Xem lại những gì VAMA đòi hỏi cách đây 7 năm

hieuanh

Xe tải
Biển số
OF-26711
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
408
Động cơ
491,270 Mã lực
Hôm nay rỗi rãi ngồi dọn ổ cứng thấy mấy bài viết cách đây gần 7 năm về thuế Nhập khẩu linh kiện ô tô và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô. Ngày ấy báo em chưa có trang điện tử, chỉ có báo in, nên pót lại dạng word các cụ xem lại để thấy miệng lưỡi VAMA dẻo như thế nào. Các cụ xem thấy được thì cho em (b) nhé.


[FONT=&quot]Xung quanh việc tăng thuế NK linh kiện ô tô.[/FONT]
[FONT=&quot]“QUYẾT ĐỊNH 146 VẪN CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ 1/1/2003” [/FONT]
[FONT=&quot]Ngày 17/12/2002, tổng giám đốc của 11 liên doanh sản xuất ô tô là hội viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã ký vào bản kiến nghị của VAMA gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Công nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đề nghị hủy bỏ Quyết định số 146/2002/QĐ/BTC ngày 4/12/2002 của Bộ Tài chính Về việc sửa đổi tên, mức thuế suất thuế NK mặt hàng xe ô tô, phụ tùng và linh kiện xe ô tô trong Biểu thuế NK ưu đãi.[/FONT]
[FONT=&quot]Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về việc từ ngày 1/1/2003, theo Quyết định số 146, sẽ tăng thuế NK linh kiện CKD lên cao gấp nhiều lần hiện nay. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng giá bán xe ôtô và hậu quả là làm thu hẹp đáng kể thị trường ôtô vốn đã quá nhỏ bé của Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ của VAMA, giá bán lẻ xe ôtô do VAMA sản xuất sẽ tăng ít nhất là 15% vào năm 2003 và thị trường sẽ thu hẹp lại còn dưới 50% so với hiện nay. Vào năm 2004, giá bán lẻ sẽ tăng 35% và chắc chắn rằng đa số các DN sản xuất ôtô ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa nhà máy của mình. Sau khi nhận được kiến nghị của VAMA, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét để có giải pháp hợp lý nhất. [/FONT]
[FONT=&quot]Chiều 20/12/2002 các quan chức của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có cuộc đối thoại với các DN sản xuất ô tô. Bà Đặng Thị Bình An- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giải thích việc tăng thuế nhập khẩu là do. Trong giấy phép đầu tư, các liên doanh sản xuất ôtô cam kết trong vòng 10 năm sẽ đạt tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) từ 5% đến 30%. Nhưng thực tế cho đến nay, tỉ lệ NĐH đã không được như vậy mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp bảo hộ như cấm NK ô tô cũ, các cơ quan đơn vị nếu sử dụng ngân sách nhà nước mua ô tô thì buộc phải mua xe trong nước lắp ráp. Tổng cục Thuế nhận thấy, mức thuế NK giữa xe nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng lắp ráp có sự chênh lệch rất lớn: ví dụ thuế xe nguyên chiếc tổng cộng có thể tới 300% nhưng trung bình bộ xe CKD chỉ khoảng 50% thậm chí có loại xe CKD còn thấp hơn nhiều. Do đó, các DN không chịu đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam, chỉ NK nguyên bộ linh kiện về lắp ráp. Việc tăng thuế NK linh kiện cũng là nhằm giảm dần NK linh kiện và kích thích DN sản xuất phụ tùng trong nước. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô chứ không phải chỉ là công nghiệp lắp ráp ô tô. Bên cạnh đó, sự bảo hộ cao đối với sản xuất ô tô trong nước cũng không còn phù hợp với tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từ 1/7/2003, theo cam kết AFTA, Việt Nam phải thực hiện danh mục biểu thuế hài hòa chung của các nước ASEAN. Trong danh mục này thì bộ linh kiện xe ôtô chỉ có một, tức là không còn dạng IKD, mà chỉ còn CKD. Vì vậy, việc tăng thuế cũng là để cho DN thích nghi dần với danh mục thuế mới này. Theo bà An: thời hạn hiệu lực thi hành của Quyết định 146 đưa ra là đúng luật định, nhưng với các DN thì có thể bất ngờ. Xét về lợi ích kinh tế thì các DN có thể sẽ bị giảm lợi nhuận nhưng nếu kiên trì chính sách NĐH thì việc sửa đổi này là phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đã đặt ra, DN sẽ phải thay đổi họat động cho phù hợp với điều kiện kinh doanh trong thời kỳ mới. Với những lý do trên, bà An khẳng định: việc tăng thuế là một yêu cầu cấp bách và bây giờ là thời điểm phù hợp để tăng thuế để kích thích các DN buộc phải đầu tư sản xuất linh kiện trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, thu hút thêm lao động.[/FONT]
[FONT=&quot]Tại cuộc đối thoại gặp đại diện các DN sản xuất ôtô đều thừa nhận tình trạng không thực hiện đầy đủ cam kết về tỉ lệ NĐH. Ông Mutsuhiko Ono- Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam nhất trí với chủ trương NĐH của Chính phủ Việt Nam nhưng đề nghị cả hai bên, DN và chính phủ, cùng nghiên cứu sâu hơn nữa để có một chính sách phù hợp hơn. Ông Jung In Kim- Tổng giám đốc Công ty ôtô Việt nam Daewoo lại cho rằng: việc đẩy nhanh tỉ lệ NĐH không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô. Thông thường, mỗi nhà sản xuất ôtô phải có khoảng 20 ngàn nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện còn nhà sản xuất ô tô chỉ đưa ra công nghệ và tiêu chuẩn mà thôi. Nhưng các nhà sản xuất linh kiện chỉ có thể đầu tư vào một thị trường nếu họ thực sự thấy thị trường đó có sức tiêu thụ đủ lớn. Trong khi thị trường tiêu thụ ô tô ở Thái Lan là 400 ngàn xe/năm, Malaysia 200 ngàn thì ở Việt Nam chỉ là 20 ngàn xe/năm, một con số quá ít khó có hiệu quả nếu đầu tư sản xuất phụ tùng. Ông Kazuo Tsukahara- Tổng giám đốc Công ty liên doanh sản xuất ôtô Ngôi sao cũng cùng quan điểm: nói nâng thuế Nk linh kiện để bảo hộ sản xuất phụ tùng trong nước nhưng thực tế nếu nâng thuế thì thị trường giảm và nhỏ đi thì như vậy không thể thu hút được nhà đầu tư vào sản xuất phụ tùng. Còn Tổng giám đốc Mercedes Benz Việt Nam, Ông Thomas KRapp nêu rõ: những kết quả vừa qua thực sự không vừa lòng ai cả. Khi mới làm dự án đầu tư, các nhà sản xuất ôtô dự đoán thị trường ô tô Việt Nam sẽ phát triển lớn hơn thực tế hiện nay rất nhiều. Mức tiêu thụ ôtô của khách hàng Việt Nam hiện vẫn quá thấp do đó việc mở rộng sản xuất và tăng tỉ lệ NĐH là điều không hề dễ dàng.[/FONT]
[FONT=&quot]Cuối buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Bình An cho rằng, việc thực hiện những chỉ tiêu nêu ra trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành ngày 3/12 là rất khó khăn. Trả lời câu hỏi được các DN quan tâm nhất là có thể thay đổi hoặc lùi thời gian điểm thực hiện Quyết định 146 hay không, bà An cho biết: đến thời điểm này Quyết định 146 vẫn có hiệu lực thi hành từ 1/1/2003 nhưng qua cuộc thảo luận này, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ để có quyết định cuối cùng về thời hạn thực hiện Quyết định 146./.[/FONT]

BỘ TÀI CHÍNH DỰ KIẾN TĂNG THUẾ NK VÀ THUẾ
TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI Ô TÔ
Cuối năm 2002, Quyết định 146/2002/QĐ/BTC ngày 4/12/2002 của Bộ Tài chính Về việc sửa đổi tên, mức thuế suất thuế NK mặt hàng xe ô tô, phụ tùng và linh kiện xe ô tô trong Biểu thuế NK ưu đãi đã gây không ít bàn cãi giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Mới đây, Tổng cục thuế lại hoàn thành dự thảo về Chính sách thuế NK và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô và phụ tùng ôtô giai đoạn 2003- 2010 và tiếp tục gây ra sự mối bất đồng quan điểm về chính sách thuế giữa Bộ Tài chính và các DN sản xuất ô tô.
Sau cuộc gặp giữa đại diện 11 Liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam với Bộ Tài chính chiều 24/2/2003, ông Nguyễn Văn Quý- Phó Tổng giám đốc Công ty ô tô Việt Nam- Daewoo (Vidamco) cho rằng nếu chính sách thuế này được áp dụng thì các DN sẽ “chết” ngay từ năm tới. Ông Quý đưa ra ví dụ. Hiện tại, giá xe Matiz của Vidamco là 9.900 USD (với thuế NK dạng CKD là 20%). Nhưng nếu từ 1/4/2003, thuế NK tăng lên 30% thì giá xe sẽ phải tăng lên khoảng 10%. Năm 2004 thuế NK tăng lên 40%, cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt 50% thì giá xe sẽ tăng khoảng 2 lần. Còn tới năm 2005, thuế NK lên 50%, thuế tiêu thụ đặc biệt lên 100% thì giá chiếc Matiz lúc đó sẽ lên tới gần 30.000 USD. Đây quả là một mức giá “trên trời” mà người dân Việt Nam khó có thể có tiền mà mua được. Theo dự thảo trên, thì từ năm 2003 sẽ không quy định thuế suất thuế NK loại hình lắp ráp CKD1. Hai loại hình lắp ráp CKD2 đã sơn và chưa sơn được gộp thành một và sẽ thực hiện tăng dần thuế NK để đến năm 2005, mức thuế ưu đãi sẽ là 50%. Năm 2008, mức thuế này sẽ giảm dần để năm 2010 còn khaỏng 30-40%. Loại hình lắp ráp IKD, sẽ giữ nguyên thuế suất thuế NK đến hết 2005. Tách riêng một số phụ tùng ra khỏi loại hình lắp ráp IKD để tính thuế theo biểu và từ năm 2003 đến hết 2007 thuế NK ưu đãi đối với các phụ tùng này là 50% và sẽ giảm dần từ năm 2008 cùng với việc giảm thuế NK bộ linh kiện. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước cũng tăng dần để đến năm 2005 là 100%.Thuế NK ôtô đã qua sử dụng sẽ cao gấp 1,5 đến 2 lần thuế NK ô tô mới cùng loại. Đối với một số loại ôtô trong nước có khả năng sản xuất được, sẽ thực hiện tăng thuế nhập khẩu theo lịch trình: 2003 tăng nhanh, 2004 tăng tiếp để đạt mức thuế nhập khẩu hợp lý vào 2005; duy trì mức thuế này trong 2006-2007; từ 2008 giảm dần cùng với việc giảm thuế nhập khẩu phụ tùng và linh kiện.
Theo Bộ Tài chính, sở dĩ đưa ra lộ trình thuế trên là nhằm tăng cường đầu tư sản xuất linh kiện trong nước để tăng tỉ lệ nội địa hóa, tăng năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực AFTA. Tuy nhiên, các DN lại cho rằng nếu tăng thuế thì tức là tăng giá thành sản xuất ô tô và tất nhiên là phải tăng giá bán xe. Với một thị trường nhỏ như Việt Nam, mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 20 ngàn xe thì việc tăng giá bán sẽ làm cho thị trường ngày càng hẹp đi. Việc đầu tư sản xuất phụ tùng trong nước hiện nay đã khó mà một khi thị trường nhỏ đi thì càng không ai dám đầu tư sản xuất phụ tùng để mà tăng tỉ lệ nội địa hóa như các nhà quản lý mong muốn. Sáng 25/2/2003, các liên doanh sản xuất ôtô đã có cuộc họp bàn về vấn đề thuế này và theo yêu cầu của Bộ Tài chính những ý kiến đóng góp sẽ phải gửi cho Bộ Tài chính trước ngày 1/3/2003.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top