- Biển số
- OF-64406
- Ngày cấp bằng
- 19/5/10
- Số km
- 5,222
- Động cơ
- 571,162 Mã lực
Trường hợp VN1 bán cho USP1 cụ nêu trên không có sales tax nhưng lại có use taxEm hiểu logic của cụ rồi, cách em hiểu thì cũng như cụ, ý là sales tax sẽ không áp hoàn đầu vào như VAT. Em chưa đủ time để lập ra bảng tính cụ thể nhưng em nghĩ như này:
Nếu có 2 nhà sản xuất VN1 và US1 ở từng nước. Giá thành sản xuất đều là 250 triệu VND. Nguyên liệu có VAT ở VN là 100 triệu VND, do đó có 10 triệu VAT đầu vào ở VN được hoàn. Giá bán ra là 300 triệu VND, ở cả 2 nước.
Khi VN1 bán cho nhà nhập khẩu US2 ở US thì: Giá nhà nhập khẩu nhập là 300 triệu. Lý do vì nhà nhập khẩu là re-sale do đó họ không chịu sale tax ở khâu nhập. Nhà xuất khẩu VN1 ở VN lãi: 60 triệu (50 triệu lãi cộng 10 triệu thuế hoàn).
Khi US1 bán xe cho nhà nhập khẩu VN2 thì: Giá nhập khẩu VN2 là 330 triệu (giả định VN chỉ áp VAT 10%). Giả định nhà nhập khẩu VN2 sẽ re-sale tương tự US2 nêu trên, thì nhà nhập khẩu VN2 coi như sẽ được khấu trừ 30 triệu này nên họ sẽ đồng ý mức giá 300 triệu, tức thuế VAT này không làm méo mó cung cầu ở khâu này.
Tuy nhiên nhà nhập khẩu US1 cũng vẫn có lãi 60 triệu, vì họ không chịu VAT đầu vào như VN nên họ có thể đàm phán giảm giá thành nguyên liệu tương ứng từ 100 về 90 triệu.
Đến đây logic của cụ, là nó như nhau theo em hiểu.
Nhưng khi VN1 bán cho người tiêu dùng USP1 ở Mỹ thì Mỹ sẽ không thu VAT ở khâu này, do luật Mỹ không cho thu sales tax khi hàng hóa nhập khẩu. Giá VN1 bán cho USP1 (P là person - thể nhân) 1 sẽ là 300 tr, VN1 vẫn lãi 60tr.
Còn US1 bán cho người dùng VNP1 thì phải chịu 30 triệu VAT, VNP1 là người dùng cuối, không được khấu trừ. Vậy gián tiếp làm VNP1 không muốn mua của US1 nữa, làm méo mó cầu.
Xa hơn thì nếu VN1 bán cho US2 (re-sale) rồi US2 bán cho USP2 ở 1 bang khác của mỹ, không hình thành nexus thì USP2 cũng không phải chịu sales tax.
Và ngược lại US1 bán cho VN1 rồi VN1 bán cho VNP2, được khấu trừ đầu vào 30 triệu kia ở VN1, nhưng VNP2 sẽ không được khấu trừ 1 cục to hơn, ẩn trong đó có 30 triệu VAT đầu vào nhập khẩu.
Em viết vậy thôi, chứ logic có thể sai, nhất là đoạn cuối về nexus của sales tax thì em cũng chỉ nắm qua (nguyên tắc người tiêu dùng bang này mua hàng của bang kia, trước đây là cấm không đánh thuế theo bản án tòa tối cao, sau từ 2019 là tùy bang, có đánh theo ngưỡng).
Công việc hiện tại chuyên về thuế nhưng em chỉ dừng ở W8-BEN-E đi đóng thuế witholding của Mỹ là 30% với dịch vụ nên hiểu không sâu. Viết vui vui, sau vài năm rảnh thử chui vào đọc lại xem đúng không.
P/s:logic lúc đầu là trợ giá phần VAT đầu vào có vẻ không đúng, nếu đúng có vẻ là toàn bộ thuế đầu ra. Cảm giác thế nhưng không chắc, vài năm nữa nếu có cơ hội làm thuế Mỹ nhiều thì em hiểu thêm sau![]()

Ví dụ sau của cụ VN1 bán cho US2 ở bang A rồi US2 bán cho USP2 ở bang B thỉ chả khác gì trường hợp bán hàng xuyên bang hiện nay. Nếu US2 không có hiện diện/nexus ở B thì no sales tax còn ngược lại thì nộp đủ, cho dù hàng hóa đó do US2 nhập khẩu hay tự sx.