[Funland] Xin kinh nghiệm chuẩn bi và xin học bổng cho con du học

ambdiep

Xe buýt
Biển số
OF-366922
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
884
Động cơ
261,429 Mã lực
Tất nhiên gia đình nào cũng cân nhắc, nhưng nếu học trường tốt ngành CS thì ko phải lo tới sau này kiếm tiền cụ ạ.
Lương cũng sẽ tăng lên theo năm tháng thôi. Học CS chắc chắn kiếm việc ở Mỹ ko khó.
Nếu cứ cân nhắc như khoản đầu tư thì nói thật khéo học VN là có lợi nhất cụ ạ. Chả phải đi đâu cả.
Cho các cháu đi thôi cụ, nhưng đừng kỳ vọng quá mức , bản thân đào tạo IT ở VN cũng rất tốt rồi. Ngoài ra IT cũng hơi đặc thù, nhiều dạng khác nhau. Thằng làm sâu / giỏi thì lại lười giao lưu, thằng thích sale lại thích giao lưu nhưng lại ko biết sâu nhiều. Đi để mở mang tầm mắt thì rất đáng ạ
(Ps- cháu dân IT)
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,197
Động cơ
437,782 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em làm về dịch vụ du học, định cư tại Canada (kinh doanh chuyên nghiệp), em chia sẻ kinh nghiệm thực tế của em trong lĩnh vực này

1, Học sinh Việt Nam có tố chất khá tốt, nên có những môn thiên hạ khó học thì con em mình học được. Mấy cái trường ở bên này em làm đại diện rất thích học sinh Việt Nam vì tiếp thu nhanh. Em chả biết chúng nó học thế nào nhưng tỷ lệ học sinh giỏi ở trường thì kiểu gì cũng có Việt Nam và gốc Việt Nam đứng đầu. Các trường đều muốn có thêm du học sinh Việt Nam học để tăng điểm ranking của nhà trường. Một trường liên cấp ở Canada thường có nhiều học sinh quốc tế (ít nhất là 10%) và số học sinh Việt Nam thì ko nhiều nhưng lại thuộc top học giỏi của khối học sinh quốc tế.
2. Kiến thức cơ bản ở nước ngoài và Việt Nam không khác nhau. Nhưng ứng dụng thì ở nước ngoài hơn Việt Nam. Ví dụ bên Mỹ có mấy tập đoàn to như Microsoft, Google, Intel .... có chui vào đó làm lương kiểu gì cũng cao. Mà đối với những người giỏi thì vào đó như cá gặp nước vậy, nó lên nhanh lắm.
3. Con đường lý tưởng nhất mà bọn em vẫn nói vui là đánh nở hoa trong lòng địch. Nghĩa là con em học hành xong (tất nhiên phải hội nhập hòa tan rồi) thì ở lại làm, công việc tốt, định cư, quốc tịch. Xong rồi về Việt Nam làm theo diện chuyên gia của các hãng to. Họ rất cần các em diện này, biết hội nhập hòa tan nhưng chưa mất gốc. Việt Kiều hẳn thì lại lơ ngơ ở Việt Nam, mà Việt Nam hẳn thì lại lơ ngơ ở bển (văn hóa làm việc ở các tập đoàn to bên này nó khác ở VN nhiều lắm). Khi về Việt Nam làm có vô vàn đãi ngộ khủng từ công ty mẹ, lương vẫn cực kỳ cao, định cư rồi, quốc tịch rồi nên làm ở Việt Nam rất thoải mái. Khi đã đạt được trình kiểu 50% Việt Nam và 50% quốc tế, bọn em gọi là công dân toàn cầu thì con em mình có thể ngẩng cao đầu mà sống. Trong khu vực Đông Nam Á thì dân Thái coi Việt Nam như mẻ, nhưng ở nước ngoài đến dân Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng không khác gì dân Việt Nam cả.

Đôi dòng tự sự với các cụ vậy thôi, chúc các cụ mợ cuối tuần thật vui vẻ nhé. Con cái ngoan đã là quá tốt rồi, nếu các cháu có năng lực học giỏi thì trên cả tuyệt vời. Xin hãy tạo mọi điều kiện cho các cháu được phát triển và tiến xa hơn, Việt Nam chỉ có nguồn tài nguyên đó là vô tận và là cơ hội để đất nước phát triển bền vững mãi mãi.
 

TamMao2612

Xe buýt
Biển số
OF-386712
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
662
Động cơ
494,473 Mã lực
Vào thớt này thấy các cụ đầu tư và có chiến lược dành cho con cái quá, làm em cứ suy nghĩ về bản thân mình có đang dễ dãi với con cái quá hay không :(. Con em em toàn kệ thích học gì thì học, thích làm gì thì làm :( chẳng học hành thêm nếm gì cả :(
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Em làm về dịch vụ du học, định cư tại Canada (kinh doanh chuyên nghiệp), em chia sẻ kinh nghiệm thực tế của em trong lĩnh vực này

1, Học sinh Việt Nam có tố chất khá tốt, nên có những môn thiên hạ khó học thì con em mình học được. Mấy cái trường ở bên này em làm đại diện rất thích học sinh Việt Nam vì tiếp thu nhanh. Em chả biết chúng nó học thế nào nhưng tỷ lệ học sinh giỏi ở trường thì kiểu gì cũng có Việt Nam và gốc Việt Nam đứng đầu. Các trường đều muốn có thêm du học sinh Việt Nam học để tăng điểm ranking của nhà trường. Một trường liên cấp ở Canada thường có nhiều học sinh quốc tế (ít nhất là 10%) và số học sinh Việt Nam thì ko nhiều nhưng lại thuộc top học giỏi của khối học sinh quốc tế.
2. Kiến thức cơ bản ở nước ngoài và Việt Nam không khác nhau. Nhưng ứng dụng thì ở nước ngoài hơn Việt Nam. Ví dụ bên Mỹ có mấy tập đoàn to như Microsoft, Google, Intel .... có chui vào đó làm lương kiểu gì cũng cao. Mà đối với những người giỏi thì vào đó như cá gặp nước vậy, nó lên nhanh lắm.
3. Con đường lý tưởng nhất mà bọn em vẫn nói vui là đánh nở hoa trong lòng địch. Nghĩa là con em học hành xong (tất nhiên phải hội nhập hòa tan rồi) thì ở lại làm, công việc tốt, định cư, quốc tịch. Xong rồi về Việt Nam làm theo diện chuyên gia của các hãng to. Họ rất cần các em diện này, biết hội nhập hòa tan nhưng chưa mất gốc. Việt Kiều hẳn thì lại lơ ngơ ở Việt Nam, mà Việt Nam hẳn thì lại lơ ngơ ở bển (văn hóa làm việc ở các tập đoàn to bên này nó khác ở VN nhiều lắm). Khi về Việt Nam làm có vô vàn đãi ngộ khủng từ công ty mẹ, lương vẫn cực kỳ cao, định cư rồi, quốc tịch rồi nên làm ở Việt Nam rất thoải mái. Khi đã đạt được trình kiểu 50% Việt Nam và 50% quốc tế, bọn em gọi là công dân toàn cầu thì con em mình có thể ngẩng cao đầu mà sống. Trong khu vực Đông Nam Á thì dân Thái coi Việt Nam như mẻ, nhưng ở nước ngoài đến dân Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng không khác gì dân Việt Nam cả.

Đôi dòng tự sự với các cụ vậy thôi, chúc các cụ mợ cuối tuần thật vui vẻ nhé. Con cái ngoan đã là quá tốt rồi, nếu các cháu có năng lực học giỏi thì trên cả tuyệt vời. Xin hãy tạo mọi điều kiện cho các cháu được phát triển và tiến xa hơn, Việt Nam chỉ có nguồn tài nguyên đó là vô tận và là cơ hội để đất nước phát triển bền vững mãi mãi.
Em rất cảm ơn cụ đã nhiệt tình chia sẻ ạ. Nhưng mà ví dụ như em thì quan điểm dứt khoát là con em phải ở với em tới 17- 18 tuổi. Và có nhiều ng em gặp, như bác sếp em đã kể trong mấy post trước, là ng phải xa gia đình đi học khi còn nhỏ cũng khuyên là không bao giờ nên đẩy con đi từ sớm, dù sau này bác ấy rất thành công, sếp to (quản lý vùng AP của cty lớn trên thế giới). Cháu em mẹ cũng đi học lúc con còn nhỏ, và sau đó em bỏ luôn ý định xin đi học luôn. Được cảm nhận tình thương yêu của cha mẹ khi chưa trưởng thành là điều quý nhất đối với con, và đc sát cánh bên con và kề cận con cũng là điều quan trọng nhất với em. Con có thể kém thành công chút cũng không sao ạ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Em cũng dân IT 20 năm rồi và cũng xác định F1 thích đi du học thì cố gắng mà học thôi. Nhà em có cháu con ông anh trai đang sống và làm việc ở Đức và em gấu cũng đang ở Úc, nếu F1 học được và thích 1 trong 2 nơi đó thì em chiều.
Nhiều cụ mợ cùng ngành với em quá ạ :D.
Cho các cháu đi thôi cụ, nhưng đừng kỳ vọng quá mức , bản thân đào tạo IT ở VN cũng rất tốt rồi. Ngoài ra IT cũng hơi đặc thù, nhiều dạng khác nhau. Thằng làm sâu / giỏi thì lại lười giao lưu, thằng thích sale lại thích giao lưu nhưng lại ko biết sâu nhiều. Đi để mở mang tầm mắt thì rất đáng ạ
(Ps- cháu dân IT)
Đi chu du thiên hạ để học rùng mình cụ nhỉ :D.
Nhưng dân IT vẫn có những ng làm giỏi giao lưu và chơi gì cũng tốt cụ ơi.
 

ambdiep

Xe buýt
Biển số
OF-366922
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
884
Động cơ
261,429 Mã lực
Nhiều cụ mợ cùng ngành với em quá ạ :D.

Đi chu du thiên hạ để học rùng mình cụ nhỉ :D.
Nhưng dân IT vẫn có những ng làm giỏi giao lưu và chơi gì cũng tốt cụ ơi.
Dạ, cháu lại chém trước mặt các cụ tiền bối rồi ;). Đi ra ngoài học hỏi dc nhiều kỹ năng chứ cụ, kỹ năng rùng mình cũng tốt 😋😋😋
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
578
Động cơ
441,943 Mã lực
Căn cứ chủ đề của topic, em xin chỉ có một số "cảm nghĩ" về vấn đề du học - nhất là ở Mỹ - dựa trên kinh nghiệm bản thân và gia đình.

1. Mục đích du học: nếu chỉ để học được cái nghề hot rồi định cư, đi làm thuê với đồng lương khá thì có lẽ không bõ bởi: cuộc đời làm công trên đất người rất cực và stressful, người bản địa cố 1 thì mình phải cố 10 thì may ra mới có chỗ đứng. Nhất là nam giới! Còn nữ thì đa dạng hơn, học đại học rồi tìm 1 chàng bản địa ngoan hiền kết hôn, thế là "đi trước" được mấy thằng bạn cùng sang du học tầm 10 năm! 😜

2. Chuyện tìm học bổng: nhà mình cứ hay khoe học giỏi rồi xin được học bổng nhiều tiền ở trường Ivy (Mỹ) này nọ. Thực ra cái chuyện học bổng nó nhạy cảm! Tại Mỹ, bạn nhận học bổng đồng nghĩa với việc bạn dùng tiền thuế của dân (nếu là trường công) hoặc tiền đóng góp của dân (nếu là trường tư). Dân Mỹ cực chẳng đã mới sử dụng tới khoản tài chính này! Đa phần các sinh viên tự vay ngân hàng và trả khi đi làm. Rồi tiêu chí cho học bổng ở các trường cũng rất đa dạng, nhiều khi bản chất rất quái (ví dụ: Harvard cho học bổng toàn phần vài chú châu Phi sang học để với mục đích cho tụi SV elite theo học có thực tế trải nghiệm thế nào là thế giới thứ 3. Nói thì phũ nhưng thực tế nhiều khi nó là như vậy!)

3. Vậy thế thì du học để làm gì? Cá nhân em suy nghĩ thời nay mục tiêu du học để lấy kiến thức có vẻ như đã lỗi thời bởi tính toàn cầu của hệ thống giáo dục, mà nhất là ở tại những ngành học liên quan IT, Data Science. Du học thời nay có vẻ như gắn với trải nghiệm cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ tiềm năng (social/professional networking) trong quá trình học tập. 4 năm đại học thực ra kiến thức chuyên môn thu được ko nhiều bằng các trải nghiệm khác nếu như biết tận dụng. Điều này càng thể hiện rõ nếu có may mắn được theo học ở trường xịn/nổi tiếng! Để có được những trải nghiệm này, tốt nhất là phải chuẩn bị tài chính cho tốt. Con hư bố mẹ phải đẩy đi ko nói ở đây. Nhưng con cái ok, có nguyện vọng mở mang tầm nhìn, tốt nhất là bố mẹ nếu có điều kiện thì nên trả đủ học phí, để con đỡ phải "lúi xùi" với bạn bè. Mọi người ít có đ/k để theo dõi các bạn được học bổng toàn phần ở các trường xịn sau này học hành và cuộc sống như thế nào... Không ít bạn bị trầm cảm và bỏ học giữa chừng đấy!

Xin chia sẻ vài ý như vậy với các Cụ/Mợ ạ
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Vào thớt này thấy các cụ đầu tư và có chiến lược dành cho con cái quá, làm em cứ suy nghĩ về bản thân mình có đang dễ dãi với con cái quá hay không :(. Con em em toàn kệ thích học gì thì học, thích làm gì thì làm :( chẳng học hành thêm nếm gì cả :(
Con cụ học lớp mấy rồi? Con em cấp 1 tới hết lớp 6 chơi dài, chỉ học tiếng Anh tuần 2 buổi thôi. Cấp 2 thì lớp 7-8 và kỳ 1 lớp 9 thêm 1 buổi toán.
Lớp 9 tận gần thi mới học thêm 1-1 Toán tuần 2 buổi và trc thi hơn 1 tháng tới lúc thi học đc 14 buổi Văn.
Lên cấp 3 em mới quan tâm hơn cụ ạ. Nên cụ cứ bình tĩnh ạ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Căn cứ chủ đề của topic, em xin chỉ có một số "cảm nghĩ" về vấn đề du học - nhất là ở Mỹ - dựa trên kinh nghiệm bản thân và gia đình.

1. Mục đích du học: nếu chỉ để học được cái nghề hot rồi định cư, đi làm thuê với đồng lương khá thì có lẽ không bõ bởi: cuộc đời làm công trên đất người rất cực và stressful, người bản địa cố 1 thì mình phải cố 10 thì may ra mới có chỗ đứng. Nhất là nam giới! Còn nữ thì đa dạng hơn, học đại học rồi tìm 1 chàng bản địa ngoan hiền kết hôn, thế là "đi trước" được mấy thằng bạn cùng sang du học tầm 10 năm! 😜

2. Chuyện tìm học bổng: nhà mình cứ hay khoe học giỏi rồi xin được học bổng nhiều tiền ở trường Ivy (Mỹ) này nọ. Thực ra cái chuyện học bổng nó nhạy cảm! Tại Mỹ, bạn nhận học bổng đồng nghĩa với việc bạn dùng tiền thuế của dân (nếu là trường công) hoặc tiền đóng góp của dân (nếu là trường tư). Dân Mỹ cực chẳng đã mới sử dụng tới khoản tài chính này! Đa phần các sinh viên tự vay ngân hàng và trả khi đi làm. Rồi tiêu chí cho học bổng ở các trường cũng rất đa dạng, nhiều khi bản chất rất quái (ví dụ: Harvard cho học bổng toàn phần vài chú châu Phi sang học để với mục đích cho tụi SV elite theo học có thực tế trải nghiệm thế nào là thế giới thứ 3. Nói thì phũ nhưng thực tế nhiều khi nó là như vậy!)

3. Vậy thế thì du học để làm gì? Cá nhân em suy nghĩ thời nay mục tiêu du học để lấy kiến thức có vẻ như đã lỗi thời bởi tính toàn cầu của hệ thống giáo dục, mà nhất là ở tại những ngành học liên quan IT, Data Science. Du học thời nay có vẻ như gắn với trải nghiệm cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ tiềm năng (social/professional networking) trong quá trình học tập. 4 năm đại học thực ra kiến thức chuyên môn thu được ko nhiều bằng các trải nghiệm khác nếu như biết tận dụng. Điều này càng thể hiện rõ nếu có may mắn được theo học ở trường xịn/nổi tiếng! Để có được những trải nghiệm này, tốt nhất là phải chuẩn bị tài chính cho tốt. Con hư bố mẹ phải đẩy đi ko nói ở đây. Nhưng con cái ok, có nguyện vọng mở mang tầm nhìn, tốt nhất là bố mẹ nếu có điều kiện thì nên trả đủ học phí, để con đỡ phải "lúi xùi" với bạn bè. Mọi người ít có đ/k để theo dõi các bạn được học bổng toàn phần ở các trường xịn sau này học hành và cuộc sống như thế nào... Không ít bạn bị trầm cảm và bỏ học giữa chừng đấy!

Xin chia sẻ vài ý như vậy với các Cụ/Mợ ạ
Em hoàn toàn đồng ý với cụ ạ. Em học VN làm VN nhưng tiếp xúc đủ mọi thành phần đủ các loại trường trên thế giới nhưng chưa bao giờ mặc cảm về kiến thức, chỉ thấy tiếng Anh mình rất tệ thôi. Sếp cũ em (ng nc ngoài cũng có và VN cũng có) còn bảo sao mày ko sang Mỹ làm.
Vậy nên em cũng ko kỳ vọng con em đi học lấy kiến thức mà là môi trường học tập làm việc chuyên nghiệp, network xịn ( em là nhân chứng về việc network quan trọng, em chưa tự xin việc bao giờ mà toàn đc refer).
Vào học trường tốt sẽ áp lực hơn, kể cả học BK ở VN thì tăng ca cũng nhiều lắm đấy ạ. Vậy nên xác định có năng lực theo được thì hẵng đi học, nếu ko thì nên chọn trường vừa tầm vóc, hoặc sẵn sàng cho con quay về nếu ko thể theo được.
Con nhà em thì em cảm nhận nó sẽ hợp học kiểu Tây hơn VN nên cũng muốn cho con thử.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,272
Động cơ
478,760 Mã lực
Con gái + quốc tịch Việt Nam thì cứ khai báo CS trên hồ sơ ứng tuyển thoải mái cụ à. Tuy nhiên trong bài luận cần tránh đi sâu vào đam mê kỹ thuật (dù là con gái) mà hướng đến khát vọng dùng kỹ thuật để tạo tác động tích cực đến xã hội/phái nữ + kinh nghiệm hoạt động xã hội có liên quan (hoặc là chủ đề khác mang tính cá nhân hơn) vì hiện nay cả xã hội phương tây đang hướng đến điều này.

Ngoài ra, vừa rồi tôi có nói chuyện với một học sinh cũ người TQ vừa mới tốt nghiệp Đại Học Nam Cali (USC) với chuyên nghành Electrical Engineering và minor CS thì nghe cậu ấy nói là toàn khóa học sinh nam người TQ ứng tuyển vào FAANG (top công ty công nghệ Mỹ) đều bị loại hết, thậm chí không được phỏng vấn, nhưng mà nhiều học sinh nữ người TQ lại được mời phỏng vấn và nhận offer.
Cảm ơn cụ. Cụ cho em hỏi về triển vọng việc làm ngành data science với ah. Tks cụ nhiều.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Cảm ơn cụ. Cụ cho em hỏi về triển vọng việc làm ngành data science với ah. Tks cụ nhiều.
Cụ ơi ngành này cực hot và càng ngày càng hot, giỏi thì lương cực kỳ cao. Bây giờ trong mô hình của các công ty lớn đều có một Trung tâm hoặc khối dữ liệu với tầm quan trọng còn cao hơn các khối truyền thống.
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
7,024
Động cơ
164,004 Mã lực
E cho con đi du học vì con thic, con muốn, con đc như cá về với nc, như hổ về rừng thôi chứ e muốn con học trong nc.
Học xong chắc nó cũng ko về nc đâu nhưng kệ nó. Nuôi con lớn cho bay đi chứ đâu phải giữ con bên mình.
Trộm vía, sang năm là tốt nghiệp rồi. Học bổng có mà thấy nó toàn tiêu 25-30tr tháng tk của e thôi hihi.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,272
Động cơ
478,760 Mã lực
Cụ ơi ngành này cực hot và càng ngày càng hot, giỏi thì lương cực kỳ cao. Bây giờ trong mô hình của các công ty lớn đều có một Trung tâm hoặc khối dữ liệu với tầm quan trọng còn cao hơn các khối truyền thống.
Em băn khoăn khi nhóc chọn giữa IT và Data Sience. IT có vẻ an toàn hơn, nhưng nghĩ cảnh coding cũng mệt và đơn điệu, nhất khi cao tuổi. Data Sience thì mới và nghề nghiệp không rõ ràng lắm. Cuối cùng nhóc nhà em chọn data.
Ah, về học bổng thì em nghĩ cứ Sat trên 1500 và Ielts trên 8 thì cơ hội học bổng 100% là khá nhiều.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
Em băn khoăn khi nhóc chọn giữa IT và Data Sience. IT có vẻ an toàn hơn, nhưng nghĩ cảnh coding cũng mệt và đơn điệu, nhất khi cao tuổi. Data Sience thì mới và nghề nghiệp không rõ ràng lắm. Cuối cùng nhóc nhà em chọn data.
Ah, về học bổng thì em nghĩ cứ Sat trên 1500 và Ielts trên 8 thì cơ hội học bổng 100% là khá nhiều.
Làm DS hay nhưng có 1 điểm là hơi khó thực hành, vì lấy đâu ra dữ liệu? Ngay cả các cty lớn ở VN cũng mới bắt đầu thu thập dữ liệu cho một số lĩnh vực quan trọng ạ. Vậy nên con cụ khi học sẽ phải kiếm nơi để thực tập. Em ko biết học ở Mỹ thì các trường sẽ hỗ trợ như nào về vụ này.
À mà con cụ học trường nào ạ? Cháu IELTS và SAT bao nhiêu? chi phí học là bao nhiêu ạ?Em muốn hỏi để biết thêm mà liệu cho con em.
Ps: làm DS có cái dở là khó làm đc từ xa do dữ liệu quan trọng thì nhiều cty ko cho phép làm remote. Em ko biết ở nc ngoài thì thế nào ạ.
VÌ thế nên em cho con em học CS, tuy nhiên DS vẫn có thể là lựa chọn vì em có network có thể giúp cháu đi thực tập sớm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
7,744
Động cơ
171,004 Mã lực
E cho con đi du học vì con thic, con muốn, con đc như cá về với nc, như hổ về rừng thôi chứ e muốn con học trong nc.
Học xong chắc nó cũng ko về nc đâu nhưng kệ nó. Nuôi con lớn cho bay đi chứ đâu phải giữ con bên mình.
Trộm vía, sang năm là tốt nghiệp rồi. Học bổng có mà thấy nó toàn tiêu 25-30tr tháng tk của e thôi hihi.
Vâng điều quan trọng là con thích, nhưng mà bố mẹ cũng phải chuẩn bị cho ý thích này của con cũng kha khá ạ :D.
Em thì muốn cho con đi, con em nó cũng muốn cụ ạ.
Con cụ học ngành gì? ở nc nào ạ?
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,197
Động cơ
437,782 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em rất cảm ơn cụ đã nhiệt tình chia sẻ ạ. Nhưng mà ví dụ như em thì quan điểm dứt khoát là con em phải ở với em tới 17- 18 tuổi. Và có nhiều ng em gặp, như bác sếp em đã kể trong mấy post trước, là ng phải xa gia đình đi học khi còn nhỏ cũng khuyên là không bao giờ nên đẩy con đi từ sớm, dù sau này bác ấy rất thành công, sếp to (quản lý vùng AP của cty lớn trên thế giới). Cháu em mẹ cũng đi học lúc con còn nhỏ, và sau đó em bỏ luôn ý định xin đi học luôn. Được cảm nhận tình thương yêu của cha mẹ khi chưa trưởng thành là điều quý nhất đối với con, và đc sát cánh bên con và kề cận con cũng là điều quan trọng nhất với em. Con có thể kém thành công chút cũng không sao ạ.
Hoàn toàn chia sẻ với mợ. Thực sự rất khó khăn để buông con. Để tốt nhất thì cha mẹ phải đi theo con cái chứ ko nên bắt con cái đi theo mình. Vì môi trường học tập hiện nay ở Việt Nam cấp 2, cấp 3 không có điều kiện tốt như ở nước ngoài.

Em có nhiều khách hàng đã chấp nhận chồng hoặc vợ sang Ca để chăm con học cấp 2, cấp 3. Không chỉ gia đình Việt Nam mà các gia đình Hàn Quốc cũng rất phổ biến. Họ muốn con đi sớm để nâng cao trình độ tiếng Anh thôi, học độ hai năm về lại Hàn Quốc (chương trình học tập ở Hàn Quốc còn vất vả hơn Ca nhiều).

Bản thân em cũng ko thoát ra khỏi tâm lý chung cha mẹ Việt. Cách yêu con của cha mẹ Việt ít mang lại tự do cho con cái, khiến chúng càng lớn càng cách xa bố mje. Vẫn biết khó lắm sự cân bằng giữa quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi chúng lớn, nhưng đúng là sở hữu và áp đặt con không phải là cách tốt. Em luôn yêu cầu phụ huynh mang con đến mỗi khi phỏng vấn tuyển sinh, thay vì chỉ có mỗi phụ huynh. Ý kiến của học sinh rất quan trọng. Con hạnh phúc là chúng ta hạnh phúc phải không ạ. Nếu du học mà con cảm thấy hạnh phúc thì lớp 1 em cũng sẽ cho con đi, còn nếu du học mà là áp lực và là trở ngại cho con thì kể cả đại học hay sau đại học cũng không nên cho con đi.

Nhiều khi em cố gắng thuyết phục phụ huynh cho con đi sớm đi, vì nhìn thấy một em học sinh có tố chất rất tốt, tố chất ấy có thể em tiến xa hơn khi ra nước ngoài từ sớm. Những đứa con yêu dấu của chúng ta sẽ lớn rất nhanh trước khi chúng ta nhận ra mình đã già, vài năm cấp 2 rồi đã đến cấp 3 rồi, rồi đại học. Con cái càng lớn thì càng phải đối mặt với cuộc sống phía trước. Con em chúng ta giỏi nhưng nhiều kỹ năng sống lại kém, kỹ năng sống kém thì lại không thể sáng tạo. Kinh tế Việt Nam phát triển tốt nhưng ngành giáo dục lại chưa phát triển tương xứng được. Dù có tài năng đến mấy nhưng giống như viên ngọc không lộ ra, ko được mài dũa thì con em chúng ta vẫn sẽ không thể tỏa sáng. Có phụ huynh lo lắng con đi sớm quá thì mất con, vợ chồng về dấm dứ nhau tại ông tại bà cho con đi, còn đứa trẻ nó chỉ nói con có bao giờ quên hay hết yêu gia đình con đâu, nhưng con muốn đi sớm chứ ở nhà bố mẹ can thiệp và áp đặt lắm. Quả thật sang Canada, mọi thứ đều được tôn trọng, đứa trẻ thấy mình được quan tâm đúng nghĩa, nó cũng thích học hơn. Không ai không thích tỏa sáng cả, kể cả trẻ con cũng vậy thôi.

Làm cha mẹ và dạy con là một việc không học được từ ai vì mỗi gia đình là một hoàn cảnh. Chỉ khi về già chúng ta mới biết được cách chúng ta dạy con có đúng hay không ? Dù là đi vào lúc nào thì em nghĩ du học vẫn tốt mợ ạ. Học đại học và sau đại học đi cũng rất tốt. Tùy theo từng điều kiện của mỗi gia đình thôi. Đi sớm thì cũng có cái lợi là sau này xin định cư sẽ dễ hơn, đối với Canada thì hiện nay không yêu cầu thời gian, nhưng một số nước ví dụ như Thụy Sỹ coi 3 năm cấp 3 bằng 6 năm đại học, cộng với 4 năm đại học là đủ 10 năm ở nước họ, như thế đủ điều kiện ở lại xin việc làm và định cư sau này.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,236
Động cơ
240,444 Mã lực
Tuổi
49
Nếu mà muốn có quan hệ tốt và làm việc ở vn thì nên học đh ở vn và học cao hơn ở nước ngoài. Bạn tuyển sinh bên vinuni có nói em, dịch covid là 1 chuyện dẫn đến các cháu nộp đơn nhiều hơn, nhưng ngay cả các gđ cũng xác định khi học ở đấy 1 cái lợi ích cộng thêm là có quan hệ vs các gia đình và bạn bè cùng tầng lớp với mình mà thuận tiện cho quan hệ sau ra trường nếu làm việc ở vn. Chứ không kỳ vọng gì cái bằng ngang princeton hay cọc neo đâu ạ mà học phí cũng tương đương. Còn sau này, kiến thức tiếp thu cả đời người, mà nhiều kênh, chứ cần gì cứ phải đi nước ngoài.

Đi nước ngoài đúng đổ tuổi mới rời vòng tay bố mẹ (với ta là 18 với tây 16) có sức ép tâm lý nhất định cả về môi trường lẫn gia đình. Tuty nhiên nếu con thích nên tập cho cháu làm quen vs tự lập sớm hơn và xác định dần cho cháu cuộc sống xa nhà, thậm chí vài năm sau mới về nhà là khó khăn. Có đam mê thì theo đuổi chứ không phải ý thích nhất thời và phải có gì đó đánh đổi.
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
297
Động cơ
273,486 Mã lực
Căn cứ chủ đề của topic, em xin chỉ có một số "cảm nghĩ" về vấn đề du học - nhất là ở Mỹ - dựa trên kinh nghiệm bản thân và gia đình.

1. Mục đích du học: nếu chỉ để học được cái nghề hot rồi định cư, đi làm thuê với đồng lương khá thì có lẽ không bõ bởi: cuộc đời làm công trên đất người rất cực và stressful, người bản địa cố 1 thì mình phải cố 10 thì may ra mới có chỗ đứng. Nhất là nam giới! Còn nữ thì đa dạng hơn, học đại học rồi tìm 1 chàng bản địa ngoan hiền kết hôn, thế là "đi trước" được mấy thằng bạn cùng sang du học tầm 10 năm! 😜

2. Chuyện tìm học bổng: nhà mình cứ hay khoe học giỏi rồi xin được học bổng nhiều tiền ở trường Ivy (Mỹ) này nọ. Thực ra cái chuyện học bổng nó nhạy cảm! Tại Mỹ, bạn nhận học bổng đồng nghĩa với việc bạn dùng tiền thuế của dân (nếu là trường công) hoặc tiền đóng góp của dân (nếu là trường tư). Dân Mỹ cực chẳng đã mới sử dụng tới khoản tài chính này! Đa phần các sinh viên tự vay ngân hàng và trả khi đi làm. Rồi tiêu chí cho học bổng ở các trường cũng rất đa dạng, nhiều khi bản chất rất quái (ví dụ: Harvard cho học bổng toàn phần vài chú châu Phi sang học để với mục đích cho tụi SV elite theo học có thực tế trải nghiệm thế nào là thế giới thứ 3. Nói thì phũ nhưng thực tế nhiều khi nó là như vậy!)

3. Vậy thế thì du học để làm gì? Cá nhân em suy nghĩ thời nay mục tiêu du học để lấy kiến thức có vẻ như đã lỗi thời bởi tính toàn cầu của hệ thống giáo dục, mà nhất là ở tại những ngành học liên quan IT, Data Science. Du học thời nay có vẻ như gắn với trải nghiệm cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ tiềm năng (social/professional networking) trong quá trình học tập. 4 năm đại học thực ra kiến thức chuyên môn thu được ko nhiều bằng các trải nghiệm khác nếu như biết tận dụng. Điều này càng thể hiện rõ nếu có may mắn được theo học ở trường xịn/nổi tiếng! Để có được những trải nghiệm này, tốt nhất là phải chuẩn bị tài chính cho tốt. Con hư bố mẹ phải đẩy đi ko nói ở đây. Nhưng con cái ok, có nguyện vọng mở mang tầm nhìn, tốt nhất là bố mẹ nếu có điều kiện thì nên trả đủ học phí, để con đỡ phải "lúi xùi" với bạn bè. Mọi người ít có đ/k để theo dõi các bạn được học bổng toàn phần ở các trường xịn sau này học hành và cuộc sống như thế nào... Không ít bạn bị trầm cảm và bỏ học giữa chừng đấy!

Xin chia sẻ vài ý như vậy với các Cụ/Mợ ạ
Cái số 2 hoàn toàn ko đúng, học sinh sinh viên bản địa chẳng ngại gì chuyện nhận học bổng/ trợ giúp từ trường hay tiểu bang, liên bang. Nếu không được mức mong muốn nó còn negotiate hay khiếu nại lên xuống ý chứ. Học bổng, financial aid về cơ bản là sự trao đổi qua lại ở mức trường đánh giá là hợp lí và phục vụ cho mục đích của trường, không phải sự ban ơn. Cựu sinh viên đóng góp cho trường rất nhiều người chọn đóng góp vào financial aid, thậm chí mở học bổng. Cụ đã học ở Mĩ mà phát biểu câu này hơi lạ.

Cái thứ 3 trong thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Cá nhân em chưa gặp trường hợp nào bị trầm cảm vì lí do kinh tế không theo được chúng bạn. (Chuyện tủi thân thì diễn ra thường xuyên.) Lứa tuổi 18-22 tuy đã có chút trưởng thành nhưng phần lớn còn thiếu va chạm, khi ở trong một môi trường cạnh tranh cao độ nhiều bạn đẩy mình vào thế hoạt động quá công suất và vùng vẫy mà không biết là mình đang rơi vào bẫy “vẫn chưa đủ”. Nhiều khi rất khó dứt ra vì sống trong college campus nó như bong bóng nhìn xung quanh thấy đứa nào cũng hoàn hảo nên perspective bị lệch rất nhiều. Chuyện burnout khá phổ biến với cả học sinh bản địa. Còn nhiều lí do khác dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bố mẹ ở xa nên tìm cách support phù hợp và khuyến khích con sử dụng các dịch vụ tư vấn/tâm lí ở trường ngay cả khi chưa thực sự cần thiết. Trong các mối quan hệ xã hội cũng nên hướng cho con giao lưu với một số người lớn tuổi hơn và người ở ngoài môi trường học thuật.
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,551
Động cơ
97,341 Mã lực
CCCM bàn chuyện cho con du học mà thấy phục quá, em không làm được như vậy.
 

fatboy

Xe tăng
Biển số
OF-114
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,118
Động cơ
591,868 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ. Cụ cho em hỏi về triển vọng việc làm ngành data science với ah. Tks cụ nhiều.
Cụ ơi ngành này cực hot và càng ngày càng hot, giỏi thì lương cực kỳ cao. Bây giờ trong mô hình của các công ty lớn đều có một Trung tâm hoặc khối dữ liệu với tầm quan trọng còn cao hơn các khối truyền thống.
Em có F1 đã học và hiện đang làm trong ngành DS nên em xin chia sẻ với các cụ chút thông tin như sau:

Cho đến cách đây khoảng 5 năm thì DS là ngành cực hot. Năm 2012 Harvard Business Review đăng bài báo "Data Scientist: The Sexiest Job of the 21st Century". Thời gian đó cung không đủ cầu nên việc chuyển sang DS (từ CS/CE hoặc các ngành STEM khác) rất dễ, chỉ cần qua một khóa bootcamp 3-6 tháng, chủ yếu để làm quen với các công cụ xử lý dữ liệu là có thể kiếm được việc DS với mức lương rất cao.

Sau đó các trường bắt đầu mở nhiều khóa master DS để đáp ứng nhu cầu của những người muốn gia nhập ngành này. Các khóa ngắn hạn (12 tháng), ngoài việc làm quen với công cụ thì chỉ dạy thêm một ít về thống kê, machine learning ở mức rất cơ bản. Những khóa master 24 tháng thì mới dạy kỹ hơn về CS, toán và thống kê.

Đến giờ do nguồn cung đã nhiều nên tìm việc DS khó hơn trước rất nhiều. Mỗi vị trí thường có hàng trăm người apply. Các công ty thường đòi hỏi ứng viên phải đã có kinh nghiệm làm việc.
Tất nhiên người giỏi thì vẫn tìm được việc tốt, nhưng mức lương cũng tương đương các ngành IT khác chứ không cao hẳn lên như trước nữa.

Despite Much Demand, Why Is It So Difficult To Land A Job In Data Science

Data Science Job Market Shrinking as Data Engineering Grows Exponentially

Why You Should Consider Being a Data Engineer Instead of a Data Scientist

Ps: làm DS có cái dở là khó làm đc từ xa do dữ liệu quan trọng thì nhiều cty ko cho phép làm remote. Em ko biết ở nc ngoài thì thế nào ạ.
Làm remote hết ạ. Data trên cloud (AWS, GCP...) nên ngồi nhà hay ở công ty cũng như nhau thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top