không dễ để tiêm thuốc an thần, hay thiếu trách nhiệm với các cụ được đâu. Ngày xưa thì đi nhà trẻ, đi học, hay vào viện dưỡng lão đều hên xui vì mình không kiểm soát được quá trình, nhưng bây giờ thì việc lạm dụng người già hoặc trẻ em không dễ dàng nữa.
Còn lựa chọn thế nào thì ko có đáp án tuyệt đối mà đều dựa vào sự phù hợp của mỗi gia đình. Có nhà giàu ở trong lâu đài thì thuê hẳn máy móc và điều dưỡng về nhà, có người thích có bạn hoặc con cái bận thì vào viện dưỡng lão cũng là hợp lý, cũng có cụ thích ở nhà hoặc con cái thích dành thời gian bên các cụ thì vẫn chăm sóc ở nhà. Nhưng ko nên nói cái nào là đúng hẳn hoặc sai hẳn. Tất cả chỉ là 2 chữ phù hợp.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
489
Động cơ
128,025 Mã lực
Tuổi
32
Như vậy , đến thời điểm này VDL ở ta chưa cạnh tranh được với việc thuê Osin về nhà chăm sóc cccm nhể
 

quanfgv35

Xe điện
Biển số
OF-27927
Ngày cấp bằng
28/1/09
Số km
3,725
Động cơ
531,782 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
ở đấy chứ đâu
Website
tamthoikhongco.com
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Nếu có đk để được ở cùng bố mẹ mà vất vả chút xíu thì cũng nên chịu đựng. E thì trái ngược, những lúc bà ốm đau, mình được hầu hạ cũng là lúc trả công ơn sinh thành, dưỡng dục. Khi đó nhìn ánh mắt của bà vui vẻ là e cũng hạnh phúc lắm rồi (Mẹ e hơn 80, Bố e mất lâu rồi) Dù sao mình cũng là người Á Đông tỷ lệ các cụ tự nguyện vui vẻ xa con cháu vào viện dưỡng lão e nghĩ không nhiều. Đây là quan điểm cá nhân e thôi chứ không có ý gì mong các Cụ bỏ quá
 

Mr. Bonjames

Xe tải
Biển số
OF-804032
Ngày cấp bằng
13/2/22
Số km
404
Động cơ
18,385 Mã lực
Có phải muốn đưa cha mẹ vào vdl là đưa được đâu. Nếu các cụ không đồng ý thì còn khuya dù tốt đến đâu.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
228
Động cơ
45,729 Mã lực
Tuổi
52
Ở Pháp gần đây rung động chuyện nhà dưỡng lão. Vì chạy theo lợi nhuận, họ cắt giảm nhân viên tối đa. Hệ quả là các cụ già 3 ngày mới được tắm 1 lần, 3 cái bỉm vệ sinh 1 ngày, nên luôn hôi thối. Ăn uống giảm tối đa, nhiều khi trộn lẫn vào nhau để ăn cho nhanh. Sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần để các cụ không làm phiền ban đêm. Còn rất nhiều chuyện khác, rất bê bối.
Vấn đề ở chỗ, người già Pháp sống rất lâu. Nhiều khi các con già rồi, mà bố mẹ vẫn chưa chết. Nên các con cũng không đủ sức chăm sóc mà các cụ.
Ngoài chuyện các con sống ở xa, còn bận rộn công việc, thì ở đâu cũng thế.
Nếu những cụ bị lẫn, bị run rẩy tay chân, lại phải có người để mắt thường xuyên. Nhà dưỡng lão là lựa chọn bắt buộc.
Pháp đang xem xét lại chính sách chăm sóc người cao tuổi, nhưng rất khó. Việc để các cụ ở nhà, hàng ngày có người đến, thì quá tốn kém. 1 mô hình khác là 1 hộ lý sống chúng với 3-4 cụ, như 1 gia đình nhỏ, nhưng cũng khá tốn, và phải xếp hàng trước vài năm. Cụ nào chết, mới có chỗ đón cụ mới.
Quan trọng bây giờ không cần sống lâu, mà sống khỏe và chết nhanh. Chứ ốm đau nằm cả chục năm thì cũng khổ sở.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,054
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Ở Pháp gần đây rung động chuyện nhà dưỡng lão. Vì chạy theo lợi nhuận, họ cắt giảm nhân viên tối đa. Hệ quả là các cụ già 3 ngày mới được tắm 1 lần, 3 cái bỉm vệ sinh 1 ngày, nên luôn hôi thối. Ăn uống giảm tối đa, nhiều khi trộn lẫn vào nhau để ăn cho nhanh. Sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần để các cụ không làm phiền ban đêm. Còn rất nhiều chuyện khác, rất bê bối.
Vấn đề ở chỗ, người già Pháp sống rất lâu. Nhiều khi các con già rồi, mà bố mẹ vẫn chưa chết. Nên các con cũng không đủ sức chăm sóc mà các cụ.
Ngoài chuyện các con sống ở xa, còn bận rộn công việc, thì ở đâu cũng thế.
Nếu những cụ bị lẫn, bị run rẩy tay chân, lại phải có người để mắt thường xuyên. Nhà dưỡng lão là lựa chọn bắt buộc.
Pháp đang xem xét lại chính sách chăm sóc người cao tuổi, nhưng rất khó. Việc để các cụ ở nhà, hàng ngày có người đến, thì quá tốn kém. 1 mô hình khác là 1 hộ lý sống chúng với 3-4 cụ, như 1 gia đình nhỏ, nhưng cũng khá tốn, và phải xếp hàng trước vài năm. Cụ nào chết, mới có chỗ đón cụ mới.
Quan trọng bây giờ không cần sống lâu, mà sống khỏe và chết nhanh. Chứ ốm đau nằm cả chục năm thì cũng khổ sở.
Sống khoẻ chết nhanh là mơ ước của nhiều người. Em thì vế đầu đã kém rồi, hi vọng vế sau không phải dễ - có phúc mới chết được nhanh. Nói ra các cụ ném đá bảo em vô tình máu lạnh. Thực tâm mỗi khi thấy người trên 60 tuổi mà mất đột ngột do đột quỵ, nhồi máu cơ tim là em lại không thấy thương xót mà có chút mừng cho các cụ đã được “chết Tiên”. Em chỉ cảm thông với sự mất người thân đột ngột của gia quyến. Chiều ngược lại, thấy các cụ cao niên chịu dày vò của bệnh tật lại không minh mẫn thì em thấy thương và chẳng mong các cụ sống lâu thêm nữa. Em tuyệt đối ko chúc cụ nào sống lâu trăm tuổi mà chỉ chúc mạnh khoẻ, vui vẻ.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
228
Động cơ
45,729 Mã lực
Tuổi
52
Sống khoẻ chết nhanh là mơ ước của nhiều người. Em thì vế đầu đã kém rồi, hi vọng vế sau không phải dễ - có phúc mới chết được nhanh. Nói ra các cụ ném đá bảo em vô tình máu lạnh. Thực tâm mỗi khi thấy người trên 60 tuổi mà mất đột ngột do đột quỵ, nhồi máu cơ tim là em lại không thấy thương xót mà có chút mừng cho các cụ đã được “chết Tiên”. Em chỉ cảm thông với sự mất người thân đột ngột của gia quyến. Chiều ngược lại, thấy các cụ cao niên chịu dày vò của bệnh tật lại không minh mẫn thì em thấy thương và chẳng mong các cụ sống lâu thêm nữa. Em tuyệt đối ko chúc cụ nào sống lâu trăm tuổi mà chỉ chúc mạnh khoẻ, vui vẻ.
Đúng là thấy nhiều cụ, dây rợ đầy người, không tự làm được gì nữa, nhưng cứ thuốc men tẩm bổ, nên mãi không chết. Thấy thế thì thà chết vì đột quỵ còn hơn.
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,904
Động cơ
357,315 Mã lực
Nhiều người bảo để các cụ ở nhà mới tình cảm.tỉnh cảm là phải chăm lo tốt cho các cụ,chứ để các cụ ở nhà rồi ko quan tâm đi biền biệt thì liệu có tình cảm ko ? Vào viện dưỡng lão đc cụ đc chăm sóc về mọi mặt còn tốt hơn ở nhà.nhiều khi có muốn đưa các cụ vào VDL cũng ko đc ý chứ,vì chi phí cao lắm ko rẻ đâu
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,904
Động cơ
357,315 Mã lực
Sống khoẻ chết nhanh là mơ ước của nhiều người. Em thì vế đầu đã kém rồi, hi vọng vế sau không phải dễ - có phúc mới chết được nhanh. Nói ra các cụ ném đá bảo em vô tình máu lạnh. Thực tâm mỗi khi thấy người trên 60 tuổi mà mất đột ngột do đột quỵ, nhồi máu cơ tim là em lại không thấy thương xót mà có chút mừng cho các cụ đã được “chết Tiên”. Em chỉ cảm thông với sự mất người thân đột ngột của gia quyến. Chiều ngược lại, thấy các cụ cao niên chịu dày vò của bệnh tật lại không minh mẫn thì em thấy thương và chẳng mong các cụ sống lâu thêm nữa. Em tuyệt đối ko chúc cụ nào sống lâu trăm tuổi mà chỉ chúc mạnh khoẻ, vui vẻ.
Ông nội ông ngoại e đối lập nhau luôn
Ông nội e bị đột quỵ sau khi cơm tối,ko kịp dặn dò trăn trối điều gì.con cháu ko đc hầu hạ ông dù chỉ 1 ngày.trong khi đó ông ngoại e bị tai biến nằm liệt 1 chỗ mấy năm mới mất,ko đi lại đc,nói chuyện cũng ko đc,ăn uống thì các con cho gì ăn đấy,đúng kiểu ăn để duy trì cuộc sống thôi chứ ông ăn có cảm nhận đc hương vị của những loại thức ăn ông ăn đâu.sống như ông ngoại e những năm cuối đời rất là khổ
Nên sau này về già e muốn chết sớm còn hơn là sống liệt giường liệt chiếu,chả hưởng thụ đc gì cả,ko đi lại đc.cái gì cũng phụ thuộc vào con cháu vừa phiển hà,khổ,lại làm gánh nặng cho các con cháu
Ông nội e mất năm 2000,nhưng từ năm 93 ông đã viết di chúc dặn các bác sỹ và con cháu là ông nếu như bị tai biến thì mong các bác sỹ đừng cứu chữa mà hãy để cho ông ra đi sớm cho thanh thản.rồi dặn con cháu là đảng và nhà nước đầu tư hơn 10 tỷ ( con số e ko nhớ chính xác lắm ) để xây cái đài hoá thân hoàn vũ cho xã hội văn minh,nên khi ông mất thì đưa ông đi hoá táng thực hiện những cái văn minh của đảng mang lại cho nhân dân.1 cán bộ lão thành cách mạng 16 tuổi đã đi theo đảng và đến lúc cuối đời ông cũng vẫn theo đảng
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,106
Động cơ
506,701 Mã lực
Em cũng đi mua đất tứ lung tung, quy hoạch cđ mình và nếu có thể anh em bạn bè thân thích same gen vào cùng 1 chỗ, lấy lương hưu thuê 2-3 người 1 điều dưỡng viên chắm cho đến khi fly awys
 

Dacia90

Xe tăng
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,823
Động cơ
63,979 Mã lực
Tuổi
44
Sau này về già làm hệ cẩu trục giống trong nhà máy, đặt dưới trần nhà, di chuyển từ phòng ngủ sang phòng tắm chỉ việc cẩu sang. Kiếm cháu điều dưỡng nào thạo việc chăm sóc và thao tác tốt điều khiển là ngon.
 

NGUYENVO79

Xe đạp
Biển số
OF-788549
Ngày cấp bằng
27/8/21
Số km
17
Động cơ
25,348 Mã lực
Tuổi
45
Đưa cha mẹ vào VDL ở hiện tại và mình trong tương lai là mong muốn chính đáng của một bộ phận xã hội trong đó có em và nhiều bạn bè. Luôn có hai luồng ý kiến: thích và không thích VDL. Em thuộc về phía thích và tôn trọng phía không thích do ai cũng có mong muốn và cái lý của mình.

Ở đây em chỉ xin trình bày lí do mà mình thích, cần thiết mô hình này sớm được đầu tư rộng rãi với quy mô từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với tài chính của người dân.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ BẠN: Ở bất cứ lứa tuổi nào con người cũng đều có nhu cầu giao lưu, trao đổi, tâm tình, thậm chí tranh luận với người khác. Ở người già, khi các hoạt động khác hầu như không còn hoặc rất ít thì nhu cầu này lại càng cần thiết. Tuổi nào bạn đó, ở VDL với những người cùng lứa tuổi, tinh thần - sức khoẻ tương tự mình thường sẽ dễ giao lưu, trò chuyện hơn.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC ĂN UỐNG PHÙ HỢP NHU CẦU VÀ SỨC KHOẺ: Tất nhiên khi ở nhà người già vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên người già răng thường yếu nên nhiều người cần ăn thức ăn nhừ, cắt nhỏ và không có xương. Con cháu bận rộn không phải lúc nào cũng nấu 2 chế độ theo đúng nhu cầu người già. Thậm chí khi con cháu vắng bữa hoặc không ở cùng thì nhiều lúc các cụ bỏ bữa rất hại cho sức khoẻ.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ THƯỜNG XUYÊN: Tuổi già đi kèm với bệnh tật là diễn biến tất yếu của cơ thể. Để làm chậm quá trình hỏng hóc của các bộ phận cơ thể - người già cần được khám hàng tuần và uống thuốc hàng ngày. Vì thế cần có người phát và nhắc uống đúng thuốc theo giờ - điều này nếu ở nhà không có người ở cạnh cả ngày thì các cụ có thể nhầm lẫn hoặc quên.
Việc đưa người già hàng tuần đi thăm khám các bệnh già thông thường tại bệnh viện là bất khả thi do đông đúc, đường xa và mất thời gian - vì thế thường khi bệnh nặng mới đi khám. Ở VDL có nhân viên y tế kiểm tra hàng tuần sẽ giảm nguy cơ tăng nặng.
Người già cũng cần vận động thể dục nhẹ nhàng nâng cao thể lực như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền...: có người cùng tập hoặc nhân viên hỗ trợ các cụ sẽ chịu khó bớt ỳ hơn.
Khi chẳng may bị ngã hoặc đổ bệnh nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời: tại VDL có nhân viên y tế và xe cấp cứu sẽ giúp cho việc này tốt hơn ở nhà. Và việc một nhân viên y tế chăm sóc nhiều người già sẽ giảm gánh nặng chi phí hơn so với việc thuê riêng nhân viên y tế đến nhà thường xuyên.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN NGỦ NGHỈ THEO NHU CẦU: về già đa số sẽ ngủ sớm dậy sớm và ngủ nhiều giấc ngắn. Ngủ theo sinh hoạt giờ giấc của người trẻ sẽ làm nhiều cụ mất ngủ, thiếu ngủ do khi người già cần ngủ thì người trẻ vẫn còn bật nhạc, trẻ con nô đùa. Người già cũng dễ tỉnh giấc mất ngủ, vì thế cần môi trường yên tĩnh, ít tiếng động hơn - sống cùng nhà trong khu dân cư hoặc chung cư khó đảm bảo yên tĩnh.

☘NGƯỜI GIÀ CŨNG CẦN GIẢI TRÍ: việc cùng nhau xem những bộ phim “thời xưa”, xem biểu diễn nghệ thuật như Cải lương, Tuồng, Chèo..là rất cần thiết cho tinh thần. VDL cũng có thể tổ chức câu cá hàng tuần cho các cụ ông còn đủ sức khoẻ, tổ chức cho các cụ biểu diễn văn nghệ cùng nhau.

🍎Trên đây em đã liệt kê một số lí do chính vì sao em có nhu cầu đưa cha mẹ và mình vào VDL. Cha mẹ vào VDL không có nghĩa xa cách, không nhận được sự thăm hỏi quan tâm của con cháu. Theo em vào cuối tuần con cháu đến thăm các cụ, đưa các cụ đi chơi, các cụ còn sức khoẻ thì thỉnh thoảng tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày . Những ngày gia đình tổ chức gặp mặt đông đủ như sinh nhật các thành viên, mừng thọ, giỗ chạp, các ngày lễ thì đón các cụ về tham gia trong ngày sau đó đưa về Viện để đảm bảo thói quen sinh hoạt. Muốn vậy VDL chỉ nên cách nhà tối 1h xe chạy.
Tuỳ theo khả năng và nhu cầu mà có sự lựa chọn: ở phòng chung 8, 6, 4, 2 người hay ở phòng riêng. VDL có vườn hoa khuôn viên rộng rãi để đi dạo hay chỉ có sảnh nhỏ để ngồi nói chuyện.. Có bác sĩ túc trực hay chỉ có y tá phát thuốc, có sẵn xe cấp cứu hay chỉ liên kết với đơn vị y tế.. Chế độ ăn uống theo yêu cầu hay chung theo thực đơn sẵn có. Một điều dưỡng chăm sóc 5-10 hay 20 người..
Để có thể thực hiện được việc vào VDL đáp ứng các nhu cầu từ vừa phải đến cao cấp thì bắt buộc phải có tài chính đảm bảo do VN chưa thể có phúc lợi xã hội đủ cho người già. Hiện tại cũng có một số VDL nhưng quá ít ỏi, ít sự lựa chọn. Trong tương lai nếu được đầu tư và có sự trợ giúp của nhà nước, em tin rằng sẽ có nhiều người lựa chọn hình thức này
4A21E3EB-AA2A-4560-A40B-04560F7C69A0.jpeg
- Mình cũng đã từng có mối quan tâm đến VDL và từng có nhửng mơ mộng như vậy; nhưng sau khi đi tham quan VDL của gia đình một người chị quy mô chăm sóc hiện khoảng 600 cụ thì mình từ bỏ luôn ý đinh làm VDL ở Viet nam ( VDL này cũng hợp tác với các VDL ờ Nhật mục đích để các bạn Việt nam thực tập khả năng chịu đựng và đạt để có thể sang làm điều dưỡng ở các VDL ở Nhật); Các yêu cầu mà bạn đưa ra theo quan điểm mình là nhữ yêu cầu cần và thực tế là dễ thực hiện nhất trong môi trường VDL, cái khó ở VDL ờ Việt nam theo chị chủ tâm sự như sau :
1. Về khoảng cách không được quá xa trung tâm; trong mọi trường hợp phải đảm bảo 30-45p tới bệnh viện tuyến trên=>cách trung tâm tối đa 40km=> Giá thành đất mắc không làm rộng được.
2. Về trang thiết bị, đội ngũ gần tương đương một bệnh viện cấp huyện nhỏ, có đầy đủ phòng ICU, cấp cứu;xe cứu thương,.. túc trực 24/24. Khoảng 20% số cụ VDL sống đời sống thực vật; gia đình không kham nổi viện phí nên đành để các cụ ở VDL; 20% các cụ có vấn đề thần kinh.
3. Người già ở Việt nam thường không muốn bị xem là gánh năng cho con cháu; nên các cụ được đưa vào VDL thì hầu như là gia đình hết cách, không còn khả năng chăm sóc nữa.
4. Các cụ vào VDL hầu như không còn khả năng tự ăn uống, vệ sinh tất cả phụ thuộc vào điều dưỡng. chuyện điều dưỡng cho các cụ ăn bị đánh ; bị phun thức ăn vào mặt là chuyện rất bình thường.
5. Một số cụ sau khi người nhà đưa tới thì phủi hết tránh nhiệm, trung tâm tự lo ( số này ít nhưng có).
6.Việc các cụ lớn tuổi nên mất đột ngột diễn ra tương đối; phải làm việc với pháp y, người nhà,...
7 Và trong tất cả khó khăn trên thì cái khó khăn nhất là đối phó với gia đình , người thân các cụ nguyên nhân vì đa số các cụ đãng trí nên cho ăn uống đầy đủ những khi người nhà tới thăm thì nói bị bỏ đói, bị đánh; đã nhiều trường hợp điều dưỡng, y bác sĩ bị đánh, bị làm nhục trong VDL.
8 Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu điều dưỡng đi Nhật Bản rất cao; lương hầu như gấp đôi các lĩnh vực khác mà vẫn rất khó tuyển được người đi vì không chịu đượng nổi áp lực
 

trada.wifi

Xe đạp
Biển số
OF-625366
Ngày cấp bằng
20/3/19
Số km
48
Động cơ
114,595 Mã lực
Tuổi
33
Vào vdl trung bình cũng 15tr/ tháng/ 1 slot. Phải đảm bảo tài chính lắm mowis dám vào. Theo e tuif thuê giúp việc lương cao cungx hợp lý
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,054
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
- Mình cũng đã từng có mối quan tâm đến VDL và từng có nhửng mơ mộng như vậy; nhưng sau khi đi tham quan VDL của gia đình một người chị quy mô chăm sóc hiện khoảng 600 cụ thì mình từ bỏ luôn ý đinh làm VDL ở Viet nam ( VDL này cũng hợp tác với các VDL ờ Nhật mục đích để các bạn Việt nam thực tập khả năng chịu đựng và đạt để có thể sang làm điều dưỡng ở các VDL ở Nhật); Các yêu cầu mà bạn đưa ra theo quan điểm mình là nhữ yêu cầu cần và thực tế là dễ thực hiện nhất trong môi trường VDL, cái khó ở VDL ờ Việt nam theo chị chủ tâm sự như sau :
1. Về khoảng cách không được quá xa trung tâm; trong mọi trường hợp phải đảm bảo 30-45p tới bệnh viện tuyến trên=>cách trung tâm tối đa 40km=> Giá thành đất mắc không làm rộng được.
2. Về trang thiết bị, đội ngũ gần tương đương một bệnh viện cấp huyện nhỏ, có đầy đủ phòng ICU, cấp cứu;xe cứu thương,.. túc trực 24/24. Khoảng 20% số cụ VDL sống đời sống thực vật; gia đình không kham nổi viện phí nên đành để các cụ ở VDL; 20% các cụ có vấn đề thần kinh.
3. Người già ở Việt nam thường không muốn bị xem là gánh năng cho con cháu; nên các cụ được đưa vào VDL thì hầu như là gia đình hết cách, không còn khả năng chăm sóc nữa.
4. Các cụ vào VDL hầu như không còn khả năng tự ăn uống, vệ sinh tất cả phụ thuộc vào điều dưỡng. chuyện điều dưỡng cho các cụ ăn bị đánh ; bị phun thức ăn vào mặt là chuyện rất bình thường.
5. Một số cụ sau khi người nhà đưa tới thì phủi hết tránh nhiệm, trung tâm tự lo ( số này ít nhưng có).
6.Việc các cụ lớn tuổi nên mất đột ngột diễn ra tương đối; phải làm việc với pháp y, người nhà,...
7 Và trong tất cả khó khăn trên thì cái khó khăn nhất là đối phó với gia đình , người thân các cụ nguyên nhân vì đa số các cụ đãng trí nên cho ăn uống đầy đủ những khi người nhà tới thăm thì nói bị bỏ đói, bị đánh; đã nhiều trường hợp điều dưỡng, y bác sĩ bị đánh, bị làm nhục trong VDL.
8 Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu điều dưỡng đi Nhật Bản rất cao; lương hầu như gấp đôi các lĩnh vực khác mà vẫn rất khó tuyển được người đi vì không chịu đượng nổi áp lực
Cảm ơn cụ đã viết rất chi tiết về những khó khăn khi muốn triển khai mô hình VDL ở VN. Em thấy tất cả những điều trên đều đúng và hiểu chính vì vậy nên có cầu nhưng cung ở VN vẫn còn thiếu.
- Em viết thớt này ngoài mục đích bày tỏ nhu cầu của mình về VDL văn minh thì cũng mong các cụ mợ cho ý kiến đặc biệt là những còm giá trị như của cụ. Khi nhiều người hiểu hơn sẽ có cái nhìn và cách suy nghĩ dần được cải thiện, coi VDL là nơi hợp tác với gia đình trong việc chăm sóc người già chứ không phải là nơi để phó mặc khi mình đã hết cách. Đưa ra ý kiến cũng giúp cho mọi người cảm thông và chia sẻ các áp lực với các nhân viên của VDL.
-Có chút mơ hão nhưng em cũng hi vọng khi xã hội thực sự có nhu cầu chính đáng thì nhà nước cũng phải xem xét hỗ trợ loại hình này về việc dành quỹ đất giá rẻ trong bán kính 20-30’ xe chạy tới Bệnh viện, không quá xa các khu dịch vụ và dân cư.
-Cụ đề cập chi tiết về những trường hợp các cụ trong diện “chờ chết” khi đã gần như ko còn minh mẫn, sức khoẻ suy kiệt thì việc chăm sóc cực kỳ vất và dễ bị phiền toái về pháp lý. Điều này là thực tế. Như vậy phải có khung dịch vụ, cam kết pháp luật và y tế rõ ràng giữa gia đình và VDL. Trừ các VDL từ thiện của nhà nước và các tổ chức xã hội, với VDL dịch vụ bắt buộc phải có đủ tài chính và cam kết pháp luật thì mới cung cấp dịch vụ. Nếu gia đình không đáp ứng được các yêu cầu thì VDL đương nhiên có quyền từ chối, trả các cụ về cho gia đình tự giải quyết.
Ở trên có cụ đã đăng lại một bài chia sẻ về trường hợp mẹ vk ở bên Mỹ. Em thấy rằng với những trường hợp đó cũng như cụ viết thì dù sự thật phũ phàng nhưng việc bắt buộc phải dùng thuốc ngủ và an thần không sai vì cũng chẳng còn cách nào tốt hơn. Cụ thể được can thiệp y tế ở mức độ nào thì phải công khai và không vi phạm pháp luật.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,541
Động cơ
438,106 Mã lực
Nơi ở
HN
Nhà em các cụ 80-83 rồi nhưng ko ở chung với con cái vì 2 thế hệ rất kênh nhau về khung thời gian sinh hoạt. Ông bà em giả sử có vào VDL thì đương nhiên sẽ chọn nơi có điều kiện tốt nhất vì các cụ có tài chính. Tuy nhiên, ở mình ko có nhiều lựa chọn VDL tốt nên 2 cụ ở nhà, có 1 giúp việc siêu đẳng và 1 anh lái xe để chở đi đây đi kia. Hàng ngày 2 cụ ăn uống healthy, dành nhiều thời gian tập tành thái cực quyền, dịch cân kinh, trộm vía chứ em hơn 40 ko leo đc thang bộ, còn các cụ vẫn leo thang bộ ngon lành.
Em nghĩ tầm 20-30 năm nữa, khi thế hệ e bước vào tuổi già, thì quan niệm về việc vào VDL sẽ thay đổi mạnh mẽ, chúng ta sẽ có nhiều VDL và có nhiều ng già muốn vào VDL hơn.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,054
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Vào vdl trung bình cũng 15tr/ tháng/ 1 slot. Phải đảm bảo tài chính lắm mowis dám vào. Theo e tuif thuê giúp việc lương cao cungx hợp lý
Điều này đang được nhiều gia đình thực hiện, con cháu gần gũi các cụ hàng ngày. Tuy vậy chi phí thuê người và ăn ở ít nhất cũng phải hơn chục tr chứ ko rẻ hơn VDL. Mặt khác đa số giúp việc không được đào tạo chuyên nghiệp, sẽ khó có thể xử lý các tình huống nguy hiểm bất thường. Chăm sóc 1:1 tốt nhưng cũng có cái dở khi cần hỗ trợ.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,054
Động cơ
107,252 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Nhà em các cụ 80-83 rồi nhưng ko ở chung với con cái vì 2 thế hệ rất kênh nhau về khung thời gian sinh hoạt. Ông bà em giả sử có vào VDL thì đương nhiên sẽ chọn nơi có điều kiện tốt nhất vì các cụ có tài chính. Tuy nhiên, ở mình ko có nhiều lựa chọn VDL tốt nên 2 cụ ở nhà, có 1 giúp việc siêu đẳng và 1 anh lái xe để chở đi đây đi kia. Hàng ngày 2 cụ ăn uống healthy, dành nhiều thời gian tập tành thái cực quyền, dịch cân kinh, trộm vía chứ em hơn 40 ko leo đc thang bộ, còn các cụ vẫn leo thang bộ ngon lành.
Em nghĩ tầm 20-30 năm nữa, khi thế hệ e bước vào tuổi già, thì quan niệm về việc vào VDL sẽ thay đổi mạnh mẽ, chúng ta sẽ có nhiều VDL và có nhiều ng già muốn vào VDL hơn.
[/QUOT
Trộm vía hai cụ nhà mợ, già mà vẫn dẻo💐
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top