[Funland] Xin các bác gợi ý về dấu ấn của ông Park Chung Hee với đất nước Hàn Quốc.

mèo lang thang

Xe buýt
Biển số
OF-735837
Ngày cấp bằng
12/7/20
Số km
900
Động cơ
193,906 Mã lực
Nơi ở
chu du thiên hạ học rùng mình
Hình như ông này có kế hoạch trồng lại cây xanh sau chiến tranh, biến HQ từ nước có mật độ cây xanh 9% sau chiến tranh chỉ mất 6 năm nâng diện tích phủ cây xanh lên gấp 4 lần.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hình như ông này có kế hoạch trồng lại cây xanh sau chiến tranh, biến HQ từ nước có mật độ cây xanh 9% sau chiến tranh chỉ mất 6 năm nâng diện tích phủ cây xanh lên gấp 4 lần.
Cảm ơn bác ạ, cháu sẽ tìm hiểu về thông tin này ạ.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,759
Động cơ
501,954 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Ước tính 300.000 lượt quân Hàn Quốc đã sang miền Nam Việt Nam, khoảng 5000 lính Hàn Quốc đã bị thiệt mạng.
Quân Hèn sang VN đa phần là lũ máu lạnh, rất nhiều kẻ là tù hình sự được xoá án khi đăng lính nên chúng nó rất dã man, luôn thể hiện bản lĩnh thú tính độc ác với kẻ yếu, hành xử như đám xã hội đen, thế nhưng giờ chúng nó có dám nhận tội đâu, đụng đến là gây áp lực, làm loạn, vỗ ngực xưng công thần, bọn nó phải mang ra xử như tội phạm chiến tranh mới đúng, ấy vậy mà luôn mồm chửi người Nhật đàn áp, đô hộ Hàn, hãm hiếp gái Hàn này nọ. Giờ chúng nó sang đây vẫn bố láo lắm, khinh thường người Việt, hơi tí ra rả Samsung nuôi sống người Việt, nó bóc lột công nhân với lương rẻ, độc hại chứ đóng được đồng thuế nào đâu, toàn ép phải miễn giảm thuế, không tính tiền thuê đất, có chính sách hỗ trợ này nọ còn chúng nó báo lỗ, chuyển giá sang công ty con về Hèn như Coca vẫn làm bao năm nay đó thôi, nói chung 10 thằng sang đây thì 9 thằng Hèn thuộc loại vớ vẩn, bết bát
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Quân Hèn sang VN đa phần là lũ máu lạnh, rất nhiều kẻ là tù hình sự được xoá án khi đăng lính nên chúng nó rất dã man, luôn thể hiện bản lĩnh thú tính độc ác với kẻ yếu, hành xử như đám xã hội đen, thế nhưng giờ chúng nó có dám nhận tội đâu, đụng đến là gây áp lực, làm loạn, vỗ ngực xưng công thần, bọn nó phải mang ra xử như tội phạm chiến tranh mới đúng, ấy vậy mà luôn mồm chửi người Nhật đàn áp, đô hộ Hàn, hãm hiếp gái Hàn này nọ. Giờ chúng nó sang đây vẫn bố láo lắm, khinh thường người Việt, hơi tí ra rả Samsung nuôi sống người Việt, nó bóc lột công nhân với lương rẻ, độc hại chứ đóng được đồng thuế nào đâu, toàn ép phải miễn giảm thuế, không tính tiền thuê đất, có chính sách hỗ trợ này nọ còn chúng nó báo lỗ, chuyển giá sang công ty con về Hèn như Coca vẫn làm bao năm nay đó thôi, nói chung 10 thằng sang đây thì 9 thằng Hèn thuộc loại vớ vẩn, bết bát
Cảm ơn bác, cháu có thể chờ bác viết hết tất cả về lính Nam Hàn, sau đó chúng ta quay lại với ông Park ?
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,055
Động cơ
310,633 Mã lực
Bác xem tạm một clip quảng cáo của Hyundai
Ghi chú: Hyundai là chữ y đứng trước chữ u (nhiều người hay viết nhầm u đứng trước y).
Đọc là Hi-ân-đe ( Hiện đại ) chứ ko phải là Hun-đai như VN.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hình như ông này có kế hoạch trồng lại cây xanh sau chiến tranh, biến HQ từ nước có mật độ cây xanh 9% sau chiến tranh chỉ mất 6 năm nâng diện tích phủ cây xanh lên gấp 4 lần.
Cháu đã tìm kiếm nhưng không thấy thông tin về vấn đề này ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và Hiệp ước Hàn - Nhật.

Ngày 22 tháng 6 năm 1965, Hiệp ước về quan hệ cơ bản giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, gọi tắt là Hiệp ước Hàn-Nhật đã được ký kết tại Dinh thủ tướng ở Tokyo. Hiệp ước Hàn-Nhật bao gồm hiệp định cơ bản và bốn hiệp định liên quan tạo nền tảng khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, vốn bị gián đoạn từ năm 1945 sau khi bán đảo Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Nhật. Lễ ký kết Hiệp ước Hàn-Nhật diễn ra trong khoảng 15 phút, và người đặt bút ký là Bộ trưởng Ngoại giao Lee Dong-won và người đồng cấp Nhật Bản Shiina Etsusaburo. Như vậy, các cuộc đàm phán để bình thường hóa quan hệ song phương, vốn đã kéo dài 13 năm 8 tháng kể từ năm 1951, đã kết thúc.

Với việc ký kết Hiệp ước Hàn-Nhật, mối quan hệ giữa hai nước đã có bước tiến triển mới. Tuy nhiên, tình hình nội bộ Hàn Quốc lại trở nên rất phức tạp. Sau khi đàm phán giữa hai quốc gia được bắt đầu vào năm 1951, thì mối quan tâm của người dân Hàn Quốc là lời xin lỗi và bồi thường của phía Nhật Bản. Với hệ lụy của thời kỳ Nhật trị là nhiều người hy sinh trong các phong trào vận động đòi độc lập, tiếng nói và chữ viết của quốc gia suýt bị xóa sổ, bảy triệu người bị cưỡng bức lao động cũng như nguồn tài nguyên bị tước đoạt, thì có thể nói đây là vết thương không thể lành được đối với Hàn Quốc, là điều mà dân tộc Hàn không bao giờ tha thứ. Với lòng tự tôn dân tộc, người dân Hàn Quốc đòi hỏi phải nhận được bồi thường cũng như lời tạ tội từ Nhật Bản.

Ngày 24 tháng 3 năm 1964, sinh viên đại học khu vực Seoul đã tiến hành biểu tình và hô vang khẩu hiệu “Hãy dừng ngay lập tức cuộc hội đàm Hàn-Nhật đáng xấu hổ này”. Càng về sau, tiếng hô hào của đoàn biểu tình ngày càng lớn hơn. Ngày 26 tháng 3, hơn 60.000 người từ 11 tỉnh thành đồng loạt đổ ra đường. Trước tình hình này, Tổng thống Park Chung-hee đã phải xuất hiện để trấn an người dân.

Bản hiệp ước được ký kết 50 năm trước đây đã đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ bang giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, những vấn đề về nhận thức lịch sử vẫn luôn là trở ngại lớn để hai nước tiến tới một mối quan hệ hữu hảo thực sự.

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3577&page=8&board_code=
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Kỳ tích tuyến đường cao tốc Gyeongbu dài 428km.

1428454079kpanorama_k150407_l.jpg


Vào ngày 7 tháng 7 năm 1970, tuyến đường cao tốc Gyeongbu nối thủ đô Seoul và thành phố Busan chính thức được khai thông. Tuyến đường cao tốc đầu tiên của Hàn Quốc được hoàn thành sau những nỗ lực thông núi và bắc cầu qua sông trong suốt hai năm năm tháng. Tuyến đường cao tốc Gyeongbu dài 428km nối liền lãnh thổ Hàn Quốc từ Bắc vào Nam đã giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đưa nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ.

Đến giữa những năm 1960, cơ sở hạ tầng giao thông của Hàn Quốc rất lạc hậu do hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển đường bộ được công bố vào năm 1966, bình quân độ dài đường trên đầu người ở Hàn Quốc chỉ là 1,1m, trong khi ở Mỹ là 31,5m và ở Nhật Bản là 10,2m. Ngoài ra, diện tích đường được lát chỉ chiếm 5,1% toàn bộ diện tích đường nói chung. Tình trạng này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng một tuyến đường cao tốc mới. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng đường cao tốc Gyeongbu đã vấp phải nhiều khó khăn ngay từ giai đoạn đầu. Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển (IBRD) đã có ý kiến phản đối sau khi điều tra tính khả thi của công trình tuyến cao tốc Bắc-Nam này.

Mặc dù vấp phải sự phản đối của dư luận trong nước, nhưng ngày 1/2/1968, Chính phủ vẫn bắt tay vào thi công tuyến đường Gyeongbu, bắt đầu từ đoạn nối Seoul đến Suwon (tỉnh Gyeonggi). Toàn bộ tuyến cao tốc Gyeongbu được chia thành bảy đoạn đường và có sự tham gia của 16 công ty xây dựng hàng đầu trong nước để tạo nên tuyến huyết mạch của quốc gia. Từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành, có đến gần 8,93 triệu người, bao gồm cả người dân, binh lính và giám sát quản lý, tham gia vào công cuộc xây dựng. Vào thời điểm đó, người tham gia hầu như không được trang bị các thiết bị kỹ thuật cao nào, mọi thứ chủ yếu được làm bằng tay.

Tuyến đường 428km được thi công chỉ trong hai năm năm tháng có nghĩa là cứ hai ngày đã trải được 1km đường. Đặc biệt, chi phí cho mỗi km đường chỉ vào khoảng 100 triệu won trong khi đó, Nhật Bản cũng đã hoàn thành tuyến đường cao tốc Tomei nối Tokyo với Nakoya vào năm 1968 với chi phí cao gấp tám lần, lên tới 800 triệu won cho mỗi km đường thi công. Có thể nói Gyeongbu là tuyến đường cao tốc có chi phí thi công thấp nhất trong lịch sử xây dựng đường cao tốc trên thế giới.

Từ ngày có tuyến đường Gyeongbu, người ta chỉ mất gần nửa ngày để vận chuyển hải sản tươi sống đánh bắt ở thành phố cảng Busan lên thủ đô Seoul, cũng như từ đó vận chuyển đi khắp các tỉnh thành khác trong cả nước, rút ngắn khoảng cách giữa người nông dân và người tiêu dùng. Sau khi đường cao tốc được mở, thì dịch vụ xe khách nhanh cũng bắt đầu xuất hiện, thu hút nhiều người dân sử dụng. Cũng theo đó, nghề lái xe và tiếp viên xe khách trở thành một nghề nghiệp đáng mong ước thời đó.

Tuyến đường cao tốc Gyeongbu có ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân Hàn Quốc. Nó là biểu tượng đầy tự hào cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thấm mồ hôi, máu và nước mắt của nhân dân. Trên cơ sở kinh nghiệm tích lũy từ việc xây dựng tuyến cao tốc đầu tiên này, đến nay Hàn Quốc đã có tổng cộng 33 tuyến đường cao tốc, với tổng chiều dài 4.139km. Nhờ đó, người dân đã có thể thoải mái đi từ đầu này đến đầu kia đất nước một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Một lần nữa phải khẳng định rằng đường cao tốc Gyeongbu là một trong những kỳ tích trong lịch sử cận đại Hàn Quốc.

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3592&page=8&board_code=
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,669
Động cơ
374,748 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu đã tìm kiếm nhưng không thấy thông tin về vấn đề này ạ.
Theo tôi thì không có việc này. Có lẽ đây là một phần của cố gắng thần thánh hóa Park Chung Hee theo kiểu Kim Nhật Thành ở BTT.

Park Chung Hee đã có công hiện đại hóa nông nghiệp Hàn bằng việc tự lực phân hóa học từ rất sớm (ngay năm 1962) và lập ra Liên minh hợp tác xã nông nghiệp (NACF) hoạt động cho đến tận bây giờ. Nhưng thực tế thì các mùa vụ thời Park không được tốt lắm, thiên tai liên tiếp đến mức năm 1964 Mỹ phải viện trợ ngũ cốc, mặc dù qúa trình công nghiệp hóa đang rất thành công.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,759
Động cơ
501,954 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Cảm ơn bác, cháu có thể chờ bác viết hết tất cả về lính Nam Hàn, sau đó chúng ta quay lại với ông Park ?
Với bác nó là ông, với tôi nó là thằng Pak Chung Hee, đi ca ngợi thằng cho lính sang giết dân tộc mình tôi không làm được, vậy thôi
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Với bác nó là ông, với tôi nó là thằng Pak Chung Hee, đi ca ngợi thằng cho lính sang giết dân tộc mình tôi không làm được, vậy thôi
Cảm ơn bác, cháu có thể chờ bác viết hết tất cả về lính Nam Hàn, sau đó chúng ta quay lại với thằng Park ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chiến dịch vận động toàn dân những năm 1970.

Nếu những năm 1960, cuộc vận động bắt chuột mới chỉ được phát động trong phạm vi một khu vực như thành phố hay huyện, thì bắt đầu từ năm 1971, nó đã trở thành phong trào vận động mang tính tổ chức và quy mô lớn trên toàn quốc. Chính phủ tiến hành vận động bắt chuột vì cho rằng chính con chuột là nguyên nhân dẫn tới nạn thiếu lương thực trầm trọng ở Hàn Quốc lúc bấy giờ. Theo Bộ Nông Lâm nghiệp, cơ quan chủ quản của phong trào này, thì ước tính có đến 80 triệu con chuột đang hoành hành trên cả nước. Theo đó, cứ một người phải chịu đựng ba con chuột, một nhà bình quân phải chống chọi với khoảng 17 con chuột. Lượng lương thực bị lũ chuột này phá hoại ước tính khoảng 1,9 triệu bao, bằng 8% tổng sản lượng lương thực lúc bấy giờ với trị giá 20 tỷ won (theo tỷ giá hiện nay là tương đương 18,2 triệu USD). Cả nước không kể nông thôn hay thành thị đều đề ra mục tiêu mỗi nhà bắt ba con chuột, và thông qua các văn phòng hành chính địa phương, mỗi gia đình đã được phát thuốc diệt chuột cũng như nghe tuyên truyền về phương pháp diệt chuột.

Gia đình, trường học, cơ quan và cả quân nhân đều tích cực hưởng ứng phong trào bắt chuột. Khắp nơi trên cả nước, đâu đâu cũng thấy treo băng-rôn, biển ghi khẩu hiệu “Chuột sống thì người sẽ đói”. Trong bối cảnh người dân háo hức lên kế hoạch diệt chuột như diệt giặc ngoại xâm, thì trường học đã trở thành nơi đi tiên phong trong chiến dịch này. Các học sinh sau khi bắt chuột đã cắt lấy đuôi làm bằng chứng rồi đưa cho giáo viên chủ nhiệm để xác nhận. Việc này đã dẫn tới nhiều câu chuyện khôi hài. Một vài người kể lại. “Tôi đã sơn vào râu mực để cho nó giống với đuôi chuột rồi nộp cho giáo viên chủ nhiệm. Khi thầy hỏi đó là cái gì, tôi đã trả lời là tôi không biết, vì ông tôi đã đưa cho tôi. Tôi đâu có bắt chuột được đâu. Khi bắt được con chuột lớn, tôi đã cắt chiếc đuôi nó làm hai và giả vờ như mình đã bắt được hai con chuột đấy.”

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3667&page=8&board_code=
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Văn hóa thanh niên - luồng gió mới những năm 1970.

Lúc 7 giờ chiều ngày 17/10/1972, một lệnh giới nghiêm bất thường đã được ban bố trên toàn Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee ra tuyên bố sẽ thực thi đổi mới một cách nhất quán, nhằm tìm lại nguồn sinh khí cho đất nước. Đây chính là sự khởi đầu của cuộc Duy tân tháng 10 nổi tiếng. Thông qua đó, chính quyền muốn nắm trọn quyền lực và kiểm soát tất cả từ người dân thường đến cơ quan ngôn luận, khiến bầu không khí lúc bấy giờ rất ngột ngạt. Trong không khí nặng nề đó, nỗi khát khao mong mỏi về tự do vẫn rực cháy trong tim những người trẻ tuổi và thúc đẩy sự ra đời của văn hóa thanh niên hồi đó. Đàn ghi-ta, quần bò, và mái tóc dài của nam giới đã trở thành biểu tượng cho giới trẻ thời đó, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo văn hóa Hàn Quốc.

Vào ngày 27/12/1972, Tổng thống Park Chung-hee đã chính thức trở thành tổng thống lần thứ tám của Hàn Quốc. Một thập kỷ kể từ khi lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 1961, ông Park Chung-hee lại tái đắc cử tổng thống lần thứ ba trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 27/4/1971. Một năm rưỡi sau đó, vào ngày 17 tháng 10 năm 1972, Tổng thống Park Chung-hee đột ngột ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Sau 10 ngày giới nghiêm, ông Kim Seong-jin, người phát ngôn Phủ Tổng thống, đã ra thông báo về đề án sửa đổi Hiến pháp. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Kim Seong-jin phát biểu: “Thể chế chính trị theo Hiến pháp hiện hành của chúng ta đang làm phân tán và lãng phí sức mạnh quốc gia. Chỉ có tiến hành cải cách, đổi mới thì mới có thể giúp chúng ta nâng cao năng suất, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và tiến tới một xã hội dân chủ thực sự. Đây cũng là con đường duy nhất để bảo vệ an ninh cho đất nước và nền hoà bình thống nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Theo đó, Chính phủ quyết định công bố đề án sửa đổi Hiến pháp. Chính phủ sẽ trưng cầu ý kiến toàn dân để từ đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại là chấn hưng đất nước.”

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3618&page=8&board_code=
 

mega_fun

Xe điện
Biển số
OF-76074
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
2,105
Động cơ
442,972 Mã lực
Em nghĩ độc tài hà khắc để phát triển đúng giai đoạn cần thiết.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Saemaul - Phong trào hiện đại hóa nông thôn Hàn Quốc.

Năm 1970, một phong trào mang tên Saemaul (có nghĩa là “Làng mới”), đã xuất hiện ở Hàn Quốc và được ví như liều thuốc kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Những người dân chia sẻ về vai trò của phong trào làng mới Seamaul: “Theo tôi, phong trào xây dựng nông thôn mới Saemaul có thể được ví như một đường cao tốc. Kinh tế của Hàn Quốc đã phát triển như vậy trên con đường này mà.”; “Tôi nghĩ phong trào Saemaul là hòn đá tảng cho kinh tế Hàn Quốc.”

Cứ mỗi sáng sớm, trên khắp các miền quê Hàn Quốc, bài hát Saemaul lại vang lên trên loa phóng thanh như gọi mọi người thức dậy. Những người nông dân đã bắt đầu mỗi ngày của mình với những giai điệu sôi động như thế trong làng. Phong trào Saemaul được triển khai với hy vọng mang lại cuộc sống tốt đẹp cho những người nông dân vốn không có gì ngoài mảnh đất khô cằn và cuộc sống đói nghèo. Chính niềm khao khát thoát nghèo đã trở thành động lực lớn nhất để những con người đó bắt tay vào hành động, biến ước mơ thành hiện thực.

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3631&page=8&board_code=
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tuyến tầu điện ngầm số 1, trang sử mới của giao thông công cộng Hàn Quốc.

Vào 11 giờ sáng ngày 15 tháng 8 năm 1974, đường tàu số 1 Jongno đã chính thức lăn bánh. Như vậy, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 21 trên thế giới có tàu điện ngầm. Cũng trong ngày khánh thành đường tàu Jongno, hệ thống tuyến tàu điện ngầm trong lòng thủ đô Seoul và khu vực lân cận cũng được chính thức vận hành.

Hai tuyến tàu mới xây là tuyến 38,9km nối Seoul và Incheon và tuyến 41,5km nối Seoul và Suwon. Nhờ đó, thời gian đi lại trong bán kính 45km từ thủ đô Seoul đến các thành phố vệ tinh đã được rút ngắn xuống còn một tiếng rưỡi. Đây quả là sự kiện mở ra thời đại mạng lưới tàu điện ngầm của Hàn Quốc. Vào những năm 1960, giao thông ở thủ đô Seoul vô cùng hỗn tạp bởi dân số tăng cao đột biến trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Đặc biệt vào năm 1968, tất cả các tuyến đường xe điện trong nội đô Seoul đều bị dỡ bỏ, khiến nhu cầu về giao thông công cộng của người dân ngày càng tăng cao. Để giải quyết tình trạng đi lại phức tạp đến mức được gọi là “địa ngục giao thông” này, chính quyền Seoul đã xúc tiến dự án xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm trong thành phố.

Tuyến tàu điện ngầm số 1 hầu như được xây dựng bằng công nghệ trong nước. Đội ngũ những chuyên gia Hàn Quốc thời đó đã gặp rất nhiều khó khăn bởi không hề có kinh nghiệm thiết kế, thi công tàu điện ngầm trước đó.

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3643&page=8&board_code=
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,432
Động cơ
141,260 Mã lực
Em nghĩ độc tài hà khắc để phát triển đúng giai đoạn cần thiết.
Đấy là quan điểm của những người được hưởng lợi từ sự độc tài này, giống như quan điểm của con cháu thế hệ thực dân được hưởng lợi từ thuộc địa. Ví dụ như xây Trường thành ở TQ trên quan điểm những người thời sau thì là vĩ đại, có giá trị quân sự an ninh, nhưng trên quan điểm hàng vạn người vùi thây chôn xác xây nó thì Trường thành nó là địa ngục là tội ác. Ngày xưa người ta có câu: " Lợi làm cho trí mờ" , độc tài đứng trên lưng người này để ban lợi cho người khác, thực ra cũng là loại gian hùng bỉ ổi như Tào tháo thôi
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ba năm (1971 - 1974) xây xong tuyến tầu điện dài 40km (phần ngầm dài 7,8 km).

NGẤT !!!

(Sửa lại còm theo góp ý của bác rachfan)
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,340
Động cơ
578,169 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh.

Ngày 22 tháng 12 năm 1977, một buổi lễ kỷ niệm thành tích xuất khẩu 10 tỷ USD của Hàn Quốc đã diễn ra tại Nhà thi đấu Jangchung ở Seoul. Hàn Quốc đã cán mốc xuất khẩu 10 tỷ USD ngay trước đó một ngày, tức là vào ngày 21/12. Thành tích này đạt được chủ yếu là nhờ sự bùng nổ xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất nặng, thiết bị máy móc và đóng tàu.

Vào thời điểm đó 10 tỷ USD là một con số không ai có thể nghĩ tới. Vào năm 1962, năm mà Hàn Quốc mới bắt tay vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, thì kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 52 triệu USD. Sau này, con số đó đã đạt 100 triệu USD vào năm 1964 và 1 tỷ USD vào năm 1970. Như vậy, chỉ trong bảy năm, Hàn Quốc đã đạt giá trị xuất khẩu đáng kinh ngạc lên tới 10 tỷ USD, vượt bốn năm so với kế hoạch đề ra.

Thành tích đó cũng khiến cả thế giới chú ý tới Hàn Quốc và gọi đây là “Kỳ tích sông Hàn”. Cụm từ này đã trở thành một biểu tượng cho ý chí, lòng quyết tâm vực dậy kinh tế của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Từ những năm 1960 cho đến đầu những năm 1970, xuất khẩu là động lực chính phát triển nền kinh tế Hàn Quốc. Đất nước lúc bấy giờ vừa thiếu vốn, vừa thiếu kỹ thuật cũng như thiếu nguyên vật liệu nhưng vẫn có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng 10% mỗi năm, chính là nhờ việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo đòi hỏi sử dụng nhiều lao động.

Nguồn: http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=3654&page=8&board_code=
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,669
Động cơ
374,748 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ba năm (1971 - 1974) xây xong tuyến tầu điện ngầm dài 40km.

NGẤT !!!
Không phải cô bé ạ. Tuyến 40km nó là đường hỗn hợp nổi-ngầm.

Chiều dài tuyến ngầm "chỉ có" 7,8 km thôi.

"Seoul's first subway system started operations on August 15, 1974, about 110 years after the underground train's initial few European sparks. The Seoul metro system began with only one line and nine stops, travelling 7.8 kilometers from Seoul Station to Cheongnyangni Station. Today, the Seoul subway system has nine official subway lines and more than 300 stops, reaching every corner of the greater Seoul metropolitan area. "
.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top