[Funland] Vụ xử bắn Tạ Vinh dưới thời Cố Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,669
Động cơ
374,748 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trước Cm tháng 8, ông Nhu ngồi cạo giấy ở cái Thư viện quốc gia phố Tràng thì bây giờ.
Ông anh Diệm làm thượng thư.
Ông anh Diệm làm Thượng Thư Bộ Lại có 3 tháng năm 1933 thôi ạ.
Nhưng vẫn được Ông Cụ tôn trọng.
Xem vào hạng Nhân sĩ.
Diệm thực sự là người có chí lớn, chưa nói đến yêu nước hay không, nhưng muốn làm việc lớn.

Khi được Bảo Đại cử làm Thượng thư bộ lại (1933, lúc có 33 tuổi), Diệm đã quá nôm nóng đề ra 1 loạt đề nghị cải cách với Pháp: Thống nhất Trung kỳ và Bắc kỳ về Triều đình Huế quản lý, cho phép Viện dân biểu Trung kỳ được thảo luận công khai tự do các vấn đề quốc kế dân sinh, bao gồm cả chính trị, bãi bỏ chức vụ Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ vv Dễ hiểu là Pháp đã nhảy xếch lên và gây sức ép để Bảo Đại bãi bỏ chức vụ của Diệm chỉ sau 3 tháng.

Từ đó Diệm không đội trời chung với Pháp.
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,026
Động cơ
183,376 Mã lực
Tuổi
35
Hai phe hai hệ tư tưởng nhưng các cụ đừng nghĩ phe này kém phe kia giỏi nhé.

Chốt lại hai từ Định Mệnh thôi.

Hồng phúc là đã hết chiến tranh. Cứ nhìn sang các điểm nóng khác là thấy nhói lòng ngay.

Em thích ông Kỳ vì sự sòng phẳng. Thời của ông ấy hết nên ra tàu sang Mỹ là đương nhiên thôi. Sau này ông ấy lại về, vì như ông ấy nói nước VN vẫn là của người VN chứ có rơi vào tay Tây Tàu nào đâu.
Thua mà lại đổ cho định mệnh thì là trí trá cụ ạ . Kém hơn thì thua, thế thôi !
 

Neumann

Xe tải
Biển số
OF-794960
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
226
Động cơ
103,292 Mã lực
Diệm thực sự là người có chí lớn, chưa nói đến yêu nước hay không, nhưng muốn làm việc lớn.

Khi được Bảo Đại cử làm Thượng thư bộ lại (1933, lúc có 33 tuổi), Diệm đã quá nôm nóng đề ra 1 loạt đề nghị cải cách với Pháp: Thống nhất Trung kỳ và Bắc kỳ về Triều đình Huế quản lý, cho phép Viện dân biểu Trung kỳ được thảo luận công khai tự do các vấn đề quốc kế dân sinh, bao gồm cả chính trị, bãi bỏ chức vụ Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ vv Dễ hiểu là Pháp đã nhảy xếch lên và gây sức ép để Bảo Đại bãi bỏ chức vụ của Diệm chỉ sau 3 tháng.

Từ đó Diệm không đội trời chung với Pháp.
Ông Diệm là người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, cũng là người không muốn Mỹ đổ quân vào VN dù dựa vào Mỹ để xây dựng chính quyền và quân đội, có lẽ vì thế mà ông ấy mất mạng.
Em đọc một số tài liệu nói cụ Hồ và ông Diệm đều dành sự tôn trọng cho nhau dù là kẻ thù không đội trời chung.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
412
Động cơ
14,802 Mã lực
Tuổi
49
Thua mà lại đổ cho định mệnh thì là trí trá cụ ạ . Kém hơn thì thua, thế thôi !
Chuẩn cụ.
Muốn định thắng thua thời cứ THƯỢNG ĐÀI chứ kiểu Đ ái Dầm Đổ tại Cờ him thời …
Nẫu :D
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,991
Động cơ
385,127 Mã lực
Trận Xuân Lộc, tương quan lực lượng 2 bên ko đủ 3:1 để đảm bảo chắc thắng cho bên tấn công. Nên bảo là trứng chọi đá chưa chính xác đâu cụ.

Chẳng hiểu cụ hiểu từ trung kiên theo nghĩa nào. Chỉ riêng việc không chấp hành chỉ đạo thoái lui của cấp trên, cố tình tự tử thủ ông đảo đã xứng đáng ra tòa án binh rồi. Bên cạnh đó còn là tính mạng của bao nhiêu binh sĩ phải theo ông ta lấy trứng chọi đá khi lực lượng quân giải phóng mạnh hơn gấp rất nhiều lần. Tất cả chỉ phục vụ cái tôi của ông ta thôi.
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,991
Động cơ
385,127 Mã lực
E hết lượt vodka cụ rồi, các tư liệu của cụ rất quý. Mong cụ tiếp tục khai thác thêm các cụ ở bển >:D<

Từ niên khóa 1942-1943, ngoài Ban Cao đẳng tiểu học, Trường Trung học Bảo hộ còn mở thêm hai Ban là Ban Trung học cận đại (Cycle secondaire moderne) và Ban Trung học cổ điển Viễn Đông (Cycle secondaire Extrême - Oriental), theo Nghị định của Toàn Quyền Đông Dương ngày 5-5-1942.

Từ niên khóa 1943-1944, để tránh oanh tạc của phi cơ đồng minh, trường phải dời Hà Nội, chia ra làm ba nơi:

- Ban Cao đẳng tiểu học chuyển vào Phúc Nhạc (Ninh Bình), tại Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc.

- Ban Trung học cổ điển Viễn Đông (đệ nhất và đệ nhị cấp), và Ban Trung học cận đại (Cycle secondaire moderne) đệ nhị cấp chuyển vào Sầm Sơn, Thanh Hóa.

- Ban Trung học cận đại đệ nhất cấp được dạy tại Hà Đông, cùng với Ban Trung học đệ nhất cấp của trường Albert Sarraut.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoàng Xuân Hãn trong chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên thành Trường Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An, Hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên là giáo sư Hoàng Cơ Nghị (tốt nghiệp Cử nhân Lý Hóa tại Paris)

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, học sinh của trường phải học tạm ở thị xã Hà Đông vì trường lúc này bị dùng làm nơi đóng quân của quân đội Tưởng Giới Thạch.

Năm 1946, theo Nghị định ngày 3-8 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Đặng Thai Mai, ông Dương Quảng Hàm được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng.

Đầu năm 1946, Trường chuyển về Việt Nam Học xá (nay là khu Đại học Bách Khoa – Hà Nội). Sau kỳ nghỉ hè 1946, trường lại chuyển về một trường Trung học nữ sinh Pháp (bây giờ là Trụ sở của Bộ Tư Pháp).

Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ, Trường Chu Văn An trong vùng tạm chiếm bị binh đoàn xe tăng Pháp chiếm đóng nên học trò phải học tại Trường Félix Faure là một Trường Nữ cao đẳng tiểu học Pháp ở phố Hàng Cót.

Niên khóa 1949-1950, trường dời đến Trường Nữ sinh Đồng Khánh (nay là Trường Trưng Vương) ở phố Hàng Bài. Từ niên khóa 1950-1951 cho đến năm 1954, trường đặt trụ sở tại Trường Cao đẳng tiểu học Đỗ Hữu Vị cũ (nay là Trường Phan Đình Phùng), Hiệu trưởng cuối cùng của trường ở Hà Nội là Vũ Ngô Xán. Năm 1954, sau Hiệp định Genève, một bộ phận của trường chuyển vào Sài Gòn, vẫn mang tên Trường Chu Văn An, và tồn tại đến 1975.

Tại vùng kháng chiến, ngày 29-5-1947, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 143/NĐ mở tại vùng Việt Bắc một trường trung học lấy tên Trường Trung học Việt Bắc. Đây chính là ngôi trường mà nhiều người gọi là “Trường Chu Văn An kháng chiến” do thầy giáo Trần Văn Khang làm Hiệu trưởng. Sau ngày giải phóng Thủ đô, Trường Chu Văn An đã được mở lại ở Hà Nội, nhưng tới đầu năm học 1956, trường mới trở về địa điểm Trường Bưởi cũ với ban giáo sư điều hành mới, dạy theo chương trình giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,616
Động cơ
415,295 Mã lực
Trận Xuân Lộc, tương quan lực lượng 2 bên ko đủ 3:1 để đảm bảo chắc thắng cho bên tấn công. Nên bảo là trứng chọi đá chưa chính xác đâu cụ.
Không nên nghĩ chỉ 1 trận đánh, hãy nhìn tương quan cả chiến trường. Làm tướng mà không có tầm nhìn như thế thì vứt.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
412
Động cơ
14,802 Mã lực
Tuổi
49
Không nên nghĩ chỉ 1 trận đánh, hãy nhìn tương quan cả chiến trường. Làm tướng mà không có tầm nhìn như thế thì vứt.
Nếu chịu khó nhìn tương quan cả chiến trường thì đã không có trận Xuân Lộc nha cụ !!!
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,616
Động cơ
415,295 Mã lực
Về cái tương quan cả chiến trường thôi mà cụ :)
Nói chung là tư duy của anh Đảo cũng không đi xa hơn anh lính tẩy !
À, em nhầm cụ với cụ Bastion, hic.
Xin lỗi cụ.
Quan điểm của em cũng thế, kể cả cái lý do ông đảo đưa ra là để dân SG có thêm thời gian, ổn tâm lý di tản bla bla cũng sai nốt. Vì SG không chỉ có 1 cửa ngõ Xuân Lộc, các cánh quân giải phóng còn tiến vào bằng nhiều hướng khác. Hơn nữa SG lúc ấy loạn từ trong loạn ra rồi.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
412
Động cơ
14,802 Mã lực
Tuổi
49
À, em nhầm cụ với cụ Bastion, hic.
Xin lỗi cụ.
Quan điểm của em cũng thế, kể cả cái lý do ông đảo đưa ra là để dân SG có thêm thời gian, ổn tâm lý di tản bla bla cũng sai nốt. Vì SG không chỉ có 1 cửa ngõ Xuân Lộc, các cánh quân giải phóng còn tiến vào bằng nhiều hướng khác. Hơn nữa SG lúc ấy loạn từ trong loạn ra rồi.
Không có gì mà cụ.
Khi phòng tuyến Phan rang vỡ thì …
Thôi.
 

DucHoan

Xe tăng
Biển số
OF-9773
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
1,931
Động cơ
200,498 Mã lực
:D ông Kỳ dù sao cũng là dân Bắc và theo Pháp xưa chứ ông Thiệu sinh ra ở Ninh Thuận mà leo cao thế lại điệp viên thì chỉ ba năm nhận chức là tự thua chứ lâu la làm gì cho tốn sức. Chưa kể Kỳ Thiệu có vẻ cũng ghét nhau, chả nhẽ phía điều hàng điệp viên diễn sâu thế :D
Phải diễn sâu chứ bác, theo suy đoán cá nhân của em ông Phạm Ngọc Thảo bắt buộc hy sinh, để Thiệu và Kỳ đạt đc sự tin tưởng của phía Mỹ.
 

Trần Gia

Xe tăng
Biển số
OF-377426
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,377
Động cơ
247,303 Mã lực
Mấy nhà thầu uy tín của e
E ck 500tr 1 tỉ để ứng tiền mà có cần kí tá gì đâu. Chục năm nay họ chuẩn thì mình chuẩn thôi. Đỡ fai bảo lãnh ngân hàng :D
Công việc vs nhau nhiều rồi thì cứ thế mà triển thôi cụ
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,991
Động cơ
385,127 Mã lực
Thế ta lúc đó là thế thắng như chẻ tre; nhưng lực lượng ta (QĐ1) chỉ nhỉnh hơn quân địch ở phòng tuyến XL 1 chút. Địch ngoan cố thì nó vẫn coi là có cửa để lật ngược tình thế.

Ra trận là cứ phải hạ quyết tâm, dốc hết sức mới có chiến thắng, chứ chỉ nghe báo đài tuyên truyền rồi bảo "đá đập trứng" rồi rung đùi chờ địch đầu hàng thì không có đâu cụ.

Không nên nghĩ chỉ 1 trận đánh, hãy nhìn tương quan cả chiến trường. Làm tướng mà không có tầm nhìn như thế thì vứt.
 
Chỉnh sửa cuối:

DucHoan

Xe tăng
Biển số
OF-9773
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
1,931
Động cơ
200,498 Mã lực
Chẳng hiểu cụ hiểu từ trung kiên theo nghĩa nào. Chỉ riêng việc không chấp hành chỉ đạo thoái lui của cấp trên, cố tình tự tử thủ ông đảo đã xứng đáng ra tòa án binh rồi. Bên cạnh đó còn là tính mạng của bao nhiêu binh sĩ phải theo ông ta lấy trứng chọi đá khi lực lượng quân giải phóng mạnh hơn gấp rất nhiều lần. Tất cả chỉ phục vụ cái tôi của ông ta thôi.
Lê Minh Đảo cũng chỉ là thằng ba hoa bốc phét thôi bác ạ
 

BinhWalker

Xe container
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,028
Động cơ
20,365 Mã lực
Lắm kẻ ở đây cứ muốn mượn những chiêu bài dạng Hòa hợp dân tộc, Khép lại quá khứ hướng tới tương lai nhưng người ta lại quên cmn mất là còn có Sử và Hồ sơ theo dõi.
Khộ quá, 2022-1975 = 47 năm rồi. Lịch sử hai bên giải mật tương đối rồi, so được cả bản đồ Sam, Mig cả 2 bên chiến tuyến, bản vẽ đường bay Mỹ kẻ và VN phán đoán đường bay của Mỹ, sân bay dã chiến nào giả sân bay nào thật, đặc công đánh B-52 từ trinh sát tận Utapao hay tàu đánh cá Guam, hay tin tình báo cập nhật hàng ngày lên tổng thống Mỹ, miền Nam lập tiểu đoàn biệt kích thả thám báo Nùng ở đâu có bản đồ cả ngay từ thời đầu chiến tranh, sự kiện Vịnh Bắc Bộ ở Thanh Hóa thế nào vv. Cụ thể về ô Kỳ, Phi công trẻ bay cùng ô Kỳ lượn sát xuống sông Quảng Bình bị bắn từ đó ko dám bay liều nữa, làm gì có giai thoại bay cùng hù phi công Mỹ hay chui cầu Hàm Rồng nữa? Thì cũng như ngọn đuốc sống Lê Văn Tám thôi, chiến tranh mà. Giải mật đối chứng 2 bên rất nhiều rồi, trên tinh thần khoa học Sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,616
Động cơ
415,295 Mã lực
Thế ta lúc đó là thế thắng như chẻ tre; nhưng lực lượng ta (QĐ1) chỉ nhỉnh hơn quân địch ở phòng tuyến XL 1 chút. Địch ngoan cố thì nó vẫn coi là có cửa để lật ngược tình thế.

Ra trận là cứ phải dốc hết sức mới có chiến thắng, chứ chỉ nghe báo đài tuyên truyền rồi bảo "đá đập trứng" rồi rung đùi chờ địch đầu hàng thì không có đâu cụ.
Dốc hết sức khi 2 bên còn đang giao tranh, còn đây là thất bại đã được báo trước, rất rõ ràng rồi. Mất nước thì đám ông Thiệu và lãnh đạo chóp bu còn mất nhiều lắm, mà đám đấy đã chấp nhận bỏ rồi mà ông đảo còn chửi họ hèn nhát và đòi tử thủ thì của ông ấy tất. Hậu quả là nướng thêm hàng trăm mạng lính và vẫn phải bỏ chạy, lĩnh thêm 17 năm tù vì cái bệnh ngông và cuồng đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top