Sáng nay vừa xem tivi thấy cũng bảo hơi nhanh. Đáng lẽ phải cho thời gian các cửa hàng thanh lý hết hàng ko có vat.
Dân kêu cứ kêu thôi. Không làm nhanh họ vẫn tiếp tục mua hàng về để bán tiếp (hàng không hóa đơn) vì nghĩ là chỉ làm một đợt cho có.
Có điều hài hước là đợt thanh lý này sẽ là dưới giá thành nên tác động ngắn hạn sẽ còn là giảm lạm phát nữa.
Tác động đến lạm phát, nếu có (mà chắc chắn có) sẽ khoảng sau 6 tháng nữa. Tương tự như Mỹ thôi, khi lượng hàng tồn kho này hết (họ sẽ cắt mác nhái và vẫn bán thôi). Lúc đó thì mọi việc cũng chạy suôn sẻ rồi (về thông tư kế toán mới cho dễ đi,về mức miễn đóng mới, cao hơn 200 nhưng chắc chắn nhỏ hơn 800 triệu - theo dự thảo, về các trường hợp được miễn). Lúc đó lạm phát có tăng (cũng chưa rõ tăng thật không vì lạm phát toàn cầu đang giảm) thì họ vẫn sẽ tiếp tục làm.
Tôi viết vậy để đối chiếu với lịch sử mấy năm gần đây:
- Vụ xăng dầu: giai đoạn đầu làm chặt, cũng một loạt chống đối, đóng cửa. Tôi còn nhớ dân phải đi xếp hàng mua. Nhà nước sau đó vẫn siết chặt (nhớ kha khá người nói a Diên). Sau ổn dần. Và sau 2 năm Nhà nước lôi một loạt ra khởi tố vì tội mua xăng lậu ngoài biển (có cả bên quân đội), dùng quỹ dự phòng sai (Cái công ty trong Nam, kéo theo cả anh TGĐ cũ của Vietinbank, bí thư một tỉnh), và Hải Hà (Chủ cái Pharbaco). Giờ thì sao: xăng dầu cơ bản là hóa đơn chuẩn (ai làm thuế sẽ biết giờ hóa dơn xăng mà nhờ lấy nó chỉ được 5-10 triệu/tháng, hóa đơn giờ phải ghi rõ biển kiểm soát hết).
- Vụ điện: năm kia cũng có đợt cắt điện luân phiên, do khan hiếm vì dùng hết nước sớm quá, hết thủy điện để phải dùng điện tái tạo. Nhà nước sau đó 1 năm, bắt hết đến tận hàm thứ trưởng, một loạt lãnh đạo EVN. Năm ngoái điện cũng chưa căng thẳng, năm nay cũng vậy.
- Vụ vàng: làm giá nhiều. Vừa rồi sau một năm nhà nước nhảy vào, khởi tố, rồi đang chuyển công an gần như tất cả các nhà vàng lớn. Đọc thấy mấy tội là trốn thuế, là bán vàng mà không ghi ID người mua... Xong rồi nên 1/10 này Nhà nước lập sàn vàng quốc gia, cho nhập vàng bán miễn đủ điều kiện và kiểm soát chặt hơn. Nhập và minh bạch như vậy nên khả năng làm giá cơ bản là hết.
Điều tôi muốn nói là đến cả xăng dầu, điện, vàng là những cái thiết yếu hoặc quan trọng hơn mấy cái quần áo vv... kia nhà nước VN hiện tại nói là làm, và thời này còn làm mạnh hơn. Họ đơn giản là sẽ không vì bất kỳ tiếng nói yếu ớt nào mà ngừng lại nếu họ vẫn còn nghĩ là họ đúng.
Đọc công điện 88 là hiểu. Thủ tướng chỉ yêu cầu vendor hóa đơn giảm giá, đẩy mạnh tuyên truyền, nhưng không hề định trì hoãn. Hàng nhái hôm qua ở saigon square vẫn xộc vào bắt. Đóng cửa vẫn xộc bung cửa để bắt. Họ đưa thêm bán cả đồ ăn cho mèo, cho tôm giả. Nay VTV lên bài về La Phù bán đồ giả cho trẻ em ăn.
Nói cách khác: dù kêu yếu ớt thế nào, thì họ vẫn sẽ làm cho xong trong 6 tháng tới. Không theo được thì may mắn được kết thúc trong nhẹ nhàng, đóng cửa đi làm thuê. Cố tình chống đối thì đọc đoạn xăng, điện hay vàng kia để hiểu kết quả - tất nhiên tùy quy mô, tính chất mà sẽ có mức độ khác nhau.
Sau 2 năm nhà nước tính rồi cũng sẽ đâu vào đấy, và mọi thứ sẽ minh bạch hơn. Đó là tính toán của họ, tôi không bình luận đúng hay sai, có điều đến hôm nay tôi vẫn nghĩ là họ đang nghĩ là họ đúng và sẽ làm đến cùng.
Tôi nói điều này không có ý giải thích gì. Tôi với cương vị một người làm thuế tầm quốc tế trên chục năm, kinh nghiệm trong ngành thì 15 năm (khoảng 20 nước) đang đánh giá cho các cụ về trend của cuộc chơi mới này. Nhiều người ở đây cũng là chủ cửa hàng nhỏ, chắc cũng hiểu nếu cố tình đi ngược trend sẽ dẫn đến hậu quả gì. Còn việc ai đó kêu than, quyền cứ kêu, nhưng đọc kỹ lại đoạn tôi viết trên để kêu thì cứ kêu nhưng nên có hành động hợp lý trong kỷ nguyên mới này.