[Funland] Viettel có thể sản xuất chip ?

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,669
Động cơ
374,748 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ này rất am hiểu về ngành bán dẫn, post nào của cụ ý có liên quan đến chủ đề này, cá nhân tôi đều đọc rất khoái. Nhưng đoạn viết trên rất ngây thơ hoặc cụ ấy cố tình viết trên quan điểm phổ cập giáo dục, viết để khích lệ toàn dân :P Không thể vì chính phủ có nhời, mà các tập đoàn công nghệ đang có bí quyết đồng ý chuyển giao, đồng thời được cái gật đầu "không phản đối" của chính phủ của tập đoàn công nghệ, thì việc chuyển giao công nghệ sẽ xảy ra. Nhớ lại năm ngoái, covid đương căng, vắc xin khan hiếm. Chính phủ ta đi khắp nơi, cả Nga, cả Mỹ, cả Anh, cả WHO xin họ chuyển giao công nghệ làm vắc xin. Ai cũng hứa giúp đỡ cả, tức là không ai phản đối, không ai thấy phải dè chừng khi chuyển giao công nghệ cho ta, nhưng việc chuyển giao không xảy ra hoặc có thể đã khởi động nhưng chả có kết quả gì cả. Lý do là gì?

Tư bản làm việc với lý do lợi nhuận. Texas Instrumental làm việc với Samsung trên cơ sở nhượng quyền. Tôi ví dụ thế này. Nhà máy thuốc lá Thăng Long sản xuất thuốc lá mác Thăng Long, bán được 10 nghìn một bao. Nay họ hợp tác với Marlboro (tưởng tượng thôi nhé) sản xuất thuốc lá đóng mác Marboro với chi phí sản xuất tương tự mà lại bán được 30 nghìn một bao, có điều phải trả tiền bản quyền (Royalty) cho Marlboro 10 nghìn một bao được bán ra. Thế thì cả hai bên có lợi quá, làm thôi! Hãy tưởng tượng tiếp như thế này. Qua một thời gian, công ty Thăng Long trở nên giỏi hơn nên dần dần tự phát triển sản phẩm của mình, đặt tên là Thăng Long Premium, bán 15 nghìn một bao, chạy như tôm tươi. Tất nhiên là Marlboro không chịu, đòi chia doanh thu của cả sản phẩm này. Không ai chịu ai nên phải mang nhau ra tòa. Tòa xử Thăng Long phải trả cho Marlboro 5 nghìn đồng cho mỗi bao thuốc bán ra trong vòng 10 năm tới.

Ví dụ tưởng tượng trên mô tả mối quan hệ giữa T.I. và Samsung. Vụ kiện xảy ra năm 1996, nhưng trước đó Samsung đã thỏa thuận trả cho T.I. số tiền 1 tỷ đô trong vòng 10 năm để T.I. rút đơn kiện. Năm ngoái, 2021, doanh thu của mảng chip bán dẫn của Samsung đạt 22 tỷ đô. Một thỏa thuận thành công! Điều rút ra ở đây là anh không thể đi loanh quanh với hàm răng hô ở trên, chiếc ca tút rỗng bên dưới để xin nhà này bí quyết làm bún chả, xin nhà kia công thức nấu phở. Người ta có "cho", xin về có khi anh cũng chẳng làm được. Người ta phải thấy anh có quân cán hùng hậu, mặt bằng thuận tiện, con người thì đã biết cách quản lý vận hành, có khi người ta sẽ chuyển giao để đỡ phải làm mà vẫn có thu.
Chuyện nó hơi khác cụ ạ. Cụ lấy ví dụ Thăng long và Marlboro, trường hợp này Thăng long đã là nhà sản xuất thuốc lá có số má ở VN, có nhà máy, nhân lực và năng lực sản xuất tốt.

Còn lúc Samsung định SX chip thì SS hoàn toàn là tay mới, cơ sở, nhân lực, kiến thức, thị trường vv là con số 0 tròn trĩnh.

Vị thế của các công ty Hàn quốc lúc đó cũng khác xa so với bây giờ. Có thể nói các công ty Hàn quốc không có bất cứ một tư thế nào trước các công ty lớn của Mỹ và Nhật.

Trong trường hợp đó, cụ nghĩ tự Samsung đi gõ cửa Fujitsu và TI mà họ đồng ý chuyển giao công nghệ, lại là loại công nghệ thời thượng, cốt lõi như sản xuất chip nhớ?

Sở dĩ tôi biết chuyện là vì năm 2015 sang Đài loan tôi có được đọc 1 tài liệu nội bộ về ngành CN bán dẫn Hàn quốc. Trong đó nói rằng đầu tiên lúc định làm chip thì về công nghệ, SS không biết bắt đầu từ đâu mới đi nhờ Sharp (do SS có liên doanh lắp ráp đồ điện tử Sharp), Sharp tốt bụng chỉ sang Fujitsu. SS mới nhờ cả Sharp và chính phủ Hàn tiếp xúc với Fujitsu. Fujitsu "tốt bụng" nhận lời và giới thiệu luôn cả TI vì F. đang liên doanh với TI sản xuất cả chip và máy gia công trong ngành chip.

Tất nhiên ở đây các suy tính về lợi nhuận chiếm tai trò quyết định, vì khi nhận chuyển giao công nghệ cho SS thì Fujitsu và TI bán được cả công nghệ, vật liệu và thiết bị. Nhưng nếu như không có ảnh hưởng của cả Sharp và chính quyền HQ thì chắc chắn Fuj và TI không đời nào nhận chuyển giao cho SS, vì trước đó họ có quan hệ gì với SS đâu.

Nói về công nghệ vắc-xin covid thì ngay từ đầu tôi đã thấy việc vận động chuyển giao bí quyết là cực kỳ ngây thơ, hoặc có thể không ngây thơ nhưng các bác lấy đó như bài để xin vắc-xin (mày không cho được bí quyết thì cho tao sản phẩm đi, nhiều 1 chút là được).
Đương nhiên là thời 2020-2021 sẽ không ai chuyển giao công nghệ vắc xin covid vì đó đang hoặc là con gà đẻ trứng kim cương, hoặc là công cụ gây ảnh hưởng và vị thế toàn thế giới. Có điên mới chuyển giao lúc đó.

Cái mà tôi muốn nói ở mảng SX chip là hiện tại, ngay cả với các mảng phụ/cũ của SX chip (như đúc chip tiến trình trên 200nm) thì Mỹ, Nhật cũng e ngại chuyển giao công nghệ, mặc dù chúng không còn nhiều ý nghĩa với họ. Lúc đó, có thể chỉ cần thêm 1 vài lời của phía chính phủ VN là các tập đoàn Mỹ/Nhật, nhất là Mỹ sẽ đồng ý chuyển giao. Việt nam cũng chỉ cần như vậy. Còn ở các mảng cốt lõi của SX chip thì đừng nên hy vọng.
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Tháo bánh
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,281
Động cơ
540,150 Mã lực
Chuyện nó hơi khác cụ ạ. Cụ lấy ví dụ Thăng long và Marlboro, trường hợp này Thăng long đã là nhà sản xuất thuốc lá có số má ở VN, có nhà máy, nhân lực và năng lực sản xuất tốt.

Còn lúc Samsung định SX chip thì SS hoàn toàn là tay mới, cơ sở, nhân lực, kiến thức, thị trường vv là con số 0 tròn trĩnh.

Vị thế của các công ty Hàn quốc lúc đó cũng khác xa so với bây giờ. Có thể nói các công ty Hàn quốc không có bất cứ một tư thế nào trước các công ty lớn của Mỹ và Nhật.

Trong trường hợp đó, cụ nghĩ tự Samsung đi gõ cửa Fujitsu và TI mà họ đồng ý chuyển giao công nghệ, lại là loại công nghệ thời thượng, cốt lõi như sản xuất chip nhớ?

Sở dĩ tôi biết chuyện là vì năm 2015 sang Đài loan tôi có được đọc 1 tài liệu nội bộ về ngành CN bán dẫn Hàn quốc. Trong đó nói rằng đầu tiên lúc định làm chip thì về công nghệ, SS không biết bắt đầu từ đâu mới đi nhờ Sharp (do SS có liên doanh lắp ráp đồ điện tử Sharp), Sharp tốt bụng chỉ sang Fujitsu. SS mới nhờ cả Sharp và chính phủ Hàn tiếp xúc với Fujitsu. Fujitsu "tốt bụng" nhận lời và giới thiệu luôn cả TI vì F. đang liên doanh với TI sản xuất cả chip và máy gia công trong ngành chip.

Tất nhiên ở đây các suy tính về lợi nhuận chiếm tai trò quyết định, vì khi nhận chuyển giao công nghệ cho SS thì Fujitsu và TI bán được cả công nghệ, vật liệu và thiết bị. Nhưng nếu như không có ảnh hưởng của cả Sharp và chính quyền HQ thì chắc chắn Fuj và TI không đời nào nhận chuyển giao cho SS, vì trước đó họ có quan hệ gì với SS đâu.

Nói về công nghệ vắc-xin covid thì ngay từ đầu tôi đã thấy việc vận động chuyển giao bí quyết là cực kỳ ngây thơ, hoặc có thể không ngây thơ nhưng các bác lấy đó như bài để xin vắc-xin (mày không cho được bí quyết thì cho tao sản phẩm đi, nhiều 1 chút là được).
Đương nhiên là thời 2020-2021 sẽ không ai chuyển giao công nghệ vắc xin covid vì đó đang hoặc là con gà đẻ trứng kim cương, hoặc là công cụ gây ảnh hưởng và vị thế toàn thế giới. Có điên mới chuyển giao lúc đó.

Cái mà tôi muốn nói ở mảng SX chip là hiện tại, ngay cả với các mảng phụ/cũ của SX chip (như đúc chip tiến trình trên 200nm) thì Mỹ, Nhật cũng e ngại chuyển giao công nghệ, mặc dù chúng không còn nhiều ý nghĩa với họ. Lúc đó, có thể chỉ cần thêm 1 vài lời của phía chính phủ VN là các tập đoàn Mỹ/Nhật, nhất là Mỹ sẽ đồng ý chuyển giao. Việt nam cũng chỉ cần như vậy. Còn ở các mảng cốt lõi của SX chip thì đừng nên hy vọng.
Tôi không nghĩ một nhà sản xuất đã làm được 10 triệu chiếc TV bán dẫn (đen trắng) tính đến năm 1981 mà đến 1990 còn là tay mơ, là con số không, cụ ạ. Để làm được điều đó thì họ đã liên doanh với các công ty Nhật như Sanyo, NEC, Sumitomo v.v. Nhớ lại những năm đó, thiết bị điện tử dùng bóng bán dẫn là loại sản phẩm ưu việt cho nên nhà sản xuất in luôn thông tin này lên sản phẩm của họ để quảng cáo cho dễ bán hàng, như là người làm đồng hồ ghi số chân kính (jewels) lên đồng hồ vậy:

xt-8trans.jpg


Nói thêm chút. Thời gian này TV trên thị trường Việt Nam đa số của các nước Đông Âu sản xuất, giá rất đắt. Dùng bóng điện tử, bật điện chờ mấy phút mới xem được vì còn phải chờ nóng bóng. Ngó vào sau đít TV thấy đèn đỏ lố nhố (thực ra là sáng kiểu bóng đèn sợi đốt). Cho nên bắt đầu khoảng 1985 hãng Samsung có cái TV 359 đen trắng đưa vào thị trường Việt Nam đúng nghĩa ngon bổ rẻ thì dân mình mới có cái xem.

Đến 1983 thì họ đã nhập khẩu công nghệ của Micron để làm được DRAM 64KB rồi. Lúc này khoảng cách về công nghệ so mới Mỹ chỉ là 4 năm. 1988 Samsung đã làm được DRAM 4MB

Hợp đồng nhượng quyền với Texas Instrument ký năm 1990. Và theo họ tự giới thiệu thì vào năm 1992 họ đã đứng đầu thế giới về thị phần DRAM:


Kết luận của phần này:

Samsung đã là cái gì đó rất lớn trước khi nhượng quyền với T.I. Không thể ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng chỉ nhờ chính phủ nói hộ mà Nhật, Mỹ nó rót công nghệ cho làm.

Các bác nghĩ thử thế này. Bây giờ có ai đề nghị hợp tác, liên doanh, canh ti làm ăn với các bác, thì dù là mở quán ăn, quán cà phê, garage sửa xe ô tô... người đấy phải có một hoặc cả hai điều kiện:

- Vốn
- Hiểu biết, chuyên môn về lĩnh vực định làm, tức là know-how, công nghệ đấy

chứ không có gì, thì hợp tác làm gì? Không có gì thì đi bán sức lao động thôi. Làm thuê.

Capitalism = chủ nghĩa tư bản
Capital = vốn

Có vốn thì có khả năng thành nhà tư bản (capitalist) được.
 

sondong

Xe điện
Biển số
OF-85751
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
2,796
Động cơ
436,955 Mã lực
Em thì cứ chờ cái ông chuyên rao giảng 4.0 gì đấy có từ chức sắp tới không đã rồi hẵng bàn . Nôm na món chuyển đổi số ầm ĩ mấy năm vừa rồi là món xào tiền ngân sách cực lớn gây thất thoát cực khủng liên quan đến cổ suý của ông này . Quay lại việc sản xuất Chip thì em nói luôn là đến muôn thủa VT không làm được , có chăng nhăng cuội lập dự án này nọ đánh lừa dư luận và làm báo cáo đẹp.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,166
Động cơ
515,266 Mã lực
Chuẩn cụ. Làm được con chip 100-200nm ứng dụng đầy trên các thiết bị điện gia dụng, quân sự...rồi. chỉ sợ k làm nổi
Cụ nói phải; Thực ra nếu các Cụ để ý một chút thì thấy rằng các loại chip cao siêu (mạnh) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các loại chip nói chung, kể cả chỉ tính riêng trong các họ vi xử lý (CPU) hay vi điều khiển (MCU). Các chip đơn giản có dung lượng nhỏ có mặt hầu hết trong các thiết bị, dụng cụ phục vụ đời sống, công việc quanh ta. Kể cả trên mỗi xe ô tô ta dùng hàng ngày cũng đã có đến vài chục hoặc cả trăm con chip trên xe. Trước kia nếu tháo các thiết bị ra sửa chữa sẽ thường gặp các loại chip của Âu, Mỹ, Nhật (ví dụ như Atmel, Microchip, ST, Mitsubishi, NEC v,v,,,). Nay thì thiết bị gia dụng tràn ngập của Tàu, bên trong đó hoàn toàn là chip Tàu luôn. Thậm chí đa số là chip "noname" (ko in số, mã hiệu). Tàu cao cấp hơn chút thì dùng chip Taiwan (như Holtek...). Vậy chỉ mong nếu làm được chip dù có to như kiểu vỏ DIP truyền thống mà dùng thì cũng đã ngon rồi. Chip SG8V1 của ICDREC ra lò đã cả chục năm nay mà chẳng thấy bán trên thị trường để E mua về ngâm cứu, phát triển. Mong lắm các Cụ ợ.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,158
Động cơ
418,233 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ nói phải; Thực ra nếu các Cụ để ý một chút thì thấy rằng các loại chip cao siêu (mạnh) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các loại chip nói chung, kể cả chỉ tính riêng trong các họ vi xử lý (CPU) hay vi điều khiển (MCU). Các chip đơn giản có dung lượng nhỏ có mặt hầu hết trong các thiết bị, dụng cụ phục vụ đời sống, công việc quanh ta. Kể cả trên mỗi xe ô tô ta dùng hàng ngày cũng đã có đến vài chục hoặc cả trăm con chip trên xe. Trước kia nếu tháo các thiết bị ra sửa chữa sẽ thường gặp các loại chip của Âu, Mỹ, Nhật (ví dụ như Atmel, Microchip, ST, Mitsubishi, NEC v,v,,,). Nay thì thiết bị gia dụng tràn ngập của Tàu, bên trong đó hoàn toàn là chip Tàu luôn. Thậm chí đa số là chip "noname" (ko in số, mã hiệu). Tàu cao cấp hơn chút thì dùng chip Taiwan (như Holtek...). Vậy chỉ mong nếu làm được chip dù có to như kiểu vỏ DIP truyền thống mà dùng thì cũng đã ngon rồi. Chip SG8V1 của ICDREC ra lò đã cả chục năm nay mà chẳng thấy bán trên thị trường để E mua về ngâm cứu, phát triển. Mong lắm các Cụ ợ.
Đâu xa. Con chip trên CCCD chả hiểu đã làm được chưa, hay lại nhập bên phương bắc cụ :D
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,202
Động cơ
255,105 Mã lực
Tuổi
35
Tôi không nghĩ một nhà sản xuất đã làm được 10 triệu chiếc TV bán dẫn (đen trắng) tính đến năm 1981 mà đến 1990 còn là tay mơ, là con số không, cụ ạ. Để làm được điều đó thì họ đã liên doanh với các công ty Nhật như Sanyo, NEC, Sumitomo v.v. Nhớ lại những năm đó, thiết bị điện tử dùng bóng bán dẫn là loại sản phẩm ưu việt cho nên nhà sản xuất in luôn thông tin này lên sản phẩm của họ để quảng cáo cho dễ bán hàng, như là người làm đồng hồ ghi số chân kính (jewels) lên đồng hồ vậy:

xt-8trans.jpg


Nói thêm chút. Thời gian này TV trên thị trường Việt Nam đa số của các nước Đông Âu sản xuất, giá rất đắt. Dùng bóng điện tử, bật điện chờ mấy phút mới xem được vì còn phải chờ nóng bóng. Ngó vào sau đít TV thấy đèn đỏ lố nhố (thực ra là sáng kiểu bóng đèn sợi đốt). Cho nên bắt đầu khoảng 1985 hãng Samsung có cái TV 359 đen trắng đưa vào thị trường Việt Nam đúng nghĩa ngon bổ rẻ thì dân mình mới có cái xem.

Đến 1983 thì họ đã nhập khẩu công nghệ của Micron để làm được DRAM 64KB rồi. Lúc này khoảng cách về công nghệ so mới Mỹ chỉ là 4 năm. 1988 Samsung đã làm được DRAM 4MB

Hợp đồng nhượng quyền với Texas Instrument ký năm 1990. Và theo họ tự giới thiệu thì vào năm 1992 họ đã đứng đầu thế giới về thị phần DRAM:


Kết luận của phần này:

Samsung đã là cái gì đó rất lớn trước khi nhượng quyền với T.I. Không thể ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng chỉ nhờ chính phủ nói hộ mà Nhật, Mỹ nó rót công nghệ cho làm.

Các bác nghĩ thử thế này. Bây giờ có ai đề nghị hợp tác, liên doanh, canh ti làm ăn với các bác, thì dù là mở quán ăn, quán cà phê, garage sửa xe ô tô... người đấy phải có một hoặc cả hai điều kiện:

- Vốn
- Hiểu biết, chuyên môn về lĩnh vực định làm, tức là know-how, công nghệ đấy

chứ không có gì, thì hợp tác làm gì? Không có gì thì đi bán sức lao động thôi. Làm thuê.

Capitalism = chủ nghĩa tư bản
Capital = vốn

Có vốn thì có khả năng thành nhà tư bản (capitalist) được.
Theo em cái chúng ta thấy, đọc đc sau này trên truyền thông đôi khi nó chỉ là tảng băng nổi. Nhất là vs các đồng minh vs nhau. Em nhớ doanh nghiệp đầu tiên nhảy chân vào ngành cn bán dẫn là Huyndai ( theo hồi kí của người sáng lập), đây là DN hợp tác sâu nhất, sớm nhất vs mỹ ( không phải Samsung). Ban đầu cũng bị chê cười, vậy mà sau vỏn vẹn 10 năm Huyndai vươn lên số 2 thế giới, vâng 10 năm số 2 thế giới ạ. Nhưng cũng vài chục năm sau và bây giờ không nghe thấy Huyndai trên bản đồ chíp bán dẫn nữa, mà là Samsung. Nên nhớ Thời kì đó, 2 ông chủ tịch này là thông gia vs nhau , hợp tác, đan xen rất nhiều. Thế nên như cụ nói, SS đã có thể là cái gì rất lớn, không chỉ bao gồm mỗi Samsung, hoàn toàn không phải là con số 0,1 khi làm chíp.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,166
Động cơ
515,266 Mã lực
VN chưa làm được bất cứ con chip nào nhé cụ, nhập khẩu 100%.
Sự thật vậy sao Cụ? Vậy tác phẩm SG8V1 của ICDREC tung hô ồn ào trên báo chí dạo đó cũng là bê ở bển về, giống KIT Test sao Cụ? Buồn nhỉ...Nếu Cụ có thông tin về món này vào chia sẻ thêm để mọi người cùng hiểu rõ hơn thì tốt...Cảm ơn Cụ.
E vừa nhờ Google thì cũng có bán trên thị trường ở ta đó Cụ ah...
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,669
Động cơ
374,748 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sự thật vậy sao Cụ? Vậy tác phẩm SG8V1 của ICDREC tung hô ồn ào trên báo chí dạo đó cũng là bê ở bển về, giống KIT Test sao Cụ? Buồn nhỉ...Nếu Cụ có thông tin về món này vào chia sẻ thêm để mọi người cùng hiểu rõ hơn thì tốt...Cảm ơn Cụ.
E vừa nhờ Google thì cũng có bán trên thị trường ở ta đó Cụ ah...
Cụ để ý dòng quảng cáo trong link nhé: "Microcontroller SG8V1 được nghiên cứu, thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch – ICDREC."

Sự thật là SG8V1 do ICDREC thiết kế, sau đó gửi sang Đài loan thuê chế tạo chứ không làm tại VN.

ICDREC có thể thiết kế 1 vài con chip không phức tạp lắm như trên. Cái này là 1 bước tiến nhưng không phải là gì quá cao siêu. Rất nhiều phòng thí nghiệm của các trường đại học khác cũng có thể thiết kế như vậy.

Nhưng thiết kế xong chế tạo là một chuyện khác. Việt nam không có 1 đơn vị nào có thể chế tạo (đúc) chip.
 

kienvinh

Tháo bánh
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,281
Động cơ
540,150 Mã lực
Theo em cái chúng ta thấy, đọc đc sau này trên truyền thông đôi khi nó chỉ là tảng băng nổi. Nhất là vs các đồng minh vs nhau. Em nhớ doanh nghiệp đầu tiên nhảy chân vào ngành cn bán dẫn là Huyndai ( theo hồi kí của người sáng lập), đây là DN hợp tác sâu nhất, sớm nhất vs mỹ ( không phải Samsung). Ban đầu cũng bị chê cười, vậy mà sau vỏn vẹn 10 năm Huyndai vươn lên số 2 thế giới, vâng 10 năm số 2 thế giới ạ. Nhưng cũng vài chục năm sau và bây giờ không nghe thấy Huyndai trên bản đồ chíp bán dẫn nữa, mà là Samsung. Nên nhớ Thời kì đó, 2 ông chủ tịch này là thông gia vs nhau , hợp tác, đan xen rất nhiều. Thế nên như cụ nói, SS đã có thể là cái gì rất lớn, không chỉ bao gồm mỗi Samsung, hoàn toàn không phải là con số 0,1 khi làm chíp.
Theo tôi làm ngành này, thậm chí nói rộng hơn là các thiết bị điện tử, công nghệ... anh phải liên tục vận động, nghiên cứu phát triển để làm ra hàng xịn nhất, không dẫn đầu thị trường thì cũng phải đứng số 2 cùng lắm số 3, không là chết. Như đi xe đạp ấy, dừng lại là ngã.

Cho nên rất khó cho Việt Nam khi đã đi sau mà còn muốn vượt lên trước, xếp thứ 1 thứ 2. Trừ khi... đi tắt đón đầu :D Đùa thôi dạo này không nghe thấy các vị lãnh đạo nói thế nữa. Mà đứng đầu rồi anh không nghiên cứu được tiếp, không theo kịp tốc độ (pace) của đoàn đua thì lại tụt về bét trong phút mốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

Xe container
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,028
Động cơ
20,365 Mã lực
Em thì cứ chờ cái ông chuyên rao giảng 4.0 gì đấy có từ chức sắp tới không đã rồi hẵng bàn . Nôm na món chuyển đổi số ầm ĩ mấy năm vừa rồi là món xào tiền ngân sách cực lớn gây thất thoát cực khủng liên quan đến cổ suý của ông này . Quay lại việc sản xuất Chip thì em nói luôn là đến muôn thủa VT không làm được , có chăng nhăng cuội lập dự án này nọ đánh lừa dư luận và làm báo cáo đẹp.
Ông 4.0 ko ai đánh thuế nói nói cho sướng mồm mất gì cụ? :D nhưng mình nghĩ cũng phải bắt đầu càng sớm càng tốt chứ ngồi đợi biết bao giờ. Như Samsung nhảy vào ngành bán dẫn từ năm 1974 mãi về sau mới mạnh. Ko đi thì ko bao giờ đến cả.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,166
Động cơ
515,266 Mã lực
Vậy là ta đã có công ty “fabless” như kiểu ARM rồi Cụ nhỉ. Có lẽ ta nên phát triển theo hướng này để đi tắt, đón đầu thôi các Cụ ah. Ko cần đúc chip làm gì nữa cho nó khỏi độc hại, ô nhiễm môi trường...:))
 

intl

Xe buýt
Biển số
OF-321902
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
509
Động cơ
362,249 Mã lực
Riêng vụ sửa điều hoà thì em ủng hộ Viettel. Em tin thợ Viettel hơn “anh em thợ nghèo” nhiều. Từ lâu đã muốn tìm thợ điện lạnh có tâm mà khó.

Một doanh nghiệp quân đội mà bây giờ còn đi cạnh tranh sửa điều hòa với mấy anh em thợ nghèo thì hi vọng gì công nghệ cao. Em thật.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,166
Động cơ
515,266 Mã lực
Riêng vụ sửa điều hoà thì em ủng hộ Viettel. Em tin thợ Viettel hơn “anh em thợ nghèo” nhiều. Từ lâu đã muốn tìm thợ điện lạnh có tâm mà khó.
Cung như so sánh thợ hãng (ví dụ như thợ HEAD...) với thợ “nghèo” bên ngoài thôi Cụ ah. Xét về trình thì chưa biết ai đã giỏi hơn ai...
 

redcode

Xe điện
Biển số
OF-191975
Ngày cấp bằng
30/4/13
Số km
2,190
Động cơ
360,507 Mã lực
Nói sản xuất ở đây là tự thiết kế, thuật toán, phần mềm, IP core làm chủ. Còn lại thuê đối tác gia công đóng gói chip, hiểu vậy cho nhanh. Với lại chỉ làm một vài dòng chip đặc thù phục vụ an ninh quốc phòng. Còn ko ai đầu tư làm tất cả, mà có đầu tư cũng ko làm đc như Tây lông đâu ạ.
 

paprika

Xe buýt
Biển số
OF-752484
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
544
Động cơ
56,329 Mã lực
Tuổi
33
Em làm mảng máy gắn linh kiện trên dây chuyền sx gia công bản mạch PCB, kiểu máy lắp ráp thôi ấy. Mà Nhật còn chủ trương tuyệt đối không bán cho các tập đoàn liên quan đến quân đội, nên bảo họ chia sẻ kinh nghiệm sx chip, thì có lẽ chỉ được cái gật gù ngoại giao là cùng.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,103
Động cơ
79,471 Mã lực
Kể ra thì nếu bước đầu Viettel sx các con chip mà lắp vào các bảng mạch đk trong xe ô tô thôi cũng tốt rồi.
Chip dùng cho ngành ô tô tôi không nghĩ nó quá cao siêu để Viettel không thể SX! :D
Công nghệ sx các loại chip này có thể mua từ TQ được, tôi nghĩ vậy.
 

paprika

Xe buýt
Biển số
OF-752484
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
544
Động cơ
56,329 Mã lực
Tuổi
33
Cụ nhìn nhận vậy là sai rùi...chíp dúng cho sx công nghiệp, máy móc dây chuyển sản xuất, hàng tiêu dùng...lúc nào cũng có sẵn anh bán công nghê và dây chuyền sx rất hiện đại. Như VinSmart đó thui mua thiết kế dây truyền về SX được ngay...chip loại này cũng vậy.

Cái mà mấy anh phương tây không bán hay chuyển giao công nghệ là chíp dùng cho các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại máy tính từ tiến trình 10nm hoặc 7nm trở xuống. Muốn có thì 1 là nghiên cứu 2 là ăn cắp về thui...
Ồ cụ ơi, cái dây chuyền ý là dây chuyền gắn linh kiện lên bảng mạch PCB thôi, nói cụ thể thì là thuần lắp ráp. Nếu có máy đó và linh kiện đưa em, em chạy được ra cái điện thoại ngay :D
 

intl

Xe buýt
Biển số
OF-321902
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
509
Động cơ
362,249 Mã lực
À, em không có ấn tượng tốt về thợ điện lạnh ở ngoài lắm, nếu không có cơ chế review. Như ở topic nào đó trên này cũng thấy nhiều người khó khăn trong việc tìm được thợ có tâm. Quan trọng là làm ăn tử tế trước đã, trước khi nói đến chuyên môn.

Cung như so sánh thợ hãng (ví dụ như thợ HEAD...) với thợ “nghèo” bên ngoài thôi Cụ ah. Xét về trình thì chưa biết ai đã giỏi hơn ai...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top