[Funland] Tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo của Việt Nam, cùng thảo luận

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
E mới đọc bài báo này, thấy vui với sức mạnh dần hiện đại của PKKQ VN mình. Mời các cụ cao thủ trong Box vào củng cố kiến thức cho Ae và cùng luận bàn về năng lực PKKQ nói chung, tên lửa tầm xa và đường đạn của VN./:)
Riêng ý kiến e, e nghĩ VN mình đã tuyên bố tới năm 2020 tự phóng vệ tinh nhỏ như vậy hoàn toàn đã có tên lửa tầm xa hàng nghìn km. Ngoài ra theo e đc biết là theo hiệp định k phổ biến vũ khí hóa học, vũ khí sát thương hàng loạt... Thì những nc như Việt Nam mềnh k đc phép buôn bán và sản xuất tên lửa có tầm bắn trên 300Km. Vậy vẫn sản xuất, nâng cấp thế này thì sao k bị phạt nhể~X(
Cụ thể nội dung bài báo đây ạ:
http://m.baomoi.com/Home/TheGioi/www.tienphong.vn/Scud-cua-Viet-Nam-ngay-nay-van-dang-gom/10490077.epi

Scud của Việt Nam ngày nay vẫn đáng gờm

Tiền Phong - 3 giờ trước 0 bình chọn

Tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam với quá trình phát triển tên lửa tầm xa nhằm ngăn chận kẻ thù xâm lượt. Đây chính là những tên lửa đất đối đất Scud.

Tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam với quá trình phát triển tên lửa tầm xa nhằm ngăn chận kẻ thù xâm lượt. Đây chính là những tên lửa đất đối đất Scud.

Tháng 5/2012, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (theo đó tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud).
Cùng lúc là những hình ảnh và phim về Lữ đoàn 490 với các trang bị ngày ngày được cải tiến, nâng cao.


Quá trình trang bị Scud tầm xa

Vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg).


Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một lực lượng ngăn chặn kẻ thù ngoại bang đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam.


Trong tháng sau đó khoảng tháng 6-1994, Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên.


Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị **** Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Việt Nam để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.


Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.


Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam.

Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km.


Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có khoảng 50 tên lửa” Scud B.

Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam và sự nâng cấp tầm xa, độ chính xác, phương tiện phóng... được tiếp diễn đến ngày nay.


Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km (hoặc Scud C 550km) bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.

Quá trình cải tiến và nâng cấp

Từ khi khởi đầu việc mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Liên Xô và Bình Nhưỡng, Việt Nam liên tục có nhiều cải tiến như tự sản xuất thành phần nhiên liệu, nâng tầm hoạt động, chế tạo bơm hút lọc nhiên liệu cho tên lửa Scud, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao.


Viện Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã nghiên cứu thành công sản xuất chất Oxy hóa trong thành phần nhiên liệu tên lửa R-17E (Scud). Chất O - là hỗn hợp trên cơ sở a-xít HNO3 và ô-xít N2O4, là một trong hai thành phần quan trọng cấu thành nhiên liệu lên lửa lỏng nói chung, nhiên liệu cho tên lửa R-17E nói riêng.

Để chủ động sản xuất nguồn nhiên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là kịp thời đồng bộ cho nhiên liệu và khí tài tên lửa, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, đồng thời xây dựng được dây chuyền sản xuất chất O từ nguyên liệu là a-xít HNO3 trong nước.


Trên cơ sở phân tích thành phần nhiên liệu do nước ngoài sản xuất về thành phần, chỉ tiêu kỹ thuật bằng các phương pháp, trang bị hiện đại, nhóm tác giả đã thực hiện thành công việc tổng hợp chất O trong phòng thí nghiệm, từ đó xác định được các yếu tố công nghệ để sản xuất ở quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp.


Các tác giả đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt đồng bộ dây chuyền công nghệ sản xuất nhiên liệu trên cơ sở dây chuyền phục hồi chất O tại nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân); xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất chất O với chất lượng sản phẩm tương đương nhưng giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm nhập ngoại.

Dây chuyền được thiết kế với công suất hàng chục tấn/năm, hiện đã đi vào sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu nhiên liệu lỏng để đồng bộ với hệ thống khí tài tên lửa, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao.


Gần đây, Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh) đã đưa hệ thống bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa Scud vào ứng dụng. Đây là sản phẩm được cải tiến từ hệ thống bơm nhiên liệu bằng tay do Liên Xô (trước đây) sản xuất, trang bị cho đơn vị. Hệ thống bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa hoạt động theo nguyên lý tự động, sử dụng năng lượng điện và có khả năng vừa hút vừa lọc. Bơm sử dụng động cơ một pha, nguồn điện 220V-50Hz, đặt trên giá làm bằng thép chắc chắn, có bánh xe để dễ cơ động. Các đầu của đường ống hút và xả nhiên liệu đều lắp các bộ lọc để lọc cặn bã, tạp chất lẫn với nhiên liệu.

Trong trình nghiên cứu, các kỹ thuật viên đã tính toán bảo đảm đồng bộ giữa tốc độ vòng quay động cơ với tốc độ chuyển động của bơm tay có sẵn. Động cơ được chọn có công
suất 1,5kW, tốc độ 25 vòng/phút, sẵn có trên thị trường. Công suất của bơm hút lọc nhiên liệu O cho tên lửa đạt 2000 lít/giờ; nếu dùng bơm tay, để đạt thể tích trên phải mất gần 4 giờ.


Bơm hút lọc nhiên liệu O do Lữ đoàn 490 cải tiến, chế tạo chỉ cần một người vận hành, bảo đảm an toàn, khắc phục ảnh hưởng độc hại của chất O đối với người vận hành. Bơm có tính cơ động nên dùng để hút lọc nhiên liệu tại kho hoặc cấp nhiên liệu tại bãi dã chiến trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhiên liệu sau khi hút lọc sạch hơn, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí.

Và như các bạn thấy: loạt hình ảnh được công bố cùng những cải tiến liên tục, scud VN vẫn là một vũ khí đáng gờm.

Theo QĐND, PNTD
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Báo Trung Quốc ’choáng’ với siêu tên lửa của Việt Nam

(Quốc phòng) - Ngày 22/1, trên các diễn đàn quân sự nổi tiếng nước ngoài như Militaryphotos.net và Defence.pk... đã đăng tải một tấm hình được cho là loại tên lửa đường đạn chiến thuật Iskander của Nga và đang được trang bị, triển khai ở một nơi nào đó của quân đội Việt Nam.

Theo phương tiện truyền thông Hong Kong đưa tin vào ngày 22/7/2010 cũng cho biết, Nga đã sẵn sàng để xuất khẩu sang Việt Nam loại tên lửa đạn đạo tối tân này, sự xuất hiện của hình ảnh loại tên lửa Iskander từ phía Việt Nam, "dường như" cũng đã lộ diện.


Hình ảnh được cho là xe mang bệ phóng tên lửa Iskander của Việt Nam được đăng tải trên các diễn đàn quân sự nước ngoài.

Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay. Khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga phát triển.

Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plasma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm và trung hoà về điện.

Khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó, thì vật thể đó hoàn toàn “tàng hình” trước các đài radar hiện đại nhất.

Ngay cả các loại máy bay cổ lỗ, nếu được lắp máy phát plasma cũng sẽ có được khả năng “tàng hình” không kém gì các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ như F-117 Nighthawk và B-2 Spirit.

Theo ông Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ “tàng hình” của người Mỹ và người Nga qua một ví dụ minh họa đơn giản. Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay.


Tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Iskander.
Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu rađa chiếu vào máy bay, nó bị phản xạ từ máy bay và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của radar. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình rađa. Nhưng nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại chỗ cũ.

Khi đó ta nói tín hiệu bị mất liên lạc. Công nghệ “tàng hình” của Mỹ dựa trên chính nguyên tắc này. Chính vì thế, các máy bay “tàng hình” của Mỹ có hình dáng rất lạ. Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại mà bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường.

Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này. Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ “tàng hình” tương tự của người Nga. Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này, nhưng xem ra họ chưa đuổi kịp người Nga.

Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.

Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow năm 2007, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.

Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.

Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.

Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.

Kể từ năm 2005, Quân đội Nga bắt đầu mua và trang bị cho các đơn vị của họ loại tên lửa Iskander-M.

Iskander-M là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.

Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nếu thực sự bức hình trên là loại tên lửa Iskander-E được Quân đội Việt Nam trang bị, tầm bắn của tên lửa này sẽ có phạm vi bao phủ tỉnh Nam Ninh và Quảng Tây cùng một số khu vực khác của Trung Quốc.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
[/B]Tên lửa Shaddock của Việt Nam[/B]


Tên lửa Shaddock của Việt Nam là một loại tên lửa chống hạm khá mạnh và có sức công phá lớn, đặc biệt nó đạt đến tốc độ Mach 1,4 (gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh và có khả năng chống tàu chiến hạng nặng Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 kmTrong khi tên lửa Shaddock do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10 mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 lần vận tốc âm thanh. Mục đích để chống các hạm đội tàu sân bay tiếp cận lãnh thổ Liên Xô. Đây là loại tên lửa mà Nga chỉ bán riêng cho Việt Nam Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được tên lửa loại này dùng cho tàu chiến và tàu ngầm nhưng đã sản xuất được loại dùng chở bằng xe đặc chủng Thông tin thêm: Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn) là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học (tiếng Anh: ballistics) phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.





 
Chỉnh sửa cuối:

Nine

Xe điện
Biển số
OF-40292
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
2,503
Động cơ
495,039 Mã lực
VN chưa có tên lửa tầm xa hay tên lửa đạn đạo đâu ạ :)
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,828 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đúng là hàng tầm xa thời chưa có thật.
Này nhưng con Scud nó bay theo quỹ đạo giề nhẩy???
Hố hố :)) :)) :))
VN hình chữ S nên chẳng cần xa lắm. Cỡ 1000km trở xuống là vô tư rồi. Cái cần là độ chính xác, khả năng cơ động, chống nhiễu, phòng chống được các đòn oánh trả từ đối phương.
Giá mà cái tin Iskander đến VN là thật nhẩy! :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
VN hình chữ S nên chẳng cần xa lắm. Cỡ 1000km trở xuống là vô tư rồi. Cái cần là độ chính xác, khả năng cơ động, chống nhiễu, phòng chống được các đòn oánh trả từ đối phương.
Giá mà cái tin Iskander đến VN là thật nhẩy! :))
Mềnh mờ có thật thời ối đứa ... LÁI RA MÁU :))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
VN hình chữ S nên chẳng cần xa lắm. Cỡ 1000km trở xuống là vô tư rồi. Cái cần là độ chính xác, khả năng cơ động, chống nhiễu, phòng chống được các đòn oánh trả từ đối phương.
Giá mà cái tin Iskander đến VN là thật nhẩy! :))
Đó là 1 trong những lý do để họ Tập chọn Ngố là quốc gia đầu tiên đi thăm sau khi nhậm chức Chủ tịch TQ vào tháng 3 tới đấy cụ ạ:-"

P/s: Tây nó đồn là VN đã có 2 bộ mô phỏng để huấn luyện rồi.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
VN hình chữ S nên chẳng cần xa lắm. Cỡ 1000km trở xuống là vô tư rồi. Cái cần là độ chính xác, khả năng cơ động, chống nhiễu, phòng chống được các đòn oánh trả từ đối phương.
Giá mà cái tin Iskander đến VN là thật nhẩy! :))
Giang hồ đồn là ngồi ở Chí linh, ném được đá vào tới Huế. Chẳng hiểu được bi nhiêu cây chuối :D
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

vietnammor

Xe máy
Biển số
OF-160921
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
63
Động cơ
349,530 Mã lực
so tiêm lực với bác tập cận bình thì chắc 1 với 100 ? nhỉ các cụ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Dưng mờ cigar Cohiba đắt lém? Cụ hút roài chắc bít :P
Vâng, nhà nghèo cũng cho con đi du học cụ ạ. Có cái lá quấn mới hoặc tẩm ướp hương vị theo phong cách quê nhà thì chấm điếu hút thử mà;)
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vụ đó nghe đâu định ném vào nhà em nhưng nó văng sang tận Lào thì phải. :))
Đấy là hồi đầu do tẩm ướp chưa kỹ, sau này 3 lần châm thì đều cách đích khoảng...30-150 m.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top